CHƯƠNG 6 : CÚNG ÔNG TÁO
Sau ngày Nhiên cùng mọi người làm bánh chưng thì ngay hôm sau là ngày 23 tháng Chạp, cũng chính là hôm đưa ông Táo về trời. Hàng năm, theo quan niệm của người Việt thì đúng vào ngày này, là hôm cưỡi bay về trời để bẩm báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình của gia chủ cho . Cho đến Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình. Dân gian nước ta từ xưa đến nay đã quan niệm như thế.
Thế nên sau khi dùng xong bữa sáng lót dạ nhẹ nhàng thì Nhiên đã cùng mẹ ra chợ để chuẩn bị những thứ cho ngày lễ này. Cậu bước ra cổng, cùng mẹ, bố của mình và chú Lộc. Nhưng có điều là bố cậu lại không cùng cả nhà đi chuẩn bị đồ cúng cho nhà ngoại. Mà sẽ lên đường về lại quê nội ở miền Nam để chăm nom mọi thứ ở nhà và sẽ đón Tết ở đấy luôn, chỉ có mẹ và Nhiên ở quê ngoại này thôi. Cả nhà chào nhau ngoài cổng, bố bảo mọi người :
" Thôi, tôi về bên trong Nam nhé, chúc mọi người ở lại ăn Tết vui vẻ. Nhiên và mẹ nó à, mình sẽ gặp lại nhau sau Tết nhé. "
" Ừ, đi mạnh khỏe nhé ! " – Mẹ tôi cùng bà ngoại vừa mới bước chân ra đồng thanh đáp.
Nhiên cũng nói tiếp lời người lớn :
" Dạ, ba đi ạ, thượng lộ bình an nhé ba ! "
Tâm trạng cậu giờ hơi có chút hụt hẫng khi sắp rời xa người bố của mình. Mặc dù biết chuyến đi này không có gì bất trắc và cả nhà sẽ lại đoàn tụ khi hết Tết nhưng sao trong lòng vẫn có chút bất an. Nhìn bố lên ô tô cùng chú Lộc, người sẽ đưa bố ra ga tàu, trên khuôn mặt cậu thoáng vẻ lo xa rồi cũng tắt đi lập tức sau tiếng thở hơi dài.
Sau khi chiếc xe ô tô đã đi xa khỏi tầm mắt mình thì mẹ cậu mới cất lời :
" Vậy là ba đi rồi đó. Mẹ con mình cũng mau đi chợ sắm mấy đồ cúng nào. "
Nghe thế, Nhiên mới cùng mẹ mình bước lên ngồi trên chiếc xe gắn máy mượn được từ thím Hương. Bánh xe chuyển động, tiếng động cơ rồ lên một lát là lúc cậu thấy được căn nhà ngoại mình càng lúc càng mỗi xa đi.
Trên đường đi, cậu quan sát mọi thứ xung quanh trên con đường dẫn ra phiên chợ Tết. Đồng thời cũng cảm nhận từng làn gió cứ như quét qua thân mình khi xe chạy băng băng. Cũng may biết trước được điều này nên trước khi đi cậu đã mặc thật ấm để tránh lạnh. Thông qua thị giác của mình, Nhiên thấy được rằng đa số kiến trúc nhà ở xung quanh đều có phần giống nhau. Nó đều có phần tương tự với kiểu nhà ba gian hai chái, có ngói đỏ thẫm trên mái.
Tuy nhiên, điều khiến cậu ngạc nhiên là khi đi qua bờ hồ, cậu có để ý thấy bên kia, nhà cửa hiện đại khang trang, khác hẳn với vẻ cổ kính bên này. Dường như bên kia là thế giới của công nghệ hiện đại, còn bên đây lại là nơi thôn quê bình dị. Cậu không ngờ là khoảng cách giữa nơi thị thành và vùng nông thôn lại gần đến thế, nên đã hỏi mẹ :
" Ơ kìa mẹ, sao bên kia nhà cửa trông hiện đại thế, còn bên mình lại khá là cổ kính ? "
" Ừm, là bên kia ở kia sống theo đường lối hiện đại ngày nay. Còn bên mình thì cố giữ lại vẻ xưa cũ thôi con ạ. " – Người mẹ trả lời.
" Ơ, sao lại giữ lại vẻ xưa cũ ạ, hiện đại không phải tốt hơn sao ? "
Nhiên vẫn tò mò hỏi tiếp, cậu thấy có chút hơi ngạc nhiên về điều này nên mẹ cậu đành bảo tiếp :
" À thì...con cũng biết rồi đấy. Xã hội mình ngày càng phát triển mà, đời sống ngày càng hiện đại hơn. Nhưng bên cạnh đó, những điều mộc mạc, giản dị ngày xưa lại không còn. Do đó một số bộ phận người vẫn cố giữ lại những nét xưa, không cho nó mai một theo năm tháng xã hội. "
Đến đây thì cậu cũng dần hiểu ra những hàm ý trong lời nói của mẹ. Cậu cũng hiểu được lí do mà nhà ngoại cậu vẫn không tân trang theo phong cách mới mà vẫn giữ nguyên sự cổ kính vốn có.
Khoảng chừng ít lâu sau, hai mẹ con cũng đã đến đặt chân xuống khu vực chợ hoa ngày Tết. Thời tiết vẫn còn sự se lạnh nhưng sự đông vui, náo nhiệt ở đây như làm ấm lên bầu không khí những ngày cuối năm.
Nhiên nhìn xung quanh và cảm nhận như mình đang lạc vào một khu vườn rực rỡ sắc màu của các loài hoa. Ở chợ này, rất nhiều các loại hoa được trưng và bày bán. Nào là màu hồng của hoa đào, màu đỏ thắm của hoa hồng, màu trắng tinh khiết của hoa nhài, hoa huệ hay là màu vàng chói của hoa cúc. Ngoài ra còn vô vàn màu sắc của những loài hoa khác nữa. Cậu khẽ hít thở sâu, cảm nhận lấy mùi hương của các bông hoa tươi tắn đang bung tỏa, hòa vào không khí thanh nhẹ của buổi sớm.
Mẹ cậu đi trước còn bản thân theo sau, hai người họ luồn lách qua từng giàn hoa xung quanh, tiến vào sâu trong khu chợ. Nhiên chưa giải thích được vì sao mẹ cậu lại không chọn mua ở một chỗ nào đó gần bên ngoài mà lại phải vào tận bên trong. Chỉ khi bước chân của họ dừng lại, cậu mới hiểu ra được lí do. Nhiên cùng mẹ đã đứng trước một sạp trưng bày hoa của một chị gái trông có vẻ đang độ xuân thì. Mẹ cậu thấy thế liền hỏi :
" Ơ thế cô Hồng đâu rồi, xuân này cô không đi bán hoa nữa sao ? "
" Dạ, mẹ con giờ đang nghỉ ở nhà đấy ạ, con bán thay ạ. " – Chị gái nhanh chóng đáp lời.
" Ừm, tốt đấy nhỉ, cô ấy nên ở nhà để giữ gìn sức khỏe ! " – Mẹ cậu cảm thán như thế, xong rồi thì ngồi xuống trước sạp để lựa chọn từng bó hoa.
Nhiên ở ngoài nghĩ rằng lí do mẹ cậu đến tận đây để mua hoa là vì để ủng hộ người quen. Có thể là để mua giúp cho cô Hồng, người mà mẹ cậu có đề cập đến trong cuộc hội thoại với chị kia.
Loay hoay một chút thì cậu và mẹ cũng đã lựa chọn được những bó hoa tươi và đẹp để về cúng trên bàn thờ. Nhà cậu chọn mua bốn bó hoa khác nhau, gồm hoa đào hồng mượt mà, hoa huệ trắng thuần, hoa cúc đồng tiền đa màu sắc. Cuối cùng là vài bông sen hồng tỏa hương thơm dịu nhẹ, tươi mát.
Đến tầm gần trưa, Nhiên mới cùng mẹ bước ra khỏi chợ hoa. Trước khi rời đi, cậu còn nhìn ngắm ngía xung quanh đợt nữa. Cậu thấy những cánh hoa ly nở rộ, màu hồng lộng lẫy. Và những đóa hoa nhài màu trắng tinh khôn đến thích mắt. Hay là những chậu hoa vạn thọ màu vàng, màu cam xen lẫn cũng khiến cậu muốn sở hữu. Mặc dù trên tay cũng đã nâng những bó hoa đã mua nhưng cậu cũng ngỏ ý với mẹ muốn mua thêm những loài hoa kia về nữa. Thế nhưng mẹ cậu đã từ chối, nhưng không phải vì tiếc tiền mà là vì điều khác :
" Thôi, nhiêu đây được rồi. Với lại nay mình mua hoa về để cúng thôi nên mấy loài hoa như vậy không phù hợp, con ạ. "
Rồi bằng một cách từ tốn, người mẹ vừa đèo cậu về nhà, vừa giải thích cho cậu nghe về ý nghĩa các loài hoa. Sở dĩ những loại hoa như hoa ly, hoa nhài, hoa vạn thọ lại không được ưa chuộng trong việc thờ cúng vì nó nằm trong danh sách kiêng kị.
Như là, chữ "ly" trong từ hoa ly gợi cho ta đến sự ly biệt, chia lìa, xa cách. Người ta quan niệm rằng trưng cúng hoa ly sẽ khiến cho mối quan hệ, tình cảm giữa mọi người ngày càng xa cách và khó gần gũi. Tương tự thế hoa nhài cũng không được phép vì cũng vướng vào những điều tiêu cực. Nỗi niềm thầm kín của hoa nhài biểu hiện cho sự thiếu đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh và khó vươn lên. Điều này khác hẳn với vẻ ngoài trông có vẻ trắng thuần khiết, trong sáng của nó. Và cuối cùng, tuy không có những ý xấu như các loài hoa trước nhưng hoa vạn thọ cũng ít chuộng để thờ cúng do có mùi hương không thơm lắm.
Mặc khác, tất nhiên sẽ những loài hoa rất thích hợp cho việc thờ cúng theo quan niệm phong thủy. Gồm những hoa mà nhà Nhiên đã mua với một số khác nữa : hoa đào, hoa cúc đồng tiền, hoa huệ, hoa sen,... Những loài hoa này được người dân quan niệm sẽ mang lại may mắn, hạnh phúc, bình an cho gia đình. Đặc biệt là hoa sen, loài hoa được mệnh danh là quốc hoa của Việt Nam. Hoa sen có hương thơm rất thanh mát và dịu nhẹ phù hợp với nhiều người. Cốt cách của hoa cũng thể hiện cho sự thanh cao, trong sáng, thuần khiết, tinh tế. Bên cạnh đó, nó còn là ý chí, nghị lực vươn lên trước nghịch cảnh, trong việc từng búp sen phải vượt lên khỏi đám bùn nhơ nhớp để có thể tỏa hương dưới cả bầu trời.
Khi những kiến thức ấy đã được truyền dạy qua tai cậu thì chiếc xe máy cũng đã dừng trước cổng nhà. Trong nhà, các đồ sắm lễ cúng đều đã được chuẩn bị kĩ càng, chỉ đợi mẹ cậu mang hoa về mà thôi. Vừa về đến nhà, mẹ cậu và bà ngoại đã xoắn tay vào những điều lệ cúng bái. Nhưng có một bất ngờ nho nhỏ cho cậu là trong nhà xuất hiện thêm một người phụ nữa. Cô có mái tóc màu nâu như màu hạt dẻ, thân hình có chút mảnh mai. Hỏi đến thì hóa ra là thím Hương, vợ của chú Lộc mới từ nhà mẹ về.
Trong khi người lớn đang sửa soạn cho việc cúng bái tổ tiên lẫn Táo công thì Nhiên lại chẳng có việc làm. Cậu không biết nhiều về các quy tắc cúng bái nên mẹ cậu chỉ bảo việc khi nào cúng Ông Táo xong thì chính cậu sẽ mang cá chép đi phóng sinh. Con cá chép nhà cậu đã chuẩn bị từ hôm trước, giờ đang chứa trong một xô nước, chỉ im, nhúng nhích cơ thể nhẹ. Cậu thấy hơi buồn vì nghĩ nó sợ nhưng rồi cũng thấy hài lòng vì chỉ lát nữa là nó có thể vẫy vùng thoải mái ngoài sông kia rồi.
