Cô Catherine

Lạm bàn về ba phương pháp giáo dục: Montessori Reggio và Steiner

Mấy hôm rồi có nhiều bạn inbox hỏi mình về các phương pháp giáo dục và việc nên chọn phương pháp nào để học tập và nghiên cứu, mình ít khi cho một lời khuyên theo kiểu nên hay không, thôi thì mình sẽ dùng bài viết này để các bạn có sự chọn lựa sáng suốt hơn.
Đầu tiên nói về giáo dục, chúng ta phải nói đến hai vấn đề chính sẽ là cốt lõi của giáo dục trước đã, vì các phương pháp giáo dục nào không theo những quan điểm này, tôi không cho đó là phương pháp giáo dục tốt. Nói đúng hơn, giáo dục không phải chỉ là phương pháp, mà phải có nền tảng triết học trong đó, nếu nền tảng triết học không vững, thì tất cả là số không.
1. Giáo dục là giáo dục cái toàn thể của con người, chứ không chỉ là huấn luyện cái não: Chúng ta thường chỉ nghĩ giáo dục là cho con mình càng nhiều kiến thức càng tốt, huấn luyện cho não càng...siêu càng tốt. chúng ta trầm trồ, ồ à trước những thành tựu về học thuật của trẻ con...nhà người ta, rồi cố gắng mọi giá cho con mình...bằng con họ. Thưa bạn, bạn có học Steiner hay Montess hay Reggio, thì con bạn...cũng vậy thôi hà, cũng ra trường, làm bác sĩ kỹ sư như...con nhà người ta, chứ không có cái thành tựu để ...lên báo chí như bạn mong muốn đâu. Có nhiều người hỏi mình : "Thế có gì chứng minh , có ai cho thấy những người học giáo dục này ra là ai, đạt được gì không?" . Tôi cho đó là bạn chưa hiểu cặn kẽ vê giáo dục. Giáo dục "toàn thể " con người tức là giáo dục cả cái nội tâm bên trong và hành vi ứng xử xã hội bên ngoài của họ, chứ không phải là cái technique họ đem show ra với đời. Người học waldoft hay Montessori hay Reggio đều có khả năng ứng xử tốt với cuộc sống chứ không phải chỉ là họ " làm được gì". Nếu chỉ chăm chăm vào việc , con "làm được gì" mà quên đi xây dựng :con là ai ? thì cũng chỉ ra được những tài năng quặt quẹo nhân cách thôi hà.
2. Giáo dục phải mang đến cho trẻ sự nhận biết "mình là ai, thực sự là ai?" và sáng tạo được "tôi là ai? Tôi đến để làm gì và tôi sẽ là ai trong cuộc sống này" Đứa trẻ luôn luôn có khái niệm mình hòa hợp với vũ trụ, con người, luôn biết trách nhiệm, sống chân thật và luôn hiểu biết nhận thức đúng đắn trong nhân sinh quan của trẻ, ( điều này tôi đã nói ngay trong bài "cách khen trẻ" của mình, mà triết lý này lấy ngay trong Montessori và trong cả quá trình hình thành một "con người" của Steiner) từ đó mà trẻ hiểu rằng, mình đang ở đâu, là ai và sẽ sống như thế nào. Nói chung, đứa trẻ khỏe mạnh là đứa trẻ có ước mơ, hoài bão và mong muốn cống hiến cho xã hội. Cũng như hiểu được thế giới đang như thế nào , mình sẽ làm gì ...Điều đó đòi hỏi một quá trình, chứ không phải chỉ trong những năm đầu đời. Phụ huynh giáo dục sớm mang nặng tâm lý này, ráng 6 năm đầu đời của con, sau đó...mặc nó cho nhà trường .
3. Cuối cùng, giáo dục phải hướng đến sự tự do thể hiện bản thân, tự do thể hiện mình là ai, trong cái đẹp nhất của chính mình. Tự do phát huy nội tại tốt đẹp của mình mà không bị áp đặt, ràng buộc, và chà đạp.
Vậy thì ba phương pháp này là gì? Và tại sao tôi chọn ba phương pháp này để giới thiệu với các bạn:
1. Montessori: Tôi không thích cái ý nghĩ của phụ huynh khi con mình học Montessori là nó sẽ...tài năng, đọc sớm viết sớm hay làm toán tốt. Vì ỷ lại vào bộ giáo cụ chính là cột chặt mình vào một thứ gì đó và tin cái thứ ấy giúp mình, chứ không phải mình tự giúp mình. Càng không biết mình là ai nữa.
Đầu tiên nếu chỉ hiểu Montessori là tự do thôi, chưa đủ, quy tắc thôi, cũng chưa đủ, giáo cụ học tập thôi, càng sai lầm. Montessori là một hình thái chuyển tải cái truyền thống văn hóa phương Tây, cái truyền thống ăn nói nhỏ nhẹ, tôn trọng bản thân và người khác, luôn khám phá và ham hiểu biết, cũng như là luôn muốn giúp đỡ và cực kỳ tôn trọng cái tôi của người khác và của chính mình, từ đó tài năng tự nảy mầm, sự tự do được khám phá và làm việc và sự tôn trọng cá nhân mang đến cho trẻ sự tự nhiên vươn mình nở thành một nhánh cây xum xuê, từ những hạt giống tốt nhất được vun trồng mỗi ngày. Đó mới là Montessori. Nếu nói, tại sao phải có quy tắc, người Phương Tây là những người rất tôn trọng quy tắc và luật lệ, đơn giản vì những thứ đó bảo vệ họ. Giống như người tu hành cần có giới luật , để trong cái vòng bảo vệ tốt nhất đó, họ phát huy hết khả năng của mình mà không sợ gặp nguy hiểm.
Ở Montessori kinh khủng nhất là bị áp đặt, áp đặt đi ngủ, ăn uống, giờ tắm, giờ chơi... Ở Montessori chỉ có những quy tắc để không gặp nguy hiểm và không gây ra phiền hà cho người khác, còn lại là được tôn trọng, nó chính là sự chuyển ngữ của văn hóa phương Tây trong một phương pháp học tập. Cho nên trường học nào mua bộ giáo cụ về mà vẫn làm theo cách "lùa con ăn. Lùa con ngủ " của bộ giáo dục thì nên dẹp hẳn Montessori qua một bên vì có theo được đâu.
Khi hai hệ phái Montessori và Steiner "kình" nhau, mình chỉ thấy buồn cười thôi. Vì một bên đề cao sự tự do, cho phép con toàn quyền với các quyết định của con, và cũng không muốn con phải đọc cổ tích quá gay cấn cho đến khi con 6 tuổi. Một bên cũng y chang như vậy, nhưng ad on sự hướng dẫn về tưởng tượng và cũng không muốn trẻ ...kể truyện cổ tích hay xem phim tình tiết ly kỳ y như Montessori thôi mà nổi nóng với nhau làm gì?
Mà trong khi tình yêu trẻ là như nhau.
Hóa ra chỉ có những người nhìn bên kia như GDS kiểu nhồi nhét, mà chẳng qua là do phụ huynh mong muốn quá thể mà thành , còn một bên thì nghĩ rằng bạn là.. . tôn giáo.
Phật nói" Pháp có vô lượng pháp!" Chỉ có tâm phân biệt làm khổ mình thôi. Cả đời thầy Thích Nhất hạnh cũng chỉ làm một việc, làm sao để cho mọi người biết lắng nghe và thấu hiểu nhau, thì thế giới này bớt lại chiến tranh. Mình dạy con làm sao sống trong hòa bình và sống không sợ hãi, thì để sóng ngầm trong lòng làm gì?
Chỉ có lắng nghe và thấu hiểu thôi, thì hai pháp mới thấy mình là một , thực ra mình là một. Chỉ khác về hình thức thể hiện và con đường tới đích mà thôi. Nắng mưa đều là một phần của cái tổng thể.

Steiner: Steiner là hiện thân của chân, thiện, mỹ. Trẻ em được sống trong môi trường chân thiện mỹ từ nhỏ. Ruldorf Steiner vốn là một nhà tư tưởng chịu nhiều ảnh hưởng của triết gia vĩ đại Immanuel Kant , ông luôn cho con người là sinh vật vĩ đại nhất, khác với động vật, con người rất cần được giáo dục và nhận biết đúng đắn về thế giới . Con người phải biết tôn trọng thế giới và trân trọng những gì đã được trao tặng, và con người sinh ra để gìn giữ nó, chứ không phải để phá hủy nó. Ruldorf Steiner làm cho đứa trẻ hiểu rằng, chúng đến từ thiên đường, và quá trình lớn lên là một quá trình "re-member " ( nhớ lại , nhưng cũng có nghĩa là trở lại với con người thánh thiện nhất của mình) . Học tập ở Steiner là niềm vui. Là sự khơi dậy, nhớ lại, chứ không phải nhồi nhét. Tương tự ở Montessori, giáo cụ hay chương trình chỉ có tính gợi mở, không có ý định "mong muốn " con phải biết như nhiều phụ huynh mong muốn khi cho con học Mon. Ở Steiner, giáo viên phải là hìnhmẫu cho trẻ noi theo. Cái khó nhất của Steiner chính là đội ngũ giáo viên. Steiner đã có sẵn một chương trình dạy hết sức khoa học, hấp dẫn và sáng tạo. vấn đề còn lại là giáo viên co thể làm hình mẫu của chân thiện mỹ cho học trò của mình hay không? Chính sự dịu dàng, nhỏ nhẹ, nhân cách và thái độ sống của giáo viên là chuẩn mực đạo dức và hành vi cho trẻ.
Điểm này chung và khác với Montessori, giáo viên Montessori cũng phải rất cẩn thận, nhỏ nhẹ và chuẩn mực, thì giáo viên Steiner cũng vậy. Nhưng giáo viên Montessori chỉ làm gương đến khi trẻ 6 tuổi và tự đứa trẻ sẽ bắt đầu về nhân sinh quan của mình, trong khi đó, nhân sinh quan của đứa trẻ Steiner sẽ có sự ảnh hưởng lớn từ giáo viên chủ nhiệm của mình, cho đến khi con lên lớp 8.
(Học Montessori chương trình sẽ theo con đến năm lớp 9 là nhiều nhất ( thực chất chỉ đến những năm lớp 4, 5) , Ở steiner, Chương trình học là đến 18, thậm chí 21 tuổi.)

Cho nên học giáo viên Steiner hay Montessori không có nghĩa là bạn chỉhọc cái kỹ năng hay chương trình học, mà là một quá trình rèn luyện lại bản thân và tự nhìn lại mình liên tục. Điều này đòi hỏi bạn thực hành rất nhiều , nhìn thấy những người đi trước, học cái thần thái của họ, cái bên trong của họ, để nhìn vào đó mà tu dưỡng bản thân.

Ở cả hai phương pháp này, đều đòi hỏi bạn sự tu dưỡng bản thân!

Vậy nên theo cái nào, cho tôi được bỏ ngỏ câu hỏi này, vì quan trọng hơn nữa là người truyền đạt các phương pháp này cho bạn là ai, có đáng tin hay không? Hay chỉ là quảng cáo kiếm tiền ? Còn lại nữa là câu hỏi của chính bạn, bạn muốn là ai? Nếu như bạn cảm thấy rằng những gì tôi đề cập ở trên phù hợp với lý tưởng và cách thức của bạn, thì đó là của bạn.

Học Mon có thể liên hệ với chị Bùi hằng casa hanoi. Học Steiner có thể tìm chị Hương Nguyễn hoặc Thảo Nguyễn. Còn Reggio, vì bài quá dài, xin mạn phép được đăng ở kỳ sau.
------
Về việc bạo hành trẻ ở trường mầm non!

Trong những ngày tháng làm nghề, mình cũng có may mắn được nghe các "sếp" đứng đầu khối mầm non của Quận/ huyện đến thăm trường định kỳ và có nhiều điều cũng dở khóc dở cười xảy ra :)

Và có những điều hiển nhiên đang tồn tại xung quanh mình, mình biết nó vẫn tồn tại, nhưng khi nhìn tận mắt và nghe tận tai mới thấy xót xa!

Đó là khi họ nhận xét: trường gì mà chẳng tô vẽ gì cho rực rỡ, mà muốn tăng cháu trong trường cứ cho làm nhiều bài tạo hình, treo lên thật đẹp lung linh thì phụ huynh mới thích! Vâng, họ luôn nói về điều phụ huynh happy, chứ họ không hề đả động tới việc trẻ sẽ cảm nhận cái gì, học như thế nào, bạn ấy có muốn như vậy không?

Họ không tin rằng trong trường một ngày trẻ con được ăn hết số tiền mà bố mẹ đóng( họ đã quen các trường ăn bớt tiền ăn của trẻ, nhắm mắt bỏ qua) (???!) Với tư tưởng vậy, mình ậm ừ cười chứ không dám đưa thực đơn trường tụi trẻ đang ăn hàng ngày, sợ họ bảo trường đang làm khống món ăn!

Họ không tin trẻ đến trường là được Giáo dục thực sự, chỉ cần chăm sóc thôi là tốt lắm rồi! Và tụi nhỏ dưới 3 tuổi thì học hành cái gì! Mình cũng chỉ cười trừ, vì các bạn ấy có thể làm được những điều mà họ không tin được đâu! Nhưng mình rất tin, vì mình biết các bạn ấy đang được các cô giáo ở trường Giáo dục bằng sự tôn trọng: Tôn trọng bản thân- tôn trọng mọi người và tôn trọng môi trường.

Họ khuyên trường nên sắm thêm cái ti vi, sao lớp không có ti vi?(??!!!) Mình hiểu, vì mình cũng là một Giáo viên được Giáo dục ở Trường truyền thống ra, và thực tế cho thấy hầu hết các trường cho trẻ xem ti vi buổi chiều! Giáo viên luôn là người kiêm đủ các nghề: ca sĩ, họa sĩ, chiến sĩ, thi sĩ, bảo mẫu... Mình thấy các cô chỉ lo dạy trong Mon và đánh giá công việc của từng trẻ, ghi chép lại hàng ngày đã hết giờ rồi, mẫy thứ " sĩ" kia đều cần Giáo viên chuyên biệt hết!

Họ bảo trường em đầu tư Mon gì mà lớp Mon ít đồ thế, có đồ sao không bày thật đẹp cho PHỤ HUYNH XEM, PHỤ HUYNH CẢM THẤY YÊN TÂM!
Thôi thì cười, bụng thầm nghĩ: những phụ huynh nào muốn đến trường này vì thấy bày nhiều đồ Montessori, mình cũng không mặn mà lắm đâu! Phụ huynh mới đến trường, đều cố gắng cho phụ huynh vào lớp dự giờ luôn để hiểu rằng em bé sẽ nhận được những giá trị gì khi tới trường! Nếu họ muốn trường lòe loẹt, lung linh vừa lòng họ thì trường này không hợp rồi! Trường chỉ bày những thứ trẻ sử dụng được, sẽ trưng bày những thứ mà là của trẻ và được trẻ đồng ý!

Có một điểm rất chung mình thấy, đó là việc bồi đắp các giá trị ảo cho trẻ, cho phụ huynh đang được đề cao trong những lời khuyên ấy?
.............
Và khi nghe những người đầu ngành nói vậy, mình biết các vụ trói chân tay, hành hạ trẻ như báo đài nói hiện giờ sẽ còn tiếp diễn nhiều! Họ nghi ngờ về chính những giá trị cốt lõi họ đang đem lại cho xã hội như vậy, thì hàng trăm, hàng nghìn Giáo viên không được đào tạo nghiêm túc về nghề sẽ như nào nữa?
.................

Trong một đêm mưa gió thế này, mình suy tư, mình biết con đường trở thành một Giáo viên mầm non thực sự còn nhiều trở ngại lắm! Nhưng mình biết ngày càng có nhiều trường, nhiều Giáo viên có chất lượng Giáo dục trẻ thực sự!

Chúc cho các anh chị, các bạn đồng nghiệp luôn vững tin với các giá trị thực sự chúng ta hàng ngày đem đến cho xã hội này! :)

PS: Tiêu đề mang tính gây sốc giật tít ;)

------

Hãy luôn học cách "đổ đầy cốc của mình" để có thể lắng nghe trọn vẹn, để có thể yêu thương bản thân, yêu thương con mình, gia đình mình, cộng đồng mình.

________________________________

LẮNG NGHE
Susan R. Johnson MD, FAAP, 4/29/2001

Tôi mất đi một người bạn rất đặc biệt cách đây 3 năm. Ông là cha của cô bạn ở chung khi tôi còn học trường Y. Tôi trải qua nhiều kỳ nghỉ với cô ấy và gia đình trong suốt 7 năm học ở Chicago vì tôi thường không có thời gian để về nhà với gia đình mình. Người bạn đặc biệt ấy là một con người biết cách lắng nghe và trong khi ông lắng nghe, tôi cảm thấy được thương yêu, vì vậy tôi gọi ông là Ông ngoại Chicago. Khi Ông ngoại Chicago lắng nghe bạn, trong những khoảnh khắc ấy, bạn trở thành người quan trọng nhất trong cuộc đời ông. Ông chú tâm hoàn toàn từng lời nói của bạn, và ông không cắt ngang hay ngay lập tức lên tiếng. Ông cũng không cố gắng giải quyết vấn đề hay đưa ra lời khuyên ngay lập tức. Ông chỉ lắng nghe với sự thấu hiểu. Bạn có thể cười, có thể khóc, có thể kể cho ông nghe bất cứ điều gì, và ông lắng nghe.

Tôi nghĩ kiểu lắng nghe này thể hiện một tình thương vô điều kiện, và đó là kiểu lắng nghe tôi phải đấu tranh để làm được với con mình, với thành viên gia đình và bạn bè của mình. Tôi thường lắng nghe người khác tại nơi làm việc tốt hơn lắng nghe con trai của mình khi ở nhà với tư cách là một người mẹ. Tôi thường mệt mỏi và chỉ nghe hời hợt những gì con nói. Tôi thường không nhìn vào mắt con thường xuyên và chỉ tiếp tục làm công việc nhà trong khi "giả vờ" lắng nghe. Con trai tôi biết rõ sự khác biệt. Nó ao ước có được sự quan tâm trọn vẹn của tôi. Những lần tôi bắt gặp cái nhìn chằm chằm của nó, tôi ngưng rửa chén, lại gần con và thực sự lắng nghe là những lần mọi việc diễn ra suôn sẻ nhất trong căn nhà của chúng tôi. Nếu tôi có thể dành ra 10 hay 15 phút cho việc lắng nghe thực sự, con trai tôi sẽ thường được thỏa mãn bởi sự có mặt của tôi và sau đó có thể tự chơi một mình đến cả một, hai giờ đồng hồ. Tôi nhận ra để có thể lắng nghe như vậy, để thể hiện tình yêu theo kiểu như vậy, tôi phải quan tâm bản thân mình hơn. Tôi phải nghỉ ngơi đủ, ăn uống điều độ, đi bộ giữa thiên nhiên, có thời gian cho riêng bản thân mình và thư giãn.

Một giáo viên nhiều kinh nghiệm có lần đã chia sẻ với tôi rằng trong tình yêu của chúng ta đối với người khác, chúng ta cần là cái cốc để được đổ đầy tràn. Ta cần lấy những gì trong chiếc cốc cho bản thân mình và chỉ trao phần tràn đầy cho người khác. Nếu ta tiếp tục trao đi cho đến khi chiếc cốc cạn, ta chẳng thể giúp được gì ngoài việc cảm thấy cạn kiệt. Sự cạn kiệt này khiến ta mất bình tĩnh và bực tức với người khác (đặc biệt là con cái chúng ta). Sau đó ta lại có cảm giác tội lỗi vì đã bực bội và tức giận đến thế. Những cảm giác tội lỗi này gây khó khăn cho chúng ta trong việc thiết lập giới hạn và ranh giới rõ ràng với con mình. Cảm thấy tội lỗi và vì thế, chúng ta trở nên thiếu nhất quán trong nề nếp với con, thay đổi quyết định, và "đầu hàng" trước những đòi hỏi của con thậm chí khi ta biết rõ đó không phải là điều tốt nhất nên làm.

Vậy làm cách nào chúng ta chăm sóc bản thân và luôn giữ chiếc cốc của ta đầy? Đó là điều tôi luôn cố gắng học và đấu tranh mạnh mẽ trong cuộc sống này. Những buổi đi bộ yên lặng và tôn kính trong thiên nhiên, Eurythmy(*), vẽ màu nước, hát và thiền là một số cách tôi tự thấy có hiệu quả. Mỗi người trong chúng ta phải tìm cách riêng để giữ cho cốc mình luôn đầy. Vì hạnh phúc của con chúng ta, gia đình chúng ta, cộng đồng chúng ta, và thế giới của chúng ta phụ thuộc vào việc chúng ta chăm sóc tốt bản thân mình. Từ đó, ta mới có thể có mặt trọn vẹn để lắng nghe và thể hiện một tình yêu không điều kiện.

(*) Eurythmy là một bộ môn nghệ thuật khai sinh bởi Rudolf Steiner. Đó là những chuyển động hài hòa, đầy sức sống và có khả năng chữa lành tâm hồn.

(Nguồn: GIÁO DỤC STEINER)

-------

TẦM QUAN TRỌNG CỦA HƠI ẤM

Là bác sĩ khoa nhi, tôi được dạy rằng bạn có thể biết con mình đủ ấm hay không bằng cách sờ vào da của con. Nếu da ấm thì trẻ đã mặc đủ ấm, và nếu da trẻ mát hoặc có đốm màu hồng xanh thì trẻ cần mặc thêm quần áo! Rất đơn giản! Vì vậy, tôi là người mẹ đã cho đứa con hai tuổi của mình chơi ngoài trời mưa mà chỉ mặc mỗi cái tã. Tôi thực sự nghĩ rằng con mình ổn vì da của nó ấm!

Hơi ấm có lẽ là một trong những món quà tuyệt vời nhất chúng ta trao tặng cho con mình. Không chỉ là sự ấm áp từ tình yêu thương của chúng ta mà còn là hơi ấm giúp cơ thể chúng ấm. Trẻ em đang phát triển cơ thể của mình đặc biệt trong suốt 7 năm đầu đời. Trẻ sẽ luôn cảm thấy ấm trừ khi chúng sắp bị hạ thân nhiệt vì lúc này tỉ lệ trao đổi chất gia tăng. Nếu chúng ta không cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo cotton, lụa và len để giữ ấm thì trẻ phải sử dụng năng lượng "phát triển" bên trong của mình để làm ấm cơ thể. Cũng chính năng lượng này tốt hơn là được dùng để phát triển não bộ, tim, gan, phổi... Hơn nữa, bị lạnh làm giảm hệ miễn dịch. Tất cả chúng ta đều nhạy cảm với vi trùng và vi khuẩn xung quanh khi chúng ta bị ướt và lạnh. Khi cơ thể chúng ta phải dùng cạn năng lượng thừa để giữ ấm thì sẽ còn ít năng lượng hơn để "chiến đấu" chống lại những lây nhiễm.

Vậy câu hỏi sẽ là, chúng ta cho trẻ mặc quần áo như thế nào? Có người tập thói quen luôn luôn cho con đội mũ và mặc áo khoác mỗi khi ra ngoài trong thời tiết lạnh. Có người thử nói với con rằng chúng sẽ thực sự chạy nhanh hơn và có nhiều sức để chơi hơn nếu chúng mặc áo khoác. Nếu trẻ không mặc áo khoác, cơ thể của chúng sẽ phải dùng nhiều năng lượng chỉ để làm ấm, và chúng sẽ có ít năng lượng hơn để phát triển cơ bắp và ít năng lượng hơn để chơi.

Cuối cùng, loại quần áo trẻ mặc tạo ra sự khác biệt lớn. Quần áo bằng chất liệu Polyester (nilon) không hút ẩm, gây nóng và đổ mồ hôi. Thậm chí áo khoác bằng chất liệu Polyester cũng không giúp trẻ ấm lên tốt bằng nhiều lớp quần áo cotton, lụa hoặc len. Khi trẻ đổ mồ hôi lúc mặc quần áo polyester, mồ hôi không thoát hơi được lại thấm ngược vào cơ thể trẻ và cuối cùng lại làm trẻ bị lạnh.

Vậy tại sao hiếm có đứa trẻ nào phàn nàn bị lạnh? Trẻ em thường chưa kết nối được với cơ thể của mình trước 7 tuổi để thừa nhận hoặc nói cho người lớn biết rằng mình đang bị lạnh. Trẻ sống trong thực tại và thường phấn khích và kích động bởi tất cả những thứ chúng thấy nên không có khả năng cảm nhận được cơ thể đang bị lạnh. Đây là lý do tại sao trẻ thường sẽ chơi trong hồ bơi hoặc dưới biển cho đến khi da tái xanh mà vẫn không chịu nhận mình lạnh và chịu lên bờ. Vì vậy là cha mẹ, chúng ta phải giữ cơ thể con mình được ấm áp để phát triển khả năng cảm nhận hơi ấm cho trẻ. Bằng cách giúp trẻ bảo vệ và phát triển khả năng cảm nhận hơi ấm, chúng ta thực sự đang tăng cường hệ miễn dịch của trẻ và xây dựng nền tảng cho một cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan nội tạng khỏe mạnh khi chúng trưởng thành.

(MN Thỏ Trắng dịch từ Bài viết "The Importance of Warmth" của bác sĩ Susan R. Johnson MD, FAAP)

---------

"Tôi tự hỏi liệu "dịch bệnh" của những chứng khó đọc và khó học có phải là do trẻ xem tivi quá nhiều, chơi điện tử quá nhiều, dành thời gian trước màn hình vi tính quá nhiều, và bị ép học đọc và viết quá sớm không. Chúng ta cần bao bọc trẻ trong những thứ mà tôi gọi là trạng thái "Phật". Trạng thái này được điều hòa bởi hệ thần kinh đối giao cảm vốn được hỗ trợ bằng việc ngủ đủ giấc, nhịp điệu hàng ngày và lối sống ổn định, thức ăn đủ chất dinh dưỡng, hơi ấm, các hoạt động hài hòa, nhịp nhàng, không tranh đua và quan trọng nhất là, tình yêu thương của chúng ta. Não của trẻ sẽ phát triển và kết nối tự nhiên khi chúng ở trong trạng thái "Phật". Não của chúng không thể kết nối hoặc phát triển trọn vẹn khi chúng bị căng thẳng hay trong tình trạng "tự vệ để sinh tồn".

Vì vậy, tôi ủng hộ những trường mầm non nào tập trung vào các vận động lành mạnh, đề cao kỹ năng sống hàng ngày (chẳng hạn như quét nhà, khuấy bột...), cũng như khuyến khích những trò chơi "giả bộ" sáng tạo. Nếu những trường mầm non và các điều luật chính phủ có thể thiết lập những tiêu chuẩn giáo dục hỗ trợ những vận động lành mạnh này và ngưng việc dạy đọc và viết cho trẻ nhỏ của chúng ta, thì tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ bắt đầu có được những đứa trẻ 8 và 9 tuổi biết lắng nghe, tập trung, ngồi yên, biết đọc, viết, chú ý và học hành một cách thoải mái, dễ dàng".
____________________________

SẢN PHẨM - QUY TRÌNH

Liệu hệ thống giáo dục của chúng ta có góp phần làm gia tăng trẻ mắc chứng khó học và khó tập trung không?
Susan R. Johnson, MD, FAAP, 4/14/2000

Tôi có mối quan tâm lớn về việc dạy trẻ mẫu giáo đọc và viết. Cả về khía cạnh phát triển và thần kinh thì việc dạy học này không hợp lý. Trong suốt 7 năm đầu đời, trẻ cần phát triển giác quan và kỹ năng vận động. Bất kể chúng ta nghĩ gì, việc học không phải đến tất cả từ trí não. Đó là những chuyển động của cả cơ thể từ khi còn là bào thai, cho đến trong suốt giai đoạn ấu thơ, và thậm chí cho đến lúc trưởng thành; những chuyển động này hình thành những phản ứng hóa sinh trong các dây thần kinh chúng ta sử dụng sau này để đọc, viết, đánh vần, làm toán, và tư duy theo lối tưởng tượng và sáng tạo. Trong công việc của mình, tôi đã tiếp xúc với vô số trẻ được chẩn đoán chứng "ADD" hay "chứng khó học" đã cải thiện một cách kỳ diệu khi các em được tách khỏi trường mầm non chuyên chú vào dạy học hoặc được học thêm một năm ở trường mầm non tập trung vào hoạt động và kết hợp hệ thống giác quan-vận động.

17 năm kinh nghiệm là bác sĩ nhi khoa chuyên ngành hành vi và sự phát triển của trẻ cho tôi thấy trẻ mắc chứng khó đọc và viết thường có giác quan cân bằng kém phát triển, khó khăn giao tiếp bằng mắt, khó khăn với việc theo dõi hoặc theo dấu bằng mắt, không thể dễ dàng phân biệt bên trái, phải của cơ thể, không dễ dàng ngồi yên trên ghế và định vị cơ thể trong không gian. Nhiều trong số những trẻ mắc chứng khó đọc và viết này cũng có trương lực cơ yếu thể hiện qua dáng ngồi khòm, gò cứng tay hoặc lóng ngóng khi cầm viết chì, và có "bàn chân dẹt" (không có vòm bàn chân). Đôi khi những trẻ này quá nhạy cảm đối với những xúc chạm hoặc gặp khó khăn trong mối quan hệ bạn bè đồng trang lứa vì các em sử dụng tâm trí và mắt để giúp cơ thể định vị trong không và vì vậy đánh mất những cử chỉ giao tiếp xã hội và tiếp xúc không lời đối với bạn bè mình. Những trẻ này cũng có hệ thần kinh giao cảm hoạt động thái quá do đó rất nhạy cảm với những ảnh hưởng kích thích của đường, sô-cô-la, thiếu ngủ, thay đổi sinh hoạt thường ngày, ti-vi, và chơi các trò chơi điện tử.

Trẻ đã sẵn sàng cho việc học đọc và viết có khả năng tập trung và ngồi yên trên ghế ít nhất 20 phút (mà không ngọ nguậy chân hay quấn bàn chân xung quanh chân ghế để định vị cơ thể của mình trong không gian thông qua chuyển động của cơ hay kích hoạt cơ quan cảm nhận áp lực). Các em cần có khả năng giữ thăng bằng trên 1 chân mà đầu gối 2 chân không chạm nhau, và đứng yên với hai cánh tay dang ra hai bên không đụng vào người trong khi đếm ngược mà không mất thăng bằng. Các em cần có khả năng đứng trên 1 chân với hai cánh tay duỗi ra trước mặt (lòng bàn tay ngửa), hai mắt nhắm khoảng 10 giây mà không bị ngã. Các em cần có khả năng vẽ lại những kiểu của những đường trừu tượng và có nét cong (ví dụ như những hình đối xứng, các con số hay những chữ cái) trên giấy bằng bút chì khi một ai đó vẽ những hình, số hoặc chữ cái này trên lưng của mình. Cuối cùng, trẻ cần đi chậm trên thanh tập thăng bằng, nhảy chân sáo hoặc nhảy dây được trước khi cố dạy trẻ đó đọc và viết.

Nếu trẻ không thể thực hiện những động tác này dễ dàng nghĩa là các em chưa kết hợp được hệ thống tiền đình và cảm nhận (giác quan-vận động), và sẽ gặp khó khăn với việc ngồi yên, lắng nghe, tập trung mắt, tập trung sự chú ý, nhớ số và chữ cái trong lớp học. Trẻ kết hợp được hệ thống giác quan – vận động nhờ vào sự vận động của cơ thể không phải thông qua cách học bằng thẻ thông tin (flashcards) hay chơi trò chơi điện tử. Chuyển động của cơ thể như nhảy chân sáo, nhảy kiểu thỏ, lăn tròn xuống đồi, chơi chụp banh, nhảy dây, chạy, đi bộ, trò chơi vỗ tay và trò chơi vòng tròn, cũng như thực hành nhiều vận động tinh với các ngón tay – cắt bằng kéo, đào lỗ trong vườn, nhào bột bánh, nhổ cỏ, vẽ màu nước, xâu chuỗi hạt, vẽ bằng sáp, đan len – xây dựng và cũng cố kết cấu thần kinh. Ngược lại, xem ti-vi, video và chơi trò chơi điện tử là những hoạt động cực kỳ nghèo nàn trong việc kích thích sự phát triển hệ thống giác quan – vận động và thực sự ngăn cản sự kết hợp các hệ thống dây thần kinh vì giữ trẻ trong tình trạng căng thẳng, kích hoạt hệ thần kinh giao cảm thực hiện phản ứng tự vệ. Cuối cùng, khả năng ghi nhớ và ghép một âm thanh vào một chữ cái nào đó (phát âm) ở trẻ được thực hiện chủ yếu nhờ hoạt động phân tích của bán cầu não trái. Về mặt phát triển, bán cầu não trái chưa hoàn toàn bắt đầu phát triển hay myelin hóa (Myelin hóa là quá trình chất béo bao bọc dần xung quanh dây thần kinh. Myelin hóa liên quan tới sự trưởng thành của hệ thần kinh. Sự myelin hóa được bắt đầu từ tháng thứ 4 của bào thai, tiếp tục sau khi ra đời và hoàn chỉnh khi trẻ 8 tuổi. Quá trình myeline hóa mạnh nhất ở giai đoạn trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi và trọng lượng của não tăng nhanh ở giai đọan này. Tế bào thần kinh sẽ không hoạt động nếu không được myelin hóa hoàn toàn. Chậm myelin hóa sẽ làm trẻ chậm phát triển tinh thần và vận động như chậm biết đi, chậm biết nói và giảm khả năng nhận thức – Nguồn: Internet.)

Khi chúng ta dạy trẻ đọc hoặc viết sớm, chúng ta làm căng thẳng tâm trí và cơ thể của trẻ, ép buộc chúng sử dụng bán cầu não phải để đọc (nhớ thông qua nhìn). Bán cầu não phải thuộc về trực giác nhiều hơn và nhìn vào tổng thể hơn là chi tiết, vì vậy trẻ thường chỉ nhìn vào chữ cái đầu, chữ cái cuối và độ dài của từ, sau đó đoán từ đó có thể là gì mà không thể phát âm được từ đó. Một số trẻ có thể dễ dàng chuyển đổi dễ dàng từ bán cầu não phải sang trái khi chúng lớn hơn, nhưng nhiều trẻ (đặc biệt là những trẻ không thể nhảy chân sáo) sẽ không phát triển được thể chai (bó sợi thần kinh nối liền hai bán cầu não với nhau - corpus callosum) để nhanh chóng chuyển thông tin từ bán cầu não phải sang bán cầu não trái và kết quả là bị mắc kẹt khi cố đọc và đánh vần bằng bán cầu não phải. Những trẻ này thường viết chữ lùi, không đánh vần được, và dường như không thể nhớ được âm nào đi với chữ cái nào. Và trẻ phải nỗ lực rất lớn để học viết.

Hơn nữa, đối với chế độ ăn kiểu Mỹ với đường đơn cao, axit béo xấu cao và ít axit béo Omega 3 (Đường đơn thường được thấy trong trong bánh, kẹo, chè, chocola hoặc trong các loại nước ngọt Pepsi, Coca, soda, vv...; Axit béo xấu là một loại chất béo được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn, nhằm giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, bắt mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn. Chất béo độc hại này thường có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh cookies, khoai tây chiên, quẩy nóng, gà rán, thịt rán...; Axit béo Omega 3 có trong cá, các loại hạt, thực phẩm từ đậu nành, tảo biển... - Nguồn: Internet), tôi tự hỏi liệu "dịch bệnh" của những chứng khó đọc và khó học có phải là do trẻ xem tivi quá nhiều, chơi điện tử quá nhiều, dành thời gian trước màn hình vi tính quá nhiều, và bị ép học đọc và viết quá sớm không. Chúng ta cần bao bọc trẻ trong những thứ mà tôi gọi là trạng thái "Phật". Trạng thái này được điều hòa bởi hệ thần kinh đối giao cảm vốn được hỗ trợ bằng việc ngủ đủ giấc, nhịp điệu hàng ngày và lối sống ổn định, thức ăn đủ chất dinh dưỡng, hơi ấm, các hoạt động hài hòa, nhịp nhàng, không tranh đua và quan trọng nhất là, tình yêu thương của chúng ta. Não của trẻ sẽ phát triển và kết nối tự nhiên khi chúng ở trong trạng thái "Phật". Não của chúng không thể kết nối hoặc phát triển trọn vẹn khi chúng bị căng thẳng hay trong tình trạng "tự vệ để sinh tồn".

Vì vậy, tôi ủng hộ những trường mầm non nào tập trung vào các vận động lành mạnh, đề cao kỹ năng sống hàng ngày (chẳng hạn như quét nhà, khuấy bột...), cũng như khuyến khích những trò chơi "giả bộ" sáng tạo. Nếu những trường mầm non và các điều luật chính phủ có thể thiết lập những tiêu chuẩn giáo dục hỗ trợ những vận động lành mạnh này và ngưng việc dạy đọc và viết cho trẻ nhỏ của chúng ta, thì tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ bắt đầu có được những đứa trẻ 8 và 9 tuổi biết lắng nghe, tập trung, ngồi yên, biết đọc, viết, chú ý và học hành một cách thoải mái, dễ dàng.

(Thảo Nguyễn dịch từ Bài viết Product - Process của bác sĩ Susan R. Johnson)

------

KHÓC

TẠI SAO TRẺ SƠ SINH KHÓC?
Vì trẻ thường cảm thấy không thoải mái. Trẻ đã quen với thứ tốt hơn. Trẻ đã quen với sự êm đềm, tĩnh lặng, bóng tối và một nhiệt độ cân bằng, dễ chịu. Trẻ hấp thu chất dinh dưỡng có sẵn. Trẻ không phải thở. Trẻ không phải chịu bất kỳ áp lực mạnh hoặc sự va chạm nào vì được bơi lội gần như tự do trong 9 tháng trời. Chào đời là kinh nghiệm khó chịu đầu tiên đối với trẻ, và theo sau đó là sự khó chịu này đến khó chịu khác. Đói, khát, va chạm với vật cứng, quần áo ngăn cản vận động của trẻ và cọ xát vào cơ thể, tã lót. Trẻ sơ sinh phải làm quen với nhiều thứ không thay đổi. Sự thích nghi này mất nhiều tuần, và trong suốt thời gian này, trẻ thường xuyên khóc.
Trẻ nhạy cảm hơn thường khóc hơn trong nhiều ngày đầu, đôi khi nhiều tuần đầu, đặc biệt trẻ sơ sinh thiếu cân. Ngược lại có những trẻ ngủ suốt đêm ngay từ ngày đầu, và có thể là ngủ suốt ngày, và khi thức rất điềm tĩnh. Nhưng thường thì trẻ khóc nhiều vào khoảng 5-8 tuần đầu, nhưng cũng ngủ rất nhiều.

CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ TRẺ ĐỪNG KHÓC?
Không gì cả. Nghĩa là: Không gì có thể làm trẻ đừng khóc. Nhưng, một cách tự nhiên, chúng ta phải làm mọi thứ có thể để làm cho trẻ sơ sinh dễ chịu hơn. Chúng ta phải chắc rằng trẻ được ở trong môi trường êm đềm và yên lặng, không ai hoặc thứ gì làm phiền trẻ, và để trẻ ở trong một nhiệt độ cân bằng càng nhiều càng tốt. Chúng ta có thể bảo vệ trẻ khỏi ánh sáng gắt và tiếng động mạnh. Chúng ta có thể giữ cho trẻ sạch sẽ, gọn gàng. [...] Chúng ta có thể tạo điều kiện cho trẻ tự do cử động. Quần áo của trẻ cần phải mềm mại và rộng rãi. Chúng ta có thể chăm sóc da của trẻ, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu của trẻ và cho trẻ bú mẹ ở bất cứ nơi nào có thể.

Chúng ta PHẢI giúp trẻ đang khóc. Chúng ta phải cố gắng loại trừ nguyên nhân khiến trẻ khóc, và trẻ sẽ bình tĩnh trở lại trong thời gian ngắn. Nếu việc đó không hiệu quả, chúng ta không được trẻ khóc tuyệt vọng; nếu chúng ta không thể giúp trẻ, chúng ta hãy ôm trẻ trong tay, dỗ dành trẻ, và ngay khi trẻ bình tĩnh, hãy đặt trẻ xuống nôi. Đã là một quy luật, trẻ sẽ yên ổn trong nôi và yên lặng ngủ thiếp đi.

Chúng ta nên áp dụng hành động này vào ban đêm. Sự thật chứng tỏ rằng việc bỏ mặc trẻ sơ sinh đói và khóc vào ban đêm không phải là phương cách đúng đắn tập cho trẻ ngủ suốt đêm. Ngược lại, nếu một trẻ nhỏ được ăn uống và chăm sóc đầy đủ vào ban ngày thức giấc và khóc và cũng được làm cho dễ chịu và cho ăn suốt đêm, trẻ sẽ ngủ suốt đêm trong vòng một vài tuần mà không cần đến bất cứ kiểu "huấn luyện khóc" nào.

Nhưng những bà mẹ thường hành xử hoàn toàn khác: Khi trẻ sơ sinh bắt đầu khóc, như thường lệ, họ ngay lập tức xử sự một cách máy móc, và thay vì cố gắng tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ khóc, họ bế trẻ lên, thay tã, đu đưa, hát cho trẻ nghe, đơn giản là muốn làm đứa trẻ nguôi ngoai, và khi hành xử thế này, họ đã bỏ qua sự giúp đỡ thực sự đối với nhu cầu của trẻ.

Không may là người lớn chúng ta thường thiếu kiên nhẫn, khó chịu và bất an, và chính vì điều này, con của chúng ta cũng sẽ trở nên thiếu kiến nhẫn, khó chịu và bất an. Vì vậy những gì chúng ta thực sự cân nhắc là điều gì tốt hơn: trưng trẻ ra trước những ảnh hưởng khó chịu mà chúng ta không bao giờ có thể bảo vệ trẻ trọn vẹn được một cách không thương xót ngay từ lúc mới sinh hay về sau này và một cách từ từ. Những năm đầu đời, bao gồm cả những tháng đầu, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển sau này của cá nhân trẻ. Đây chính là nền tảng cho tất cả mọi thứ.

Nếu nền tảng mạnh, kết cấu bên trên sẽ chịu đựng tốt hơn những chấn động. Vì lý do này, chúng ta cố gắng bảo đảm những tình huống tốt nhất cho trẻ, đặc biệt là ở giai đoạn đầu đời, điều này tạo thuận lợi cho sự phát triển của trẻ và sẽ có ảnh hưởng đối với trẻ trong suốt cuộc đời còn lại. Tuy nhiên, nếu sự điềm tĩnh nội tâm, cân bằng tâm lý của đứa trẻ bị làm phiền trong một vài tuần hoặc một vài tháng đầu, những tổn thương này hầu như không thể chữa lành được, và sẽ ảnh hưởng đến những năm tháng dài về sau đối với trẻ. Đứa trẻ trở nên yếu hơn, ít có khả năng tự vệ, và ít có khả năng đương đầu với những sự khó chịu và chấn động từ bên ngoài (chẳng hạn sự thương tổn về thể chất xảy ra trong những năm đầu đời để lại những vết tích lâu dài về sau).

Sự êm đềm và yên bình trong những năm đầu đời không thể tìm lại hoặc không thể thay thế được.

(MN Thỏ Trắng trích dịch từ tác phẩm Peaceful Babies – Contented Mothers của Tiến sĩ Emmi Pikler)

---------


Một ngày tưng bừng cùng với Giáo sư Christoph...

Để thấy rằng chẳng cần phải cho con trẻ học tiếng Anh từ sớm. Trước 7 tuổi, trẻ cần được tưới tắm trong tiếng mẹ đẻ, được ngôn ngữ này nuôi dưỡng để phát triển một cách lành mạnh nhất (trừ những trường hợp đặc biệt như có bố/mẹ là người nước ngoài, hoặc một số dân tộc Châu Phi nói nhiều thứ tiếng).

Cách đây hơn 100 năm, Steiner đã nói sau 7 tuổi, trẻ em nên được học 2 ngoại ngữ, để thoát khỏi những bó buộc và thiên lệch trong phạm vi tiếng mẹ đẻ, để mở mang tâm hồn, mở mang cả con người trở thành CON NGƯỜI TRỌN VẸN. Đó là mục tiêu CHÍNH YẾU của việc học ngoại ngữ. Còn những mục tiêu khác như kinh tế, thương mại, quân sự...chỉ là thứ yếu. Cách đây hơn 100 năm đã có một tư tưởng khoáng đạt và đi trước thời đại về việc học ngoại ngữ như thế nhưng dường như không ai biết hoặc quan tâm đến mục tiêu chính là được trở thành một con người trọn vẹn hơn, mà chỉ chăm chăm vào những mục tiêu vật chất thứ yếu kia, cho đến tận ngày hôm nay.

Ngày 4 tháng 10 năm 1957, Sputnik - vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới do Liên bang Xô Viết chế tạo và tên lửa R-7 lần đầu phóng lên quỹ đạo vào ngày 4 tháng 10 năm 1957, được xem là ngày mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Ra đời vào đỉnh điểm của thời kì Chiến tranh Lạnh, việc phóng Sputnik đã khiến Phương Tây bất ngờ, và buộc Hoa Kỳ phải bắt đầu thời kì chạy đua vào không gian, đồng thời tiến hành một phong trào cải cách giáo dục khoa học. (Nguồn: Wiki).

Bắt đầu từ đây, Hoa Kỳ bắt đầu việc đẩy mạnh việc học chữ sớm đối với trẻ và độ tuổi học chữ của trẻ ngày càng giảm với mong muốn trẻ học càng sớm sẽ biết càng nhiều và càng giỏi, bao gồm cả việc học ngoại ngữ. Vì phong trào học sớm này bắt đầu từ Hoa Kỳ nên tất cả những các nước Châu Âu đều ồ ạt chạy theo, bất kể việc không hề có nghiên cứu khoa học nào chứng minh trẻ học sớm sẽ biết càng nhiều và càng giỏi cả.

(MN Thỏ Trắng Tổng hợp từ bài nói chuyện của Giáo sư Christoph Jaffke - Còn tiếp)

------------------

TRẺ THUẬN TAY TRÁI

Nếu em còn nhỏ, dưới 5 tuổi thì nên tập cho em sử dụng tay phải. Khi nào thấy em xúc cơm, vẽ... bằng tay trái thì cô giáo nhẹ nhàng lấy thìa, cọ, chì sáp... ra khỏi tay của em và đặt vào tay phải để em sử dụng bằng tay phải. Nếu em chuyển lại qua tay trái thì đợi một chút rồi lại chuyển qua tay phải. Cô giáo không nói gì cả, chỉ làm thôi. Nên khuyến khích phụ huynh tập cho em ở nhà khi có cơ hội. Làm một cách thoải mái, được đến đâu hay đến đó. Quan trọng là không để em thấy việc dùng tay trái là "hư" hay "xấu"; không nói như vậy và càng không giải thích gì.Quan trọng nữa là người lớn cần tin tưởng đổi sang tay phải được sẽ tốt hơn cho em.

Sau 5 tuổi rưỡi hoặc 6 tuổi, nếu em cứ nhất quyết dùng tay trái thì từ từ để yên như vậy. Có nghĩa là em "sinh ra" như vậy và việc "sinh ra" như vậy có nhiều ý nghĩa sâu xa. Trước tuổi đó, nếu thực sự em không phải "sinh ra" thuận tay trái thì có thể đổi được vì lý do của dùng tay trái khi còn nhỏ là do người lớn không để ý nên để em làm thành thói quen.

(Trích lời của cô Thanh Cherry)

-----

KHEN CON NHƯ THẾ NÀO

Tối nay mệt quá định không viết gì nhưng rồi mấy hôm nay từ đi dạy lớp phụ huynh đến cô giáo đều thấy vấn đề này nên phải viết một bài. Có khi trong lớp chuyên sâu cũng chưa đủ thời gian nói hết ý vì phải "chạy" chương trình sợ "cháy" giáo án hehe. Thôi viết bài này cho mọi người cùng đọc vậy

Chúng ta mơ hồ về chuyện khen con. Vì chúng ta nghĩ rằng : khen tốt hơn chê ( cái này đúng rồi ) , khen để con cố gắng ( cái này đúng luôn ). Nhưng khen thế nào thì ta lúng túng. Khen thế nào để khuyến khích con? Khen thế nào để ko làm con tự cao? Khen thế nào để con hiểu mình thực sự có được như thế hay không ?....

Đầu tiên tôi nhấn mạnh một điểm : thưa bạn: Mục đích của khen là ĐỂ CON ĐƯỢC NHÌN NHẬN. ĐỂ CON BIẾT MÌNH LÀ AI? THỰC SỰ LÀ AI VÀ LUÔN BIẾT CỐ GẮNG

Phụ huynh chúng ta hay mắc lỗi này : khen là để mua vui cho con. Làm mình vui luôn thể và khen là để con...không tự ti. Có khi khen là để ...cho rồi cho nó đi chơi chỗ khác.

Nếu vậy thì đừng khen tốt hơn. Vì bạn chỉ đem lại cho trẻ sự mất cân bằng. Được khen mà tưởng rằng mình hơn người. Nhưng khi chạm thực tế thì mới biết mình...không bằng ai. Lúc đó tự trẻ sẽ ..tự ti chứ ko còn tự tin nữa. Nếu thực sự nó ...ghê gớm hơn người thì tự nhiên trẻ sẽ tự cao . Mà tự cao thì có ngày ...té đau.

Tệ hơn là khen cho rồi. Đứa trẻ nó biết ngay. Nó biết rằng thật ra bố mẹ chỉ làm cho qua cho có. Nó còn tủi thân hơn.

Vậy thì sao là khen cho đúng?
KHEN LÀ ĐỂ NHẬN RA CHÍNH MÌNH VÀ SÁNG TẠO CHÍNH MÌNH.
Trên nguyên tắc lời khen phải đạt được ba tiêu chí sau :
1. Quan tâm thực sự . Khen trong sự thật và chân thật với bản thân và với trẻ.
2. Có sự khuyến khích. Khích lệ được trẻ tự tin làm tốt hơn
3. Luôn luôn công bằng không so sánh.

Vậy ba điều này thực hiện thế nào?
Bước 1. tiên trẻ cần nhất KHÔNG phải là LỜI LẼ mà là sự quan tâm thực sự. Bạn phải ngồi xuống cùng con xem thành quả của mình. Hỏi các câu hỏi để tìm hiểu quá trình làm việc của con. Tìm hiểu tâm tư tình cảm của con. Sự quan tâm này là nguồn cảm hứng và tạo sự cảm kích nơi con . Đồng thời cũng giúp kết nối tình cảm mẹ con và làm cho đứa trẻ thêm phần tin tưởng vào cha mẹ rằng cha mẹ hiểu mình. Bạn nhớ nhé : chỉ cần quan tâm , ừ à, hỏi xem con đang làm gì, vẽ gì , tại sao .... thật sự quan tâm đến quá trình con làm ra sp, sao còn làm thế , con thấy làm vậy như thế nào .... Xin đừng tiện miệng khen lấy khen để. Chỉ cần thực sự hỏi bé làm gì . Quá trình làm ra sao? Ý nghĩa là gì là bé đã cảm nhận nó như lời khen tốt nhất rồi.

Bước 2: Tiếp theo là Khuyến khích : các câu hỏi sẽ tập trung vào : còn gì nữa ? Có thể làm tốt hơn ko? Mình làm sao để. ....
Những câu "magic" này kích thích tư duy và khả năng sáng tạo của con. Làm con có thêm sức mạnh để sáng tạo hơn .làm tốt hơn hoặc khắc phục nhược điểm của con....
NHỚ LÀ KHUYẾN KHÍCH CHỨ K ÁP ĐẶT kiểu : mẹ thấy vậy mới đẹp vậy mới hay con thử làm đi. .. Làm ơn Tin con và tôn trọng sự sáng tạo của con. Mình thấy nhiều phụ huynh hay người lớn ...nhiều khi còn "gài " con làm theo ý mình 😕

Sau khi con sửa hay làm thêm hay cải tiến một chút . Lúc này mới "khen": oh very good. Hay: me thấy thật tuyệt! ( nhớ là sau khi bé có thêm sự phát triển tốt )
Đứa trẻ sẽ cười thật tươi cho bạn xem. Nó tự hiểu rằng: mẹ đang khen sự nỗ lực và sáng tạo của mình! Vì vậy nó sẽ luôn cố gắng tốt hơn và tốt hơn nữa.

Bước 3:
Và cuối cùng , hãy trân trọng thành quả của con cũng như đừng bao giờ so sánh con để con luôn biết mình độc đáo. Mình và bạn cũng như nhau. Có tốt có không tốt . Biết người biết ta là cách tự tin với chính mình hơn.
Ví dụ nếu còn hỏi mẹ ơi thế con có bằng bạn A ko hay khi con cũng tự biết mình k bằng rồi hoặc khi con tự biết mình hơn bạn rồi. Bạn đều nên từ chối trả lời mà thường nói : con thấy sao? Mẹ k biết nữa.... hoặc : con tự đánh giá đi . Hoặc khi trẻ quá nhỏ bạn tốt nhất chỉ nên cười hì hì. ( thật ra trẻ quá nhỏ chưa biết so sánh chỉ có mình hay so sánh cho trẻ bắt chước thành thói quen xấu thôi hihi)

Sau này cho con có dịp sẽ tự so sánh lại bằng cách tự đặt một sản phẩm xấu hơn hoặc đẹp hơn bên cạnh sp của con. Mà cũng ko bình luận gì.

Quá trình "khen" chỉ có vậy mà làm con tự hiểu về chính mình. Xây dựng sự cân bằng nội tâm của con . Đồng thời gắn kết gia đình cũng như thúc đẩy sự cố gắng nơi con.
Cuối cùng con biết nhìn nhận chân thực về mình . Luôn biết cố gắng tu sửa, biết khiêm nhường và tôn trọng sự khác biệt nơi mỗi người.

Hà Nội 29/9
Catherine

------


NGƯỜI BA LẦN TỪ CHỐI CỨU SỐNG MẠNG MÌNH

(Tặng các vị phụ huynh nhân ngày khai trường của trẻ em)

Yanush Korchak (Janusz Korczak, tên thật là Hendric Goldschmit) - nhà sư phạm, nhà văn, bác sỹ trẻ em, nhà tâm lý và nhà hoạt động xã hội xuất sắc của Ba Lan, gốc Do Thái. Ông đã ba lần từ chối cứu mạng sống của mình.

Lần đầu tiên đó là lúc Yanush quyết định không di tản sang Palestin, trước khi Ba Lan bị chiếm, để không bỏ rơi "Trại trẻ mồ côi" (do ông thành lập từ 1911 ở Warsau-dành cho trẻ con đường phố không gia đình, chủ yếu là trẻ Do Thái), trước khi các sự kiện kinh khủng của thế chiến 2 xảy ra.

Lần thứ hai-từ chối trốn khỏi "nhà tù lớn" Varsava.

Lần thứ ba, theo lệnh SS, cả trại lên tàu hỏa về trại tập trung, lần đầu tiên nhà sư phạm nói dối trẻ em. Ông bảo chúng mặc những bộ đồ đẹp nhất, mỗi đứa cầm theo một đồ chơi hay quyển sách yêu thích nhất, vì ông bảo chúng được dừng giờ học để về nông thôn, có hoa, có bướm...Khi tất cả những con người từ "Trại trẻ mồ côi" lên tàu hỏa đi về trại tập trung có một sỹ quan SS đến hỏi ông:
-Có phải ông đã viết quyển "Ông vua Matiush đệ nhất" không? Tôi đã đọc từ bé, quyển sách rất hay. Ông được tự do!
-Thế còn các cháu?
-trẻ em sẽ phải đi!
-thế thì ông nhầm! Không phải tất cả mọi người đều khốn nạn...

Sau đó vài ngày, tại trại tập trung Treblinka, Korchak cùng với tất cả trẻ em của mình, 196 đúa bé và hơn chục người giúp việc, bảo mẫu... đã đi vào lò hơi ngạt. Trên đường đi ông dắt tay hai cháu bé nhỏ nhất và kể cho chúng câu chuyện cổ tích còn dở, để chúng không để ý gì khác. Cảnh sát Ba Lan (theo phát xít) đứng thành hàng, giơ tay chào, bọn Đức thắc mắc hỏi người đàn ông này là ai, còn bọn họ nhiều kẻ không cầm được nước mắt...

Năm 1978 UNESCO tuyên bố là năm kỷ niệm Janusz Korczak.

Về con người ông, có thể không cần kể thêm gì, ngoài 10 điều răn ông để lại về đề tài giáo dục trẻ em:

1) Đừng chờ đợi con bạn sẽ giống mình, hay sẽ như mình muốn. Hãy giúp trẻ không trở thành bạn, mà là chính mình.

2) Đừng đòi con trẻ trả lại tất cả những gì bạn đã làm cho nó. Bạn cho nó cuộc sống, nó sẽ lại cho sinh linh khác cuộc sống, và cứ tiếp diễn như thế-quy luật bất biến của sự biết ơn.

3) Đừng trút giận lên trẻ em, để tránh ăn trái đắng lúc về già. Vì gieo gì, gặt nấy!

4) Đừng coi thường các vấn đề của trẻ. Mỗi người có một số phận, và hãy tin rằng-cuộc sống của nó cũng sẽ nặng nề không kém, có khi còn hơn ấy chứ, vì trẻ không có kinh nghiệm.

5) Đừng chà đạp!

6) Đừng quên rằng những cuộc gặp gỡ quan trọng nhất của một con người-đó là gặp gỡ trẻ em. Hãy chú ý hơn nữa đến trẻ em-ta không biết đang gặp ai trong hình hài đứa trẻ đâu.

7) Đừng dày vò bản thân, nếu bạn không làm được việc gì đó cho trẻ, đơn giản hãy nhớ rằng: ta chưa làm hết cho trẻ, nếu chưa làm được tất cả mọi thứ trong khả năng!

8) Con trẻ không phải là bạo chúa chiếm đoạt hết cuộc sống của ta,cũng không phải là sản phẩm của thể xác, máu thịt ta. Đấy là một cái bình quý, mà Cuộc sống ban cho ta để giữ và nuôi dưỡng ngọn lửa sáng tạo. Đó là tình yêu được chắp cánh của bố mẹ, những người sẽ nuôi dưỡng không phải con "tôi", con "chúng ta" mà là một tâm hồn được trao cho ta để gìn giữ.

9) Hãy yêu quý trẻ con nhà khác. Đừng bao giờ làm gì với chúng điều mà ta không muốn người khác làm với con mình.

10) Hãy yêu con mình bất kể nó thế nào-bất tài, không may mắn, đã lớn rồi...Hãy giao lưu với chúng, hãy vui với con trẻ-đó là ngày lễ mà hiện nay ta đang có!

Ước gì tất cả các thầy, cô giáo nước ta cũng đọc qua câu chuyện nhỏ này..

--------------------
Tham khảo:

-tác phẩm nổi tiếng nhất của ông: "Một mình với Chúa" trong đó có "18 lời cầu nguyện của những kẻ không cầu Chúa".

-sau khi Đức phát xít chiếm Ba Lan, ông vẫn đi lại ở Warsaw trong quân phục sỹ quan Ba Lan- ông nói "đối với tôi không có chuyện Đức chiếm Ba Lan, tôi tự hào là sỹ quan quân đội Ba Lan và tôi vẫn làm những việc gì tôi muốn làm".

-lần duy nhất ông đã nói dối trẻ em: khi "Trại trẻ mồ côi" nhận lệnh đi ra ga tàu hỏa về trại tập trung, ông đã bảo các em mặc những bộ quần áo đẹp nhất, mỗi đứa cầm theo đồ chơi hay quyển sách mình yêu thích nhất, vì chúng không phải học nữa, mà sẽ được ra ngoại ô, với thiên nhiên, có hoa lá, có bướm...

-trong trại tập trung ông vẫn tiếp tục giáo dục các trẻ em "của mình", vẫn chăm lo kiếm cho chúng từ thức ăn đến thuốc men. Trước khi bị hành quyết không lâu, theo tục lệ của người Do Thái, ông tập trung những học trò của mình tại nghĩa địa và làm nghi lễ tuyên thệ, để từng đứa trẻ hứa sẽ lớn lên làm người tốt và người Do Thái lương thiện.

-các học viên của "Trại trẻ mồ côi" của Korczak nhiều người hiện nay vẫn còn sống và ở khắp thế giới...

-mô hình "trại trẻ mồ côi" của Korczak: trong trại có "ban quản lý", "hội đồng", "tòa án" hoàn toàn gồm các trẻ em lớn, chúng tự bình bầu nhau vào những "cơ quan" đó/ Và quyết định của những "cơ quan" đó người lớn phải tuân thủ theo, trong đó có ông!

On 5 or 6 August 1942, German soldiers came to collect the 192 orphans (there is some debate about the actual number: it may have been 196), and about one dozen staff members, to transport them to Treblinka extermination camp. Korczak had been offered sanctuary on the "Aryan side" by Żegota but turned it down repeatedly, saying that he could not abandon his children. On 5 August he again refused offers of sanctuary, insisting that he would go with the children. He stayed with the children all the way until the end.

The children were dressed in their best clothes, and each carried a blue knapsack and a favorite book or toy. Joshua Perle, an eyewitness, described the procession of Korczak and the children through the ghetto to the Umschlagplatz (deportation point to the death camps)

Janusz Korczak was marching, his head bent forward, holding the hand of a child, without a hat, a leather belt around his waist, and wearing high boots. A few nurses were followed by two hundred children, dressed in clean and meticulously cared for clothes, as they were being carried to the altar.
— Joshua Perle, Holocaust Chronicles

According to a popular legend, when the group of orphans finally reached the Umschlagplatz, an SS officer recognized Korczak as the author of one of his favorite children's books and offered to help him escape. By another version, the officer was acting officially, as the Nazi authorities had in mind some kind of "special treatment" for Korczak (some prominent Jews with international reputations got sent to Theresienstadt). Whatever the offer, Korczak once again refused. He boarded the trains with the children and was never heard from again. Korczak's evacuation from the Ghetto is also mentioned in Władysław Szpilman's book The Pianist:

He told the orphans they were going out in to the country, so they ought to be cheerful. At last they would be able to exchange the horrible suffocating city walls for meadows of flowers, streams where they could bathe, woods full of berries and mushrooms. He told them to wear their best clothes, and so they came out into the yard, two by two, nicely dressed and in a happy mood. The little column was led by an SS man...
— Władysław Szpilman, The Pianist

Dr. Janusz Korczak's children's home is empty now. A few days ago we all stood at the window and watched the Germans surround the houses. Rows of children, holding each other by their little hands, began to walk out of the doorway. There were tiny tots of two or three years among them, while the oldest ones were perhaps thirteen. Each child carried the little bundle in his hand.
— Mary Berg, The Diary

There is a cenotaph for him at the Okopowa Street Jewish Cemetery in Warsaw, with a monumental sculpture of Korczak leading his children to the trains. Created originally by Mieczysław Smorczewski in 1982,[16] the monument was recast in bronze in 2002. The original was re-erected at the boarding school for children with special needs in Borzęciczki, which is named after Janusz Korczak.

Writings
Korczak's best known writing is his fiction and pedagogy, and his most popular works have been widely translated. His main pedagogical texts have been translated into English, but of his fiction, as of 2012 only two of his novels have been translated into English: King Matt the First and Kaytek the Wizard.
The copyright to all works by Korczak was acquired by The Polish Book Institute as of 8 January 2010.[18] As of late 2011, they have embarked on an initiative to publish or re-publish many of Korczak's books, both in Polish and in other languages.

Những câu nói để đời của JK:

-Không có trẻ em, chỉ có những con người!

-Không ai sinh ra trong xiềng xích. Chính con người trói buộc con người.

-Mỗi khi bạn bỏ sách xuống và bắt đầu những ngẫm nghĩ của mình, thì quyển sách đã thành công.

-Giáo dục hiện đại đòi hỏi đứa trẻ phải phù hợp. Từng bước một giáo dục dẫn đến việc làm trung hòa đứa trẻ, tiêu diệt mọi thứ như ý chí và tự do của trẻ, rèn luyện tinh thần và sức mạnh của đòi hỏi và phấn đấu.

-Chúng ta háo danh một cách bệnh hoạn. Kẻ nào chưa đạt được mức tượng đài ở quảng trường, thì cũng mơ ước tới con phố mang tên mình hay ít ra là cái bia tưởng niệm.

-có loại ý nghĩ mà phải tự nhiên nghĩ ra, trong đau khổ vật vã, và đó chính là những ý nghĩ quý báu nhất!

-bắt trẻ em ngủ khi chúng không muốn-đó là tội ác!

-ý tưởng phục vụ trẻ em trở thành đứa con của tôi!

-Tiếc thay vì lũ dối trá và lừa đảo mà ta không tin nổi vào con người.

-Chúng ta đáng nhẽ phải là người chu đáo tinh tế, nhưng lại đưa ra hàng loạt lệnh cấm (đối với trẻ em).

-Nếu nói ngắn gọn về phương pháp giáo dục của tôi: "nếu cáu giận con hãy đánh nhau, nhưng vừa phải thôi, có cáu cũng chỉ một lần một ngày"!

-cuộc sống-đó là sự tù túng!

-cách sống của tôi-đó là sự chân thật. Không quan tâm đến những điều tiếng khác nhau. Nếu thích cái gì, tôi sẽ nói "tôi thích" và chấm hết!

-đừng cho đứa trẻ củ cà rốt, nếu nó không chịu ăn cháo sữa (tức là đừng quá nuông chiều chúng).

-Nước là gì? lúc là đá, lúc là hơi, lúc lại là băng tuyết...Con người cũng vậy, rất không giống nhau.

-Trong cuộc sống có nhiều logic hơn là ta tưởng đấy!

----

HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH - nâng niu tuổi thơ như những mầm xanh.

xem xong phim. Cứ lâng lâng một nỗi niềm !
Ừ thì ngày nhỏ chúng ta khác bọn trẻ bây giờ . Mình nhớ anh họ với mình hay đánh nhau trước bàn thờ nhà ngoại. Náo loạn cả nhà . Giống như giặc ( lời bà ngoại ). Bọn trẻ bây giờ nó bị iPhone iPad chiếm hết thời gian . Không có những sáng tạo như trong phim, cậu em làm một chiếc xe từ thân tre. Còn anh thì luôn có thời gian thả bè trôi sông. Bọn trẻ bây giờ làm gì có thờigian mơ mộng nữa . Mà chưa kịp mơ mộng đã có tất, chỉ chơi thụ động và chơi nhanh nhanh để còn phải lóc cóc đi học thêm học bớt rồi. Thời gian thực sự "Hands on" không có. Mà toàn cố gắng nhồi thật nhiều kiến thức mà thôi. Không biết nên thương con nít dưới quê hay trên thành phố nữa.

Dưới quê.
Ừ thì vẫn khổ. Khổ lắm. Nghèo không có tiền chữa chạy thuốc thang. Đến con trâu cũng bán. Ruộng nương lũ về hoa màu mất hết . Trâu bò chết. Nhà không đủ cháo ăn. Bị vảy nến mà bị nhốt như bị phong cùi. Đâu đó một tiếng thở dài.

Đánh con vẫn là tính cách căn bản cố hữu. Mẹ hay nhìn ba đánh. Ba thì xả stress bằng roi. Sự thật là vẫn thương con nhưng vẫn là một câu : nghèo khổ và thiếu thốn cả vật chất lẫn nhận thức. Buồn!

Nhưng Không có gì ngăn được mầm xanh của tình yêu và niềm hạnh phúc khi được bay bổng với trí tưởng tượng của mình. Những nụ cười trong trong trẻo hồn nhiên khi chơi với thiên nhiên, lễ hội... Ánh mắt ngây thơ chất chứa bao nhiêu yêu thương không lời.
Và hoa vàng vẫn rơi trên cỏ xanh. Niềm tin vào điều kỳ diệu mang theo điều kỳ diệu. Từ một cô bé điên vì mất mẹ khi rải hoa vàng trên cỏ xanh để gặp phò mã. Cậu bé đáng yêu tin rằng mình chínhlà phò mã. Từ niềm tin ấy , tình yêu trong trẻo đã chữa lành những vết thương tâm hồn. Tình yêu nhẹ nhàng nảy mầm từ bài thơ. Đoạn cuối đọc câu : nắng mưa là bệnh của trời . Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng . Nhân vật chính cười. Chắc đây cũng là ẩn ý của đạo diễn và tác giả. Mầm xanh của tình yêu và niềm tin về một ngày mai tươi sáng luôn hiện hữu. Nhưng nỗi đau sẽ qua đi. Mưa sẽ rửa sạch nước mắt. Thay vì vẫn khóc cho nỗi đau . Hãy để những mầm xanh trong trái tim có cơ hội đâm chồi.

-----

~Tội ác trong giáo dục~

11 ngày trôi qua lại được nhìn thấy con ngủ trong bình an khi mẹ ở bên mà thấy lòng mình bình an đến lạ. Bình an khi thấy con mình bình an.

Hiểu được nỗi đau của người mẹ thấy con bị hành hạ.

Làm retreat nhiều. Biết những người lớn đều có nỗi đau.

Tôi nhớ có một lần làm retreat cho một cô giáo mầm non. Cô tâm sự trong nước mắt : Hồi nhỏ cha dạy em chữ A. Em không biết viết chữ A. Cha lấy cây đánh em. Em van xin cha đánh em bằng cây nhỏ thôi. Cha lại lấy cây to đánh đến em chảy máu mông. Tét thịt. Ăn đòn hoài khiến em lớn lên em sợ hãi lắm. Em sợ không ai chơi với em. Em ko nói được lưu loát như người ta....

Nhiều lắm những câu chuyện đau lòng. Nhiều lắm những người bên ngoài thấy bình thường nhưng bên trong ẩn chứa một tuổi thơ một nội tâm đầy sóng gió.

Mỗi buổi retreat ở Việt Nam càng làm mình hiểu hơn ý nghĩa việc mình làm. Càng hiểu hơn tại sao ta nghèo ta khổ. Càng thôi thúc trong thâm tâm rằng làm sao cho con cái chúng ta không bị ám ảnh trong cuộc đời như chúng ta.

Nhiều cô giáo đánh trẻ phạt trẻ. Thậm chí bạo hành thê thảm trẻ. Tôi nghĩ cuộc đời cô cũng đau khổ nhiều. Đau khổ đến mức cô làm vì vô thức và làm để thỏa mãn niềm đau.

Nếu từ nhỏ bạn bị bạo hành. Bạn nghĩ mình vượt qua? Không . Nếu bạn không nhận ra nó. Quyết tâm từ bỏ nó, bạn sẽ là chính nó.

Chúng ta hành động trong vô thức. Khi còn nhỏ ta bị đánh đập, chửi rủa, trách mắng, phạt hay thường xuyên bị trù dập, chà đạp bằng chính người thân, người thầy của mình. Những người mang nhiệm vụ làm mẫu cho ta về thế giới này. Lúc đó, ta chỉ có 1 con đường. Đưa tất cả những hình ảnh kinh nghiệm đó vào tiềm thức và chờ đợi một ngày bùng lên.

Cô giáo hôm nay đánh trẻ là do ngày nhỏ bị bạo hành. Mẹ chồng hôm nay bắt nạt nàng dâu cũng đã từng là một nàng dâu.

Nếu chúng ta sống một cách vô tri. Chúng ta sẽ lặp lại các hành vi đó một cách vô thức.

Xã hội không cho chúng ta một hình mẫu tốt hơn. Xã hội cho chúng ta hàng loạt những hành vi xấu xa được khích lệ

Chiều nay ăn chiều mà nghe tra tấn bởi karaoke nhà hàng xóm.
Chúng ta sống trong một xã hội mà những điều cơ bản nhất về đạo đức bị bỏ qua: tôn trọng người khác. Tôn trọng sự yên tĩnh của họ. Tôn trọng quyền tự do cá nhân của họ. Tôn trọng bản thân theo đúng nghĩa lòng tự trọng. Và lòng nhân ái đúng nghĩa. Yêu mà không có điều kiện và làm không vì sợ hãi.
Ta bị dạy và dạy con trong sự sợ hãi chứ không bằng tình yêu. Ta khiến trẻ đau đớn, mất tự do và bị ràng buộc từ tấm bé nhân danh thứ mà ta gọi là tình yêu.

Ta dạy trẻ chào hỏi là cách để thể hiện bản thân và ... sợ người khác cười hơn là thực sự muốn đưa trẻ được tự nhiên chào hỏi vì chúng cảm thấy thoải mái thể hiện bản thân, vì chúng yêu và được yêu. Ta dạy trẻ "nghe lời" vì sợ chúng "không nghe lời " chứ đâu thèm đếm xỉa tới việc tin con hay cho con tự do để con hợp tác một cách bình yên vui vẻ và thể hiện sự yêu thương.

Ta nuôi con bằng sự sợ hãi . Ta dạy trẻ bằng sự sợ hãi.

Tôi từng làm cố vấn cho một trường mầm non. Dạy các em yêu trẻ. Chăm sóc trẻ. Nhưng chính người tôi tin tưởng nhất đang làm quản lý thay đổi hết các giá trị mà tôi cố gắng xây dựng, đem cho con cách dạy mà tôi cho là tội ác nhất. Và tôi biết người ấy làm vì thói quen. Vì cô không tin và không dám tin rằng trẻ sẽ hợp tác vì tình yêu.
Tội ác ở đây không phải là đánh đập. Bạn không cần đánh đập mới tạo ra tội ác. Bắt một đứa trẻ ăn khi nó không muốn ăn đã là một tội ác rồi. Bắt nó bằng cách bảo nó ngồi xuống năm lần bảy lượt. Giọng thì gầm gừ với nó. Camera nào thấy được sự trừng phạt thần kinh này không?
Phụ huynh thì thậm chí có thể để cho người ta kẹp tay kẹp chân con để đút một thìa cháo. Còn yêu cầu cô giáo phải làm vậy.
Nhà trường thì làm ngơ vì sợ mất khách.

Có ai nghĩ đến đứa trẻ không? Đứa trẻ không phải là cục đất sét bạn muốn bóp méo vo tròn thế nào cũng được. Đứa trẻ không phải là người chưa lớn. Nói như Yanish. Bạn không biết ai đang trong hình hài một đứa trẻ đâu.

Chúng ta chính làm nạn nhân . Có ai trong chúng ta đã từng đau đớn tự hỏi mình là ai bởi vì cả đời ta sống cho người khác. Sống để thực hành ý muốn của người khác? Sống để vui lòng một ai đó đến nỗi cuối cùng không biết mình là ai nữa? Ta hạnh phúc không ? Tại sao lại bắt trẻ giống như mình ? Từ nhỏ đã áp đặt con theo ý mình ? Cho khỏe thân mình? Cho dễ quản lý ? Cho người ta nhìn vào khen? Trẻ là ai? Trẻ muốn gì ? Tại sao trẻ lại phản kháng dữ dội như vây ? Tại sao trẻ chống đối ? Chúng ta thắng rồi đó. Bắt trẻ tắm, ăn, học như y mình rồi đó ? Hả hê lắm sao? Con muốn gì có ai quan tâm không? Cơ chế cân bằng của con có ai hiểu không? Có ai tin con không ?

Trẻ biết lúc nào nó ăn đủ. Trẻ biết tự học cách khám phá . Trẻ biết tự học cách đối diện với nguy hiểm. Trẻ biết học yêu. Trẻ biết sáng tạo. Ai tin con ? Ai cho con được sự quan tâm đích thực mà không có áp đặt mong muốn của mình? Chỉ cần quan sát và tôn trọng con . Ai làm được ?
Mình cho là trẻ ngu dốt còn mình biết hết. Con đưa ra các dấu hiệu cảnh báo mình phớt lờ hết. Mình chỉ muốn có được cái mình muốn thôi. Còn con cảm thấy thế nào mặc con.
Mình nuôi con bằng 1 nỗi sợ hãi nhân danh tình yêu.

Nhà trường sợ k quản lý nổi tại sao không nhận ít trẻ thôi. Một tháng chỉ nhận vài em? Yêu từng em. Nâng niu từng em. Đứa trẻ đã không đủ sự tự do trong gia đình do cách sống áp đặt của cha mẹ và sự vô thức trong cách dạy con của cha mẹ? Nhà trường phải giáo dục được các cô hiểu rằng: khi đến trường việc trước hết con phải được hiểu, được tôn trọng. Con được khóc khi nhớ nhà. Được ra sân khi con muốn. Cô ở bên con mọi lúc. Nhưng chỉ để quan sát con và bảo vệ con khi con luôn được tự do là chính mình. Khi muốn đi dạo con được cô dẫn đi dạo. Được làm điều con thích và được là chính con hơn là khi con ở nhà. Để đến khi con đã quen đã yêu đã được hiểu, con sẽ yên tâm và sống hạnh phúc cũng như sẽ hợp tác với cô trong quy tắc nhưng bằng một sự kính yêu vô điều kiện.

Cho đến bao giờ số lượng học sinh chỉ còn 1 cô 4 bé cho lứa tuổi 0-3, 1 cô 5 bé cho 3-4 và 1 cô 7 bé cho 5 tuổi? Cho đến bao giờ các cô yêu đủ để thực tập hạnh phúc chánh niệm cho chính mình để đến hạnh phúc đích thực cho trẻ ? Cho đến bao giờ nhà trường chỉ làm vì trái tim ít vì lợi ích kinh tế ? Và đến bao giờ những người làm hiệu trưởng, quản lý dám hiểu rằng : quyền lực thực sự không phải sự áp bức bắt buộc mà đến từ trái tim khi những người làm với mình tin và yêu mình bằng cả trái tim.

Biết đến bao giờ ta mới thoát được khổ đau? Nỗi khổ đau không chỉ là một thế hệ mà rất nhiều thế hệ đã từng?

-----

KHEN CON NHƯ THẾ NÀO

Tối nay mệt quá định không viết gì nhưng rồi mấy hôm nay từ đi dạy lớp phụ huynh đến cô giáo đều thấy vấn đề này nên phải viết một bài. Có khi trong lớp chuyên sâu cũng chưa đủ thời gian nói hết ý vì phải "chạy" chương trình sợ "cháy" giáo án hehe. Thôi viết bài này cho mọi người cùng đọc vậy

Chúng ta mơ hồ về chuyện khen con. Vì chúng ta nghĩ rằng : khen tốt hơn chê ( cái này đúng rồi ) , khen để con cố gắng ( cái này đúng luôn ). Nhưng khen thế nào thì ta lúng túng. Khen thế nào để khuyến khích con? Khen thế nào để ko làm con tự cao? Khen thế nào để con hiểu mình thực sự có được như thế hay không ?....

Đầu tiên tôi nhấn mạnh một điểm : thưa bạn: Mục đích của khen là ĐỂ CON ĐƯỢC NHÌN NHẬN. ĐỂ CON BIẾT MÌNH LÀ AI? THỰC SỰ LÀ AI VÀ LUÔN BIẾT CỐ GẮNG

Phụ huynh chúng ta hay mắc lỗi này : khen là để mua vui cho con. Làm mình vui luôn thể và khen là để con...không tự ti. Có khi khen là để ...cho rồi cho nó đi chơi chỗ khác.

Nếu vậy thì đừng khen tốt hơn. Vì bạn chỉ đem lại cho trẻ sự mất cân bằng. Được khen mà tưởng rằng mình hơn người. Nhưng khi chạm thực tế thì mới biết mình...không bằng ai. Lúc đó tự trẻ sẽ ..tự ti chứ ko còn tự tin nữa. Nếu thực sự nó ...ghê gớm hơn người thì tự nhiên trẻ sẽ tự cao . Mà tự cao thì có ngày ...té đau.

Tệ hơn là khen cho rồi. Đứa trẻ nó biết ngay. Nó biết rằng thật ra bố mẹ chỉ làm cho qua cho có. Nó còn tủi thân hơn.

Vậy thì sao là khen cho đúng?
KHEN LÀ ĐỂ NHẬN RA CHÍNH MÌNH VÀ SÁNG TẠO CHÍNH MÌNH.
Trên nguyên tắc lời khen phải đạt được ba tiêu chí sau :
1. Quan tâm thực sự . Khen trong sự thật và chân thật với bản thân và với trẻ.
2. Có sự khuyến khích. Khích lệ được trẻ tự tin làm tốt hơn
3. Luôn luôn công bằng không so sánh.

Vậy ba điều này thực hiện thế nào?
Bước 1. tiên trẻ cần nhất KHÔNG phải là LỜI LẼ mà là sự quan tâm thực sự. Bạn phải ngồi xuống cùng con xem thành quả của mình. Hỏi các câu hỏi để tìm hiểu quá trình làm việc của con. Tìm hiểu tâm tư tình cảm của con. Sự quan tâm này là nguồn cảm hứng và tạo sự cảm kích nơi con . Đồng thời cũng giúp kết nối tình cảm mẹ con và làm cho đứa trẻ thêm phần tin tưởng vào cha mẹ rằng cha mẹ hiểu mình. Bạn nhớ nhé : chỉ cần quan tâm , ừ à, hỏi xem con đang làm gì, vẽ gì , tại sao .... thật sự quan tâm đến quá trình con làm ra sp, sao còn làm thế , con thấy làm vậy như thế nào .... Xin đừng tiện miệng khen lấy khen để. Chỉ cần thực sự hỏi bé làm gì . Quá trình làm ra sao? Ý nghĩa là gì là bé đã cảm nhận nó như lời khen tốt nhất rồi.

Bước 2: Tiếp theo là Khuyến khích : các câu hỏi sẽ tập trung vào : còn gì nữa ? Có thể làm tốt hơn ko? Mình làm sao để. ....
Những câu "magic" này kích thích tư duy và khả năng sáng tạo của con. Làm con có thêm sức mạnh để sáng tạo hơn .làm tốt hơn hoặc khắc phục nhược điểm của con....
NHỚ LÀ KHUYẾN KHÍCH CHỨ K ÁP ĐẶT kiểu : mẹ thấy vậy mới đẹp vậy mới hay con thử làm đi. .. Làm ơn Tin con và tôn trọng sự sáng tạo của con. Mình thấy nhiều phụ huynh hay người lớn ...nhiều khi còn "gài " con làm theo ý mình 😕

Sau khi con sửa hay làm thêm hay cải tiến một chút . Lúc này mới "khen": oh very good. Hay: me thấy thật tuyệt! ( nhớ là sau khi bé có thêm sự phát triển tốt )
Đứa trẻ sẽ cười thật tươi cho bạn xem. Nó tự hiểu rằng: mẹ đang khen sự nỗ lực và sáng tạo của mình! Vì vậy nó sẽ luôn cố gắng tốt hơn và tốt hơn nữa.

Bước 3:
Và cuối cùng , hãy trân trọng thành quả của con cũng như đừng bao giờ so sánh con để con luôn biết mình độc đáo. Mình và bạn cũng như nhau. Có tốt có không tốt . Biết người biết ta là cách tự tin với chính mình hơn.
Ví dụ nếu còn hỏi mẹ ơi thế con có bằng bạn A ko hay khi con cũng tự biết mình k bằng rồi hoặc khi con tự biết mình hơn bạn rồi. Bạn đều nên từ chối trả lời mà thường nói : con thấy sao? Mẹ k biết nữa.... hoặc : con tự đánh giá đi . Hoặc khi trẻ quá nhỏ bạn tốt nhất chỉ nên cười hì hì. ( thật ra trẻ quá nhỏ chưa biết so sánh chỉ có mình hay so sánh cho trẻ bắt chước thành thói quen xấu thôi hihi)

Sau này cho con có dịp sẽ tự so sánh lại bằng cách tự đặt một sản phẩm xấu hơn hoặc đẹp hơn bên cạnh sp của con. Mà cũng ko bình luận gì.

Quá trình "khen" chỉ có vậy mà làm con tự hiểu về chính mình. Xây dựng sự cân bằng nội tâm của con . Đồng thời gắn kết gia đình cũng như thúc đẩy sự cố gắng nơi con.
Cuối cùng con biết nhìn nhận chân thực về mình . Luôn biết cố gắng tu sửa, biết khiêm nhường và tôn trọng sự khác biệt nơi mỗi người.

Hà Nội 29/9
Catherine

-----

1. Một đứa trẻ sống trong sự nhạo báng sẽ trở nên nhút nhát.
2. Một đứa trẻ hay bị chỉ trích sẽ học cách quy kết người khác.
3. Một đứa trẻ thường xuyên bị nghi ngờ sẽ trở nên dối trá.
4. Một đứa trẻ sống trong sự đối địch sẽ trở nên hằn học với mọi người.
5. Một đứa trẻ thường xuyên được khích lệ sẽ trở nên tự tin.
6. Một đứa trẻ sống bằng lẽ phải sẽ biết lẽ công bằng.
7. Một đứa trẻ được ngợi khen sẽ biết trân trọng người khác.
8. Một đứa trẻ sống trong sự đùm bọc sẽ biết quan tâm mọi người.
9. Một đứa trẻ sống trong tri thức sẽ học được sự khôn ngoan.
10. Một đứa trẻ được hưởng sự nhẫn nại sẽ trở nên khoan dung.
11. Một đứa trẻ sống trong hạnh phúc thì học được rằng thế giới là nơi tốt đẹp để sống.
HÃY DẠY CHO CON BẠN BIẾT CÁCH LỰA CHỌN SÁNG SUỐT. VÌ NẾU CHỈ DẠY CHO CHÚNG BIẾT VÂNG LỜI, CHÚNG SẼ VÂNG LỜI NGƯỜI KHÁC KHI KHÔNG CÓ BẠN Ở ĐÓ.

------

VÌ SAO TA KHỔ? VÌ ĐÂU TA NGHÈO?

Có đôi khi mình rất sợ làm total retreat, vì mỗi khi nghe nỗi đau của người khác với tất cả trái tim, mình cảm thấy đau cho một thế hệ, một xã hội, nhưng càng có động lực để hoàn thành công việc của mình. Cố gắng gửi nỗi buồn thời đại này về hư không là vô tận.
Tại sao ta buồn? Vì sao ta khổ?

Và tại sao mình quy mọi thứ về giáo dục? Tại sao nếu không làm gì cả con cái chúng ta sẽ khổ hơn cả chúng ta, dù là có thể chúng có vật chất nhiều hơn chúng ta?

Nền giáo dục Nho giáo, Khổng giáo từng là tay sai đắc lực cho giai cấp thống trị thời bấy giờ, từ thế kỷ 16, Nhật Bản đã bỏ đi cái việc học hành khoa bảng rồi, còn Trung Quốc với Việt nam , vì lý do củng cố địa vị của mình, giai cấp thống trị sẵn sàng chà đạp lên tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người, sẵn sàng "sử dụng" triết học này (thậm chí sử dụng một cách méo mó quặt quẹo) để tấy não nhân dân.

Bản chất con người là yêu tự do, yêu hòa bình, cần tình thương. Vậy mà vì được lợi cho mình, giai cấp thống trị đã sử dụng lối "trên bảo dưới phải nghe" để "trị" người khác. Nếu không nghe thì sẽ bị trừng phạt. Đó là lý do tại sao Trung quốc đến bây giờ vẫn là một nước được liệt vào hàng ngũ ... mất tự do nhất thế giới, vì tôi từng chứng kiến một phụ nữ mang thai đến tháng thứ 8, trốn chui trốn nhủi vì cô mang đứa con thứ hai, đã bị bắt, tối hôm đó, cô được mang tới bệnh viện phụ sản và cái thai bị lấy đi một cách tàn nhẫn, vứt vào sọt rác một sinh mạng con người.

Không nghe thì phải bị trừng phạt, cái kiểu cách đó ăn sâu vào trong xã hội, khiến cho từ trên xuống dưới tham nhũng, từ trong ra ngoài áp đặt, vua tôi. Và vì nó ăn sâu vào tiềm thức , nên ta thấy như vậy là đúng, là phải như vậy mới đúng.

Chính quyền áp xuống địa phương, địa phương áp xuống từng tập thể nhỏ, kẻ làm quan, làm chủ, làm quản lý thi nhau dùng quyền để trị, để trấn áp người khác. Rồi cái thói quen đó len lỏi trong nhà, để rồi cái gọi là chồng chúa vợ tôi, con cãi cha mẹ trăm đường con hư ra đời.

"Cha mẹ" cũng đã từng là nạn nhân của cha mẹ mình, rồi vô thức dùng quyền để trị trên con mình. Từ đời này sang đời khác.
Quyền lực không phải để trấn áp. Quyền lực là để chia sẻ và cùng tiến bộ.

Vậy mà cả xã hội này vẫn mang theo cái lề lối phong kiến đó, dùng quyền để trấn áp, trấn áp từ trên xuống dưới nên đứa nhỏ nhất, yếu thế nhất, đáng thương nhất sẽ lãnh đủ.

"Đứa" cuối cùng trong bảng đàn áp sẽ là đứa ít phàn kháng nhất và ít quyền lực nhất, vô phương cầu cứu nhất, đó chính là trẻ em.
Ta giận là đánh, không thì mắng, thì xua đuổi đủ đường, ta stress out với cơ chế, gia đình, với công việc, cấp trên ... tất tần tật đổ lên đầu con trẻ.

Ta cũng chính là đứa trẻ đó, có bao giờ bạn thương cho chính mình, khóc cho chính mình.

Có một câu chuyện rất hay hồi nhỏ tôi đọc, câu chuyện kể về một dũng sĩ diệt rồng, anh dũng sĩ đó vào hang rồng để đánh đuổi rồng đi, cuối cùng, anh giết được nó, nhưng con rồng cười sằng sặc, bảo rằng, anh không giết được ta đâu, anh hỏi, vì sao, con rồng bảo, anh nhìn vào gương đi, anh dũng sĩ nhìn vào gương thì thấy mình hóa con rồng y chang con rồng mình mới giết. Lúc này anh ta hiểu ra, tại sao không một dũng sĩ nào vào đây mà trở ra được. Không phải họ thất bại, mà họ đã bị biến thành con rồng mất rồi.

Mình ở, tranh đấu với cái ác lâu ngày, mình thành "nó" lúc nào không biết. Mình và nó không khác gì nhau cả.

Trở lại câu chuyện, khi chàng dũng sĩ giật mình thấy mình hóa con rồng, xung quanh có bao nhiêu báu vật được cống nạp, chỉ cần khè lửa là mọi người quỳ lạy, quyền lực tiền tài không thiếu thứ gì. Chàng hoa mắt, bây giờ, đứng giữa việc mình sẽ là một con rồng, hay làm sao để không là con rồng nữa, nếu đi ra với bộ dạng con rồng, mọi người cũng sẽ cống nạp, dâng hiến, mà nếu như không, mình làm gì thì người ta vẫn ghét mình như là một con rồng.

Mất khá lâu ở trong hang, chàng quyết định đi ra, nhưng thay vì khạc lửa thị uy, chàng lặng lẽ đem vàng bạc trả lại từng nhà. Lạ thay, vảy rồng dần dần biến mất, chàng dần dần trở lại là người dũng sĩ năm xưa.

Lúc này chàng nhận ra rằng, chỉ khi nào chàng chịu bỏ đi hư danh, chịu bỏ đi lợi ích, vì công bằng và tình thương, chàng mới được trở lại là chính mình.

Nếu ai đó trong chúng ta từng là nạn nhân của bạo hành, của xã hội, của gia đình, thì chỉ khi nào ta bỏ đi cái quyền lực "làm cha mẹ", bỏ đi cái sĩ diện "con mình con người", bỏ đi cái áp đặt con phải thế này thế nọ "mới là ngoan", ta mới thấy những cái vảy từ từ tróc ra. Nếu ai đó đang nắm quyền mà không nhận ra chính mình là con rồng, mà chịu từ bỏ quyền lực cá nhân, thì không thể có một ngày thấy được vẻ đẹp của chính mình.

Vẫn có một câu tôi thường nói: thoái nhất bộ, hải khoát thiên không, lùi một bước mà thấy trời cao đất rộng.

Từ thế kỷ 13, Châu âu đã ngộ được điều này, người Châu Âu biết một thứ, đó là không chặn đứng sự khám phá thế giới. Trong cái lúc mà chấu á vẫn đang loay hoay với bài toán "áp đặt và khống chế", thì Châu Âu bắt đầu ngộ ra bài toán tự do khám phá và khuyến khích thám hiểm. Hành trình của Cristoforo Colombo là minh chứng cho việc con người được tự do sẽ có thể khám phá tốt và sáng tạo đến như thế nào.
Vậy là người ta thì sáng tạo liên tục, còn mình thì áp đặt và giết chết sự sáng tạo liên tục.

Vậy tại sao mình nghèo?

Chiều nay con gái tôi hỏi: mẹ, sao mà mình mua cái thứ này mắc mà cái kia rẻ vậy mẹ? Tôi hỏi, cái gì là rẻ hả con? Bé nói: ví như hái hoa ở bên đường thì miễn phí mà sao vào shop thì mắc? Tôi nói: "mẹ thiên nhiên thì ban tặng miễn phí con ạ, nhưng chỉ khác nhau là con người tính công sức của họ thôi".

Mà có điều, công lao động thì rẻ lắm con ạ, người trực tiếp bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì nghèo, thương lái cũng chẳng giàu lắm đâu, mà ai cũng biết là trọc phú, giàu không tới đâu mà nhục. Nhưng ai thực sự bán được giá mắc mà không bị chửi con biết không? Người sáng tạo ra một thứ người khác không làm được. Hoặc chưa nghĩ ra. Thứ gì hiếm thì thứ đó quý. Nhưng mẹ thiên nhiên thì cho có hạn, chỉ có sự sáng tạo là vô hạn mà thôi. Cát ở cam ranh bán giá rẻ như cho, nhưng người Nhật mua về làm kính bán lại cho mình mắc như vàng. Kim cương lấy ở Châu Phi tính luôn mạng người vẫn rẻ như bèo, cho đến khi nó được gia công ở Newyork nó mới mắc đó con."
Cho nên, cái đất nước có rừng vàng biển bạc, mỏ kim cương nhiều cũng không giàu, mà chỉ có cái đất nước phát minh ra hàng trăm thứ khác nhau, nâng tầm cuộc sống con người và giá trị của thiên nhiên, thì mới làm giàu mà người khác tâm phục khẩu phục mà thôi.

Đó là do họ được tự do khám phá, làm sai, sửa lại, sáng tạo không ngừng, và cải tiến không ngừng.

Khi tư tưởng và tài năng không được khai phóng, con người lần lần lầm lũi trong bóng tối của sự vâng lời áp đặt, lần lần mất khả năng sáng tạo chính cuộc đời mình, lần lần đau khổ cả về thể chất lẫn tinh thần, và đương nhiên, bán rẻ sức lao động vì có phát minh hay thành tựu gì để bán giá cao đâu.

Cho nên ta nghèo, ta khổ.

Ta nghĩ cách duy nhất để thoát nghèo thoát khổ là phải nỗ lực phấn đấu để "ăn trên ngồi trước" người khác, để trở thành giai cấp thống trị hơn là giai cấp bị trị.

Có điều ta quên rằng: làm người khác đau khổ không phải là cách để mình được hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ có được khi ta có hạnh phúc và biết cách chia sẻ hạnh phúc với người khác mà thôi.

Cho nên một công ty thành công không phải là một công ty nhiều tiền. Mà là một công ty mà mỗi cá nhân là 1 phần sáng tạo của tập thể. Một gia đình hạnh phúc là một gia đình mà mỗi thanh viên đều cảm thấy đó là nơi mình thuộc về , là nơi mình là chính mình. Và một đất nước giàu có và hạnh phúc là một đất nước tập hợp rất nhiều cá nhân hạnh phúc và luôn sáng tạo tương lai.

Và nhà trường thành công là nhà trường làm được hai điều : khơi lên trong trẻ tình yêu và nhân bản. Và cho trẻ thói quen sáng tạo không ngừng. Chắc chắn ở đó ko có sự áp đặt mà mà chỉ có tự do khám phá và được là chính mình.

Tại sao cũng những đứa trẻ ấy, những người trẻ ấy, khi ra nước ngoài họ sáng lên như sao, nếu dạy dỗ ở Việt nam thì lần lần sao tắt ngúm, âu cũng vì một dòng thôi: ta chà đạp lên sự tự do sáng tạo của họ rồi.

Cũng những con người ấy, ta biết yêu thương và trân trọng, chỉ cần cho họ "tâm pháp" đúng và ta cho họ tự nhiên tỏa sáng, ta tự nhiên sẽ thấy trên bầu trời sẽ lấp lánh muôn vạn những vì sao.

-----

TÁM BÍ MẬT CỦA HẠNH PHÚC

Nguồn:
Hackschooling makes me happy
| Logan LaPlante | TEDxUniversityofNevada | 2/2013

XEM VIDEO CLIP (tiếng Anh)

---

Khi bạn còn nhỏ bạn thường hay bị hỏi câu này. Bị hỏi hoài cũng hơi khó chịu. "Cháu muốn làm gì khi trưởng thành?" Người lớn mỗi khi hỏi câu này mong đợi nhận được câu trả lời như: "Cháu muốn làm phi hành gia." hoặc "Cháu muốn làm BS phẫu thuật thần kinh." Người lớn thật là giàu trí tưởng tượng!

Trẻ con, thường hay trả lời được làm vận động viên lướt ván chuyên nghiệp, được làm game thủ chuyên nghiệp. Cháu hỏi cháu và em ấy trả lời: "Hỏi thiệt đó hả, em có 10 tuổi à, em không biết sẽ làm gì đâu, có thể là một vận động viên trượt tuyết chuyên nghiệp. Mà thôi, chúng ta đi ăn kem đi!"

Thế đó, trẻ con sẽ trả lời với những điều mà chúng thích, những điều mà chúng cho là "KOOL" ngầu, những gì mà trẻ con thật sự đã được trải nghiệm và những điều này thường trái ngược với những gì mà người lớn muốn nghe.

Thế nhưng hỏi trẻ con, quý vị sẽ thường có được câu trả lời chân thật nhất, nó đơn giản, rõ ràng và rất có ý nghĩa.

"Khi cháu trưởng thành, cháu muốn được vui vẻ hạnh phúc." Đối với cá nhân mình, khi cháu lớn lên cháu muốn tiếp tục được hạnh phúc, như đang được vui vẻ hạnh phúc tuổi thơ bây giờ đây.

Cháu rất hứng thú được có mặt ở TED. Cháu luôn thường xuyên xem video TED đã từ từ rất lâu rồi, nhưng cháu chư bao giờ hình dùng một ngày cháu được đứng trên sân khấu này.

Cháu muốn nói, vì cháu là một đứa con trai tuổi teen, như những đứa khác, cháu chỉ biết nghĩ đến những việc như: "Tại sao phòng mình nó cứ tự nhiên bừa bộn vậy?" "Hôm nay mình đã tắm chưa nhỉ?" "và câu hỏi ray rứt nhất hơn cả là "Làm sao để các bạn gái thích mình?"

Các khoa học gia về bộ não nói rằng, bộ não của tuổi teen rất "kỳ dị". Phần bán cầu não trước chưa hoàn thiện, nhưng tuổi teen lại có nhiều tế bào thần kinh hơn người lớn. Đó là lý do bọn cháu rất sáng tạo và ngẫu hứng, và thay đổi tâm trạng như chong chóng, và năng lượng lên xuống thất thường.

Nhưng cái mà cháu tốn nhiều năng lượng nhất chính là khi nhiều trẻ em thời nay chỉ mong được vui vẻ hạnh phúc, được an toàn, không bị áp đặt miệt thị, và được yêu thương khi mình đúng là mình.

Do vậy, đối với cháu, khi người lớn hỏi rằng: "Lớn lên cháu muốn làm gì?" họ đơn giản giả định rằng con người sẽ tự động biết cách sống hạnh phúc và khỏe mạnh.

Thế nhưng có thể không phải là như vậy đâu.

Học phổ thông, học đại học, tìm việc làm, lập gia đình, và thế là "đùng" - bạn sẽ có hạnh phúc, thật vậy không?

Có vẻ như chúng ta không xem việc học cách sống hạnh phúc và khỏe mạnh thành một ưu tiên trong nhà trường. Học cách sống hạnh phúc và khỏe mạnh không được dạy trong trường học, và đối với nhiều đứa nhỏ chúng không có tí khái niệm nào về cách sống hạnh phúc.

Giả sử chúng ta không tách rời cách học sống hạnh phúc và khỏe mạnh ra khỏi trường học?
Giả sử chúng ta lấy việc học và thực hành cách sống hạnh phúc và khỏe mạnh làm nên tảng của giáo dục có được không?
Bởi vì đó là giáo dục, một cách áp dụng thực tế đơn giản.

Giáo dục là quan trọng, nhưng tại sao mục tiêu hạnh phúc và khỏe mạnh không được xem là một phần của giáo dục? Điều đó cháu không hiểu.

Do đó, cháu đã tìm hiểu về khoa học của việc đạt hạnh phúc và sức khỏe.
Và khoa học đó được đúc kết vào 8 điều sau:
- Tập thể dục,
- chế độ ăn uống và dinh dưỡng,
- thời gian với thiên nhiên,
- đóng góp và phụng sự cho cộng đồng,
- các mối quan hệ,
- giải trí
- thư giản kiểm soát stress
- và các hoạt động tôn giáo hoặc tín ngưỡng.

Đó là 8 điều từ TS. Roger Walsh. Ông gọi chúng là các thay đổi lối sau theo liệu pháp tâm lý, gọi tắt là TLC. Ông là nhà khoa học đã nghiên cứu về cách sống hạnh phúc và khỏe mạnh.

Trong khi nghiên cứu về đề tài này, cháu cũng đã có được cơ hội phỏng vấn ông ấy vài câu như sau: "Ông có nghĩ rằng các trường học ngày nay có đem 8 TLCs này là ưu tiên không? Và câu trả lời của ông ấy, k có gì ngạc nhiên là "Không." Nhưng ông ấy có nói, nhiều người cũng có cố gắng để có được kiểu giáo dục này bên ngoài hệ thống truyền thống, thông qua tự đọc và thực hành thiền hoặc yoga.

Tôi nghĩ đó là câu trả lời hay nhất của ông ấy là:
"Hầu hết hệ thống giáo dục ngày nay hướng về dạy người ta "kiếm sống" hơn là hướng về dạy "cách sống".

Năm 2006, Ngài Ken Robinson có một bài nói nổi tiếng nhất trên TED "Trường học tiêu diệt khả năng sáng tạo" – Thông điệp của ông là khả năng sáng tạo cũng quan trọng như học chữ, và cần được đối xử công bằng. Rất nhiều phụ huynh xem những video này, một vài phụ huynh như bố mẹ cháu có thêm lý do để tự tin đem côn cái của họ ra khỏi nhà trường thông thường, để học được cách học khác hơn.

Cháu nhận ra mình trở thành một bộ phận thiểu số nhưng đang nhiều dần của những đưa trẻ theo "cách mạng' giáo dục mới.

Quý vị biết không, điều đó làm nhiều người sốc. Khi đó cháu mới 9 tuổi và bố mẹ cháu mang cháu ra khỏi hệ thống nhà trường. Và cháu vẫn còn nhớ lúc mẹ cháu khóc khi những bạn bè của bà nói rằng bà điên khùng và quyết định ngu ngốc.

Nhớ lại khi đó, cháu cảm thấy biết ơn vì mẹ cháu không sống theo áp lực từ bạn bè, và mẹ cháu chắc cũng thấy mình đã làm đúng.

Vậy trong 200 triệu người đã bấm xem video của Ngài Ken Robinson, vì sao ngoài đời chưa có nhiều trẻ em như cháu?

Đây là chú Shane McConkey, người hùng của cháu. Cháu yêu quý chú ấy bởi vì chú ấy la người trượt tuyết giỏi nhất thế giới. Nhưng đến một ngày kia, cháu nhận là được điều cháu thật sự yêu quý chú ấy chính là vì chú ấy đi theo con đường riêng kiểu "hacker". Không phải là hacker vi tính, mà là hacker trượt tuyết. Sư sáng tạo và những sáng chế của chú ấy khiến môn trượt tuyết đạt dược đến mức độ hôm nay, và đó là vì sao cháu yêu thích môn này.

Nhiều người nghĩ rằng hacker là những con mọt máy tính dị thường sống trong tầng hầm trong nhà bố mẹ và đi rải virus trên hệ thống vi tính. Nhưng cháu không nghĩ vậy. Hackers là những nhà sáng tạo, là những người thách thức để tạo sự thay đổi cho những hệ thống, làm cho hệ thống đó phải thay đổi và vận hành theo cách khác tốt hơn. Ở đây hacker đại diện cho một cách nghĩ, đó là một kiểu tư duy.

Cháu đang lớn lên trong một thế giới cần rất nhiều người có tư duy hacker, không phải là trong ngành công nghệ. Mọi thứ xung quanh chúng ta cần được thách thức để thay đổi, kể cả trượt tuyết, kể cả giáo dục.

Vậy cho nên Steve Jobs, Mark Zuckerberg hay Shane McConkey cũng đều có đầu óc hacker có thể thay đổi thế giới.

Khỏe mạnh, hạnh phúc, sáng tạo và tư duy hacker là phần lớn của nên giáo dục của cháu, gọi là "Học theo tư duy khám phá mới." Cháu không dùng theo một giáo trình nào và cháu không theo một phương pháp cụ thể nào. Cháu tự tìm đường mới cho giáo dục của mình. Cháu tận dùng những cơ hội trong cộng đồng của mình và thông qua mối quan hệ của gia đình và bạn bè. Cháu tận dụng mọi cơ hội để trải nghiệm những gì cháu học và cháu không ngại tìm con đường tắt, hoặc làm kiểu mới lạ để có kết quả tốt hơn và nhanh hơn. Giống như là phối lại nhạc hay hòa trộn trong học tập. Các học đó linh hoạt và đầy cơ hội, và giúp luôn ưu tiên tạo nên hạnh phúc, sức khỏe và sự sáng tạo.

Điều thú vị ở đây là đó là một cách tư duy, không phải là một hệ thống. "Học theo tư duy khám phá mới." có thể áp dụng bởi bất kỳ ai, ngay cả trong hệ thống giáo dục truyển thống.

Vậy thì trường học của cháu nó như thế nào. Hầu hết thời gian nó giống như là ngồi ở quán café starbuck. Nhưng giống như hầu hết trẻ em khác, cháu học rất nhiều toán, khoa học, lịch sử và học viết văn. Trước đây cháu k thích môn văn vì cô giáo bắt cháu phải viết về bướm và cầu vồng, trong khi cháu chỉ muốn viết về trượt tuyết.

Cá gặp nước khi bạn thân của mẹ cháu thành lập Viện Squaw Valley cho trẻ em. Ở đó cháu được viết về những trải nghiệm và sở thích của mình, vừa dược kết nối với những diễn giả lớn trong toàn quốc và nó nhóm lên tình yêu của cháu đối với môn văn.

Cháu nhận ra rằng, khi bạn có động lực một điều gì đó bạn có thể học nhanh hơn và tự giác hơn. Starbucks là nơi tuyệt vời để tự học.

Học vật lý theo kiểu mới cũng vui hơn. Cháu học về Newton và Galileo, và trải nghiệm những khái niệm vật lý cơ bản như năng lượng kinetic qua những thí nghiệm và có thể làm sai và sửa sai

Cháu thích nhất là khung banh Newton khỏng lồ mà bọn cháu tự làm từ bong bocci. Chúng cháu cũng thử thí nghiệm này với cả bóng bowling và cả với bóng jawbreakers khổng lồ.

Dự án có tên Khóa học Khám phá trên dây thật là tuyệt, và có hơi căng thẳng tí. Khi đi ở cách mặt đất khoảng 20 mét, chúng ta phải học cách kiểm soát cảm giác sợ hải và giao tiếp thật rõ rang, và quan trọng nhất là phải tin tưởng lẫn nhau.

Các tổ chức cộng đồng có một vai trò lớn trong việc học tập của cháu. Một chương trình có tên BASICS của tổ chức High FIVES về "Nhận biết và xử lý an toàn trong những tình huống nguy hiểm" giúp bọn cháu dành cả ngày với đội tuần tra an toàn trượt tuyết ở thung lũng Squaw Valley để học về an toàn trên núi. Ngày hôm sau thì chúng cháu được học về khoa học về tuyết, thời tiết và bão tuyết. Nhưng quan trọng nhất là chúng cháu đã hiểu được rằng ra những quyết định sai lầm sẽ khiến bản thân và bạn bè gặp nguy hiểm.

Những vai kịch nhỏ giúp tái hiện lịch sữ. Bạn được học về các nhân vật lịch sữa nổi tiếng và được lên sân khấu để diễn xuất nhân vật đó và trả lời mọi câu hỏi liên quan đến cuộc đời của nhân vật. Trong bức ảnh này, mọi người thấy hai nhân vật Al Capone và Bob Marley đang bị phỏng vấn ở nhà hát Piper's Opera House lịch sử của thành phố Virgina.

Thời gian dành cho thiên nhiên là rất quan trọng đối với nhau, nó bình yên, tự tại, nó giúp cháu cắt đứt với thế giới thường nhật Cháu dành một ngày mỗi tuần ở ngoài thiên nhiên. Ở các lớp FOXwalker của chúng cháu, mục đích là phải sống sót ở nơi hoang dã với chỉ một con dao. Chúng cháu học cách lắng nghe tự nhiên, chúng cháu học cách cảm nhận sung quanh và cháu đã kết nối tâm thức được với thiên nhiên, điều mà cháu chưa từng biết là hiên hữu.

Phần hay nhất là chúng cháu được học làm mũi lao, cung và tên, và tự đánh lửa, và làm nơi trú tuyết khi cắm trại đêm.

Bọn cháu được đến tham quan nhà máy Moment nơi họ sản xuất thanh trượt tuyết theo kiểu thủ công và thiết kế quần báo, nó thật sự khiến cháu muốn lớn lên sẽ có doanh nghiệp riêng của mình. Những chú ở nhà máy giải thích cho cháu vì sao cháu cần giỏi toán, sáng tạo và may giỏi. Do đó, cháu xin thực tập ở công ty Bigtruck Brand để có thể thiết kế và may giỏi hơn.

Ngoài công việc chính là mang bữa trưa đến cho mọi người, cọ toilet, làm hỏng máy hút bụi của các chú ấy, cháu cũng đã được tham gia thiết kết và sáng tạo kiểu và bán mũ.

Những ng làm việc ở đó hạnh phúc, khỏe mạnh và sáng tạo và thật thích thú đc làm công việc mà họ đang làm.

Đây là những này đẹp nhất của đời cháu, một cách dùng hình ảnh để liên tưởng về cuộc sống, việc học, cách học của cháu.

Nếu mọi người đã trượt tuyết ở ngọn núi này, giống như hầu hết mọi ng nghĩ về giáo dục, mọi người muốn trượt cùng một đường, có thể đó là đường tốt nhất. Và hầu hết tuyết không hề bị chạm đến.

Cháu nhìn vào đấy và thấy có một ngàn cách trượt, uốn lượn, cắt góc, tìm cách đi từ đỉnh này sang đỉnh khác. Trượt tuyết đối với cháu là tự do, cũng giống như việc học. Đó là sáng tạo và làm khác đi. Đó là cộng đồng và giúp đỡ lẫn nhau. Đó là được hạnh phúc và khỏe mạnh cùng với các bạn bè thân thiết.

Do dó, giờ đây cháu đã bắt đầu hình dung rõ được lớn lên cháu sẽ làm gì. Nếu giờ đây mọi người hỏi cháu sẽ muốn làm gì khi trưởng thành, cháu sẽ luôn luôn biết rõ câu trả lời là "cháu muốn được hạnh phúc."

Xin cám ơn

------

LÀM BẠN CÙNG CON TRẺ LÀ BẠN SỐNG LẠI VỚI TUỔI THƠ

Nhiều bạn thắc mắc với tôi một câu hỏi na ná như sau: "Làm sao để chị làm bạn và đồng hành cùng con như một người bạn tin cậy?"

Chắc chắn là có nhiều hiểu biết tôi phải luôn tự học hỏi và trưởng thành trên chặng đường 18 năm, trong đó, việc mà tôi luôn luôn làm đó là sống lại, hồi tưởng lại quãng đời tuổi thơ của mình, kiểu như, tôi luôn tự hỏi "Bằng tuổi Minh Khuê bây giờ, mình đã như thế nào nhỉ? Mình đã hành động như thếnào trong trường hợp này?" vân vân. Liệu pháp tương đồng tuổi tâm lý này rất quan trọng và hiệu quả đối với người dẫn dắt - giúp cha mẹ xóa bớt khoảng cách thế hệ, xích gần con trẻ.

Những ký ức, những kỷ niệm, những buồn vui dội lại, khiến tôi có ý thức để hiểu hơn về tuổi thơ của con. Tôi nỗ lực cầu thị và khiêm nhường trước trẻ thơ. Nỗ lực để chia sẻ mọi cảm nhận của trẻ thơ sao cho thuận với quy luật của tự nhiên, mà không áp đặt. Tôi nhận thấy mình cần nỗ lực để trìu mến, nâng niu con trẻ nhiều và nhiều hơn, vì tôi hiểu, những ký ức ngọt ngào sẽ theo mãi cuộc đời, nâng cánh ước mơ con trẻ bay xa. Ngược lại, sự tủi thân cay đắng và cô đơn không phải không có trong quãng đời thơ ấu, một khi nó có, nó sẽ ghi dấu khó phai trong nỗi nhớ dai dẳng, vì thế tôi càng thấm thía giá trị của tình yêu thương ấm áp, ngọt ngào mà tràn đầy ánh sáng tuệ giác.

Đó là lý do, tôi gọi tuổi thơ của Minh Khuê là 18 năm kim cương quý giá! Quý giá với con trẻ là chắc chắn rồi, nhưng 18 năm ấy, nó cũng vô cùng quý giá với bạn. Trên hành trình sống, bạn cảm nhận mình toàn bộ trong vai trò làm cha làm mẹ làm bạn với con trẻ.

Làm bạn với con trẻ - ấy là bạn được sống rất nhiều, là bạn được trở về miền ký ức hồn nhiên, là bạn hiểu bạn nhiều hơn, trong cái nhìn của con trẻ. Tôi luôn nghĩ: Sống ở kiếp sau là gì? Thật dễ hiểu, đó là hình ảnh bạn được phản chiếu trong nụ cười và niềm vui của đứa con yêu của bạn, ngay lúc này đây, bây giờ và không đâu xa cả.

Đứa trẻ là hình ảnh con đường tu tập rèn luyện và nỗ lực cống hiến của bạn. Thực ra, con đường hạnh ngộ và chứng ngộ thật bình dị, nếu bạn đừng đòi hỏi quá nhiều.

Vì nụ cười và an nhiên của con trẻ, bạn lại có thêm động lực để tu tập và sống đời từ ái ngay lúc này, giữa cõi đời bao la, vì bạn có niềm tin vững chãi rằng "phúc đức tại mẫu" - vì bạn hiểu rằng từ ái chân thành như làn gió thiện nguyện sẽ lan tỏa và cộng hưởng mát lành!

Chú thích ảnh: Bức hình ghép ảnh của hai mẹ con: ngày tôi lên 10 tuổi (11/1977) và ngày con gái Minh Khuê lên 7 (tháng 12/2003)
Trích cuốn sách: MẸ VIỆT - DẠY CON BƯỚC CÙNG TOÀN CẦU
Dự án vì cộng đồng

Nhà sách ThaiHabooks phát hành toàn quốc cuối tháng Mười - 2015

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #cá#tat