Giao tiep tot

Trong giao tiếp, mức độ cảm tính nhận được giữa người với người gọi là: “Sức lôi cuốn ”. Người có sức lôi cuốn mạnh sẽ được người khác đặc biệt thích thú khi giao tiếp. Vậy sự lôi cuốn trong giao tiếp bao gồm những yếu tố khác biệt nào? Và đâu là bí quyết?

Trong xã hội, hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều người, già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà, đủ mọi thành phần, đủ mọi nghề nghiệp, không kể hết được. Bạn có nhận thấy không, trong số những người ấy có một số người luôn được mọi người yêu mến, dù là người lớn hay trẻ em, ai cũng rất thích tiếp xúc, chuyện trò với người đó. Vậy ở đây bí quyết là gì? 

Trong giao tiếp, mức độ cảm tính giữa người với người, tâm lý học gọi là: “Sức lôi cuốn con người”. Một người được những người tiếp xúc đặc biệt thích thú chứng tỏ sức lôi cuốn của người đó rất mạnh. Vậy thì, sức lôi cuốn của con người trong giao tiếp bao gồm những yếu tố gì?

Các nhà tâm lý học chia các yếu tố đó ra làm hai phần: Sự lôi cuốn từ bên trong và sự lôi cuốn từ bên ngoài.

Sự lôi cuốn từ bên ngoài:

Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn bên ngoài có thể kể như: Nét mặt, thân hình, giọng nói, cử chỉ, phong cách trang phục, ngôn ngữ cơ thể….

Yêu cái đẹp là bản tính của con người. Khuôn mặt xinh đẹp, thanh tú, ngoại hình cân đối, hấp dẫn, trang phục thanh nhã, lịch sự, làm cho mọi người dễ chịu, nhẹ nhàng, vui vẻ, tức là dễ làm cho người ta vui thích có cảm tình. Nhưng hình thức không phải là tất cả, cần phải biết đánh giá bản thân để hiểu rõ giá trị cơ thể của bạn, tránh sai lầm dẫn đến việc tự đánh giá thấp bản thân.

Sự lôi cuốn tự bên trong: 

Tuy nhiên, càng tiếp xúc lâu, sự lôi cuốn tự bên trong càng lúc càng đóng vai trò quan trọng. Nó chủ yếu do từ năng lực, nhân cách, nhiệt tình, tâm hồn lạc quan, thái độ vui sống, biết lắng nghe, biết thông cảm, tinh tế, khéo léo… tạo nên. Sức lôi cuốn bên trong có thể bù lại chổ khiếm khuyết của sự lôi cuốn bên ngoài. Đặc biệt, sự lôi cuốn tự bên trong có sức cuốn hút sâu sắc và lâu dài.

Các nhà tâm lý học nhận định rằng, con người ai cũng thích những người thưởng cho mình và ghét những người trừng phạt mình. Bởi lẽ những kích thích mang tính chất ban thưởng như tươi cười, tôn trọng, tán đồng, thông cảm, khôi hài, chân thật…đưa lại cảm giác vui vẻ, phấn khởi. Còn những điều mang tính chất trừng phạt như cáu gắt, lạnh nhạt, ca cẩm, kiêu căng, xỉa xói…làm cho con người chán ghét, buồn phiền, cuối cùng dẫn tới tình trạng căm ghét, xa lánh.

Tóm lại, vấn đề thật rõ ràng và đơn giản, hầu như ai cũng biết: Để trở thành người được yêu mến, có sức cuốn hút trong giao tiếp xã hội, điều cần thiết phải là người luôn cố gắng đem lại niềm vui cho người khác một cách tự nhiên, chân thành và nhân ái. Đó chính là người được người khác yêu mến nhất!

Điểm mấu chốt cuối cùng không thể thiếu là: HÃY THỰC HIỆN!

Không chỉ là hiểu biết lý thuyết suông, bạn hãy triển khai thực hành thật sự: Vui vẻ một cách tự nhiên và chân thành với mọi người. Bạn sẽ được thêm niềm vui, trở thành một người bạn tuyệt vời và giúp cho hạnh phúc trãi rộng hơn trong cuộc sống. Bạn sẽ là một phần của thế giới tươi đẹp hơn.

