giao an phog cach ngon ngu chinh luan
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Ngày soạn: 15/03/2010
GVHD : THÂN ĐỨC VÂN Ngày dạy : 20/03/2010
SVTH : DƯƠNG THỊ VÂN
TIẾNG VIỆT: TIẾT 111 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
- Nắm được chức năng cơ bản và đặc điểm diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Biết vận dụng kiến thức vào việc đọc – hiểu văn bản và làm văn
II. Phương tiện dạy học cách thức tiến hành
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng
- Công cụ trực quan: trình chiếu PowerPoin
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ phối hợp với phương pháp diễn giảng để tìm hiểu vấn đề.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài cũ
Hoạt động của thầy và trò
HĐ1: Tìm hiểu một số vấn đề về phong cách ngôn ngữ chính luận
Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm Phong cách ngôn ngữ chính luận.
a. Ví dụ
TT1: Tìm hiểu ngữ liệu :
“ Về luân lí xã hội ở nước ta” ( Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây – Phan Châu Trinh)
- Bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh có nội dung gì? Thái độ của người viết về vấn đề đó ?
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội, bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh nhằm mục đích gì?
TT2: HS trả lời
TT3: GV nhận xét, bổ sung
b. Tìm hiểu khái niệm
TT1: GV phát vấn
Từ việc phân tích ngữ liệu trên cho biết khái niệm phong cách ngôn ngữ chính luận ?
c.Chức năng của Phong cách ngôn ngữ chính luận?
TT2: HS trả lời
TT3: GV nhận xét, bổ sung
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các dạng tồn tại và phạm vi sử dụng
TT1: GV phát vấn: Các dạng tồn tại của văn bản chính luận ?
TT2: Hs trả lời
TT3: GV nhận xét, bổ sung. Gv giới thiệu một số mẫu, hình ảnh về văn bản chính luận: Văn kiện Đảng, “ Hồ Chí Minh toàn tập”, các bài phát biểu tại hội nghị…
Bước 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ chính luận.
TT1: GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ tìm hiểu văn bản “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” – Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
- Hãy cho biết quan điểm, tư tưởng được bày tỏ trong đoạn trích là gì ?
- Quan điểm , tư tưởng đó được triển khai như thế nào trong bài viết?
- Cảm nhận về giọng điệu câu văn?
- Nêu vai trò của yếu tố biểu cảm thể hiện trong văn bản trên?
TT2: Hs trả lời
TT3: GV nhận xét, bổ sung.
* Tổng kết: Từ kết quả trả lời của HS, GV tổng kết lại đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ chính luận.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ chính luận.
Bước 1: Tìm hiểu về ngữ âm, chữ viết
TT1: GV yêu cầu HS đối sánh các cặp từ sau và rút ra nhận xét về ngữ âm và chữ viết:
Quan điểm - quang điểm, mất mãn – bất mãn, trính trị - chính trị, lập trường – lập chường…
TT2: Hs trả lời
TT3: GV nhận xét, bổ sung.
Bước 2: Tìm hiểu về từ ngữ
TT1: GV hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu sau ( chú ý từ gạch chân) từ đó yêu cầu HS rút ra cách sử dụng từ ngữ:
“ Vì vậy, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch… Đạo đức cách mạng là hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe quần chúng”
( Đạo đức cách mạng – Hồ Chí Minh)
TT2: Hs trả lời
TT3: GV nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Tìm hiểu về kiểu câu
TT1:GV hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu, nhận xét về các kiểu câu thường sử dụng trong văn bản chính luận
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trình bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu trong rương trong hòm”.
( Hồ Chí Minh)
“ Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
(Hồ Chí Minh)
TT2: Hs trả lời TT3: GV nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Tìm hiểu về biện pháp tu từ
TT1: GV hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu, yêu cầu HS nhận xét về biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn.
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập.”
(Hồ Chí Minh)
“ Sự nghiệp của chúng ta giống như rừng dương lên, đầy nhựa sống và ngày càng lớn nhanh chóng. Đi sâu vào từng nhóm cây, từng cây chúng ta thấy có những cây của chúng ta còn có bệnh, cong queo, chưa phải tốt lắm, nhưng phải thấy những cây ấy có sức vươn lên bởi vì nó có rừng che chở và tất cả những cây cộng lại thành rừng ”.
(Phạm Văn Đồng)
“ Cái xã hội Âu chẳng ra Âu, Hán chẳng ra Hán này, há chẳng phải các nhân vật giả dối Âu chẳng ra Âu, Hán chẳng ra Hán ấy múa bút khua lưới mà gây nên ư?”
( Ngô Đức Kế)
TT2: HS trả lời
TT3: GV nhận xét, bổ sung.
Bước 5: Tìm hiểu về bố cục – trình bày
TT1: GV yêu cầu HS phân tích bố cục, cách trình bày văn bản “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp” – Hồ Chí Minh.
TT2: HS trả lời
TT3: GV nhận xét, bổ sung.
Nội dung cần đạt
I. Khái quát về phong cách ngôn ngữ chính luận
1. Phong cách ngôn ngữ chính luận
a. Ví dụ
- Nội dung: bàn về luân lí xã hội nước ta
- Thái độ: tác giả đã bày tỏ công khai quan điểm của mình về vấn đề luân lí xã hội và thắng thắn phê phán xã hội quân chủ đương thời không có luân lí
- Thuyết phục, kêu gọi gây dựng nền luân lí xã hội
b. Khái niệm
Là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.
c. Chức năng
Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
2. Các dạng tồn tại và phạm vi sử dụng
- Dạng viết: tác phẩm lí luận, tài liệu chính trị…
- Dạng nói: phát biểu hội nghị, các cuộc thảo luận, tranh luận.. mang tính chất chính trị
3. Đặc điểm chung
a. Tìm hiểu văn bản
- Thể hiện rõ lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến, thái độ dứt khoát với thực dân Pháp, kêu gọi cả nước quyết tâm đánh giặc
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phơi bày dã tâm xâm lược của kẻ thù.
- Giải thích, thuyết phục mọi người cần tham gia đánh giặc cứu nước như thế nào?
-> xác đáng, chặt chẽ
- Giọng văn hùng hồn, đanh thép, có sức truyền cảm mạnh mẽ .
- Tác động mạnh mẽ đến tình cảm người nghe – đọc
b. Ba đặc điểm chung
- Công khai về chính kiến, tư tưởng, lập trường chính trị,
xã hội.
- - Chặt chẽ trong văn lập luận
- - Truyền cảm mạnh mẽ
II. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ chính luận
1. Về ngữ âm - chữ viết:
a. Ví dụ
Quan điểm, bất mãn, chính trị, lập trường
b. Cách sử dụng ngữ âm – chữ viết
- Dạng viết: Tuân thủ quy tắc chính tả của phong cách ngôn ngữ gọt giũa, thường được in bằng kiểu chữ trang trọng, nghiêm túc.
- Dạng nói : Phát âm rõ ràng, âm lượng và ngữ điệu thích hợp
2. Từ ngữ
a. Ví dụ
- Từ ngữ chính trị: đạo đức cách mạng, đấu tranh, quần chúng.
b. Cách sử dụng từ ngữ
- Sử dụng vốn từ ngữ chung cho mọi phong cách
( trong trường hợp cần thiết có thể dùng cả khẩu ngữ).
- Kết hợp với những từ ngữ riêng của phong cách ngôn ngữ chính luận: Từ ngữ chính trị
3. Về kiểu câu
a. Ví dụ
- Câu tỉnh lược: Tinh thần yêu nước.
- Câu cảm thán: Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
b. Cách sử dụng các kiểu câu
Sử dụng linh hoạt các kiểu câu
=> Đạt hiệu quả tâm lí, tăng sức thuyết phục, phục vụ cho nhiều mục đích phát ngôn khác nhau.
4. Biện pháp tu từ
a. Ví dụ
- Điệp ngữ: Một dân tộc đã gan góc, một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó, Dân tộc đó.
- So sánh: giống như
- Câu nghi vấn, lối nói cường điệu, trùng điệp: nên ư?, múa bút khua lưới, Âu – Hán.
b. Biện pháp tu từ
Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ: dùng câu nghi vấn, lối nói cường điệu, so sánh, điệp ngữ….
=> Đạt hiệu quả tâm lí, tăng sức thuyết phục.
5. Bố cục – trình bày
- Luận điểm rõ ràng,
- Lập luận chặt chẽ,
- Luận cứ đáng tin cậy
=> Logic, khoa học, có sức thuyết phục cao.
4. Củng cố
- Đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ chính luận
- Cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ.
5. Dặn dò
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới: Một thời đại trong thi ca
BCĐTTSP GVHD SVTTT
THÂN ĐỨC VÂN DƯƠNG THỊ VÂN
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top