GIÁO TRÌNH Nhập môn về dương trạch phong thuỷ
Hội kiến trúc sư Việt Nam
TS. Nguyễn Văn Vịnh (Biên soạn)
Hà Nội, 2008
Những cơ sở lý thuyết khoa học của thuật phong thuỷ
1.Khái luận về thuật phong thuỷ.
Những năm gần đây trong lĩnh vực Kiến trúc và xây dựng ở Việt Nam vấn đề phong thuỷ, thuật phong thuỷ đã được tham khảo như một hạng mục cần thiết, nhưng không đựơc thừa nhận một cách công khai vì khi nói đến vấn đề này nhiều người vẫn coi đây là lĩnh vực tâm linh, mang tính mê tín dị đoan, có tình hình trên là do hơn nửa thế kỷ vừa qua chúng ta chỉ thừa nhận một hệ thống thế giới quan và phương pháp luận duy nhất. Để thảo luận về vấn đề này chúng ta cần thừa nhận trong khoa học có nhiều hơn một hệ thống thế giới quan, trong nhiều trường hợp một hệ thống thế giới quan tồn tại như là một giả thuyết. Trở lại chủ đề phong thuỷ trong qui hoạch và kiến trúc hiện nay đang tồn tại một tình hình như sau: các công trình xây dựng công cộng hay tư nhân nếu có tham khảo thuật phong thuỷ song cũng chỉ là tự phát, tuỳ tiện và dựa cách ngẫu nhiên vào lòng tin của chủ công trình với một thầy phong thuỷ nào đó mà không qua bất cứ hội đồng kiểm nghiệm đánh giá nào, cho nên xuất hiên trạng “ lắm thầy nhiều ma “, mỗi thầy một cách. Có một thực tế nữa là vào bất cứ nhà sách nào chúng ta cũng cần có thể tìm thấy hàng loạt các cuốn sách viết về xây dựng và kiến trúc, sắp xếp nội thất, ngoại thất theo thuật phong thuỷ…, đến mức những người ít kinh nghiệm chẳng biết mua sách nào cho phù hợp mục đích sử dụng, đúng như tình trạng lạc vào rừng rậm. Việc các nhà sách có thể in và bán hàng loạt sách Về phong thuỷ chứng tỏ hai vấn đề : Thứ nhẩt thuật phong thuỷ đã được thừa nhận là cần thiết và có giá trị ứng dụng, thứ hai là xã hội thật sự có nhu cầu hiểu biết và ứng dụng thuật phong thuỷ.
Cần nói ngay phong thuỷ nói chung và thuật phong thuỷ nói riêng là hai khái niệm khác nhau, phong thuỷ là một khái niệm chung chung dùng để chỉ địa hình, phong cảnh, là sự tồn tại khách quan của các yếu tố tự nhiên nói chung. Còn thuật phong thuỷ là hoạt động chủ quan của con người đối với tồn tại khách quan. Thuật phong thuỷ chúng tôi đề cập ở đây là một môn học trong hệ thống học thuật Trung Hoa mà chúng ta tiếp thu qua quá trình giao lưu và tích hợp văn hoá giữa Việt Nam và Trung Hoa
Từ điển “Từ Hải” Định nghĩa: “Phong thuỷ cũng là kham dư, một loại mê tín của Trung Quốc cũ. cho rằng đất đai nơi ở hay chung quanh nơi mồ mả, các thứ hình thế như hướng gió, dòng nước chảy và có thể gây nên phúc hoạ cho cả nhà người ở hay cả nhà người táng nơi đó…cũng chỉ là cách dựng nhà, lập mộ”.
Từ điển“ Từ Nguyên” định nghĩa: “ thuật phong thuỷ là chỉ địa thế phương hướng….. của đất nhà hay mồ mả. Thời xưa mê tín cho rằng có thể gây nên phúc hoạ may rủi cho con người”.
Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới đinh nghĩa: “ Từ Geomancie - Khoa bói toán dựa vào đất hoàn toàn không sát hợp để chỉ một môn khoa học cổ truyền có giá trị vũ trụ luận đích thực, mà việc nghiên cứu hiện nay về các bí mật của gió và nước (Phong thuỷ) chỉ là phần còn sót lại… Khoa học biểu trưng này được ứng dụng đầu tiên ở Trung Quốc gọi là “ hình phả” - nghệ thuật về các hình thế và địa thế. Đây là sự xác định những ảnh hưởng giúp con người sống hài hoà với khung cảnh tự nhiên và như vậy hài hoà với trời đất. Thuật phong thuỷ dùng để xác định sơ đồ mặt bằng của thành phố, các pháo đài. Phong thuỷ còn được dùng để xác định vị trí và phương hướng của nhà cửa và mồ mả và thậm chí cả những quy tắc chiến thuật chiến lược. Sự hoà hợp thoả đáng này của các ảnh hưởng mà ta cần tận dụng đó là sự hoà hợp của Âm và Dương…’’.
Chúng tôi quan niệm : Thuật phong thuỷ là phương pháp chọn lựa những điều kiện tối ưu cho các loại công trình kiến trúc nhằm đạt được sự hài hoà giữa con người và môi trường xung quanh. ở đây chung tôi coi thuật phong thuỷ là một phương pháp để tham chiếu, bên cạch các phương pháp đang ứng dụng. Nếu loại bỏ những yếu tố huyền bí thì thuật phong thuỷ là một khâu rất quan trọng của các công trình xây dựng nó có mặt ngay từ giai đoạn khảo sát, thiết kế, đến thi công trong các công trình kiến trúc và xây dựng của các quốc gia nằm trong phạm trù văn hoá Trung Hoa.
2. Cơ sở lý luận của thuật phong thuỷ:
Cơ sở lý thuyết khoa học của thuật phong thuỷ chủ yếu dựa vào những học thuyết về sự hình thành của vũ trụ và các qui luật vận hành của vũ trụ. đó là học thuyết Âm-Dương, học thyết Ngũ hành,và nghành thiên văn học và lịch pháp cổ, trong đó hai khái niệm cơ bản là Khí và Đạo là hai khái niệm chủ đạo được dùng rất phổ biến theo nhiều cấp độ và các văn cảnh khác nhau. Cho đến ngày hôm nay những đánh giá về mặt khoa học và những ứng dụng trong đời sống xã hội đối với các học thuyết có tầm vũ trụ quan của Trung Quốc vẫn là các vấn đề đang còn để ngỏ. sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu qua các học thuyết này để tiện theo dõi :
2.1-Học thuyết Âm –Dương vốn là học thuyết về nguồn gốc, phương thức vận động của vũ trụ được thể hiện đầy đủ và hoàn thiện trong tác phẩm kinh Dịch(một tác phẩm đứng đầu trong hệ thống tri thức và học thuật Trung Hoa, một cuốn sách chủ yếu dùng vào việc bói toán)-theo đó: Khởi thuỷ vũ trụ tồn tại ở thể khí trong trạng thái tĩnh lặng chưa có vận động gọi là Thái cực (còn gọi là thái hư, thái huyền), khi có vận động thái cực chia thành hai loại khí, khí tĩnh là Âm và khí động là Dương. Âm có tính chất tĩnh tại,nặng, đục,tối; Dương có tính chất động,nhẹ,trong sáng…hai khí Âm và Dương liên tục vận động sinh ra bốn khí. bốn khí sinh ra tám khí…(thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái). Người ta dùng một vạch liền(-) để ký hiệu khái niệm dương và vạch đứt (--)thể hiện khái niệm âm- tương truyền do Phục Hy đặt ra. Sự tương tác và kết hợp giữa Âm - Dương tạo ra những yếu tố mới trong vũ trụ,song các yếu tố này tuân theo một logic nhất định ở hai cấp. Cấp thứ nhất gồm ba vạch âm - dương kết hợp ngẫu nhiên tạo ra 8 yếu tố(còn gọi là tám quẻ đơn, thực chất là tám khái niệm chỉ các sự vật hiện tượng tồn tại của thế giới) cụ thể trong vũ trụ(chỉ là ba vạch vì theo sự quan sát trực cảm, thế giới được cấu tạo thứ tự từ trên xuống dưới gồm Trời-Người-Đất) gồm : càn (trời), khảm(nước), cấn (núi), chấn(sấm), tốn(gió), ly(lửa), khôn(đất), đoài(ao hồ đầm lầy). Tám quẻ đơn được sắp xếp trong hình vuông chia thành 9 ô vuông gọi là cửu cung,mỗi cung được qui ước với một con số trong hệ đếm từ 1 đến 9, thứ tự như sau: quẻ khảm ứng với số1 ở phương chính bắc, quẻ cấn ứng với số 8 ở phương đông bắc, quẻ chấn ứng với số 3 ở phương chính đông, quẻ tốn ứng với số 4 ở phương đông nam, quẻ ly ứng với số 9 ở phương chính nam, quẻ khôn ứng với số 2 ở phương tây nam, quẻ đoài ứng với số 7 ở phương chính tây, quẻ càn ứng với số 6 ở phương tây bắc, ô ở giữa ứng với số 5 gọi là cung trung. hình vuông 9 ô này còn gọi là hình ma phương có đặc điểm là kết quả của 3 ô cộng theo chiều bất kỳ nào cũng là 15( hình ma phương này trong nhiều nền văn hoá khác còn được dùnh để làm những lá bùa hộ mệnh) . Tám quẻ(bát quái) xếp vào cửu cung là cơ sở hết sức quan trọng cho tất cả các thuật chiêm bốc nói chung và của thuật phong thuỷ nói riêng. Cấp thứ 2 tám yếu tố này khi kết hợp với nhau tạo ra 64 yếu tố hay 64 sự kiện(còn gọi là 64 quẻ kép) tượng trưng cho quá trình vận hành của vũ trụ ở các giai đoạn khác nhau. Học thuyết này không thực sự phức tạp như mọi ngưòi vẫn quan niệm song đủ phong phú để diễn đạt các quá trình vận động của vũ trụ. Nhìn dưới góc độ của khoa học hiện đại học thuyết Âm- Dương dựa trên 2 nguyên tắc lớn : Thứ nhất vũ trụ khi mới hình thành tồn tại ở thể khí(giả thuyết về vụ nổ lớn trong vật lý vũ trụ hiện đại đã khẳng định điều này); Thứ hai sự vận động của thế giới là theo nguyên tắc nhị phân(1 thành 2, 2 thành 4…), đây cũng là nguyên lý sinh thành của thế giới hữu sinh- ngay những phần tử nhỏ nhất là các tế bào cấu tạo nên những cơ thể sinh vật phức tạp nhất cũng phát triển theo nguyên lý này- hơn nữa nguyên lý nhị phân này còn là cơ sở nền tảng của nghành tin học hiện nay. Nói tóm lại học thuyết Âm- Dương là học thuyết duy vật về sự hình thành và vận động của vũ trụ,mặt khác nó còn thể hiện tính chất biện chứng rất cao trong quan niệm về sự tồn tại của Âm-Dương(trong âm có dương, trong dương có âm)và quá trình chuyển đổi từ Âm sang Dương và ngược lại (âm cực thì dương sinh, dương cực thì âm sinh) theo nguyên tắc của sự chuyển đổi các mặt đối lập. Tất cả sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng trong thể giới đều là sự kết hợp giữa Âm và Dương(nhất âm nhất dương chi vị đạo- một âm một dương là đạo), trong đó Âm là yếu tố sinh thành còn Dương là yếu tố phát triển(âm sinh dương trưởng).
2.2- Học thuyết Ngũ hành: Đây là học thuyết về năm yếu tố cấu thành và qui luật vận hành cụ thể của vũ trụ. Sự đề cập đầu tiên đến ngũ hành là ở tác phẩm “Kinh thư”-một bộ sử cổ nhất của Trung Hoa - trong phần về cửu trù hồng phạm, theo đó ngũ hành là :thuỷ, mộc, thổ, hoả, kim; trong đó thuỷ là ướt và xuống,mộc là cong và thẳng, hoả là cháy và lên, thổ là để gieo mạ làm mùa, kim là theo và đổi.Phải đến thể kỷ thứ 3 TrCN học thuyết ngũ hành mới được hoàn thiện bởi nhà triết học Trâu Diễn. Năm yếu tố ngũ hành được tổ chức theo hai chiều ngược nhau gọi là tương sinh và tương khắc: Chiều tương sinh là: thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, và kim lại sinh thuỷ(đây là một vòng tròn khép kín); Chiều tương khắc là: thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ và thổ khắc thuỷ(đây cũng là một vòng tròn khép kín). Có một vấn đề cần nói thêm ở đây là trong lịch sử triết học cổ đại, các nền triêt học lớn của loài người (Hy-lạp,Ấn Độ) khi truy tìm bản thể của thể giới đều cho rằng thế giới được cấu thành từ đất, nước, lửa và không khí, song cũng chỉ dừng ở đó. chỉ có ở Trung quốc các yếu tố cấu tạo nên thế giới được xác định là 5 và hơn nữa còn được tổ chức quan hệ với nhau theo hai chiều như đã nói ở trên. Học thuyết này ra đời trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm, những quan sát có tính trực quan của con người đối với thế giới khách quan,và do đó nó có tính ứng dụng thực tiễn rất cao trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội- người ta dùng Ngũ hành để chia tất cả các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội ( ngũ âm, ngũ sắc , ngũ vị, ngũ nhạc, ngũ giác quan, ngũ đức, ngũ luân, ngũ thường…). Trong thuật phong thuỷ, các hình thế( kể cả phương hướng) đất đai, sông núi đều được phân chia theo ngũ hành, sau đó căn cứ sự sinh hay khắc của ngũ hành để quyết định cát hung.
Học thuyết Ngũ hành sau khi ra đời và hoàn thiện kết hợp với học thuyết Âm-Dương trên cơ sở ngũ hành hoá tám quẻ đơn nên thường gọi chung là học thuyết Âm dương- Ngũ hành.
2.3.Khí-Đạo hai khái niệm quan trọng trong thuật phong thuỷ: đây là hai khái niệm mà tất cả các học phái triết học, nghành y học, thiên văn học, lịch số, chiêm bốc…đều sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi, có nội hàm rất rộng. qua các thời đại khác nhau chúng liên tục được bổ xung và rất đa nghĩa.
-Trước hết khái niệm Đạo: đây là khái niệm trung tâm trong truyền thống triết học Trung Quốc, đạo trước hết là con đường,đẩy lên một bậc nữa nó là qui luật tất yếu của thể giới, là nguyên tắc cấu trúc và biến hoá của sự vật, hơn nữa nó còn là bản thể của thế giới(Đạo là mẹ của muôn vật), Đạo là siêu thời gian, siêu không gian. Để nhận thức được đạo người ta phải vận dụng tư duy lý tính siêu việt, người nhận thức hết được đạo là thánh nhân. với nghuyên tắc “vạn vật nhất thể” và thể giới cấu trúc theo ba tầng(Thiên-Địa- Nhân) thì sẽ có Thiên đạo, Địa đạo và Nhân đạo, trong đó thiên đạo là Âm- Dương,là sự vận hành của các thiên hà, thiên hệ, tinh tú chu lưu trong khoảng không bao la theo một trình tự nhất định; Địa đạo là thuỷ- hoả- phong chu lưu khắp mặt đất làm nên sự sinh hoá và nuôi dưỡng vạn vật; Nhân đạo là tinh tuý của thiên địa, là luân thường đạo lý của con người, hướng con người tới Chân-Thiện- mỹ.
-Khí là khái niệm hết sức phức tạp, trước hết đó không phải là không khí nói chung, mà là nguồn năng lượng vũ trụ có ở khắp nơi, ở tất cả vật thể, đất, nước ,con người , cây cỏ, tóm lại khí tồn tại cả ở thể giới vô hình và thế giới hữu hình. tất cả mọi sự vật sinh ra hay mất đi đều là sự tụ lại hay tan đi của khí, khí là bản thể cao nhất tồn tại dưới hai dạng khí Âm và khí Dương. Trong lý luận cơ bản của thuật phong thuỷ Khí là yếu tố hêt sức quan trọng nó tồn tại dưới các tên gọi: thừa khí, tụ khí, đắc khí, ngoại khí, nội khí, cát khí, hung khí, thực khí, hư khí…và quan trọng nhất là Sinh khí(một trong những ông tổ của phong thuỷ học là Quách Phác trong tác phẩm “Táng thư” đã đề xuất “thuyết sinh khí”là lý luận căn bản nhất của các học thuyết phong thuỷ sau này). Theo phong thuỷ học, Âm khí bốc lên gọi là mây,Dương khí giáng xuống gọi là mưa, khí tiềm ẩn dưới lòng đất gọi là Sinh khí. sinh khí vận hành tuỳ theo lòng đất, đất là mẹ của khí, có đất tất có khí, “Đất có khí tốt, đất tuỳ khí mà lên, thành hình ở bên ngoài”- Táng kinh dực. Biểu hiện của sinh khí có thể là các ngọn núi, mạch đất nhô cao, gặp nước thì dừng lại, gặp gió thì tản mác ra bốn phía. Vì vậy điều quan trọng nhất của thuật phong thuỷ là tìm được nơi hội tụ sinh khí, có sơn thuỷ bao quanh để sinh khí phát tán nuôi dưỡng vạn vật. Sự sống của con người là kết quả của hội tụ sinh khí, sinh khí ngưng kết thành cốt cách của con người, khi chết da thịt tan đi nhưng xương cốt vẫn còn, vì vậy nếu đem thi thể của tổ tiên cha mẹ táng vào nơi sinh khí hội tụ, thì con cháu sẽ được phúc- thọ- khang- ninh, phú quí…đó là cơ sở lý luận của Âm trạch phong thuỷ. Đối với Dương trạch phong thuỷ thì có khác, sinh mệnh con người đã do sinh khí tạo nên, nếu tìm được mảnh đất sinh khí nuôi dưỡng từ lòng đất đương nhiên là tốt nhưng công hiệu chậm,vấn đề ở chỗ con người còn luôn luôn thở hít khí trời, đây là nguồn năng lượng trực tiếp nuôi dưỡng cơ thể, vì vậy đối với dương trạch phong thuỷ vấn đề chọn hướng mở cổng, cửa, sắp xếp bố cục cho nội ngoại thất cho phù hợp với gia chủ là điều hết sức quan trọng, để tiếp nhận vượng khí loại trừ tà khí.
2.4.Thiên văn và lịch số ứng dụng vào phong thuỷ.
Việc quan sát sự chuyển động của các tinh tú từ đó làm ra lịch để phân chia thời gian là một yếu tố rất quan trọng có ở trong tất cả các nền văn hoá của loài người.Thông qua quan sát và tính toán người Trung Hoa cổ đẫ phát hiện ra qui luật chuyển động của trái đất quanh mặt trời hết 365.25 ngày(gọi là 1 năm) và từ đó chia ra 4 mùa; mặt trăng quanh trái đất hết 29,5 ngày gọi là 1 tháng (tháng đủ 30 ngày tháng thiếu 29 ngày). Một chu kỳ gồm 12 tháng thi các quá trình lại lặp lại song ở đây lại xuất hiên một vấn đề là khi kết hợp giữa chu kỳ chuyển động của trái đất theo quĩ đạo mặt trời (năm dương lịch) với 12 chu kỳ của mặt trăng theo quĩ đạo của trái đất(năm Âm lịch) thì thời gian một năm lại không trùng nhau-năm âm lịch chỉ có 354 ngày- Vì vậy người ta đã đặt ra phép làm lịch nhuận(cứ 3 năm nhuận 1 lần, 5 năm nhuận 2 lần, 7 năm nhuận 3 lần, 9 năm nhuận 4 lần) như vậy thực chất lịch cổ Phương Đông là Âm-Dương lịch chứ không phải thuần tuý âm lịch như nhiều người vẫn quan niệm. Trong hệ thống Âm-Dương lịch sự phân chia thời gian từ giờ, ngày, tháng, năm cho Nguyên –vận –hội, lại được Âm-Dương và Ngũ hành hoá, như vậy yếu tố thời gian đã được vật chất hoá, không gian hoá, đây chính là cơ sở cho các việc ứng dụng cho các phương pháp dự báo (bói toán)và thuật phong thuỷ. Trong hệ thống thiên văn học cổ Phương đông người ta đã phát hiện ra 4 chòm định tinh( ngoài 7 hành tinh trong hệ mặt trời), mỗi chòm gồm 7sao có ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động và phát triển của các sinh thể trên trái đất.Thứ tự như sau: phía Đông là Giác, cang, đê, phòng, tâm, vĩ, cơ; phía Bắclà Đẩu, ngưu, nhũ, hư, nguy, thất, bích; phía Tây là Khuê, lâu, vị, mão, tất, chuỷ, sâm; phía Nam là Tỉnh, quỉ, liễu, tinh, trương, dực, chẩn.Các sinh thể trên trái đất tuỳ theo sự tiến hoá mà chịu ảnh hưởng cụ thể của 4 chòm tinh tú này, riêng con người(loài ưu việt nhầt trong muôn loài) chụi sự chi phối rất lớn của 4 chòm định tinh này, người ta nhận they con người từ khi thụ thai cho đến khi sinh ra thời giant rung bình là 280 ngày, trong thời gian thai dung cứ 10 ngày là bẩm thụ một khí của một trong 28 sao, vì vậy con người được coi là một tiểu Vũ trụ, có đầy đủ tính chất của đại Vũ trụ. Do đó trong thuật Phong thuỷ có tham chiếu rất nhiều sụ ảnh hưởng của nhị thập bát tú.
3.Sơ lược về thuật phong thuỷ.
Thuật phong thuỷ ra đời rất sớm ở Trung Quốc cổ đại, trải qua nhiều giai đoạn phát triển trong trong lịch sử đã hình thành một hệ thống các khái niệm, kinh sách và cảc trường phái khác nhau. Có lẽ do tính quan trọng thực tiễn của thuật phong thuỷ nên có rất nhiều học học giả nghiên cứu và do đó số lượng kinh sách về môn học này rất nhiều và phức tạp. Song có 4 yếu tố cơ bản nhất của thuật phong thuỷ mà mọi trường phái đều phải sử dụng, đó là: Hình- Lý- Khí- Số, trong đó hình là hình thế đất đai, dòng nước,cấu trúc của các công trình xây dựng kể cả Âm trạch lẫn dương trạch; Lý là qui luật vân động của thuỷ- hoả- phong; Khí là năng lượng của vũ trụ ẩn tàng trong các vật thể,đất, nước, con người…còn Số là 9 con số của kinh Dịch qui ra các quẻ. Đièu kiện quan trọng để nhận thức được hình-lý khí-số đòi hỏi con người phải có một năng lực trí tuệ và đạo đức nhât định gọi là Tâm, tâm là cái cốt lõi trong sự cảm ứng của con người với trời đất. về đại thể thuật phong thuỷ cho đến nay có thể nói gồm 4 trường phá lớn: Bát trạch minh cảnh, phong thuỷ loan đầu, huyền không học, huyền thuật phong thuỷ. Ngoài ra hiện nay con có thêm trường phái cảm xạ phong thuỷ, đây là trường phái tích hợp nhiều xu hướng nghiên cứu phong thuỷ khác nhau.Về cơ bản các trường phái là đại đồng tiểu dị, tuỳ theo cách quan niệm mà nhấn mạnh một trong 4 yếu tố hình-lý- khí- số.
Tổng quan lại thuật phong thuỷ nói chung đều dựa vào hệ thống các học thuyết về bản thể vũ trụ, các học thuyết về các qui luật vận hành của vũ trụ , như học thuyêt Âm dương- Ngũ hành, thiên văn học, lịch số để đưa ra các phương án tối ưu cho các công trình xây dựng và kiến trúc, nhằm đạt được sự hài hoà giữa con người với vũ trụ. Không chỉ thuật phong thuỷ mà tất cả các phương pháp dự đoán và chiêm bốc( Nhâm ,Cầm, Độn, toán, tử vi, tướng số…) đều lấy học thuyết Âm dương- Ngũ hành và hệ thống thiên văn lịch số làm cơ sở nền tảng. Đặc biệt trong Y học truyền thống các học thuyết về vũ trụ quan còn là nguyên tắc cho quá trình chẩn trị bách bệnh( con người trong quan niệm của Trung Hoa là một tiểu vũ trụ). Tính ứng dụng đa năng của các học thuyết vũ trụ quan của nền học vấn Trung Hoa dựa trên nguyên tắc có có tính phổ quát: Tất cả các sự vật hiện tượng trong vũ trụ kể cả Không gian và thời gian đều thống nhất với nhau ở tính vật chất, vì vậy giữa chúng có thể qui đổi lẫn nhau theo hai chiều xuôi và ngược thông qua các học thuyết về bản thể và vận hành của vũ trụ( học thuyêt Âm dương- Ngũ hành). Độ dung sai trong quá trình ứng dụng thực tiễn của các học thuyết này đã được kiểm nghiệm qua nhiều nghìn năm lịch sử, và có lẽ trong một tương lai gần' việc chứng minh tính tương đồng giữa các học thuyết về vũ trụ quan Trung Hoa với khoa học hiện đại là một hiện thực. Theo chúng tôi việc nhận thức và đánh giá về các ứng dụng trong đời sống xã hội nói chung và trong thuật phong thuỷ nói riêng của các lý thuyết khoa học vũ trụ quan Trung Hoa trên quan điểm thực chứng khoa học của Phương Tây cần phải dựa trên cảm quan khoa học mới và nhiều tình khách quan hơn./.
Chương 1
Trạch mệnh tương Phối
1. 1: Thế nào là Trạch mệnh tương phối
2. 2: Tìm quẻ mệnh như thế nào
3. 3: Tìm quẻ trạch như thế nào
4. 4: Quẻ mệnh dựa vào ai
5. 5: Xác định phương vị như thế nào
1.1: Thế nào là trạch mệnh tương phối
Quan niệm truyền thống của Trung Quốc, cho rằng quan hệ giữa “người” và “nhà ở” vô cùng mật thiết, vì vậy 2 yếu tố này phải phối hợp với nhau, nếu không phối hợp được với nhau thì khó có thể an cư được.
Quan niệm cầu “trạch mệnh tương phối” đã được trình bày đầy đủ trong cuốn sách cổ “Bát trạch minh cảnh”.
“Bát trạch minh cảnh” dựa vào bát quái ngũ hành để phân loại “mệnh” và “trạch”, nếu “mệnh” và “trạch” cùng loại thì là tương phối, nếu không cùng một loại thì sẽ không tốt.
Bát quái phân thành: Càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài.
Trong đó quẻ chấn, tốn, khảm, ly thuộc “quẻ đông tứ”. Càn, đoài, khôn, cấn thuộc “quẻ tây tứ”
Quẻ đông tứ và quẻ tây tứ được chia thành biểu đơn giản như sau:
KhôncấnđoàicànLykhảmtốnchấnmệnh phong
ThổthổkimkimHoảthuỷmộcmộcNgũ hành
Tây namĐông bắcTâyTây bắcNamBắcĐông namđôngPhương vị
Quẻ tây tứQuẻ đông tứLoại
Từ biểu trên ta thấy ngũ hành của một người (tính theo năm sinh) thuộc “thuỷ”, “mộc” hoặc “hoả” thì người đó thuộc “mệnh đông tứ”.
Nếu ngũ hành của một người thuộc “thổ” hoặc “kim” thì người đó thuộc “mệnh tây tứ”.
Cần biết thêm về ngũ hành của một người là căn cứ vào cách chia của “lục thập hoa giáp”, đây là cách chia 60 năm theo lịch can chi, cứ hai năm theo một hành trong ngũ hành.
Sau đây nói về phân loại “quẻ trạch” của nhà ở.
“Quẻ trạch” của nhà ở được phân loại theo phương vị của 8 quẻ đơn (bát quái). Tất cả các nhà ở hướng “đông”, “đông nam”, “nam” hoặc “bắc” đều thuộc “đông tứ trạch”.
Nếu nhà ở hướng “tây”, “tây bắc”, “đông bắc” hoặc “tây nam” đều thuộc “tây tứ trạch”.
Sau đây là lược đồ tám quẻ đơn theo phương vị và trị số của các quẻ:
(Hình 1: Cửu cung bát quái)
1.2: Tìm quẻ mệnh như thế nào
Phong thuỷ học tính quẻ mệnh lấy “năm” sinh làm chuẩn, hay nói cách khác là những người sinh ra trong cùng một năm thì quẻ mệnh của họ giống nhau, nhưng cần chú ý nam nữ có khác nhau.
“Quẻ mệnh” có thể tính bằng công thức, cần chú ý công thức tính quẻ mệnh của nam và nữ cũng khác nhau:
Công thức của namCông thức của nữ
(100 - năm sinh): 9(Năm sinh - 4) : 9
Tìm số dư không chia hếtTìm số dư không chia hết
Thí dụ: Nam giới sinh năm 1954Thí dụ: Nữ giới sinh năm 1954
(100 - 54) = 46 : 9(54 - 4) : 9 = 5
Kết quả được 5 còn dư (1)kết quả được 5dư (5)
Vì 1 thuộc Khảm, vì vậy nam sinh 1954 thuộc mệnh KhảmVì 5 với nữ thuộc cấn vì vậy nữ sinh 1954 thuộc mệnh cấn
Bây giờ liệt kê quẻ mệnh của các số dư tìm thấy
Số dưMệnhSố dưMệnh
1Khảm6Càn
2Khôn7Đoài
3Chấn8Cấn
4Tốn9Ly
Nếu số dư là 5 thì (nam)/lấy trạch khôn, (nữ)/ lấy trạch cấn.
Những người sinh vào lúc năm hết tết đến lấy ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 2 năm dương lịch làm mốc (ngày lập xuân), ra trước cái mốc này thì tính theo năm cũ, sinh ra sau mốc này tính theo năm mới.
1. 3: Tìm quẻ trạch như thế nào
“Phái bát trạch” của phong thuỷ học chia nhà ở thành: Đông tứ trạch và Tây tứ trạch:
Đông tứ trạch: “Chấn” trạch toạ đông; “Tốn” trạch toạ đông nam; “Ly” trạch toạ nam; “Khảm” trạch toạ bắc
Tây tứ trạch: “Khôn” trạch toạ tây nam; “Đoài” trạch toạ tây; “Càn” trạch toạ tây bắc; “Cấn” trạch toạ đông bắc
Bây giờ xem thử “toạ” và “hướng” là gì?
Chủ thể của nửa phần sau của căn nhà gọi là “toạ”, còn phía trước mặc của cửa chính nhà hướng tới chính là “hướng”. Cần chú ý toạ hướng của căn nhà phải là một đường thẳng 1800, vì vậy “toạ bắc” thì nhất định phải là hướng nam, mà “toạ nam” thì phải là “hướng bắc”.
Mời xem hình vẽ dưới đây để biết rõ “toạ” và “hướng” của nhà ở.
1. 4: Quẻ mệnh dựa vào ai
Khi nói đến “Trạch mệnh tương phối” rất nhiều người gặp phải một vấn đề cảm thấy rắc rối, đó là quẻ mệnh của người trong nhà không giống nhau. Có một số người thuộc đông tứ mệnh nhưng lại có một số người lại là tây tứ mệnh, nên lấy quẻ mệnh của người là chủ trong gia đình.
1. 5. xác định phương vị như thế nào:
Phương vị và phong thuỷ học có quan hệ mật thiết với nhau, nếu không làm rõ được các hướng đông, tây, nam, bắc thì khó có thể biết được nhà hướng nào là hướng lành, hướng nào là hướng dữ. Như vậy thì cơ bản chẳng có gì để bàn về phong thuỷ nữa.
Bây giờ xin giới thiệu với các vị làm thế nào để xác định phương vị trong nhà ở bằng la bàn đơn giản.
“Bát trạch phái” của Phong thuỷ học Dương trạch chủ yếu là chia một gian phòng thành tám phương vị để nghiên cứu xem phương vị nào là tốt, phương vị nào là không tốt.
Hãy xem bản vẽ mặt bằng một gian phòng dưới đây để biết được cách làm thế nào để chia một gian phòng thành tám phương vị.
H×nh 1
1) Chọn “điểm trung tâm” để xác định phương vị, lấy hình 1 làm ví dụ. Trước hết đo điểm trung tâm của 1 gian lớn (điểm cắt các đường chéo), sau đó ta cũng làm tương tự ở các phòng khác đo điểm trung tâm của nó. Cứ như vậy có thể xác định được phương vị của mỗi khu vực trong toàn bộ căn nhà ở.
2) Tìm ra “O” độ chính bắc: Từ “điểm trung tâm” quay la bàn cho đến khi kim chỉ “O” độ chính bắc (như Hình 2). Làm như vậy sẽ tìm ra được 8 phương vị một cách chính xác. Vì vậy cần phải ghi nhớ rằng muốn xác định được phương vị nhất định phải tìm ra được vị trí chính bắc.
3) Từ “Điểm trung tâm xác định phương vị của mục tiêu: Sau khi biết được chính bắc ở đâu, chỉ cần nối thẳng từ mục tiêu với “Điểm trung tâm” của la bàn (có thể dùng sợi dây để nối), như vậy có thể biết được phương vị của mục tiêu.
Chương 2
cửa chính lành dữ
2. 1: Cửa chính cần phải được đặt ở hướng lành.
2. 2: Xử lý cửa chính như thế nào để tránh rủi ro
2. 3: Hoá giải thế của cửa chính
2.4: Thổ công và thần giữ cửa
2. 1: Cửa chính cần phải đặt ở hướng lành
Sau khi nói về “Trạch mệnh tương phối” xong, xin bàn về sự lành dữ của cửa chính.
Nếu như người thuộc “đông tứ mệnh” ở vào tây tứ trạch hoặc người tây tứ mệnh lại vào ở đông tứ trạch, trạch mệnh không tương phối, trong trường hợp này phải làm thế nào?
“Bát trạch minh cảnh” có đưa ra một cách giải quyết rằng “nếu nhà hướng đông tây khó thay đổi thì phải sửa cửa chính”.
Nói một cách khác là người “đông tứ mệnh” thì cửa cần mở ở 4 phương vị “quẻ đông tứ”: Đông, đông nam, nam hoặc bắc.
Còn người thuộc “Tây tứ mệnh”, cửa chính cần được mở ở 4 phương vị “quẻ Tây tứ”: Tây, tây nam, tây bắc, hoặc đông bắc.
“Cửa đông tứ”, đối với người ‘mệnh đông tứ” là cửa tứ cát (4 hướng lành) vì rằng cửa chính mở ở 4 phương vị này đều là cát lợi (lành).
Cũng cách giải thích này “cửa tây tứ” đối với người “mệnh tây tứ” là cửa tứ cát (4 hướng lành).
Nhưng nếu đi sâu nghiên cứu thêm một bước nữa, muốn chọn lựa lấy 1 trong 4 cái hướng lành ấy thì làm thế nào để chọn được hướng tốt nhất?
Để tiện tra cứu xin vẽ ra 8 sơ đồ đơn giản về sự lựa chọn lành dữ của những người có quẻ mệnh khác nhau, chỉ cần nhìn qua là rõ.
Chỉ cần tìm ra “quẻ mệnh” của mình là có thể dựa vào sơ đồ để tìm ra hướng tốt nhất cho bản thân.
Người ta chia tám hướng chính theo 8 sao trong đó có Bốn sao lành và bốn sao dữ:
4 Sao lành:
sao thứ nhất “Sinh khí” (1)
sao thứ hai “Thiên y” (2)
sao thứ ba “Diên niên” (3)
sao thứ tư “Phục vị (4)
4 Sao dữ:
sao thứ tư “Hoạ hại” (5)
sao thứ ba “Lục sát”(6)
sao thứ hai “Ngũ quỷ” (7)
sao thứ nhất “Tuyệt mệnh” (8)
Trong ngoặc là các chữ số từ 1 đến 8 là số thứ tự trước sau của sự lựa chọn.
Tám sao này được được sắp sếp và biến hoá tuỳ theo tùng trạch mệnh, để tiên cho việc sử dụng đối với những người mới nghiên cứu chúng tôi cung cấp luôn tám sơ đồ trạch vận, Dưới đây là chú thích cụ thể về ý nghĩa của tám sao và để cho chính xác hơn chúng tôi cung cấp cho độc giả tám loại trạch được chia theo 24 sao nhỏ chia theo phương vị của tám sao chính. Như vậy thực tế các phương vi không phải chỉ được chia theo 450 mà chi tiết đến 150 sử dụng trong phong thuỷ. Sau đây là hình vẽ 8 loại trạch mệnh và ý nghĩa của các cung (sao):
1.Trạch Khảm
2.Trạch Cấn
3. Trạch Chấn
4. Trạch Tốn
5. Trạch Ly
6. Trạch Khôn
7. Trạch Đoài
8. Trạch Càn
1, Phục vị: Trạch vận hướng này thì giàu có thường thường, tuổi thọ trung bình, mỗi ngày có tài lộc nhỏ, sinh con gáI nhiều hơn con trai. Muốn dễ có con thì để bếp vào hướng phục vị, tới năm Nhâm, Quý thì có con và dễ nuôi.
2, Ngũ Quỷ: Trạch vận hướng này chủ tới tớ đều phản phúc, trốn chạy, bị năm lần trộm cướp, gặp tai nạn về lửa, bệnh hoạn, thị phi, tài lộc sút kém, điền sản, súc vật bị hại, tổn thất nhân khẩu. ứng vào các năm tháng Dần, Ngọ, Tuất.
3, Thiên y: vợ chồng phối hợp mạng này cùng tứ trạch, muốn lập phòng riêng, hướng thiên y sẽ sinh được 3 con, giàu có ngàn vàng, gia đạo yên ổn không bệnh tật, nhân khẩu, điền sản, súc vật đều vượng phát. Đến các năm thìn, tuất, sửu, mùi thì có tài lộc đến.
4, Tuyệt mệnh: nhà ở hướng này, tức đã phạm hướng rất xấu, chủ hại về đường con cáI, không có con nối dõi, không con trai, không sống già, bị bệnh tật, tài lộc sút kém, điền sản, súc vật suy hại, bị người khác mưu hại. ứng vào các năm tỵ, dậu, sửu.
5, Hoạ hại: phạm hướng này thì bị thị phi, dính líu tới pháp luật, bệnh tật, suy sụp tài lộc, tổn thất nhân khẩu. ứng vào các năm tháng thìn, tuất, sửu, mùi.
6, Sinh khí: nhà hướng sinh khí thì sinh được 5 con, thăng quan tiến chức, ra ngoài được đại phú quý, nhân khẩu trong nhà tăng đông đảo, quen biết giao thiệp đủ người quyền cao chức trọng. Gặp các năm hợi, mão, mùi thì phát tài.
7, Lục sát: nhà phạm hướng này chủ tốn tài lộc, thị phi, tiêu mòn ruộng vườn, súc vật và nhân khẩu đều tổn thất. ứng vào các năm thìn, tuất, sửu, mùi.
8, Phúc đức (diên niên): nhà hướng này hoặc để bếp hoặc giường nằm theo hướng này sẽ sinh 4 con, giàu có hạng trung, tuổi thọ rất cao, có tài lộc, vợ chồng hoà thuận vui vẻ, nhân khẩu súc vật trong nhà đông đảo. Gặp các năm tỵ, dậu, sửu thì phát tài.
Trên đây là sự giải thích 8 hướng cơ bản xong các bạn nếu chẳng may nhà phạm phải hướng xấu nên bình tĩnh và tham khảo chi tiết hơn.ở 24 sơn hướng được chia nhỏ trên cơ sở 8 cung lớn trên. Điều quan trọng là phảI biết sử dụng thành thạo la bàn để kiểm tra cửa, cổng, hướng giường bếp đến từng chi tiết, ý nghĩa 24 cung như sau:
1. Tấn điền: mở cửa hướng này phúc lớn không bao giờ dứt, thường có tài lộc, cha hiền con thảo, được bên ngoài phó thác cho tài vật, tài sản. Nhà cửa ruộng vườn súc tích.
2. Khốc khấp: không nên mở cửa hướng này, năm này sang năm khác đều có tai hoạ, nam nữ trong nhà chết non, gây nhiều bi luỵ đến nhân mạng, phá bại tài sản, lục súc không có lợi.
3. Cô quả: mở cửa hướng này đại hung, trong nhà có nhiều quả phụ (chồng chết), điền sản, lục súc tổn hại, mọi người ly tán xa xứ.
4. Vinh phú: mở cửa hướng này tốt, mọi người, mọi nhà tụ họp về nơI mình cư trú, gia đình không gặp tai hoạ, thu được phú quý vinh hiển. Người mệnh hoả ở được hướng này là tốt nhất.
5. Thiếu vong: mở cửa hướng này không nên. Gia đạo trong 1 năm có tiếng khóc, con trai chết non, con gáI tự vẫn hoặc bệnh tật. Nếu không thì con cáI chơI bời phá gia.
6. Trường bệnh: chủ tật bệnh lâu dài, mở cửa hướng này thì con trưởng, người trên bất nhân, mù mắt, các bệnh ở mắt, thiếu niên thì bạo ngược gây ra chuyện tù tội lao khổ. Ra ngoài thì thất bại, người trong nhà không yên ổn.
7. Thần hôn: đây là hướng đất tốt. Trong gia đạo mọi người đều hiền lương, đi về đều đem lại điều lành, tiền bạc của cảI lâu dài, thêm nhân khẩu, súc vật. Người mệnh hoả mở cửa hướng này thì phát đạt.
8. Hoan lạc: đây là hướng tấn tài, tấn lộc, lợi cho phụ nữ, súc vật hưng vượng, phát phúc, phát công danh nhanh chóng. Người mệnh thuỷ hướng này rất phát đạt.
9. Tuyệt bại: đây là hướng không nên dùng. Dù có thanh cao cũng không tránh được buồn phiền. Mở cửa hướng này cha con mỗi người một nơI, ai làm nấy ăn, phá bại gia tài, bất đắc kỳ tử, tai nạn về nước lửa, rất bất lợi.
10. Vượng tài: hướng vượng tài là hướng quan trọng, người trí cần biết mở cửa hướng này, phú quý phát từ từ, trong nhà người người có lòng hiếu, cơ nghiệp gia đạo thăng tiến. Người mệnh hoả mở cửa hướng này rất phát đạt.
11. Phúc đức: mở cửa hướng này là điều tốt lành. Trong nhiều năm gia chủ gặp nhiều sự phú quý, nhà cửa ruộng vườn, tài lộc, thăng tiến, sinh con quý, lục súc và trồng trọt đều thuận lợi. Lợi cho nữ trong 3 năm thêm nhân khẩu.
12. Ôn hoàng: mở cửa hướng này trong 3 năm người trong nhà bị sốt rét, dịch bệnh. Họ xa có người tự vẫn. Phụ nữ sinh nở khó chu toàn tính mệnh. Nói chung hay bị các bệnh thời khí. Người lớn, trẻ con đều bệnh tật, thú cắn, bên ngoài có người bị hình luật, thưa kiện, tài sản hao mòn.
13. Tấn tài: chủ về tiền bạc. Mở cửa hướng này chủ về sự thành công dễ dàng, nhà cửa, lục súc, ruộng vườn, nhân khẩu đều gia tăng. Ra ngoài dễ thăng quan tiến chức.
14. Xương dâm: không nên mở cửa hướng này, trong nhà mọi người dễ dâm loạn, nữ bị hỏng thai, trai gáI đắm say tửu sắc, không biết liêm sỉ. Vợ chuyên quyền và làm loạn. Lục súc tổn hại.
15. Tố tụng: mở cửa hướng này là tự rước tai hoạ, tố tụng là việc bất thường, nhà cửa, ruộng vườn, tài sản bị phụ nữ phá hoại. Trong đời mắc lắm thị phi, gia đạo tranh giành nhau sản nghiệp, bị tiểu nhân mưu hại, lòng người không yên ổn.
16. Quan tước: mở cửa hướng này rất tốt. Người làm quan thì có quyền cao chức trọng, được ở kinh đô. Kẻ bình thường thì có đất đai, nhà cửa vượng phát, mọi người lân cận kết giao nhiều, đông con cháu.
17. Quan quý: đây là hướng rất tốt cho việc mở cửa. Gia chủ vang danh, sớm có quyền chức. Nhà cửa đất đai gia tăng, tài sản nhiều, sinh con quý tử.
18. Pháp trường: mở cửa hướng này đại hung hoạ. Gia chủ chịu nhiều bi thương trong trường đời, tôI tớ cũng đều bị lưu đày biệt xứ.
19. Vượng tâm: đây là hướng thượng hảo. Gia đạo an lạc, thịnh vượng, làm ruộng, chăn nuôI đều tốt, mọi người an lành và cần kiệm. Rất tốt với người mệnh hoả.
20. Hưng phúc: mở cửa hướng hưng phúc thì gia chủ thọ mạng lâu dài (tuổi thọ cao), bốn mùa ít tai ương. Ra ngoài đời được thăng quan tiến chức, người thường thì được hưởng phúc, gia sản đầy đủ, mọi sự vẹn toàn.
21. Tự ải: mở cửa hướng này nhiều tai ương, gặp cảnh chiến tranh loạn lạc. Phụ nữ tự vẫn ở nơI xa, hao tiền tốn bạc về kiện tụng. Con trai bỏ xứ, con gáI tai nạn về sinh nở, tài sản tiêu hao.
22. Điên cuồng: mở cửa hướng này không thể vượt qua tai hoạ. Gia đạo sinh ly tử biệt, nhiều người điên cuồng, dâm loạn, thuỷ hạn hoả tai, dịch bệnh mất hết gia sản. Con cái ly tán chơI bời.
23. Khẩu thiệt: không nên mở cửa hướng này, gia chủ thường chuốc lấy các việc không may mắn, hay gặp tai ương, vợ chồng cãi nhau, anh em bất hoà, lục súc tiêu hao.
24. Vượng trang: mở cửa hướng này có nhiều ích lợi về tiền bạc, điền địa, của cảI xúc tíc, nhân khẩu gia tăng.
* Kết luận:
Hướng tốt: nên dùng để mở cổng, cửa chính, cửa phòng, lập nhà hương hoả, đặt bàn thờ thổ địa, hướng để lập bàn thờ tổ tông, lập phòng ở, phòng trẻ, làm kho, lập cơ sở thương mại đều tốt đẹp.
Hướng xấu: dùng để đặt nhà vệ sinh, nhà tắm, hầm chứa phân, xây bếp lò, để cối say, đá mài, giặt rửa nhằm mục đích chấn yểm hung thần, gia chủ không phảI lo lắng. Mọi điều cát lợi sẽ đến.
2. 2: Sửa cửa chính như thế nào để tránh được rủi ro
Tiết 1 đã nói đến nguyên tắc “cửa” và “mệnh” tương phối, bạn đọc có thể dựa voà đó để xem sự lành dữ của cửa chính nhà ở của mình.
Nếu như cửa chính nhà ở đã đặt ở hướng lành, thì tất nhiên đây là điều vui. Nhưng nếu phát hiện cửa chính đặt ở hướng dữ thì phải xử lý như thế nào?
Có rất nhiều người vì phát hiện cửa chính nhà ở mở vào hướng dữ mà buồn phiền khôn xiết.Sau đây là cách khắc phục:
1) Thêm cửa trong nhà, hoặc đặt bình phong
2) Hoá giải tà khí bằng màu sắc…
2. 3: Hoá giải thế cửa chính
2.3.1. Có góc nhọn chiếu thẳng cửa chính: Thường là chỉ cửa bị góc tường nhọn của nhà hàng xóm hoặc đốc nhà của hàng xóm chiếu thẳng cửa chính. Hình 1 là một ví dụ điển hình.
ở đây xin đưa ra 4 cách xử lý như sau để các vị tham khảo.
a) Treo tấm biển đầu thú:
b) Treo gương lõm:
c) Xây tường chắn:
2.3.2.Đường cái đâm thẳng vào cửa: Nếu như trước của có đường cái đâm thẳng vào (như Hình 4), theo phong thuỷ học thì đó là điều không tốt, nó ảnh hưởng rất lớn đến ngôi nhà.
Về điều này “Dương trạch thập thư” giải thích như sau:
“Thử ốc nhược hữu đại lộ xung. Định chủ gia trung vô lão công. Tàn tật chi nhân chân thị hữu. Danh vi ám tiễn xạ nhân hung”. ý của câu này là ; cửa nhà nếu có đường cái chạy thẳng tới thì đây gọi là “ám tiễn thương hung” (mũi tên vô hình đâm thẳng vào ngực) điều này luôn không có lợi cho chủ nhà, còn trong nhà sẽ có người bị tàn tật.
“Kinh lỗ ban” nêu ra biện pháp hoá giải bằng cách “Dùng đá cản” .
Vì rằng bia đá ghi dòng chữ Hán “Thái Sơn thạch cảm đương” cao tới 5 xiên (tương đương với 1,65m) lại phải chôn sâu ở phía trước cửa, không phải việc dễ làm. Vì vậy “Kinh lỗ ban” lại đưa ra 1 cách làm khác tương đối đơn giản để thay thế cách trên.
Hình “Sơn hải trấn” có thể được vẽ lên một miếng ván, nếu không chỉ cần viết 3 chữ “ Sơn hải trấn” là được.
2.3.3.Đường dốc chạy thẳng vào cửa chính: Có một số nhà xây dựng ở chân dốc, cửa chính đối diện với dốc, thế này không thuận (H.5)
H7
Theo phong thuỷ học thì đường cái là “nước” (thuỷ), tuy nói “thuỷ” là “Tài” nhưng nếu như (H.7) nước ào ào từ đường dốc chảy vào cửa chính (trìu tượng) hình thế này tất biến thành hoạ.
Cách hoá giải làm như (H.6): ở phía bên ngoài cửa ta xây bậc vào cửa (1 bậc, 3 bậc hoặc 5 bậc), làm như thế để làm giảm thế nước chảy vào cửa.
2.3.4. Trước cửa là đoạn đường cong hình cánh cung ngược. Cái gọi là “đường cong hình cánh cung ngược” là đoạn đường cong trước cửa mà chiều cong hướng thẳng vào cửa chính. (xem H.7), phong thuỷ học gọi nó là “lưỡi liềm cắt sườn”.
Cách hoá giải như sau:
- Chôn bia “ Thái sơn thạch cảm đương” trước cửa, thực ra cứ chôn khối đá là được.
- Treo tấm gỗ ghi “Sơn Hải trấn”
- Treo gương lõm
2.3.5. Hai cửa đối nhau:
Nếu như muốn vừa xoá bỏ được sự uy hiếp về tâm lý “Hai cửa đối nhau” lại vừa không để hàng xóm có cửa đối với mình, bị mặc cảm, cách làm tốt nhất để giải quyết là trên dạ cửa treo 4 chữ “Thiên quan tứ phúc” (công trời ban phúc).
Nếu như có thể bàn với nhà hàng xóm kia, cũng treo bốn chữ “Thiên quan tử phúc” Trên cửa để 2 bên đều có phát là lý tưởng nhất.
2. 4: Thổ công và thần cửa
Thổ công: Thổ công được coi là thần tài giúp người ta làm giàu, vì vậy tên đầy đủ của thổ công là “môn khẩu thổ địa tài thần” có nghĩa là thần tài thổ địa ở cửa.
Vì rằng thổ địa ở cửa nhà có tác dụng đưa tiền tài vào nhà, cho nên cần phải bố trí theo hướng đón dòng chảy như thế mới có thể đón nhận được của cải.
ý tứ của “bố trí theo hướng đón dòng chảy tới” là phải dựa vào thế đất phía trước cửa bố trí để thổ địa ở cửa đón được nước chạy tới.Vệc bố trí đón dòng chảy có 2 nguyên tắc khác nhau:
Một là dựa vào chiều của xe đi.
Hai là dựa vào thế đất cao thấp.
Lý tưởng nhất là bố trí ở trong tường cạnh cửa chính để đặt thờ thổ địa như vậy không lo người ra vào đụng chạm.
Có một điểm cần lưu ý. Môn khẩu thổ địa cần được đặt sát mặt đất, không được đặt cách mặt đất quá cao, vì rằng nếu cách xa mặt đất thổ công sẽ mất đi sức mạnh như cá tách khỏi nước vậy.
Ngoài ra còn “thần tài chủ đất” là thờ ở trong nhà.
“Thần tài chủ đất” là gọi tắt, thực ra trên thần vị viết “Ngũ phương ngũ thổ long thần, tiền hậu địa chủ tài thần”- năm phương hướng của thần đất, trước sau là thần tài của địa gia chủ.
“Thần tài chủ đất” (địa chủ tài thần) tuy đặt thờ trên mặt đất nhưng mặt vẫn phải hướng ra cửa chính, như vậy mới đón được của cải tiền tài vào nhà.
Thần cửa:
Thần cửa được dán ở 2 bên cửa chính, bên trái là “Môn Thừa”, còn bên phải gọi là “Hộ uý”.
Trước đời Đường thần cửa của mọi nhà là 2 vị Thần Đồ và Uất Luỹ để giữ cửa ngày tết tức là lúc đó mỗi khi mùa xuân về mọi người đều vẽ đầu Thần Đồ và Uất Luỹ rồi treo ở ngoài cửa để trị tà ma.
Đến đời Đường, việc treo trước cổng chầu cổng được thay bằng 2 vị đại tướng có uy lực đó là Tần Thúc Bảo và Uý Trì Kính Đức.
Nhưng việc dán thần cửa ở trước cửa, ở đô thị ngày nay không phù hợp lắm, điều này chủ yếu có liên quan đến việc thiết kế cửa chính.Vì vậy ngày nay người ta dùng các phương án khác thay thế.
Chương 3
Nhà bếp Lành dữ
Cửa chính, phòng chủ nhân và bếp nấu là Dương trạch tam yếu (3 điểm quan trọng), nó đều là nhân tố chủ yếu quyết định sự lành dữ của nhà ở.
Nhưng thường thì mọi người lại coi thường tính quan trọng của phong thuỷ nhà bếp.
Thực tế thì nhà bếp là nơi nấu nướng phục vụ ăn uống nếu không chú ý thì rất có khả năng “bệnh tòng khẩu nhập” (bệnh thâm nhập từ đường ăn uống), khó đảm bảo sự bình an cho người trong nhà.
“Dương trạch tam yếu” cho ràng “bếp là nguồn nuôi sống người, vạn vật sống được nhờ vào ăn uống”, vì vậy rất coi trọng bếp nấu.
3.1: Mười hai điều kiêng kỵ ở nhà bếp
Kiêng bếp nấu đặt ngược hướng nhà
Kiêng đường từ cửa đâm thẳng vào bếp
Kiêng nhà bếp đặt đối diện với nhà vệ sinh
Kiêng nhà bếp đối diện với phòng ngủ
Kiêng bếp sát giường ngủ
Kiêng để sau bếp là khoảng trống
Kiêng đặt bếp trên rãnh, mương nước.
Kiêng có xà ngang đè lên trên đầu
Kiêng mặt trời chiếu xiên khoai
Kiêng để góc nhọn chiếu thẳng vào bếp
Kiêng nước lửa đụng nhau.
3.2. Phương vị lành dữ của bếp
Bếp nên đặt “toạ hung hướng cát” tức là đặt ở hướng dữ nhìn về hướng lành thì tốt, khi sắp xếp trong nhà bếp cần lấy đây làm nguyên tắc.
3.4. Những điểm quan trọng cần chú ý của nhà bếp
1. Kỵ gió
2. Kỵ nước
3. Bếp đặt toạ hung hướng cát (đặt lên hướng dữ nhìn về hướng lành).
4. Không nên đặt sát vào phòng ngủ.
5. Sạch sẽ sáng sủa
3.5. Những điều kiêng kỵ đối với việc đặt hũ gạo và tủ lạnh
Có phái lý luận phong thuỷ cho rằng “kho” (hũ gạo) là nơi để gạo, thuộc thổ vì vậy không nói đến toạ hướng, kho đặt phương vị thổ là rất tốt (đại lợi). Đó là nhà ở có hướng mộc, mộc khắc thổ, kho không đặt ở hướng ấy.
Đại ý là hũ gạo thuộc “Thổ” vì vậy cần đặt nó ở phương vị “Thổ” đương vượng, tức là hướng tây nam và Đông bắc.
3.5.2. Tủ lạnh: Tủ lạnh cũng như hũ gạo là những công cụ không thể thiếu được trong nhà bếp mỗi gia đình, Tủ lạnh dùng để cất giữ đồ ăn thức uống hàng ngày cho mỗi gia đình, ngày nay ở thành phố tủ lạnh rất phổ biến. Có một số người cho rằng tủ lạnh nên đặt tại hướng dữ vì tủ lạnh đã lạnh lại còn nặng, đặt nó ở hướng dữ là để chấn áp các sao dữ, cách giải thích này xem ra lý tưởng nhất.
Nhưng một số người lại có ý kiến ngược lại, rằng tủ lạnh nên đặt ở hướng lành.
Chúng tôi tán thành ý kiến này với 2 lý do sau đây:
- Tủ lạnh là chỗ bảo quản thức ăn đồ uống cho cả nhà nếu đặt nó ở hướng dữ là không thích hợp.
- Tủ lạnh là máy móc nó vận hành liên tục cả 24 tiếng trong ngày, nếu như đặt ở hướng dữ sẽ làm chấn động đến các sao dữ, kích động nó đi gây rối vì thế đặt tủ lạnh ở hướng dữ không thích hợp.
Chương 4
Nhà vệ sinh lành dữ
4.1. Nhà vệ sinh
41.1. Nhà vệ sinh không nên đặt ở phía tây nam hoặc đông bắc: Có rất nhiều sách phong thuỷ đều đặt vấn đề như vậy, cho rằng nhà vệ sinh đặt ở hướng tây nam hoặc Đông bắc. Chủ sẽ gặp nhiều điều dữ mà không rõ nguyên nhân, cho nên đã làm rất nhiều người phải ngạc nhiên.
Nhà vệ sinh phải được cấp nước đến và đi, thuỷ khí rất nặng, nếu như đặt nó ở 2 phương vị thổ khí đương vượng là tây nam hoặc đông bắc thì sẽ sinh ra “Thổ khắc thuỷ”, vì vậy sẽ rất không tốt, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khoẻ mọi người trong gia đình.
4.1.2. Nhà vệ sinh không nên đặt ở giữa nhà.
4.1.3. Nhà vệ sinh không nên đăt ở phía nam. Vì phía nam “hoả” khí nặng, sẽ xung khắc với nhà vệ sinh “thuỷ” khí nặng, vì vậy đặt nhà vệ sinh ở phía nam không lợi.
4.1.4. Công trình phụ không đặt vào chính giữa của 8 phương “Tám hướng” là tám phương vị của đông, nam, tây, bắc và đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc.
Mỗi một phương vị nói trên là một góc 450, trong phong thuỷ Trung Quốc lại chia một phương vị thành 3 đơn vị nhỏ hơn, thí dụ chia phương vị hướng Đông thành “Giáp”, “Mão”., “ất”, chia phương vị đông nam thành “Thìn”. “Tốn”, “Tỵ” v.v....
Chính giữa của tám phương là:
“Mão” của hướng đông
“Tốn” của đông nam
“Ngọ” của hướng nam
“Khôn” của tây nam
“Đoài” của hướng tây
“Càn” của tây bắc
“Tý” của hướng bắc
“Cấn” của Đông bắc
Nhưng 8 phương vị “Mão”, “Tốn”, “Ngọ”, “khôn”, “Dậu”, “Can”, “Tý”, “Cấn”, mỗi phương vị chỉ có 150, có thể nói là rất hợp rất khó có 1 nhà nào lại nằm gọn trong 1 phương vị 150 nào đó, thường thì nó phải nằm ở 2, 3 phương vị, như vậy công trình phụ nào đó sẽ tính là nằm ở phương vị nào?
Dưới đây, nói đến “Vài điểm quan trọng đối với nhà vệ sinh, đây mới là những điểm cần chú ý.
4.2: Vài điểm quan trọng
cần chú ý đối với nhà vệ sinh
4.2.1. Nhà vệ sinh nên đặt ở hướng dữ
4.2.2. Nhà vệ sinh nên đặt chỗ khuất kín
4.2.3. Gian vệ sinh không nên đối thành phòng ngủ
4.2.4 Nhà vệ sinh cần giữ gìn sạch sẽ
4.2.5. Nhà vệ sinh cần thoáng gió
4. Nhà vệ sinh cần thường xuyên được giữ sạch sẽ.Như sách phong thuỷ cổ đã ghi nhà xí là nơi “xú uế”, vì vậy cần hết sức chú ý đến vệ sinh nếu không nơi ấy sẽ trở thành ổ dịch bệch.
Ngày nay phổ biến sống trong căn hộ khép kín kiểu VIP mà nhà vệ sinh được bố trí ngay trong phòng ngủ nếu như theo quan niệm phong thuỷ truyền thống thì chẳng phải là quá không tốt sao? chỉ cần đầu giường nằm không kê hướng về cửa nhà vệ sinh và nhà vệ sinh đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thường xuyên là có thể yên tâm được.
5. Nhà vệ sinh cần thoáng đãng: Nếu chỉ bảo đảm sạch sẽ thì chưa đủ, nhà vệ sinh cần đảm bảo thường xuyên thông thoáng để cho không khí trong lành từ ngoài thổi vào và không khí từ trong được hút ra ngoài. Nói tóm lại nếu các nhà vệ sinh chú ý được 5 điểm nói trên thì khẳng định chỉ có lành không có dữ.
Chương 5
Sự cát hung về phòng ngủ
5.1. Phòng ở và mệnh kết hợp với nhau như thế nào.
5.2. Cửa và mệnh kết hợp với nhau như thế nào.
5.3. Những điều cần biết về kiêng kỵ cửa phòng
5.4. Màu sắc của phòng ngủ điều hoà như thế nào
Trong phong thuỷ học sự cát, hung của phòng ngủ có ảnh hưởng rất lớn đối với vận mệnh của con người, chẳng những nó ảnh hưởng đến sức khoẻ của công việc mà còn ảnh hưởng tới con trai nối dõi. Điều kiện tiên quyết về phòng ngủ là phải coi trọng “phòng mệnh tương ứng”,
Ngoài ra, cửa của phòng ngủ cũng khá quan trọng cần phải tương xứng với bản mệnh của mình. Màu sắc chẳng những ảnh hưởng tới tâm trạng của con người, mà trong phong thuỷ học còn có ảnh hưởng tới vận mệnh của con người cho nên màu sắc của phòng ngủ cần chú ý lựa chọn những màu sắc sinh vượng và vứt bỏ những màu sắc xung khắc với bản mệnh của mình.
1. Phòng và mệnh tương xứng với nhau thế nào.
Cái gọi là “phòng và mệnh phải tương xứng”, nghĩa là chỉ phương vị của phòng ngủ, có tốt lành với bản mệnh hay không.
Xin nêu 1 ví dụ, phòng ngủ “Đông tứ mệnh” phải đặt ở 4 phương vị Đông, Nam, Bắc, và Đông Nam của nhà ở, còn phòng ngủ của “Tây tứ mệnh” thì nên đặt ở bốn phương vị Tây Nam, Tây, Tây Bắc và Đông Bắc của nhà ở,
Nếu như người là “mệnh Đông tứ” vào ở “Trạch tây tứ” đó là trạch mệnh không xứng! Trong tình hình ấy, nên lựa cho “phòng Đông tứ” để bổ cứu.
Sau khi đã hiểu rõ ràng nguyên tắc cơ bản “phòng mệnh tương xứng”, bây giờ xin giới thiệu những điều nên và kiêng kỵ trong bố trí phong thuỷ khác về phòng ngủ.
2. Cửa, mệnh tương xứng như thế nào
Phòng ngủ ngoài việc coi trọng sự cát, hung về phương vị ra, thì sự cát hung về cửa phòng cũng quan trọng.
Nguyên tắc cơ bản của sự cát hung về cửa phòng là “mệnh Đông tứ” nên mở cửa Đông tứ, còn “mệnh Tây tứ” thì nên mở “cửa Tây tứ”, đó tức là “cửa mệnh tương xứng.
Những chi tiết về “cửa mệnh tương xứng” đã được trình bầy tỉ mỉ ở chương 2 “phong thuỷ tốt về gia cư” cho nên ở đây chỉ xin khái quát về mấy điểm.
Giường ngủ cũng đặt ở “hướng Đông tứ”, nên cửa phòng và giường ngủ đều phải tương xứng với bản mệnh.
Còn giường ngủ cũng đặt ở “hướng Tây tứ”, vì thế của phòng và giường ngủ đều tương xứng với bản mệnh.
Ngoài ra, tủ quần áo đặt ở “hướng Đông tứ” màu hồng. Có tác dụng áp chế hung sát, sự phối hợp về các mặt đều rất lý tưởng.
Lùi lại mà nói,nếu cửa phòng và bản mệnh không xứng, vẫn có thể có các phương pháp khác hoá giải, thí dụ dùng những tấm thảm có màu sắc khác nhau để hoá giải v.v...
Để tiện tham khảo, dưới đây xin nêu biểu đồ giản đơn
Mệnh
Đông tứTây tứ mônMàu sắc hoá giải
MộcCửa tây, cửa Tây Bắcmàu tro, lam
Cửa tây nam, cửa Đông bắcmàu thanh thiên, lục
HoảCửa tây, cửa tây bắcmàu tím,hồng
Cửa tây nam, cửa Đông bắcmàu thanh thiên, lục
ThuỷCửa tây, cửa Tây Bắcmàu tro, lục
Cửa tây nam, cửa tây bắcmàu trắng, vàng nhạt
Mệnh Tây tứCửa Đông tứmàu sắc hóa giải
ThổCửa Đông, cửa Đông Nammàu tím, hồng
Cửa Nam, Cửa Bắcmàu cafê- vàng
KimCửa Đông, Cửa Đông Nammàu trắng, vàng nhạt
Cửa Nam, cửa Đông Nammàu cafê - vàng
Những điều cần biết về kiêng kỵ cửa phòng
Mấy điểm kiệng kỵ về cửa phòng để các bạn né tránh.
Gương chiếu vào cửa.
Thần tượng đối môn (cửa)
Góc nhọn đâm vào cửa.
Cửa lớn chiếu thẳng vào.
Phương pháp hoá giải là dùng tủ gỗ, hoặc những dụng cụ khác để che góc nhọn không nhọn nữa, biến nguy hiểm thành vô sự .
Dưới đây xin trình bầy 5 phương pháp để tham khảo:
1. Đặt bình phong giữa cửa lớn với cửa phòng.
2. Xây tường để ngăn cách thành một huyền quan.
Nếu cho rằng bình phong dễ đổ, hay là không thích
3. Dùng những đôn thấp để che chắn.
4. Nên dùng gạch pha lê làm tường chắn.
5. Treo mành sợi dọc cửa phòng để che chắn.
4. Điều hoà mầu sắc phòng ngủ
Dựa theo kết quả nghiên cứu của chuyên gia, màu sắc có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm trạng con người. Vì lẽ đó việc bố trí màu sắc trong nhà ở, cần phải lựa chọn kỹ càng.
Phòng ngủ vì là nơi dùng để nghỉ ngơi, nằm ngủ, nên điều hoà màu sắc sao cho hài hoà, dịu mắt là chính, khiến cho thần kinh được thư giãn dễ ngủ.
Căn phòng có màu sắc quá sặc sỡ khiến tinh thần căng thẳng, do vậy không thể làm nơi nghỉ ngơi nằm ngủ được. Nhưng phòng ngủ có màu sắc nặng nề sẽ làm cho tinh thần quá trầm cảm cũng là căn phòng không lý tưởng.
Cho nên khi thiết kế phòng ngủ đối các màu như hồng đỏ, cam, qúa kích thích mắt. Các màu đen, tro quá nặng nề cần phải tránh dùng.
Rất nhiều người thích dùng màu sữa để trang trí phòng ngủ, bởi vì màu sữa dịu mắt và sạch sẽ. Nhưng nếu điều hoà mầu sắc không tốt, quá trắng sẽ làm cho người ta có cảm giác lạnh lẽo, đối với người có mệnh mộc trong ngũ hành càng không thích nghi.
Gọi là “màu sắc chính của phòng ngủ là nơi màu sắc của tường, giường ngủ, tủ quần áo và thảm. Vì 4 thứ trên đây là những bộ phận khăng khít tạo nên phòng ngủ.
Phong thuỷ học cho rằng mỗi một mệnh trong ngũ hành đều có màu sắc tiêu biểu độc đáo khác nhau, xin nêu cụ thể dưới đây.
Mộc - màu xanh. Thổ - màu vàng. Thuỷ - màu đen. Hoả - màu hồng. Kim - màu trắng.
Nếu muốn làm cho mình hưng vượng thì cần phải chọn màu. Xin nêu ví dụ, người thuộc “mộc” của ngũ hành, phòng ngủ nên màu xanh (màu lục nhạt) là chính, ví dụ màu xanh là bản sắc của “mộc”.
Lại ví như người mệnh hoả của ngũ hành phòng ngủ nên là màu hồng (màu hồng nhạt) là chính, vì màu hồng là bản sắc của hoả. Còn các mệnh khác như “thổ”, “kim”, “thuỷ” cũng cứ suy diễn như thế.
Đi sâu hơn nữa ngũ hành có tính tương sinh, tương khắc. Tính tương sinh của ngũ hành là - mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc. Vì thế, những người thuộc “mộc” của ngũ hành, ngoài việc có thể chọn màu mộc (màu xanh) để trang trí phòng ngủ ra. Còn có thể dùng màu thuỷ (màu đen), vì thuỷ sinh mộc.
Hiện tượng tương khắc của ngũ hành như sau: Mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim, kim khắc mộc. Vì thế người thuộc mệnh mộc kiêng dùng màu trắng ,vì trắng là màu của “kim”, mà kim lại khắc mộc.
Dưới đây là biểu đồ về màu bản sắc, màu sắc sinh vượng và màu sắc kiêng kỵ của ngũ hành, nhìn qua thấy rõ, để tiện tham khảo.
ThuỷKimThổHoảMộcNgũ hành của con người /màu sắc
Màu đen
(xanh lam nhạtMàu trắng
(trắng sữa)Màu vàng
(vàng marông)Màu hồng
(hồng nhạt)Màu xanh
(xanh lục nhạt)Màu bản sắc
Màu trắng bạch kim sinh ThuỷMàu vàng
Hoàng thổ sinh KimMàu hồng
Hồng hoả sinh ThổMàu xanh
Thanh mộc sinh hoảMàu đen nước đen sinh mộcMàu sắc sinh vượng
Màu vàng
Hoàng thổ khắc ThuỷMàu hồng
Hồng hoả khắc KimMàu xanh Thanh mộc khắc thổMàu đen Nước đen khắc hoảMàu trắng bạch kim khắc mộcMàu sắc kiêng kỵ
Chương 6
Phòng ngủ của trẻ em
6.1. Những điều kiêng kỵ về phương vị phòng ở
6.2. Hướng cát về phương vị phòng ở
6.3.Việc phối hợp màu sắc trong phòng ở
6.4. Những điều nên kiêng trong việc sắp xếp căn phòng.
6.5. Những điều cần biết khi anh em cùng ở
Hiện này nói chung, các gia đình đều rất coi trọng việc nuôi dạy con cái trưởng thành, có rất nhiều gia đình sắp xếp 1 căn phòng đặc biệt dùng cho con cái vui chơi, ôn tập và nằm ngủ.
Rút cục việc sắp xếp căn phòng cho trẻ em nên chú ý những gì, dưới đây xin trình bầy với các bạn về những vấn đề có liên quan.
Nhìn chung mong muốn của cha mẹ về con cái chẳng qua là hy vọng chúng khoẻ mạnh, hoạt bát, mau chóng trưởng thành, thông minh, lanh lợi, học tập thành tài. Cho nên sắp xếp căn phòng cho trẻ em, nên căn cứ vào những trọng điểm trên đây làm căn cứ.
6.1. Những điều kiêng kỵ về phương vị của phòng ở.
Nếu xét về sức khoẻ và sự trưởng thành của trẻ em phòng ở của trẻ em đặt ở phương vị “sao bát bạch” và “sao tứ lục” gặp nhau, là rất không thích hợp, bởi vì “tử bạch quyết” trong phong thuỷ học có nói: “Bát gặp tứ thì trẻ em bị tổn thương.
ý nghĩa của câu khẩu quyết ấy là “sao bát bạch” thuộc “cấn thổ” đại diện cho trẻ em nam, nên gặp phải “sao tứ lục” là sao bay lưu niên, sao tứ lục thuộc về “tốn mộc”, mộc khắc thổ thì trẻ em nam vì đó bị tổn thương” cho nên phòng ở của trẻ em nên cố gắng tránh đặt ở phương vị “sao bát trạch” gặp “sao tứ lục” trong nhà ở.
Theo tôi phòng ở của trẻ em nên tránh đặt ở hướng Đông Bắc vì Đông Bắc là phương vị của ‘quẻ Cấn” ủa trẻ em không nên mở ở phương vị “sao bát bạch” đúng phía Bắc.
“Trạch tốn” đặt ở hướng Nam. Căn phòng của em không nên mở ở phương vị ‘sao bát bạch” đúng ở phía Nam.
“Trạch ly” đặt ở hướng Nam, phòng ở của trẻ em nên tránh mở ở phương vị “sao bát bạch” hướng Đông Nam.
“Trạch khôn” đặt ở hướng Tây Nam, phòng ở của trẻ em không nên mở ở phương vị Tây Nam do có “sao bát bạch”
“Trạch đoài” đặt ở hướng Tây”, phòng ở của trẻ em không nên mở ở phương vị Tây Bắc có “sao bát bạch”.
“Trạch càn” đặt ở hướng Tây Bắc, phòng ở của trẻ em không nên mở ở phương vị hướng Tây có sao “bát bạch”.
Song có 1điểm cần phải chú ý, phòng ở của trẻ em không nên đặt ở trung tâm nhà ở.
Bởi vì trung tâm nhà ở chỉ nên dùng làm phòng khách hoặc phòng của chủ nhân trở thành một trọng điểm của nhà ở. Nếu như trọng điểm này dùng làm nhà ở của trẻ em sẽ mắc vào khuyết điểm mất cân đối. Như vậy, chẳng những ảnh hưởng đến vận mệnh của nhà ở, hơn nữa, đối với trẻ em trong nhà cũng không có lợi.
6.2. Hướng cát về phương vị của phòng ở trẻ em.
Sau khi trình bày những điều kiêng kỵ về phương vị phòng ở trẻ em, bây giờ xin giới thiệu lý lẽ về hướng cát phương vị phòng ở trẻ em.
Về mặt này, nguyên tắc cơ bản là “trẻ em có mệnh Đông tứ ở phòng Đông tứ, trẻ em có mệnh Tây tứ ở phòng Tây tứ.
Gọi là “ phòng Đông tứ” hoặc “phòng Tây tứ” là lấy trung tâm nhà ở để xem. Các phòng ở hướng Đông, Đông Nam, Nam, Bắc thuộc về “phòng Đông tứ”, còn các phòng ở hướng Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc hoặc Tây thuộc về “phong Tây tứ”.
Nhưng có 1 điểm cần lưu ý, đúng như đã trình bầy ở trên, phòng ở của trẻ em nên tránh mở ở phương vị cấn thổ của “sao thái bạch” hãy tham khảo tiết 1 chương này sẽ rõ, ở đây không cần thiết nhắc đến nữa.
Nếu trẻ em có “mệnh Đông tứ” ở vào “phòng Tây tứ”, hoặc trẻ em có “mệnh Tây tứ” ở vào “phòng Đông tứ” thì sẽ tổn hại đến sức khoẻ.
“Kim quang đẩu lâm kinh” chỉ rõ rằng.
“Nếu trẻ em có mệnh Đông phạm vào “kim của quẻ Càn, đoài tất mắc phải các chứng bệnh hen suyễn về phổi.
Trẻ em ở quẻ chấn, tốn phạm vào “thổ” quẻ khôn, cấn tất mắc chứng bệnh kiết lỵ.
Có nghĩa là trẻ em có “mệnh Đông tứ” phạm phải hung sát của “hướng Tây tứ” thì nhiễm phải các chúng bệnh kể trên, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự trưởng thành của chúng.
Dưới đây là phương pháp hoá giải.
“Có thể đặt giường phòng ở của trẻ nhỏ có mệnh Đông đặt ở bên cạnh Đông Nam (nên là Đông) phòng ở và giường của bố mẹ thì không khóc đêm nữa. Cách chia phòng bất kể là trên gác hay dưới nhà, giường trong hay giường ngoài, chỉ cần ở phía Đông nơi bố mẹ nằm ngủ là có hiệu nghiệm
1 phòng, thì nên chọn ở vào phía Đông phòng của bố mẹ để ở.
“Nếu trẻ em mệnh “thổ” thuộc quẻ khôn, cấn, phạm vào “mộc”, thuộc quẻ chấn, tốn mà cửa lò của bếp lại về hướng Đông, thì “mộc” khắc “thổ” chủ về tỳ tiết ra chứng bệnh chấn kinh sợ hãi gây nguy hại.
Phạm “thuỷ” quẻ khảm là “thổ” khắc “thuỷ” thì chủ yếu mắc chứng phong cấp mạn.
Phạm “hoả” quẻ ly, chủ yếu mắc chứng viêm đường hô hấp, nôn mửa.
Có nghĩa là, trẻ em có “mệnh Tây tứ” bị hung sát ở “hướng Đông tứ” sẽ bị nhiễm các chứng bệnh kể trên, ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự trưởng thành của chúng.
“Kim quang đẩu lâm kinh” đã nêu ra các cách hoá giải dưới đây: “Trẻ em có mệnh Tây tứ thì nên để nằm ngủ ở phía Tây của cha mẹ”.
6.3. Sự phối hợp mầu sắc trong phòng ở.
Căn cứ vào báo cáo của các nhà tâm lý học nhi đồng, phòng ở của trẻ em mầu sắc nên tươi sáng, vì sinh hoạt của trẻ em trong môi trường ấy khá sôi nổi, vui vẻ trái lại trong căn phòng mầu sắc xám xít, nặng nề, thì tâm trạng của trẻ em sẽ bị ảnh hưởng, khiến chúng chậm chạp, ngơ ngẩn, lo âu.
Cho nên phối hợp mầu sắc của trẻ em, nên chọn những mầu sắc tươi sáng là thích hợp, như mầu cam, mầu hồng, màu vàng tươi, mầu marông, mầu xanh lam, màu xanh lá cây v.v...
Các màu tro, màu xanh thẫm, màu đen, mầu thâm, sẫm v.v, đều là không thích hợp với màu sắc phòng ở trẻ em, để tránh không khí quá nặng nề, nghiêm trang.
Nếu xét về mặt phong thuỷ, trẻ em có ngũ hành khác nhau thì có mầu sắc sinh vượng khác nhau, không thể đồng loạt được, hãy tham khảo biểu đồ dưới đây.
Ngũ hànhMộcHoảThổKimThuỷ
bản sắcMàu xanh lục nhạtMàu cam đỏ (chín)Màu vàng tươiMàu trắng sữa (marông)Màu lam nhạt
Màu sinh vượngMàu lam nhạtMàu xanh lụcMàu cam chínMàu vàng tươiMàu trắng sữa
Qua bản đồ trên đây có thể thấy được, trẻ em có các loại ngũ hành khác nhau có thể lựa chọn hai mầu sắc, chọn 1 màu hoặc hai mầu làm mầu sắc chính của phòng ở đều được.
Nói về phòng ở của trẻ em, dùng giấy tường tốt hơn sơn dấu, bởi vì ngoài việc dùng giấy tường có thể có nhiều mầu sắc khác nhau ra, trên giấy còn in những cảnh vật đẹp hoặc có những nhân vật chính trong chuyện đồng thoại, đối với trẻ em rất hấp dẫn, hơn nữa còn khêu gợi sức tưởng tượng của chúng.
Có 1 số gia đình thích trải thảm trong phòng ở của trẻ em, như vậy có hai ưu điểm.
Một là có thể giảm nhẹ tiếng bước chân của người lớn gây giật mình khi trẻ đang ngủ.
Có thể giảm bớt thương tổn khi trẻ em bị ngã từ trên giường xuống hoặc đùa nghịch bị ngã.
Xin chú ý màu sắc của thảm nên đậm hơn mầu sắc của giấy tường, nên không sẽ trở thành kiểu trên nặng dưới nhẹ, ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trẻ em.
6.4. Những điều nên kiêng trong việc sắp xếp phòng ở trẻ em.
Sau khi trình bầy về phương vị và mầu sắc phòng ở trẻ em, bây giờ xin giới thiệu những điều kiêng kỵ trong sắp xếp nhà ở trẻ em.
Dưới đây xin lần lượt trình bầy 4 điểm.
1. Phòng ở của trẻ em tốt nhất phải có cửa sổ để lưu thông không khí nhưng cửa sổ không nên qúa nhiều.
Để bảo đảm an toàn cho trẻ em, cửa sổ cần thiết phải có lưới để bảo vệ, đây là biện pháp phòng xa không thể thiếu.
Cửa sổ phòng ở quá nhiều, trong phong thuỷ học là tiết khí, nói cách khác, nếu cửa sổ qúa nhiều thì không tụ được khí, nguyên khí ở trong phòng tán thoát ra ngoài, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sự trưởng thành của trẻ.
Tổng quát lại, giường ngủ của trẻ em nếu không kê sát vào cửa sổ, sẽ tăng thêm cảm giác an toàn cho trẻ em.
Nói đến phương vị của sửa sổ, cửa sổ của trẻ em lý tưởng nhất là hướng Đông, bởi vì trẻ em là mầm non đang lớn, như mặt trời mới mọc đang dần lên cao, và khí thế sôi nổi, đúng như câu thơ “như hoa hướng dương hướng về mặt trời”, khi lớn lên sẽ lành mạnh và hoạt bát.
2. Có 1 số người thích trồng nhiều cây cảnh trong phòng ở trẻ em. Thực tế điều đó không hợp có hai nguyên nhân:
- Một là, xét về quan điểm phong thuỷ học, trẻ em đang tuổi lớn nhanh, nếu như đem các loại cây vào trong phòng ở của chúng thì các cây đó sẽ hút tranh không khí và dưỡng chất gây ảnh hưởng xấu đến sự trưởng thành của trẻ em.
- Thứ hai, xét về mặt y tế và sinh lý những phấn hoa của các cây sẽ gây kích thích đến da của trẻ, ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, gây nên dị ứng. Ngoài ra đất cát của cây và cành lá dễ sinh ra sâu bọ và muỗi, sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ em.
3. Tủ quần áo và giá sách
Để ngay từ lúc còn nhỏ, tạo khả năng độc lập của trẻ em, cha mẹ nên đặt tủ quần áo và giá sách trong phòng ở trẻ em để rèn luyện ý thức giữ gìn quần áo và vật dụng của mình, cũng như tạo thói quen đọc sách và chơi bời ở nơi cố định.
Trước hết nói về tủ quần áo - quần áo của trẻ em không nhiều lắm, hơn nữa vì chiều cao của chúng có hạn cho nên tủ quần áo trong phòng ở của trẻ em không nên quá cao to.
Tủ quần áo qúa to, chẳng những làm cho trẻ em khi sử dụng không với tới, hơn nữa có cảm giác như núi Thái Sơn ép tới, gây cảm giác sợ hãi cho trẻ.
Có 1 điểm cần chú ý tủ quần áo nên đặt ở hướng hung của bản mệnh trẻ em thì tốt, để dựa vào đó trấn áp hung sát.
Giá sách nên đặt ở hướng cát của bản mệnh.
Cửa phòng, giường ngủ và giá sách đều đặt ở hướng cát của bản mệnh, đầu giường nằm ngủ cũng là hướng cát, phù hợp với “xu thế cát”
4. Trong phòng ở của trẻ em nên treo quả bầu. Khi treo quả bầu có 1điểm cần lưu ý, quan điểm truyền thống vốn có của Trung Quốc là “nam tay trái gái tay phải” cho nên treo quả bầu ở đầu giường cũng phải chú ý tới phong tục này.
6.5. Những điều cần biết khi anh em cùng ở chung.
Việc sắp xếp nhà ở của trẻ em được đề cập tới mấy tiết trên đây, đều là lấy mỗi người một phòng là chính, nhưng có 1 số gia đình lại có hai, thậm chí ba, bốn anh em cùng ở 1 nhà , nên sắp xếp như thế nào?
Khó khăn lớn nhất của việc nhiều người ở 1 phòng là ngũ hành của mỗi người khác nhau, ý thích và kiêng kỵ của mỗi người cũng khác nhau, cho nên dù có mâu thuẫn, cần phải nghiên cứu thận trọng, để tránh bất cứ sự tổn thất nào trong đó.
Vấn đề then chốt nhất là, nếu ngũ hành của mỗi người trong nhà khác nhau, vậy rút cục nên lấy ai làm chính?
Về điểm này, có rất nhiều cách nói khác nhau song cách nói của nhiều người nhất là chủ trương lấy con cả là chính.
Lý do của cách nói này rất đầy đủ, bởi vì nhà ở vừa lấy chủ 1 gia đình làm chuẩn,cho nên phòng ngủ lấy con cả làm chuẩn.
Chương 7
Sự cát hung về phòng đọc (thư phòng)
7.1. Yêu cầu về phương vị sao văn xương.
7.2. Những điều nên kiêng về sắp xếp phòng đọc sách.
Phòng đọc sách, thời xưa còn gọi là thư quán, là nơi cho thanh thiếu niên chăm chỉ chịu khó học tập, cho nên đặc biết chú ý, nhằm chủ yếu cho thế hệ sau trong môi trường yên tĩnh đưụơc mười năm không người hỏi bên cửa sổ, học thành tài nổi tiếng thiên hạ”. Khi được nêu danh trên bảng vàng mang lại vẻ vang cho tổ tông.
Do đó việc sắp xếp phòng đọc sách, phải chú ý hai điểm.
Thứ nhất đòi hỏi phải yên tĩnh thanh nhã.
Thứ hai, đòi hỏi phong thuỷ tốt, có thể đạt.
Chương này sẽ trao đổi tỷ mỷ về hai điểm này.
7.1. Yêu cầu về phương vị sao văn xương.
Rất nhiều gia đình giành hẳn 1 căn phòng để làm phòng đọc sách cho con cái ôn tập bài vở ở đó, hoặc để cho người lớn làm việc viết lách.
Trước hết nói về phong thuỷ của phòng đọc sách.
Rất nhiều người đều nói phải tìm phòng văn xương để làm phòng đọc sách mới có thể đỗ đạt thành tài. Nhưng rút cục thế nào là phòng văn xương? Chắc rằng nhiều người không được hiểu rõ ràng.
Trước hết giải thích thế nào là “văn xương”. Văn xương là chỉ sao văn xương. Mà sao văn xương lại gọi là sao văn khúc, từ xưa tương truyền là ngôi sao chính, quyết định vận mệnh nhân văn. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng, Ngũ đế mệnh chỉ đế quân chủ lý văn xương phủ, chuyên chịu trách nhiệm quản lý những việc công danh, lợi, lộc, trong nhân dân.
Vì thế, dù là sao văn xương hay là đế quân văn xương (từ chàng) đều là những người đọc sách thời xưa kính cẩn dâng lên thần linh.