Trong khi chờ đợi người lớn làm lễ xong thì Nhiên thấy hơi chán nên quyết định sẽ ra ngoài một chút. Cậu bước ra khỏi nhà thì đã thấy chú Lộc đang dựng một cây tre đặng cho cây thẳng đứng, hướng lên cao. Chân cậu bước đến, chìa tay ra định phụ thì chú cậu cũng dựng cây lên được rồi, miệng bảo :
" Thôi, chú làm được rồi. Con không cần làm nữa đâu nhé."
Nhiên giờ đưa mắt lên nhìn trên cây cao. Trên ấy, cậu thấy những thứ như là nhánh xương rồng, một tấm phù điêu, bầu rượu, bịch muối và lớn nhất là chiếc khánh đất nung được treo lên. Điều ấy giúp cậu đoán ra được đây là thứ gì.
" Oh, chú đang dựng cây nêu phải không ạ ? Dựng ngay hôm nay, ngày đưa Ông Táo luôn sao ? " – Cậu hỏi
Nghe thế, chú Lộc cũng mỉm cười rồi đáp lại :
" Đúng rồi đó, ngày 23 tháng Chạp là hôm Ông Táo vắng nhà. Tương truyền, ma quỷ sẽ nhân ngày này để quậy phá nên cần dựng nêu để yểm lại. "
" Dạ, ra là vậy ! "
Cậu nói dứt xong câu ấy thì chú Lộc cũng chào cậu rồi đi vào trong nhà. Chỉ còn có một mình, cậu mới đẩy cánh cổng ra để đi ra bên ngoài thăm thú. Cậu định bụng sẽ thử qua nhà Chi xem sao, vì từ lúc về đây cậu chưa bên ấy lần nào cả. Nghĩ thế nên cậu mới bước đến trước cánh cổng màu vàng chanh của nhà Chi mà gọi vào :
" CHI ƠI !!! "
Chỉ sau tiếng gọi ấy một chút thôi mà đã có tiếng đáp lại : " Ra liền ", rồi từ bên trong đã có bóng người chạy ra mở cổng. Đấy là Chi, cô hiện giờ đang mặc trên mình một bộ đồ màu nâu có điểm thêm các hoa văn. Thấy Nhiên đứng ở ngoài, cô mới hỏi :
" A, chào nhe. Anh qua đây có chuyện gì vậy ? "
Đối diện với Chi, cậu bỗng như mất đi những điều muốn nói trong đầu, chỉ ấp úng lên tiếng :
" À...à thì...cũng không có chuyện gì đâu. Chỉ là...là muốn qua chơi thôi mà. Hì ! " – Cậu vừa nói vừa nghiêng đầu gãi, giọng có chút cười thầm thì
Chi giờ mới đứng dựa vào thành tường rào, nói tiếp, mặt hơi có chút vương buồn :
" Ờ vậy, qua chơi sao. Nhưng....nhưng mà giờ thì... không tiện lắm."
Thấy sắc mặt cô thay đổi, Nhiên mới ngạc nhiên, bối rối hỏi gấp :
" Ơ, sao thế, sao thế ? Buồn gì vậy, lại chuyện hôm qua sao ? "
Linh Chi khẽ lắc đầu, giọng cô nhè nhẹ cất lên :
" Không, không phải chuyện ấy đâu. Chỉ là về ngày cúng Ông Táo hôm nay thôi. "
" Sao vậy, không có đồ cúng Ông Táo sao !? " – Cậu quan tâm hỏi han Chi.
Khẽ đứng lặng một lúc, Chi mới đáp lời :
" Ờ, cũng đại loại như vậy. Nhưng mà, bảo thiếu đồ cúng thì không đúng lắm. Chỉ...là...là nhà em không còn cá chép để đem đi phóng sanh, để cho thành vật Ông Táo cưỡi về chơi được rồi. "
Nghe như thế thì Nhiên mới phì cười, bảo với cô rằng việc này không có gì to tát cả. Cậu kể lại rằng một số năm nhà cậu cũng chẳng cúng cá chép, chỉ đốt vàng mã cho ông thôi. Thế nhưng Chi lại không đồng tình với điều ấy, cô cho rằng mình phải tuân theo phong tục tập quán xưa để cho đúng phong cách. Điều này làm cậu phải suy nghĩ rằng : mấy bạn nữ đúng là cố chấp thật !!!
