Giao tiep

LT 1.3.1

Hãy trình bày khái niệm giao tiếp và mục tiêu của giao tiếp!

1.                      Là một hoạt động trao đổi thông tin, để nhận biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau trong quan hệ giữa người với người để đạt mục đích nhất định.

2.                      Mục tiêu giao tiếp

-Truyền tải thông điệp giao tiếp.

   - Giúp người nghe hiểu được nhưng dự định của chung ta.

   - Có được sự phản hồi của người nghe.

   - Duy trì mối quan hệ tốt đẹp

LT 1.3.2

Trình bày các cách phân loại giao tiếp?Lấy ví dụ minh họa cho từng loại!

1.      PL theo phương tiện giao tiếp:

- Giao tiếp vật chất: thông qua hành động với vật thể.

- Giao tiếp bằng tín hiểu phi ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, trang phục...

- Giao tiếp bằng ngôn ngữ: (tiếng nói, chữ viết). Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người

   Giúp con người xác lập mối quan hệ người—người trong xã hội

·        ví dụ: Hiểu là mốt sinh viên nữ rất thích Chuân một sinh viên khác trong lớp, Hiểu thường xuyên mua KEM rùi mời Chuân ăn cùng....(giao tiếp vật chất)

·        Hường là mốt sinh viên nữ ghét rất ghét Trung một sinh viên nam khác trong lớp, Hường thường xuyên chau mày mỗi khi gặp Trung mặc dù chẳng mấy khi hai người nói chuyện với nhau (giao tiếp vật chất)

·        Ca sĩ Quang Linh thể hiện bài hát : “Yêu nhau, ghét nhau ”  rất hay...

2.      PL theo khoảng cách:

·        Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt, chủ thể giao tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau.

·        Giao tiếp gián tiếp:  qua thư từ, ngoại cảm, thần giao cách cảm...

3.      PL theo quy cách;

·        Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, thể chế, quy định.

VD: Thầy giáo giảng bài..

·        Giao tiếp không chính thức: là giao tiếp giữa những người hiểu rõ về nhau, không câu nệ thể thức, mà theo kiêu thân tình, mục đích thông cảm đồng cảm với nhau: VD: tâm sự giữa hai người bạn thân.

LT 1.4.3

Phân biệt hiển ngôn và hàm ngôn? Lấy ví dụ minh họa!

Hiển ngôn là lời nói biểu hiện trực tiếp bên ngoài. Người nghe hiểu ngay dự định của người nói (nói điều gì đó--- làm người ta nghĩ đến điều gì đó)

VD: A là học kém.

Hàm ngôn là lời nói có ẩn ý bên trong, đòi hỏi người nghe phai cố gắng hiểu để hiểu, để giải mã(cái mà người ta muốn nói ra mà không nói ra: ẩn ý nằm bên trong lời nói)

VD: A là học không khá cho lắm.

Tùy từng trường hợp mà ta sử dụng hàm ngôn hay hiển ngôn hoặc đôi khi kết họp cả hai cho các tình huống khác nhau để đạt hiệu quả tối ưu trong giao tiếp.

LT1.4.4

Thế nào là giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp, ưu nhược điểm của mỗi loại?  Lấy ví dụ minh họa!

·        Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt, chủ thể giao tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau.

+ ưu điểm:Có thể kết hợp với ngôn ngữ thân thể để tăng cường thuyết phục: động tác tay dứt khoát, nhướng mày...

Các thuận lợi về hình thể của người giao tiếp được phát huy: nét mặt duyên dáng, nụ cười dễ thương, ánh mắt nhiệt tình...

---> tăng tối đa hiểu quả của quá trình giao tiếp

+ nhược điểm: hạn chế về thời gian và địa điểm

·        Giao tiếp gián tiếp:  qua thư từ, ngoại cảm, thần giao cách cảm...

+ ưu điểm: giao tiếp mọi không gian và thời gian

+ nhược điểm: chi phí giao tiếp cao, chất lượng giao tiếp phụ thuộc chi phí...

Giảm khả năng truyền đạt.---> giải mã

LT 1.4.5

Thế nào là giao chính thức, giao tiếp không chính thức, ưu nhược điểm của mỗi loại?

Lấy ví dụ minh họa!

·        Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, thể chế, quy định.

VD: Thầy giáo giảng bài..

            Ưu điểm: hình thức giao tiếp này sư dụng nhiều trong hoạt động tập thể,

            Nhược điểm:

·        Giao tiếp không chính thức: là giao tiếp giữa những người hiểu rõ về nhau, không câu nệ thể thức, mà theo kiêu thân tình, mục đích thông cảm đồng cảm với nhau: VD: tâm sự giữa hai người bạn thân.

Ưu điểm:

            Nhược điểm:

LT 1.4.6

Ông cha ta có câu: "Mồm miệng đỡ chân tay". Anh (chị) suy nghĩ gì về câu nói này? Lấy ví dụ chứng minh cho những lập luận đó!

            Câu: "Mồm miệng đỡ chân tay" nói lên rằng khi ta làm việc qua giao tiếp chung ta sẽ hoàn thành công việc một cách dễ dàng hơn nhờ phương pháp, cách thức ta thu nhận được qua giao tiếp.

CM:

CHƯƠNG 2

LT 2. Câu hỏi lý thuyết:

LT 2.3.1. Khái niệm giao tiếp sư phạm? Phân tích các đặc trưng của giao tiếp sư phạm?

Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính nghề nghiệp giữa giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy (giáo dưỡng) và giáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lý, xây dựng không khí tâm lý thuận lợi cùng với các quá trình tâm lý khác (chú ý, tư duy...) tạo ra kết quả tối ưu của quan hệ thầy trò, trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học cũng như quan hệ trong nội bộ tập thể sinh viên.

Như vậy, giao tiếp sư phạm là một thành phần cơ bản của hoạt động sư phạm. Không có giao tiếp thì hoạt động của giáo viên và học sinh không đạt được mục đích giáo dục.

* các đặc trưng của giao tiếp sư phạm

- ĐT1: trong giao tiếp sư phạm gv là tấm gương mẫu mực về nhân cách cho học sinh noi theo, đúng với yêu cầu xã hội quy định. Tấm gương của gv có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và fat triển nhân cách của h/s.

- ĐT2: trong gtsp thầy giáo chỉ được dùng các biện pháp giáo dục tình cảm để thuyết phục, vận động h/s; không được đánh đập, hành hạ, trù dập h/s.

- ĐT3: sự tôn trọng của nhà nước, của xã hội đối với gv. Yêu cầu đối với h/s là phải luôn luôn kính trọng thầy cô giáo, kể cả trong hành vi, cử chỉ và phải luôn có ý thức mình là h/s. để làm được điều này giáo dục là yếu tố không thể thiếu được trong việc giáo dục các em có thái độ kính trọng thầy cô giáo.

LT 2.3.2. Nêu nội dung nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp?

            Dựa vào sự biểu lộ bên ngoài như: sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ... mà phán đoán chính xác những trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp.

            Nhóm này được chia thành các kỹ năng:

-         định hướng trước khi tiếp xúc: trước khi tiếp xúc với đối tượng giao tiếp nào cũng phải có những thông tin cần thiết về em đó để thầy cô giáo phác thảo chân dung con người của em học sinh mà mình cần tiếp xúc và trên cơ sở đó gv sẽ có biện pháp đối xử phù hợp.

-         định hướng trong quá trình tiếp xúc: trong quá trình tiếp xúc trực tiếp thông qua 1 loạt các thao tác trí tuệ, tư duy, liên tưởng linh hoạt và vốn sống kinh nghiệm cá nhân của mình gv sẽ xây dựng được chân dung tâm lý chính xác hơn về đối tượng giao tiếp. Trên cơ sở đó, gv sẽ có phương án ứng xử, có phản ứng, hành vi, điệu bộ, cử chỉ, cách nói năng phù hợp với những thay đổi liên tục về thái độ hành vi, cử chỉ, nội dung ngôn ngữ mà h/s phản ứng trong quá trình giao tiếp.

LT 2.3.3. Nêu nội dung nhóm kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp ?

            Trong các phương tiện giao tiếp thì phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong quá trình giao tiếp sư phạm.

·        Phương tiện ngôn ngữ.

-         Ngôn ngữ độc thoại: là hình thức thầy cô giáo giảng bài cho h/s. h/s hiểu bài hay không phần lớn phụ thuộc vào lời giảng của thầy.

yêu cầu:

+ cách diễn đạt dễ hiểu, mạch lạc, rõ ràng, chuẩn xác về tiếng việt.

+ ngôn ngữ giàu hình ảnh, diễn cảm, đễ nhớ, hấp dẫn.

+ nội dung lời giảng xúc tích nhiều thông tin.

+ đảm bảo tính khoa học, hợp lý, hệ thống trong lời giảng.

+ kiến thức mới, khái niệm mới cần được liên hệ gần gũi với hiện thực c/s của h/s.

-         ngôn ngữ đối thoại: là ngôn ngữ được sử dụng khi chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp thay đổi vị trí cho nhau trong quá trình giao tiếp: gv hỏi, h/s trả lời và ngược lại h/s hỏi, gv trả lời.

yêu cầu:

+ câu hỏi và câu trả lời ngắn gọn, dễ hiểu.

+ Nằm trong 1 văn cảnh, hoàn cảnh cụ thể.

+ nội dung câu hỏi rõ ràng, đủ dữ liệu...

·        Phương tiện phi ngôn ngữ.

yêu cầu:

-         các cử chỉ, hành vi phải phù hợp với nhân cách mẫu mực của gv.

-         sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ pahir hìa hòa phù hợp với đối tượng, tình huống, nội dung, nhiệm vụ giao tiếp.

-         sử dụng tự nhiên, chân thật đúng với bản chất của mình.

-         nên thay đổi tư thế, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười...đố là tín hiêu giao tiếp sống động, đánh giá, khích lệ, khên chê của gv với h/s.

-         trang phục của gv có màu sắc, kiểu cách phù hợp.

LT 2.3.4. Trình bày và phân tích nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp?

            Trong giao tiếp phải coi đối tượng giao tiếp là 1 cá nhân, 1 con người với đầy dủ các quyền được học tập, vui chơi, nhận thức lao động... với những tập trung tâm lý riêng biệt, họ có quyền bình đẳng với mọi người trong các quan hệ xh, gv không nên áp đặt, ép buộc các em theo ý của mình 1 cách máy móc, duy ý chí.

Biểu hiện:

-         Biết lắng nghe học sinh trình bày ý muốn, nhu cầu, nguyện vọng của mình.

-         Ngôn ngữ, giọng điệu, cách phát âm, dùng từ phải đảm bảo tính văn hóa.

-         Trang phụ của giáo viên phải phù hợp.

-         Chủ thể giao tiếp biết kính trọng, khích lệ những ưu điểm của người khác và biết kiềm chế khi cần thiết.

vai trò:

-         xác lập cho h/s biết vai trò, vị trí của mình.

-         phát huy tính độc lập, tích cực nhận thức của h/s.

-         làm cho mqh giữa gv và h/s tốt đẹp hơn

-         vai trò, vị thế của gv được nâng cao hơn.

LT 2.3. 5. Trình bày và phân tích nguyên tắc mẫu mực trong giao tiếp?(tính mô phạm)

Mô phạm: Hành vi của một chủ thể hành động để giáo dục người khác, làm gương cho người khác không chỉ bằng lời nói mang tính thuyết giáo mà bằng cả hành động thực tế. Những hành động gần như mang tính bản năng tự nhiên do quá trình tiếp thu giáo dục cũng như quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện lâu dài của chủ thể mà thành.

            Những biểu hiện của nhân cách mẫu mực là:

-         Mẫu mực trong trang phục, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ nói; thống nhất giữa lời nói và việc làm.

-         Thái độ và những biểu hiện của thái độ phải phù hợp với các phản ứng hành vi, kể cả hành vi ngôn ngữ.

-         Trong những trường hợp khó xử cần khoan dung va trung hậu.

vai trò:

-         sự phát triển nhân cách toàn diện cho h/s.

-         tính tích cực nhận thức của h/s

-         vai trò, vị thế, uy tín của gv

-         tao ra tấm gương sáng cho h/s noi theo

-         vai trò, uy tín của nhà trường

LT 2.3.6. Trình bày và phân tích nguyên tắc có thiện chí trong giao tiếp?

Có thiện chí trong giao tiếp là luôn nghĩ tốt về đối tượng giao tiếp, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người mình giao tiếp, luôn tin tưởng ở đối tượng giao tiếp.

            Biểu hiện:

-         Công bằng khi cho điểm, nhận xét, đánh giá.

-         Khích lệ tinh thần của đối tượng giao tiếp. Trong quá trình dạy học không bao giờ được nghĩ học sinh của mình kém, đạo đức tồi, là học sinh cá biệt.

-         Tin tưởng ở con người.

-         Trong giao tiếp, thầy giáo không vì quyền lợi của bản thân mà gây thiệt hại, xúc phạm danh dự đến nhân cách học sinh. Biết đặt lợi ích của học sinh lên trên hết.

vai trò:

-         hiệu quả cao trong quá trình dạy học đặc biệt là trong giáo dục

-         tạo cơ hội cho h/s tự hoàn thiện bản thân mình( h/s sai gv phải nhắn nhở, chỉ ra lỗi sai để các em sửa)

-         nâng cao chỉ số cảm xúc nghề nghiệp của gv

LT 2.3. 7. Trình bày và phân tích nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp?

Chủ thể giao tiếp (giáo viên) biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp để trả lời câu hỏi: “nếu mình ở vị trí các em mình sẽ ứng xử như thế nào? ”.

            Sự đồng cảm trong giao tiếp giúp giáo viên có hành vi ứng xử phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của học sinh và giúp cho giáo viên tìm được biện pháp giảng dạy, giáo dục có hiệu quả khi muốn uốn nắn, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm của học sinh.

            Ngoài ra, nguyên tắc này còn thể hiện ở chỗ chủ thể giao tiếp biết xác định đúng không gian và thời gian giao tiếp, giáo viên không nên gây căng thẳng trong tâm trí học sinh. Sau mỗi lần tiếp xúc, nên tạo cho các em một niềm tin mới, một khát vọng muốn tiếp xúc với thầy cô.

                        vai trò:

-         tạo cảm giác gần gũi, thân mật với h/s

-         tạo cảm giác an toàn cho h/s

-         có biện pháp giảng dạy, giáo dục hiệu quả khi sửa chữa, uốn nắn những sai sót, khuyết điểm của h/s

-         là cơ sở hình thành mọi hành vi, ứng xử nhân hậu độ lượng

Ngược với sự đồng cảm là cách giải quyết cứng nhắc, duy ý chí, cứ nội quy mà áp dụng.

LT 2.3.8. Nêu bản chất và ưu nhược điểm của phong cách độc đoán trong giao tiếp sư phạm!

·        bản chất: người gv giám sát chặt chẽ hành vi của người học viên. các quyết định được đề ra trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của người gv không quan tâm đến ý kiến của học viên.

·        ưu điểm:

-         cho phép giải quyết công việc nhanh chóng, dứt khoát

-         phù hợp với những h/s có tính thẳng thắn và quyết đoán

·        nhược điểm

-         gv thường vụng về, thiếu tế nhị trong giao tiếp

-         ấn tượng của h/s: gv khô khan, cứng nhắc

-         tính thuyết phục, giáo dục bằng tình cảm bị mờ nhạt

LT 2.3. 9. Phân tích bản chất và ưu nhược điểm của phong cách tự do trong giao tiếp sư phạm!

·        bản chất: thái độ, hành vi, cử chỉ, điệu bộứng xử của gv và h/s dễ dàng thay đổi trong những tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. phong cách này thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt, đôi khi xen lẫn sự khéo léo đối xử sư phạm, cũng có trường hợp biểu hiện như là giao tiếp tự nhiên.

·        ưu điểm:

-         mềm dẻo, linh hoạt, đôi khi xen lẫn sự khéo léo đối xử sư phạm

-         có trường hợp phát huy được tính độc lập, sáng tạo của h/s

·        nhược điểm

-         phạm vi giao tiếp rộng, hời hợt, không sâu sắc

-         trong nhiều trường hợp gv không làm chủ được cảm xúc của mình

-         1 số quy định pháp lý về thầy trò bị coi nhẹ

-         h/s dễ nhờn và coi thường gv

LT 2.3. 10. Phân tích bản chất và ưu nhược điểm của phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm!

·        bản chất: trong giao tiếp với h/s thầy cô giáo luôn coi trọng những đặc điểm tâm lý cá nhân, vốn sống kinh nghiệm, trình độ nhận thức, nhu cầu, hướng thú và mứcđộ tích cực nhận thức của h/s; chú ý lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của h/s. những đề nghị chính đáng của h/s được gv giải đáp kịp thời bằng hành động hoặc gv có lời giải thích rõ ràng.

·        ưu điểm:

-         tạo cho h/s tính độc lập, sáng tạo

-         tạo cho h/s thấy rõ được vị trí và vai trò của mình

-         tạo cho h/s ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện

-         gv dự đoán tương đối chính xác mức độ phản ứng của h/s.

·        nhược điểm:

-         tính cá nhân ở h/s sẽ nổi lên

-         “dân chủ quá chớn”

LT 2.3.10. Hãy trình bày giai đoạn mở đầu quá trình giao tiếp sư phạm!

·        giai đoạn nhận thức ( cảm tính)

-         dáng người, nét mặt, đôi mắt, trang phục... mang tính áp đặt. các thông tin ban đầu phần lớn được tiếp nhận từ thị giác.

-         sự khác biệt về nhận thức cảm tính khác nhau ở các giới tính và lứa tuổi.

·        giai đoạn định hướng (trực giác): được tạo thành bằng vốn sống kinh nghiệm lâu dài của gv khi tiếp xúc với h/s.

-         Mục đích của giai đoạn này là: tạo ra được thiện cảm và sự tin yêu của h/s đối với gv. Muốn vậy từ trang phục đến ánh mắt, nụ cười của thầy cô phải dịu hiền, đi đứng, tư thế, phong cách cần đĩnh đạc, đường hoàng tự tin tạo cảm giác an toàn cho h/s, tạo sự gần gũi nhưng vẫn được h/s kính trọng.

-         Mở đầu quá trình gtsp diễn ra khi nào? : khi các thầy cô tiếp nhận lớp mới, học trò mới, trong những lần tiếp xúc đầu tiên hoặc khi xảy ra những sự kiện mới, giảng viên mới, tiết học mới, nhận nhiệm vụ mới, vai trò mới...

-         Muốn giai đoạn này diễn ra tốt đẹp thông thường cần:

+ giới thiệu vài nét về thầy cô để làm quen với các em sau đó mới đến nội dung chính.

+ cố gắng nói rõ ràng, mạch lạc. nếu giới thiệu môn học mới, chương trình mới gv cần phải định hướng rõ với h/s môn học có tổng số tiết bao nhiêu, có mấy lần kiểm tra, thi vào thời gian nào...

+ nếu là gv chủ nhiệm nội dung giao tiếp lần đầu phức tạp hơn.

LT 2.3.11. Hãy trình bày giai đoạn diễn biến quá trình giao tiếp sư phạm!

- mọi mục đích giao tiếp được thực hiện ở giai đoạn này, sự thành công hay thất bại đối với quá trình giao tiếp do giai đoạn này quyết định.

- bản chất của giai đoạn này là sự bộc lộ bản chất của chủ thể giao tiếp với đối tượng giao tiếp – bản chất của gv và h/s, nó được biểu hiện một cách sinh động và chân thực nhất.

- nội dung của quá trình giao tiếp trong nhà trường chủ yếu là những tri thức khoa học của bộ môn, nó là điểm tựa, là cái khung, còn ngôn ngữ nói của thầy cô là phươg tiện để truyền tải nội dung bài giảng sao cho các em dễ hiểu, dễ nhớ, có thể vận dụng sáng tạo để làm bài tập, thực hành trong c/s.

- để thu hút được sự chú ý của h/s giọng nói của gv cần được thay đỏi lúc trầm, lúc bổng, tránh đơn điệu ( gây buồn ngủ, chóng chán...) kèm theo cử chỉ, ánh mát, nụ cười, tư thế sao cho phù hợp.

- lời giảng cần xúc tích, nhiều thông tin...kích thích được sự hướng thú học tập của các em.

- việc lên lớp và kết thúc tiết giảng phải đúng giờ (theo trống, kẻng, chuông...)

- các tiết lên lớp ở mỗi loại tiết học nên theo 1 trình tự khoa học nghiệp vụ sư phạm.

- những thắc mắc của học sinh liên quan đến bài giảngcấn được giải đáp dễ dàng, dễ hiểu.

- khi giảng bài cần nhấn mạnh nội dung trọng tâm, trình bày 1 cách có hệ thống để h/s dễ nhớ, dễ hiểu.

- trong giờ cần tạo ra 1 bầu không khí hiểu biết lẫn nhau, h/s tin tưởng vào những tri thức thầy cô cung cấp.

LT 2.3.12. Hãy trình bày giai đoạn kết thúc quá trình giao tiếp sư phạm!

- có nhiều cách kết thúc quá trình gtsp xảy ra trong hoạt động dạy và học ở trường. trong thực tế có nhiều thầy cô say sưa giảng bài quên có trống hết giờ, có thầy cô kết thúc sớm trước giờ (những phút còn lại tổ chức giao tiếp còn lúng túng), có thầy cô lại kết thúc bài miễn cưỡng, kết thúc buổi gặp đột ngột gây sự hụt hẫng ở h/s hay đối tượng giao tiếp.

- mỗi thầy cô có những tín hiệ riêng để kết thúc bài giảng hay buổi giao tiếp. kết thúc quá trình gtsp nên hẹn gặp tiếp theo, không nên tạo ra sự hụt hẫng, ột ngột khi nội dung bài còn đang dở hoặc dừng bài giảng khi mục đích yêu cầu giao tiếp chưa đạt được.

- khi dừng giao tiếp gv nên để lại sự lưu luyến ở các em học sinh, tạo cho các em tâm thế giờ tiếp theo hoặc nêu vấn đề về nhà suy nghĩ, khơi dậy hứng thú học tập của các em.

- hãy kết thúc quá trinh gtsp để các em vẫn mong gặp lại thầy cô vì sự mẫu mực về nhân cách, về chiều sâu năng lực chuyên môn và vì bản lĩnh trí tuệ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #son