Giáo Trình PTCB
Adwin (Amoth)
Nhóm hệ số giá trị: Chỉ số EPS, P/E, P/B, chỉ số nợ D/E (Debt to Equity Ratio)
Nhóm các hệ số tài chính ROE, ROA, ...
Cách phân tích các hệ số từ báo cáo tài chính và các bút toán tiểu xảo trong BCTC.
Cách tính dòng tiền và giá trị nội tại CP
Lựa chọn CP theo PP CANSLIM
Bí quyết đầu tư theo PP Benjamin Graham
Chỉ số EPS: Earnings Per Share
EPS - Thu nhập trên một CP.
Tổng thu nhập sau thuế - tổng số cổ tức của CP ưu đãi
EPS =
Tổng số CP đang lưu hành
Nhận xét:
EPS là chỉ số cho biết khả năng sinh lợi của Cty trên mỗi cổ phần của cổ đông đóng góp là bao nhiêu.
Nếu chỉ số EPS càng cao thì nó càng cho thấy khả năng sinh lời của Cty càng lớn và ngược lại.
So sánh chỉ số EPS qua các thời kỳ sẽ giúp chúng ta biết được tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đang phân tích.
Chỉ số P/E: Thị giá / Thu nhập CP
Thị giá hiện tại của CP
P/E =
Thu nhập của CP (EPS)
Nhận xét: PE cho biết NĐT sẵn sàng trả giá cho mỗi CP cao hơn mức thu nhập hiện tại bao nhiêu lần
PE là chỉ số cho biết giá CP đang ở mức được đánh giá cao hay thấp trên thị trường.
Nếu chỉ số PE càng cao thì nó cho thấy CP được thị trường đánh giá cao và ngược lại.
So sánh chỉ số PE giữa các Cty cùng ngành để đánh giá giá trị của CP mình quan tâm.
Theo quan điểm "bảo thủ", P/E dưới 10 thì nên mua. Nếu đang nắm giữ CP có mức P/E từ 10 - 12 lần thì không nên bán và có thể mua tiếp. P/E 12 - 18 có thể mua được khi thị trường đang trong giai đoạn ổn định theo hướng tốt. P/E từ 18 trở lên xem xét bán CP. Tuy nhiên, với NĐT theo trường phái "tăng trưởng", P/E có thể được chấp nhận cao hơn nếu tốc độ tăng LN (E) cao
Đây là chỉ số mà các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư lớn như HSBC, ML đã lợi dụng tâm lý yếu của NĐT VN khi tung ra các báo cáo xoay quanh chỉ số này nhằm đánh đổ thị trường cho các NĐT của mình mua vào.
C.số P/B: Thị giá / Giá trị sổ sách
Chỉ số Giá/Giá trị sổ sách (Price-to-Book ratio, P/B Ratio)
Giá hiện tại của CP (stock price)
P/B(ratio) =
Tổng giá trị tài sản - giá trị tài sản vô hình và nợ
Nhận xét:
giả sử rằng Cty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 100 tỷ, tổng nợ là 75 tỷ, như vậy giá trị ghi sổ của Cty là 25 tỷ. Nếu hiện tại Cty có 10 triệu CP đang lưu hành, mỗi CP sẽ đại diện cho 2.5k giá trị ghi sổ của Cty. Nếu mỗi CP này có giá thị trường là 50k, như vậy tỉ lệ P/B là 2=5/2.5.
P/B là công cụ giúp có thể tìm kiếm được các CP có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu một Cty đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỉ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của Cty đã bị thổi phồng quá mức hoặc là thu nhập trên tài sản của Cty là quá thấp.
C.số P/B: Thị giá / Giá trị sổ sách
Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi xem xét các Cty có mức độ tập trung vốn cao hoặc các Cty tài chính bởi giá trị tài sản của các Cty này tương đối lớn. Vì công tác kế toán phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn ngặt nghèo, giá trị ghi sổ của TS hoàn toàn không tính tới các TSVH như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do Cty tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các Cty dịch vụ vì họ giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn
Ví dụ: Microsoft là Cty mà phần lớn tài sản của Cty này là tài sản trí tuệ, các bản quyền phần mềm chứ không phải là các tài sản hữu hình khác. Cổ phần của Cty này chẳng mấy khi được bán với giá thấp hơn 10 lần giá trị ghi sổ của chúng.
Chỉ số D/E: Nợ/ Vốn CSH
D/E : Debt to Equity Ratio - Nợ trên vốn CSH
Nợ phải trả
D/E =
Nguồn vốn chủ sở hữu
DE là chỉ số cho biết tài sản của Cty được hình thành chủ yếu là do nguồn nào, nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu
Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu được dung để phân tích tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên có một số điều cần lưu ý khi sử dụng chỉ số này:
Giá trị của nợ phải trả trên báo cáo gần với giá trị thực tế hơn so với vốn chủ sở hữu.
Tùy thuộc vào quan điểm về nợ phải trả có bao gồm thuế thu nhập hoãn lại phải trả hay LN phải chuyển về cho Cty mẹ hay không mà chỉ số này mang lại những kết quả khác nhau.
.
Chỉ số ROE: Return on Equity
ROE : LN trên vốn CSH
LN sau thuế
ROE =
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nhận xét:
ROE được dùng để đo lường xem Cty tận dụng vốn của NĐT tốt đến mức nào. Hay hiểu một cách đơn giản ROE phản ánh mức độ sinh lời của một Cty, tính hiệu quả trong việc sử dụng tài sản được NĐT trang bị.
Thông thường thì một Cty tốt thì cần phải có ROE cao hơn mức trung bình của các Cty cùng ngành vì điều này cũng đồng nghĩa với việc Cty kiếm được nhiều tiền hơn trên đồng vốn bỏ ra đầu tư
Trung bình toàn thị trường là 20,55%
Chỉ số này tăng cao hàng năm phản ánh tiềm năng tăng LN và quản lý hiệu quả của cty.