Để trò chuyện như một “pờ rồ”

Kỹ năng truyền thông, giao tiếp tốt là yếu tố rất cần thiết để trở nên năng động, thông minh và đáng tin cậy trong công việc. Hãy thử làm theo các bước sau đây để là một "pờ rồ" trong mắt cấp trên, đối tác và đồng nghiệp…

Xây dựng một kế hoạch trong đầu

Biết đối tượng nghe của bạn là ai. Khi chuẩn bị bài nói chuyện, dù đó là trong một buổi tiệc hay là một buổi họp, bạn phải biết mình nói chuyện trước đối tượng nào để chọn một phong cách phù hợp. Biết rõ chủ đề định nói. Xử lý trước những câu hỏi mà bạn nghĩ có thể được mọi người đặt ra. Hãy chuẩn bị sẵn những câu trả lời. Luyện tập bài nói chuyện của bạn vài lần (nếu có thể, nên ghi âm và nghe lại nhiều lần, để bạn đánh giá được cách nói chuyện của mình). Trong những cuộc hội thảo hay hội thoại riêng tư, tránh những “cà kê” những câu chuyện ngồi lê đôi mách. Luôn cẩn thận khi trình bày những quan điểm cá nhân.

Nói rõ ràng

Phát âm rõ. Nói chậm rãi và phát âm tốt. Không có gì tệ hại hơn một người nói chuyện lầm bầm, hoặc luyến từ, hoặc nói quá nhanh đến nỗi người khác không hiểu bạn muốn nói gì.Giọng nói chuyên nghiệp. Điều chỉnh lại giọng nói và thay đổi tốc độ giọng nói của bạn. Hãy ngừng một chút trước khi bạn đưa ra một quan điểm.

Nắm rõ ngữ pháp và cú pháp.

Cấu trúc câu rất quan trọng. Thỉnh thoảng, nói một câu dài, nhiều thông tin là cần thiết. Nhưng tốt nhất, bạn nên ngắt ra thành nhiều mệnh đề ngắn. Bạn có thể thêm thắt những thành ngữ phổ biến.

Đừng lưỡng lự.

Tránh những tiếng "ừm", "à". Đồng nhất và loại bỏ thói quen lặp đi lặp lại một từ nào đó. Người nghe cũng sẽ khó chịu khi bạn nhắc đi nhắc lại những câu: "bạn biết đấy" hoặc "điều này chính xác có ý nghĩa gì?"…

Chọn từ ngữ cẩn thận.

Đừng sử dụng những từ ngữ thô tục (dù là bạn có quen miệng). Tránh những từ tiếng lóng và cả việc phủ định hai lần theo cách "Tôi không thể không …"Tránh sử dụng những từ ngữ cổ hay quá bác học. Thay thế chúng bằng những từ thông dụng, hiện đại, dễ hiểu, giản dị.

Giới hạn lời lẽ.

Đừng nói quá nhiều và nói không mạch lạc. Sử dụng sự hài hước có mức độ. Đừng cố gắng tỏ ra khôi hài đối với người lần đầu tiên bạn gặp. Có thể có người không thích sự hài hước của bạn. Trừ phi bạn có năng khiếu khôi hài, còn lại thì hãy cất những trò đùa trong những câu chuỵên của bạn. Đôi lúc bạn sẽ làm ai đó bực mình và tự biến mình thành trò cười cho thiên hạ.

Hãy tự nhiên

Tạo dựng vẻ ngoài. Thư giãn. Nhẹ nhàng. Sinh động. Lôi cuốn. Bạn có thể thay đổi linh hoạt cung cách của mình, đừng "cứng đơ" như một khúc gỗ! Tuy nhiên, bạn cũng sẽ làm mọi người bực mình nếu cứ huơ chân múa tay liên tục. Hãy giữ im đôi tay của bạn nếu không cần thiết minh họa cho những ý nghĩ của bạn.Luôn giữ sợi dây giao tiếp. Luôn hướng mắt về những người nghe bạn nói. Đôi mắt sẽ cho thấy sự thật và mức độ tin cậy của câu chuyện.Luôn là chính mình. Hãy tin vào những gì bạn nói. Nói với lòng nhiệt tình và sự tin chắc vào điều mình nói.