Sau một hồi thuyết phục, an ủi mà Chi vẫn không thay đổi khiến cậu phải bảo :
" Thôi, anh có ý này, mình ra chợ mua con khác về thôi. "
Nghe thấy thế, cô mới phản bác lại nhanh :
" Ấy, em cũng đã thử đi chợ rồi, giờ đang là ngày đưa Ông Táo nên ai ai cũng đổ xô đi mua cá chép hết cả rồi. Bình thường nhà mình để phòng hờ là toàn phải mua cá từ trước ấy. Đáng tiếc là năm nay lại để xảy ra cớ sự không may. "
" Ê, mà nãy giờ nói, chưa biết nhà em xảy ra cớ sự gì mà không có cá thế, em nói đã chuẩn bị rồi mà ? "
Sau đó, cô mới kể lại cho Nhiên nghe về chuyện bản thân đã mua cá từ trước nhưng lại có chuyện bất ngờ. Rằng là bố của cô do hôm qua có nhậu với bạn bè, không biết nên đã lỡ biến con cá chép thành dĩa cá chiên xù rồi. Điều này khiến cho cậu muốn thốt lên là : " Ối giồi ôi luôn !!! ".
Thế nhưng cuối cùng, Nhiên vẫn cố thuyết phục Chi đi mua lần nữa, hy vọng sẽ tìm được nơi có bán cá chép. Cậu cùng Chi đi loanh quanh mất mấy vòng chợ, kể cả ghé thăm mấy chỗ bán cá cảnh luôn, nhưng vẫn không tìm được thứ cần tìm mua. Cực chẳng đã, cậu mới ngỏ ý :
" Thôi, hay là em lấy cá chép nhà anh đi. Anh không có quan trọng mấy cái phong tục, lễ nghi này đâu. "
Thế nhưng, Chi vẫn lắc đầu không vừa ý, cô không muốn vì mình mà ảnh hưởng đến người khác. Cả hai chỉ biết bước đi từng bước lặng lẽ trên đường về, mặt ai cũng có phần ũ rũ. Chợt có tiếng gọi bọn họ khi đang đi :
" Này, mấy đứa, có muốn mua cá không ? "
Chi và Nhiên mới quay đầu lại, phát hiện ra người đang gọi họ lại là một ông chú bán cá ven đường, tóc đã có điểm nhiều sợi bạc. Thấy như vậy, Nhiên mới tiến lại, hỏi :
" Tụi cháu đang muốn mua cá chép cho ngày cúng Ông Táo hôm nay ạ, ông có chứ ? "
Nghe cậu hỏi như thế, ông mới gật gù trả lời :
" Ờ, cá chép thì ta hết rồi. Nhưng ta có cần có cái này có thể thay thế nó. "
Nói xong, ông mới lấy ra trong túi một chú rùa có cái mai hình lục giác. Chưa để Chi hay Nhiên ngạc nhiên lên tiếng thì ông đã nói trước.
" Này, rùa cũng có thể xem như thay thế được nhé. Rùa nằm trong tứ linh : Long, Lân, Quy, Phụng. Và cũng có thể quan niệm rằng rùa có thể hóa thành thần Kim Quy, do đó Ông Táo không cần cưỡi cá chép hóa rồng mà có thể cưỡi thâng Kim Quy chầu trời đấy mà. "
Lúc này, Chi định lên lời từ chối thì Nhiên lại trái ngược. Cậu cảm thấy khá là thích thú với những lời diễn giải cũng ông nên đã bỏ tiền ra mua rùa về. Rồi bảo lại với Chi rằng sẽ đổi cho cô thả cá chép, bản thân cậu sẽ thả rùa về sông. Việc xảy ra như thế, cô cũng đành chấp nhận.
Thế là khoảng đầu chiều, hai người họ đã xuất hiện trên một cây cầu bắc qua một kênh nước. Con cá chép và chú rùa trong chậu được đổ xuống nước, rất nhanh chóng, chúng đã lặng đi rất nhanh. Chi và Nhiên cùng nhìn theo bóng hình chúng đang trở về với thiên nhiên, trở về với sự tự do. Họ thầm chúc cho chúng cũng sẽ hưởng một mùa xuân an lành sắp đến, cùng sinh sôi nảy nở cho đời.
(còn tiếp)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top