Nói chung, nên tránh những Cty có chỉ số này nhỏ hơn 15%. Hầu hết mọi ngành, chỉ số này của những Cty hàng đầu thường đạt trong khoảng 20% đến 30%, cá biệt có những Cty đạt trên 40%. Chỉ số này có xu hướng cao lên theo thời gian do việc áp dụng những công nghệ mới làm giảm chi phí và nâng cao năng suất
Chỉ số ROA: LN/ Tài sản
ROA : LN trên tài sản
LN sau thuế
ROA =
Tổng tài sản
Nhận xét: Thể hiện Cty có được quản lý tốt hay không? Có hai chỉ số phản ánh tính hiệu quả của bộ máy vận hành Cty: tỷ suất LN trên tổng tài sản (ROA) và doanh sổ bán hàng trên một nhân viên
ROA cho ta biết Cty thu lợi bao nhiêu từ tổng số tài sản Cty sử dụng (gồm vốn CSH (vốn góp của tất cả cổ đông) và các khoản vay - nợ)
nên tìm Cty có ROA cao hơn các Cty cùng ngành. Trung bình toàn thị trường 11,69%
Các Chỉ số quan trọng khác
Chỉ số LN thuần/doanh thu: Cty hoạt động có lãi nhiều không? Mức LN của Cty phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược phát triển thị trường, khả năng tiết kiệm chi phí và sức mạnh cạnh tranh của cty. Nhìn chung thì một cty tốt thường làm ăn có lãi nhiều hơn các cty cùng ngành. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều ngoại lệ, một số doanh nghiệp phải hy sinh LN trong ngắn hạn để nhắm tới nguồn LN lâu dài. Trung bình toàn thị trường 9,95%
Chỉ số nợ: Tổng Vay nợ/Vốn : Chính sách về nợ của Cty thế nào? Tỷ lệ nợ trên tổng vốn giúp chúng ta thấy được khả năng chiếm dụng vốn của Cty. Mỗi ngành nghề kinh doanh lại có mức độ nợ nần khác nhau, nên chúng ta cần so sánh tỷ suất nợ với các Cty cùng ngành và với bản thân Cty đang phân tích. Nếu tỷ xuất này có sự khác biệt lớn, hoặc thay đổi mạnh, đó có thể là tín hiệu rất không tốt. Nếu tỷ suất này quá cao, Cty có thể đang chìm trong lâm nguy tài chính; nếu nó quá thấp, doanh nghiệp có thể đã để lỡ cơ hội kiếm thêm tiền cho cổ đông (bằng việc chiếm dụng thêm vốn của người khác, như vay tín dụng, mua trả chậm v.v.) Trung bình toàn thị trường: 1,02
Lãi cổ tức (Yield) - Tỷ lệ cổ tức của Cty ra sao? Cổ tức là khoản tiền mà cổ đông được chia khi Cty làm ăn có lãi, cổ tức cao cũng có nghĩa là cổ đông bỏ túi đều đặn nhiều tiền. Tuy nhiên bạn phải hết sức thận trọng với chính sách cổ tức của các Cty, nhiều Cty đang cần vốn để phat triển sản xuất, thậm chí phải vay ngân hàng, nhưng sợ giá CP sẽ xuống thấp nếu trả cổ tức thấp nên vẫn cố "rút ruột" mình ra, thậm chí lấy "tạm" tiền vay nợ để trả cho cổ đông. Trong trường hợp này cổ đông giống chủ nợ của Cty hơn là chủ sở hữu
Các Chỉ số quan trọng khác
Beta (mức biến động giá) - Giá CP của Cty biến động thế nào so với biến động chung của toàn thị trường? Beta được dùng để đo lường mức độ phản ứng giá của một CP với các giao động của thị trường trong quá khứ. Bản thân thị trường sẽ có chỉ số beta = 1. Những CP có beta lớn hơn 1 tức là có độ rủi ro cao hơn thị trường, khi toàn thị trường bị mất giá, CP có xu hướng mất gia nhiều hơn, tuy nhiên khi thị trường tăng giá đều đều thì những CP này có xu hướng tăng nhanh hơn. Trên lý thuyết, NĐT chấp nhận CP có beta cao hơn thường được đền bù bằng thu nhập cao hơn trong tương lai.
Vốn thị trường - CP này có giúp bạn đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình hay không? Nhìn chung thì bạn nên đa dạng hoá đầu tư của mình để tránh rủi ro tổn thất lớn có thể sảy ra. Trên thực tế tại các thị trường phát triển, các Cty có vốn thị trường càng lớn thì càng có độ rủi ro thấp. Do ở Việt Nam hiện nay chưa có tiêu chí thống nhất phân nhóm các Cty theo giá trị thị trường chúng tôi so sánh vốn thị trường của Cty với vốn thị trường trung bình của toàn thị trường để bạn tự xác định phân loại CP.
Các Chỉ số quan trọng khác
ROI (Hệ số thu nhập trên đầu tư) - được Cty Du Pont phát triển cho mục đích sử dụng riêng, nhưng ngày nay nó được rất nhiều Cty lớn sử dụng như là một cách thức tiện lợi để xác định tổng thể các ảnh hưởng của các biên lợi nhuận doanh thu tổng tài sản
Cách tính
Thu nhập ròng Doanh số bán Thu nhập ròng
ROI = X =
Doanh số bán Tổng tài sản Tổng tài sản
Mục đích của công thức này là so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một Cty, và cách thức Cty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả, thì thu nhập (và ROI) sẽ cao, và nếu ngược lại, thu nhập và ROI sẽ thấp.
Các Chỉ số quan trọng khác
Hệ số Tổng lợi nhuận - Hệ số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng nguyên liệu và lao động trong quy trình sản xuất của ban quản lý một Cty
Cách tính
Doanh số bán - Trị giá hàng bán tính theo giá mua
Tổng lợi nhuận =
Doanh số bán
Khi chi phí lao động và chi phí nguyên vật liệu tăng nhanh, hệ số tổng lợi nhuận chắc chắn sẽ giảm xuống, trừ khi Cty có thể chuyển các chi phí này cho khách hàng của mình dưới hình thức nâng giá bán sản phẩm. Một cách để tìm xem các chi phí này có quá cao không là so sánh hệ số tổng lợi nhuận của một Cty với hệ số của các Cty tương đồng. Nếu hệ số tổng lợi nhuận của các Cty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì Cty cần phải thực hiện một biện pháp nào đó để có được sự kiểm soát tốt hơn đối với chi phí lao động và nguyên liệu.
Các Chỉ số quan trọng khác
Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết Ban quản lý của một Cty đã thành công đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của Cty
Cách tính
EBIT
lợi nhuận hoạt động =
Doanh thu
EBIT là thu nhập trước thuế và lãi hay chính là thu nhập tính được sau khi lấy doanh thu trừ trị giá hàng bán đã tính theo giá mua và các chi phí hoạt động.
Hệ số này là một thước đo đơn giản nhằm xác định đoàn bẩy hoạt động mà một Cty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một Đô la doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu EBIT. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. Các nhà quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến hệ số lợi nhuận hoạt động cao hay thấp để từ đó họ có thể xác định xem Cty hoạt động có hiệu quả hay không, hoặc xem giá bán sản phẩm đã tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí vốn.
Các Chỉ số quan trọng khác
Hệ số lợi nhuận ròng là hệ số từ mọi giai đoạn kinh doanh. Nói cách khác đây, là tỷ số so sánh lợi nhuận ròng với doanh số bán.
Cách tính
Mức lãi ròng
Hệ số lợi nhuận ròng =
Doanh thu
Một số Cty có mức lợi nhuận ròng hơn 20%, và một số khác có chỉ đạt khoảng từ 3% đến 5%. Hệ số lợi nhuận ròng giữa các ngành khác nhau là khác nhau. Thông thường, các Cty được quản lý tốt đạt được mức lợi nhuận ròng tương đối cao hơn vì các Cty này quản lý các nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một Cty sẽ ở vào tình trạng thuận lợi sẽ có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và nếu có thể, có mức lợi nhuận liên tục tăng. Ngoài ra, một Cty càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả- ở bất kỳ doanh số nào thì mức lợi nhuận ròng của nó càng cao.
