4.4. Tài nguyên nước
4.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của nước.
Nước là yếu tố chủ yếu của HST, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái đất và cần thiết cho mọi hoạt động KTXH của con người.
Nước là tài nguyên tái tạo được, là một trong các nhân tố quyết định chất lượng MT sống của con người. Viện sĩ Xiđorenko khẳng định: "Nước là khoáng sản quý hơn tất cả các loại khoáng sản". Nhà Bác học Lê Quý Đôn khẳng định: "Vạn vật không có nước không thể sống được, mọi việc không có nước không thành được..."
4.1.2. Đặc điểm các nguồn nước.
· Nguồn nước mưa. Nguồn nước mưa được sử dụng rộng rãi ở các vùng khan hiếm nước ngọt. Lượng nước mưa phân bố không đều trên bề mặt Trái đất theo thời gian và không gian
· Nguồn nước mặt. Chất lượng nước mặt thay đổi nhiều từ vùng này sang vùng khác, từ mùa này sang mùa khác
· Nguồn nước dưới đất. Nước dưới đất tồn tại trong các khoảng trống dưới đất, trong các khe nứt, các mao quản, thấm trong các lớp đất đá. Nước dưới đất được coi là một hệ thống phức tạp, thay đổi theo thành phần và hoạt độ của các phân tử có mặt và theo điều kiện nhiệt động học.
Hộp 4.1.
Phá Tam Giang – Cầu Hai hình thành trên 2.000 năm, lớn nhất ĐNÁ, Dài 68 km, rộng gần 22.000ha. Có sự đa dạng sinh học cao, có 34 loài chim di cư, 36 loài chim định cư, trong đó có 1 loài được ghi vào sách đỏ của VN và 21 loài trong danh mục bảo vệ nghiêm ngặt của Cộng đồng Châu Âu.
Hiện nay có 2.500 thuyền đang xuôi ngược khai thác thủy sản trên đầm phá với nhiều phương thức như: nò, sáo, đáy, rớ giàn, chuôm,...
(Theo Tuổi trẻ, ngày 27.8.2006)
4.1.3. Các vấn đề về MT nước hiện nay.
Các vấn đề về MT nước hiện nay liên quan đến tài nguyên nước quy mô toàn cầu có thể phân ra như sau:
· Nước phân bố không đều trên bề mặt Trái đất
· Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên nước hơn
· Các nguồn nước trên Trái đất đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người
· Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất đa dạng
Hộp 4.2.
Nhân tuần lễ nước thế giới ( bắt đầu từ ngày 20/8), Qũi Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đưa ra cảnh báo rằng tình trạng thiếu nước gia tăng là " vấn đề toàn cầu" và không loại trừ cả các nước giàu. Nguyên nhân của vấn đề này được lý giải là sự kết hợp của hiện tượng thay đổi khí hậu thế giới và yếu kém trong quản lý nguồn nước. WWF kêu gọi bảo tồn nguồn nước ở quy mô toàn cầu và các nước giàu nên làm gương trong việc sửa chữa hệ thống cấp nước bị thất thoát và giải quyết ô nhiễm.
Trước đó, các nhà khoa học Anh cho rằng nhiệt độ Trái đất tăng lên sẽ làm phát sinh thêm rủi ro cháy rừng, hạn hán và lụt lội trong vòng hai thế kỷ tới.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Bristol đưa ra kết luận trên dựa vào dữ liệu của hơn 50 hình mẫu khí hậu về tác động của hiệu ứng nhà kính. Họ chia ra các mốc gia tăng của nhiệt độ toàn cầu: ít hơn 20C, từ 2-30C và trên 30C. Trong từng tầm mức này, các nhà nghiên cứu đánh giá khả năng thay đổi về diện tích rừng bao phủ, tần suất xảy ra cháy rừng và sự thay đổi nguồn nước ngọt.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu Marko Scholze, những phát hiện cho thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiệt độ Trái đất tăng với sự hủy hoại của HST. Giới khoa học cho rằng công trình nghiên cứu này giúp gạt bỏ những nhận thức mơ hồ về tác động của hiệu ứng nhà kính lên khí hậu Trái đất.
( Theo BBC, Reuters)( Báo Tuổi trẻ ngày 17.8.2006).
\'
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top