Chapter 01
Hồi đó, vào những năm 60, 70, khi chiến tranh vẫn còn đang gay gắt. Khiêm, một cậu con trai vừa đủ mười tám tuổi, một mình lên đường tham gia vào cuộc kháng chiến chống kẻ thù. Đây là một ngọn lửa, một ngọn lửa cháy trong con tim của cậu từ lâu, cậu khao khát, khao khát cái ngày chính tay cậu, có thể bảo vệ được đất mẹ, bảo vệ được người dân nơi đây. Cậu Khiêm ghét cay ghét đắng, hận đến thối thịt lũ giặc, lũ bán nước, những người đã cướp đi sự yên bình, cướp đi tuổi thơ và gia đình của cậu.
Khiêm lớn lên trong một con xóm nhỏ nơi đồng quê vô danh. Cậu thích bầu trời xanh ngắt, đính lên một vài đám mây, thích những cái gió đu đưa với những tán cây, thích đồng lúa chín, con sông hiền. Một đứa trẻ ngây ngô, có thể cùng lũ bạn đi hái xoài, bắt ốc, nằm dài trên đồng ruộng hay bơi lội trên con sông. Giữa cái hoàn cảnh nghèo túng của một gia đình chẳng khá giả bao nhiêu, Khiêm vẫn được học, nhưng chỉ được học đọc, học viết rồi nghỉ. Tuổi thơ của cậu đẹp như thế, nhưng không kéo dài. Một buổi giữa chiều, đột ngột và nhanh chóng đến mức người ta chẳng hiểu chuyện gì. Từ hư không, toé ra những chiếc máy bay lao đến như tên lửa, dội bom tán loạn. Người dân trong cái xóm nhỏ bé ấy đổ xô chạy đi tị nạn như một đoàn kiến. Những quả bom rơi lỏm chỏm, khắp nơi toát lên ngọn lửa tử thần. Khiêm lúc này mới chỉ bảy tuổi, bơ vơ giữa dòng người hò hét, cậu rung rẩy: "Ba! Mẹ! Cứu con! Cứu con!", tiếng nấc cũng nước mắt cậu giàn ra. Dòng người vẫn đi, như dòng thác vẫn đổ, chẳng ai còn đủ tâm trí để cứu người khác, khi chính họ cũng chẳng thể cứu mình.
Nhưng, giữa lúc tuyệt vọng, lại có một vòng tay choàng lấy đôi vai nhỏ của cậu:
- Con là con ai? Ba mẹ con đâu!? – Giọng một người phụ nữ cất hỏi.
Tiếng nấc của cậu không dứt, thậm chí còn mãnh liệt hơn, cậu khó khăn, phát ra từng tiếng:
- Con... con không biết... con... không biết...
Người phụ nữ lạ mặt ấy không một chút do dự bế cậu lên, trên vai cô còn vác thêm cả một đống đồ, là quần áo. Cô cứ thế ùa theo dòng người tị nạn, bế cậu bé nhỏ trên đôi tay. Đứa trẻ vẫn còn khóc nức nở, cô chỉ biết vừa chạy vừa nói trong tiếng thở dốc: "Cô dắt con đi tìm ba mẹ nhé, đừng khóc!". Chẳng mấy ai hiểu được những cảm xúc hỗn loạn và tâm trạng khó tả của những nạn nhân đau lòng này, con tim của họ như đang muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, chân họ chạy, chạy và chạy. Người phụ nữ ấy cũng là một nạn nhân như bao người khác, cô chạy, chạy, chẳng biết sẽ đi về đâu, sẽ làm gì, sẽ sống ra sao, những suy nghĩ về một thảm cảnh khủng khiếp thoáng hiện lên trong đầu cô, rồi vụt tắt. Tâm trí cô vang vọng những tiếng nổ chết chóc, cô lại càng muốn chạy thật xa khỏi nơi này.
Đêm đen mù mịt giữa một lúc tuyệt vọng. Cả đoàn người lúc này đã dừng chân, có lẽ đã đủ xa để họ cảm thấy phần nào có thể sống được. Người phụ nữ ấy, thả đứa bé xuống rồi cũng ngồi xuống. Đến bây giờ, cô mới có thể hỏi thăm cậu bé mà mình vừa cứu:
- Con tên gì? Là con của ai? Sao con ở một mình?