Các hệ số hoạt động
Hệ số thu hồi nợ trung bình cho bạn biết Cty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Lưu ý rằng doanh số bán thu tiền ngay được loại khỏi tổng doanh thu.
Cách tính
các khoản phải thu
Hệ số thu hồi nợ trung bình =
Doanh số bán chịu hàng năm /360 ngày
Ví dụ: Nếu bảng cân đối kế toán của một Cty cho biết số liệu của các khoản phải thu là 700tr và báo cáo thu nhập của nó cho biết doanh số bán chịu là 5tỷ5 thì
700.000 .000
Kỳ thu hồi nợ trung bình = = 45.8 ngày.
5.500.000.000/ 360 ngày
Cũng như các hệ số khác, kỳ thu hồi nợ trung bình phải được xem xét trong mối liên hệ với các thông tin khác
Các hệ số hoạt động
Hệ số thu hồi nợ trung bình Nếu chính sách của Cty là bán chịu cho khách hàng trong vòng 38 ngày thì thời hạn 45.8 ngày cho thấy là Cty gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ đúng hạn và cần xem xét lại chính sách bán chịu của mình. Ngược lại, nếu chính sách thông thường của Cty là ấn định thời hạn thu hồi nợ là 55 ngày, thì thời hạn trung bình 45.8 ngày cho thấy chính sách thu hồi nợ của Cty là có hiệu quả. Cần chú ý là hệ số thu hồi nợ trung bình chỉ là một số trung bình và có thể dẫn đến sự hiểu nhầm. Ví dụ, xem xét Cty A và b, có cùng giá trị các khoản phải thu nhưng có thời biểu thu hồi nợ khác nhau.
Các hệ số hoạt động
Hệ số thanh toán trung bình Đối lập với các khoản phải thu là các khoản phải trả. Để tìm ra thời hạn thanh toán trung bình đối với các khoản phải thu, ta chia các khoản phải trả cho tiền mua hàng chịu mỗi năm.
Các khoản phải trả
Thời hạn thanh toán trung bình =
Tiền mua hàng chịu hàng năm / 360 ngày
Tuy nhiên, tiền mua hàng chịu hàng năm không được đề cập trong một báo cáo tài chính. Để có được số liệu này, phải dự tính tỷ lệ giá trị hàng hoá được mua chịu
Ví dụ: Giả định rằng số liệu các khoản phải trả của Cty là 275.000 USD. Nếu giá mua hàng là 3.000.000 USD và dự tính là 80% hàng hoá này được mua chịu thì thời hạn thanh toán trung bình là bao nhiêu? Số tiền mua chịu hàng năm sẽ là 2.400.000 USD (3.000.000 x 0.80). Bây giờ, thời hạn thanh toán trung bình đối với các khoản phải trả có thể được tính như sau:
275.000 USD
Thời hạn thanh toán trung bình = = 41.3 ngày
0.8 * 3.000.000 / 360 ngày
Các hệ số hoạt động
Hệ số thanh toán trung bình: qua ví dụ trên Thời hạn thanh toán trung bình (đối với các khoản phải trả) của Cty là 41.3 ngày. Bất kỳ thời hạn nào ngắn hơn có nghĩa là người bán dành cho Cty một khoản chiết khấu hoặc người bán cho rằng Cty đang trong tình trạng rủi ro cao nên đã đưa ra các điều khoản chặt chẽ hơn về thời hạn thanh toán nợ. Bất kỳ thời hạn nào dài hơn cũng có nghĩa là Cty đã nhận được các điều khoản tín dụng ưu đãi, hay Cty là một "người trả chậm", tức là Cty đang sử dụng những người cung cấp nguyên liệu như một nguồn tài trợ.
Người bán, nói chung bao giờ cũng muốn nhận được tiền càng sớm càng tốt, thường tính toán hệ số này nhằm biết được bao lâu thì họ có thể thu hồi tiền của mình từ Cty. Do việc thanh toán chậm thường có lợi cho Cty, nên nhà quản lý - người kiểm soát việc thanh toán có nhiệm vụ phải làm cân bằng hai thái cực lợi ích giữa nhà cung cấp và Cty. Nếu thời hạn thanh toán trung bình của ngành vượt quá hệ số của Cty, thì nhà quản lý có thể tìm ra lý do tại sao việc mua chịu của Cty lại bị hạn chế và phải làm gì để có được thời hạn mua chịu dài hơn từ những nhà cung cấp.
Các hệ số hoạt động
Hệ số hàng lưu kho Tỷ lệ doanh số hàng bán trên hàng lưu kho là quan trọng đối với Cty bởi vì hàng lưu kho là loại tài sản ít lưu hoạt nhất trong các tài sản lưu động. Vì Cty phải dùng một lượng vốn để duy trì hàng lưu kho nên Cty sẽ được lợi khi bán hàng càng nhanh càng tốt lượng hàng này để giải phóng tiền mặt cho các mục đích sử dụng khác
Cách tính
Gía trị hàng đã bán tính theo giá mua
Hệ số hàng lưu kho =
Giá trị hàng lưu kho trung bình
Ví dụ: Nếu giá trị hàng hoá bán hàng năm của một Cty là $ 3.000.000 (tính theo giá mua) và giá trị hàng lưu kho trung bình là $ 300.000, thì tỷ lệ hàng đã bán trên hàng lưu kho của Cty này sẽ là 10 lần
Số liệu này phải được so sánh với hệ số trung bình của ngành trước khi đưa ra bất kì một bình luận nào, vì các hệ số trung bình của từng ngành khác nhau rất lớn
Các hệ số hoạt động
Tình trạng nợ nần của Cty: Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu nhập trước thuế và lãi - EBIT) để trả lãi của một Cty. Hệ số này cho biết một Cty có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi của nó đến mức nào. Rõ ràng, hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của Cty cho các chủ nợ của mình càng lớn.
EBIT
Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ =
Chi phí trả lãi hàng năm
Ví dụ: Nếu EBIT là 8.000 USD và chi phí tiền nợ lãi hàng năm là 3.000USD thì hệ số trả lãi định kỳ hàng năm là 2,67 hay nói cách khác, thu nhập cao gấp 2,7 lần chi phí trả lãi
Tỷ lệ trả lãi thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm EBIT xuống dưới mức nợ lãi mà Cty này được hạn chế bởi thực tế EBIT không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các Cty cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một Cty cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình. Chỉ riêng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ thì chưa đủ để đánh giá một Cty vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như tiền nợ gốc, chi phí tiền thuê và chi phí cổ tức ưu đãi
Các hệ số hoạt động
Tình trạng nợ nần của Cty: Hệ số trang trải chung. Do Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ chưa đủ để đánh giá.
Các nguồn thu tiền mặt
Hệ số trang trải chung =
+ + + + +
Tất cả chi phí trong mẫu số của hệ số này là cố định và đều phải được cân nhắc. rõ ràng, một Cty và các nhà đầu tư của Cty muốn có hệ số trang trải chung cao nhất, nhưng điều này phụ thuộc một phần vào khả năng sinh lãi của Cty.
Khi các hệ số nợ lớn quá mức, Cty có thể nhận thấy chi phí vốn của mình tăng lên. Giá trị các cổ phiếu của Cty cũng có thể giảm xuống tương ứng với mức độ rủi ro của Cty tăng lên. Do đó, các nhà quản lý tài chính phải thận trọng để tránh tình trạng nợ trầm trọng trong cơ cấu vốn của mình. Các nguồn dữ liệu quan trọng của ngành có thể tìm thấy trong các BCTC hàng quý từ TTDGCK về các ngành sản xuất, bán lẻ, khai thác mỏ. Bạn cũng có thể tham chiếu các báo cáo của các tổ chức định mức tín nhiệm để có các số liệu tổng hợp tương tự.
Tóm tắt: Các NĐT cần quan tâm đến các chỉ số EPS, PE, ROE, ROA, PB và các chỉ số đã nêu để chọn CP thích hợp.
PHẦN 2: Các màn phù phép trong BCTC
Mục đích của trò phù phép BCTC: Có nhiều lý do mà các nhà lãnh đạo Cty cho phù phép BCTC nhằm mục đích đẩy giá CP của mình lên cao.
Phù phép thông qua các ước tính kế toán: Trong quá trình lập báo cáo tài chính, các Cty thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán (Accrual earnings management) có ảnh hưởng trực tiếp tới LN trong kỳ của Cty. Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước tính này, nên nó được xem là một công cụ đắc lực để phù phép LN. Một số thủ thuật làm tăng mức LN thường gặp như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nơ khó đói, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuấng dưới giá trị thuần, vốn hoá các khoản chi phí không đủ điều kiện...Thủ thuật phù phép LN dựa trên các ước tính kế toán thực chất không làm tăng LN mà chỉ đơn thuần chuyển LN của kỳ sau sang kỳ hiện tại. Hậu quả tất yếu là LN các năm sau sẽ bị giảm. Để tiếp tục đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của thị trường, báo cáo tài chính các năm tiếp theo cũng phải được phù phép. Tuy nhiên, càng về sau, mức LN cần phù phép càng lớn khiến cho việc sử dụng các ước tính kế toán trở lên vô hiệu. Đến khi "giấy không thể gói được lửa", khủng hoảng là điều khó tránh khỏi
PHẦN 2: Các màn phù phép trong BCTC
Phù phép thông qua các giao dịch thực: phù phép LN thông qua việc giàn xếp một số giao dịch thực (Real earnings management) nhằm tăng LN trong năm hiện tại, mặc dù các giao dịch đó có thể không có lợi cho Cty về lâu dài.
1. Tăng doanh thu (DT) thông qua các chính sách giá và tín dụngMột biện pháp các doanh nghiệp thường sủ dụng để tăng LN khi thấy có nguy cơ không đạt kế hoạch đặt ra là giảm giá bán hoặc nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm tăng lượng hàng bán ra trong những tháng cuối năm tài chính. Biện pháp thứ hai là công bố kế hoạch tăng giá bán đầu năm sau. Ví dụ, để tăng LN Quí IV/2007, một Cty sản xuất ôtô có thể công bố kế hoạch tăng giá bán từ Quí I/2008, lập tức DT Quí IV/2007 sẽ tưng vọt. Hai biện pháp này cho phép Cty tăng LN trong năm hiện tại, nhưng sẽ bị giảm vào các năm sau, vì thực chất Cty đã chuyển LN của năm sau sang năm hiện tại. Mặt khác, tăng giá bán năm sau còn làm giảm khả năng cạnh tranh của Cty trên thị trường.2. Cắt giảm chi phí hữu íchCắt giảm chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), chi phí quảng cáo, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị cũng là cũng là một cách có thể làm tăng LN. Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của Cty về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này cũng đồng nghĩa với việc hy sinh các khoản LN tiềm năng trong tương lai.
PHẦN 2: Các màn phù phép trong BCTC
Phù phép thông qua các giao dịch thực: Ngoài phù phép thông qua các ước tính kế toán, doanh nghiệp còn có thể phù phép LN thông qua việc giàn xếp một số giao dịch thực (Real earnings management) nhằm tăng LN trong năm hiện tại, mặc dù các giao dịch đó có thể không có lợi cho Cty về lâu dài.
3. Trì hoãn thanh lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản đầu tư không hiệu quảĐối với các tài sản doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản đầu tư không mang lại hiệu quả, giải pháp tối ưu là thanh lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thanh lý tài sản thường đem lại một khoản lỗ cho Cty trong năm hiện tại. Do đó, nếu LN trong năm hiện tại có nguy cơ không đạt được mức kỳ vọng của thị trường, lãnh đạo Cty có thể không muốn thanh lý, mặc dù trì hoãn sẽ gây nhiều thiệt hại cho Cty như làm phát sinh chi phí bảo quản, cản trở không gian sản xuất. Với các tài sản và các khoản đầu tư không hiệu quả thì càng nắm giữ lâu, doanh nghiệp càng lỗ4. Bán các khoản đầu tư hiệu quảNgoài trì hoãn thanh lý các khoản đầu tư không hiệu quả, Cty có thể bán các khoản đầu tư sinh lời nhằm tăng thêm LN cho năm hiện tại. Động thái này được ví như "gặt lúa non". Vì thế, áp dụng biện pháp trên có nghĩa là Cty tự nguyện bỏ qua tiềm năng sinh lời lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm tiếp theo.5. Sản xuất vượt mức công suất tối ưuTrong điều kiện thông thường, mỗi doanh nghiệp thường xác định một mức công suất tối ưu, tuỳ thuộc vào năng lực nội tại cũng như điều kiện thị trường Tuy nhiên, trong trường hợp cần tăng LN, Cty có thể quyết định sản xuất vượt mức công suất tối ưu. Điều này cho phép Cty giảm giá thành đơn vị sản phẩm nhờ tận dụng chi phí cố định. Mặt trái của biện pháp này là máy mó, thiết bị phải làm việc quá mức ảnh hưởng tiêu cự tới năng suất và độ bền. Ngoài ra, sản phẩm làm ra nhiều, nếu không bán được, sẽ phát sinh chi phí bảo quản và hàng tồn kho lâu ngày sẽ bị giảm giá trị.
