7.4. Phát triển bền vững
7.4.1. Yêu cầu của phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.
Hình 7.2: Kinh tế - Xã hội - Môi trường trong phát triển bền vững
7.4.2. Các mô hình phát triển bền vững
a. Theo Jacobs và Sadler(1990
Phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống chủ yếu của thế giới: Hệ thống tự nhiên (bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường của Trái đất); Hệ thống kinh tế (hệ sản xuất và những con người trong xã hội).
Hình 7.3: Tương tác giữa 3 hệ thống Tự nhiên- kinh tế- xã hội và phát triển bền vững. (theo Jacobs và Sadler 1990)
b. Quan hệ giữa kinh tế, xã hội và Môi trường thời gian và không gian có thể minh họa trong sơ đồ hình 7.4
Hình 7.4: Sơ đồ quan hệ thời gian và không gian của các hệ kinh tế- xã hội - môi trường
c.Mô hình củahoạt động về Môi trườngvà Phát triển bền vữngthếgiới, người ta tập trung trình bày quan niệm về Phát triển bền vững trong cáclĩnh vực sau (Hình 7.5)
Hình 7.5: Mô hình phát triển bền vững của WCEP 1987.
3. Mô hình Phát triển bền vững của Villen 1990 : gồm các nội dung cụ thể để duy trì sự cân bằng của mối quan hệ kinh tế - sinh thái - xã hội đang duy trì phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia. (Hình 7.6)
Hình 7.6: Mô hình phát triển bền vững Villen 1990.
4. Mô hình của Ngân hàng Thế giới hiểu Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế xã hội để đạt được đồng thời các mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu sinh thái. (hình 7.7)
Hình 7.7: Mô hình phát triển bền vững của nhiều tác giả
7.4.3. Định lượng hóa sự phát triển bền vững.
1.Các chỉ thị Môi trường của sự phát triển bền vững.
· Nhóm các yếu tố liên quan tới sự khá nhau giữa phân tích trạng thái và xác định mục tiêu.
· Nhóm các yếu tố liên quan đến sự khác nhau giữa phân tích trạng thái phân bố của các nhóm mục tiêu khác nhau với vấn đề xác định mục tiêu.
Công thức tính bền vững môi trường quốc tế, quốc gia.
SD: Giá trị của tính bền vững môi trường P: Số lượng dân cư
HP: Hàng hóa và dịch vụ NT: Năng lượng và tài nguyên EI: Tác động môi trường.
2. Các chỉ thị kinh tế xã hội của sự phát triển bền vững.
· Các chỉ thị xã hội HDI = L + H + T
L: Tuổi thọ trung bình của người dân
H: Số năm giáo dục bình quân và trình độ văn hóa của dân cư T: Thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người.
· Các chỉ thị kinh tế.
Quan điểm truyền thống dùng GNP nhưng hiện nay sử dụng chỉ số SNP (tổng sản phẩm quốc dân bền vững) hoặc chỉ số SNI (tổng thu nhập quốc dân bền vững).
3.Các chỉ thị tích hợp về phân tích bền vững toàn cầu.
Trong sự phát triển của xã hội loài người có 4 khía cạnh nền tảng cần được mô tả: kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Để đo tính bền vững của từng khía cạnh đó cần có các chỉ thị bền vững riêng.
7.4.4. Các nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững
Hội nghị Thượng đỉnh về MT và PTBV tại Rio-de Janeiro (Braxin) tháng 6 năm 1992 đã đưa ý kiến thống nhất của 172 quốc gia về sự cần thiết phải xây dựng một xã hội PTBV trên Trái Đất.
Có 9 nguyên tắc được đưa ra chỉ sự PTBV như sau:
1. Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng.
- Nền đạo đức dựa vào sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau và Trái đất là nền tảng cho sự sống bền vững. Sự phát triển không được làm tổn hại đến lợi ích của các nhóm khác hay các thế hệ mai sau, đồng thời không đe dọa đến sự tồn tại của những loại khác.
- Bốn đối tượng cần thiết để thực hiện nguyên tắc này:
+ Đạo đức và lối sống bền vững cần phải được tạo ra bằng cách đối thoại giữa những người lãnh đạo tôn giáo, những nhà tư tưởng, những nhà lãnh đạo xã hội, các nhóm công dân và tất cả những người quan tâm.
+ Các quốc gia cần soạn thảo bản tuyên ngôn chung và bản giao kèo về sự bền vững để tham gia vào nền đạo đức thế giới và phải biết kết hợp những nguyên tắc của sự bền vững vào Hiến pháp và Luật pháp của nước mình.
+ Con người nên thể hiện đạo đức này vào tất cả những hành vi cá nhân và tư cách nghề nghiệp ở tất cả các hoạt động của cuộc đời.
+ Một cơ quan quốc tế mới cần được thành lập để theo dõi sự thực hiện nền đạo đức thế giới và hướng sự quan tâm của quần chúng vào những điểm quan trọng của nó.
2. Cải thiện chất lượng cuộc sống con người:
Mục tiêu của phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống con người. Con người có những mục tiêu khác nhau trong việc phát triển, nhưng một số mục tiêu nói chung là phổ biến. Phát triển chỉ đúng vào nghĩa của nó khi nó làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn trong toàn bộ những khía cạnh này.
3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng trên Trái Đất.
Phát triển phải dựa vào bảo vệ: nó phải bảo vệ cấu trúc, chức năng và tính đa dạng của những hệ tự nhiên thế giới mà loài người chúng ta phải phụ thuộc vào chúng. Để đạt được điều đó cần phải:
- Bảo vệ các hệ duy trì sự sống
- Bảo vệ tính đa dạng sinh học
- Bảo đảm cho việc sử dụng bền vững các tài nguyên tái tạo.
4. Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo.
Sự khánh kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo như khoáng sản, dầu khí và than phải được giảm đến mức thấp nhất . "Tuổi thọ" của những tài nguyên không tái tạo có thể được tăng lên bằng cách tái chế.
5. Tôn trọng khả năng chịu đựng của trái đất.
Sức chịu đựng của các hệ sinh thái của trái đất là rất có hạn, mỗi khi bị tác động vào, các hệ sinh thái và sinh quyển khó có thể tránh khỏi những suy thoái nguy hiểm. Để đảm bảo cho việc sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo một cách bền vững, cần có 3 hoạt động:
Sự tăng dân số và tiêu thụ tài nguyên cần phải được đặt trong một giải pháp tổng hợp và hiện thực trong quy hoạch và chính sách phát triển quốc gia.
- Cần tạo ra những sản phẩm mới để bảo vệ tài nguyên và tránh những lãng phí, thử nghiệm chúng và áp dụng chúng.
- Hoạt động nhằm ổn định dân số phải dựa trên sự hiểu biết các nhân tố tương tác với nhau để xác định KÍCH THƯỚC của gia đình.
- Muốn đứng vững trong khả năng chịu tải của Trái đất và điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, cần có những hoạt động nhằm quản lý và bảo vệ các hệ sinh thái bền vững.
6. Thay đổi thái độ và hành vi cá nhân.
Để thay đổi thái độ và hành vi của con người cần phải có một chiến dịch thông tin do phong trào phi Chính phủ đảm nhiệm được các Chính phủ khác khuyến khích.
Nền giáo dục chính thống về môi trường cho trẻ em và người lớn cần phải được phổ cập và kết hợp với giáo dục ở tất cả các cấp.
Cần phải có những hổ trợ hơn nữa để giúp đào tạo về phát triển bền vững.