Gọi là “phòng văn xương” là nói sao văn xương hoặc đế quân văn xương, đến ngồi ở phòng. Thực ra, đây chỉ là một tên rất chung chung, các gia đình, các phái đều có cách nhìn khác nhau về phòng văn xương, và không có một tiểu chuẩn nhất định.
Bây giờ trước hết dùng cách nói của “phái phi tinh” để làm mẫu, làm thế nào tìm được phòng văn xương.
“Huyền không tử bạch quyết” của “ phái phi tinh”, cho rằng “sao nhất bạch” gặp “sao tứ lục” thì chủ văn chương hiểu đạt, thanh vân đắc lộ. Vì “sao tứ lục” là thần của văn xương. với chức năng là sao lục vị, còn “sao nhất bạch” là ứng vơi sao quan, chủ khiến văn chương khoa cử. Cho nên sao tứ cùng với sao quan làm cho khoa danh vinh hiển, hiệu là “thanh vân đắc lộ”.
Rút cục “sao nhất bạch” và “sao tứ lục” gặp nhau ở phương vị nào? Về điểm này quả thật rất khó nói khái quát, bởi vì “phái phi tinh” chia làm 4 hướng để suy đoán trạch vận, cho nên các nhà có hướng khác nhau, sẽ có trạch vận khác nhau, cho nên phương vị sao văn xương cùng với sao nhất tứ và sao quan tất nhiên sẽ không giống đối với gia đình khác.
Phái bát trạch.
Dưới đây xin trình bầy về quan điểm của phái bát trạch về phương vị sao văn xương.
“Chỉ chưởng” của phái bát trạch nói “hướng tứ lục là hướng văn xương”. Có nghĩa là bát trạch đều có ‘hướng tứ, lục” của mình, phòng đọc và bàn đọc nên đặt ở phương vị ấy, vì hướng “sao tứ, lục” và hướng sao văn xương, thông minh tuấn tú công danh hiển đạt.
Xin chú ý, hướng “sao tứ, lục” không thể đặt nhà xí, nếu không sẽ thiệt hại đến việc họic hành của con cái, “Chỉ chưởng” nói “hướng văn xương không thể đặt nhà xí, việc ô uế ảnh hưởng đến văn xương nhất định sẽ mai một sự thông minh tuấn tú, đồng thời ảnh hưởng tới danh dự”.
Hướng “sao tứ, lục” tuy là hướng văn xương chủ thông minh tuấn tú, công danh vinh hiển. Nhưng đúng như những điều kiêng kỵ về phương vị phòng ở trẻ em ở tiết 1chương 3 chỉ rõ, phòng ở trẻ em, kiêng mở ở phương vị “sao tứ, lục”, vì ‘tử bạch quyết” có nói “Nếu bát hội tứ thì tiểu khẩu tổn thương, điều đó sẽ không có lợi cho nhi đồng còn non nớt.
Cho nên theo tôi, hướng ‘sao tứ lục” chỉ có thể dùng để làm phòng đọc sách hay là để giá sách, nhưng dùng làm phòng ở của trẻ em, đặc biệt là phòng ngủ của trẻ em dưới 8 tuổi thì không nên.
Nếu hướng “sao tứ lục” không tiện lợi thì lùi xuống một nấc tiếp theo,có thể chọn hướng “sao nhất bạch” để làm phòng đọc sách hoặc để giá sách.
Dưới đây xin lần lượt trình bầy hướng “sao tứ lục” và hướng “sao nhất bạch” của bát trạch để chứng minh:
Phương vị văn xương “trạch khảm” đặt ở hướng Bắc.
“Trạch khảm” vì sao nhất bạch vào trong, cho nên chỉ được dùng làm phòng đọc sách ở Đông Bắc “sao tứ lục”.
Phương vị văn xương “Trạch cấn” đặt ở hướng Đông Bắc.
“Sao tứ lục” của “trạch cấn” ở hướng Bắc, còn “sao nhất bạch” thì ở hướng Tây.
Phòng đọc sách mở ở hai phương vị này đều rất thích hợp.
Phương vị văn xương “trạch tốn” đặt ở hướng Đông Nam “trạch tốn” vì vào trong “sao tứ lục”, cho nên “sao nhất bạch” ở hướng Tây Nam mới có thể dùng làm phòng đọc sách được.
Phương vị văn xương của “trạch ly” đặt ở hướng Nam.
“Sao tứ lục” của “trạch ly” ở hướng Nam, còn “sao nhất bạch” thì ở hướng Tây Bắc.
Phòng đọc sách mở ở hai phương vị này đều rất thích hợp.
Phương vị văn xương của “trạch khôn” đặt ở hướng Tây Nam.
“Sao tứ lục” của “trạch khôn” ở hướng Tây còn ‘sao nhất bạch” thì ở Đông Nam.
Phòng đọc sách mở ở hai phương vị này đều rất thích hợp.
Phương vị văn xương của “trạch đoài” đặt ở hướng Tây.
“Sao tứ lục” của “trạch đoài” ở Tây Nam” còn “sao nhất bạch” thì ở Đông Bắc.
Phòng đọc sách mở ở hai phương vị này đều rất thích hợp.
Phương vị văn xương của “trạch càn” đặt ở Tây Bắc.
“Sao tứ lục” của “trạch càn” ở hướng Đông còn ‘sao nhất bạch” ở hướng Nam. Phòng đọc sách mở ở hai phương vị này đều rất thích hợp.
Trên đây đề cập tới hai phương thức tìm phương vị “văn xương”, hai phương thức đều khác nhau, còn kết quả thu được cũng không giống nhau gọi là “lắm thày lắm phép”, vì thế ý kiến sôi nổi khó có định luận, nhưng tình hình ấy khiến người ta cảm thấy khó theo dõi.
Theo tôi, vì thiếu la bàn để đo đạc chính xác, cho nên dùng phương thức của “phái bát trạch”, tương đối thích hợp. Nói cách khác, tức theo “chỉ chưởng” nói: “Lấy hướng sao tứ lục (nơi đặt phòng ở) làm hướng văn xương.
Bát trạch vốn đặt ở hướng ‘sao tứ lục” và hướng “sao nhất bạch”, trên đây đã lần lượt dùng hình vẽ để giải thích, cho nên không nhắc lại nữa.
Nhưng có một điểm cần bổ sung, nếu hướng “văn xương” không thể dùng làm phòng đọc sách được cũng không nên quá thất vọng, vì còn có cách để bổ cứu.
Cách bổ cứu phức tạp, chỉ cần nhớ kỹ những nguyên tắc dưới đây là được. “Đặt không được phòng văn xương, thì phải đặt đài văn xương chính”
Xin nêu ví dụ để giải thích, lấy “trạch ly” đặt ở hướng Nam làm ví dụ. Văn xương của sao tứ lục là ở đúng hướng Nam, nếu phòng đọc sách mở ở đấy, đó là “phòng văn xương”, chủ khoa danh hiển quý, con cái đọc sách dễ thành tài.
Nếu phòng đọc sách mở ở hướng Đông Bắc, đó không phải “phòng văn xương”. Nhưng nếu đặt bàn học ở đúng hướng Nam, phòng đọc sách này sẽ biến thành “đài văn xương”.
Phòng đọc sách đặt ở hướng Đông Bắc không phải là “phòng văn xương”, nhưng bàn đọc đặt ở hướng Nam của phòng đọc sách, tức “đài văn xương” là ví dụ rõ ràng “ không đặt được phòng văn xương” thì đặt đài văn xương chính.
Đương nhiên phòng đọc sách và bàn đọc sách lý tưởng nhất đều là ở hướng văn xương.
Ngồi đọc sách làm việc ở đài văn xương trong phòng văn xương, xét về phong thuỷ học, điều đó có tác dụng giúp cho công danh hiển đạt, tiếng tăm lừng lẫy trong và ngoài nước.
Song cần phải ghi nhớ 1 điểm, phong thủ không phải là vạn năng, nếu cho rằng xếp đặt tốt phương vị phong thuỷ rồi không cố gắng đọc sách, học tập thì công danh phú quý tất nhiên đổ xuống sông xuống biển hết, đó là vô cùng sai lầm.
7.2. Những điều kiêng kỵ trong sắp xếp phòng đọc sách
Sắp xếp phòng đọc sách, ngoài việc đòi hỏi phong thuỷ tốt, để có thể đăng khoa thành đạt, còn đòi hỏi phải sạch sẽ yên tĩnh, khiến người ta có thể chăm chú học tập, không bị phân tán.
1. Cửa sổ phòng đọc sách.
Trước hết nói về cửa sổ phòng đọc sách, mỗi căn phòng đều cần phải có cửa sổ,vì phòng có cửa sổ, thì không khí và ánh nắng mặt trời mới tràn vào cho nên phòng đọc sách có cửa sổ mới tốt.
Nhưng có một điểm cần chú ý, cửa sổ của phòng đọc sách không nên đối thẳng vào bàn học. bởi vì bàn học, “nhìn xa khoảng không”, trong phòng thuỷ học là rất kỵ nên không nói về phong thuỷ học, chỉ nói về môi trường vệ sinh, bàn học đối thẳng với cửa sổ, con người nhìn cảnh vật bên ngoài cửa sổ, dễ bị phân tán tư tưởng, không chuyên tâm học tập, điều đó đối với thanh thiếu niên, chưa có tự chủ cao, thì đặc biệt nghiêm trọng.
Vì thế để nâng cao sự tập trung trong học tập, thì cha mẹ nên tránh không nên để bàn học đối thẳng với cửa sổ.
2. Màu sắc của phòng đọc.
Thứ đến xin trình bày về sắp xếp mầu sắc của phòng đọc. Việc pha trộn mầu sắc tường vách hoặc tường giấy của phòng đọc, theo tôi nên lấy mầu xanh lục nhạt là chính.
Nguyên nhân chủ yếu là ngũ hành sao văn xương (có 1 số người gọi là sao văn khúc) thuộc “mộc” vì thế nên dùng mầu sắc “mộc” nghĩa là mầu xanh lục thì tốt, bởi vì như thế sẽ phù vượng sao văn xương.
Thực tế, không nói về phong thuỷ, chỉ nói về sinh lý, y tế, mầu xanh lục có tách dụng bảo vệ thị lực của mắt, rất thích hợp choi mắt khi đọc sắc không mỏi mệt, vì mầu xanh có chức năng “dưỡng mắt”.
Do hai nguyên nhân kể trên, cho nê tôi tán thành phòng đọc sách nên dùng mầu xanh lục nhưng mầu xanh nhạt da táo là lý tưởng nhất.
Mầu sắc của phòng đọc phải kiêng mầu thâm trầm nó làm cho tinh thần nặng nề, buồn ngủ, cho nên các mầu sắc nâu đen, đen sẫm không nên dùng nhiều.
3. Cây cối trong phòng đọc sách.
Tiếp theo xin nói về cây cối hoặc chậu cảnh trong phòng đọc sách.
Trong phòng đọc sách trong 1 số cây xanh và đặt một vài chậu cảnh, non bộ sẽ tăng thêm sinh khí cho nên không ngại đặt 1 số chậu cảnh, để tăng thêm mầu xanh cho phòng đọc.
Phòng đọc nên trồng những cây gì, theo tôi thiên về trồng trúc cảnh.
Phòng đọc sách nên kiêng trồng những cây có gai về số chậu theo tôi khoảng ba, bốn chậu cây cảnh là đẹp.
4. Phương vị của tủ sách.
Cuối cùng xin nói về vị trí đặt tủ sách. Theo tôi chỉ cần nhớ rõ tám chữ châm ngôn dưới đây “Thư đài toạ cát, thư quỹ toạ hung” sẽ nắm chắc được yên tĩnh sắp xếp phòng đọc.
Có nghĩa là, bàn học (thư đài) nên đặt ở phương vị cát lợi, còn tủ sách (thư quỹ) thì đúng là phải trái ngược lại, nên đặt ở phương vị không cát lợi, để trấn át hung sát.
Điều đáng nơi là có 1 số người thích hợp giá sách trên bàn đọc, làm như vậy lấy sách đưựoc dễ dàng, tiết kiệm được không gian, song giá sách như thể ép vào bàn đọc, phải chăng có ảnh hưởng đối với phong thuỷ.
Theo tôi điều đó không có vấn đề gì lớn, chỉ cần giá sách không quá cao, quá nặng là được.
Phong Thủy loan đầu
Ngày nay tuy có nhiều môn phía Phong Thuỷ khác nhau, nhưng thông dụng nhất là hai phái: Bát trạch và Huyền Không. Nhưng bất kể là môn phái nào, quan niệm về Loan Đầu vẫn là quan niệm chung và làm nền tảng cho mọi trường phái Phong Thuỷ.
Xưa những người học Phong Thuỷ đều phải trải qua một thời gian được thầy huấn luyện để đạt tới bản lãnh gọi là "xuyên sơn thấu địa" (xuyên núi thấu đầu). Người học phải đi theo thầy "tầm long điểm huyệt", họ phải học hỏi cách tìm long mạch, các cách cuộc Loan Đầu từ thực tế núi sông trong hoàn cảnh tự nhiên.
Hiện nay có rất nhiều thư tịch Phong Thuỷ thuyết minh về vấn đề này. Để bạn đọc dễ dàng hình dung khí trình bày chúng tôi chú trọng nhấn mạnh trong phạm vi bối cảnh kiến trúc hiện đại.
Hoàn cảnh hiện nay so với thời cổ đại đã khác nhau rất nhiều, thí dụ thời xưa có những thứ như công tam quan, giếng nước, ... đều rất ít thấy trong nền kiến trúc đô thị thời nay.
Nói một cách tương đối, theo các nhà Phong Thuỷ hiện đại thì nền kiến trúc đô thị đã nhiều thứ mới cũng có ảnh hưởng ngoài tường nhà... Những thứ này cũng cấu thành một sức ảnh hưởng nhất định đối với dương trạch, vì chưa được người xưa đề cập, nên những thứ này đã gây ít nhiều lúng túng cho những người mới tìm hiểu môn Phong Thuỷ, người ta không biết phải tính toán ảnh hưởng tốt xấu của nó như thế nào?
Thực ra mặt lý luận cơ bản, môn Phong Thuỷ ngày nay cũng không có gì thay đổi. Hình thế bên ngoài của dương trạch 1 bao gồm các chủng loại vật thể hữu hình chung quanh căn nhà, khe rạch, sông nước, núi đồi... Những thứ này các nhà Phong Thuỷ cho rằng đều có quan hệ phát sinh điều cát hay điều hung đối với dương trạch.
Hình 1
Dưới đây xin cử một thí dụ để bạn đọc dễ hình dung. (Xem hình 1)
Hướng nam của toà nhà lớn như trong hình là con đường có cách cuộc "Phản cung" (tức uốn cong ưỡn bụng về phía bản trạch), phạm kỵ "Liêm đao sát" 1, chủ về các tai hoạ thương tật. Hướng tây là biển lớn, bờ biển cách toà nhà lớn không xa, chỉ mấy mươi thước, cự ly quá gần, tục gọi là phạm kỳ "Cát cước thuỷ".2, cuộc này chủ về việc khó tích tụ tiềm bạc.Phía bắc toà nhà là một công xưởng lớn, trên nóc công xưởng có nhiều ống khỏi, giống như cái lư có cắm nhiều nhang, tục gọi cuộc này là "Xung thiên sát" 3, phạm kỵ thì chủ về việc vô ý bị thương. Các ống khói liên tục phun ra khí thải, đây là dạng phạm kỳ "Âm sát", chủ về việc thân thể suy nhược mang nhiều bệnh.
Dựa theo những điểm nêu ra ở trên, nhà Phong Thuỷ có thể đoán chủ nhân của toà nhà lớn này tài vận khá điên đảo. Vì hướng đường đâm thắng tới là đơn vị rất dễ dàng mang tới tai hoạ huyết quang, hướng công xưởng là d dơn vị dễ dẫn tới những bệnh tật bất ngờ.
2.3. Nguyên lý tụ tán của thuỷ pháp
Nói chung, Thủy pháp là một quan niệm quan trọng trong thuật Phong Thuỷ, với bối cảnh xã hội hiện nay, khi luận về Thủy pháp, các nhà Phong Thuỷ vẫn chú trọng một cách đặc biệt.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cách vận dụng quan niệm Thủy pháp của các nhà Phong Thuỷ hiện đại. Như đã thuật ở chương một, nguyên tắc của thuật Phong Thuỷ là "Phong tàng thuỷ tụ", từ đó chúng ta có thể phân chia Thủy pháp ra làm hai loại: đó là nghịch thuỷ và thuận thuỷ.
2.3.1. Nghịch thuỷ
Cuộc Nghịch Thuỷ (tức thuỷ khí đi ngược tới) hay còn gọi là cuộc Nghịch Thuỷ (tức đón thuỷ khí tới), theo lý luận Loan Đầu thì cuộc Nghịch Thuỷ là cuộc vượng tài, vì nó tụ được thuỷ khí, do nguyên lý "Thuỷ chủ về thiên tai". Trái lại cuộc Thuận Thuỷ (tức thuỷ khí xuôi chiều mà đi mất) hay còn gọi là cuộc Tống Thuỷ (tức đưa tiễn Thuỷ khí đi) lá phá tài, vì nó không tụ được Thuỷ khí. Đối với dương trạch, đón tiếp Nghịch Thuỷ hay tiễn đưa thuận Thuỷ là căn cứ vào phương hướng của cửa chính và đường đi bên ngoài hoặc phối hợp với đường hành lang trước cửa nhà mà phán đoán
Đây là điều mà các nhà Phong Thuỷ đã đúc kết lại từ nguyên lý "Sơn hình thủy thế" 1 theo quan niệm Loan Đầu cổ điền, phù hợp với hoàn cảnh ngày nay.
Dương Quân Tùng viết: "Nếu có Thanh Long Sa" 2 mà không có Bạch Hổ sa thì cần phải có Thuỷ từ bên phải đến. Nếu có Bạch Hồ sa mà không có Thanh Long sa thì Thuỷ phải theo bên trái tới. Thuỷ từ bên trái tới thì Thanh Long sa phải dài mà bao bọc Bạch Hồ sa, quan ải 3 nghịch thì cát, quan ải thuận thì hung". (Xem hình 2,3,4,5)
H×nh 2
Thuỷ cuộc tới từ bên trái, khiến khuyết Thanh Long Sa. Đây là cách cuộc thuỷ tới từ phương vị Thanh Long, Bạch Hồ sa tiếp thuỷ, tức bên phải tới bên trái tiếp.
Hình 3
Cuộc thuỷ từ bên phải tới, khiếm huyết Bạch Hồ sa. Đây là thuỷ cuộc tới từ phương vị Bạch Hổ, Thanh Long Sa tiếp tuỷ, tức bên phải tới bên trái tiếp.
Hình 4
Thuỷ cuộc tới từ bên phải tới, Thanh Long sa dài thu nhận thuỷ ký, là quan ải nghịch, chủ tiền tài hưng vượng. Nếu như Bạch Hồ sa dài mà Thanh Long sa ngắn thì ngược lại, chủ hao tài.
Hình 5
Thuỷ cuộc tới từ bên trái tới. Bạch Hổ sa dài thu nhận thuỷ khí, là quan ải nghịch, chủ tiền tài hưng vượng. Nếu như Thanh Long sa dài Bạch Hồ sa ngắn thì ngược lại, chủ hao tài.
Đối với dương trạch, người ta có tập quán lấy cửa chính để thu nhận thuỷ khí, cho nên việc cửa chính mở ở hướng nào là một điều quan trọng, nó có ảnh hưởng tốt xấu đối với tài vận của bản trạch, thí dụ như cửa hiệu, văn phòng làm việc, hay nhà ở.
Đường xã, hàng lang đi bộ bên ngoài cửa đều có thể luận là "thuỷ". Nếu cửa mở đón được hướng thuỷ tới thì gọi là "Hư thuỷ" (hay "Thu Thuỷ" hoặc "Tiếp thuỷ"), chủ về tài vận hanh thông.
Đối với đường xá hay hành lang đi bộ, việc đoán định hướng thuỷ tới không phải là đơn giản,chúng ta có thể khái quát thành nguyên tắc như sau:
- Từ bên trái tới bên phải: Nếu thuỷ (đường xá, hành lang đi bộ) từ bên trái thì cửa hiệu hay nhà ở nên mở cửa bên phải, đây là lấy cửa Bạch Hổ để thu thuỷ Khí Thanh Long.
- Từ bên phải tới bên trái: Nếu thuỷ (đường xá, hành lang đi bộ) từ bên phải thì cửa hiệu hay nhà ở nên mở cửa bên trái, đây là lấy cửa Thanh Long để thu thuỷ Khí Bạch Hổ. Các nhà Phong Thuỷ hiện đại còn phân biệt sự giới định thuỷ khí tới và đi của cầu vượt hay các con đường lớn với sự giới định thuỷ khí tới và đi ở các hành lang đi bộ của những căn hộ trong các khu chung cư.
Trước tiên chúng ta bàn qua sự giới định thuỷ khí tới và đi ở các hành lang đi bộ của những căn hộ trong các khu chung cư.
Hành lang đi bộ bên trái dài là thuỷ khí tới, hàng lang đi bộ bên phải ngắn là thuỷ khí đi. (xem hình 6,7)
Hình 6
Mở cửa Bạch Hổ để tiếp thuỷ khí tới từ bên trái.
Hình 7
Mở cửa Bạch Hổ để tiếp thuỷ khí tới từ bên trái.
- Hành lang đi bộ bên phải dài là hướng thuỷ khí tới, hàng lang đi bộ bên trái ngắn là hướng thuỷ khí đi. (xem hình 8,9)
Hình 8 Mở cửa Thanh Long để tiếp thuỷ khí từ bên phải tới
Hình 9
Trên là phương pháp cơ bản để đoán định hướng thuỷ khí tới hay đi. Ngoài ra, trường hợp căn hộ ở trong các chung cư cao tầng, nhà Phong Thuỷ hiện đại là căn cứ hướng nào có cầu thang máy thì hướng ấy là phương thuỷ khí tới. (Xem hình 10,11)
Hình 10
Căn hộ trên là phạm kỵ cuộc hư thuỷ tới rồi đì, chủ về việc tiền tài tụ tán thất thường.
Hình 11
Căn hộ trên thuỷ khí tới từ bên phải. Mở cửa Thanh Long ở bên trái để tiếp thuỷ khí. Tuy hành lang đi bộ bên trái dài mà hành lang đi bộ bên phải ngắn, vốn phải là cuộc thuỷ khí từ bên trái tới, nhưng vì ảnh hưởng của thang máy nên luận ngược lại.
* Chú ý:
1. Cửa của nhà ở và cửa của thang máy đối nhau thì bị xem là đối với thuỷ khẩu, thuỷ khí thu được sẽ khó tụ, đây là cuộc tài vận tụ tán thất thường, vì thuỷ tới và thuỷ đi đều ở cùng một vị trí. Có ai cách hoá giải như sau:
- Đặt tấm bình trong phía trong cửa
2. Trong trường hợp cửa mở ngay chính giữa (Phương vị Chu Tước), tốt nhất nên có một khoảng trống nhỏ làm minh đường để thuỷ khí tụ, như vậy tài vận cũng thuận lợi (Xem hình 12)
Hình 12
2.3.2. Thuận thuỷ
Tương phản với cuộc Nghịch Thuỷ (tức cuộc Nghịch thuỷ) là cuộc Thuận Thuỷ (Tức cuộc Tống thuỷ) nếu trước cửa nhà đường bên trái dài bên phải ngắn, chiều xe lưu thông từ trái qua phải, nhưng cửa lại mở phương vị Thanh Long (bên trái) thì đó là cuộc Tống thuỷ. Ngược lại, nếu trước cửa nhà đường phái bên phải dài hơn bên trái ngắn, chiều xe lưu thông từ phải qua trái, nhưng lại mở cửa ở phương vị Bạch Hổ (bên trái) thì cũng gọi là cuộc Tống thuỷ, đều chủ về tiền tại đến rồi đi, khó tích luỹ (Xem hình 13,14)
Hình 13
Hình 14
Ngoài ra, các nhà Phong Thuỷ còn căn cứ địa hình cao thấp để định hướng thuỷ tới hay hướng thuỷ đi. (Xem hình 15, 16, 17)
Hình 15
Như hình 15, chiều xe chạy trên con đường trước cửa nhà từ trái qua phải, hướng cửa hướng về bên trái, đây là cuộc Nghịch thuỷ nhưng quan sát kỹ thì địa hình bên phải cao hơn bên trái, nên bên phải mới là hướng thuỷ khí đến, bên trái là hướng thuỷ khí đi. Vì vậy hướng cửa nên sửa lại hướng về bên phải mới là cuộc Nghịch thuỷ.
Hình 16
Như hình 16, hướng cửa đã sửa thành cuộc Nghịch thuỷ
Hình 17
Như hình 17. cửa này là cuộc Tổng thuỷ
2.3.3. Các đoán định thuỷ khí tụ hay tán
Hướng thuỷ khí đến là tụ, hướng thuỷ khí đi là tán. Như đã nói trên, đường sá trước cửa nhà (tức Hư thuỷ), bên dài vốn là bên thuỷ tới khí, bên ngắn vốn là thuỷ khí đi, nhưng khi cửa hiệu đối diện với đường sá thì không thể chỉ dùng phương pháp trên, mà cần phải phối hợp với chiều xe lưu thông.
Nếu phía trước cửa nhà tiếp cận quá gần đường xe lưu thông mà chiều xe chạy từ bên phải qua bên trái thì hướng thuỷ khí tới là bên phải và hướng thuỷ đi là bên trái. Lúc ấy nên mở cửa bên trái, tức mở cửa Thanh Long để thu thuỷ khí Bạch Hổ (Xem hình 18,19)
Hình 18
Xem hình 18, đường xe lưu thông tiếp cận cửa từ bên trái qua bên phải, đây là cuộc thuỷ khí từ bên trái tới bên phải, nên mở cửa Bạch Hổ để tiếp thuỷ khí.
Hình 19
Xem hình 19, đường xe lưu thông tiếp cận cửa từ bên phải qua bên trái, đây là cuộc thuỷ khí từ bên phải tới bên phải, nên mở cửa Thanh Long để tiếp thuỷ khí.
Ngoại trừ việc dùng chiều xe lưu thông, có một số con đường người ta phải căn cứ vào địa hình để đoán định hướng thuỷ khí tới. Thí dụ như trong các khu thương nghiệp lớn, việc đoán định hướng thuỷ tới và hướng thuỷ đi cho các cửa hiệu trong ấy sẽ khó khăn hơn. Thông thường người ta lấy vị trí đặt các cầu thang lên xuống (hoặc các cầu thang tự chuyển động) để định hướng thuỷ tới. Mà việc đoán ảnh hưởng tốt xấu do thuỷ tới và thuỷ đi cho các cửa hiệu cần phải lấy các tiêu chuẩn như: hình dạng ôm lại (hữu tình) hay phản cung (vô hình) đường bên trái dài hoặc ngắn, đường bên phải dài hoặc ngắn.
2.4. Nguyên lý vô tình và hữu tình
Do quan niệm "vạn vật tương tác" (Mọi vật đều có tác động qua lại) các nhà Phong Thuỷ cho rằng những vật thể chung quanh đều có một sức ảnh hưởng nhất định đối với bản trạch. Sức ảnh hưởng này có thể chia ra làm hai loại chính, đó là tác động vô tình và tác động hữu tình. Tác động vô tình là tác động xấu, còn tác động hữu tình là tác động tốt.
2.4.1. Ảnh hưởng của đường xá.
Đường xá có nhiều hình thức ảnh hưởng khác nhau đối với dương trạch, dưới đây là các cách cuộc cát hung điển hình liên quan tới dương sá (về thuỷ lộ cũng luận giống vậy)
1. Thương sát:
Thương sát là lực lượng làm tổn thương người trong bản trạch. Trước nhà còn con đường đâm thẳng tới các cuộc thương sát. Phạm điều kỳ này chủ về sức khoẻ người trong nhà ngày càng suy thoái, hoặc có tai hoạ thương tật.. (Xem hình 20)
Hình 20
2. Xung bối sát
Con đường đâm thẳng tới phía sau lưng nhà và cuộc xung bối sát, chủ về bị tiểu nhân quấy nhiễu, chủ nhân cho dù có biểu hiện tốt hay thật thận trọng cũng không được cấp trên chiếu cố (Xem hình 21)
Hình 21
3. Tà thương sát:
Có con đường đâm xéo tới nhà, chủ về việc dễ phát sinh những điều ngoài ý muốn làm hao tài, phá cửa. Đâm xéo bên trái tức phương vị Thanh Long bị tổn thương, là chủ nhà đàn ông bị tổn hại. Đâm xéo bên phải tức phương vị Bạch Hổ tổn thương, là chủ về phụ nữ bị tổn hại (Xem hình 22)
Hình 22
4. Tiêm xạ sát
Tiêm xạ có nghĩa là múi nhọn bắn tới. Có hai con đường bên phải bên trái giao nhau thành góc nhọn hình tam giác xung thẳng tới phía trước nhà là phạm kỵ tiêm xạ sát, chủ về việc vì tiêm bạc mà mất đạo nghĩa, tiền tài hao phá, chủ nhân cũng có thể bị nhiều bệnh tật. (Xem hình 23)
Hình 23
5. Tiễn đao sát.
Do ba hoặc bốn con đường giao nhau hình thành, giống như lưới kéo cắt căn nhà, chủ hao của phá tài, tổn hại người trong nhà, tại hoạ ngoài ý muốn. (Xem hình 24,25)
Hình 24,25
* Chú ý:
Theo quan niệm của các nhà Phong Thuỷ hiện đại, những trường hợp vừa thuật trên, chủ nhà có thể đặt một tượng ngọc kỳ lân ở vị trí đối với hướng đường xung chiếu để hoá giải.
6. Cát cước sát.
Nhà quá gần xa lộ cao tốc cũng được xếp vào cuộc này. Cát cước có nghĩa là cắt chân, nói chung thì cách cuộc này có tính chất thay đổi bất định, chủ về việc vận khí của người trong nhà điên đảo, nên đối với tài vận có ảnh hưởng trồi sụt thất thường, tiền bạc khó tích tụ, đến rồi đi không giữ lâu được, ngoài ra còn dễ bị tai tiếng thị phi. Hình 27 là nói về thuỷ lộ, cũng có tác động như đường bộ (Xem hình 26,27)
Hình 26
Hình 27
7. Liêm đao sát:
Liêm đao là cái đao hình lưỡi liềm. Phái Loan Đầu hiện đại cho rằng xa lộ cầu vượt uốn lượng ưỡn bụng hướng về bản trạch giống như chém tới là phạm đại kỵ liêm đao sát, chủ về tai hoạ huyết quang hoặc vận khí đảo điên (Xem hình 28). Còn phía trước nhà mà thấy con đường uốn cong ưỡn bụng hướng tới là phạm vào tiểu liêm đáo sát, còn gọi là "Độn liên đao" (cái lưỡi liềm cùn) (Xem hình 29) trường hợp này người ta cho rằng có thể treo cái hồ lô trong nhà ở vị trí đối diện với hướng đường ưỡn bụng tới để hoá giải.
Hình 28 Hình 29
8. Đao trảm sát
Con đường giống như đao chém tới bản trạch, sát khí của nó nhẹ hơn so với liên đao sát, nhưng phạm vào kỵ này cũng chủ tổn hại người, gặp nhiều điều ngoài ý muốn (Xem hình 30)
Hình 30
. Tỉnh tự sát:
Bốn phía nhà đều có đường bao quanh giống như chữ tỉnh (????????: cái giếng), chủ về người trong nhà vận khí điên đảo, tài đến rồi đi.
(Xem hình 31)
Hình 31
10. Hoàn bão thuỷ.
Phía trước nhà có đường hoặc sông nước uốn cong ôm bản trạch, tục gọi là "Ngọc đới hoàn yêu" hoặc "Bão thân thuỷ", chủ về tài vận thuận lợi và dễ tích luỹ. (Xem hình 32,33)
Hình 34
12. Chi tự lộ
Phía trước nhà có con đường uốn lượn tới như hình chữ chi ????????, chủ tài vận đại lợi. (Xem hình 35,36)
13. Toàn đường thuỷ.
Phía trước nhà là nơi đường xá tụ hội thành vòng tròn, đây là cách cuộc "Minh đường thuỷ"hay còn gọi là "Tứ thuỷ quy đường", tiền bạc vượng, cát. (Xem hình 37,38)
Hình 37, 38
2.4.2. ảnh hưởng của vật thể chung quanh
Hiện nay nhân khẩu ở thành thị ngày càng đông, một tấc đất là một tấc vàng, muốn chọn hoàn cảnh cư trú tốt đẹp theo Phong Thuỷ là điều rất khó khăn. Huống hồ với đà phát triển hiện nay, hoàn cảnh chung quanh dương trạch lại biến đổi liên tục. Một toà nhà lớn vốn đang ở "Bối sơn" 1 cho một dương trạch, rất có nhiều khả năng một hai năm sau cái bối sơn phía sau nhà này sẽ bị phá bỏ, phía trước mặt cũng vậy, đã được xây dựng thêm rất nhiều toà nhà lớn, thế là hoàn cảnh chung quanh hoàn toàn biến đối. Đứng ở góc độ Phong Thuỷ mà nói, sự thay đổi hoàn cảnh chung quanh có một sức ảnh hưởng cát hung nhất định đối với bản trạch.
ở tiết trước đã bàn qua sự ảnh hưởng cát hung của đường xá đối với dương trạch, tiết này chúng ta thử tìm hiểu quan niệm của các nhà Phong Thuỷ Loan Đầu hiện đại về vấn đề ảnh hưởng cát hung của các vật thể chung quanh.
1. Thiên trảm sát.
Khoảng giữa hai căn nhà phía đối diện trước mặt là một đường hẻm nhỏ (hoặc một khe trống nhỏ) xung chiếu bản trạch (Xem hình 39). Đứng ở góc độ quan niệm về sát khí trong thuật Phong Thuỷ mà nói, các loại sát khí khác nhau sẽ cấu thành những vấn đề khác nhau.
Trong số sát khi đó, loại gây trở ngại khá lớn đối với tài vận là "thiên trảm sát", bất kể có nỗ lực kiếm tiền như thế nào, người ta cũng có cảm giác khó mà tích luỹ được, rất nhanh chóng phát sinh những sự cố lớn hay nhỏ để tiền bạc tới rồi ra đi. Ngoài ra còn chủ về việc người nhà nhiều bệnh, thân thể suy nhược, nghiêm trọng hơn nữa là có hoạ huyết quang.
"Thanh Nang tự" viết :"Thừa tiếp ở phương sinh vượng thì không sát". Nếu như vị trí thiên trảm sát xung chiều là phương vị cát thì vấn đề không đến nỗi nghiêm trọng. Phương pháp hoá giải sát khí này là treo một tấm kính phản chiếu trên cửa, hay cửa số đối diện của thiên trảm sát.
2. Phi nhận sát.
Trước nhà có cạnh góc tường của toà nhà lớn phía đối diện (Xem hình 40), chủ về sức khoẻ của người trong nhà kém.
3. Tiêm xạ sát.
Tiêm xạ sát còn gọi là "Tiễn sát" trước nhà có góc tường của toà nhà lớn phía đối diện xung chiếu thẳng thành một góc 450 (Xem hình 41) các góc tường bén nhọn hướng vào cửa nhà như mũi tên bắn tới.
Nhà mà phạm kỵ tiêm xạ sát thì chủ về tai hoạ huyết quang: tài vạn không thể tích tụ, dẫn tới nguyên nhân phá tài có liên quan nhiều vấn đề như: Vì vấn đề sức khoẻ mà phái tài, hoặc bị người khác lừa dối mà phá tài.
Theo các nhà Phong Thuỷ thì người ta có thể dùng phương pháp thiên địa nhân để hoá giải, cách thức như sau:
Giấu dưới cửa năm đồng tiền cổ của năm vị hoàng đế đời Thanh (gọi là "ngũ đế tiền"), đây là cách hoá giải địa. Treo trên đà cửa một cách kính lồi, đây là cách hoá giải thiên.
Treo cái khoen kéo đập cửa có hình đầu thú nơi cửa bị xung chiếu, đây là cách hoá giải nhân.
* Chú ý: Có sự phân biệt thiên trảm sát và tiễn phát, thiên trảm sát là sát khi từ khoảng trống xông tới, đây là hư sát, còn tiễn sát là sát khí từ vật thể bén nhọn xông tới, đây là thực sát
4. Kình quyền sát.
Trước nhà hoặc trước cửa sổ thấy một bộ phận lồi ra của toà nhà lớn đối diện (Xem hình 42), chủ về tai hoạ huyết quang, có bệnh ở phần ngực.
5. Kim tự sát.
Trước nhà thấy một số bộ phận thành hình tam giác, giống như chữ kim?????????, trên nóc của toà nhà lớn đối diện (Xem hình 43), chủ về tại hoạ huyết quang.
6. Phản quang sát:
Trước nhà có toà nhà lớn đối diện mà bên ngoài tường toàn là vật liệu kiếng. Kiếng phản ánh sáng bắn vào bên trong bản trạch (Xem hình 44), chủ về tai hoạ huyết quang, tỳ khí rối loạn.
7. Cô dương sát.
Nhà quá gần các nơi như am miếu, chùa chiền, nhà thờ... (Xem hình 45,46) chủ về người trong nhà có tính cách cô độc, tỳ khí dễ bị rối loạn.
Hình 45,46
Nói về mối quan hệ giữa dương trạch với chùa miếu, nhà thờ.... phải Loan Đầu còn có câu: "Miếu tiền bần, miếu hậu phú" (nhà ở phía trước miếu thì nghèo, nhà ở phía sau miếu thì giàu). Tại sao các nhà Phong Thuỷ lại nói như vậy?
Thật ra âm trạch hay dương trạch cũng đều dùng một lý luận như nhau, theo các nhà Phong Thuỷ, điều then chốt vẫn là long khí. Thông thường mà nói, ở Trung Quốc khi người ta xây dựng, chùa miếu, họ đều có ý cứ vào Phong Thuỷ, tức chùa miếu đều được xây dựng ở nơi có long khí tụ thành huyệt. Người ta cho rằng nhờ vậy chùa miếu mới được khói hương nghi ngút, tín độ thập phương tới viếng tấp nập.
Nếu nhà ở phía sau chùa miếu thì có thể hấp thụ long khí trước, vận tài còn dư mới tới chùa miếu (Xem hình 47)
Ngược lại nếu nhà ở phía trước chùa miếu thì long khí đã bị chùa miếu hấp thụ hết (Xem hình 48)
Hình 47
Nhà phía sau chùa miếu hấp thụ được long khí của bối sơn
Hình 48
Nhà phía trước chùa miếu không hấp thụ được long khí của bối sơn.
8. Độc âm sát
Nhà quá gần nghĩa trạng, nhà tang lễ, bệnh viện... (Xem hình 49) chủ về người trong nhà nhiều bệnh kín, khí vận kém, ngủ thường hay nằm mơ
9. Thám đầu sát.
Phía sau của toà nhà lớn đối diện phía trước có một mái hiên cao, đỉnh của nó nhô lên (Xem hình 50), chủ về người trong nhà có thiếu niên bất lương dễ phạm vào chuyện trộm cướp.
10. Đoạn hổ sát.
Trước nhà phía bên phải thấy một mái lớn hình chữ L (Xem hình 51), chủ về có chuyện thị phi, tiểu nhân dèm xiểm.
11. Kiệu sát.
Phía trước rất gần một toà nguy nga to lớn bản trạch rất nhiều (Xem hình 52), chủ về dễ bị lừa dối, cấp trên vạch lá tìm sâu, sự nghiệp không thành công, nhưng nếu phía sau nhà dựa vào một toà nhà lớn thì ngược lại, phải luận là cát
(Xem hình53), đâygọi là cách "kháo sơn" ( dựa vào núi).
Hình 52, 53
12. Thương sát.
Trước nhà phía đối diện có một hẽm (đường) cụt (Xem hình 54), chủ về sức khoẻ kém, sự nghiệp không thuận lợi.
13. Xuyên tâm sát
Trước nhà phía đối diện có vật hình trụ thẳng đứng, chẳng hạn như trụ điện, cột biển báo giao thông, cây cối lớn... (Xem hình 55,56) chủ về hoạ huyết quang, bệnh tật, kiện tụng, thị phi
Hình 55,56
14.Hoả sát
Gần nhà thấy một cái tháp anten, tháp điện biến thế, hoặc vật gì nhọn đầu.. (Xem hình 57), chủ về hoạ huyết quang, hoả hoạn, sức khoẻ kém.
15. Xung thiên sát.
Nhà gần công xưởng lớn, mà công xưởng có rất nhiều khói bốc lên (Xem hình 58) chủ về sức khoẻ kém, bị nhiều tổn hại ngoài ý muốn.
16. Thanh sát.
Vùng phụ cận nhà có khu vực đóng cừ hay làm công việc gì gây tiếng động lớn, chủ về người có trong tỳ khí rối loạn.
17. Quang sát.
Đối diện nhà có trụ đèn chiếu sáng, tối đến ánh sáng bắn vào nhà, chủ về người trong nhà tinh thần kém, tỳ khí rối loạn.
18. Hổ cường long nhược.
Bên hông phải có một toà nhà to lớn hơn bản trạch (Xem hình 59), chủ về khách trú trong nhà nhiều thị phi, tiểu nhân.
19. Long cương hổ nhược
Bên hông trái có một toà nhà to lớn hơn bản trạch (Xem hình 60) chủ về khách trú trong nhà nhiều hơn sang quý trọ giúp, dễ được cấp trên nâng đỡ.
20. Long hổ bão.
Hai bên có hai toà nhà lớn so với bản trạch thì nhỏ hơn (Xem hình 61), chủ về cát lợi
Hình 61
21. Thích diện sát.
Trước nhà phía đối diện có gò, đối hoặc núi đá, chủ về người trong nhà dễ có hành vi phạm tội, hoặc bị trộm cướp (Xem hình 62).
22. Quyển liêm thuỷ
Ngọn núi đồi đối diện trước có vùng đất thoai thoải thấp dần xuống, gọi là "Quyền liêm thuỷ" hay còn gọi là :"Khẩn thủy trực tấu" chủ về tài vận kém, người trong nhà cô quả (Xem hình 63, 64)
Hình 63 Hình 64
23. Ngự nhai thuỷ.
Xa xa phía trước nhà thấy có nhiều từng đối núi cao dần lên hướng tới bản trạch, chủ về tài phú vào nhà cuồn cuộn. Cò một loại biến cách khác là phía trước nhà thầy có nhiều toà nhà lớn cao dần lên tới bản trạch, đây cũng là "Ngự nhai thuỷ", chủ giàu có. (Xem hình 65,66)
Hình 65 Hình 66
24. Xung xạ sát.
Đối diện phía trước nhà có đồi núi, nhưng ngọn chính lại nghiêng nghiêng, thấy có một cái đình lạnh lẽo, chủ về người nhà ly tán, dễ bị hao tổn người. (Xem hình 67)
25. Huyền nhai ốc
Nhà quá gần vách đá cao, theo Phong Thuỷ là rất bất lợi, chủ về công việc làm ăn của gia đình dần dần suy thoái, người nhà dễ gặp tai hoạ. (Xem hình 68)
26. Cô phong độc tú
Nhà ở trên núi, hoặc toà nhà quá cao so với các nhà lân cận. (Xem hình 69)
27. Phong sát.
Vùng chung quanh dương trạch trống trải không có chỗ dựa, dễ phạm phong sát, chủ về tài vận kém, không có quý nhân giúp đỡ.
28. Âm sát.
Dương trạch quá gần núi rừng, chủ về người nhà nhiều bệnh, tinh thần thất tán.
29. Bối hậu hữu kháo.
Phái Loan Đầu chia hình dáng núi thành năm đoạn theo nguyên lý ngũ hành. Vùng phụ cận nhà có núi non, hình dạng của nó sẽ có một ảnh hưởng nhất định đối với bản trach. Nhất là phía sau nhà có núi, gọi là kháo sơn, chủ về có quý nhân giúp đỡ. Tuỳ theo hình dạng núi mà phân biệt theo ngũ hành, mỗi loại hình có đặc tính riêng. Đương nhiên theo đó người ta phối hợp tính chất của nó với một số nghề nghiệp nhất định để tìm sự thuận lợi.
- Núi hình kim: Núi thuộc hành kim là phần đỉnh có hình dạng bán nguyệt (Xem hình 70), chủ về quý nhân mang lại quan vị. Nếu vùng phụ cận nhà thấy có núi hình dạng này thì thuận lợi cho công nhân viên chức hoặc những nhân viên hành chính.
Đặc biệt có lợi phát triển các công việc về xe hơi,đồ vật bằng kim khí, khai thác mỏ kim loại, máy móc cơ giới, chuyên viên về biển, đi trên biển, thực phẩm đông lạnh, thuỷ sản, du lịch các công việc lưu động, vận chuyển, âm nhạc...
Núi hình mộc: Hình dạng cao thẳng lên và có phần đỉnh tròn, chủ về xuất văn nhân hoặc có quý nhân mang lại tiếng tăm. (Xem hình 71) nếu vùng phụ cận nhà thấy có loại núi này thì thuận lợi cho nhân viên văn thư.
Đặc biệt có lợi phát triển các công việc như: kính đeo mắt, mỹ phẩm, đồ trang sức, vật liệu cháy, rượu, bác sĩ tâm lý, diễn thuyết, quảng cáo, quang học, điện khí, điện tử, văn nghệ, cây cảnh, hoa, trồng trọt, giấy, vận dụng gia đình, thuốc men, y phục, tôn giáo, văn hoá, xuất bản, các phế phẩm từ gỗ...
- Núi hình thuỷ: Hình dáng nhấp nhô như sóng nước liên tiếp nhau, chủ xuất người có trí tụê, quý nhân mang lại tài phú (Xem hình 72). Nếu vùng phụ cận nhà thấy có loại núi này thì thuận lợi đối với những người làm việc bằng trí óc, như mua bán cổ phiếu, ngoại hối.
Hình 71,72
Đặc biệt có lợi phát triển các công việc như: biểu diễn, nghệ thuật, hoa, trồng trọt, giấy, vận dụng gia đình, thuốc men, vật liệu y khoa, quần áo, tôn giáo, văn hoá xuất bản, các chế phẩm từ gỗ, chuyên viên về biển, du lịch, các công việc lưu động, nuôi cá, thực phẩm đông lạnh, vận chuyển, thuỷ sản...
- Núi hình thổ: Hình dạng núi trải ra, đỉnh núi bằng phẳng, chủ về quý nhân mang lại tài lộc. (Xem hình 73)
Nếu vùng phụ cận bản trạch thấy có loại núi này thì thuận lợi đối với một số doanh nghiệp như: mua bán, ngọc thạch, đồ gốm, đất đai, xây dựng nhà cửa, vật liệu kiến trúc, môi giới, mua bán xe hơi, khai thác quặng mỏ, chế tạo cơ khí..
- Núi hình hoả: Hình dạng tam giác, đỉnh núi nhọn. Thông thường các nhà Phong Thuỷ đều cho núi có hình dạng hoả là bất lợi đối với tài vận, chủ về tiền bạc không tích tụ, hoặc sẽ vì tiền bạc mà xảy ra tranh chấp, chủ về việc có tai hoạ huyết quang, thị phi kiện tụng, luận đại hung. (Xem hình 74)
Loại núi này rất bất lợi đối với các công việc như: vật liệu dễ cháy, rượu, vật liệu hoá học, quảng cáo, đồ trang sức, mua bán đất đai nhà cửa...
* Chú ý:
Ngoài ra, các nhà Phong Thuỷ phái Loan Đầu còn lưu ý một điều, "Phía sau phải có núi dựa" (tức kháo sơn)" núi dựa" ở đây phải là "minh sơn", tức núi phải có rừng rậm xum xuê. Nếu "núi dựa" là núi trọc, chỉ toàn đá thì cho dù hình dạng gì cũng luận là hung (vì núi này không "tàng phong tụ thuỷ được).
2.5. các loại hình dương trạch
Dương trạch là nơi con người cư trú, cùng với âm trạch đều ở trong đại địa sơn thuỷ, do đó Phong Thuỷ của dương trạch cũng giống như của âm trạch, cũng cần phải có năm yếu tố môn địa lý là long, huyệt, sa, thuỷ, hướng. Nhưng do địa điểm toạ lạc của dương trạch khác nhau nên có những cách xem khác nhau. Căn cứ vào biện luận về dương trạch trong "Thiên Nguyễn Dư Nghĩa"của tiên sinh Tưởng Đại Hồng, dương trạch chia ra làm ba cách:
- Nhà ở tỉnh ấp (tức ở đô thị)
- Nhà ở thôn quê
- Nhà ở sơn cốc
Về cơ bản, nhà ở sơn cốc lấy sự tàng phong làm tốt, nhà ở thôn quê thì lấy thuỷ (tức sông nước) làm quan trọng, còn nhà ở thành thị thì lấy cách cuộc hình thế làm hay.
Ngoài ra trong lối kiến trúc nhà ở xưa như phái Loan Đầu, người ta còn căn cứ một mô thức cơ bản mà theo âm trạch gọi là "tứ thú" để thiết kế toàn ảnh căn nhà. Mô thức này còn gọi là "Thiên tâm thập tự (điểm trung tâm của chữa thập), là cuộc hội tụ đầy đủ khí âm dương. Cuộc "Tứ thú" gồm: Phía trước là Chu Tước, phía sau là Huyền Vũ, bên trái là Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ. (Xem hình 75)
Hình 75 là mô thức không gian cư trú theo văn hoá truyền thống Trung Hoa.
Tên gọi thông thườngTên gọi theo Thuật Phong Thuỷ
1. Sảnh đường (Phòng khách)1. Long sơn hoặc Huyền vũ
2. Tây sương (dãy chái phía tây)2. Hữu tí hoặc Bạch Hổ
3. Đông Sương (dãy chái phía đông)3. Tả tí hoặc Thanh Long
4. Thiên tỉnh hoặc minh đường (sân)4. Huyệt hoặc minh đường
5. Cổng chính hoặc đảo toà5. án sơn hoặc Chu Tước
Hình 76 là nhà ở điển hình theo truyền thống văn hoá Trung Hoa được xây dựng theo mô thức không gian cư trú đã thuật ở trên.
Hình 76
Như trong hình 78, mô thức điển hình nhà ở của Trung Quốc xưa thường có tường bao quanh giống như tường thành, trục tuyến giữa chủ yếu là sảnh đường có hai dãy phòng, đối diện thẳng với sảnh đường có cửa lớn, bên ngoài cửa có bình phong, khoảng giữa có thiên tỉnh. Tường bao quanh và phòng ốc bốn bên tạo nên một không gian tạo cho người ở một cảm giác an toàn ổn định.
Nói chung các công trình kiến trúc (nhà ở mồ mả) đều đòi hỏi sự đối xứng hoàn chỉnh, nhìn thấy bình ổn. Kiến trúc phải có trước có sau, có phải có trái, không được khiếm khuyết chỗ nào. Phần nhiều các toà nhà lớn ở Trung Quốc xưa đều phải có tiền đường hậu viện, đông sương tây sương.
Ngoài ra người ta còn tuân thủ một số nguyên tắc khác như:
- Chiều nam bắc phải dài, chiều đông tây phải ngắn để thành một căn nhà hình chứ nhật hoàn chỉnh mới tốt (Xem hình 76)
- Chiều ngang toà nhà ngắn, chiều dài toà nhà phải dài để tuân thủ nguyên tắc "Thân tàng bất lộ" mới đạt được hiệu quả tàng chứa phòng, vì người xưa quan niệm có sâu (thâm) thì mới chứa (tàng) được nhiều, có không lộ ra thì khí mới không tán.
- Trước phải hẹp sau phải rộng (tức nhà phải nở hậu). Nguyên tắc này hàm chứa ý mọi gian khổ ban đầu dần dần sẽ hanh thông, khí vận càng lúc càng tốt.
- Phía trước thấp, phía sau cao (tức càng về phía sau càng cao dần lên). Nguyên tắc này hàm ý sinh hoạt và địa vị người trong nhà ngày càng được nâng cao, đời sống sẽ hiển đạt hơn đời trước.
2.5.1. Cách cuộc Loan Đầu dương trạch
Các khám dư gia thời cổ đại căn cứ vào địa hình để suy ra sự ảnh hưởng cát hung đối với con người. Như thấy cách cuộc "Ngọc đới thuỷ" thì chủ giàu sang: thấy cách cuộc "Thám đầu sơn" thì chủ có trộm cướp,.... Các loại hình dương trạch ở thành thị hiện nay, hình thế của nó cũng có ảnh hưởng cát hung giống như hình thế sơn thuỷ trong tự nhiên. Về cơ bản, các nhà Phong Thuỷ hiện đại căn cứ vào ngoại hình của toà nhà để phân ra năm loại theo ngũ hành như phân tích dưới đây.
1. Loại hình kim
Toà nhà có hình dáng vòng cung hoặc tròn (Xem hình 77,78), loại hình nhà này nên sử dụng trong ngành công thương nghiệp, chủ về giàu sang, nếu như làm nhà ở thì chủ về vận khí lao đao.
Hình 77,78
2. Loại hình mộc.
Toà nhà hình chữ nhật, hình chữ L hoặc hình chữ Y (hình chữ Y thuộc mộc hoặc hoả) và hình chứ ??????????? cũng tính là loại hình mộc. Chủ về trạch vận bình ổn (Xem hình79,80,81,82)
Hình 79,80
Hình 81,82
3. Loại hình thuỷ
Hình dáng nhà do nhiều hình tròn tổ hợp thành (Xem hình 83), chủ sự thành bại thay đổi khá lớn, chủ yếu phải xem vận mới định được. Có thể làm quán rượu.
Hình 83
4. Loại hình thổ.
Toà nhà hình vuôn, hình chữ tỉnh??????????, hình chữ công?............. rất nên làm nhà ở, chủ về trạch vận bình ổn, có một sự trợ lực nhất định đối với tài vận và sức khoẻ người trong (Xem hình 84,85,86)
Hình 84,85,86
5. Loại hình hoả.
Toà nhà hình tam giác, hoặc thành góc nhọn, chủ về trạch vận không ổn định, có tai hoạ huyết quang, hoả hoạn, luận hung (Xem hình 87)
2.5.2. Loại hình dương trạch cấm kỵ
Các nhà Phong Thuỷ phái Loan Đầu rất xem trọng hình thể của căn nhà, họ cho rằng hình thể của căn nhà phải đầy đặn không được khuyết hãm, vì điều này sẽ có ảnh hưởng cát hung rất lớn đối với người trong nhà. Dưới đây xin đơn cử các trường hợp như sau:
1. Nhà bị khuyết cạnh nam bắc:
Nhà cửa ở thành thị hiện nay lâm vào tình trạng khuyết cạnh nhiều hơn thời xưa. Hình 88,89,90 là khuyết hai cạnh nam bắc, nam bắc là hai phương thuộc thuỷ và hoả. Nếu cả thuỷ lẫn hoả đều khuyết hảm thì vấn đề khá nghiêm trọng. Vào thời gian hung tinh lưu niên bay tới, bất luận khuyết hãm nam hay bắc, đều chủ về ứng các tai hoạ ngoài ý muốn, hoặc bệnh tật, gia đạo bất hoà, nghiêm trọng thì tụng kiện tù tội. Phép hoá giải như sau:
- Nếu hướng nam thì đặt các vật phẩm Phong Thuỷ màu đỏ, màu hồng, màu tía, hoặc chậu Phong Thuỷ nuôi 9 con cá vàng.
- Nếu ở hướng bắc thì đặt các vật phẩm Phong Thuỷ màu lam, màu đen, hoặc chậu Phong Thuỷ nuôi 1con cá vàng.
Hình 88,89
Hình 90
2. Nhà bị khuyết cạnh đông tây.
Chính tây là mộc, chính đông là kim. Hai phương này bị khuyết hãm lại có ảnh hưởng yếu hơn. (Xem hình 91,92,93) thông thường mà nói, nó thường chủ về làm việc cục nhọc mà khó thành công, gian khổ mới kiếm được miếng ăn. Những người có hùng tâm tráng chí ở nhà này thường lận đận lao đao, khó mà có thành tựu lớn được. Phép hoá giải như sau:
- Nếu hướng đông thì đặt các vật phẩm Phong Thuỷ màu lục, như chậu kiểng, bonsai hoặc chậu Phong Thuỷ nuôi 3 con cá vàng.
- Nếu ở hướng tây thì đặt các vật phẩm Phong Thuỷ màu trắng, màu vàng kim, hoặc chậu Phong Thuỷ nuôi 7 con cá vàng.
Hình 91,92,93
3. Nhà bị khuyết góc đông bắc:
Góc đông bắc thuộc thổ, chủ bất lợi về sức khoẻ, nhất là bệnh về đường tiêu hoá. Đặt bếp lò ở phương vị này có thể cải thiện Phong thuỷ, ngoài ra còn có thể dùng các vật phẩm Phong Thuỷ màu vàng đất, màu cafe, hoặc chậu Phong Thuỷ nuôi 8 con cá vàng. (Xem hình 94)
Hình 94
4. Nhà bị khuyết góc đông nam:
Góc đông nam thuộc mộc chủ bất lợi đối với con gái đầu, về sức khoẻ, thì chủ về bệnh gan mật, hệ thống thần kinh. Muốn hoá giải có thể dùng các vật phẩm Phong Thuỷ màu màu xanh lục như cây cảnh hay bon sai, hoặc treo một cái hồ lô. (Xem hình 95)
Hình 95
5. Nhà bị khuyết góc tây nam:
Góc tây nam thuộc thổ, chủ bất lợi về sức khoẻ, nhất là bệnh về đường tiêu hoá. Ngoài ra còn chủ về các chứng hư nhược. Hướng khôn là chủ về mẹ của chủ nhân, hoặc nữ chủ nhân, vì vậy bất lợi cho hai người này. Nhưng thông thường thì đối với công việc lại có lợi, sự nghiệp bình ổn. (Xem hình 96)
Hình 96
Muốn hoá giải có thể dùng các vật phẩm Phong Thuỷ màu vàng đất, màu cafe, hoặc chậu Phong Thuỷ nuôi 8 con cá vàng, cũng lên treo một cái hồ lô.
6. Nhà bị khuyết bốn góc:
Bốn góc nhà đều khuyết hảm thì vấn đề khá nghiêm trọng Nặng thì chủ về ứng các tai hoạ ngoài ý muốn, hoặc bệnh tật, sự nghiệp tiêu tan, có thể tụng kiện tù tội (Xem hình 97)
Hình 97
Theo ý kiến của các nhà phong thủ thì tốt nhất là không nên ở loại nhà này, nhưng trong trường hợp vì hoàn cảnh khách quan bất khả kháng, người ta có thể áp dụng cách hoá giải duy nhất là tính toán trạch tinh, vận tinh và phi tinh lưu niên để thiết kế lại bố cục căn nhà (xem chương ba Bát Trạch và chương bốn Huyền Không).
7. Quy đầu ngọ:
Đây là loại nhà chỉ khuyết hãm hai góc đông nam và tây nam. Loại nhà này tất nhiên có trạch vận không ổn định, người trong nhà dễ gặp những biến cố ngoài ý muốn, cho nên thường xuyên phải di chuyển chỗ ở. Vì vậy loại nhà này cũng luận hung (Xem hình 98)
Để hoá giải người ta cho rằng phải xét toàn diện bố cục căn nhà, nhưng chủ yếu nhất là tìm cách khắc chế sát khí phương nam, màu đen hoặc các thứ thuộc hành thuỷ.
8. Hình thước đo góc.
Loại nhà hình thức đo góc sẽ không tìm được điểm lập cực, chính xác, nên khó hình thành tiểu thái cực, chủ về vận trình suy bại, bất lợi cả về người lẫn tiền bạc (Xem hình 99)
Để hoá giải người ta phải sửa thiết kế căn nhà thành ba bộ phận, mỗi bộ phận là một hình chữ nhật hay hình vuông.
2.6. Phương pháp tuyển chọn dương trạch
2.6.1. Tuyển chọn theo mô thức ngũ hành
Trong môn dương trạch của phái Phong Thuỷ Loan Đầu, nếu vùng phụ cận nơi cư trú không có Sơn Long, thì lấy hình dáng các nhà chung cư (trường hợp ở thành thị) để luận cát hung. Long chia "Ngũ Long", các toà nhà và các kiến trúc đều có hình dáng khác nhau nên cũng phải phân ra theo ngũ hành. Thi dụ như: Toà nhà hình tròn là thuộc kim, còn toà nhà hình tham giác hoặc không thuộc hình dạng nhất định nào là thuộc hoả. Trước đã thuật năm loại hình dạng nhất định nào là thuộc hoả. Trước đã thuật năm loại hình dáng kiến trúc cơ bản, cũng đã nói hình chữ nhật và hình vuông rất thích hợp để ở, hình tròn và hình gợn sóng thì không nên ở, tối kỵ nhất là ở nhà có hình tam giác, vì tam giác thuộc hoả, chủ về tai hoạ huyết quang.
(Xem hình 100,101,102,103,104,105)
kim hỏa mộc
Hình 100,101,102
mộc thổ thuỷ
Hình 103,104,105
Ngoại trừ việc phán đoán hình dáng tốt xấu của bản trạch, các nhà Phong Thuỷ phái Loan Đầu còn đi sâu hơn một bước, đó là phối hợp hình dáng các vật thể của hoàn cảnh chung quanh để quyết định sự hưng suy của toà nhà. Phương pháp thẩm định là dùng nguyên lý ngũ hành sinh khắc chế hoá làm tiêu chuẩn. Thông thường mà nói, quan hệ ngũ hành giữa toà nhà với vật thể hoàn cảnh chung quanh không rangoài năm tình huống dưới đây.
1. Sinh cuộc:
Sinh cuộc là cuộc sinh ta. Tức thuộc tính ngũ hành của bản trạch được thuộc tính ngũ hành của vật thể hoàn cảnh chung quanh sinh vượng. Thí dụ như nơi ở của bản thân thuộc thổ, toà nhà đối phương thuộc hoả, đó khách khách hoà sinh ta thổ vậy, trường hợp này luận cát, chủ về công việc thuận lợi (Xem hình 106)
2. Sát cuộc:
Sát cuộc là cuộc khắc ta. Tức thuộc tính ngũ hành của nơi bản thân cư trú bị thuộc tính ngũ hành của vật thể hoàn cảnh chung quanh khắc chế. Thí dụ như nơi ở của bản thân thuộc thổ, toà nhà đối phương thuộc mộc, đó là khách mộc khắc ta thổ vậy, trường hợp này luận hung, chủ về công việc chao đảo, không ổn định (Xem hình 107)
Hình 107
3. Tiết cuộc:
Tiết cuộc là cuộc làm ta phải tiết khí để làm sinh vượng đối phương. Tức thuộc tính ngũ hành của nơi bản thân cư trú bị thuộc tính ngũ hành của vật thể hoàn cảnh chung quanh làm cho hao tốn sinh khí. Thí dụ như nơi ở của bản thân thuộc mộc, toà nhà đối phương thuộc hoả, đó là khách hoả làm ta hao tổn vậy, chủ về thân thể nhiều bệnh, tài vận hao hụt (Xem hình 108)
Hình 108
4. Tài cuộc:
Tài cuộc là thuộc tính ngũ hành của nơi bản thân cư trú khắc chế được thuộc tính ngũ hành của vật thể hoàn cảnh chung quanh. Thí dụ như nơi ở của bản thân thuộc hoả, toà nhà đối phương thuộc kim, đó là ta khắc khách kim vậy, trường hợp này trước vất vả như sau có tài lộc, nhưng cũng chỉ thu hoạch kết quả nhất định (Xem hình 109)
Hình 109
5. Vượng cuộc:
Vượng cuộc là thuộc tính ngũ hành của nơi bản thân cư trú bị thuộc tính ngũ hành của vật thể hoàn cảnh chung quanh. Thí dụ như nơi ở của bản thân thuộc mộc, toà nhà đối phương cũng thuộc mộc, đó là tương hỗ, luận cát vượng, chủ về công việc và tài vận đều khá bình ổn. (Xem hình 110)
Hình 110
2.6.2. Phương pháp tuyển chọn theo tứ thú
Ngoại trừ việc luận cát hung theo hình dạng ra, các nhà Phong Thuỷ phái Loan Đầu còn vận dụng nguyên lý "thiên tâm thập đạo" như đã thuật ở trước để định cát hung cho toà nhà giống như âm trạch. (Xem hình 111)
Như đã nói, Chu Tước là đại biểu cho triều đường hoặc án sơn phía trước huyệt, Huyền Cũ là đại biểu cho kháo sơn ở phía sau,. còn Thanh long và Bạch Hổ là địa biểu cho hai sa ở hai bên (Xem hình 112,113). Nếu như trục hình chữ thập (thiên tâm thập đạo) bị khiếm khuyết một phương thì đều có cuộc hung.
Hình 112,113
Về phương diện dương trạch, các nhà Phong Thuỷ cũng dùng mô thức này để tuyển chọn toà nhà tốt, phương pháp rất đơn giản. Trước tiên chúng ta tưởng tượng toà nhà ở điểm trung tâm của hình chữ thập, toà nhà cao ở phía sau kháo sơn Huyền Vũ, các vật kiến trúc ở hình trước là triều sơn Chu Tước (triều sơn và bản thân toà nhà hay nhát là nên cách nhau một khoảng sân trống rộng, tức minh đường), còn các căn nhà ở hai bên toà nhà là hai sa Thanh Long và Bạch Hổ. Nếu phù hợp những điều kiện như đã thuật ở trên thì các nhà Phong Thuỷ phái Loan Đầu là cát.
Nếu toà nhà khiếm khuyết một trong bốn phương là không phù hợp với nguyên tắc" thiên tâm thập đạo, thông thương sẽ có những ứng nghiệm như sau:
1. Phía sau không có toà nhà cao hơn (khuyết Huyền Vũ)
Huyền Vũ là núi để dựa, cho nên nếu khuyết phương này thông thường là chủ về không được thượng cấp hoặc bậc trưởng bối nâng đỡ hoặc ưu thích.
2. Bên phải hoặc bên trái không có nhà (Khuyết Thanh Long hoặc Bạch Hổ)
Thanh Long và Bạch Hổ còn gọi là tay trái tay phải, nếu thiếu một trong hai phương này, thông thường chủ về không được người dưới phù trợ, hay làm trái ý, công việc phải một thân một mình gánh vác. (Xem hình 114,115)
Hình 114 Hình 115
Nhà khuyết Thanh Long Nhà khuyết Bạch Hổ
3. Bên ngoài minh đường không có nhà (khuyết triều sơn):
Thông thường chủ về tiền tài tới rồi đi, khó tích lũy, vì triều sơn có tác dụng không để cho khí của minh đường (tức khí tài) thất tán. Khiếm khuyết phương này không tránh được thất thoát tiền bạc.
4. Toà nhà bốn bên trơ trọi:
Đây là cách cuộc không có chỗ dựa cả bốn bên, gọi là "Cô phong độc tú", trừ phi vị trí toà nhà đang ở trên quái tuyến đương vượng (theo phái Bát Trạch, hoặc phái Huyền Không), nếu không thì người trong nhà thật khó mà ngủ được yên giấc. (Xem hình 116)
Hình 116
"Tứ thú" trong Phong Thuỷ, tả Thanh Long hữu Bạch Hổ là một tổ hộ trì, nên còn gọi là "Nô sa", nô tức là người giúp việc. Trong lúc tuyển chọn nhà ở, người ta đoán phân biệt Thanh Long và Bạch Hổ như sau:
- Thanh Long sa: Về phương diện nhân vật thì chủ ứng đàn ông, về phương diện sự kiện thì chủ ứng về người.
- Bạch Hổ sa: Về phương diện nhân vật thì chủ ứng phụ nữ, về phương diện sự kiện thì chủ ứng về tài vận.
Luận đoán tổng quát về Thanh Long và Bạch Hổ đều chủ về người hợp tác hoặc viên chức cấp dưới, cho nên xưa gọi là "nô sa". Nếu như cần phân biệt ứng nhiệm chủ về nam hay nữ, thì Thanh Long sa và chủ về người hợp tác hay viên chức nam là chủ về người hợp tác hay viên chức nam, còn Bạch Hổ sa là chủ về người hợp tác hay viên chức nữ.
Nếu Thanh Long sa và Bạch Hổ sa giống như hai cánh tay ôm vào bản trạch, về phương diện sự nghiệp là được thuộc hạ, bạn bè hợp tác, giúp đỡ, công việc ngày càng thuận lợi.
2.7. Bố cực tiểu Loan Đầu
Xem Phong Thuỷ dương trạch theo phái Loan Đầu, ngoại trừ việc xét ngoại hình và hoàn cảnh bên ngoài (tức ngoại Loan Đầu), người ta còn chú yư tới các hạng mục khác bên trong căn nhà (tức tiểu Loan Đầu hay nội Loan Đầu) như: cửa, cửa sổ, phòng ngủ và giường ngủ, bếp, phòng vệ sinh, nhà tắm...
2.7.1. Cửa
Cửa trong Phong Thuỷ còn gọi là "Huyền quan". Về vấn đề này mỗi phái đều có cách lý giải riêng, nhưng nói chung thì họ đều công nhận cửa là quan trọng nhất.
Sau đây là vài điều cần lưu ý:
1. Chọn hình dáng cửa:
Hình dáng cửa cũng có ý nghĩa về phương diện hấp thu tài khí. Thông thường mà nói, cửa thường là hình chữ nhật, một cánh hoặc hai cánh, thảy đèu phù hợp với quy cách Phong Thuỷ. (Xem hình 117) Nhưng về phương diện cầu tài thì nó lại trung tính, chẳng có ý nghĩa gì.
Phái Loan Đầu cho rằng muốn cửa có khả năng hấp thu tài khí thì nó phải có hình bán nguyệt hay hình cung (Xem hình 118)
Hình 117,118
Đi đôi với cửa chính (huyền quan), trong Phong Thuỷ còn có một thuật ngữ gọi là "Thủ huyền qung" (trấn giữ cửa). "Thủ huyền quan" là phía sau cửa khoảng 1,5 mét cho đến 2 mét đặt một tấm bình phong, giống như một đơn vị trấn thủ cửa chính. Công dụng của bình phong là có thể thay đổi hướng đi của dòng khí, không cho khí xung chiếu trực tiếp vào (Xem hình 119)
Bình phong dùng để thủ huyền quan có thể dùng bất cứ vật liệu gì hoặc hình dáng gì, và không cần lớn, chỉ cần cải biến hướng đi của dòng khí là được. Hình 120 là tấm gương làm bình phong, dùng để thủ huyền quan đồng thời vừa dùng để trang trí nội thất
Hình 120
Ngoài ra người ta có thể dùng một cái bàn tròn để hoá giải dòng khí xung chiếu trực tiếp vào (Xem hình 121)
2. Cửa không được đối nhau:
Bên trong nhà thường có một số phòng và cửa của nó, các cửa này cần phải tránh đối nhau trực tiếp (Xem hình 122), vì một khi các cửa thông nhau sẽ làm ảnh hưởng Phong Thuỷ bên trong nhà. Lúc ấy dòng khí sẽ thịnh một nơi là yếu đi ở một nơi và yếu đi một nơi khác, khó đạt tới sự hài hoà. Do đó nếu như Phong Thuỷ của một phòng không được tốt sẽ ảnh hưởng sang phòng khác. Các nhà Phong Thuỷ cho rằng, nếu phạm vào trường hợp này thì người trong nhà hay phát sinh chuyện cãi vã, xung đột thị phi. Nếu không thể sửa đổi lại cách bố trí cửa trong nhà được, người ta có thể đặt bình phong hoặc treo rèm ở cửa để cải thiện.
Hình 122
3. Cửa phòng không được xuyên suốt từ trước nhà ra sau nhà:
Trường hợp trong hình 123 là phạm vào cuộc "Môn xung sát" rất có hại cho chủ nhân. Và hình 124 sẽ hình thành hiện tượng mà các nhà Phong Thuỷ gọi là "Xuyên đường phỏng " (Gió xuyên qua các phòng). trong trường hợp này thì dòng khí sẽ quá mạnh làm ảnh hưởng đến sự ổn định của khí trường, có thể gây tổn thương đến sức khoẻ người ở trong nhà
Hình 123
Hình 124
Ngoài ra, như hình 125 là trường hợp tán tài.
Hình 125
4. Cửa lớn không được đối nhau với cửa sổ
Cửa lớn là nơi để người ta ra vào, và cũng là nơi dòng khí vào nhà (tức khí khẩu), nếu cửa lớn được đặt ở dưới tốt, một khi cát khí vào nhà sẽ theo cửa sổ mà đi mất, không tụ được (Xem hình 126)
Hình 126
5. Cửa lớn không được đối với thẳng với bậc thang hay đường hành lang:
Như trong hình 127,128 là trường hợp cần tránh, đây gọi là cách cuộc "Môn xung sát", hay như hình 129 là "Thương sát"
Hình 127,128
Hình 129
6. Cửa hai nhà không được đối nhau:
Ngay cả trường hợp cửa của hai căn nhà khác nhau cũng không được đối nhau, như ba hình 130,131,132 dưới đây cũng gọi là phạm "Thương sát".
Hình 130
Hình 131
Hình 132
Hình 133 là một cách hoá giải "Thương sát". Ngoài ra, các nhà Phong Thuỷ cho rằng có thể làm những cách khác như sau để hoá giải.
- Dùng bình phong che chắn phía trong cửa.
- Đặt cặp tượng hình kỳ lân ở cửa bị xung chiếu, hoặc cặp tượng nhỏ hình con rùa bằng đồng cũng được (tượng rùa bằng đồng nhỏ có thể hoá giải những loại vật Phong Thuỷ bất thường khác xung chiếu vào cửa).
Hình 133
7. Cửa không được đối với cạnh góc phòng:
Như trong hình 134, người đứng trong phòng nhìn ra phòng ngoài thấy cạnh góc của phòng đối diện xung chiếu thẳng vào phòng, đây cũng gọi là "Phi nhận sát" như đã thuật ở trước.
Hình 134
8. Cửa phòng không được đối thẳng với xà nhà:
Như trong hình 135 gọi là phạm "Hoành lương xuyên tâm" hoặc "Xuyên tâm tiễn", chủ về trẻ con trong nhà dễ bị mắc bệnh
Hình 135
2.7.2. Phòng và giường ngủ
Trong thuật Phong Thuỷ, không gian của dương trạch phân biệt làm "quân" và "thần", theo các nói hiện nay là chính và thứ. Thông thường phòng nghỉ ngơi trong nhà chủ yếu gồm:
- Phòng của chủ nhân
- Phòng của con gái
- Phòng dành cho khách phương xa đến thăm
- Phòng của người làm.
Luật theo Phong Thuỷ, phòng của chủ nhân là "quân", tức không gian chính, phòng của con gái, phòng dành cho khách phương xa đến thăm là "thần", tức không gian thứ. Vì vậy diện tích phòng của chủ nhân phải lớn hơn, mới thích hợp là nơi cư trú của một chủ nhà. Thuật Phong Thuỷ quan niệm nếu chủ nhân mà ở phòng thứ thì quyền lực dễ bị tiểu nhân dẫn động, trong lúc phát triển sự nghiệp nhất định sẽ gặp khó khăn, đồng thời việc dạy dỗ con cái cũng gặp nhiều trở ngại (Xem hình 136)
1. Nguyên tắc tán khí và tụ khí.
Thuyết Loan Đầu nội thất đối với việc đặt giường trong phòng ngủ có một nguyên tắc quan trọng nhất là: Cửa không được xung chiếu trực tiếp giường. Như các hình 137 đều không hợp Phong Thuỷ.
Khi bạn đứng bên ngoài phòng nhìn theo đường thẳng vào, nếu thấy giường, bất kể là đầu giường, đuôi giường, giữa giường, hoặc nguyên cái giường cũng đều gọi là cửa xung chiếu trực tiếp giường.
Có một điều cần chú ý, hướng nhìn từ bên ngoài vào phải là trực tuyến. Nhưng tại sao điều này người ta lại cho là không hợp nguyên tắc Phong Thuỷ? Bởi vì như đã nói, nguyên tắc căn bản nhất là Phong Thuỷ là "tàng phong tụ khí". Cửa là khí khẩu, nên khí ở cửa lưu động, mà đã lưu động thì không tụ được, khí không tụ tất nhiên phải tán. Các nhà Phong Thuỷ cho rằng một khi khí tán thì tài cũng tán. Vả lại khi người ta ngủ mà bị khí tán thì rất có hại cho sức khoẻ.
Hình 137
Các vị trí như trong các hình 138,139,140
Hình 138,139,140
2. Nguyên tắc vô tình và hữu tình.
Ngoài điều vừa thụât ở trên, các nhà Phong Thuỷ còn lưu ý chúng ta chú ý nguyên tắc vô tình và hữu tình của phái Loan Đầu khi đặt giường ngủ.
Thế nào là vô tình? Như hình 141 là trường hợp vô tình. Khi đặt giường ngủ không được phạm tình huống vô tình tức là đầu giường và cửa phòng không được nằm trên một trực tuyến. Điều này cũng có nghĩa là khi bạn đứng bên ngoài cửa nhìn vào thì không thấy đầu giường.
Ngược lại, nên đặt giường ở vị trí hữu tình. (Xem hình 142)
Hình 141
Hình 142
3. Nguyên tắc vô kháo và hữu kháo
Đầu giường nhất định phải dựa sát vào tường. Như trong những hình 143,144,145 là phạm vào cuộc "Vô kháo", tức không có chỗ dựa, trường hợp này xét về phương diện sức khoẻ hay tài vận đều không có lợi
Hình 143
Hình 144
Hình 145
Nên đặt giường như trong các hình 146,147. Các trường hợp này gọi là "Kháo thực", rất hợp Phong Thuỷ
Hình 146
Hình 147
4. Một số cấm kỵ khác.
- Đầu giường kỵ đặt gần phòng vệ sinh (Xem hình 148,149).
Hình 148 Hình 1149
Không hợp nguyên tắc Phong Thuỷ Hợp nguyên tắc Phong Thuỷ
- Đầu giường kỵ đặt sát bếp lò (Xem hình 150,151)
Hình 150 Không hợp nguyên tắc Phong Thuỷ
Hình 151: Sau khi xoay đầu giường, đặt thêm một cái tủ gọi là Kháo sơn nên hợp nguyên tắc Phong Thuỷ
2.7.3. nhà bếp và bếp
Vấn đề nhà bếp và phép đặt bếp cũng rất được xem trọng trong phái Loan Đầu. Sau đây là những điều cần lưu ý:
1. Hướng bếp kỵ cửa xung chiếu.
Cửa xung chiếu nói chung đều không tốt, hướng bếp nếu bị cửa xung chiếu thì chủ về bệnh tật. Muốn hoá giải loại sát khí Phong Thuỷ này đương nhiên phải dời bếp sang vị trí khác, nhưng đối với khá nhiều căn nhà nhỏ như ngày nay mà nói, người ta không thể làm được điều này. Vì vậy, khi ra vào nhà bếp cần phải nhớ đóng cửa, hoặc trước cửa bếp đặt một cái bình phong hay treo một cái màn sáo, làm vậy đều có hiệu quả tránh bị xung chiếu (Xem hình 152)
Hình 152
2. Hướng bếp kỵ thủy long đầu xung chiếu.
Thời cổ đại không có các loại vòi nước như ngày nay, nhưng "Thuỷ long đầu" là thuật ngữ Phong Thuỷ dùng để chỉ chung các nguồn nước, tính chất giống như giếng nước, vòi nước ngũ hành thuộc thuỷ, vì vậy khắc hoả là bếp lò, không tốt. Phạm vào điều này thường chủ về bệnh tật đường tiêu hoá.
Phép hoá giải là thay đổi phương hướng thuỷ long đầu sang phải hay sang trái, hoặc đặt tủ kệ để ngăn cách. (Xem hình 153)
Hình 153
3. Nhà bếp kỵ cạnh phòng ngủ.
Phòng ngủ là nơi dùng để nghỉ nghơi, nên các nhà Phong Thuỷ cho rằng nên tĩnh chứ không nên động. Mọi phương diện như nhiệt độ, ánh sáng... đều phải ổn định. Không nên có những thay đổi đôt ngột. Do đó nhà bếp kỵ cạnh phòng ngủ. (Xem hình 154)
Hình 154
4. Nhà bếp kỵ ở vị trí trung ương của căn nhà.
Nhà bếp nên ở vị trí biên của căn nhà, đây là nguyên tắc quan trọng nhất của Phong Thuỷ. Vì vị trí trung ương là thái cực cửa căn nhà, nên gặp cát không nên gặp hung, nên sạch sẽ không nên ô uế. Vì vậy nhà bếp không nên thiết kế ở vị trí giữa của căn nhà (Xem hình 155)
Hình 155
5. Nhà bếp kỵ gần phòng vệ sinh, và kỵ đặt máy giặt trong nhà bếp.
Thật ra nhà bếp là một nơi cát hung lẫn lộn, nhưng đứng sở góc độ ăn uống thì khí của nhà bếp phải sạch sẽ, nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, đồng thời phá hoại các phương diện ảnh hưởng cát lợi của nhà bếp đối với người trong nhà.
6. Bếp kỵ sát với cửa sổ.
Phạm kỵ này tài khí sẽ tán thất, không tốt
7. Bệp kỵ bị đè.
Nếu tủ bếp được bài trí phía trên bếp lò, vị trí lý tưởng ít nhất là phải cách phía trên bếp hơn một thước.
8. Phía dưới bếp lò kỵ có vòi nước.
Phía dưới bếp kỵ có vòi nước hoặc các ống nước xuyên qua, phạm vào điều ày gọi là "xuyên tâm sát", chủ về tồn tại người (có hoạ huyết quang)
2.7.4. Phòng vệ sinh:
Dưới đây là những điều cần lưu ý khi thiết kế phòng vệ sinh:
1. Phòng vệ sinh kỵ thiết kế trong nhà bếp.
Nhà bếp và phòng vệ sinh tuy gần giống nhau trong quá trình vận hành, nhưng về mặt tính chất thì rất khác nhau, nên không thể hoãn loạn hai loại khí này là một được. Hình 157 là phạm kỵ, ngoài việc ảnh hưởng đến sức khoẻ, còn ảnh hưởng không tốt đến tài vận. Thông thường mà nói, trường hợp này chủ về tiền tài đến rồi đi, không tích luỹ được (Xem hình 156)
Hình 156
2. Cửa phòng vệ sinh kỵ xung chiếu với cửa chính.
Trên đã nói qua nguyên tắc chung là cửa không được đối nhau, còn một trường hợp mà chúng ta thường thấy đó là một nửa cửa phòng vệ sinh xung chiếu của chính (Xem hình 157,158). Trường hợp này gọi là phạm "Bán xì xung môn", chủ về tài vận điên đảo. Các nhà Phong Thuỷ cho rằng nó thể treo một đồng tiền cổ hoặc một hình bát quái phái sau cửa để hoá giải.
Hình 157,158
Ngoài ra phòng vệ sinh cũng không nên quá gần cửa chính, vì cửa chính là nơi dẫn động địa khí vào nhà, nếu địa khí vào nhà hoà lẫn với uế khí sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ người trong nhà. (Xem hình 159) Ngoài ra cửa phòng vệ sinh cũng kỵ tương xung với cửa phòng, phạm vào điều này không có lợi cho chủ của căn phòng ấy, cũng chủ về có lời to tiếng nhỏ khẩu thiệt thị phi.
Hình 159
3. Cửa phòng vệ sinh kỵ xung chiếu với cửa nhà bếp.
Khí của nhà bếp cần lưu chuyển mới tốt, vì vậy không nên để khí lẫn lộn vào. Hình 160 cũng phạm kỵ, ngoài việc ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, còn làm trở ngại việc phát triển tài vận
Hình 160
Như trong hình 161
Vị trí A là cửa xung chiếu bếp lò, chủ người trong nhà dễ bị rối loạn tiêu hoá.
Vị trí B như trong hình chủ người trong nhà khó kiềm chế sự tức giận, hay mất bình tĩnh dẫn tới người trong nhà hay cãi vã nhau.
Vị trí C được treo thêm rèm để hoá giải.
Vị trí D có thể đặt một tấm bình phong để hoá giải.
4. Cửa phòng vệ sinh kỵ xung chiếu với phòng ngủ.
Còn một điều mà các nhà Phong Thuỷ cho là người ta thường không lưu ý, đó là giường ngủ nếu bị hướng của bàn cầu xung thẳng tới (thông thường tình huống này rất hay gặp trong phòng của chủ nhân) tức hướng của bồn cầu xung tắng tới đầu giường hoặc giữa giường đều không tốt. Nếu đầu giường bị xung thì chủ về dễ mắc các chứng đau bụng, đau bao tử hay ruột, không có lợi cho trí não, làm suy gảm năng lực sinh tài. (Xem hình 162,163)
Hình 162
Danh mục sách tham khảo
1. Tống Thiều Quang (Nguyễn Văn Đức Dịch) – Phong thuỷ thực hành – NXB Thành Phố Hồ CHí MINH. 2006
2. Ngô Nguyên Phi – Nghiên cưú phong thuỷ và phong thuỷ Việt Nam dưới góc độ khoa học – NXB Văn Hoá Thông Tin. 2002
3. Trần Sinh – Phong thuỷ tài vượng ( Minh Châu biên soạn). NXB Thanh Hoá. 2006
4. Tiểu Quỳnh – Phong Thuỷ làm giàu. NXB Lao Động 2006
5. Mộng Bình Sơn – Tìm hiểu phong thuỷ học theo quan niệm Triết Đông . NXB Văn Nghệ TP HCM 2006
6. Hoàng Tú ( Biên soạn) – Phong thuỷ và ứng dụng trong xây dựng và bài trí nhà cửa. NXB Lao Động 2007
7. Trúc Viên- Phong thuỷ trong xây dụng nhà ở – nội thất – khách sạn - Nhà hàng. NXB Đà Nẵng 2006
8. Trần Di Khôi – Phong thuỷ xem bằng hình. NXb Đà Nẵng . 2006
9. Hoa Nghệ Bác – Phong thuỷ gia cư hữu đạo. NXB Đà Nẵng . 2006
10. Nguyễn Nguyên Quân – Trọn hướng nhà theo quan niệm cổ. NXB Thanh Niên 2006
11. DEREKWA TERS - Phong thuỷ ứng dụng . NXB Văn Hoá Thông Tin 2002
12. Kỳ Anh (Biên Soạn) – Phong thuỷ khai vận & những cấm kỵ . NXB Đà Nẵng 2007-03-2007
13. Nhan Thuỷ Tiên ( Biên soạn) – 100 câu hỏi về phong thuỷ nhà cửa . NXB Hà Nội 2006
14. Du Khổng Kiên – Phong thuỷ cảnh quan. NXB Đà Nẵng 2006
15. Thẩm Trúc Nhưng (và các tác giả) – Trạch Vận Tân án . NXb Văn Hoá Thông Tin 1997
16. Kháng Vũ (Biên soạn) – (Lê Tiến Sơn hiệu đính) – Dịch học và kiến trúc phong thuỷ . NXB Lao Động 2006
17. Thái Kim Oanh – Bát trạch minh cảnh – Sài Gòn 1975
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top