CHƯƠNG 4

Dường như đã đến lúc Đaniyar phải tìm người trong bản để kết bạn. Nhưng anh vẫn một thân một mình như trước, cứ như thể anh không hề biết thế nào là bè bạn hay thù địch, thiện cảm hay ghen ghét. 

Vậy mà trong bản, chàng gighit nào có thể tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác, có thể làm việc nghĩa, nhưng đôi khi cũng có thể làm điều ác, dám cưỡng lại các ăcxakan và làm theo ý mình trong các bữa tiệc tùng hay ma chay, thì anh chàng như thế thường được mọi người kiêng nể, thậm chí được phụ nữ để mắt tới.

Nhưng, nếu một kẻ như Đaniyar, sống tách biệt, không can dự vào mọi việc thường ngày trong bản, thì người ta không để ý đến hắn, số khác thì nói với giọng bao dung:

- Hắn không làm hại ai, cũng chẳng có ích cho ai. Khổ thân hắn, hắn sống vật vờ cho qua ngày đoạn tháng, thôi thì cũng được...

Người như thế thường chuốc lấy sự giễu cợt hay thương hại của thiên hạ. Còn chúng tôi, những gã trai mới lớn, bao giờ cũng muốn tỏ ra già dặn hơn tuổi thực của mình để có thể sánh ngang với những chàng gighit thực thụ, chúng tôi luôn luôn chế nhạo Đaniyar (dĩ nhiên không phải là trước mặt anh, mà giữa chúng tôi với nhau thôi). Chúng tôi chế nhạo ca...

việc anh ra sông tự giặt lấy chiếc áo cổ đứng bốn túi của mình. Áo giặt xong chưa khô anh đã đem ra mặc:

anh chỉ có độc chiếc áo ấy thôi.

Thực cũng lạ, Đaniyar xem chừng có vẻ điềm đạm và hiền lành, vậy mà chúng tôi không hề dám lờn với anh. Không phải vì anh nhiều tuổi hơn chúng tôi (hơn nhau ba bốn tuổi có là bao, với những người như thế chúng tôi chẳng kiêng nể gì, vẫn mày tao chi tới là thường), cũng không phải vì anh nghiêm nghị hoặc làm ra bộ ta đây, điều đó đôi khi vẫn có thể gợi nên một cái gì giống như sự kính nể, không phải thế. Vẻ trầm ngâm cau có của anh ngầm chứa một cái gì không thể hiểu được, khiến chúng tôi phải e dè, mặc dù chúng tôi vốn sẵn sàng chế nhạo bất cứ kẻ nào.

Có thể duyên do khiến chúng tôi e nể Đaniyar là một sự việc như thế này. Tôi vốn rất tò mò và thường hay làm rầy người khác bằng những câu hỏi đến điều, mà hỏi chuyện chiến tranh những người đã từng chiến đấu ở mặt trận lại là niềm say mê thực sự của tôi. Hồi Đaniyar về bản trong mùa cắt cỏ, tôi luôn luôn tìm dịp thuận lợi để dò hỏi một điều gì ở anh chàng mới ở mặt trận về này.

Một buổi chiều, sau ngày làm, chúng tôi ngồi bên đống lửa, chúng tôi đã ăn xong và thung dung nghỉ ngơi.

- Đanikê, trước khi đi ngủ, anh kể cho nghe chuyện gì về chiến tranh đi,

- tôi nài.

Thoạt đầu Đaniyar lặng thinh, hình như còn bực mình là đằng khác. Anh nhìn ngọn lửa hồi lâu, rồi ngẩng đầu lên, nhìn chúng tôi.

- Kể chuyện chiến tranh ử...

- anh hỏi rồi như để tra... lời cho những duy tư riêng cha... mình, anh nói bằng giọng khàn khàn:

- Không, các cậu không nên biết gì về chiến tranh thì hơn.

Rồi anh quay đi, vơ lấy một ôm cỏ khô ném vào đống lửa, và bắt đầu thổi cho cháy bùng lên, mắt không nhìn ai trong bọn chúng tôi.

Đaniyar không nói gì thêm. Nhưng, chỉ một câu ngắn ngủi ấy từ miệng anh nói ra cũng đủ khiến chúng tôi hiểu được rằng không thể nói về chiến tranh một cách đơn giản như vậy, không thể từ đó tạo nên một chuyện cổ tích đưa ta vào giấc ngủ.

Chiến tranh đọng lại thành ấu trong trái tim sâu thẳm của con người, và kể chuyện về nó không phải là dễ dàng.

Tôi xấu hổ với chính mình, và không bao giờ tôi hỏi chuyện Đaniyar về chiến tranh nữa.

Nhưng, buổi tối hôm đó rồi cũng mau chóng chìm vào lãng quên, cũng như trong bản người ta chảhwng còn để ý gì đến chính Đaniyar nữa.

Sáng sớm hôm sau, tôi cùng với Đaniyar đưa ngựa ra sân đập, vừa lúc đó chị Giamilia cũng đến. Nhìn thấy chúng tôi, từ xa chị đã gọi to:

- Ô này, kichinê bala, dắt ngựa của tôi lại đây! Mấy cái vòng cổ ngựa của tôi đâu rồi nhỉ...

- Rồi dường như soót đời vẫn làm nghề đánh xe ngựa, chị bắt đầu xem xét chiếc briska ra dáng thông thạo lắm, dùng chân lay thử xem moayơ bánh xe có ăn khít với trục không.

Khi tôi với Đaniyar cưỡi ngựa lại gần, chúng tôi nom thật tức cười dưới con mắt của Giamilia. Đôi chân gầy cuộc dài ngoằng của Đaniyar buông thong, xỏ trong đôi ủng gia... da, ống quá rộng, lúc nào cũng chỉ chực tuột ra. Còn tôi thúc ngựa bằng hai gót chân không giày đã sạm đen lại.

- Rõ thật là xứng đôi!

- Giamilia vui vẻ hất đầu lên. Rồi không chần chừ, chị sai bảo chúng tôi:

- Làm nhanh nhanh lên, phải vượt qua được thảo nguyên trước khi nắng gắt.

Chị nắm lấy dây cương, vững vàng dắt mấy con ngựa đến xe briska và bắt đầu đóng ngựa vào xe. Chị tự tay đóng ngựa, chỉ có một lần chị bảo tôi bày cho chị cách sắp đặt giây cương. Chị không để ý đến Đaniyar như thể không hề có anh ở bên cạnh.

Thái độ ca... quyêt, thậm chí là tự tin, như có ý thách thức của Giamilia rõ ràng đã khiến Đaniyar sửng sốt. Với vẻ ác cảm, nhưng cũng không giấu được sự khâm phục ngấm nầmm, anh mím chặt môi một cách lạ lùng, nhìn chị làm. Khi anh lẳng lặng vác một bao tải thóc ở mặt bàn cân lên, đem ra xe, chị Giamilia cự anh:

- Thế là cái quái gì, mỗi người cứ hùng hục làm một mình như thế ư... Không, anh bạn ạ, làm như thế không ổn đâu, đưa tay đâu! Này, kichinê bala, sao lại cứ đương mắt nhìn như thế, trèo lên xe xếp các bao tải đi!

Chị Giamilia nắm lấy tay Đaniyar và lúc họ nắm tay nhau cùng xốc tải thóc lên thì anh chàng tội nghiệp cứ đỏ mặt lên vì thẹn. Rồi mỗi lần hai người nâng tải thóc lên, tay nắm chặt tay, đầu gần như chụm vào nhau thì tôi lại thấy Đaniyar vừa ngượng ngùng vừa đau khổ, mím chặt môi, cố không nhìn vào mặt Giamilia. Còn chị Giamilia thì thản nhiên như không, dường như không để ý đến anh chàng cùng làm với mình, luôn miệng bông đùa với chị cân thóc. Cuối cùng, khi xe đã chất đầy bao tải và chúng tôi đã cầm dây cương trong tay, chị Giamilia nháy mắt ranh mãnh, vừa cười vừa nói:

- Này, anh gì ơi... A, tên anh là Đaniyar phải không... Nom anh cũng ra vẻ đấng mày râu đấy chứ, anh đi trước mở đường đi!

Đaniyar lại lẳng lặng quất ngựa, và xe đột ngột chuyển bánh. "Ôi, khốn khổ thân đời, người đâu mà gặp chuyện gì cũng thẹn thò bẽn lẽn! "

- tôi nghĩ thầm.

Chặng đường chúng tôi phải vượt qua khá xa:

chừng hai mươi kilômet qua thảo nguyên, ròi qua một hẽm núi và ra ga. Chỉ được cái là từ lúc khởi hành cho đến lúc tới nơi, đường lúc nào cũng xuống dốc, ngựa không nhọc sức.

Bản Kukirêu chúng tôi nằm rải theo bờ sông, trên sườn dãy Núi Hùng - Vĩ. Chừng nào chưa vào đến hẽm núi thì vẫn còn nhìn thấy bản với những rặng cây thẫm đen.

Một ngày chúng tôi chỉ đi được một chuyến. Chúng tôi ra đi từ sáng, quá trưa mới đến ga.

Trời nắng như đổ lửa, còn ở ga bầy ra cảnh tượng chen chúc xô đẩy nhau, không thể len qua được:

xe briska, xe môgiara chở những bao tải thóc từ khắp vùng thung lũng đổ đến, lừa và bò thồ thóc từ các nông trang xa xôi ở trên núi về. Người đi áp tải là trẻ em và những chị vợ lính thân hình đen nhẻm, xống áo bạc phếch, chân đi đất rách toạc vì vấp vào đá, môi rớm máu nứt nẻ vì nóng và bụi.

ở cổng phòng thu nhận thóc có treo một băng khẩu hiệu:

"Từng bôn lúa cho mặt trận! " ở sân ga thật là ồn ào hỗn độn, những người tải thóc chen đẩy, hò hét nhau. Cạnh đấy, sau bức tường thấp, một chiếc đầu máy đang dồn toa, phụt ra những cụm hơi nước nóng bỏng dày đặc, tung ra xỉ than nồng nặc thán khí. Những đoàn tầu vùn vụt lai qua, gầm thét đinh tai nhức óc. Mấy con lạc đà há ngoác những chiếc mõm đầy nước bọt, rống lên một cách giận dữ và thất vọng, cứ phủ phục dưới đất không chịu đứng dậy.

ở chỗ nhận thóc dưới mái tôn nóng hầm hập, thóc chất cao như núi. Phải vác bao tải thóc đi lên một chiếc cầu ván, mang tới tận ngọn đống sát mái nhà. Hơi thóc bốc ngột ngạt, bụi đến nghẽn thở.

- Này, anh bạn, coi chừng đấy!

- người thu nhận đứng dưới gào lên, mắt đỏ ngầu vì mất ngủ.

- Chuyển lên tận trên cùng kia!

- Anh ta giơ nắm đấm hăm dọa và thét mắng om sòm.

Nhưng anh ta la mắng cái nỗi gì kia chứ. Chúng tôi biết cần mang bao tải đến đâu và mang đến đúng chỗ. Những hạt lúa này chúng tôi đã nai lưng ra đưa nó từ cánh đồng về. Trên đồng ruộng, phụ nữ, ông già và trẻ em đã trồng nên cây lúa rồi lại hái lượm từng hạt một; ở đấy, giờ đây, trong vụ mùa khẩn trương, người thợ lai máy liên hợp vẫn đang ánnh vật với chiếc máy cọc cạch của mình, chiếc máy đáng phải loại bỏ từ lâu, ở đấy phụ nữ suốt ngày gò lưng xuống với những chiếc liềm nóng rực, và bàn tay bé bỏng của trẻ em vẫn đang chắt chiu lượm lặt từng bông lúa rơi.

Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ những bao tải thóc tôi vác hồi ấy nặng biết chừng nào! Đấy là việc của những người đàn ông cường tráng nhất. Tôi trèo lên cao, loạng choạng trên chiếc cầu ván kẽo kẹt võng xuống, răng cắn chặt mép chiếc bao tải, cố giữ cho nó khỏi tuột mất. Cổ họng ngứa ngáy vì bụi xộc vào, xương sườn như oằn đi dưới sức nặng của tải thóc, mắt nảy đom đóm. Biết bao lần đuối sức giữa đường, cảm thấy muốn mặc cho nó rơi và lăn xuống cùng với nó. Nhưng đằng sau tôi còn những người khác đang đi lên. Họ cũng vác những bao tải nặng, đó là những trẻ em trạc tuổi tôi, những thiếu niên đang lớn, hoặc những người vợ bộ đội có con cũng lớn bằng tôi. ếuu như không phải thời buổi chiến tranh, ai lại để cho họ khuân vác nặng như thế! Không, tôi không có quyền chùn bước, một khi phụ nữ cũng đang làm công việc ấy.

Thì đây kia, chị Giamilia đang đi ở phía trước, váy xắn cao quá gối, tôi thấy những bắtp thịt tròn mập trên cặp dò bánh mật đẹp đẽ của chị căng lên, tôi thậy chị cố gắng hết sức vác cho được bao tải, tấm thân mềm mại của chị uốn cong xuống dẻo dai như tấm thép. Chỉ thỉnh thoảng chị mới dừng lại một lát dường như chị cảm thấy mỗi bước của tôi càng đuối sức hơn.

- Cố lên, kichinê bala, chỉ còn một quãng nữa thôi!

Nhưng tiếng nói chủa chị không còn trong trẻo nữa, mà nghẹn ngào.

Trút thóc xong trở xuống, chúng tôi thường gặp Đaniyar. Anh bước đều đều, vững vàng trên cầu ván, chỉ hơi khập khiễng chút ít, nom anh vẫn cô độc và lầm lì như mọi khi. Gặp chúng tôi, Đaniyar đưa mắt nhìn Giamilia, cái nhìn u buồn, nồng cháy, còn chị vươn thẳng tấm lưng mỏi nhừ, sửa lại bộ áo váy nhàu nát. Lần nào anh cũng nhìn chị như thể mới gặp chị lần đầu, còn Giamilia vẫn không để ý gì đến anh.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #vanhocnga