PHẦN 2: Các màn phù phép trong BCTC
Cả hai biện pháp phù phép báo cáo tài chính (dựa trên các ước tính kế toán hay các giao dịch thực), về bản chất, chỉ là chuyển LN của các năm sau sang năm hiện tại. Điểm khác biệt là ở chỗ: trong khi sử dụng các ước tính kế toán không làm thay đổi khả năng sinh lời đích thực của doanh nghiệp, thì việc sử dụng các giao dịch thực để phù phép LN sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của Cty trong dài hạn. Xét về mặt này, làm tăng LN thông qua các ước tính kế toán được ưa chuộng hơn.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng các ước tính kế toán không đủ sức giúp các doanh nghiệp đạt được mức LN kỳ vọng và có thể sẽ gặp trở ngại từ phía kiểm toán viên. Do đó, doanh nghiệp có thể phải dùng đến các giao dịch thực để tăng LN. Kiểm toán viên dù phát hiện các thủ thuật này nhưng vì nó tuân thủ các chuẩn mực kế toán, nên cũng không thể yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh lại
PHẦN 2: Các màn phù phép trong BCTC
Tóm lại, dù áp dụng biện pháp nào, về lâu dài đều không có lợi cho NĐT cũng như cho chính Cty. Xét trên phạm vi toàn xã hội, hậu quả còn nặng nề hơn, vì bê bối tài chính của một Cty không chỉ ảnh hưởng riêng đến Cty đó, mà còn làm xói mòn lòng tin của NĐT đối với thị trường. Để ngăn chặc những tác động tiêu cực của "Overvaluation", các doanh nghiệp cần có ý thức cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các NĐT cũng cần tỉnh táo để không đẩy mọi việc đi quá xa vượt tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nhiều khi lợi ích ngắn hạn của "Overvaluation" quá hấp dẫn khiến các doanh nghiệp khó có thể cưỡng lại được. Theo như nhận xét của Giáo sư M.C Jensen, Giám đốc Cty Tư vấn Quản trị doanh nghiệp Monitor Group: "Overvaluation cũng giống như một loại heroin. Nó mang cho ta cảm giác lâng lâng lúc ban đầu, nhưng không lâu sau đó sẽ là những nối đau không cùng.
PHẦN 3: CÁC CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
Chiến lược đầu tư theo WAREN BUFFET
Chiến lược đầu tư theo BENJAMIN GRAHAM
Lựa chọn CP theo Phương pháp CANSLIM
Chiến lược đầu tư theo WAREN BUFFET
Warren Buffett - người được xem là NĐT tài chính thành công nhất thế giới cho đến hiện tại. Ông đã từng là người giàu nhất thế giới, và hiện tại là người giàu thứ ba thế giới
Ông đặt ra các nguyên tắc và thực hiện theo các nguyên tắc đó
Đầu tư vào Cty chứ không đầu tư vào CP
Đầu tư theo giá trị thực: Những câu hỏi Warren Buffett đặt ra trước khi quyết định chọn Cty/CP để đầu tư
Chọn thời điểm mua
Không quan tâm (bỏ ngoài tai) một số vấn đề.
Danh ngôn (W.B)
Chiến lược đầu tư theo WAREN BUFFET
Đầu tư vào Cty chứ không đầu tư vào CP:
Warren Buffett quan niệm rằng CP chỉ là tờ giấy chứng nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với Cty đó. Ông không đầu tư vào CP, mà đầu tư vào Cty. Nói một cách khác, ông hoàn toàn không quan tâm đến việc mua đi bán lại CP trong thời gian ngắn. Thay vào đó, ông áp dụng chiến lược "buy and hold" - mua và giữ - nghĩa là ông sẽ giữ CP trong thời gian dài, rất dài và đôi khi giữ luôn nếu đó là những Cty ông xác định là chiến lược của mình
Chiến lược đầu tư theo WAREN BUFFET
Đầu tư theo giá trị thực: Những câu hỏi Warren Buffett đặt ra trước khi quyết định chọn Cty/CP để đầu tư:
- Cty có phát triển tốt không, có lợi thế cạnh tranh không? Warren Buffett chỉ muốn mua CP của Cty có lợi thế cạnh tranh cao; hoặc là Cty dẫn đầu thị trường của ngành kinh doanh chính của nó; hoặc là có thương hiệu được khách hàng đánh giá cao. Ông không muốn đầu tư vào những Cty không có lợi thế cạnh tranh và chỉ có thể cạnh tranh bằng cách giảm giá bán. Ông còn xét xem Cty mà ông sắp đầu tư có nguy cơ bị Cty lớn mạnh khác nhảy vào cạnh tranh hay không. Ông là người sáng chế ra từ "economic moat" ngụ ý Cty đó có lợi thế cạnh tranh và tạo ra "hàng rào" ngăn cản sự cạnh tranh của các Cty khác.
- Cty đó có mô hình kinh doanh đơn giản không? Warren Buffett chỉ đầu tư vào các Cty có mô hình đơn giản, dễ hiểu, không quá phức tạp. Ông chỉ đầu tư vào những ngành mà ông biết rất rõ.
- LN Cty tốt, tăng trưởng ổn định không?
Chiến lược đầu tư theo WAREN BUFFET
Đầu tư theo giá trị thực: Những câu hỏi Warren Buffett đặt ra trước khi quyết định chọn Cty/CP để đầu tư:
- Tỷ số nợ trên vốn có thấp không? Tỷ số LN trên nợ có cao không? Giả sử LN không đạt được mức kỳ vọng, Cty có khả năng trả được nhũng món nợ đến hạn không?
- Tỷ lệ LN trên vốn đầu tư có tốt không? Đây là một trong những chỉ số mà Buffett đặc biệt quan tâm. Ông chỉ đầu tư vào những Cty tạo ra mức LN tốt.
- Chi phí vận hành của Cty có ở mức chấp nhận được hay không?
- Dòng tiền mặt để đầu tư có đủ lớn để tạo ra LN và sự tăng trưởng?
Chiến lược đầu tư theo WAREN BUFFET
Đầu tư theo giá trị thực: Những câu hỏi Warren Buffett đặt ra trước khi quyết định chọn Cty/CP để đầu tư:
- Cty có giữ lại LN để tái đầu tư hay không? Việc Cty chia cổ tức hay không chia cổ tức là một trong những điểm khác biệt giữa Benjamin Graham và Warren Buffett. Benjamin Graham cho rằng Cty nên chia cổ tức cho nhà đầu tư. Đối với ông, cổ tức được chia tốt hơn cổ tức được giữ lại trong Cty. Trong khi đó, Warren Buffett muốn Cty giữ lại LN để tái đầu tư. Ông cho rằng, nếu như Cty đang làm ra LN tốt - bằng hay cao hơn mức lãi suất mong muốn - thì Cty nên giữ LN lại để tái đầu tư. Khi đó Cty sẽ trở thành một máy in tiền với tốc độ ngày càng tăng cao nhờ hiệu ứng tuyệt vời của lãi suất kép.
- Ban lãnh đạo có giỏi, có tầm nhìn, có bề dày thành tích về quản lý kinh doanh, có đạo đức không? Buffett chỉ đầu tư vào những Cty ông tin rằng ban lãnh đạo có năng lực.
Chiến lược đầu tư theo WAREN BUFFET
Chọn thời điểm mua:
Ông không bao giờ vội vã mua những CP có biên độ an toàn không rõ ràng. Thường thì ông sẽ đợi khi thị trường vào giai đoạn điều chỉnh hoặc khi thị trường đang thời kỳ giảm giá mạnh. Khi đó ông sẽ mua được CP của Cty với giá thấp hơn giá trị nội tại của nó. Phương pháp đầu tư đơn giản này đã giúp ông thành công lớn và trở thành một trong những người có tài sản lớn nhất thế giới. Nó cũng giúp ông thoát được tổn thất trong những giai đoạn mà hầu hết mọi người đều bị thiệt hại, ví dụ như giai đoạn CP các Cty Internet bùng nổ và sụp đổ. Tuy vậy, ông bị một số người phê bình là quá thận trọng và vì thế đã bỏ qua những cơ hội lớn.
Chiến lược đầu tư theo WAREN BUFFET
Không quan tâm :
Với chiến lược đầu tư nói trên Warren Buffett không quan tâm nhiều đến sự lên xuống của giá cả thị trường chứng khoán cũng như chu kỳ kinh tế. Nói đúng hơn ông chỉ quan tâm đến việc lên xuống giá khi ông chọn thời điểm mua. Khi đã mua rồi, ông không quan tâm đến sự lên xuống của giá nữa.
Một điểm nữa khá đặc biệt là ông rất ít quan tâm đến việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nhiều NĐT đã nghiên cứu và thực hiện thành công các phương pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư tức là chọn nhiều CP của các Cty khác nhau, ngành khác nhau có tác dụng bổ sung, tương hỗ nhằm đạt được LN cao nhất có thể trong khi giảm rủi ro đến mức thấp nhất. Warren Buffett không theo trường phái đa dạng hóa này. Ông cho rằng nếu đã chọn được doanh nghiệp tốt để đầu tư thì sẽ đạt LN cao và rủi ro thấp. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, tức là chọn thêm những CP khác vào danh mục đầu tư sẽ giảm LN cao tạo ra từ Cty/CP chính yếu.
Theo ông, nếu "lỡ" đầu tư vào doanh nghiệp có lãi suất thấp hơn kỳ vọng, thì hãy rút ra càng sớm càng tốt, vì càng để lâu, NĐT càng bị lỗ và vì thế mất cơ hội đầu tư ở Cty tốt. Còn nếu đã đầu tư đúng Cty làm ăn hiệu quả, thì đừng rút tiền gốc và cổ tức ra khỏi doanh nghiệp. Càng để lâu bao nhiêu thì LN sinh ra càng cao bấy nhiêu
Chiến lược đầu tư theo WAREN BUFFET
Lời hay ý đẹp :
"Luật số 1: Đừng bao giờ thua lỗ. Luật số 2: Không được bao giờ quên luật số 1". Nguyên tắc này khác hẳn với nguyên tắc cơ bản của các nhà kinh doanh CP thành công: phải biết chấp nhận thắng và thua.
"Giá là những gì chúng ta phải trả. Giá trị là những gì chúng ta nhận được".
"Nếu là NĐT bạn hãy tập trung vào việc Cty đó sẽ hoạt động kinh doanh như thế nào. Nếu là nhà đầu cơ, bạn hãy quan tâm đến giá thị trường của nó, và đó không phải là cách làm hay cuộc chơi của chúng tôi".
"Nguyên tắc để làm giàu: Hãy sợ hãi khi những người khác tham lam. Hãy tham lam khi những người khác sợ hãi".
(Theo ông khi số đông "tham lam" sẽ đẩy giá CP lên quá cao, vượt qua giá trị thật. Còn khi số đông sợ hãi sẽ đẩy giá CP xuống tạo ra những CP có biên độ an toàn, và LN trong tương lai cao).
"Thời gian là kẻ thù của những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và là bạn của doanh nghiệp đang ăn nên làm ra. Nếu doanh nghiệp bạn đầu tư có tỷ suất LN trên vốn chủ sở hữu 20-25%, thời gian là bạn của bạn. Nếu tỷ suất LN của doanh nghiệp thấp hơn mức bạn mong muốn thì thời gian là kẻ thù của bạn".
Chiến lược đầu tư theo Benjamin Graham
Giới thiệu: Là một NĐT thành công, Benjamin Graham được xem như "ông thầy của Wall Street" và cũng là người đi đầu trong chiến lược đầu tư theo giá trị
Ba tiêu chuẩn chính
1/ Chỉ tiêu LN
2/ doanh thu (Lượng hàng bán).
3/ Chỉ tiêu LN/doanh thu
Chiến lược đầu tư theo Benjamin Graham
1/ Chỉ tiêu LN
Thu nhập dòng hay LN sau thuế có thể được xem xét bằng tổng LN hay xét trên một đơn vị CP (EPS). Một Cty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của quý sau cao hơn quý trước.
Một CP tốt có tốc độ gia tăng về tăng trưởng thu nhập cao hơn so với 3 hay 4 quý trước liền kề. Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít nhất là 25% so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của CP tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với 3 năm trước đó.
Theo cách nghĩ thông thường thì nên chọn mua những CP có P/E thấp (P/E: Chỉ số giá chia cho thu nhập của mỗi CP), và cho rằng những CP có chỉ số này cao là đắt và không nên mua.
Thực tế cho thấy, những CP tốt nhất thường có chỉ số này cao. Nên chọn CP của những Cty thua lỗ trước khi Cty đó trở lại trạng thái có lãi khi các NĐT khác phát hiện ra nó.
Một số tiêu chí chọn lựa CP căn cứ vào chỉ tiêu LN bao gồm: Dựa vào thực hiện thu nhập quan trọng hơn thu nhập dự kiến; lựa chọn những Cty có tốc độ tăng trưởng thu nhập ít nhất 25% ở quý gần nhất; lựa chọn Cty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập ở 3 hay 4 quý gần nhất; lựa chọn Cty có thu nhập hàng năm tăng trưởng ít nhất 25% so với mỗi năm của 3 năm trước.
Chiến lược đầu tư theo Benjamin Graham
1/ Chỉ tiêu LN
EPS có thể được xem xét bằng tổng LN hay xét trên một đơn vị CP. Một Cty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng EPS của quý sau cao hơn quý trước.
Một CP tốt là CP có tốc độ tăng trưởng EPS cao hơn so với 3 hay 4 quý trước liền kề. Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít nhất là 25% so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của CP tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với 3 năm trước đó.
Theo cách nghĩ thông thường thì nên chọn mua những CP có P/E thấp, và cho rằng những CP có chỉ số này cao là đắt và không nên mua.
Thực tế cho thấy, những CP tốt nhất thường có chỉ số này cao. Nên chọn CP của những Cty thua lỗ trước khi Cty đó trở lại trạng thái có lãi khi các NĐT khác phát hiện ra nó.
Một số tiêu chí chọn lựa CP căn cứ vào chỉ tiêu LN bao gồm: Dựa vào thực hiện thu nhập quan trọng hơn thu nhập dự kiến; lựa chọn những Cty có tốc độ tăng trưởng thu nhập ít nhất 25% ở quý gần nhất; lựa chọn Cty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập ở 3 hay 4 quý gần nhất; lựa chọn Cty có thu nhập hàng năm tăng trưởng ít nhất 25% so với mỗi năm của 3 năm trước.
Chiến lược đầu tư theo Benjamin Graham
2/ doanh thu (Lượng hàng bán).
Lượng hàng bán là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một Cty có sức mạnh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng. Khi chọn lựa CP tốt hãy tìm Cty có tốc độ bán hàng mạnh để làm tiền đề cho tăng trưởng thu nhập.
Một số biểu hiện có thể xem xét khi một Cty gia tăng lượng hàng bán như nhiều khách hàng hơn, khách hàng tăng lượng mua, Cty giới thiệu sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào thị trường mới, Cty cải thiện sản phẩm cũ.
Tiêu chí để xác định Cty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu 3 quý gần nhất có sự tăng lượng hàng bán lớn hơn hoặc bằng 25% so với quý gần nhất trước đó
Chiến lược đầu tư theo Benjamin Graham
2/ doanh thu (Lượng hàng bán).
Cần xem xét kỹ chỉ tiêu doanh thu vì đôi khi lượng hàng bán vẫn ẩn chứa những vấn đề. Cty có thể quá phụ thuộc vào một số khách hàng, phụ thuộc quá nhiều vào một số mặt hàng hay quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu.
Với những nhà bán lẻ, nếu mở thêm một cửa hàng mới cũng làm tăng thêm lượng hàng bán ngay cả khi lượng hàng bán ở những cửa hàng cũ đang xấu đi.
Cũng cần lưu ý đến việc Cty thêm vào lượng hàng bán được mà thực tế nó chưa xảy ra, hay các đơn đặt hàng mà không được chuyển đi hay chưa thu được tiền bán đã được hạch toán làm gia tăng lượng hàng bán.
Chiến lược đầu tư theo Benjamin Graham
3/ Chỉ tiêu LN/doanh thu
LN ròng đánh giá tỷ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập. Trên quan điểm của nhà đầu tư, nên tìm những Cty có sự tăng về tỷ lệ LN dòng/doanh thu. Con số này càng lớn thì Cty có sự tốt lên về quản lý và có sự tốt lên trong các hoạt động.
LN ròng có thể là đầu mối chủ yếu tìm CP để mua và nên so sánh chỉ số này giữa các Cty có ngành nghề tương đồng. Tiêu chí để xác định cho chỉ tiêu này là LN trước thuế ít nhất đạt 18% doanh thu. Yêu cầu LN sau thuế luôn đạt 10% trở lên.
Tuy nhiên, cũng cần phải xét cả những chỉ tiêu cơ bản khác như tăng truởng thu nhập. Mức tăng về LN ròng sẽ ít đi nếu doanh thu giảm, ngoại trừ có sự thay đổi về chiến lược của Cty khi cắt giảm những dây chuyền sản xuất không hiệu quả. Nếu LN có xu hướng giảm, đó có thể là tín hiệu cho thấy Cty đang đánh mất lợi thế cạnh tranh.
Lựa chọn CP theo PP CAN SLIM
Giới thiệu: William J. ONeil là một mẫu NĐT chứng khoán thành công tại Mỹ. Khởi nghiệp bằng nghề kế toán viên, ông nhanh chóng bị cuốn vào cơn sốt CP trên thị trường chứng khoán, để rồi với những công thức đầu tư của riêng mình, ông đã trở thành một nhà "phù thuỷ" tại Wall Street khi thu về hàng triệu USD LN mỗi năm từ CP. Hiện William là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành hãng nghiên cứu đầu tư William J. ONeil & Company do chính ông thành lập
Các tiêu chuẩn chính
C: Current Quaterly Earnings Per Share (lãi ròng trên mỗi CP của quý gần nhất)
A: Annual Earnings Increases (sự gia tăng lãi ròng hàng năm)
N: New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, sự quản lý mới, mức giá trần mới)
S: Supply and Demand (nguồn cung và cầu)
L: Leader and Laggard (CP đầu bảng và CP tụt hậu)
I: Institutional Sponsorship (sự ủng hộ của các định chế tài chính và đầu tư)
M: Market Direction (định hướng thị trường)
Lựa chọn CP theo PP CAN SLIM
Tiêu chuẩn C: Current Quaterly Earnings Per Share (lãi ròng trên mỗi CP của quý gần nhất)
William nhận định rằng, hầu hết các CP tốt đều có sự gia tăng LN so với cùng quý năm trước đó và tỷ lệ tăng càng cao thì chứng tỏ CP càng có nhiều triển vọng. Theo ông, các NĐT trước khi bỏ tiền ra mua CP cần xem xét tới sự gia tăng mạnh mẽ LN của CP đó, cụ thể là mức tăng trưởng của lãi ròng trên mỗi CP trong 3 tháng gần nhất. Nhưng phải tìm hiểu sự gia tăng LN này ở đâu và như thế nào? William cho rằng NĐT có thể nghiên cứu các báo cáo tài chính có kiểm toán của Cty niêm yết, cùng với việc thăm dò các các kênh thông tin khác như báo chí, người quen... Điều quan trọng là các NĐT cần coi trọng độ tin cậy và tính đồng nhất của thông tin, chẳng hạn có thể có điều gì đó không đúng, nếu doanh thu của Cty tăng 20%, trong khi lãi ròng chỉ tăng 5%.
Lựa chọn CP theo PP CAN SLIM
Tiêu chuẩn A: Annual Earnings Increases (sự gia tăng lãi ròng hàng năm)
Theo ONeil, CP tốt là CP có mức gia tăng LN đều đặn trong vòng 5 năm trước đó. Các NĐT cần đặc biệt lưu ý tới các CP có mức gia tăng LN hàng năm ổn định và đạt trên 25%, tuy nhiên nên chú ý tới chu kỳ kinh doanh của từng ngành, từng Cty. Theo ONeil, tiêu chí này có thể giúp bạn loại bỏ khoảng 80% các CP tồi. Để có được sự chính xác về mức gia tăng LN, NĐT cần nghiên cứu tất cả các thông tin liên quan đến Cty mà họ muốn đầu tư. Các thông tin này bao gồm lịch sử và đặc điểm của Cty, tình hình tài chính, các chi tiết của đợt phát hành CP và tổ chức bảo lãnh phát hành CP. NĐT có thể tìm các thông tin này trong Bản thông cáo phát hành, trong Báo cáo tài chính của Cty hoặc từ các Cty dịch vụ tư vấn đầu tư. Các quyết định đầu tư chỉ nên đưa ra khi bạn đã có đủ cơ sở thông tin về CP cũng như về mức tăng trưởng lãi ròng hàng năm.
Lựa chọn CP theo PP CAN SLIM
Tiêu chuẩn N: New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, sự quản lý mới, mức giá trần mới)
Những nghiên cứu của William chỉ ra rằng giá CP tăng sẽ bắt nguồn từ một số nhân tố nội tại nào đó. Những nhân tố này thường là sản phẩm mới của Cty, ban giám đốc mới, phương thức quản lý mới hay mức giá trần mới của CP trên thị trường chứng khoán. Do vậy, sẽ không bao giờ thừa nếu các NĐT quan tâm đến những nhân tố nội tại này. Nếu xét thấy những nhân tố này có sự ổn định, không có biểu hiện đột biến theo chiều hướng xấu, thì đó sẽ là một CP có nhiều triển vọng tăng trưởng trên thị trường chứng khoán.
Lựa chọn CP theo PP CAN SLIM
Tiêu chuẩn S: Supply and Demand (nguồn cung và cầu)
Trong KD, quy luật cung cầu luôn có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm, và đầu tư CK cũng không phải là một ngoại lệ. Giá CP cũng chịu tác động từ quy luật cung cầu. William cho rằng CP của các Cty đại chúng, có quy mô lớn, sản phẩm chất lượng không phải lúc nào cũng đáng để mua, bởi lượng cầu của những CP này khá lớn, trong khi nguồn cung lại ít nên giá thường bị đẩy lên cao giả tạo, không phản ánh đúng giá trị thực tế của CP cũng như rất khó sinh LN lớn. Chính những CP có số lượng lưu hành thấp trên thị trường mới có nhiều triển vọng và có khả năng tăng giá hơn so với các CP có số lượng lưu hành lớn. Từ đó suy ra, CP được các nhà quản trị hàng đầu nắm giữ với tỷ lệ lớn thường là những CP có độ an toàn cao. William đặc biệt lưu ý tới các CP được Cty mua lại và CP của các Cty có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn tự có vừa phải, bởi theo ông thì tỷ lệ này càng cao bao nhiêu Cty sẽ càng phải đương đầu với áp lực trả lãi trong tương lai nhiều bấy nhiêu. Các NĐT nên so sánh tỷ số này ở Cty mình dự định đầu tư với tỷ số nợ bình quân ở các Cty trong cùng ngành, đồng thời phân tích thêm khả năng thanh toán để có đánh giá xác thực hơn về mức độ nợ của Cty.
Lựa chọn CP theo PP CAN SLIM
Tiêu chuẩn L: Leader and Laggard (CP đầu bảng và CP tụt hậu)
Theo ONeil, NĐT trên thị trường chỉ nên mua 2 hay 3 CP tốt nhất trong nhóm những CP đầu bảng hiện tại, còn lại nên dành tiền cho những CP có khả năng sinh lời trong tương lai. Ðặc biệt, các NĐT cần tránh mua những CP có mức tăng trưởng cao nhưng không bền vững, chẳng hạn như CP lên giá theo trào lưu, theo sự kiện nổi bật... bởi vì các CP này được đánh giá là những CP tụt hậu, không sớm thì muộn cũng mất giá.
Lựa chọn CP theo PP CAN SLIM
Tiêu chuẩn I: Institutional Sponsorship (sự ủng hộ của các định chế tài chính và đầu tư)
Định chế tài chính đầu tư ở đây thường là các cơ quan chức năng, các cơ quan chính phủ chuyên về tài chính đầu tư. Các cơ quan này có thể nắm giữ một số lượng CP nhất định của các Cty nào đó, nhờ vậy mà Cty sẽ có sự ủng hộ và trợ giúp mạnh mẽ từ những cơ quan này, một điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, khiến giá CP tăng mạnh. Tuy nhiên, một số lượng quá lớn các định chế tài chính đầu tư nắm giữ CP lại trở thành yếu tố bất lợi, vì điều đó đồng nghĩa với việc nguồn cung sẽ hạn chế bởi các cơ quan ít khi muốn bán từng phần CP của mình, đẩy tính thanh khoản của CP xuống thấp.
Lựa chọn CP theo PP CAN SLIM
Tiêu chuẩn M: Market Direction (định hướng thị trường)
Cho dù bạn hoàn toàn chính xác khi nhận định về cả 6 tiêu chí kể trên, nhưng đến tiêu chí định hướng thị trường bạn mắc phải sai lầm thì sẽ có đến 5 trong số 7 CP bạn mua sẽ mất giá và khiến bạn thua lỗ. Yếu tố thị trường là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá CP. Khi hàng loạt các CP cùng ngành trên thị trường bị mất giá, thì giá CP của Cty mà bạn lựa chọn chắc chắn cũng sẽ sụt giảm theo. Ngược lại, nếu giá CP của các Cty này tăng theo sự phát triển của thị trường thì CP bạn mua vào cũng được "ăn theo" những chỉ số tích cực đó. Do đó, William nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu các đồ thị biến động giá chứng khoán theo ngày, theo tuần và theo tháng trước mỗi quyết định đầu tư CP. Một trong những thành công lớn nhất của William là đầu tư vào CP của hãng dược phẩm Syntex. Đây là hành động táo bạo và liều lĩnh, theo đánh giá của các NĐT chuyên nghiệp lúc bấy giờ, bởi Syntex là hãng sản xuất thuốc tránh thai đầu tiên trên thế giới. Nhưng rồi kết quả đã chứng minh quyết định của William là đúng. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Syntex đã công bố doanh thu hàng quý tăng trưởng trên 300% và CP của Syntex từ chỗ còn "ẩn danh" với mức giá 100 USD/CP đã trở thành CP tăng trưởng mạnh mẽ với mức giá 550 USD/CP trong vòng chưa đầy sáu tháng. Chính nhờ khoản LN kếch sù từ Syntex mà William đã có tiền để thành lập Cty William J. ONeil & Company của riêng mình.
The End
Goerge Soros, một trong những NĐT lớn nhất tại phố Wall, đúc kết rằng: "Không có lĩnh vực nào đem lại LN nhanh và lớn bằng đầu tư CK". Có khá nhiều người xem việc đầu tư CK là cuộc chơi ngẫu hứng với hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư đầy hấp dẫn này dường như không có chỗ cho những quyết định theo cảm tính. Đối với William ONeil cũng như nhiều "cây đại thụ" khác tại phố Wall, các quyết định lựa chọn CP cần được dựa trên sự phân tích và phối kết hợp giữa các yếu tố định lượng và định tính. Chìa khoá PT trong đầu tư CP là tìm ra những CP có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất trong thời điểm bạn mua chúng. Nói cách khác, bạn phải có kỹ năng phán đoán, xem xét và phân tích vấn đề cùng với việc hoạch định một kế hoạch đầu tư thích hợp để xác định thời điểm mua vào những CP mạnh và bán đi những CP yếu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top