Khiêm, lúc này vẫn không khỏi bàng hoàng về những việc vừa xảy ra, cậu đã bớt khóc, nhưng vẫn còn đầy sợ hãi và rung rẩy, đáp:
- Con tên Khiêm, là con của ba Bồi và mẹ Nhung.
- À, anh Bồi với chị Nhung, thế ba mẹ con đâu? Sao lại bỏ con một mình?
- Con... không biết, con đang chơi ở dưới góc cây, con thấy nhiều người chạy đi lắm... còn có máy bay nữa.
- À, cô hiểu rồi, cô tên Thoa, bây giờ con ngoan đi theo cô, rồi từ từ cô tìm ba mẹ giúp con nhé?
- Dạ, con biết rồi...
Thằng bé hiểu chuyện đến lạ, cô chỉ nghĩ thầm, nếu là một đứa trẻ khác, có lẽ nó đã khóc giãy nãy, đòi ba mẹ, rồi tự tiện chạy đi tìm. Giọng điệu của cậu bé nhỏ nhẹ và sợ sệt, cậu là một đứa trẻ ngoan.
Đứa trẻ nhìn kĩ lại người phụ nữ lạ mà bây giờ là quen đã bế mình đi, cô có một khuôn mặt đẹp, đến cả một đứa trẻ như cậu cũng thấy. Dáng người cô nhỏ hơn những người khác, mình mặc chiếc áo nâu cùng cái quần đen đã cũ, tóc được buộc lại, nhưng dường như không gọn cho lắm, có lẽ cả quãng đường mà cô chạy đã đào xới lên bộ tóc của cô.
Xung quanh đoàn người đã tản ra bớt, vài người vẫn còn không khỏi hoảng sợ. Thấp thoáng từ xa, có tiếng thì thầm giữa đêm tối: "Lỡ bọn nó lại đánh bom rồi sao?", "Không có đâu, đêm tối thế này, ai lại đi đánh bom". Còn có những tiếng than thở trước một kiếp lầm than: "Ôi trời ơi! Rồi sau này tôi biết sống làm sao!", "Khốn nạn lũ chó đó, mong bọn nó được dẹp sớm". Một số người gọi là có điều kiện hơn đôi chút những người khác, có mang theo vài cây đèn cầy, thắp lên, những đóm sáng nhỏ như những vì sao mong manh cho một tương lai hy vọng. Họ nằm bệt trên mặt đất, trên những chỗ đá bằng phẳng, mặc kệ côn trùng, ruồi mũi, những thứ ấy chẳng thể nào làm vơi đi cơn hoảng trong đầu họ.
Cô Thoa lấy hai cái áo trong chiếc khăn cô quấn đống đồ ra, xếp lại gọn gàng, đặt lên một chỗ đất lạnh lẽo đã được cô phủi đi phủi lại từ nãy đến giờ:
- Tối rồi, Khiêm ngủ với cô nhé, ngủ sáng mai mình còn đi tìm ba mẹ con nữa.
Khiêm đang ngồi một mình, nhìn bầu trời đầy những ngôi sao hy vọng, trông rất suy tư. Nó ngoảnh đầu lại, đứng dậy đi tới chỗ chị Thoa. Nó nằm xuống, nhưng chưa ngủ ngay, đầu nó chắc cũng giống như bao người khác quanh đây, không tài nào ngủ nổi. Chị Thoa cũng hiểu, chị cũng vậy, nhưng chị cố vờ như đã ngủ, cả ngày hôm nay đã đủ mệt mỏi rồi.
Từ ấy, cô Thoa như một người mẹ nuôi, đã một thân chăm sóc cho cậu bé nhỏ. Cô vẫn luôn tìm kiếm bố mẹ ruột của Khiêm, nhưng không quá lâu sau đó, cô đã mờ nhạt nhận ra, có lẽ họ đã không còn nữa. Cho đến khi nghe tin đánh bom của kẻ địch được viết trên báo, những thông tin, hình ảnh, những nạn nhân, cô mới khẳng định. Dù vậy, cô vẫn giấu việc này với đứa trẻ, nó còn quá nhỏ để biết những điều tàn nhẫn này.
Trở về với hiện tại, cậu Khiêm, lúc này đã trở thành một cậu trai mười tám tuổi. Gương mặt cậu có chút gầy, tóc được tỉa gọn gàng, da vàng sáng, mũi cao. Cái đẹp nhất trên mặt cậu có lẽ là đôi mắt, đôi mắt trĩu buồn, sâu thẳm, đôi mắt liêu trai, lạnh lùng nhưng đâu đó vẫn tràn đầy tình thương. Dáng người cậu Khiêm không cao to lắm, cũng không quá gầy. Nói chung, cậu cũng thuộc loại ưa nhìn, ít nhất là nổi bật hơn so với những người khác xung quanh cậu.
Vượt đường xa đến chỗ căn cứ của một nhóm những người tình nguyện kháng chiến chống lại kẻ thù trên huyện, được chỉ huy bởi các chiến sĩ được cử từ trên tỉnh xuống. Căn cứ cậu bước vào là một nơi không quá hoang vu, có khá nhiều người ở đây, khu căn cứ bao gồm nhiều ngôi nhà nhỏ bằng những tấm thiếc được xếp lại, xung quanh là cây cối um tùm. Cậu Khiêm bước đến chỗ người lính gác cổng:
- Thưa anh, tôi muốn gia nhập đội quân tình nguyện kháng chiến ở đây.
Giọng của người lính ấy đáp lại cậu:
- Chào cậu, cậu vui lòng cho tôi biết tên, tuổi, địa chỉ nhà, các thông tin về gia đình và các thông tin liên quan tôi hỏi cậu nhé. Cậu biết đọc viết không?
- Vâng, tôi biết.
- Thế tôi đưa cậu một tờ giấy in sẵn và bút, cậu ghi vào nhé.
Cứ thế, cậu bước vào khu căn cứ, với vai trò là một thực tập sinh, cậu đứng cùng với một người lạ khác cũng xin gia nhập vào chung ngày với cậu. Có anh chiến sĩ đứng đối diện hai người:
- Chào các đồng chí, các đồng chí bây giờ đã chính thức gia nhập đội quân tình nguyện kháng chiến của huyện. Tôi tên Huy, được chỉ huy giao trách nhiệm hướng dẫn hai đồng chí phần đầu, mong các đồng chí hợp tác.
- Các đồng chí đã rõ chưa!
- Rõ! – Cậu cùng người kia đồng thanh.
Những tiếng nói dứt khoát và đầy dũng cảm, như một lời khẳng định với lí trí và con tim. Cậu Khiêm biết rõ, bản thân mình đã chọn một con đường dài, bấp bênh, chông gai và khó khăn, và con đường ấy có thể bị xé toạt, kết thúc cậu bất cứ lúc nào.
Người con trai cạnh cậu Khiêm vỗ vai cậu sau khi chiến sĩ kia đã hướng dẫn hai người về cách sinh hoạt cũng như các công việc cần làm. Khuông mặt vuông vuông, dáng cao và lớn hơn cậu, miệng thoải mái nở một nụ cười đầy thân thiện, cất giọng:
- Này! Tớ tên Phong, Đại Phong, gió lớn đấy! Cậu tên gì nhỉ?
Là giọng Bắc, nhưng có chút lai cả giọng Nam nữa – cậu Khiêm nghĩ thầm.
- Tôi tên Khiêm, từ nay có gì giúp đỡ nhau nhé! – Cậu cười, đáp lại.
- Vâng, rất vui được hợp tác với cậu, hì
Hai người bạn vì tham gia cùng một lượt nên được xếp vào ở chung trong một căn phòng. Căn phòng trống trải, đơn sơ, nhưng vẫn không tới mức hoang vu, lạnh lẽo. Có một chiếc giường tầng vừa đủ cho hai người, nói vui, có lẽ đây là căn phòng nhỏ nhất ở khu căn cứ:
- Cậu chịu ngủ ở trên không? – Cậu Phong phá vỡ sự im ắng của căn phòng nhỏ.
- Ờ, tôi ngủ trên hay dưới cũng được
- Thôi! Ngủ ở trên phiền lắm, để tớ ngủ ở trên cho, cậu cứ ở dưới đi
Phong nhìn Khiêm rồi cười khì, chắc vì thấy mình hơi lố bịch khi hỏi rồi lại bảo ngược lại. Mắt Khiêm hơi mở to ra, đôi mài hơi nhướng lên, như đang tỏ vẻ ngạc nhiên, xen lẫn khó hiểu. Dù nhanh chóng sau đó, hai người cũng chẳng quan tâm mà mang đồ đạc của mình sắp xếp lại. Lúc hai người bắt đầu nghe chiến sĩ sinh hoạt và hướng dẫn cũng là gần hết trưa, bây giờ trời đã dần chạng vạng, rồi chuyển tối, thời gian đôi khi thật nhanh đến lạ, kết thúc một ngày dài.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top