7. Giúp cho các cộng đồng có khả năng tự giữ gìn môi trường của mình.
Môi trường là ngôi nhà chung, không phải của riêng một cá nhân nào, cộng đồng nào. Vì vậy, việc cứu lấy Trái đất và xây dựng một cuộc sống bền vững phụ thuộc vào niềm tin và sự đóng góp của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, những cộng đồng cần phải có được thẩm quyền, khả năng và kiến thức để hoạt động. Có 3 loại hoạt động:
- Các cộng đồng cần có sự kiểm soát hữu hiệu công việc của chính họ.
- Các cộng đồng phải được cung cấp nhu cầu thiết yếu của mình trong khi họ tiến hành bảo vệ môi trường.
- Giao quyền lực để giúp các chính quyền địa phương và các cộng đồng thực hiện được vai trò của mình trong việc gìn giữ môi trường.
8. Đưa ra một khuôn mẫu quốc gia cho sự phát triển tổng hợp và bảo vệ
Để đạt tới một nền đạo đức cho lối sống bền vững, mỗi người cần kiểm tra lại phẩm chất của mình và thay đổi thái độ.
Một xã hội muốn bền vững phải biết kết hợp hài hoà giữa phát triển và bảo vệ môi trường, phải xây dựng được một sự đồng tâm nhất trí và đạo đức cuộc sống bền vững trong các cộng đồng.
Một quốc gia muốn đạt tới tính bền vững cần phải bao gồm toàn bộ quyền lợi, phát hiện và ngăn chặn các vấn đề trước khi chúng nảy sinh. Chương trình này phải thích ứng, liên tục đính chính phương hướng hoạt động của mình để phù hợp với thực tế và những nhu cầu mới.
Hội đồng quốc gia cần phải có 4 thành phần:
- Phải có những tổ chức có quan điểm tổng hợp, nhìn xa trông rộng, quan hệ giữa các khu vực khi quyết định.
- Tất cả các nước cần phải có một hệ thống toàn diện về luật môi trường nhằm bảo vệ quyền sống của con người, quyền lợi của các thế hệ mai sau, sức sản xuất và sự đa dạng của Trái đất.
- Những chính sách kinh tế và cải tiến công nghệ để nâng cao phúc lợi từ một nguồn tài nguyên và duy trì sự giàu có của thiên nhiên.
- Vấn đề kiến thức, dựa trên kết quả nghiên cứu và giám sát.
9. Xây dựng khối liên minh tòan cầu.
Tính bền vững toàn cầu phụ thuộc vào sự liên minh vững chắc giữa tất cả các quốc gia nhưng mức độ phát triển trên thế giới lại không đồng đều và các nước có thu
nhập thấp hơn được giúp đỡ để phát triển bền vững và để bảo vệ môi trường của mình. Cần thiết phải:
- Tăng cường luật pháp quốc tế
- Giúp đỡ các nước có thu nhập thấp hơn xác định được những ưu tiên về môi trường.
- Xoay vòng các dòng tài chính B-N.
- Tăng cường những cam kết và quyền lực quốc tế để đạt được sự bền vững.
Hộp 7.5.
Những sự kiện và con số về dân số và sự tiêu thụ tài nguyên.
Mức tiêu thụ năng lượng trên đầu người là thước đo hữu hiệu về tác động đối với môi trường.
- 42 nước với mức tiêu thụ năng lượng bình quân /người cao và cao trung bình, chỉ 1/4 dân số thế giới nhưng tiêu thụ 4/5 năng lượng thế giới.
- 128 nước với mức tiêu thụ năng lượng bình quân/người chiếm 3/4 dân số thế giới chỉ tiêu thụ 1/5 tổng năng lượng.
- Mỗi người dân Bắc Mỹ thải ra lượng CO2 gấp đôi mỗi người dân Nam Mỹ và gấp 10 lần một người dân ở Nam Á hoặc Đông Á (trừ Nhật Bản)
- Hầu hết các nước có thu nhập cao lại có dân số ổn định, nhưng mức tiêu thụ tài nguyên vẫn tiếp tục gia tăng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top