Bí quyết nói chuyện trước đám đông

Phần lớn mọi người xem việc phải nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ hãi kinh khủng nhất. Nỗi sợ đó còn hơn cả sợ rắn, sợ đi máy bay, hoặc ngay cả sợ cái chết. Nhưng chúng ta không thể trốn tránh nó mãi. Nhiều người trong chúng ta có thể được mời ra trình bày một báo cáo, phát biểu trong buổi họp phụ huynh học sinh, nói lời chúc mừng trong lễ cưới. Làm sao để bạn có thể vượt qua những thử thách đó. Thật đơn giản chỉ với một chút thời gian luyện tập.(www.kynang.edu.vn)

- Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông là bạn phải biết mình nói gì. Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thông thường các “diễn giả” không hề có một ý niệm rõ ràng về những gì họ truyền đạt đến người nghe. Bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy liệt kê nó thành 3 hay 4 điểm chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này thôi. Bạn không phải là một cuốn từ điển sống, việc đưa ra quá nhiều thông tin hay không đủ thông tin cũng đều dở như nhau.

- Thực hành, nhưng không cần quá nhiều: Liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2 lần. Sẽ rất hay nếu như bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian nói mà không sợ bị lố. Có thể sẽ có những phút ngẫu hứng tình cờ xảy ra làm bạn bất ngờ và làm khán giả thích thú. Bạn sẽ không còn muốn xuất hiện trước đám đông nếu bạn đã nói về một đề tài cả ngàn lần rồi, bạn sẽ cảm thấy chán và chẳng thèm để ý tới khán giả nữa. Bạn cũng nên lập kế hoạch sẽ mặc những gì. Chú ý rằng đó phải là bộ đồ mà bạn cảm thấy thoải mái khi mặc vào. Và điều quan trọng nhất, đó phải là bộ đồ mà bạn biết sẽ làm mình nổi bật. Quyết định trước việc mình sẽ mặc gì trong ngày diễn thuyết sẽ làm bạn bớt lo lắng hơn.

-          Hãy là chính mình! Nhiều người cảm thấy cần phải rập khuôn theo phong cách của ai đó khi nói trước đám đông, đó là vì họ cảm thấy họ không đủ tự tin để lôi cuốn sự chú ý của khán giả. Một số cảm thấy bị “khớp” và nghiêm túc quá mức và quên rằng tính hài hước cũng là một công cụ quan trọng của diễn giả. Đừng nên chỉ tập trung vào vấn đề chính, đôi khi những giai thoại cá nhân hay những mẩu chuyện nhỏ cũng là một cách rất tốt để hòa nhập với khán giả.

- Khán giả là bạn bè! Khán giả luôn ở đó, bởi vì họ quan tâm tới những gì bạn sẽ nói và muốn nghe bạn nói về vấn đề đó. Họ muốn bạn phải làm tốt. Đừng nghĩ khán giả như là một khối người thù địch, hãy xem họ chỉ là một nhóm cá nhân riêng lẻ. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc. Khi nói chuyện với khán giả, tiếp thu những ý kiến phản hồi của họ để hoàn thành bài nói chuyện của mình.

- Bạn sẽ vượt qua thôi mà! Tôi chưa bao giờ từng nghe thấy có ai chết trên bục diễn thuyết cả. Bạn cũng không bị thở dốc, hụt hơi, quên mất tên mình hay bị nổi nóng. Đấy là những chuyện gây ám ảnh cho bất cứ ai phải đứng trước đám đông. Người ta gọi đó là cơn ác mộng của diễn viên. Việc đó hoàn toàn bình thường. Sử dụng một số kỹ thuật thư giãn trước khi bắt đầu. Bạn có thể tìm một nơi để nhảy lên nhảy xuống hoặc dậm chân thật manh, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy vững vàng và giảm bớt căng thẳng. Lắc bàn tay và co duỗi nắm tay. Điều này sẽ làm tay bạn bớt run. Nếu run tay thực sự là một vấn đề thì hãy nắm lấy một tấm danh thiếp hay nắm vào bục diễn thuyết khi nói chyện. Lè lưỡi ra, trợn mắt và há miệng to hết cỡ, sau đó nhăn tít mặt lại. Việc này sẽ làn thư giãn các cơ mặt của bạn. Hít thật sâu và thở mạnh ra tiếng để làm ấm giọng của bạn. Tưởng tượng như bạn đang ở trên một đám mây, không gì có thể làm hại đến bạn khi bạn đang ở trong đó. Hãy cố gắng giữ hình ảnh ấy trong đầu khi bạn đang đứng trên diễn đàn. Sẽ trở nên dễ dàng hơn! Nói chuyện trước công chúng càng nhiều, việc đó càng trở nên dễ dàng hơn. Có khi bạn còn cảm thấy thích nữa ấy chứ! 

Giao tiếp ở cơ quan

Bạn sống ở cơ quan thì chắc chắn phải trò chuyện với đồng nghiệp( www.kynang.edu.vn ). Nhưng mấu chốt là bạn có biết nói năng hay không? Cùng một mục đích, nhưng lại có nhiều cách thể hiện khác nhau và cũng gây ra các hậu quả khác nhau.

1. Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của chính mình: Sếp luôn trọng dụng và quý những nhân viên có đầu óc, có suy nghĩ riêng. Nếu như bạn là người mà người khác nói gì thì mình nói ấy thì bạn dễ bị mọi người quên mất sự tồn tại của bạn và địa vị của bạn ở trong cơ quan cũng chẳng cao cả gì. Có đầu óc thì dù chức vụ của bạn ở trong cơ quan như thế nào, bạn cũng cần phải biết nói lên tiếng nói của mình, nên dũng cảm nói lên cách suy nghĩ của riêng mình.

2. Có gì thì bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện: Bạn cần sống hòa bình, gần gũi với mọi người trong cơ quan, nói năng phải nhẹ nhàng, nhất là phải có trên dưới rõ ràng, không được nói theo kiểu ra lệnh. Tuy là đôi khi ý kiến của mọi người khác nhau, bạn có ý kiến thì vẫn có thể bảo lưu được, nếu không vi phạm nguyên tắc thì không nhất thiết phải bảo vệ sống còn. Nếu như bạn chỉ thích nói và bắt mọi người nghe thì e rằng đồng nghiệp sẽ dần rời xa bạn.

3. Nói năng cũng phải biết giữ chừng mực, điều quan trọng là phải nói đâu ra đấy: Thái độ nói năng bất chấp tất cả; ngôn ngữ cơ thể lịch sự; ăn nói hài hước... đó đều thuộc phạm trù nghệ thuật nói. Tất nhiên, điều quan trọng là bạn phải có lòng tự tin, biết được nghệ thuật nói năng. Như vậy bạn sẽ càng tự tin hơn, ăn nói hấp dẫn hơn.

4. Đừng có khoe khoang mình ở cơ quan: Nếu bạn là người rất giỏi chuyên môn, nếu bạn được sếp trọng dụng thì những điều này có trở thành vốn khoe khoang của bạn hay không? Dù bạn có giỏi giang đến đâu thì bạn cũng cần phải hết sức cẩn thận khi ở cơ quan.

5. Cơ quan là nơi làm việc chứ không phải là chốn để tâm sự: Có rất nhiều người thích tâm sự ở cơ quan. Dù làm như vậy khiến nhiều người xích lại gần nhau hơn, thân thiện hơn, nhưng kết quả điều tra của các nhà tâm lý cho biết: chỉ có 1% người biết giữ bí mật mà thôi.

Xoá bỏ sự rụt rè trong giao tiếp

Sự rụt rè có thể gây nên nỗi lo âu cho một số bạn khi giao tiếp với những người mới quen. Bài viết sau đây sẽ đưa ra những thông tin bổ ích giúp cho bạn không còn mắc cỡ và bẽn lẽn nữa.

Bạn hay ngại ngùng và e thẹn? Đó chính là bạn thiếu lòng tin vào bản thân mình. Để hết nhút nhát bạn cần xem lại những đặc điểm tính cách của mình, xem mình có thể làm được gì và không thể làm gì; nắm bắt những ưu điểm lẫn khuyết điểm và học cách chấp nhận mình như bạn vốn có. Trước khi bạn cảm thấy tự tin khi gặp gỡ những con người mới và bắt đầu bất kì mối quan hệ nào, cho dù đấy là mối quan hệ riêng tư hay công việc, bạn phải có được sự tự tin ở mức độ nào đó ở chính mình. Sự tự tin ấy có ở trong mỗi con người và nó chỉ cần một sự giúp đỡ nho nhỏ từ bạn để có dịp được thể hiện ra mà thôi.

Nỗi sợ hãi lại là một "thủ phạm" khác làm chúng ta không thể tự do trò chuyện cởi mở với người lạ. Bạn sợ vì mình sẽ trông ngớ ngẩn và bị quê? Thế là bạn đã nhấn một nút "STOP" cho câu chuyện chưa kịp bắt đầu ngay từ câu nói đầu tiên rôì đó!

Cách duy nhất để chiến thắng nỗi sợ hãi là hãy làm chính điều bạn đang sợ và kiên trì làm điều đó. Khi gặp những người bạn mới, hãy tỏ ra thoải mái, mở rộng lòng mình, đừng tự cho mình là "trung tâm của vũ trụ". Hãy nói những điều mà người nghe thấy thích thú. Không ai muốn nói chuyện suốt cả buổi chỉ về một người, đặc biệt cố gắng đừng nên quá khoe khoang, khoác lác hay là thần tượng hóa bản thân mình. Nếu bạn làm vậy, chỉ khiến mọi người càng tránh xa bạn mà thôi. Họ có thể ghé qua và lắng nghe bạn, nhưng chỉ vì họ không muốn mình bị cho là thô lỗ, hoặc bất lịch sự. Và thế là bạn tạo ấn tượng xấu ngay từ lần đầu tiên!

Nếu như người khác đang nói, hãy tỏ ra là bạn quan tâm đến vấn đề họ đang trình bày, dù cho bạn ngượng ngùng, không có nghiã bạn phải sử xự thiếu tế nhị. Hãy tôn trọng người khác giống như những gì bạn mong muốn nhận lại từ họ! Hãy lắng nghe và bày tỏ sự quan tâm thật chân thành! Nếu như bạn được hỏi ý kiến, hãy đưa ra lời đánh giá trung thực. Nếu đó là lời phê bình, hãy cư xử một cách khéo léo chứ đừng nên chỉ có chỉ trích, dè bỉu, hoặc phàn nàn. Bạn biết đấy‎, con người thường không thích nghe rằng mình đã sai hoặc cách làm của mình không thỏa đáng. Hãy nhớ rằng ý kiến của bạn là những điều bạn nghĩ, không phải là những lời khuyên cứng nhắc đế ép buộc người khác.

Bạn có biết những người bạn đang nói chuyện có thể cũng cảm thấy e ngại? Vì vậy, đây là một vấn đề thường gặp đối với cả hai phía vào cùng một thời điểm. Giao lưu, gặp gỡ những con người mới và chiến thắng nỗi nhút nhát là một quá trình chỉ cần bạn bước ra ngoài và trò chuyện. Tin chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy bạn cũng thân thiện và có thể làm quen nhiều ngươì bạn mới.

Tạo ấn tượng tốt khi trò chuyện

Khi mỉm cười trong lúc trò chuyện, bạn sẽ tạo được nơi người đối diện cảm giác thân ái, cởi mở và và sẵn lòng giao tiếp. Tuy nhiên, dù là đứng hay ngồi, sẽ là khôn ngoan hơn nếu như bạn xoay người trực diện với người cùng trò chuyện. Quay lưng hoặc nhìn nghiêng chỗ khác là dấu hiệu cho thấy bạn sẵn sàng ra đi ngay khi có cơ hội, và người khác sẽ không có ấn tượng tốt về bạn. Hơi nghiêng người về phía trước là một "kỹ thuật mềm mại" và hữu dụng. Nó đưa ra thông điệp sau đây: "Tôi rất quan tâm những điều bạn đang nói với tôi". Kỹ thuật này có thể tăng phần hữu ích, nếu như bạn muốn người đối diện nhắc lại những điều họ vừa nói xong.

Thế nhưng, sau khi đã áp dụng hết tất cả những "kỹ thuật mềm dịu" lẫn nụ cười thân ái rồi, mà tại sao người đối diện vẫn tỏ ra "đóng băng" trước bạn? Trước tiên, hãy kiểm tra lại bạn có đứng quá gần họ không? Ai cũng cần một không gian cá nhân. Hãy lui về sau, chừa một khoảng cách độ ba bước chân với họ, và duy trì giao tiếp qua ánh mắt trong lúc trò chuyện.

Nếu chẳng còn gì để nói, hãy thử áp dụng một trong những chiến thuật dễ nhất là "vuốt đuôi" - tức là nhắc lại một vài từ cuối câu nói của người khác, để cho thấy là bạn đang quan tâm sát sao đến đâu. Chẳng hạn như khi có người nói với bạn: "Khó khăn lắm tôi mới đến được đây. Xe của tôi bị hỏng nặng!", thì bạn có thể nhắc lại: "Xe của bạn bị hỏng nặng ư?". Động tác này thường khuyến khích họ cung cấp thêm nhiều thông tin về đề tài.

Một số người - đặc biệt là những người sống tự nhiên, thoải mái – có khuynh hướng hay chạm vào người khác trong lúc trò chuyện, để chứng tỏ mối quan tâm của mình, đặc biệt là khi người khác tỏ ra buồn bã hay hoang mang. Tuy nhiên, đây có thể là một sai lầm. tiếp xúc do và chạm - ngoại trừ lần bắt tay đầu tiên mà bạn có thể là người chìa tay ra trước – nên được tránh tối đa. Chuyên gia tâm lý Gay Gooer giải thích: "Va chạm vào cơ thể người khác sẽ đóng lại mọi tiếp xúc, bởi vì bạn đang xâm lấn vào không gian cá nhân của họ. Nếu họ là người sống hướng nội, nhút nhát, thì bạn có thể đã xóa bỏ hết tác động của những gì mình vừa nói với họ. Bạn có thể bị hiểu lầm theo nghĩa tiêu cực".

Khi trò chuyện, người ta thường có khuynh hướng cao giọng, đặc biệt là khi nóng nảy, bồn chồn, lo sợ. Không ai có thể nghe những âm thanh ấy được lâu mà không cảm thấy bực bội. để hạ giọng xuống và cải thiện ngữ điệu cũng như độ biến thiên của tình tiết, bạn hãy tập thở từ cơ hoành, hít sâu và dài hơi. Bạn sẽ bớt căng thẳng và diễn đạt tư tưởng tốt hơn.

Trong lúc người khác nói, hãy áp dụng "kỹ thuật mềm dịu" cuối cùng là gật đầu. Đấy không những là sự diễn đạt cởi mở, rằng bạn đang nghe, mà còn là bạn đang hiểu những gì người khác nói. Nếu vừa gật đầu vừa nhoẻn miệng cười thân ái, tức là bạn đã đồng ý! Thậm chí, bạn còn có thể dùng kỹ thuật này nếu như bạn là người đang nói. Hãy gật đầu trong lúc đặt câu hỏi: "Mình nghĩ rằng điều này rất quan trọng, cậu có đồng ý không nào?". Thông thường thì người khác sẽ gật đầu theo, và mở ra kênhgiao tiếp giữa hai người.

Để bảo đảm thành công khi trò chuyện, hãy nhớ tên người mình vừa tiếp xúc. Họ sẽ rất vui khi được nhớ tên, được để lại ấn tượng tốt trong bạn. Điều này thật khác hẳn với cảnh lúng túng, gãi đầu gãi tai vì không thể nhớ được cái tên cần nhớ.

Ngoài việc nói và đặt câu hỏi, bạn cũng đừng quên nghệ thuật lắng nghe. Nếu có thể, hãy cố gắng hòa hợp những gì bạn đã biết về họ với những thông tin mà họ đang cung cấp. Hãy để họ hoàn tất những gì đang nói dở, đừng vội vàng "lấp vào chỗ trống" bằng những suy nghĩ cá nhân của mình.

Khi tham gia vào một câu chuyện diễn ra từ trước, bạn hãy cẩn thận đừng xen vào giữa họ. Hãy đứng ở ngoài vòng, hướng người đối diện về phía "diễn giả" đang nói. Cuối cùng, khi có một người mời gọi tham dự thì bạn hãy bước vào. Nếu đây là chuyện riêng tư, làm ăn của họ, tốt nhất là bạn không nên xâm phạm vào.

Đừng quên việc tập trung vào tình huống. Trò chuyện với người khác mà đầu óc lơ mơ, nghĩ về những chuyện xa xôi đâu đâu, thì bạn rất dễ làm họ buồn lòng, tủi thân!

Để giao tiếp thành công

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.

Có thể, bạn rất khéo trong cách nói chuyện nhưng lại rất khó khi bắt đầu, hoặc kết thúc cuộc nói chuyện. Hãy thử làm theo một số mẹo dưới đây để giúp bạn tự tin hơn nhé.

1. Khi bắt đầu một cuộc gặp, cần chuẩn bị một số vấn đề để thảo luận cũng như các câu hỏi có liên quan. Nếu bạn từng gặp một người nào từ trước đó, cố gắng nhớ những thông tin về anh ấy, các thói quen, sở thích hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến cả bạn và anh ta.

2. Đầu tiên hãy nói lời chào. Nếu bạn không chắc họ nhớ tên của mình thì hãy giới thiệu tên của bạn để tránh bị bối rối. Cười và bắt tay đối tác.

3. Giới thiệu về mình, cố gắng nhớ tên của đối tác và nên sử dụng thường xuyên.

4. Hãy bắt đầu câu chuyện bằng các câu hỏi mở. Ví dụ “Mọi người tham dự có vẻ rất đầy đủ, anh đến đây được bao lâu rồi?”. Hoặc bạn cũng có thể hỏi về các chuyến đi, hỏi xem họ có quen biết những vị khách khác không, và quen trong trường hợp nào.

5. Lắng nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến câu chuyện của đối tác. Mắt nhìn đối tác, đừng bao giờ liếc quanh căn phòng trong khi họ đang nói.

6. Bạn nên lắng nghe nhiều hơn nói.

7. Hãy đóng góp ý kiến một cách tích cực. Luôn cập nhật thông tin, sự kiện để câu chuyện thêm phong phú. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: "Bạn nghĩ gì về vấn đề…?", "Bạn đã bao giờ nghe…". Tuy nhiên, cũng cần tránh đưa quá nhiều chủ đề bởi như vậy rất dễ rơi vào tình trạng lan man, nhàm chán.

8. Hãy tiếp cận và liên kết mối quan hệ giữa nhiều người với nhau trong cuộc gặp để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.

9. Nếu một ai đó đưa cho bạn một tấm card, hãy đón nhận như là một món quà. Cầm bằng cả hai tay, và dành một chút thời gian để đọc nó. Khi đã đọc xong, cất tấm card vào trong túi áo hoặc trong ví để khẳng định giá trị của nó.

10. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng. Nó sẽ chỉ rõ bạn là người như thế nào. Do vậy, dù muốn hay không, khi nói chuyện với người khác cũng phải thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin để người khác cảm thấy bạn là người nhiệt tình.

11. Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy quan sát và lắng nghe những phản ứng của đối tác để có những điều chỉnh thích hợp.

12. Khi kết thúc cuộc gặp, hãy chắc rằng bạn rời đi một cách tế nhị. Ví dụ: "Xin lỗi, tôi có một chút việc ở đằng kia, hẹn gặp lại anh nhé!".

Nhớ rằng, mục tiêu trong cuộc gặp là để lại ấn tượng tốt với mọi người, tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với đối tác. Vì thế bạn cần phải khéo léo, nhanh nhạy trong mọi tình huống, nói ngắn gọn và luôn thể hiện sự nhiệt tình.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: