giáo án HLV
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B>LỜI MỞ ĐẦU</B></P>
<P align=center>---ª---</P>
<P align=center> </P>
<P>Sau khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thì đất nước ta đã được những thành công bước đầu. Cùng với sự phát triển của đất nước, thanh niên cũng góp phần không nhỏ để làm giàu cho đất nước, không ngừng nâng cao lý tưởng sống, sáng tạo trong mọi lĩnh vực.Bởi thế công tác đoàn tập hợp thanh niên đã và đang có những bước phát triển sâu rộng. trong quá trình tổ chức hoạt động cho đoàn viên thanh niên tại địa phương, không ít có các đồng chí cán bộ Đoàn, Hội gặp nhiều lúng túng, khó khăn trước những vấn đề đơn giản mà từ những câu hỏi của đoàn viên thanh niên về công tác tổ chức và kỹ năng tổ chức các hoạt động của Đoàn, Hội.</P>
<P>Từ thực tế đó đòi hỏi mỗi cán bộ Đoàn, Hội phải có kỹ năng cơ bản, nhất định để tổ chức, điều hành hoạt động cho thanh thiếu nhi mà trọng tâm là kỹ năng về xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn, Hội, kỹ năng tổ chức các trò chơi, kỹ năng về cắm trại, thiết kế mô hình lửa trại....</P>
<P>Tôi hy vọng rằng trong quá trình làm cuốn giáo trình định chuẩn này sẽ giúp cho tôi nâng cao được nhữnh kỹ năng cũng như các bạn đoàn viên thanh niên nắm rõ về cách thức tổ chức và kỹ công tác thanh niên để áp dụng vào từng địa phương, đơn vị.</P>
<P>Từ khả năng thực tế công tác của mình tôi đã soạn thảo nên giáo trình này, trong quá trình soạn thảo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng huấn luyện Trung ương và các bạn cán bộ, Đoàn- Hội và đông đảo các bạn đoàn viên thanh niên.</P>
<P> </P>
<P>Xin Trân trọng cảm ơn!</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><B> TRUYỀN THỐNG HỘI LIÊN HIỆP</B></P>
<P align=center><B> THANH NIÊN VIỆT NAM</B></P>
<P align=center>***********</P>
<P align=center><B> </B></P>
<P>Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, ngày 29/9/1945, tại Đại hội Đoàn thanh niên cứu quốc thành phố Hà nội, Bác Hồ đã chỉ thị phải hình thành một mặt trận thanh niên rộng rãi và thống nhất do Đoàn thanh niên Cứu Quốc làm nồng cốt. Đứng trước yêu cầu đó, ngày 27/3/1946, Bác Hồ ký sắc lệnh số 38 về thành lập nha thanh niên và thể thao. Vào thời gian trên, Ban thường vụ Trung ương Đảng chỉ thị tổng bộ Việt Minh chuẩn bị thành lập Đoàn thanh niên Việt nam nhằm đáp ứng yêu cầu đoàn kết, tập hợp các tầng lớp thanh niên Việt Nam phục vụ sự nghiệp "kháng chiến kiến quốc".</P>
<P>Tháng 2/1950, Liên Đoàn thanh niên Việt nam tổ chức Đại hội lần thứ I tại căn cứ địa Việt Bắc trong khói lửa cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, các đại biểu từ khắp các vùng miền của tổ quốc đã về dự. Đại hội đã được vinh dự được đón Bác Hồ kính yêu cùng các đồng chí lãnh đạo của Đảng, nhà nước tới dự. Phát biểu tại Đại hội Bác Hồ kính yêu đã ân cần căn dặn: Phải thực hiện Đoàn kết, đại đoàn kết trong phong trào thanh niên, phải giúp đỡ nhau cùnh tiến bộ. Tại Đại hội, các đại biểu đã bầu anh Nguyễn Chí Thanh làm chủ tịch Liên đoàn thanh niên Việt Nam.</P>
<P>Ngày 8/10/1956, Trung ương liên đoàn thanh niên Việt Nam và Ban vận động thống nhất thanh niên tổ chức Đại hội tại nhà hát lớn-thủ đô Hà Nội, Đại hội đã thống nhất các tổ chức thanh niên Việt Nam với tên gọi chung là Hội LHTN Việt Nam. Ngày 15/10/1956, Đại hội vinh dự được đón Bác Hồ kính yêu và các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước đến dự. Huấn thị tại Đại hội, Bác Hồ căn dặn: "là người chủ tương lai, cho nên toàn thể thanh niên ta phải đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu anh dũng, vượt mọi khó khăn, thi đua giúp sức vào sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân hủ và giàu mạnh, để mình làm chủ mai sau." Đại hội đã bầu Bác sỹ-Anh hùng lao động Phạm Ngọc Thạch làm chủ tịch.</P>
<P>Tháng 12/1961, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt nam lần thứ II đợc tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã đánh giá hoạt động của Hội và phong trào thanh niên Việt Nam trong nhiệm kỳ I, bằng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ II là "Đoàn kết chặt chẽ mọi tầng lớp thanh niên, động viên và tổ chức TN học tập, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất", Đại hội vinh dự được đón Bác Hồ kính yêu đến dự, Bác dặn rằng: Bác yêu mến thanh niên .....Vì trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm....." Đại hội đã bầu giáo sư Phạm Huy Thông làm chủ tịch Hội và phát động thanh niên tích cực tham gia thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, ra sức ủng hộ, chi viện cho cuộc đấu tranh của đồng bào và thanh niên Miền Nam.</P>
<P>Tháng 9/1988, Hội gnhị UB TW Hội LHTN Việt Nam họp tại Hà Nội đã tiến hành kiện toàn UB TW Hội. Anh Hà Quang Dự, Bí thư thứ nhất BCH TW Đoàn (khoá V) được hiệp thương chọn cử làm chủ tịch UB TW Hội thay giáo sư Lê Quang Vịnh nhận nhiệm vụ mới.</P>
<P>Ngày 8/12/1994, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN lần thứ III được tổ chức tại thủ Đô Hà Nội, 400 đại biểu chính thức đã tham dự Đại hội. Đại hội đã thông qua điều lệ hội sữa đổi và hiệp thương chọn cử anh Hồ Đức Việt, UVBCH TW Đảng, Bí thư thứ nhất BCH TW Đoàn làm chủ tịch Hội, Đại hội quyết định lấy ngày 15/10 hằng năm là ngày truyền thống của Hội LHTN VIệt Nam và đề ra các nhiệm vụ chủ yếu của Hội từ năm 1994-1999 với 5 chương trình là: "Lập thân, lập nghiệp, xây dựng đất nước phồn vinh"; "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng tài năng trẻ, phát triển văn hoá, thể dụ thể thao"; "Bảo vệ tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh"; "Công tác xã hội, bảo vệ môi trường"; "Hợp tác hữu nghị với tuổi trẻ trog khu vực và trên thế giới". 3 cuộc vận động là : "Tiết kiệm, tích luỹ"; "Chống mù chữ, chống thất học"; "Hiến máu nhân đạo". Tại Hội gnhị UBTW Hội cuối năm 1997, chị Trương Thị Mai- Bí thư TW Đoàn được hiệp thương giữ chức vụ chủ tịch UB TW Hội thay anh Hồ Đức Việt nhận nhiệm vụ mới.</P>
<P>Từ ngày 13-15/01/2000, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IV đã được tổ chức tại thủ đô Hà Nội, 599 đại biểu tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của cán bộ, hội viên, thanh niên cả nước đã về dự Đại hội. Đại hội diễn ra vào thời điểm dân tộc ta cùng cả nhân loại bước vào thời khắc lịch sử chuyển giao giữa hai thế kỷ. đại hội đã thông qua điều lệ Hội sữa đổi và quyết định đề ra 5 cuộc vận động là: "Học tập sáng tạo vượt bậc vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nước", "Giúp nhau lập nghiệp vì dân giàu, nước mạnh", "Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng", " Vì chủ quyền tổ quốc, vì cuộc sống bình yên", "Xây dựng nếp sống văn minh đậm đà bản sắc dân tộc".Đại hội đã hiệp thương chọn cử chị Trương Thị Mai - Bí thư TW Đoàn được hiệp thương giữ chức vụ chủ tịch UB TW Hội LHTN Việt Nam.</P>
<P>Tại kỳ họp UB TW Hội LHTN Việt Nam lần thứ 5 (khoá IV) ngày 15/02/2003 đã hiệp thương kiện toàn UB TW Hội, Đoàn chủ tịch và thường trực đoàn chủ tịch UB TW Hội, anh Hoàng Bình Quân - UVBCH TW Đảng-Bí thư thứ nhất BCHTW Đoàn được hiệp thương chọn cử giữ chức chủ tịch Hội LHTN Việt Nam thay chị Trương Thị Mai nhận nhiệm vụ mới.</P>
<P>Từ ngày 25-27/2/2005 Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ 5 đã diễn ra trọng thể tại thủ đô Hà Nội, tham dự Đại hội có 798 đại biểu, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và các bộ, ngành, đoàn thể của TW và Hà Nội, các cán bộ chủ chốt của TW Đoàn, TW Hội qua các thời kỳ, ngoại giao đoàn và gần 40 đoàn đại biểu quốc tế đã đến dự, chỉ đạo và chia vui với Đại hội. Đại hội diễn ra vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức đấu tranh thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và kế hoạch 5 năm (2001-2005). Tổng Bí thư BCHTWƯ Đảng Nông Đức Mạnh đã có bài phát biểu quan trọng, đồng thưòi thay mặt BCH TW Đảng trao tặng thanh niên Việt Nam và Hội LHTN Việt Nam bức trướng mang dòng chữ: "Thanh niên Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, hăng hái tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc". Đại hội đã thông qua Điều lệ Hội sữa đổi, hiệp thương chọn cử UB Hội khoá V gồm 135 anh chị, anh Nông Quốc Tuấn Bí thư BCHTW Đoàn được hiệp thương chọn cử giữ chức chủ tịch Hội LHTN khoá V và phát động thanh niên Việt Nam hưởng ứng và tham gia 5 cuộc vận động là: "Thanh niên đi đầu trong xã hội học tập", "Thanh niên làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia xoá đói giảm nghèo", "Thanh niên vì cuộc sống cộng đồng", "Vì cuộc sống bình yên, vì chủ quyền Tổ quốc", "Thanh niên sống đẹp".<I></I></P>
<P>Nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, nhìn lại chặn đường đã qua của Hội LHTN Việt Nam, mọi thanh niên Việt Nam có quyền tự hào bởi trongmỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc, dước sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, với vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN đã có những đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp đấu tranh gải phóng dân tộc thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. Lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt nam đã cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng, hun đúc nên truyền thống vẻ vang của Hội LHTN Việt Nam và các tầng lớp thanh niên Việt Nam là yêu nước nồng nà, ngắn bó với lợi ích dân tộc, xã thân vì độc lập tự do của tổ quốc, tình nguyện chung sức vì sự phồn vinh của đất nước, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại."</P>
<P> </P>
<P align=center><B>MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỘI LHTN VIỆT NAM.</B></P>
<P>* Tên Hội: Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. </P>
<P>* Trụ sở của Hội LHTN Việt Nam đặt tại số 64 - Bà Triệu (Thủ đô Hà Nội) </P>
<P>* Điện thoại liên lạc: (04) 8227568.</P>
<P>* Hội LHTN Việt Nam có biểu trưng:</P>
<P>- Ý nghĩa chung: Biểu trương Hội với đường nét đơn giản, hiện đại, màu sắc hài hoà thể hiện sự đoàn kết, thân ái; động viên lớp trẻ hướng đến tương lai: Vì Tổ quốc Việt Nam XHCN giàu mạnh và văn minh, vì cuộc sống hạnh phúc, hoà bình của thanh niên Việt Nam.</P>
<P> - Ý nghĩa từng phần: </P>
<P>+ Hình tròn: Thể hiện ước mơ tiến đến sự hoàn thiện, đoàn kết, thân ái.</P>
<P>+ Màu xanh: Thể hiện sự thanh bình.</P>
<P>+ Đường ngang: Thể hiện chân trời mới.</P>
<P>+ Đường hình chữ S: Tượng trưng đất nước Việt Nam (bản đồ) kết hợp ghép nền màu xanh bên trái thể hiện cho sự hoà bình.</P>
<P>+ Ngôi sao: Thể hiện định hướng chính trị, lý tưởng của Tổ quốc</P>
<P>* Bài ca chính thức của Hội LHTN Việt Nam: là bài Lên Đàng (Nhạc: Lưu Hữu</P>
<P> Phước - Huỳnh Văn Tiểng).</P>
<P>* Hội LHTN Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên</P>
<P> Đoàn thanh niên Dân chủ thế giới. </P>
<P>* Ngày truyền thống của Hội là ngày 15/10/1956.</P>
<P>* Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là: một tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam. Hội hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.</P>
<P>* Trải qua các thời kỳ hoạt động và những tên gọi khác nhau, Hội đã xây dựng nên </P>
<P>truyền thống vẻ vang: Đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên đóng góp xứng đáng cho độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Bước vào thời kỳ mới, Hội tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, tài năng và sức trẻ của thanh niên, đoàn kết mọi thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì hạnh phúc và tiến bộcủa tuổi trẻ. Hội đoàn kết, hợp tác với thanh niên, các tổ chức thanh niên trong khu vực và trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội mục đích của Hội LHTN Việt Nam:</P>
<P>* Đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam cùng phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.</P>
<P>Chức năng của Hội LHTN Việt Nam: </P>
<P>1. Đoàn kết, tập hợp, giáo dục mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam. Hướng dẫn và </P>
<P>tạo điều kiện để hội viên hoàn thiện nhân cách, trở thành công dân tốt, cống hiến </P>
<P>tài năng sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. </P>
<P>2. Đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, thanh niên và tổ chức thành viên trước pháp luật và công luận. </P>
<P>* Nhiệm vụ của Hội LHTN Việt Nam:</P>
<P>1. Khuyến khích và tổ chức cho hội viên, thanh niên tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và các hoạt động ích nước, lợi nhà, hướng thiện.</P>
<P>2. Tổ chức các hoạt động thiết thực, góp phần đáp ứng những nhu cầu chính đáng của hội viên, thanh niên.</P>
<P>3. Đề xuất và kiến nghị kịp thời với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội cùng chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, thanh niên và các tổ chức thành viên tập thể của Hội. </P>
<P>4. Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức thanh niên trong khu vực và trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội, vì cuộc sống văn minh, hạnh phúc của tuổi trẻ. </P>
<P>5. Thường xuyên chăm lo xây dựng Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết tập, hợp thanh niên, tích cực tham gia xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. </P>
<P>* Điều kiện tham gia Hội LHTN Việt Nam:</P>
<P>- Công dân Việt Nam từ 15 đến 35 tuổi tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội thì được xét công nhận là hội viên Hội LHTN Việt Nam . </P>
<P>- Những người quá 35 tuổi có nguyện vọng và ảnh hưởng tích cực đến hoạt động</P>
<P> Hội thì được tham gia hoạt động trong tổ chức Hội. </P>
<P>* Hội LHTN Việt Nam công nhận các nhà hoạt động chính trị, xã hội, giáo dục, văn hoá, văn nghệ; các nhà khoa học, các doanh nhân, các nhà hảo tâm tự nguyện </P>
<P>ủng hộ về tinh thần, vật chất cho Hội và các hoạt động của Hội là: Hội viên danh dự. <BR>* Hội viên có quyền: </P>
<P>1. Giới thiệu đại biểu của mình vào các cơ quan lãnh đạo của Hội.</P>
<P>2. Đề xuất, thảo luận, biểu quyết và giám sát công việc của Hội.</P>
<P>3. Đề nghị Hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước pháp luật và trước công luận. <BR>4. Được ra khỏi Hội khi không có điều kiện sinh hoạt, hoạt động trong tổ chức Hội. <BR>* Hội viên có nhiệm vụ:</P>
<P>1. Chấp hành Điều lệ Hội, tích cực tham gia các hoạt động của Hội, tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Hội, giúp đỡ và giới thiệu thanh niên vào Hội.</P>
<P>2. Tích cực học tập, rèn luyện, vươn lên lập thân lập nghiệp, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội.</P>
<P>3. Xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau; giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Các Thành viên tập thể của Hội LHTN Việt Nam:</P>
<P>1. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam là thành viên tập thể của Hội; các tổ chức thanh niên theo ngành nghề, sở thích; các đội hình thanh niên xung phong; tập thể thanh niên Việt Nam đang học tập, lao động công tác ở nước ngoài tuân thủ theo pháp luật của nước sở tại, được nước sở tại cho phép thành lập tổ chức, tán thành điều lệ Hội, có đơn xin gia nhập là thành viên của tập thể Hội, thì được Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội xét công nhận là thành viên tập thể của Hội.</P>
<P>2. Quan hệ giữa các thành viên tập thể của Hội là quan hệ hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động vì mục tiêu chung. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên tập thể có vai trò nòng cốt chính trị trong tổ chức và hoạt động của Hội. Quyền hạn của thành viên tập thể Hội:</P>
<P>1. Thảo luận, đề nghị các vấn đề về hoạt động của Uỷ ban Hội các cấp.</P>
<P>2. Giới thiệu đại diện của mình vào Uỷ ban Hội các cấp.</P>
<P>3. Yêu cầu Hội tổ chức phối hợp hoạt động với thành viên tập thể khác theo sáng kiến của mình vì mục tiêu chung.</P>
<P> * Nhiệm vụ của thành viên tập thể Hội:</P>
<P>1. Thực hiện Điều lệ Hội và các quyết định, các chương trình hoạt động đã thống</P>
<P>nhất. <BR>2. Tổ chức và đôn đốc hội viên, đoàn viên của tổ chức mình tham gia các hoạt động của Hội, thực hiện nhiệm vụ hội viên.</P>
<P>3. Đóng góp tài chính, ủng hộ về vật chất, tinh thần cho Hội.</P>
<P> <BR>* Hội LHTN Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:</P>
<P>- Tự nguyện, tự quản</P>
<P>- Hiệp thương dân chủ.</P>
<P>- Đoàn kết tôn trọng lẫn nhau</P>
<P>- Hợp tác bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động.</P>
<P>* Hội LHTN Việt Nam được tổ chức ở:</P>
<P>- Trung ương.</P>
<P>- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.</P>
<P>- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.</P>
<P>- Xã, phường, thị trấn và tương đương.</P>
<P>* Việc thành lập, giải thể các tổ chức nói trên phải tuân thủ pháp luật hiện hành.</P>
<P>* Nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức cơ sở của Hội:</P>
<P>1.Tổ chức các hoạt động và triển khai các chương trình chung của Hội.</P>
<P>2.Chăm lo, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên.</P>
<P>3.Giúp đỡ và tạo điều kiện để thành viên rèn luyện, cống hiến trưởng thành. </P>
<P>4.Xét công nhận hội viên mới và giới thiệu hội viên tiên tiến cho Đoàn xét kết nạp.</P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B>TRÒ CHƠI NHỎ</B></P>
<P align=center><B>-----</B><B></B><B>]</B><B></B><B>-----</B></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B>A. LÝ THUYẾT CHUNG:</B> </P>
<P>Trò chơi nhỏ là một hoạt động giải trí có tính chất cộng đồng, trong đó những người tham gia đều tìm cách để đi đến một giải pháp chung được mọi người thừa nhận. Trong quá trình diễn biến trò chơi nhỏ tính tình người chơi được bộc lộ ra hết như: mạnh dạn, nhút nhát, tự cao, gian lận, nóng nảy, vị tha, điềm đạm... Vì thế, Trò chơi được xem là phương tiện giáo dục để phát huy những giá trị tốt và sữa chữa những tính xấu trong mỗi con người. <BR><B>1. Giá trị của trò chơi: </B></P>
<P>- Giá trị hàng đầu của trò chơi đó là giải trí, mang lại cho tập thể một bầu không khí vui tươi, thoải mái, thân mật sau những giờ học tập, lao động </P>
<P>căng thẳng, hay trong các buổi sinh nhật, cắm trại, tham qua, du lịch... để </P>
<P>qua đó mọi người hiểu về nhau hơn, tạo nên sự cảm thông, đoàn kết trong </P>
<P>tập thể. </P>
<P>- Giá trị giáo dục: Bơi vi các trò chơi đều xuất phát tờ thực tiễn của cuộc sống vì thế nó chứa đựng các giá trị của cuộc sống nên nó có giá trị giáo dục lớp trẻ nhanh nhất, hiệu quả nhất, dễ tiếp thu nhất. </P>
<P>VD: Các trò chơi như: "Hát về Bác" - giúp những người tham gia hiểu hơn những giá trị cao đẹp về nhân cách cũng như tình cảm thân thương của Người... </P>
<P>Ngoài ra trò chơi còn mang một số giá trị khác như: </P>
<P>+ Phát triển trí thông minh, tư duy, sáng tạo, nhạy bén, ứng xừ nhanh, </P>
<P>khéo léo... của người chơi. </P>
<P>+ Rèn luyện sức khoẻ, tính chịu đựng bền bỉ, mạnh dạn... </P>
<P>+ Rèn luyện tính thẳng thắn, trung thực, hoà đồng, đoàn kết, kỷ luật, tinh thần đồng đội. </P>
<P><B>2. Phân loại trò chơi: </B></P>
<P><B>a. Phân loại theo sự vận động: </B></P>
<P>- Trò chơi động: vận dụng nhiều đến cơ bắp, bắt buộc người chơi phải di chuyển nhiều. </P>
<P>- trò chơi tĩnh: Là trò chơi vận dụng nhiều đến trí óc, ít di chuyển.</P>
<P><B>b. Phân loại theo địa điểm: </B></P>
<P>- Trò chơi ngoài trời. </P>
<P>- Trò chơi trong phòng. </P>
<P><B>c. Phân loại theo nội dung giáo dục: </B></P>
<P>- Trò chơi trí tuệ. </P>
<P>- Trò chơi khéo léo.</P>
<P>- Trò chơi rèn luyện tính cách...</P>
<P> <B>3. Một số dạng trò chơi nhỏ cơ bản:</B></P>
<P>- Làm theo lời nói không làm theo hành động của người quản trò.</P>
<P>- Làm theo hành động không làm theo lời nói của quản trò.</P>
<P>- Làm theo hành động và lời nói của quản trò. </P>
<P>- Trò chơi có bài hát. </P>
<P>- Trò chơi băng reo, tiếng reo. </P>
<P>- Trò chơi thi đua. </P>
<P>- Trò chơi có hình phạt. </P>
<P>- Trò chơi ô chữ... </P>
<P><B>4. Quy trình thực hiện trò chơi nhỏ:</B></P>
<P><B>a. Chuẩn bị:</B></P>
<P><EM>1.Chuẩn bị đầy đủ trên giấy: </EM></P>
<P>- Như người thầy giáo soạn giáo án trước khi dạy : đưa những trò chơi gì vào chương trình sinh hoạt tại các buổi cắm trại, sinh hoạt thứ tự tiến hành các loại trò chơi (<EM>lúc mở đầu, giữa và cuối buổi sinh hoạt, mỗi thời điểm cần có một số trò chơi thích hợp</EM>).Việc chọn lựa các trò chơi trong một buổi sinh hoạt nhất định phải căn cứ vào nhiều yếu tố : </P>
<P>- <EM>Người tham dự cuộc chơi:</EM> độ tuổi (rất quan trọng), tình hình sức khỏe, trình độ văn hóa, kỹ năng chuyên môn (trò chơi không vượt quá khả năng thể lực, trí tuệ, của người chơi), giới tính : có loại trò chơi thích hợp với nam nhưng lại không thích hợp với nữ giới và ngược lại, số lượng người tham dự: có loại trò chơi chỉ vui với số ít (do đó phải chia người chơi thành nhiều nhóm nhỏ, chơi làm nhiều đợt), ngược lại có loại trò chơi chỉ thích hợp với một số lượng người chơi đông, có loại trò chơi chỉ có thể tiến hành với một số đối tượng đã quen biết nhau (cùng đội, cùng đoàn ...) nên không thích hợp với đa số người mới gặp nhau lần đầu .</P>
<P>- <EM>Địa điểm:</EM> trong nhà, ngoài trời, nơi trống trải, nơi có cỏ, cây xanh,sân bãi rộng hẹp, có hoặc không có giới hạn rõ ràng, xét đến ảnh hưởng qua lại của môi trường với việc tổ chức thực hiện trò chơi. Ví dụ : có thể tổ chức các trò chơi leo trèo, ẩn nấp các nơi có cây xanh, lùm cây, nhưng lại không tổ chức trò chơi ném bóng ở gần các loại cây hoang dại để đề phòng rắn rết khi tìm bóng ...</P>
<P>- <EM>Khí hậu, thời tiết:</EM> mùa, tháng trong năm, ban ngày, ban đêm (để quyết định thời gian, cường độ thích hợp của các trò chơi).</P>
<P>- <EM>Thời gian chơi:</EM> thời gian chung dành cho toàn bộ các trò chơi trong buổi sinh hoạt hoặc ngày cắm trại và thời gian riêng của từng trò chơi trong </P>
<P>chương trình chung.</P>
<P><EM>- Tác dụng, hiệu quả chính phụ của mỗi trò chơi:</EM> trò chơi rèn luyện, phát triển đức tính hoặc khám phá những đức tính gì ở người chơi (thể lực, sự mềm dẻo, khéo léo, sự nhanh trí, óc quan sát ? ...) người điều khiển phải xác định rõ mục tiêu giáo dục trong buổi sinh hoạt ... để chọn những trò chơi đáp ứng yêu cầu của mình</P>
<P>- <EM>Tính chất của mỗi trò chơi:</EM> trò chơi rất đông (đòi hỏi một sự nỗ lực hỗn hợp, kéo dài suốt cuộc chơi với cường độ cao hoặc vừa phải), trò chơi động (đòi hỏi một sự nỗ lực liên tục nhưng có xen kẽ những lúc nghỉ ngơi ngắn), trò chơi tĩnh (sự nỗ lực về mặt thể lực yếu nhưng sự nỗ lực về tinh thần, trí tuệ lại cao, trò chơi mang tính chất giải trí nhưng thư giãn trong niềm vui).</P>
<P>Trong một buổi sinh hoạt, cắm trại nên xen kẽ các trò chơi rất hoạt động với các trò chơi động và tĩnh để tránh sự mệt mỏi quá sức về thể chất của người chơi hoặc sự mệt mỏi do ít hoạt động thể lực và nhàm chán (chơi một trò chơi quá lâu, lập lại một trò chơi mới hơn ...</P>
<P><EM>2. Những trò chơi cần đến dụng cụ (bóng, gậy, khăn quàng, cờ, dây...): </EM></P>
<P>- Thì phải lập danh sách đầy đủ và nhớ đem theo đến nơi chơi. Dụng </P>
<P>cụ phải thích hợp với độ tuổi, sức khỏe người chơi (ví dụ : bóng to hoặc nặng dành cho thanh thiếu niên lớn khỏe, bóng vừa và nhỏ, mềm, nhẹ cho thiếu nhi nhỏ tuổi và nhi đồng). Dự kiến cả một số bài hát kèm theo một số trò chơi nào đó để có kế hoạch ôn luyện trước.</P>
<P>- Một số trò chơi cần thêm người giám sát, trong các cuộc tranh tài giữa các đội cũng phải chọn người, sắp xếp trước. Ngoài số trò chơi chính đã lựa chọn cho chương trình sinh hoạt cần chuẩn bị thêm một số trò chơi dự trữ, đề phòng một số trò chơi chính vì những lý do, điều kiện ngoài trời dự kiến không thể tổ chức được ở nơi vui chơi, cắm trại (ví dụ: trời mưa, số người đi cắm trại ít hơn các lần trước...)</P>
<P><EM>3. Các trò chơi trong một buổi sinh hoạt : </EM></P>
<P>- Phải đạt được tác dụng, hiệu quả giáo dục (mục đích, yêu cầu chính) đồng thời phải gây được hứng thú, phấn khởi với người chơi, đảm bảo an toàn đoàn kết, không để xảy ra tranh cãi khi phân thắng, thua, xếp vị thứ, không để xảy ra tai biến gì dù rất nhỏ (cũng cần mang dự phòng một túi cấp cứu gồm ít bông băng, thuốc sát trùng ...). Vì vậy, việc chuẩn bị tốt các trò chơi trước khi tổ chức thực hiện là hết sức quan trọng, đảm bảo tới ba phần tư sự thành công của buổi chơi ,chơi để mà học, rèn luyện. Một thiếu sót nhỏ trong việc chuẩn bị dễ làm hỏng cả một trò chơi thú vị, hấp dẫn, có tác dụng giáo dục tốt.</P>
<P>- Nắm đối tượng: Nam ? nữ ?, ăn mặc, độ tuổi, nghề nghiệp, số lượng, quen hay không?...</P>
<P>- Địa điểm: Trong phòng hay ngoài trời, các điều kiện khách quan: chướng ngại, nắng, gió, sỏi... </P>
<P>- Thời gian: Thời gian có được của tập thể, thời gian dự kiến tổ chức trò</P>
<P> chơi, số lượng trò chơi sẽ tổ chức trong thời gian đó...</P>
<P>- Các vật dụng cần thiết khi tổ chức trò chơi:</P>
<P>- Nội dung chơi:</P>
<P>- Tính liên tục của trò chơi </P>
<P><B>b. Thực hiện:</B></P>
<P>- Ổn định: có thể bắt một bài hát tập thể, 1 băng reo, chia tổ, nhóm, chia</P>
<P> vị trí đứng...</P>
<P>- Giới thiệu trò chơi: Nói sơ qua ý nghĩa, giải thích luật chơi rõ ràng...</P>
<P>- Chơi thử:</P>
<P>- Chơi thật: Quan sát kỹ xem ai chơi sai, ai chơi đúng, tự nhận xét tròchơi dẽ qua hay khó quá để kịp thời điều chỉnh trò chơi cho phù hợp vớiđối tượng hoặc đổi trò chơi khác.</P>
<P>- Kết thúc: Góp ý nhẹ nhàng cho những người chơi sai, khen thưởng cho các cá nhân và tập thể chơi tốt. Muốn tổ chức một trò chơi thành công, người điều khiển phải biết phân biệt trò chơi áp dụng đúng lúc mới thật sự bổ ích.</P>
<P>- Sau những giờ làm việc, thể xác mệt nhọc, cần có những trò chơi yên </P>
<P>tĩnh. </P>
<P>- Để vui chơi giải trí thì cần có những trò chơi náo nhiệt, vui vẻ. </P>
<P>- Lúc đêm tối, khi mưa gió nên tổ chức trò chơi trong nhà.</P>
<P>- Cắm trại, sinh hoạt ngoài trời nên tổ chức các trò chơi đồng đội. </P>
<P><B>5. Những yêu cầu đối với người quản trò: </B></P>
<P>a. Tính sư phạm: vì trò chơi là một hình thức giáo dục nên quản trò phải biết qua trò chơi đó sẽ giáo dục cho đối tượng tham gia điều gì... </P>
<P>b. Tính phán đoán và óc quan sát nhanh: để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh. </P>
<P>c. Biết thật nhiều trò chơi, biết cải biên, sáng tạo trò chơi. </P>
<P>d. Biết lựa chọn trò chơi phù hợp với đối tượng, số lượng chơi, địa điểm chơi</P>
<P>e. Biết cách thể hiện trò chơi hấp dẫn, lôi cuốn, phối hợp trình bày và động </P>
<P>tác thực hiện. </P>
<P>f. Tính hoạt bát, thông minh, dí dỏm, hài hước, bản lĩnh là điều kiện để người quản trò quyết định sự thành công hay thất bại của trò chơi. </P>
<P><B>6. Những điều nên tránh đối với người quản trò:</B> </P>
<P>- Phải tổ chức trò chơi từ dẽ đến khó, từ đơn giàn đến phức tạp. Không nên làm ngược lại. </P>
<P>- Hình phạt hay lời nhắc nhở phải tế nhị, nhẹ nhàng... tránh tình trạng lăng mạ, làm nhục người chơi sai. </P>
<P>- Đảm bảo tính công bằng, bình đẵng giữa các người chơi, không được</P>
<P> thiên vị, hay bắt chẹt 1 người vì mục đích cá nhân. </P>
<P>- Không tổ chức các trò chơi khi mà mình chưa hiểu đầy đủ về nội dung </P>
<P>trò chơi.</P>
<P>- Tránh hiện tượng chê bai, xem thường các quản trò khác khi họ chơi </P>
<P>không thành công...</P>
<P><STRONG> </STRONG></P>
<P align=center><STRONG>B. QUY TRÌNH MỘT TRÒ CHƠI NHỎ :</STRONG></P>
<P><EM><B>1. Ổn định:</B></EM> </P>
<P>- Để tập trung sự chú ý của vòng tròn (người tham gia chơi), người quản trò cần tạo sự tập trung, ổn định bằng hai yếu tố : tiếng động (thường gặp) và hình dáng.</P>
<P><EM>- Tiếng động: </EM>Cho vòng tròn hát, một trò chơi băng reo hoặc trò chơi</P>
<P>phản xạ từ thấp lên cao.</P>
<P><EM>- Hình dáng:</EM> Ngưòi quản trò bước ra vòng tròn với dáng điệu ngộ nghĩnh, duyên dáng cũng tạo sự thu hút chú ý của vòng tròn.</P>
<P><EM><B>2. Giới thiệu trò chơi:</B></EM><EM> </EM></P>
<P>Có thể lồng trò chơi vào các câu chuyện cổ tích, chuyện vui để tạo sự háo hức, hứng thú. Tuy nhiên cần ngắn gọn và hấp dẫn.</P>
<P><EM><B>3. Hướng dẫn cách chơi, luật chơi:</B></EM> </P>
<P>Tuỳ theo mỗi trò chơi mà quản trò linh động hướng dẫn. Có những trò chơi phức tạp cần hướng dẫn đầy đủ trước rồi mới chơi, nhưng cũng cónhững trò chơi đơn giản thì có thể chơi ngay, vừa chơi thừ vừa giải thích, làm sao cho dễ hiểu, dễ nắm mới thu hút người chơi.</P>
<P><EM><B>4. Chơi thử (chơi nháp):</B></EM><EM></EM></P>
<P>Rất quan trọng nhưng cần lưu ý :</P>
<P>- Nếu thử nhiều: khi chơi thật sẽ nhàm chán.</P>
<P>- Nếu không chơi thử hoặc chơi thử quá ít thì người chơi chưa nắm được cách chơi sẽ gây khó khăn cho ni quản trò khi hướng dẫn chơi.</P>
<P><EM><B>5. Chơi:</B></EM></P>
<P>- Khi chơi ngươi quản trò nên cùng chơi với vòng tròn để tránh khoảng cách và động viên khích lệ người chơi cần trọng tài.</P>
<P>- Khi chơi ngươi quản trò phải quan sát ngưòi chơi (vòng tròn) nhất là khi chơi với trẻ em để biết được thái độ, cử chỉ, phong cách ... từ đó giáo dục điều chỉnh phong cách của mình (quản trò).</P>
<P>- Trong quá trình chơi, quản trò có thể chuyển hướng khác với dự kiến ban đầu một ít thì người quản trò nên linh động khéo léo dẫn đắt. Đừng quá nguyên tắc, cứng ngắt làm mất vui, mất không khí sinh hoạt.</P>
<P>- Người quản trò phải công bằng xử lý tình huống một cách khách quan, không thiên vị, không quá dễ dãi.</P>
<P>- Tác phong người quản trò phải chuẩn mực, ngôn ngữ phải sư phạm không thô thiển, phong cách vui tươi, dí dỏm, duyên dáng.</P>
<P>- Trò chơi hình phạt: Hãy quan niệm hình phạt là một trò chơi nhỏ, đừng nên bắt ép quá đáng mà nên khuyến khích động viên người bị phạt tham gia.</P>
<P><EM><B>6. Ngừng đúng lúc:</B></EM><EM> </EM></P>
<P>Cần phải biết lúc nào ngừng trò chơi (do kinh nghiệm quan sát, kinh nghiệm chơi). Đảm bảo sức khỏe cho ngơi chơi, tạo sự luyến tiếc cho lần chơi sau. Đừng để người chơi nhàm chán, than mệt và ngán chơi.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B>MỘT SỐ TRÒ CHƠI</B></P>
<P align=center><B>-----o0o-----</B></P>
<P><B>I. Ba trò chơi tĩnh:</B></P>
<P><B>1. </B><B>Tên trò chơi:</B><B>Trò chơi điện giật</B></P>
<P>Cách chơi: Tập hợp mọi người thành vòng tròn. quản trò ngồi giữa vòng.mọi người xoè tay trái ra để phía bên trái, còn tay phải thì dùng ngón trỏ để vào tay trái của người bên phải mình, sao cho tạo thành một vòng tròn khép kín. quản trò phải chọn một người làm mốc. khi bắt đầu trò chơi quản trò hô "điện chạy" thì người làm mốc dùng tay trái của mình nắm lấy tay phải của người bên trái đã để lên trước đó và run run. và người bên trái khi nhận được "điện" run từ người bên phải ngay lập tức cũng dùng tay trái run như vậy. và cứ thế điện sẽ chạy xung quanh vòng tròn. điện sẽ ngưng khi quản trò hô "điện giật" và điện giật người nào thì người đó sẽ bị bắt phạt. Chú ý để cho công bằng thì khi điện đang chạy thì quản trò phải nhắm mắt lại cho đến khi điện giật. và cứ thế ta lặp lại trò chơi cho đến khi bắt đủ số người cần phạt.</P>
<P><B>2. Tên trò chơi: </B><B>Ăn hối lộ</B><B>:</B></P>
<P>- Mỗi người đứng trên 1 chiếc ghế, miệng ngậm một sợi chỉ dài chấm đất, đầu sợi chỉ buộc một viên kẹo.</P>
<P>- Mọi người dùng răng và lưỡi thu vào trong miệng cho tới lúc viên kẹo được thu vào trong miệng.</P>
<P>- Ai xong trước thì thắng.</P>
<P>- Luật chơi: Nếu có người cao, thấp khác nhau các ghế vẫn chỉ bằng nhau (người cao thiệt hơn). Không dùng tay hoặc chân, chỉ dùng miệng. Các viên kẹo phải nặng bằng nhau.</P>
<P>- Thời gian thích hợp: Chơi đông thì khó có đủ ghế nên thường được chơi riêng trong những khi tự do ở mỗi đội, sinh hoạt vui tươi.<BR> - Đặc tính: Khéo léo, vui vẻ.</P>
<P><B>3. </B><B>Tên trò chơi: Chạm đầu vỗ tay.</B></P>
<P>-Số lượng tham gia trò chơi: từ 25 đến 50 người.</P>
<P>-Thể lệ trò chơi: Khi người quản trò giơ tay lên cao để trên đầu thì người tham gia trò chơi mới được vỗ tay, còn tay người quản trò chưa đụng đầu hoặc sát đầu thì không được vỗ tay. Đây là một trò chơi đơn giản nhưng người tham gia trò chơi phải nghe lời nói và nhìn hành đọng của người quản trò.Ví dụ: Lúc đầu người quản trò hô to vài lần đúng cho người tham gia trò chơi làm quen, sau đó người quản trò hô dơ tay lên nhưng tay của người quản trò chưa đụng đầu mà người tham gia trò chơi vỗ tay, như vậy người tham gia trò chơi đó đã vi phạm thể lệ chơi.</P>
<P>- Hình phạt trò chơi: Tuỳ theo cách của người quản trò. Nhưng nhớ chú ý la không phạt những trò mà người chơi cảm thấy khôngvui và bực mình, không muốn tham gia chơi nữa.</P>
<P>- Ý nghĩa của trò chơi: Vui nhộn, rèn luyện sự nhanh nhẹn giữa tay và mắt, và chú ý người tham gia trò chơi.</P>
<P><B>II. Ba trò chơi động:</B></P>
<P><B>1. </B><B>Tên trò chơi : Bước Chân Đoàn Kết</B> </P>
<P>- Mục đích : Tạo sự đồng bộ của người chơi</P>
<P>- Đối tượng : Thanh thiếu nhi.</P>
<P>- Số lượng : 3 đội chơi trở lên, mỗi đội ít nhất là 3 nam, 3 nữ</P>
<P>- Vật dụng cần thiết : mỗi đội 5 sợi dây, dây dài 80cm</P>
<P>- Địa điểm : Ngoài trời nơi có cỏ, hoặc đất cát.</P>
<P>- Cách chơi: </P>
<P>Mỗi đội xếp thành 1 hàng dọc từ 1 cho đến 6 và cột chân vàonhau có nghĩa là chân phải của người thứ 1 sẽ cột vào chân phải của người thứ 2 và chân trá người thú 2 cột vào chân trái người thứ 3 cứ như thế cho đến người cuối cùng thì chân phải người thứ 5 sẽ cột vào chân phải người thứ 6. Xong rồi thì BTC phải đi kiểm tra vì trong lúc đi dây dễ bị tutụ ra ngoài nêu như cột không chắc, và đoạn đường đi sẽ do BTC đề ra. Đội nào. đến đích trước thì thắng nhưng người cuối cùng của đội đó phải qua đích. </P>
<P>Ghi chú: Trò chơi này nếu như các đội mà đang đi trên đường đua mà đứt dây hoặc bung dây ra làm cho đội hình mình đứt đoạn thì đội đó bị loại.</P>
<P>Ý nghĩa: Giúp cho người chơi sự nhanh nhen, đồng đều và tinh thần tập thể.</P>
<P><B> 2. Tên trò chơi : </B><B>Ngoại gia</B><B>o</B></P>
<P>- Chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 3 người.- Mỗi nhóm chọn một vị trí định sẵn với một tên thành phố (Việt Nam hoặc <B>q</B>uốc tế).</P>
<P>- Quản trò nói: Sài Gòn cần liên lạc với Paris. Hai nhóm Sài Gòn và Paris phải đổi chỗ cho nhau, trong khi đó "nhóm phá hoại" sẽ cố gắng tranh lấy một chỗ.Nhóm thành phố nào bị mất chỗ sẽ mất tên thành phố mình và trở thành "nhóm phá hoại" và phải chờ cơ hội phá hoại "nền bang giao" của các nhóm khác.</P>
<P>- Luật chơi: Cả nhóm trong một thành phố phải di chuyển cùng một lúc.Nếu "nhóm phá hoại" và "nhóm trao đổi" cùng chiếm được thành phố cùng một lúc, ngay lúc bắt đầu chiếm được đó, nhóm nào đông dân số hơn thì nhóm ấy sẽ được.Tên thành phố tại mỗi vị trí không thay đổi.</P>
<P>- Thời gian thích hợp: Chừng sau khi thảo luận mệt óc, trong giờ sinh hoạt vui buổi tối.</P>
<P>- Đặc tính: Nhanh nhẹn, hiểu biết rộng, vui vẻ.</P>
<P>- Thay đổi: Quản trò có thể gọi 2, 3 cặp tên cùng một lúc. Thay tên </P>
<P>thành phố thành phố bằng tên bộ lạc, tên dân tộc...</P>
<P><B>3. Tên trò chơi :</B><B>Tìm bạn</B></P>
<P>- Chia làm hai toán. Người bên toán này chọn 1 người bên toán kia làm </P>
<P>bạn. Hai người cùng chọn 1 tiếng kêu của 1 con vật.</P>
<P>- Một toán bị bịt mắt.Sau đó 2 toán đứng lộn xộn với nhau.Còi thổi, mỗi người trong toán không bị bịt mắt kêu tiếng kêu con vật</P>
<P> mà mình đã chọn. Những người bị bịt mắt sẽ tìm bạn mình theo tiếng kêu đó.</P>
<P>- Các người bị bịt mắt có thể kêu để bạn của mình đáp lại.</P>
<P>- Luật chơi: Những người không bị bịt mắt đứng yên, những người bị bịt mắt có nhiệm vụ đi tìm.</P>
<P>- Thời gian thích hợp: Sau lúc mệt mỏi, sinh hoạt tối.</P>
<P>- Đặc tính: Vui vẻ, luyện thính giác, nhanh trí.</P>
<P><B>III. Ba trò chơi thi đấu trong trại:</B></P>
<P><B>1. Tên trò chơi: Bịt mắt nấu cơm</B></P>
<P>- Mục đích : Làm cho người chơi phối hợp một cách ăn ý nới nhau</P>
<P>- Đối tượng : Thanh thiếu nhi. </P>
<P>- Số lượng : 3 đội chơi trở lên, một nam - một nữ </P>
<P>- Vật dụng : mỗi đội một nồi nấu cơm nhỏ,1 chén gạo, củi,bật lửa.</P>
<P>- Địa điểm : Ngoài trời nơi có cỏ, hoặc đất cát. </P>
<P>- Cách chơi: Nam bịt mắt, nữ buột tay sau lưng. Sau đó nữ nói những thao tác cho nam nấu cơm cho đến khi nấu cơm chín thì trò chơi kết thúc.BTC đánh giá kết quả bằng cách xem đội nào nầu cơm chín và ngon nhất, nếu có hai nồi cơm ngon bằng nhau thì xem thời gian đội nào nấu xong trước.</P>
<P><B>2. Tên trò chơi: Đua xích lô</B></P>
<P> - Mục đích : Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua.</P>
<P> - Số lượng : 3 người làm thành một xích lô</P>
<P> - Vật dụng : dây cột</P>
<P> - Địa điểm : bãi đât trống rộng</P>
<P> - Cách chơi : 2 người đứng sát nhau, choàng tay trên vai, chân phải của người này cột với chân trái của người kia. 2 chân bị cột này co lên.</P>
<P>+ Người thứ ba, lái xích lô, đứng sau 2 người kia, 2 tây cầm 2 chân bị cột của họ làm cần lái.</P>
<P>+ Nhiều chiếc xích lô sẵn sàng ở mức khởi hành, cách mức tới 4m, đợi còi hiệu xuất phát.</P>
<P>+ Chiếc nào đến đích trước: thắng.</P>
<P>+ Chiếc nào lật giữa đường: thua</P>
<P>+ Những chiếc đụng nhau: thua.</P>
<P><B>3. Tên trò chơi: Tình yêu bóng đá</B></P>
<P> - Mục đích :Tạo sự đoàn kết giữa các hội viên</P>
<P> - Đối tượng : Thanh thiếu nên</P>
<P> - Số lượng : 2 đội chơi trở lên, số lượng 3 nam-2 nữ</P>
<P> - Vật dụng : Một trái bóng nhựa, 4 gậy 2m,10 cái nón và dây dừa</P>
<P> - Địa điểm : bãi sân trống rộng</P>
<P> - Cách chơi:</P>
<P>Mỗi trận đấu gồm có đội chơi,mỗi đội gồm 5 người 3 nam-2 nữ và được đội nón không có dây quai, hai đội chơi thi đấu với nhau trong hai hiệp mỗi hiệp 5 phút. Trong quá trình thi đấu thành viên nào của 2 đội rớt nón thì ra khỏi sân 1 phút,sau đó tiếp tục vào thi đấu lại.</P>
<P>Sau trận đấu nếu kết quả hoà thi 2 đội đá luân lưu.</P>
<P> </P>
<P><B>IV. Ba trò chơi sáng tạo:</B></P>
<P><B>1. Tên trò chơi: Uống sữa</B></P>
<P>Tạo không khí vui vẻ trong sinh hoạt, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.<BR>Nội dung: Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:</P>
<P><B>Quản trò hô Người chơi làm</B></P>
<P><B>sữa đâu sữa Đưa tay trái lên cao</B></P>
<P><B>uống sữa Đưa tay trái vào miệng</B></P>
<P><B>sữa hỏng Đưa hai tay ôm bụng</B></P>
<P><B>Đi viện Đưa hai tay lên và gục đầu xuống</B></P>
<P>Cách chơi:</P>
<P>Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên. </P>
<P>Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai ( hô một đằng làm một nèo). </P>
<P>Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản </P>
<P>trò. <BR>Phạm luật: Những trường hợp sau phải chịu phạt</P>
<P>Làm động tác sai với lời hô của quản trò</P>
<P> Không nhìn vào quản trò. </P>
<P><BR>Làm chậm, làm không rõ động tác. </P>
<P>Phải làm theo dây chuyền.</P>
<P>Chú ý: </P>
<P>Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.</P>
<P> <BR>Quản trò dùng những từ khác để " lừa" người chơi như tiến, lùi, khò.... tạo</P>
<P> không khí.</P>
<P><B>2.Tên trò chơi: Đi du lịch</B></P>
<P>Tạo không khí vui vẻ trong sinh hoạt, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.<BR>Nội dung: Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:</P>
<P><B>Quản trò hô Người chơi làm</B></P>
<P><B>Tay đâu-tay đâu Đưa 2 tay lên cao</B></P>
<P><B>Bà Nà Đưa 2 tay về trước song song</B></P>
<P><B>Núi Ngũ Hành Đưa 2 tay làm thành ngọn núi</B></P>
<P><B>Sông Hàn Thân hình uống như khúc sông</B></P>
<P><B>Tiên Sa Ngồi xuồng</B></P>
<P>Cách chơi:</P>
<P>- Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.</P>
<P>- Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai ( hô một đằng làm một nèo). </P>
<P>- Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.</P>
<P>Phạm luật: </P>
<P>- Những trường hợp sau phải chịu phạt</P>
<P>- Làm động tác sai với lời hô của quản trò </P>
<P>- Không nhìn vào quản trò. </P>
<P>- Làm chậm, làm không rõ động tác. </P>
<P><B>3.Tên trò chơi: Tiếp sức ném bóng</B></P>
<P> - Mục đích :Tạo sự đoàn kết giữa các hội viên</P>
<P> - Số lượng : 2 đội chơi trở lên, số lượng 4 nam-2 nữ</P>
<P> - Vật dụng : Rổ, dây,bóng</P>
<P> - Địa điểm : bãi sân trống rộng</P>
<P> - Cách chơi:</P>
<P>Rổ được treo trên dây cách mặt đất 3m, các đội chơi đứng cách rổ 5m</P>
<P>Hai bạn nam làm kiệu khiên bạn nữ chạy lên để ném bóng vào rổ</P>
<P>Trò chơi được diẽn ra trong 3 phút, sau 3 phút rổ đội nào có nhiều bóng trong rổ hơn sẽ thắng./.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> HỘI LHTN VIỆT NAM </B></P>
<P><B>HỘI LHTN TP ĐÀ NẴNG </B></P>
<P><B> CÂU LẠC BỘ DKS</B></P>
<P><B> ***</B></P>
<P><B> <I></I></B></P>
<P align=center><B>KẾ HOẠCH</B></P>
<P align=center><B>V/v TỔ CHỨC TRÒ CHƠI LỚN</B></P>
<P align=center><B><I>Chủ đề : " TRƯỜNG KỲ KHÁNG CHIẾN"</I></B></P>
<P><B> -------------------------------------</B></P>
<P>1.Căn cứ kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ DKS năm 2009</P>
<P>2.Căn cứ tình hình thực tế của của câu lạc bộ và được sự cho phép của Hội LHTN TP Đà Nẵng. Câu lạc bộ DKS tổ chức cuộc trò chơi lớn với chủ đề " Trường kỳ kháng chiến" </P>
<P><B>I. Mục Đích: </B></P>
<P> - Tạo điều kiện cho các đoàn viên rèn luyện kỹ năng về mọi mặt, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật tinh thần đoàn kết, học tâp giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.</P>
<P><B>II. Thời Gian - Địa Điểm - Lộ Trình: </B></P>
<P> 1. Thời gian: 02 giờ ( <B>từ 19 giờ đến 21 giờ</B>)</P>
<P> 2. Địa điểm: Sân trường Đại học sư phạm - Đại học Đà nẵng</P>
<P><B>III. Ban tổ chức: </B></P>
<P>1. Uông Minh Đức</P>
<P>2. Nguyễn Văn Hưng</P>
<P>3. Phan liễn</P>
<P>4. Nguyễn Xuân Thạch</P>
<P>5. Nguyễn Thị Ngọc Sương</P>
<P><B>IV. Thành phần tham dự:</B></P>
<P>1. Ban tổ chức</P>
<P>2. Các thành viên là hội viên CLB DKS</P>
<P>3. Các thành viên thuộc các trường cao đẳng, ngoại ngữ, bách khoa, sư phạm chưa phải là hội viên CLB DKS</P>
<P>4. Các thành viên là hội viên CLB tuổi trẻ Thái Phiên</P>
<P class=NormalRight003><B>IV. Nội quy và hiệu lệnh chung:</B></P>
<P class=NormalRight003><B> 1.N ội quy:</B></P>
<P class=NormalRight003>* Đội hình hành quân phải tuân thủ nghiêm ngặt các hiệu lệnh do ban điều hành chiến dịch đề ra.</P>
<P class=NormalRight003>* Đội trưởng luôn luôn nắm bắt số lượng các thành viên trong đội. </P>
<P class=NormalRight003><B> 2.Hiệu lệnh chung:</B></P>
<P class=NormalRight003>* Tập họp chung : TH</P>
<P class=NormalRight003>* Tập họp đội trưởng : 3D</P>
<P class=NormalRight003>* Cấp cứu : SOS</P>
<P class=NormalRight003><B>* Diễn biến:</B></P>
<P class=NormalRight003 align=center><B>Trạm 1:</B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P><B>- Morse</B> : CAC TIEU DOAN TAPJ TRUNG ON DINH HANG NGU</P>
<P><B>- Semaphore</B> : NHAN LENH XUAT PHAT TU TRUNG DOAN TRUONG</P>
<P><B>- Mật thư : </B></P>
<P>OFF: Hôm nay, trên đường hành quân ra mặt trận.chúng con đã gặp các đồng chí trong ban chấp hành TW tại cây cầu chữ Y.các anh đã khen ngợi và động viên chúng con cố gắng để dành được thắng lợi to lớn.Mẹ ơi ! đó là niềm hạnh phúc và vinh dự biết bao.</P>
<P>NW:ME,EE,TM,TN,TI,ET,NE,EE,TT,EN/AHWAIBUNAVHUSBJKLUROVROPAHP.AR</P>
<P><B>- Cách giải:</B></P>
<P>+ TW = Y dùng morse</P>
<P>+ Anh = N, Mẹ = U</P>
<P>+ U = N</P>
<P><B>- Bạch văn</B> : GIO G DA DIMR - TAP TRUNG TOAN LUC DEN KHO KHI TAI</P>
<P class=tram><STRONG><EM>Trạm 2:</EM></STRONG></P>
<P class=tram><STRONG><EM> </EM></STRONG></P>
<P><STRONG>- Morse</STRONG>: CHINH DON HANG NGUX</P>
<P><B>- Simaphore</B>: BAO CAO QUAN SO</P>
<P><B>- Mật thư: </B></P>
<P>OFF: </P>
<P>Dừng chân đứng lại bên bờ suối</P>
<P>Trăng sáng soi sáng ở trên đầu</P>
<P>Ánh trăng vàng dịu soi dưới nước</P>
<P>Một kẻ vô tình lạc bước chân.</P>
<P>NW: JDWJGDEPWEHAJZQKJCYDEAJZWQ/</P>
<P>Truwe_yugn_Tzu_vzwna_nagx_nauq.AR</P>
<P><B>- Cách giải :</B></P>
<P>+ Bờ = B , trên đầu là dấu huyền = F</P>
<P>+ B = F</P>
<P>+ Simaphore ngược.</P>
<P><B>- Bạch văn:</B> NHAN KHI TAI LEN DUONG CHIEN DAU - TRUOC QUAN THU KHONG NGAI GIAN NGUY</P>
<P> </P>
<P class=tram><STRONG>Trạm 3:</STRONG></P>
<P class=tram><STRONG> </STRONG></P>
<P><STRONG>- Morse:</STRONG> DON DICH PHIA TRUOC CANR BƯƠC TA</P>
<P><B>- Simaphore</B>: PHAO KHONG TRONG LUONG TA CONG PHA</P>
<P><B>* Trò chơi</B>: Pháo không trọng lượng ( Phụ trách:...)Mỗi đội 2 nam, 1 nữ, 2 quả bóng bay. Các đội thổi bóng lên rồi nam làm kiệu khiêng nữ, nữ cầm bóng ném về phía trước, ném tới đâu thì khiêng chạy đến đó, nhặt lên ném tiếp. Khi đến đích thì quay lại, đội về trước là thắng. Trên đường đi nếu vỡ bóng thì thổi quả tiếp theo, vỡ cả 2 quả là bị loại.</P>
<P><B>- Mật thư:</B></P>
<P>OFF:Đầu năm 1950 với những kế hoạch tác chiến phù hợp của bộ chi huy, ta đã dành được những thắng lợi đầu tiên. Trên đà chiến thắng ta chuẩn bị lực lượng để tiến đến chiến dịch Biên Giới. tạo thời cơ chín muồi cho cuộc tổng tiến công.</P>
<P>NW: BRIOS- ZXGFT- ZOTKC- TKEPB- GZIND- IVHBZ_CIKVN-NMPCO-ZDVTM-UVUOZ-IGMZC.AR</P>
<P><B>- Cách giải:</B> </P>
<P>+ Chạy chữ 1950</P>
<P>+ Cam ranh : B I E E N G I O W I S</P>
<P><B>- Bạch văn</B>: CHIEN TRANH DAI CON LAM GIAN NGUY - NHAN LUONG THUC TIEP TE CHO BINH SI</P>
<P><B>* Tình huống phát sinh: </B></P>
<P>Trong lúc giải mật thư, thổi morse yêu cầu mỗi đội cử 1 trinh sát đi tiền trạm và nhận lương thực. Tại nơi dừng chân, cho các trinh sát chơi trò thu thập thông tin: thu thập thông tin của các bạn đồng hành và trả lời các câu hỏi cá nhân.Khi nào đội của mình đến thì các trinh sát nhận lương thực và đi tiếp.</P>
<P> </P>
<P class=tram><STRONG>Trạm 4:</STRONG></P>
<P class=tram><STRONG> </STRONG></P>
<P><STRONG>- Morse, Simaphore</STRONG>: TAT CA TAP TRUNG VONG TRON SINH HOAT</P>
<P>Cho cả đoàn tập trung 1 vòng tròn sinh hoạt, sau đó cho về sinh hoạt riêng, BTC phát lương thực (rau) cho các đội để hành quân. Trong rau có giấu mật thư.Phát lệnh : CHE BIEN LUONG THUC Các đội tự tìm mật thư để giải.</P>
<P><B>- Mật thư: </B></P>
<P>OFF:Chiến dịch biên giới thu đông 1950.Sáng 16/09/1950 ta đánh cụm cứ điểm Đông Khê, sáng 18/09 Đông Khê bị tiêu diệt.Hệ thống phòng thủ đường 4 lung lay,10/10 địch rút khỏi Thất Khê.22/12, địch rút khỏi các căn cứ còn lại trên đường .</P>
<P>NW<B>:</B><B>15,06,81,02,81,06,13,92,04,11,81,02,21,06,51,92, 12,41,06,11,81,16,92,06/CDHIICEHNDSIYCCHHDUINCGHTDAIT CRHADNIHCTHHDUINCGHHDIICH. AR</B></P>
<P><B>- Cách giải:</B></P>
<P>+ Trong khoá ta thấy có 26 số tương ứng với 26 chữ cái</P>
<P>1 9 5 0 1 6 0 9 1 9 5 0 1 8 0 9 4 1 0 1 0 2 2 1 2 4</P>
<P>A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z</P>
<P>+ Một sống một chết</P>
<P><B>- Bạch văn:</B></P>
<P>RUNG NUI HOANG VU CHE QUAN THU - CHIEN SY CHUNG TA TRANH THU NGHI</P>
<P class=tram><EM><STRONG> </STRONG></EM></P>
<P class=tram><STRONG>Trạm 5:</STRONG></P>
<P class=tram><STRONG> </STRONG></P>
<P>Vẽ các vòng tròn trên đường tiến vào lô cốt cho các đội nhảy vào. Tượng trưng cho việc tránh bãi mìn.</P>
<P><B>- Mật thư: </B></P>
<P>OFF: "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh"</P>
<P>NW:HTNREELNNDAUHONNEGDVNEENIOLIOTAAIPG</P>
<P>KPEATGTMI.AR</P>
<P><B>- Cách giải</B>: một chết một sống</P>
<P><B>- Bạch văn:</B> TREN DUONG VE NOI TAP KET - TIM GAP GIAO LIEN DE NHAN LENH</P>
<P>+ Giao liên: ( hoá trang ) đọc bài Cụ Hồ muôn tuổi cho các đội.</P>
<P>+ Bác Hồ: ( hoá trang) ngồi câu cá, truyền thông tin cho các đội sau đó các đội về nơi tập kết.</P>
<P> </P>
<P align=center>KẾT THÚC./.</P>
<P align=center> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B>Thuyết minh:</B></P>
<P>Cổng trại được làm với chủ đề" Bác Hồ sống mãi trong lòng chúng ta".</P>
<P>- Hình ảnh đầu tiên và rõ nhất khi ta nhìn vào cổng trại chính là hình ảnh bông sen vỡi ý nghĩa " Tháp Mười đẹp nhất bông sen - Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ".</P>
<P>- Nhưng bông sen đó không phải màu hồng mà là màu xanh bởi bông sen đó được làm từ những cây tre xanh, biểu tượng cho con người Việt Nam gan góc, bền bỉ.</P>
<P>- Phía trên cổng trại là hình ảnh con tàu hiện ra, một con tàu đã đưa Bác ra đi tìm đường cứu nước, con tàu Bác đã làm việc cực khổ trên đó để mong muốn ra đi tìm ánh sáng về cho đất nước đang lầm than.</P>
<P>- 4 lá cờ nhỏ và một lá cờ tổ quốc ở giữa vươn lên, tượng trưng cho 5 châu 4 bể, vừa là con đường của Bác đi khắp 5 châu 4 bể vừa là để Việt Nam ta sẽ làm bạn cùng tất cả bạn bè trên thế giới, để một mai sẽ cùng nhau vươn lên phát triển mạnh mẽ.</P>
<P>- Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà, và khung trại chính được làm bằng tre ngà, cùng với hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam thân thương, ảnh Bác mỉm cười phía trên cổng trại như muốn nói rằng những người dân Việt Nam sẽ luôn bên Bác và Bác sẽ sống mãi trong lòng chúng ta.</P>
<P> </P>
<P><B> </B></P>
<P><B>I.KỆ CHÉN BÁT:</B></P>
<P> * Vật liệu :</P>
<P>- 7 cây tre 2m dung làm giá đỡ </P>
<P>- 2 cây 1m làm chân kiền giá đỡ </P>
<P>- Khoảng 20 cây tre 0,5 m dung làm mặt kệ </P>
<P>- Khoảng 20 m dây để buộc </P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B>III. THANG CAO :</B></P>
<P>* Vật liệu:</P>
<P>- 2 cây 3m + khoảng 6 cây tre 0,5m làm thang lên </P>
<P>- 3 cây tre 1m lam chân đỡ thang </P>
<P>- Khoảng 7 cây tre 0,5m làm mặt ghế </P>
<P>- Khoảng 50m dây để buộc thang<B> </B></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><B>CHƯƠNG TRÌNH TRẠI TRONG 24H</B></P>
<P align=center><B>(Kế hoạch trại cho 50 trại sinh)</B></P>
<P align=center><B>----------//----------</B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B>Chủ đề: TIẾP BƯỚC TRUYỀN THỐNG</B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P><B>I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA:</B></P>
<P> - Giáo dục truyền thống lịch sử vẻ vang của Đoàn - Hội cũng như nhìn lại những chặn đường phát triển của Đoàn - Hội, từ đó nâng cao hơn nữa ý thức của thế hệ học sinh sinh viên hiện nay về vai trò và nhiệm vụ của mình. </P>
<P>- Kiểm tra, tập huấn, đánh giá những kỹ năng hoạt động thanh niên của cán bộ lớp, cán bộ chi đoàn.</P>
<P><B>II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM</B>:</P>
<P>1. Thời gian: từ 14h00 ngày ...đến 14h00 ngày ...</P>
<P>2. Địa điểm: ......</P>
<P><B>III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ</B>:</P>
<P>1. Thành lập Ban Tổ chức Hội trại gồm các anh, chị có tên sau:</P>
<P>2. Đăng ký danh sách Hội viên thanh niên tham dự </P>
<P>3. Chuẩn bị hậu cần:</P>
<P>- Ăn: Các tiểu trại tự túc việc ăn uống (1bữa trưa, 1 bữa tối và bữa điểm tâm). </P>
<P>- BTC chuẩn bị cổng trại, sân khấu, lều trung tâm, gian trưng bày hình ảnh hoạt động </P>
<P>của BTC </P>
<P>- Mỗi tiểu trại chuẩn bị một lều phụ để ngủ và sinh hoạt. Đèn thắp sáng và đèn nháy để trang trí. Trang trí trại: 1 cờ Tổ quốc, ảnh Bác, lẵng hoa, cờ dây, bảng tên tiểu trại. Yêu cầu đảm bảo kỹ thuật trại và hình thức trang trí đẹp, sáng tạo, đơn giản. Thiết bị âm thanh (nếu có) công suất vừa phải. </P>
<P>4. Dụng cụ tham gia hoạt động:</P>
<P> - Các tranh ảnh, tin bài phản ánh hoạt động trưng bày tại các tiểu trại.</P>
<P> - Thi Múa tập thể.</P>
<P>5. Trang phục trại sinh : Khuyến khích các tiểu trại sử dụng đồng phục mang màu sắc riêng của chi hội, áo xanh.</P>
<P><B>V. NỘI DUNG THI ĐUA</B>:</P>
<P>Chương trình Hội trại bao gồm nhiều nội dung hoạt động, trong đó các nội dung thi đua sẽ được tính theo các tiểu trại.</P>
<P>Các nội dung thi đua gồm: </P>
<P><B>1. Kỹ thuật trại, kỷ luật, vệ sinh </B></P>
<P><B>2. Lễ khai mạc trại </B></P>
<P>Thời gian: 16h00-17h ngày ...</P>
<P>Thành phần: </P>
<P>Khách mời: Lãnh đạo ........ </P>
<P>Toàn thể các trại sinh của các tiểu trại. </P>
<P>Nội dung: </P>
<P>Chào cờ, giới thiệu Đại biểu. </P>
<P>Phát biểu ôn lại truyền thống ngày thành lập Đoàn </P>
<P>Phát biểu lãnh đạo</P>
<P>Biểu diễn văn nghệ, thời trang Đọc Quyết định thành lập Trại, Ban Quản trại, và tuyên bố Khai mạc trại.</P>
<P>Tham quan đất trại </P>
<P><B>3.Triển lãm ảnh hoạt động, phong trào tình nguyện.</B></P>
<P>Các tiểu trại tự trang trí trong lều trại của mình những hình ảnh về hoạt động. Điểm này sẽ được tính vào điểm chấm trại. Các tiểu trại nên tổ chức thành một cụm trưng bày chung.</P>
<P><B>4. Cuộc thi "Đôi nhảy đẹp (có Kế hoạch chi tiết) </B></P>
<P>Các thí sinh đăng ký tại BTC trại.</P>
<P>Cuộc thi diễn ra vào tối thứ đầu tiên </P>
<P><B>5.Hội thi "Giọng ca vàng"</B><B>(có Kế hoạch chi tiết) </B></P>
<P>Hội thi diễn ra (20h tối ngày ... ). Ban Giám khảo đánh giá và chọn các thí sinh xứng đáng vào vòng Chung khảo.</P>
<P><B>6. Lửa trại </B></P>
<P>Phút sinh hoạt truyền thống.</P>
<P>Múa hát tập thể. </P>
<P>Dạ hội và múa Chachacha tập thể. </P>
<P>Đúng 23h30, các tiểu trại sẽ tiếp lửa về sinh hoạt "Phút tĩnh tâm"tại trại. BQT sẽ phân công người xuống cùng tham gia sinh hoạt với các chi Hội. </P>
<P><B>7. Dịch, làm theo Mật thư và các Bản tin tại trại </B></P>
<P>Trong quá trình Hội trại, Ban tổ chức thường xuyên phát đến các tiểu trại các Bản tin thông qua nhiều hình thức khác nhau, kể cả qua tin nhắn đến các tiểu trại trưởng, theo kế hoạch định trước hoặc đột xuất. Các tiểu trại trong trạng thái chuẩn bị để có thể sẵn sàng nhận và thực hiện theo nội dung các Bản tin.</P>
<P><B> </B><B>8. Hộp thư giao lưu </B></P>
<P>Nhằm thắt chặt tinh thần đoàn kết và tính giao lưu, trao đổi giữa BQT với các trại viên và giữa các trại viên với nhau, BQT sẽ tổ chức một hộp thư giao lưu với các trại sinh</P>
<P><B>9. Đồng diễn thể dục 1. Kỹ thuật trại, kỷ luật, vệ sinh </B></P>
<P>Thời gian : 05h00-06h00 sáng ngày .... </P>
<P>Thành phần : Toàn thể trại sinh, trừ đội hình TCL.</P>
<P> Nội dung : Các tiểu trại lần lượt tập trung trước SK và cùng tập theo nhạc bài thể dục được các tiểu trại chọn sẵn. Điểm chấm bao gồm bố trí đội hình đẹp, động tác đều và đẹp. Không hạn chế các động tác sáng tạo nhưng phải đảm bảo đúng tiết tấu với bản nhạc được.</P>
<P><B>10. Thi Kỹ năng múa hát tập thể, quản trò </B></P>
<P>Thời gian: Trong quá trình hội trại. </P>
<P>Thành phần: Tất cả các tiểu trại.</P>
<P>Nội dung: Các tiểu trại cử một đội hình múa hát tập thể và Trò chơi nhỏ gồm ít nhất 20 người (10 nam + 10 nữ).</P>
<P>Phần thi Múa tập thể: Các đội sẽ biểu diễn ba bài múa: "Thanh niên làm theo lời Bác", "Ta ra trận hôm nay", "Gửi lại em" và điệu Chachacha tập thể. Cơ cấu điểm chấm bao gồm đội hình, trang phục, kỹ thuật và sáng tạo. Các đội sẽ thi theo bảng, mỗi đội phải tự trang bị đồng phục và bảng tên tiểu trại để BGK có thể theo dõi trong quá trình biểu diễn.</P>
<P>Phần thi Quản trò: Các đội cử một Quản trò hướng dẫn vòng tròn chơi một trò chơi. Sau đó, BGK sẽ yêu cầu một thành viên bất kỳ trong vòng tròn ra hướng dẫn trò chơi. </P>
<P>Điểm chấm: khả năng lựa chọn trò chơi phù hợp với vòng tròn, phong cách điều khiển, sự sáng tạo và mức độ lôi cuốn người chơi. </P>
<P><B>11. Các trò chơi vận động:</B></P>
<P> Kéo co, bịt mắt nấu cơm, Đồng hồ người,nhà hoạ sĩ tài ba, Mặc đồ tiếp sức,... </P>
<P><B>12. Cuộc thi "Kỷ lục Guiness Hội viên 2009" </B></P>
<P>Dự kiến tìm kiếm các kỷ lục sau: "Giọng hát dài hơi nhất", "Người đàn ông có bộ mặt cười", "Hội viên béo và gầy nhất", "Ảo thuật gia ấn tượng nhất".</P>
<P> </P>
<P> <B>VI. CHƯƠNG TRÌNH HỘI TRẠI:</B></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><B>NGÀY</B></P>
<P align=center><B>THỜI GIAN</B></P>
<P align=center><B>NỘI DUNG</B></P>
<P align=center><B>PHỤ TRÁCH</B></P>
<P align=center><B>THAM GIA</B></P>
<P align=center><B>GHI CHÚ</B></P>
<P align=center><B>NGÀY THỨ I</B></P>
<P align=center><B>14h-->16h</B></P>
<P>- Tập trung trại sinh.</P>
<P>- Dựng trại</P>
<P>- Trang trí trại</P>
<P align=center>Các tiểu trại trưởng</P>
<P align=center> </P>
<P align=center>Các trại sinh</P>
<P align=center> </P>
<P align=center><B>16h-->17h</B></P>
<P>- Khai mạc trại</P>
<P>- Thi thuyết trình trại, chấm trại.</P>
<P align=center>BTC</P>
<P align=center>Các tiểu trại</P>
<P align=center> </P>
<P align=center><B>17h-->18h</B></P>
<P>- Nghỉ ngơi, ăn tối</P>
<P align=center> </P>
<P align=center>Các tiểu trại</P>
<P align=center> </P>
<P align=center><B>18h-->21h</B></P>
<P>- Chương trình văn nghệ</P>
<P>trại:Đôi nhảy đẹp và giọng ca vàng.</P>
<P align=center>BTC</P>
<P align=center>Tiểu trại</P>
<P align=center> </P>
<P align=center><B>21h-->23h</B></P>
<P>- Lửa trại</P>
<P align=center>BTC</P>
<P align=center>Toàn trại</P>
<P align=center> </P>
<P align=center><B>23h-->3h</B></P>
<P>- Trò chơi đêm + ngủ tối</P>
<P align=center> </P>
<P align=center> </P>
<P align=center> </P>
<P align=center><B>NGÀY THỨ II</B></P>
<P align=center><B>3h-->5h</B></P>
<P>- Trò chơi lớn</P>
<P align=center>TBC</P>
<P align=center>Tiểu trại</P>
<P align=center> </P>
<P align=center><B>5h-->6h</B></P>
<P>- Thi thể dục buổi sáng</P>
<P align=center>TBC</P>
<P align=center>Đội hình thể dục</P>
<P align=center> </P>
<P align=center><B>6h-->6h30</B></P>
<P>- Vệ sinh + điểm tâm</P>
<P align=center> </P>
<P align=center> </P>
<P align=center> </P>
<P align=center><B>6h30-->8h30</B></P>
<P>- Thi múa hát tập thể + Quản trò</P>
<P align=center>BTC</P>
<P align=center>Đội hình múa hát tập thể + Quản trò</P>
<P align=center> </P>
<P align=center><B>8h30-->11h</B></P>
<P>- Các trò chơi vận động: kéo co, mặc đồ tiếp sức, đồng hồ người,...</P>
<P align=center>BTC</P>
<P align=center>Tiểu trại</P>
<P align=center> </P>
<P align=center><B>11h-->12h</B></P>
<P>- Thi phát thanh + nhật ký trại</P>
<P align=center>BTC</P>
<P align=center>Phát thanh viên</P>
<P align=center> </P>
<P align=center><B>12h-->13h</B></P>
<P>- Nghỉ trưa</P>
<P align=center>Tiểu trại</P>
<P align=center> </P>
<P align=center> </P>
<P align=center><B>13h-->14h</B></P>
<P>- Tổng kết + phát thưởng</P>
<P align=center>BTC</P>
<P align=center>Toàn trại</P>
<P align=center> </P>
<P align=center><B>14h</B></P>
<P>- Kết thúc</P>
<P align=center> </P>
<P align=center> </P>
<P align=center> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B>LỬA TRẠI</B></P>
<P align=center><B>----------//----------</B></P>
<P><B> </B></P>
<P>Để tổ chức một buổi lửa trại cho có kết quả, chúng ta phải biết chuẩn bị những công đoạn sau: </P>
<P><BR><B>1. Chuẩn bị khung:</B></P>
<P><B>- </B>Thông báo cho các Tiểu trại hay các Đội trưởng trước về chủ đề của buổi lửa trại và số lượng tiết mục mà họ có thể tham gia. Trại sinh nếu chưa rành các nghi thức thì phải tập luyện hay ôn lại cho thống nhất và đồng bộ. Ôn lại những băng reo, bài hát, luân xướng, ca múa cộng đồng... </P>
<P>- Các dụng cụ hóa trang thường được tận dụng những thứ có sẵn như chăn màn, khăn quàng... chứ đừng đặt nặng vấn đề đạo cụ, may sắm như một đoàn hát. Các tiết mục trình diễn, được chuẩn bị trong thời gian ở trại. Nếu lửa trại có đề tài đã được thông báo trước, thì tiết mục nên xoay quanh chủ đề đã chọn. </P>
<P><BR><B>2. Chuẩn bị địa điểm:</B> </P>
<P>- Chọn một khu đất khô ráo, rộng rãi, thoáng đãng, không có tàn cây de ra trên đống lửa, không có những hố trũng, gốc cây, rễ cây... Dọn sạch sẽ đất đá và gom sạch lá khô chung quanh. Chuẩn bị chỗ ngồi cho quan khách (nếu có) và các Phụ trách được thoải mái tự do, trên gió, gần nơi trình diễn... Nếu là sân xi măng hay gạch, chúng ta lót thiếc, vỏ cây, lá cây... ở dưới trước, sau đó đổ cát lên, để sân không bị quá nóng dẫn đến nứt nổ. </P>
<P><BR><B>3. Chọn đề tài:</B></P>
<P>- Để cho buổi lửa trại có ý nghĩa, chúng ta nên cô đọng chương trình trong một chủ đề nào đó. </P>
<P>Thí dụ: Nếu là buổi lửa trại kỷ niệm ngày thành lập đơn vị, chúng ta nên xoay quanh nguyên lý phong trào, truyền thống đơn vị... Nhưng vẫn không làm mất đi sự vui tươi, trẻ trung, dí dỏm...Hoặc đang cắm trại tại một địa danh lịch sử, một đền thờ anh hùng dân tộc, một di tích tôn giáo... thì chủ đề cũng nên đặt trọng tâm vào đó, tìm hiểu và nêu gương để giáo dục trại sinh.</P>
<P> <BR><B>4. Sắp xếp củi:</B></P>
<P>- Có nhiều hình thức sắp xếp củi cho một buổi lửa trại như: hình nón, hình kim tự tháp, hình lục lăng, hình tam giác... Cho dù sắp kiểu nào, thì chúng ta cũng phải cho những vật dễ bắt lửa ở dưới trước, rồi sắp cành cây hay củi nhỏ lên, sau hết mới chất củi lớn (nhớ chừa nơi châm lửa). <BR><BR></P>
<P> </P>
<P><B>5. Sắp xếp đội hình:</B></P>
<P>- Nếu là lửa trại nguyên thủy thì quá dễ dàng, vì trại sinh tự động đến ngồi xuống xung quanh đống lửa là đủ. Nhưng nếu lửa trại tăng cường, nhất những buổi lửa trại có quan khách và khán giả tham dự, thì chúng ta phải biết cách sắp xếp đội hình.</P>
<P>- Trại sinh ngồi hai ba vòng, không nên ngồi quá rộng, vì sẽ không nghe được tiếng nói của diễn viên (nếu không có hệ thống khuếch âm), cũng đừng để khán giả tràn vào nơi trình diễn, gây cảnh lộn xộn. </P>
<P>- Quan khách được tiếp rước và hướng dẫn đến chỗ ngồi dành sẵn, trên gió, gần nơi trình diễn. </P>
<P>- Nhưng các bạn hãy cẩn thận. Một buổi lửa trại mà có quan khách và khán giả thì sẽ biến thành buổi biểu diễn văn nghệ, không khí thân mật ấm cúng sẽ không tồn tại. Các trại sinh dễ rụt rè nhút nhát bỏ mất dịp thử nghiệm tài năng. Như thế thì giá trị giáo dục của lửa trại sẽ chẳng còn bao nhiêu.</P>
<P> <B>6. Chương trình lửa trại:</B></P>
<P>- Chương trình lửa trại được Quản trò sửa soạn ít nhất là một ngày. Nhưng hình thức và nội dung được giữ kín để tạo sự hấp dẫn (ngoại trừ Quản lửa, để kịp phối hợp). Sau khi thu thập các tiết mục của các đơn vị</P>
<P>- Quản trò sẽ tùy nghi sắp xếp, nhưng ca hát thường phải chiếm tối đa, nhất là ca </P>
<P>múa cộng đồng. Như thế, bầu không khí sẽ sôi động, bớt uể oải, nhàm chán. </P>
<P>- Nên thu xếp sao cho các anh chị Phụ trách và cả quan khách tham gia một vài tiết mục hay mẩu chuyện (nhưng phải hỏi ý kiến của họ trước). Thường thì </P>
<P>chương trình được thiết lập theo khung sau:</P>
<P>+ Tập hợp (hò lửa).</P>
<P>+ Đón các anh chị Phụ trách và quan khách.</P>
<P>+ Gọi lửa, châm lửa, nhảy lửa. </P>
<P>+ Lời khai mạc (nếu có).</P>
<P>+ Sinh hoạt cộng đồng, văn nghệ, ca múa... </P>
<P>+ Giờ tinh thần (câu chuyện tàn lửa).</P>
<P>+ Giải tán. </P>
<P>- Quản trò nên sắp xếp làm sao cho đến khi gần kết thúc, thì chương trình trầm lắng dần dần và kết thúc trong im lặng. </P>
<P><B>7. Các thủ tục khai mạc:</B> </P>
<P>Quản trò linh động lựa chọn các cách khai mạc lửa trại tùy theo điều kiện và tính chất của buổi lửa trại đó. Những thủ tục dưới đây chỉ là sự gợi ý: <BR><B>Thủ tục 1:</B> </P>
<P>- Quản trò và một số người "hò lửa".</P>
<P>- Sau mỗi bài hát "Gọi lửa" thì nêu tên từng đơn vị mời ra khu vực lửa trại. </P>
<P>- Đơn vị nào nghe gọi tên mình sẽ "A" lên một tiếng thật dài và chạy ra. <BR>- Sau khi trại sinh đã ra khu vực lửa trại hết thì mới mời các anh chị Phụ trách và quan khách.</P>
<P>- Trại trưởng hay chủ tọa châm lửa.</P>
<P>- Hát bài "nhảy lửa" và cùng nhảy chung.</P>
<P>- Lời khai mạc (nếu có) </P>
<P>- Chương trình sinh hoạt, văn nghệ.</P>
<P><B>Thủ tục 2:</B> </P>
<P>- Anh chị phụ trách tiếp tân đón quan khách từ xa và hướng dẫn vào khu vực lửa trại.</P>
<P>- Thần Bóng đêm ra chận lại, vừa khoe khoang khoác lác vừa hù dọa.</P>
<P>- Thần Ánh sáng (Quản trò) xuất hiện trong tiếng động inh tai (do trại sinh gõ bằng đủ thứ loại dụng cụ) với cây đuốc trong tay, đánh đuổi Thần Bóng đêm và hướng dẫn quan khách an tọa (trại sinh im lặng). Thần Ánh sáng lên tiếng trấn an và ca ngợi ngọn lửa, ca ngợi ánh sáng... </P>
<P>- Thần Ánh sáng hát bài "Gọi lửa" lần thứ nhất, tất cả hát lại lần thứ hai. <BR>- Quản trò mời anh chị Phụ trách hay chủ tọa châm lửa.</P>
<P>- Múa và hát bài "Nhảy lửa". </P>
<P>- Chương trình sinh hoạt, văn nghệ...</P>
<P><B>8. Bế mạc:</B></P>
<P> - Hết chương trình, Trại trưởng cám ơn quan khách và khán giả. Anh chị Phụ trách tiễn quan khách trong khi trại sinh ca bài "Tạm biệt". Nếu có tĩnh tâm, tuyên hứa thì giờ này bắt đầu chuẩn bị tiến hành.</P>
<P>- Câu chuyện tàn lửa: Nếu lửa trại thường, thì trước khi bế mạc, Trại trưởng có "Câu chuyện tàn lửa" với tất cả trại sinh. Đây cũng là giờ tinh thần với những lời tâm tình nhắn nhủ ngắn gọn. Sau đó hát bài "Tàn lửa" rồi từ từ im lặng rút lui về lều của mình, tuyệt đối không vỗ tay, reo hò hay hô giải tán lúc này. </P>
<P> </P>
<P><B>10. Công cụ hỗ trợ cho lửa trại:</B></P>
<P>* Chuột lửa: Là một công cụ dùng cho việc châm lửa khai mạc, có nhiều cách để chế tạo chuột lửa, tùy theo sáng kiến của mỗi người. Hoặc từ trên cao chạy xuống đống lửa hoặc từ dưới thấp chạy lên cao rồi mới xuống đống lửa.</P>
<P><B>a. Từ trên cao chạy xuống:</B> </P>
<P>- Căng dây kẽm đến thân cây hay một điểm cao và có độ dốc vừa phải, đầu dây kẽm (phía đống lửa) chúng ta nối bằng một đoạn dây nylon ngắn để sau khi cháy thì dây đứt, không gây trở ngại cho việc trình diễn.</P>
<P>- Lấy lon sữa bò, lon bia... cho giẻ tẩm dầu vào, lấy dây kẽm làm thành một cái quai. Dùng tim đèn nối dài (hay vải se lại thành sợi) cột vào lon.</P>
<P>- Treo lon trên điểm cao nhất của sợi dây kẽm, cố định bằng dây thun, thòng dây tim xuống cho vừa tầm</P>
<P>- Khi đốt, dây thun đứt, lon lửa sẽ trôi theo độ dốc xuống đống lửa. </P>
<P><B>b. Từ dưới chạy lên</B>: Nguyên tắc thì vẫn trượt theo dây kẽm nhưng một bên thì nhờ trọng lượng, một bên thì nhờ dây thun đàn hồi. Loại chuột lửa này chúng ta để cho hộp lon nằm ngang và làm hai khoen bằng dây kẽm để dễ dàng trượt theo dây hướng dẫn. Từ một góc nào đó, dùng dây thun tạo lực đàn hồi để bắn mồi lửa lên cao, có sẵn chuột lửa. Từ đó chuột sẽ chạy xuống đống củi.</P>
<P>* Làm đuốc:</P>
<P>1. Dùng vải quấn quanh một cành cây tươi, lấy dây kẽm buộc lại, nhúng vào dầu. Cách này giản dị nhưng lửa cháy không bền. </P>
<P>2. Lấy một lóng tre, trúc, nứa... vừa tay cầm và có mắt (loại còn tươi), đổ ầu vào lóng tre và nhét giẻ lại, ta có một cây đuốc cháy khá lâu. </P>
<P>3. Chẻ một lóng tre ra làm 6 hay 8 phần đều nhau, lấy lon bia hay nước giải khát (loại nhỏ) để vào và dùng dây kẽm cố định cho thật chặt, đoạn đổ dầu và nhét giẻ vào. </P>
<P>* Tạo màu cho lửa:</P>
<P> - Trong khi trình diễn văn nghệ, nếu Quản lửa biết cách tạo màu cho lửa, thì tiết mục sẽ thêm hấp dẫn và vui mắt. Dưới đây là một số vật liệu mà Quản lửa phải chuẩn bị để tạo màu cho lửa.</P>
<P>- Lửa bừng sáng: Ném vào lửa những bao nylon nhỏ có chứa dầu lửa hay xăng, rơm khô, giấy cắt vụn, thuốc pháo bông. </P>
<P>- Tạo khói: Ném vào lửa rơm ướt, lá cây tươi. </P>
<P>- Lửa màu đỏ: Bột than.</P>
<P>- Lửa xanh: Bột sulfate đồng, giấy bạc trắng. - Lửa vàng: Muối bọt, nhựa thương phẩm. </P>
<P>- Lửa tóe bông: Muối hột... </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> Hội LHTN Việt Nam</P>
<P>Hội LHTN TP Đà Nẵng</P>
<P> </P>
<P align=center><B>KẾ HOẠCH</B></P>
<P align=center><B>V/v/ TỔ CHỨC ĐÊM LỬA TRẠI</B></P>
<P align=center><B>Chủ đề "NGỌN LỬA TRÁI TIM"</B></P>
<P><B><BR><BR></B></P>
<P><B>I. TỔ CHỨC</B> </P>
<P><I>Ban tổ chức:</I> </P>
<P>- Chuẩn bị củi, các vật dụng tạo lửa màu, tiếng động... </P>
<P>- Dây thép, vải vụn và các vật dụng khác... (hóa trang thần Bóng Đêm, thần Ánh </P>
<P>Sáng). <BR>- Xăng, dầu hôi, dây điện và dây điện trở để thắp lửa </P>
<P>- Âm thanh, ánh sáng, micro... </P>
<P>- 40 đuốc, chuẩn bị vật dụng múa sạp, nhạc, rượu cần...</P>
<P><I>Các tiểu trại</I>: </P>
<P>- Theo hướng dẫn của Ban tổ chức: tập hợp đầy đủ, đúng giờ, chọn 1 tiếng reo cho tiểu</P>
<P> trại mình. </P>
<P>- Mỗi tiểu trại cử người tham gia đội múa lửa.</P>
<P>- Mỗi tiểu trại chuẩn bị 1 tiết mục hóa trang vui mang chủ đề "Tình bạn" (không quá 3 phút - có thuyết minh). </P>
<P><B>II. CHƯƠNG TRÌNH LỬA TRẠI</B> </P>
<P>1. Hoạt cảnh ánh sáng của lửa </P>
<P>2. Nhảy lửa </P>
<P>3. Sinh hoạt cộng đồng </P>
<P>4. Trò chơi nhỏ, hóa trang </P>
<P>5. Phút sinh hoạt lửa tàn.</P>
<P><B>III. TIẾN HÀNH</B>:</P>
<P><B> 1. Lời gọi lửa:</B></P>
<P>- Thông báo cho toàn thể trại sinh chuẩn bị tập trung. Đội hình nhảy lửa chuẩn bị theo</P>
<P> hướng dẫn (tất cả các khâu phải được kiểm tra trước).</P>
<P>- Quản trò hô tiếng vọng: "ớ này anh em ơi", toàn thể trại sinh đồng loạt hô vang đáp</P>
<P> lại "ơi...", nhạc nổi lên bài "Nối vòng tay lớn".</P>
<P>- Khi đã hình thành 1 vòng tròn quanh đống lửa, quản trò lại hô: "ớ này anh em ơi!", tất cả cùng đáp lại "ơi!..." sau đó im lặng. Người quản ca bắt đầu lời vọng: "Nếu thế gian không có ánh mặt trời thì cả vũ trụ này sẽ sống ra sao? Ôi! Kinh khủng quá...". </P>
<P>- Thần Bóng Đêm xuất hiện: "(hahaha)! Ta là thần Bóng Đêm (hahaha!). Nơi nào có ta nơi đó mãi mãi sẽ sống trong màn đêm u tối, nơi đó sẽ lạnh lẽo chết chóc, bầu trời sẽ đen tối và loài người sẽ mãi mộng mị, ngu si (hahaha!); thế gian này là của ta, bóng đêm là của ta, không ai có thể xua đuổi ta được... (hahaha!). Ta chính là chúa tể của muôn loài!"</P>
<P>- Thần Ánh Sáng xuất hiện: (lúc này dây điện được cắm vào và ngọn lửa tự nhiên bùng lên). "Này! Thần Bóng Đêm kia, nhà người đã đến giờ đền tội (thần Bóng Tối làm động tác run sợ, mệt mỏi dần và nằm xuống một chỗ). Ta là thần Ánh Sáng, ta đem văn minh đến cho loài người đây. Lửa, lửa, lửa, hãy cháy lên, cháy mãi, cháy mãi để muôn loài được gần gũi nhau hơn (vòng tròn càng lúc càng ngồi gần lại). Ngọn lửa của ta, ánh sáng của ta sẽ sưởi ấm lòng người. Hỡi loài người! Hãy cùng ta múa hát thâu đêm bên ánh sáng bập bùng của ngọn lửa. (Đội hình múa lửa đã sẵn sàng - tay cầm đuốc tiến vào, tất cả đều có lửa).</P>
<P><B> 2. Sinh hoạt lửa trại: </B></P>
<P>- Hát múa lửa trại: </P>
<P>+ Các bài hát nhảy lửa: Ngọn lửa trái tim, Nhảy lửa 1... </P>
<P>+ Lạc Long Quân và Âu Cơ.</P>
<P> - Khi ngọn lửa đã thắp lên, đội hình múa lửa đã múa xong, quản trò tiếp tục hô tiếng</P>
<P> reo (Thằng cu Tý nó như thế nào?). Cả vòng tròn đáp lại (Thằng cu Tý nó như thế này</P>
<P>và làm theo các động tác của quản trò).</P>
<P>- Nhạc nổi lên những bài hát sinh hoạt cộng đồng. (múa theo quản trò). </P>
<P>- Nhảy các điệu nhảy quen thuộc. </P>
<P><B>Bài hát Nhảy lửa</B></P>
<P>Vũ điệu:</P>
<P>Đứng vòng tròn, hai tay trên hông.</P>
<P>A. Bước theo nhịp và đi vào trong 7 bước (chân phải trước) tới chữ "chất" đá cao chân.</P>
<P>B. Bước theo nhịp lui ra (trở về vị trí cũ)</P>
<P>C. Như đoạn (A) tới chữ "tách" đá cao chân phải </P>
<P>D. Như đoạn (B)</P>
<P>E. Nắm tay nhau chạy sang phải (hơi rùn chân, dậm theo nhịp) </P>
<P>F. Nắm tay nhau chạy sang trái (hơi rùn chân, dậm theo nhịp) </P>
<P>G. Nắm tay đi vào giữa, tới chữ "ca hát" thì tay giơ cao </P>
<P>H. Lui ra, lưng khom, tay quạt vòng theo nhịp</P>
<P> <B>Anh em ta về </B></P>
<P>Vũ điệu: </P>
<P>Chia thành từng cặp sẵn. </P>
<P>A. Cầm tay nhau nhảy theo nhịp mạnh, ngược chiều kim đồng hồ, nếu chân phải dậm xuống thì chân trái co lên và ngược lại.</P>
<P>B. Nhảy theo chiều ngược lại như đoạn A</P>
<P>C. Buông tay ra dậm chân tại chỗ, tay đánh cao </P>
<P>D. Từng cặp quay mặt lại với nhau, vẫn dậm chân tại chỗ</P>
<P>E. Từng cặp cầm hai tay nhau và nhảy vòng tròn quanh nhau.</P>
<P>F. Buông tay nhau đi 5 bước vào giữa. </P>
<P>G. Tay trái chống nạnh, tay phải chỉ trước mặt và nhịp nhịp.</P>
<P>H. Cầm tay nhau vừa vung vẩy vừa bước lùi, để chữ cuối cùng ca thì vung tay cao lên. </P>
<P>- Quản trò hô: "ánh lửa" </P>
<P>- Trại sinh đáp: "tình bạn" </P>
<P>- Quản trò hô: "tay đâu" - Trại sinh đáp: "tay đây". </P>
<P>- Quản trò cho chơi trò chơi "ánh lửa tình bạn". </P>
<P>- Múa sạp và uống rượu cần. </P>
<P>- Chương trình hóa trang theo chủ đề "Tình bạn" của các đơn vị. </P>
<P>- Xen kẽ là các trò chơi nhỏ.</P>
<P> 3. Kết thúc: (Lời lửa tàn )</P>
<P>- Tất cả trại sinh ngồi xuống tại chỗ. </P>
<P>- Quản trò: "Các bạn thân mến! Lửa đã tàn dần, nhưng ánh sáng của ngọn lửa vẫn mãi </P>
<P>soi trong tim chúng ta. Tiếng hát nồng nàn, tiếng cười hồn nhiên vô tư của đêm nay </P>
<P>không còn nữa. Chỉ còn chăng là ánh sáng bập bùng của ngọn lửa soi trên những </P>
<P>gương mặt bạn bè. </P>
<P>Trong giây phút sâu lắng này, chắc rằng bạn cũng như tôi, ai ai cũng đều xúc động, </P>
<P>luyến tiếc, nhớ nhung và ai cũng muốn nói với nhau rằng: Hãy nhớ mãi, hãy trân </P>
<P>trọng, hãy khắc sâu trong tim chúng ta những kỷ niệm khó quên tại trại. Để ngày mai </P>
<P>dù có chia xa, thì hãy để ngọn lửa hôm nay soi sáng lên những khuôn mặt thân quen </P>
<P>của bạn bè. Ngọn lửa sẽ còn cháy mãi trong ta đó chính là ngọn lửa của tình bạn." </P>
<P>- Múa chia tay. Kết thúc đêm lửa trại. </P>
<P>- Hát các bài hát: Bạn ới có nhớ, Bài ca tạm biệt...</P>
<P> </P>
<P><B> </B></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B> </B><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B>1. Cây dâu tằm</B></P>
<P>- Hầu hết các bộ phận của cây dâu tằm đều có vị thuốc quý, kể cả những thứ bám vào cây dâu (như tầm gửi, tổ bọ ngựa, sâu dâu...)</P>
<P>Tác dụng chữa bệnh: lá dâu (tang diệp) có tác dụng hạ sốt, chữa cảm mạo, hạ huyết áp, làm sáng mắt, chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, chứng thổ huyết, làm lành vết thương.</P>
<P>Cách dùng: lá dâu tươi: 50 gr sắc với 200 ml, còn 100 ml, chia uống hai lần trong ngày (sáng, chiều để chữa cảm mạo, sốt cao, cao huyết áp). Chứng thổ huyết: lấy lá dâu già sao vàng hạ thổ dùng 12 - 20 gr, sắc với 100 ml còn 50 ml, uống ngày 2 lần. Trẻ con đổ mồ hôi trộm: dùng 30 - 40 gr lá dâu non, thái nhỏ, nấu với thịt nạc cho trẻ ăn liên tục 15 - 20 ngày. Vết thương, mụn nhọt lâu lành miệng dùng lá dâu già rửa sạch, sao thật vàng, tán mịn, rắc vào vết thương.</P>
<P><B>2. Cây sen</B></P>
<P>- Tên khoa học Nelumbo nucifera Gaertr. Họ sen. Cây sen là vị thuốc quý được sử dụng toàn bộ từ thân rễ (ngó), lá, hạt, nhân hạt, hoa sen,</P>
<P> nhụy hoa sen, cuống sen.</P>
<P>- Chủ trị hiệu quả các chứng suy nhược tinh thần, mất ngủ, hơi thở đứt khúc, hồi hộp, mệt mỏi, ăn uống không ngon, bổ máu, trẻ kén ăn, thức khóc đêm, tiêu chảy kéo dài, gầy còm, còi xương. Đặc biệt lá sen và cuống sen phơi khô tán nhuyễn có hiệu năng cầm máu, chống xuất huyết cấp và phụ nữ xuất huyết âm đạo. Sau đây là một số đơn thuốc:</P>
<P> - Lá sen và cuống sen (còn gọi là Sơn Tra hoặc Sơn Tra Liên Diệp): Vị đắng, tính mát. Rửa sạch cả lá và thân cây, xắt nhỏ dài 3cm, sao khử thổ. Có thể tán nhuyễn thành bột, ủ kín trong hộp bọc giấy bạc, mỗi khi khát nước múc từ 1-2 muỗng cà phê pha vào 150ml nước. Sau 5 phút, uống được nhiểu lần (cách 10 phút/lần). Trường hợp phụ nữ xuất huyết âm đạo, người trung niên, cao tuổi suy nhược phổi, xuất huyết bất thường, pha 30-50gr lá và cuống sao vàng vào 100ml nước sắc còn 8 phân, uống 2 lần/ngày, liên tục 2 ngày để dứt xuất huyết.</P>
<P> - Hoa sen: Vị ngọt, đắng, tính ấm, chủ trị an thần. 100gr hoa sen rửa sạch, sao khử thổ, mỗi khi xuất huyết (ho viêm phổi, đứt vi mạch), lấy 3-5gr cho vào 500ml nước sắc còn 100ml, uống 1 lần /ngày, liên tục 3 ngày, cầm máu hiệu quả. Chú ý: Không được dùng chung với hành, tỏi, sinh địa sẽ gây tác dụng ngược.</P>
<P> - Nhụy hoa sen, tua sen: Vị ngọt, tính ấm, trợ tim tốt, thông niệu đạo, bổ tráng thận, tinh trùng tốt, đen tóc, râu. Trị nữ băng huyết, nam thổ huyết, suy nhược cơ thể, viêm phế quản. Liều dùng 18-20gr (sao khử thổ) sắc trong 3 chén còn nửa chén. Uống 2 lần/ngày, dùng 3 ngày.</P>
<P><B>3. Cây ớt</B></P>
<P>- Tên khoa học Capsicumn annuum L. Trong y học, ớt là vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa, giúp ngon miệng, dễ tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là những người mắc chứng bao tử đầy hơi và viêm mật.Nói chung, tất cả các loại ớt hiểm, xiêm, sừng trâu, ớt ta (loại trái màu trắng, chín chuyển màu đỏ cam), ớt rừng (chim ăn thải phân có hột mọc thành cây), ớt tía Miến Điện và ớt Hinduari Ấn Độ... đều có hoạt chất dược tính là capsaixinae, vị cay, tính trung hòa hoặc tính mát do chứa nhiều vitamin A. Chất capsaixinae được trích ly từ ớt có tác dụng ức chế giảm đau, phong thấp, gút, khớp, đau dây thần kinh (trích ly capsaixinae chưng chân không thành cồn xoa bóp).</P>
<P>- Nước cốt ớt cho ra hoạt chất (khi ngâm chung với giấm) có tác dụng kích thích da, đặc biệt ớt được ép lấy nước pha theo tỷ lệ 3 nước + 1 nước ép ớt (sừng trâu đỏ hoặc vàng có nhiều chất capsaixinae) tạo thành hỗn hợp dung dịch nước trừ chí và gàu rất hiệu nghiệm. Tuy nhiên, với phụ nữ kinh nguyệt không điều hòa, da mỏng dễ bị nám, tàn nhang, thì không nên ăn nhiều ớt xiêm, ớt sừng trâu vào mỗi bữa ăn tối.</P>
<P> - Cạnh đó, loại ớt hiểm (màu tím than) còn được dân gian sử dụng phòng ngừa nước độc, nước ở vùng núi rừng nhiều xác lá gây ô nhiễm. Trước khi uống, người dân thường bỏ bột ớt hoặc ớt khô để khử độc. Tại một số tỉnh vùng Tây Bắc và Tây Trường Sơn người dân tộc Choro, Kơtu, Raglai còn biết chế biến ớt xiêm (bỏ hột), giã nhuyễn, lá phơi nắng khô hong khói bếp trộn với mỡ trăn, mỡ trâu thành loại keo dán trị rắn cắn, rít chích hoặc ong đốt.<BR> - Riêng ớt Hinduari Ấn Độ còn được sử dụng sơ cấp cứu bệnh chó cắn trước khi đến trạm thú y chích ngừa dại.</P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B>4. Cây trinh nữ hoang cung</B></P>
<P><STRONG> - Mô tả cây:</STRONG> Trinh nữ hoàng cung. Họ thuỷ tiên (Amoy Vi deeae). Trinh nữ hoàng cung là một loại cây cỏ lớn, thân hành to, hình cầu hoặc trứng thuôn, phủ vây hình bản trắng phủ dày. Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dải dài, mép nguyên, gân lá song song, gốc thẳng có bẹ đầu nhọn và tù. Cụm hoa mọc trên mốt can dài thành tán, gồm 6-8 hoa mầu trắng phớt hồng, có bao hoa hơi cong.</P>
<P><STRONG> </STRONG>- <STRONG>Đặc tính và công dụng:</STRONG> Dùng lá cây này chữa bệnh u xơ tuyến tiền liệt (nam); u vú, u xơ tử cung sắc mỗi ngày 3-5 lá uống như nước chè, thường uống vài ba tháng thì đỡ nhiều hoặc khỏi. Có người nói rằng ở Cam-pu-chia cây Trinh nữ hoàng cung đã được dùng điều trị nội khoa cho phụ nữ hoàng tộc ở các tỉnh niềm Nam, cây còn có tác dụng chữa đường tiết niệu, u nang buồng trứng.</P>
<P><B> </B></P>
<P><B> 5. Cây Gừng</B></P>
<P>- <B>Mô tả:</B> Cây thảo cao tới 1m. Thân rễ nạc và phân nhánh xoè ra như hình bàn tay gần như trên cùng một mặt phẳng, màu vàng, có mùi thơm. Lá mọc so le, không cuống hình mác, có gân giữa hơi trắng nhạt khi vò có mùi thơm. Cán hoa dài cỡ 20cm, mang cụm hoa hình bông, gồm nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa có tràng hoa màu vàng xanh, có thuỳ gần bằng nhau nhọn. Cánh môi ngắn hơn các thuỳ của tràng, màu tía với những chấm vàng. Nhị hoa màu tím. Quả mọng.</P>
<P><B><I>- Cách Dùng:</I></B> Gừng sống nhấm từng ít một dùng chữa nôn mửa. Có thể sắc Gừng tươi để uống. Ngày dùng 4-8g. Có thể làm thuốc pha hoặc ngâm rượu Gừng, mỗi ngày dùng 2-5ml để chữa ngoại cảm, bụng trướng đầy, nôn mửa, ho. Dùng gừng phối hợp với Chanh quả, củ Sả, mỗi thứ 10g, thái nhỏ ngâm với 5g muối và xirô đơn (vừa đủ 100ml) trong 3 ngày rồi dùng vải vắt kiệt lấy nước, đựng trong lọ kín. Dùng uống trị ho, ngày 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh. Trẻ em dùng 1/2 liều của người lớn. Gừng khô sắc uống như Gừng tươi, dùng khi bị lạnh mà đau bụng, đi ỉa lỏng, mệt lả, nôn mửa. Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã ghi bài thuốc chữa cảm hàn rét run, hay đau bụng lạnh dạ, ỉa xối ra nước hoặc đau bụng thổ tả dùng Can khương và củ Riềng ấm, mỗi vị 15-20g sắc uống. Gừng sao thật vàng cũng dùng chữa đau bụng lạnh, tay chân lạnh, nhức mỏi tê bại, tê thấp, đầy hơi. Gừng sao gần cháy cũng dùng như Gừng sao và còn dùng trị băng huyết. Nhân dân ta còn chế mứt Gừng và Gừng muối. Gừng muối dùng tránh ho và chống lạnh trong mùa đông, nó lại có tác dụng tăng cường muối cho cơ thể đỡ say nóng và đỡ khát nước trong mùa hè, mà còn chữa chứng đầy bụng, làm thông đường tiêu hoá, sát trùng trong trường hợp đau răng và sưng amygdal. Chúng ta có nhiều kinh nghiệm dân gian trong việc sử dụng Gừng, từ những trường hợp đơn giản như nhai gừng tươi nuốt nước chữa đau bụng, nôn mửa. oẹ... đến những trường hợp phức tạp như chữa tỳ thấp thũng trướng, tay chân phù, ăn uống không tiêu, sợ lạnh, sợ nước./.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><B>MẬT THƯ</B></P>
<P align=center><B>--</B><B>Ä</B><B>¹</B><B>Ã</B><B>--</B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P><B>1.Mật thư</B></P>
<P> * Mật thư là một văn bản chứa đựng một thông tin hay mệnh lệnh đã được mã hóa để giữ bí mật nội dung. Và chỉ giải mã được bằng những quy ước đã quy định trước bởi người gởi và người nhận.<BR> * Mật thư thường có 2 phần:<BR> - Bản mật mã: Là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt đầu có vẽ rất khó hiểu. Sau khi nghiên cứu kỹ chìa khóa, ta sẽ tìm ra hướng giải bằng cách đối chiếu những dữ kiện mà chìa khoá đã gợi ý.<BR> - Chìa khóa: một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra hướng giải mật thư. Chìa khóa có thể là một câu thơ hoặc một ký hiệu nào đó bằng hình vẽ. Ký hiệu của chìa khóa (key) là: OTT<BR> * Sau khi giải mã xong, ta sẽ được một bản văn hoàn chỉnh, ta gọi đó là: bạch văn.<BR> - Bạch văn: Là một văn bản hoàn chỉnh, tức là sau khi dịch xong, ta viết ra thành một bức thư bình thường mà ai cũng có thể đọc được.<BR> * Có thể nói trong một mật thư thì hệ thống mã hóa là cái ổ khóa mà nhìn vào ta có thể thây được dễ dàng, còn khóa mới chính là cái chìa để mở, việc hiểu được khóa mới có thể cho ta 1 cái chìa vừa vặn để mở cái ổ đó.<BR> * Trong các cuộc thi trò chơi lớn, muốn giải một mật thư đưa ra ta cần xem xét bản văn để tìm hiểu hệ thống mã hóa mà mật thư sử dụng, và xem xét khóa để giải. ( mấy pác ko xem khóa mà giải thẳng từ bản văn gọi là " mò ")<BR><BR><B>2. CÁCH TẠO MẬT THƯ:</B></P>
<P>Trong bất cứ trò chơi nào ở trại, mật thư luôn là điều lý thú vì nó mang nhiều tính bất ngờ, nhanh trí, sáng tạo, can đảm và đoàn kết.<BR>Vì vậy mật thư trong trò chơi phải được thực hiện một cách có tính toán trước về mục đích, nội dung cũng như hình thức.<BR>Người soạn mật thư phải tuân theo các điểm sau:<BR> - Chủ đề: phải nắm vững chủ đề trại hoặc buổi chơi. Các trò chơi, nhất là TCL phải xoay quanh chủ đề trại.<BR> - Địa thế: Để lên phương án cho 1 TCL và để làm mật thư, phải thám sát đất trại, địa thế chơi và có thể phát họa sơ đồ tiến trình của TCL với các trạm, các điểm gài mật thư.<BR> - Thực hiện: chọn một trong các dạng mật mã, đặt khóa trước rồi sau đó soạn theo khóa. Làm xong, đọc lại cẩn thận và dịch ra để dò lại xem có sai sót chỗ nào không. Mật thư được thực hiện bằng nhiều cách và trên nhiều vật liệu khác nhau như: lá cây, thân cây, giấy, đất, gạch,... nhưng phải luôn luôn đảm bảo được hình thức và nội dung của mật thư. Và luôn giữ bí mật nội dung mật thư đến phút cuối cùng.<BR> * Tham khảo thêm: Cách ra mật thư theo Hệ thống thay thế.</P>
<P> </P>
<P><B>3.DẤU MẬT THƯ:</B></P>
<P>- Dấu hiệu chỉ nơi có mật thư: phải luôn luôn cho dấu hiệu rõ ràng, chính xác, nhất là khoảng cách, phương hướng của mật thư.</P>
<P>- Giấu mật thư: dưới rất nhiều hình thức và nhiều vị trí để phát huy sự can đảm hoặc óc phán đoán, sáng tạo cũng như tính cảnh giác của người chơi. Như dấu trong nồi cơm đang nấu, trên chính áo quần của họ đang mặc, hoặc trong một đống phân bò, hoặc trong ổ kiến lửa,... </P>
<P>- Bảo quản mật thư: phải được bảo quản để không bị sai lệch vị trí cũng như bị rách nát.</P>
<P><BR><B>4. TÌM MẬT THƯ:</B></P>
<P>Bất cứ mật thư nào được cất giấu cũng phải có 1 dấu hiệu hướng dẫn. Dấu hiệu đó có thể bằng hình vẽ, có thể là một văn bản. Trước khi tìm mật thư, ta phải luôn bình tĩnh và đề cao cảnh giác, đọc kỹ ký hiệu, hướng mật thư và khoảng cách mật thư, rồi làm chính xác theo chỉ dẫn, đứng quan sát xem vị trí đó có gì khác thường, đặc biệt. Có thể có một viên sỏi trong đám cỏ, hoặc một nhúm cỏ bị vặt lá,... nhẹ nhàng tìm kiếm cẩn thận, đừng vội vã bới tung hoặc quần nát vị trí mật thư. Bởi vì mật thư không chỉ là một tờ giấy được giấu ở dưới mặt đất mà có thể là những lá cỏ xếp lại trên đất mà ta đã xóa, hoặc là một lá cây khô được để khơi khơi,...<BR> Ta luôn nhớ: mật thư tìm bằng trí chứ không dùng bằng sức, phải lưu ý những dấu hiện khác thường, đặc biệt vì trong TCL tất cả đều đã được tính toán.<BR><BR><B>5. GIẢI MÃ MẬT THƯ</B></P>
<P>- Phải hết sức bình tĩnh.</P>
<P>- Tự tin nhưng không được chủ quan.</P>
<P>- Nghiên cứu khóa giải thật kỹ.</P>
<P>- Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết.</P>
<P>- Đối với việc giải mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế, ta sẽ tận dụng được hết những chất xám trí tuệ ở trong đội. Tránh tình trạng xúm lại, chụm đầu vào tranh dành xem một tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu, mà dễ làm rách tờ giấy mật thư của chúng ta nữa.<BR> - Cuối cùng, nếu dịch xong, ta viết lại bản bạch văn cho thật rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><B>MỘT SỐ MẬT THƯ CƠ BẢN</B></P>
<P>1. Mật thư toạ độ:</P>
<P>Mật thư toạ độ là một mật thư rất phong phú và đòi hỏi sự chính xác cao. Xuất phát kiến thức từ binh chủng pháo binh. Toạ độ là một hình thức xác định một điểm nào đó mà đường trục ngang và trục đứng được biết trước. Theo đó người ta sắp xếp 25 chữ cái la tinh (không tính chữ z) vào trong 25 ô chia đều các cạnh (mỗi cạnh 5 ô) trong một hình vuông lớn như hình vẽ dưới.</P>
<P>Khi giải mã ta chỉ cần đối chiếu trục ngang với trục đứng là sẽ ra được nội dung cần tìm.</P>
<P>a. Mật thư 1:</P>
<P>OFF : Câu lạc bộ kỹ năng.</P>
<P>NW : BL,NB,KL,NK,BK,KL,NL.AR</P>
<P>Cách giải : </P>
<P><B> </B></P>
<P><B>C</B></P>
<P><B>L</B></P>
<P><B>B</B></P>
<P><B>K</B></P>
<P><B>N</B></P>
<P><B>C</B></P>
<P>A</P>
<P>B</P>
<P>C</P>
<P>D</P>
<P>E</P>
<P><B>L</B></P>
<P>F</P>
<P>G</P>
<P>H</P>
<P>I</P>
<P>J</P>
<P><B>B</B></P>
<P>K</P>
<P>L</P>
<P>M</P>
<P>N</P>
<P>O</P>
<P><B>K</B></P>
<P>P</P>
<P>Q</P>
<P>R</P>
<P>S</P>
<P>T</P>
<P><B>N</B></P>
<P>U</P>
<P>V</P>
<P>W</P>
<P>X</P>
<P>Y</P>
<P>Bạch văn : HOI TRAIJ</P>
<P> </P>
<P>b. Mật thư 2 :</P>
<P>OFF: Đã xinh thì phải nên duyên</P>
<P>Ép chi nên tội cho kiềng đôi chân</P>
<P>NW: 14,41,23,12,35,23,33,21,35.AR</P>
<P>Cách giải : </P>
<P><B> </B></P>
<P><B>1</B></P>
<P><B>2</B></P>
<P><B>3</B></P>
<P><B>4</B></P>
<P><B>5</B></P>
<P><B>1</B></P>
<P>Y</P>
<P>A</P>
<P>B</P>
<P>C</P>
<P>D</P>
<P><B>2</B></P>
<P>E</P>
<P>F</P>
<P>G</P>
<P>H</P>
<P>I</P>
<P><B>3</B></P>
<P>J</P>
<P>K</P>
<P>L</P>
<P>M</P>
<P>N</P>
<P><B>4</B></P>
<P>O</P>
<P>P</P>
<P>Q</P>
<P>R</P>
<P>S</P>
<P><B>5</B></P>
<P>T</P>
<P>U</P>
<P>V</P>
<P>W</P>
<P>X</P>
<P>Bạch văn : CO GANG LEN</P>
<P>2. Mật thư thay thế:</P>
<P>a. Số thay chữ : Đây là dạng đơn giãn nhất A=1. Ta chỉ cần viết ra 26 chữ cái rồi sau đó viết ngay dưới vị trí A là số 1, B là số 2...và Z là số 26 (giống như bảng ở dưới). Sau đó dịch bình thường bằng cách:cứ thấy số nào thì điền chứ tương ứng vào bên dưới. </P>
<P>Ví dụ: </P>
<P>OFF : Em là tam sắc</P>
<P>NW: 25,22,9,15,10,24.AR</P>
<P>Cách giải : Em = M, Tam sắc = 8 suy ra M = 8</P>
<P>Bạch văn : DAN TOC</P>
<P>b. Khác với mật thư số thay số,loại mật thư chữ thay chữ sẽ thể hiện cho chúng ta thấy một bản tin toàn những chữ khó hiểu.Từ đó ta phải giải khoá để hiểu rõ những chữ đó muốn nói gì.</P>
<P>Ví dụ:</P>
<P>OFF : Việt Nam quê hương tôi</P>
<P>NW : D,E,I,R.Y,K.AR</P>
<P>Cách giải : </P>
<P>Việt Nam = S, tôi = I suy ra S = I</P>
<P>Bạch văn : TUY HOA</P>
<P> </P>
<P>3. Mật thư hình :</P>
<P align=center>OFF: Theo hướng mặt trời mọc cách quân sinh tử hành</P>
<P align=center>quân theo hướng Đông Nam. Đến 12h nhận lệnh từ ban</P>
<P align=center> chỉ huy trung tâm tiếp tục hành quân theo hướn Đông Bắc.</P>
<P> </P>
<P>
<P> </P>
<P><B>G</B></P>
<P><B>N</B></P>
<P><B>E</B></P>
<P><B>Y</B></P>
<P><B>U</B></P>
<P><B>G</B></P>
<P><B>N</B></P>
<P><B>N</B></P>
<P><B>U</B></P>
<P><B>R</B></P>
<P><B>T</B></P>
<P><B>O</B></P>
<P><B>C</B></P>NW: </P>
<P align=center><B> </B></P>
<P>Cách giải: Hướng mặt trời mọc là hướng đông , thì ta đi theo chỉ dẫn của khoá nhưng một sống một chết.</P>
<P>Bạch văn : NGUYEN CONG TRU</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><B>GIÁO ÁN GIẢNG DẠY </B></P>
<P align=center><B>-------</B><B></B><B>¼</B><B></B><B>-------</B></P>
<P> </P>
<P>- Họ và tên người dạy : PHAN LIỄN</P>
<P>- Ngày soạn : 25 tháng 07 năm 2009 </P>
<P>- Đơn vị : Hội LHTN TP Đà Nẵng</P>
<P><B>- Tên bài : Kỹ năng trò chơi lớn _ Thời gian : 60 phút</B></P>
<P>* Mục đích: giúp cho các hội viên hiểu rõ loại hình trò chơi lớng tính trí tuệ cao , rèn luyện giúp các bạn hoàn thiện kỹ năng của mình.</P>
<P>* Phương pháp : Cùng trao đổi , cùng thảo luận , cùng tìm hiểu , cùng ghi nhớ.</P>
<P><B> </B></P>
<P align=center><B>NỘI DUNG GIÁO ÁN</B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P><B>I. Ốn định</B> (10 phút ) : Chào hỏi làm quen , sinh hoạt cộng đồng để gây hưng phấn cho học viên.</P>
<P><B>II. Giới thiệu về trò chơi lớn</B> ( 5 phút ) :</P>
<P>- Trong các hoạt động dã ngoại thì được tham dự những trò chơi mà nhất là được tham gia Trò chơi lớn là niềm thích thú của các bạn. Những diễn biến của trò chơi lớn mang lại cho người chơi những vui buồn và thông qua trò chơi thì người tổ chức mong muốn cung cấp những kiến thức về văn hóa lịch sử, truyền thống, kỹ năng sinh hoạt tập thể... Bên cạnh đó, thông qua Trò chơi lớn người tổ chức hiểu thêm về các trại sinh những mặt ưu và khuyết từng người.<BR>- Nếu bạn là người đi trại nhiều nhưng chưa một lần được tham dự Trò chơi lớn thì xem như những cuộc trại của bạn sẽ mất đi một phần ý nghĩa và hào hứng.</P>
<P>- Để tham dự Trò chơi lớn bạn cần phải có một vốn kiến thức về lịch sử xã hội. Ngoài ra, bạn cần biết thêm một số kỹ năng sinh hoạt như: <B>morse</B>, <B>sémaphore</B>, <B>mật thư</B>... và <B>các kỹ năng cơ bản khác</B>.</P>
<P>- Trò chơi lớn đòi hỏi các bạn tham gia không chỉ ở cá nhân bạn mà còn thử thách ngay chính tính tập thể của đội mà bạn tham gia. Nếu có sự đoàn kết nhất trí cao độ trong toàn đội thì sẽ tạo được kết quả như đội mong muốn. Không có Trò chơi lớn nào mà đội chiến thắng lại chỉ là một người.</P>
<P>* Để có thể tổ chức tốt một chương trình Trò chơi lớn thật hấp dẫn, vui tươi thì phải đòi hỏi một số yêu cầu như sau:</P>
<P><B>1. Học morse, Simaphore, mật thư, dấu chỉ đường (30phút) :</B></P>
<P><B>a. Morse :</B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B>I. Ốn định</B> (10 phút ) : Chào hỏi làm quen , sinh hoạt cộng đồng để gây hưng phấn cho học viên.</P>
<P><B>II. Giới thiệu về trò chơi lớn</B> ( 5 phút ) :</P>
<P>- Trong các hoạt động dã ngoại thì được tham dự những trò chơi mà nhất là được tham gia Trò chơi lớn là niềm thích thú của các bạn. Những diễn biến của trò chơi lớn mang lại cho người chơi những vui buồn và thông qua trò chơi thì người tổ chức mong muốn cung cấp những kiến thức về văn hóa lịch sử, truyền thống, kỹ năng sinh hoạt tập thể... Bên cạnh đó, thông qua Trò chơi lớn người tổ chức hiểu thêm về các trại sinh những mặt ưu và khuyết từng người.<BR>- Nếu bạn là người đi trại nhiều nhưng chưa một lần được tham dự Trò chơi lớn thì xem như những cuộc trại của bạn sẽ mất đi một phần ý nghĩa và hào hứng.</P>
<P>- Để tham dự Trò chơi lớn bạn cần phải có một vốn kiến thức về lịch sử xã hội. Ngoài ra, bạn cần biết thêm một số kỹ năng sinh hoạt như: <B>morse</B>, <B>sémaphore</B>, <B>mật thư</B>... và <B>các kỹ năng cơ bản khác</B>.</P>
<P>- Trò chơi lớn đòi hỏi các bạn tham gia không chỉ ở cá nhân bạn mà còn thử thách ngay chính tính tập thể của đội mà bạn tham gia. Nếu có sự đoàn kết nhất trí cao độ trong toàn đội thì sẽ tạo được kết quả như đội mong muốn. Không có Trò chơi lớn nào mà đội chiến thắng lại chỉ là một người.</P>
<P>* Để có thể tổ chức tốt một chương trình Trò chơi lớn thật hấp dẫn, vui tươi thì phải đòi hỏi một số yêu cầu như sau:</P>
<P><B>1. Học morse, Simaphore, mật thư, dấu chỉ đường (30phút) :</B></P>
<P><B>a. Morse :</B></P>
<P>· Năm 1835, sau sự ngẫu nhiên nghe lóm bàn luận về Nam-châm-điện, Samuel F B Morse hát minh ra máy điện tín và truyền tin bằng mật mã Morse.</P>
<P>· Mật mã Morse là môt Hệ-Thống (system) thay thế các Mẫu Tự bằng sự kết-hợp(combination) Chấm-và-Nét (dots-n-dashes), do đó các thơ tin (messages) có thể được truyền đi bằng nhiều cách; như điện tín, còi và khói.</P>
<P>· Ngày nay Mật mã Morse được xử dụng trong việc giải trí và các trò chơi của các hội đoàn.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B>b. Simaphore :</B></P>
<P><B> </B></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B>c. Mật thư :</B></P>
<P><B>- </B>Nói ý nghĩa trò chơi và sơ lược về sự ra đời của mật thư , định nghĩa mật thư " Mật thư là 1 bản tin được giữ kín và viết bằng những lí hiệu gọi la mật mã hoặc theo những quy định riêng chỉ có người gởi và người nhận để giữ bí mật cần trao đổi </P>
<P>- Nói qua nội dung dạy hôm nay gồm co các khóa thông dụng thường gặp khi chơi TCL : Mật thư dạng biến thể của morse (quy ước về morse) , khóa thay thế , phương hướng </P>
<P><B>* Ôn lại các cách đọc chữ quốc ngữ điiện tín để học viên ôn lại</B></P>
<P>Ví dụ : SOWN TRAF DDAF NAWNGX ( SƠN TRÀ ĐÀ NẴNG )</P>
<P><B>* Các dạng biến thể của morse :</B></P>
<P>Dùng ký hiệu Morse (moóc xờ) để phân tích các kí tự thành tín hiệu ngắn dài trong bản morse rồi dùng mẫu tự thay thế .</P>
<P>Ví dụ 2 :</P>
<P>+ Các kí tự quy ước là cao bao gồm :b , d , f , g , h , j , k , l , p , q , t ,y .</P>
<P>+ Các kí tự quy ước là các mẫu tự còn lại . </P>
<P>Kí tự cao quy ước là Tè ( - )</P>
<P>Kí tự thấp quy ước là Tích ( . )</P>
<P>OII : ba = - . N</P>
<P> mien = . . . . = H</P>
<P>BV : hoti , et , uir , non - hope , uoc , ang , oiht</P>
<P>Nội dung: CAWMS - COWF </P>
<P><B>* Khóa thay thế :</B></P>
<P>Định nghĩa khóa thay thế : Có những bản tin dễ như : cho A=1 và B=2 hoặc A=B ....... Ra những câu mật thư đơn giản để học viên tự suy nghĩ , đó đúng là dạng thay thế . </P>
<P>Ví dụ 3: </P>
<P>OII : Anh em như thể tay chân </P>
<P>BV : I . V. B . B .O .T - M .V . Z . F .F . O .K - AR</P>
<P>Cách giải : ta lập bản mẫu tự 26 chữ cái , từ khóa ta có được : Anh = N , Em = M khi đó N = M</P>
<P>a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z </P>
<P>z a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y </P>
<P> Nội dung :HUẤN LUYỆN </P>
<P><B>c. Dấu chỉ đường :</B></P>
<P><B>* Những dấu đi đường thông dụng :</B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B><BR clear=all></B></P>
<P><B>* Dấu đi đường thiên nhiên :</B></P>
<P> </P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B>2. Đối với người tổ chức và người tham gia chơi : (5 phút)</B></P>
<P><B>a. Người tổ chức :</B></P>
<P>* Phải xác định chủ đề, tên gọi, mục tiêu của Trò chơi lớn</P>
<P>* Phải nắm vững kỹ năng chuyên môn</P>
<P>* Phải nắm rõ địa hình, địa thế</P>
<P>*Bố trí lực lượng cho Trò chơi lớn</P>
<P>* Xác định thời gian diễn ra Trò chơi lớn</P>
<P>* Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ</P>
<P>* Xây dựng kịch bản và diễn tiến Trò chơi lớn</P>
<P><B>b. Người tham gia chơi :</B></P>
<P>* Phải có sức khỏe</P>
<P>* Phải có kỹ năng</P>
<P>* Phải có tính kiên trì, chịu khó, linh hoạt, sáng tạo và chủ động được thời gian</P>
<P>* Phải trung thực, ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể cao</P>
<P> <B>III. Bài tập vận dụng và tham khảo một số chương trình chơi lớn (10 phút)</B></P>
<P><B> </B></P>
<P align=center></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG>NHỮNG BÀI HÁT TẬP THỂ THANH NIÊN</STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG>-----&-----</STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG> </STRONG></P>
<P class=MsoTitle><STRONG>SỨC SỐNG TUỔI TRẺ</STRONG></P>
<P class=MsoSubtitle><I>Nhạc và lời: Chu Hoàng Thông</I></P>
<P><I> </I></P>
<P>Tuổi trẻ có trong tôi và trong bạn, là cuộc sống thanh cao và vô hạn, là tình yêu ta trao nhau, bừng lên với muôn sắc màu.</P>
<P>Tuổi trẻ biết hy sinh và yêu đời, là cảm xúc thiêng liêng và cao vời, biết gắn bó cho tình yêu, biết hy sinh cho cuộc sống, vì quê hương đất nước mãi luôn đẹp sao.</P>
<P><B>ĐK</B>: Tuổi trẻ ơi, tuổi trẻ ơi là câu hát biết bao con người, cùng vươn tới và chia sẻ, từng gian khó hiểm nguy trong đời. Lòng mong muốn vì đất nước cùng đi tới giấc mơ sức trẻ. Dù năm tháng dần trôi mau, một tình yêu mãi không phai nhòa.</P>
TRÁI TIM YÊU ĐỜI, TRÁI TIM TÌNH NGƯỜI
<I>Nhạc và lời: Trần Thanh Tùng</I>
<P> </P>
<P>Mang trong con tim tình yêu núi sông, trải dài bờ bến thiết tha con người, ta trao cho nhau nỗi xoa dịu tình nghĩa, như anh em trong một nhà mến yêu. Ta luôn bên nhau trong tình thương mến thương, nào cùng dang tay nối quanh một vòng, trao cho nhân gian những ân tình bao la, ta giữ cho đời những nồng ấm tình người.</P>
<P>ĐK: Hãy yêu thương người ơi, nắng trong tim bừng lên, chiếu soi bình minh, mãi yêu đời người ơi. Hát với nhau bạn ơi, gió mang theo bình yên, thắm trong những bài ca, có nhau trong tương lai sáng tươi.</P>
<P> </P>
<EM> </EM>
MÃI MÃI TUỔI 20
<P class=MsoHeading7 align=center><I>Nhạc và lời: Nguyễn Văn Hiên</I></P>
<P><B> </B></P>
<P class=MsoBodyText>Tạm biệt thời áo trắng sinh viên, khoác lên vai màu xanh của rừng. Chào tạm biệt thủ đô thân yêu, mùa thu đi vào trong nỗi nhớ. Tuổi hai mươi như cánh chim tung trời. Đoàn tàu băng băng qua rừng cây xanh lá. Đầy ba lô mọi ước mơ dịu hiền. Thời sinh viên dĩ vãng đã xa.</P>
<P>Mãi mãi tuổi hai mươi, niềm tin và mơ ước. Mãi mãi tuổi hai mươi, bao khát khao tuổi xuân. Mãi mãi tuổi hai mươi niềm tin và mơ ước. Mãi mãi tuổi hai mươi vì hạnh phúc cho mọi người.</P>
<P>Tạm biệt từng góc phố thân yêu, có bao nhiêu người không trở lại. tạm biệt trường đầy ắp yêu thương, để trong tim còn vương nỗi nhớ. Từng trang thư ghi nghĩ suy về đời. Về niềm tin yêu hi vọng luôn vươn tới. Người yêu đi nhất ký ghi chuyện đời. Chuyện quê hương viết tiếp niềm tin.</P>
<P>Mãi mãi tuổi hai mươi, niềm tin và mơ ước. Mãi mãi tuổi hai mươi, bao khát khao tuổi xuân. Mãi mãi tuổi hai mươi niềm tin và mơ ước. Mãi mãi tuổi hai mươi vì hạnh phúc cho mọi người.</P>
<P><B> </B></P>
<P><B>MÃI MÃI TUỔI 20</B></P>
<P class=MsoHeading8 align=center><EM>Nhạc và lời: Phạm Đăng Khương</EM></P>
<P> </P>
<P>Có một chàng tai trẻ tuổi hai mươi. Có một người con gái tuổi hai mươi. Tạm biệt người thân lên đường chiến đấu. Ra đi không hẹn ngày về lòng mang khát vọng trong tim. Như huyền thoại anh vui sống giữa cuộc đời. Như mẹ hiền chị đến với đồng đội. Đạn bom nề chi dù từng giây là cái chết. Chỉ có trái tim yêu hoà bình và yêu cuộc sống này. </P>
<P>Chiến tranh chiến tranh đã mang đi biết bao niềm mơ ước trong anh. Nhưng cuộc đời này còn mãi những trang nhật ký. Những trang nhật ký như ngọn lửa cháy. Thắp sáng tuổi hai mươi trong anh, trong tôi trong trái tim mọi người. </P>
<P>Chiến tranh chiến tranh đã đi qua, tấm gương chị còn mãi trong tôi. Và cuộc đời này còn mãi những trang nhật ký. Những trang nhật ký như ngọn lửa cháy. Thắp sáng tuổi hai mươi trong anh, trong tôi trong trái tim mọi người.</P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> TUỔI TRẺ ÁO XANH</B></P>
<I>Nhạc và lời: Trương Hoàng Nghĩa</I>
<P> </P>
<P class=MsoBodyTextIndent>Mùa hè về, mùa hè về rực nắng. Mùa hè về tuổi trẻ bao ước mơ. Tuổi thanh niên bắt tay xây đời mới, tấm áo xanh dù bạc phai nắng hè.</P>
Lòng rạo rực tuổi trẻ say dòng máu. Về cùng làng cùng miền quê mến thương. Dù non cao, biển xa nơi nghèo khó. Những áo xanh dựng xây bao mái trường.
<P>Tuổi trẻ ơi, sống yêu thương, sống biết yêu thương người. Dù miền quê xa xôi, dù phố phường ngàn lối bao chúng ta gánh vác xây đời tươi.</P>
<P>Nhìn đàn em biết ê a những trang sách đầu đời. Nhìn đồng lúa xanh reo, nhìn mái nhà êm ấm, bao luyến lưu tấm áo xanh ngàn vui.</P>
<P> </P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P><B> HÁT CHO MÙA HÈ XANH</B></P>
<I>Nhạc và lời: Trường Huy</I>
<P><B> </B></P>
<P>Từ khắp nơi nơi, anh em chúng ta về đây, hoa phượng nở thắm chim vui ríu rít trên cành. </P>
<P>Cùng cây ghi - ta ca vang khúc hát yêu đời, hát cho mùa hè, mùa hè xanh mãi trong ta.</P>
<P>Mùa hè ơi, xanh những ước mơ, con đường tương lai đang rộng mở. Mùa hè ơi, ta sát cánh bên nhau, hát vang khúc hát mùa hè xanh.</P>
<P><B> </B></P>
<P><B>LỜI THẦY CÔ</B></P>
<P><I>Nhạc và lời: Nguyễn Đức Trung</I></P>
<P> </P>
<P>Ngày ngày đến trường, con phố đông vui áo trắng bay. Hàng cây đón chờ bóng nghiêng đường dài đùa trên tóc mây. Và nghe trong gió lá hát như ru, mơ thoáng qua kỷ niệm nhớ mãi trong đời thời bé thơ ơi, ngày xưa.</P>
<P>Ngày xưa đến trường cô đón em bên bóng dáng mẹ. Thời gian đã qua như con đò chiều thầy cô đón đưa. Nhoà đôi mắt kém mái tóc hoa râm trong xót xa nhớ người. Bóng dáng bên đời một khúc tâm ca lời thầy cô. </P>
<P class=MsoBodyText>Lời thầy cô mãi mãi vẫn nhớ, mãi mãi vẫn nhớ ghi trong cuộc đời. Những công ơn năm xưa đã cho ta hôm nay ngày mai. Thầy cô vui nghe câu thơ, tiếng hát đến lớp còn đó như thưở nào. Những nụ hồng nở hoa thắm tươi tay người. Lời thầy cô mãi mãi vẫn nhớ, mãi mãi vẫn nhớ ghi trong cuộc đời. Bước chân đi hôm nay, có ai quên đôi tay người xưa. Thầy cô mang bao yêu thương, tiếp bước đến lớp là ước mơ thưở nào. Những nụ hồng nở hoa thắm tươi nhớ người.</P>
<P> </P>
KHÚC HÁT MÀU XANH
<I>Nhạc và lời: Võ Hoài Phúc</I>
<P> </P>
<P>Thanh niên ta lên rừng xuống biển, vì tương lai non nước Việt Nam, đẹp làm sao cháu con Lạc Hồng, thỏa tình yêu quê hương chờ mong. Mang trong tim ân tình sâu nặng, về làng quê chung sức dựng xây, đặt lên những dấu chân tình nguyện, rộn ràng hỡi trái tim Việt Nam.</P>
<P>Đời sẽ mãi tiếp bước vì non sông quê hương cùng về đây ta đắp xây cho một ngày mới, rộn ràng tiếng hát tiếng hát từng đàn em thơ ca vang, mùa hè xanh vang khúc ca yêu thương nghĩa tình.</P>
<P> </P>
MÙA HÈ XANH VẪY GỌI
<I>Nhạc và lời: Huy Cường</I>
<P class=MsoBodyText> </P>
<P class=MsoBodyText>Mùa hè trên quê hương tôi, nghe rộn vang bao bước chân tình nguyện. Về những miền quê xa xôi, cho đồng xanh vang đầy tiếng hát. Mùa hè trên quê hương tôi, ôi đẹp sao áo xanh tình nguyện. Về những miền quê xa xôi cho cuộc đời còn mãi thêm xanh.</P>
<P>Bạn ơi, bạn ơi, bạn ơi nhanh lên, mùa hè xanh thôi thúc ta lên đường</P>
<P>Bạn ơi, bạn ơi, bạn ơi nhanh lên, mùa hè xanh trong trái tim ta</P>
<P>Bạn ơi, bạn ơi, bạn ơi nhanh lên, mùa hè xanh thôi thúc ta lên đường</P>
<P>Bạn ơi, bạn ơi, bạn ơi nhanh lên, mùa hè xanh trong trái tim ta</P>
<P><B> </B></P>
<P align=center><B>TUỔI XUÂN TÌNH NGUYỆN</B></P>
<P align=center><I>Nhạc và lời : Nguyễn Văn Hiên</I></P>
<P> </P>
<P>Mang trái tim tình nguyện ra đi lòng không lưu luyến.</P>
<P>Mang trái tim tình nguyện tuổi xuân sống cho mọi người.</P>
<P>Tuổi trẻ ơi ! thiết tha yêu đời.</P>
<P>Tuổi trẻ ơi ! bay đến muôn đời.</P>
<P>Mang trái tim tình nguyện, mang trái tim tình nguyện, vì quê hương chúng ta lên đường.</P>
<P> </P>
<P><B> </B></P>
<P align=center><B>THẮP SÁNG LỬA TRUYỀN THỐNG</B></P>
<P align=center><I>Nhạc và lời : Nguyễn Văn Hiên</I></P>
<P> </P>
<P>Về thăm quê hương người dẫn đường đầu tiên.</P>
<P>Về thăm quê hương nối kết ba miền.</P>
<P>Tuổi trẻ Việt Nam rực lửa cách mạng.</P>
<P>Tuổi trẻ Việt Nam thắp sáng niềm tin.</P>
<P>Cùng về Nghệ An thăm quê hương của Bác.</P>
<P>Về trường Dục Thanh nhớ thầy giáo năm nào.</P>
<P>Về Bình Định thân yêu thắp ngọn lửa Tây Sơn.</P>
<P>Bắc Trung Nam cùng về Huế đang mong chờ.</P>
<P>Thắp sáng lửa truyền thống vì cuộc sống cộng đồng.</P>
<P>Thắp sáng lửa truyền thống thanh niên giúp nhau vì nước mạnh dân giàu.</P>
<P>Thắp sáng lửa truyền thống vì cuộc sống cộng đồng.</P>
<P>Thắp sáng lửa truyền thống thanh niên chúng ta hát khúc ca lên đường.</P>
<P> </P>
<P><B> </B></P>
<P align=center><B>HÀNH TRÌNH TUỔI HAI MƯƠI</B></P>
<P align=center><I> Nhạc và lời : Nguyễn Văn Hiên</I></P>
<P> </P>
<P>Từ khắp nơi về đây trong tình yêu và khát vọng, rực cháy trong lòng ta bao niềm tin. Vì khó khăn còn đây đêm ngày ta luôn thao thức đất nước thân yêu đang đón chờ .</P>
<P><B>ĐK:</B> "Bên nhau trong gian khó mới hiểu thêm từng tấm lòng, đường dài vẫn thế ai chân tình. </P>
<P>Yêu sao bao tiếng hát chung niềm tin và khát vọng. Bên nhau cùng đi tới xây ngày mai".</P>
<P> </P>
<P>Biển hát muôn lời ca như đồng xanh vươn cùng thuỷ điện, nhà máy đêm ngày reo chung niềm vui. Từ những công trình xa vang lời ca tuổi thanh xuân. Chung sức xây quê hương đẹp giàu.</P>
<P><B>ĐK: </B>"Bên nhau trong gian khó mới hiểu thêm từng tấm lòng, đường dài vẫn thế ai chân tình. </P>
<P>Yêu sao bao tiếng hát chung niềm tin và khát vọng. Bên nhau cùng đi tới xây ngày mai".</P>
<P> </P>
<P align=center><B>NHỊP ĐÀN VUI</B></P>
<P><B> </B></P>
<P>Một mình từ nơi xa tít xa cây đàn xinh xắn vác trên bờ vai.</P>
<P>Về nơi đây lang thang phất phơ đi tìm cô bé hát yêu lâu rồi.</P>
<P>Trời ào mưa hôm tôi bước qua ngày sau đó nắng khô tạnh ngay.</P>
<P>Mặt trời lên nung tôi chín quay hỡi yêu có thấu cho thân này.</P>
<P>Em yêu dấu hỡi, cớ sao em không nhìn tôi ?</P>
<P>Lặn lội từ nơi xa tít xacay đàn yêu quý vẫn đeo bên người.</P>
<P>Về nơi đây tôi đi kiếm ngay cõi lòng khaop khát cứ dâng đầy vơi.</P>
<P>Nhìn ra em chao ôi ngất ngây tôi mừng tôi bỗng ngã quay ra đường.</P>
<P> </P>
<P align=center><B>LÊN RỪNG, XUỐNG BIỂN</B></P>
<I>Nhạc và lời: Trịnh Đình Lập</I>
<P> </P>
<P class=MsoBodyText>Ta lên rừng, ta xuống biển, đàn giục ta xuống biển, lên rừng , ta lên rừng , ta xuống biển, về đồng xanh, vùng sâu, đảo xa, bạn thân yêu ơi, tim mình xin thắp sáng, về tận mọi miền tổ quốc rộng bao la, vì triệu cuộc đời hằng ngóng chờ tay ta. Bạn thân yêu ơi đàn nổi lên rồi. Anh lên rừng, em xuống biển, đàn giục ta xuống biển, lên rừng, anh lên rừng em xuống biển về đồng xanh vùng sâu, đảo xa. Bạn thân yêu ơi ta nguyện nuôi chí lớn, vì trọn một đời để sống để yêu nhau. Vì trọn một đời để sống để cho nhau, bạn thân yêu ơi vận nước đến rồi.</P>
<P><B> </B></P>
LỜI BÁC DẠY THANH NIÊN
<P>Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. Là thanh niên ta luôn luôn đi đầu, dù gian lao hay nắng mưa chặn lối, ta vẫn cứ tiêbn ta vẫn cứ tiến, để mai sau quê mình đẹp giàu, và vươn lên để năm châu ca ngợi Việt Nam. Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên, ngàn năm xưa ông cha ta xây dựng, ngày hôm nay con cháu lo gìn giữ, tô đẹp đất nước, tô đẹp đất nước, tiến lên mau cho kịp bằng người và ngày mai khắp năm châu ca ngời Việt Nam.</P>
<P> </P>
KHU DÂN CƯ TÔI
<P>Khu dân cư tôi xanh một màu xanh, Vì người dân chúng tôi luôn luôn đi đầu. Giúp người già neo đơn, vì tình lãng nghĩa xóm, khu phố tôi đang từng ngày đổi thay. Khu dân cư tôi văn minh sạch đẹp người ơi, vì ngày mai chung sức dựng xây cho đời, sẽ không còn mại dâm, sẽ đẩy lùi ma tuý, khu dân cư tôi là khu dân cư văn hoá người ơi. Hãy hãy cùng chúng tôi, dựng xây thêm nhiều khu dân cư văn hoá mới. Hãy hãy cùng chúng tôi dựng xây cho thành phố ngày càng đẹp hơn.</P>
<P> </P>
HÀNH KHÚC THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN
<P>Chúng ta hát bài ca thanh niên tình nguyện. Chúng ta đến vùng sâu nơi xa mọi miền. Tuổi trẻ có thanh niên, đầy nhiệt huyết trong tim, bạn cùng tôi hoà mình vào mùa hè xanh.</P>
<P>Với khối óc bàn tay hăng say nhiệt tình. Góp công sức dựng xây quê hương của mình. Từ nhịp sống hôm nay, là hạnh phúc mai sau. Mùa hè xanh giục giã bước nhanh lên đường.</P>
<P><B> </B>Về đồng bằng phương nam ta đắp đê ngăn cơn lũ tràn, dạy đàn em học hành dựng căn nhà cho người neo đơn, ta đi lên truờng sơn mở con đường lịch sử hào hùng, ta đi lên vùng cao giúp đồng bào trồng cây gây rừng.</P>
<P class=MsoBodyTextIndent2>Áo xanh thắm đoàn ta thanh niên tình nguyện. Những năm tháng nào phai trong ta kỷ niệm, đời cần có thanh niên, đầy nhựa sống trong tim, mùa hè xanh hát vang bài ca lên đường.</P>
HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO - BÀI CA TUỔI TRẺ
<P>- Còn nhiệt tình, còn tin yêu, còn đôi môi ta còn hát. Còn con tim đang tuổi xuân, bạn thân ơi xin đừng ngại ngần. Bao người đang chờ chúng ta, tấm lòng nhân ái sẻ chia, giúp nhau một giọt máu hồng dắt nhau qua bờ tử sinh</P>
<P>- Hiến máu cứu người là truyền thống ngàn đời của cha ông. Nhắc nhau đừng quên thương người như thể thương thân. Tim ta còn hồng là còn biết đau vì bao người, chớ quên bạn ơi nhiễu điều phủ lấy giá gương.</P>
<P class=body>- Hiến máu cứu người là truyền thống ngàn đời của cha ông. Nhắc nhau đừng quên thương người như thể thương thân. Tim ta còn hồng là còn biết đau vì bao người, tuổi xuân bạn ơi hiến máu chớ ngại ngần chi</P>
<P class=body> </P>
ĐÀ NẴNG THÀNH PHỐ THÁNG 3
<I>Nhạc và lời: Trúc Lam</I>
<P class=MsoBodyText>Ta đi bên nhau giữa chiều Đà Nẵng, xuôi sông Hàn về bến cảng Tiên Sa, cảng Tiên Sa sao mà thương đến lạ, biển vỗ về xanh mượt tóc ai bay.</P>
<P>Ta đi bên nhau chiều tháng ba lộng gió, nghe nhịp cầu quay hối hả bắc qua sông. Đà Nẵng hôm nay như mùa xuân đang tới, nhịp thời gian thôi thúc bước chân ta.</P>
<P class=MsoBodyText>Ta đi bên nhau giữa chiều Đà Nẵng, thành phố quê mình thành phố tháng ba, con đường mới nối dài phố mới, bao công trình vươn dậy những tầm cao.</P>
<P>Ta đi bên nhau chiều tháng ba lộng gió, nghe nhịp cầu quay hối hả bắt qua sông. Đà Nẵng hôm nay như mùa xuân đang tới, nhịp thời gian thôi thúc bước chân ta.</P>
<P><B> </B></P>
<P><B>PHÚT CHIA TAY</B></P>
<P><I> Nguyễn Văn Hiên</I></P>
<P><B><I> </I></B></P>
<P>Những ngày ta bên nhau sẽ trở thành kỷ niệm. Những buồn vui chia nhau là kỷ niệm khó phai. " Nhớ nhớ nhé phút chia tay đến rồi, tạm biệt nhé, tạm biệt nhé bạn ơi!". " Nhớ nhớ nhé phút chia tay đến rồi, tạm biệt nhé, tạm biệt nhé bạn ơi!"</P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P align=center><B>HÁT CÙNG BẠN BÈ TÔI</B></P>
<P align=center><I>Nguyễn Văn Hiên</I></P>
<P align=center> </P>
<P>Cùng hát lên đi trong tình thân ái, hành trình tuổi trẻ vươn tới tương lai. Bài hát quê hương mang niềm mơ ước, một thời tuổi trẻ chan chứa yêu thương.</P>
<P><B>ĐK:</B> Với tiếng hát khát khao hôm nay, tuổi trẻ sáng tạo, tuổi trẻ năng động, tuổi trẻ không quên truyền thống.Với sức sống thanh niên hôm nay đến với mọi người, đến với cuộc đời, hát cùng bạn bè tôi.</P>
<P> </P>
<P><B> </B></P>
<P align=center><B>TẠM BIỆT TÂY NGUYÊN XANH</B></P>
<P align=center><I>Nguyễn Văn Hiên</I></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P>- Tạm biệt mùa hè xanh, tạm biệt Tây Nguyên xanh chúng tôi trở về thành phố. Trở về với ngôi trường, trở về với giảng đường, lòng có bao giờ quên.</P>
<P>- Tạm biệt mùa hè xanh, tạm biệt Tây Nguyên xanh, chúng tôi trở về thành phố. Bùi ngùi phút lên đường, trở về với phố phường, kỷ niệm chẳng phai mờ.</P>
<P><B>- ĐK:</B> Nhớ những cơn mưa rừng, trắng xoá mịt mùng, từng đêm giá lạnh nhớ nhà. Quanh ánh lửa bập bùng, bên bếp lửa hồng, buôn làng biết bao trìu mến. </P>
<P>- Đến với nhau trong đời, tuổi trẻ một thời, dạy em bé học yêu quý quê nhà. Trong ánh mắt muôn người, đã thấy tiếng cười mà lòng biết bao niềm vui.</P>
<P><B> </B></P>
<P><B> </B></P>
<P align=center><B>************</B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><BR clear=all></B></P>
<P align=center><B>BÀI THUYẾT TRÌNH</B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P align=center><B>TUỔI TRẺ ĐÀ NẴNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG " HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH"</B></P>
<P align=center><B>=====</B><B></B><B>&</B><B></B><B>=====</B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P>Hai năm qua, Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã được triển khai sâu rộng trong các tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội, làm cho toàn Đảng, toàn dân ta ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, giá trị tinh thần to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết quả bước đầu của Cuộc vận động đã tạo ra những chuyển biến quan trọng trong nhận thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của nhân dân trong cả nước. Sau khi cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" được phát động một cách sâu rộng trong cả nước, tuổi trẻ trong cả nước nói chung và tuổi trẻ TP Đà Nẵng nói riêng đã hưởng ứng một cách rất tích cực, chủ động và sáng tạo.</P>
<P>Trước hết, đoàn viên, thanh niên cần phải học tập tốt, phải thấm nhuần giá trị đạo đức tấm gương Hồ Chí Minh, đây là nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta. Học tốt để có kiến thức, có khả năng tác nghiệp, khẳng định được bản thân mình và cống hiến được cho đất nước, cho xã hội. Nên trau dồi đạo đức, sống đẹp, sống lành mạnh, có kiến thức xã hội, có văn hoá. điều này bổ trợ cho nhau để hình thành nên một nhân cách một con người.</P>
<P>Đặc biệt, tuổi trẻ TP Đà Nẵng cần đẩy mạnh việc trau dồi những phẩm chất đạo đức mà Hồ Chí Minh đòi hỏi ở những đoàn viên , thanh niên trong thời đại mới: Trung với nước, hiếu với dân; Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư; Lòng yêu thương con người v.v.</P>
<P>Học tập đạo đức của Bác Hồ, chúng ta còn có thể học tập qua chính những tấm gương thầy cô, bè bạn xung quanh. Và hãy để việc học tập đó đi vào chính cuộc sống hàng ngày của đoàn viên, thanh niên, chứ không phải là những hoạt động có tính chất phong trào. Bởi học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn. Như thế thì mỗi đoàn viên, sinh viên sẽ dễ hình dung mình cần phải làm gì và như thế nào? và chắc chắn khi đó phong trào sẽ đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn. Đồng thời, mỗi người khi đã rèn cho mình lối sống đạo đức, thì mình thử soi xem đã làm được bao nhiêu phần trăm, tự đánh giá, từ đó giúp đỡ những người xung quanh, những người còn chưa làm tốt.</P>
<P>Trong cuộc sống, có rất nhiều bạn đang có hoàn cảnh khó khăn, chúng ta có thể tìm hiểu và giúp đỡ nhau qua các hành động cụ thể, cũng như tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội như: quyên góp ủng hộ bạn, giới thiệu việc làm thêm, giúp người neo đơn, hiến máu nhân đạo,giữ gìn vệ sinh môi trường v.v. Rất nhiều cảnh đời xung quanh chúng ta cần được cảm thông và chia sẻ: những em bé mồ côi, người khuyết tật, người già neo đơn... Sự giúp đỡ của chúng ta đối với họ không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà quan trọng hơn là động viên họ về mặt tinh thần, để họ có thêm nghị lực và tình yêu vào cuộc sống. Chiến dịch Mùa hè xanh, Sinh viên tình nguyện,... chúng ta đã, đang và sẽ làm tốt hơn nữa.Tham gia những hoạt động đó sẽ giúp ta sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn cho bản thân và có ích cho cộng đồng. Đoàn viên, thanh niên nên tích cực đóng góp ý kiến xây dựng cho phong trào chung, biết hi sinh, cống hiến vì tập thể, biết giúp đỡ mọi người xung quanh một cách chân thành...</P>
<P> Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác không chỉ dừng lại ở việc "biết" và "học tập" mà thiết thực hơn là biến tư tưởng thành hành động, là phải "làm theo". Trong bài nói chuyện tại buổi lể khai mạc trường Đại học Nhân Dân Việt Nam Bác nói : <I>" Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà! Mình phải làm thế nào cho ích nước lợi nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?</I>.</P>
<P> Để đáp lại tình cảm, sự quan tâm ấy của Bác, thanh niên ngày nay càng nhận thức sâu sắc hơn nhiệm vụ, vai trò của mình. Trong thời kỳ đất nước tiến vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khó khăn và thách thức còn nhiều; thanh niên - một lực lượng trẻ khỏe, năng động cần không ngừng phấn đấu rèn luyện, lao động, học tập để góp phần xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, thực hiện nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và xã hội giao phó.</P>
<P> Qua 2 năm rưỡi cuộc vận động "Tuổi trẻ TP Đà Nẵng học tập và làm theo tấm gương và đạo đức của Bác". Tuổi trẻ TP Đà Nẵng đã đạt được một số kết quả: Thành Đoàn đã tổ chức 02 Hội thi cấp thành phố về chủ đề "Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác", "Chúng em kể chuyện bác Hồ kính yêu"; tổ chức 52 buổi tọa đàm, 12 lớp học tập chuyên đề, 37 cuộc thi tìm hiểu các cấp và viết bài thu hoạch về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thu hút hơn 95.800 ĐVTN tham gia. 100% các quận, huyện Đoàn và Đoàn trực thuộc đã xây dựng công trình thanh niên làm theo lời Bác, các cơ sở Đoàn đã xây dựng 274 tủ sách với hơn 10.720 đầu sách, tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có 375/4435 chi đoàn ở cơ sở thực hiện Nhật ký làm theo lời Bác. Những buổi chiếu phim về Bác, phát động cuộc thi tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu, những buổi sinh hoạt chi đoàn, tổ chức đêm văn nghệ về Bác, thực hiện các tập san về hình ảnh và những lời dạy của Bác, trao đổi, thuyết trình về bộ phim "Hồ Chí Minh- chân dung một con người", diễn đàn "Tuổi trẻ học tập làm theo lời Bác" trên mạng thông tin điện tử của Thành Đoàn cùng nhiều hình thức học tập phong phú, hấp dẫn khác ở cơ sở đã góp phần mạnh mẽ nâng cao sự hiểu biết về tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác, khích lệ, động viên đoàn viên thanh thiếu niên noi gương và học tập theo tấm gương Bác Hồ.</P>
<P>Để những kết quả cuộc vận động tiếp tục lan toả trong thời gian tới, các cơ sở Đoàn cần tiếp tục đẩy mạnh các hình thức truyên truyền, tổ chức các học động sáng tạo hiệu quả gần gủi với thanh niên. Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả phù hợp với từng lĩnh vực, đối tượng thanh niên, tạo môi trường để thanh niên có điều kiện cống hiến và trưởng thành...</P>
<P align=right><B>"Một năm khởi đầu từ mùa xuân,một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ."</B></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B> </B></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=right><B> </B></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><BR clear=all></B></P>
<P align=center><B>KẾT LUẬN</B></P>
<P align=center><B></B><B> </B><B>&</B><B> </B><B></B></P>
<P align=center><B> </B></P>
<P>Như vậy trong giáo trình này tôi đã trình bày được các vấn đề sau:</P>
<P>- Giới thiệu được hầu hết các kỹ năng về hoạt động Đoàn - Hội.</P>
<P>- Nêu được vai trò các cũng như việc vận dụng các kỹ năng đó vào thực tiễn.</P>
<P>- Tổ chức cho cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh niên học tập kỹ năng công tác thanh niên là một vấn đề cần được các cấp quan tâm. Kỹ năng công tác thanh niên không phải tự nhiên có, mà đòi hỏi mỗi chúng ta phải qua quá trình bồi dưỡng, học tập và từ thực tiễn phong trào lâu dài mới có được một kỹ năng nhất định.</P>
<P>- Vì thế mà mỗi chúng ta phải nổ lực học tập để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ công tác chuyên môn để làm cơ sở nền tảng bồi dưỡng cho những thế hệ tiếp theo học tập bằng nhiều biện pháp như qua giáo án, qua sự trao đổi với thế hệ đàn anh đi trước và phải qua thực tiễn phong trào đó là điều tất yếu để có được kỹ năng.</P>
<P>Giáo án của tôi trong lúc biên soạn vẫn còn nhiều điều chưa tránh khỏi sự thiếu sót mong các đồng chí góp ý để bản thân tôi có cách điều chỉnh, sữa chữa tốt hơn trong thời gian đến.</P>
<P align=right> </P>
<P align=right>Xin trân trọng cảm ơn!</P>
<P align=right> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><B>MỤC LỤC</B></P>
<P align=right>Trang</P>
<P>1. Lời mở đầu......................................................................................... 1</P>
<P>2. Truyền thống Hội LHTN Việt Nam...................................................... 2</P>
<P>3. Trò chơi nhỏ....................................................................................... 8</P>
<P>4. Trò chơi lớn...................................................................................... 18</P>
<P>5. Cổng trại và thủ công trại................................................................... 22</P>
<P>6. Kế hoạch trại..................................................................................... 24</P>
<P>7. Lửa trại............................................................................................. 28</P>
<P>8. Cây thuốc nam.................................................................................. 35</P>
<P>9. Mật thư............................................................................................. 39</P>
<P>10. Giáo án giảng dạy............................................................................ 43</P>
<P>11. Những bài hát tập thể thanh niên....................................................... 51</P>
<P>12. Bài thuyết trình................................................................................ 59</P>
<P>13. Kết luận.......................................................................................... 62</P>
<P> </P>
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top