Phần 1
Giảm Nghèo và Rừng ở Việt Nam
William D. Sunderlin1
và Huỳnh Thu Ba2
1 Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR),
P.O. Box 6596 JKPWB, Jakarta, Indonesia. E-mail: [email protected]
2 Trường Lâm nghiệp và Khoa học Môi trường, Đại học tổng hợp Yale, New Haven, Connecticut, USA. E-mail: [email protected]
© 2005 của CIFOR.
Bản quyền thuộc về CIFOR. In năm 2005 Được in bởi Subur Printing, Jakarta
Ảnh bìa của Christian Cossalter và Koen Kusters
ISBN 979-3361-58-1
Danh mục ấn phẩm của Thư viện Quốc gia Indonesia
Giảm nghèo và Rừng ở Việt Nam/ William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba p. cm.
ISBN 979-3361-58-1
1.Nghèo 2. Tài nguyên rừng 3. Quản lý rừng 4. Trồng rừng 5. Nghiên cứu tổng hợp tài liệu 6. Phát triển nông thôn 7. Việt Nam
Xuất bản bởi
Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế
Địa chỉ liên lạc: Hòm thư 6596 JKPWB, Jakarta 10065, Indonesia
Địa chỉ văn phòng: Jalan CIFOR, Situ Gede, Sindang Barang, Bogor Barat 16680, Indonesia
Tel.: +62 (251) 622622; Fax: +62 (251) 622100 E-mail: [email protected]
Trang web: http://www.cifor.cgiar.org
Mục lục
Lời cảm ơn
vii
Lời tựa
viii
Tóm tắt
ix
Chữ viết tắt
x
Giới thiệu
1
Nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam
1
Nạn phá rừng và việc phục hồi độ che phủ rừng
3
Giảm nghèo và lâm nghiệp quan hệvới nhau như thếnào?
4
Các vấn đề chính được đề cập trong tài liệu này
6
Rừng và nghèo đói: Một lĩnh vực đang được quan tâm trên toàn cầu
7
Định nghĩa nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo dựa vào rừng
7
Các phương phức giảm nghèo dựa vào rừng
9
Mâu thuẫn và tương đồng giữa giảm nghèo và trạng thái rừng
10
Phương pháp nghiên cứu
13
Nội dung nghiên cứu
15
1.
Chuyển đổi đất rừng sang đất sản xuất nông nghiệp
15
2.
Gỗ
26
3.
Các lâm sản ngoài gỗ (NTFPs)
34
4.
Chi trả cho các dịch vụ môi trường
38
5.
Việc làm
44
6.
Những lợi ích gián tiếp
46
Các chính sách mới: Lâm nghiệp cộng đồng và chia sẻ lợi nhuận
50
Tổng hợp về tính hữu ích của rừng đối với giảm nghèo ở Việt Nam
53
Các câu hỏi dành cho nghiên cứu
57
Tóm tắt và kết luận
60
Chú thích
62
Tài liệu tham khảo
65
v
vi | Mục lục
Hình
Hình 1. Tỷ lệ nghèo ở Việt Nam
5
Hình 2.
Các vùng rừng tự nhiên còn lại ở Việt Nam, 1996
5
Hình 3.
Mô hình tứ diện về đời sống con người và độ che phủ rừng
11
Bảng
Bảng 1. Những câu trả lời cho ba vấn đề chính liên quan tới các phương
54
thức và tiểu phương thức giảm nghèo dựa vào rừng (FBPA)
Lời cảm ơn
Cuốn sách này nhận được một phần tài trợ của Văn phòng Nông Nghiệp, phòng Phát triển Kinh tế, Nông nghiệp và Thương mại, thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ thông qua Chương trình Hỗ trợ Nghiên cứu Hợp tác cho Quản lý Tài nguyên Nông nghiệp Bền vững, trong khuôn khổ của Hiệp định Hợp tác số PCE-A-00-98-00019- 00. Những quan điểm trình bày trong cuốn sách này là của các tác giả, và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ.
Bộ Phát triển Quốc tế Anh cũng là nhà tài trợ lớn cho quá trình thực hiện cuốn sách này.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bà Jill Blockhus, ông Bruce Campbell, ông Ross Hughes, ông Bảo Huy, ông David Kaimowitz, ông Craig Leisher và ông Thomas Sikor những người đã tham gia góp ý cho dự thảo của cuốn sách này.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn bà Caroline Arthur, người đã sắp xếp biên tập tài liệu, bà Vương Thục Trân, người đã biên dịch tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt, bà Sonya Dewi và ông Atie Puntodewo, những người đã giúp chúng tôi có những tấm bản đồ hữu ích, chúng tôi xin cảm ơn bà Widya Prajanthi người đã hướng dẫn chúng tôi lựa chọn ảnh và ông Gideon Suharyanto về những tư vấn về bố cục của tài liệu này.
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về bất cứ lỗi hay những thiếu sót nào của cuốn sách này.
vii
Lời tựa
Trong cuốn sách ngắn này, chúng tôi đưa ra những lời giải đáp cho một số câu hỏi cơ bản có liên quan đến khả năng và mức độ tài nguyên rừng đã và sẽ đóng góp cho mục đích giảm nghèo ở Việt Nam . Chúng tôi cũng tìm hiểu mức độ liên quan giữa các kế hoạch lớn của chính phủ về khôi phục rừng với các chương trình giảm nghèo ở Việt Nam.
Khó mà có thể đưa ra những câu trả lời chính xác và rõ ràng cho các câu hỏi này bởi tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu sâu và đầy đủ nào về các vấn đề trên. Tuy nhiên chúng tôi đã cố gắng hết sức để phân tích và tìm ra giải đáp cho các câu hỏi này bằng cách sử dụng kho tài tài liệu thứ cấp có liên quan gián tiếp đến các vấn đề được nghiên cứu. Mặc dù các thông tin hiện có còn nhiều hạn chế, chúng tôi vẫn viết cuốn sách này tin tưởng rằng nhiều thông tin và bài học quan trọng vẫn cần được thu thập và tổng hợp thêm.
Chúng tôi tin rằng chúng tôi đã tập hợp những kiến thức hữu dụng trong việc đưa ra hướng dẫn cho các nhà lập chính sách, những người lên kế hoạch, các nhà nghiên cứu, sinh viên, các thành viên của các cộng đồng và tổ chức tài trợ đang làm việc trong hai lĩnh vực: nâng cao đời sống cho người dân và tăng cường công tác bảo tồn và quản lý rừng Việt Nam.
Mong muốn và hy vọng lớn nhất của chúng tôi là cuốn sách này sẽ được các đồng nghiệp sử dụng trong Chương trình Hỗ trợ Ngành Lâm nghiệp (FSSP) , Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan nhà nước khác có liên quan đến các lĩnh vực công tác trên. Chúng tôi hy vọng rằng các thông tin và ý tưởng được trình bày dưới đây sẽ giúp người đọc suy ngẫm và tham khảo như là một hệ thống các khái niệm nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp nhưng rất quan trọng này.
William D. Sunderlin
Huỳnh Thu Ba
Tháng 10 năm 2004
viii
Tóm tắt
Ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước đang phát triển, việc tài nguyên rừng có thể hỗ trợ công tác giảm nghèo như thế nào và ở chừng mực nào, việc duy trì và mở rộng độ che phủ rừng có liên quan với giảm nghèo ra sao, đang ngày càng trở nên một mối quan tâm lớn. Cuốn sách này là một nỗ lực tổng kết những kiến thức có thể thu thập được từ các tài liệu thứ cấp có liên quan đến chủ đề này. Chúng tôi gặp phải một thách thức lớn về phương pháp nghiên cứu, bởi vì trên thực tế đã có rất nhiều tài liệu quan trọng về công tác giảm nghèo ở Việt Nam cũng như đã có nhiều các tài liệu đa dạng khác về lâm nghiệp. nhưng có rất ít tài liệu tổng hợp và phân tích cả hai vấn đề này. Báo cáo tổng hợp nghiên cứu này của chúng tôi đặt ra các câu hỏi về các vấn đề như sau:
(1) vai trò của tài nguyên rừng trong giảm nghèo trước đây; (2) vai trò của tài nguyên rừng trong giảm nghèo trong tương lai; và (3) mức độ tương đồng giữa công tác giảm nghèo và các kế hoạch trồng rừng quy mô lớn. Lời giải đáp mà chúng tôi đưa ra cho các vấn đề này rất rộng và không đi vào chi tiết, song chúng đóng vai trò bàn đạp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan giữa giảm nghèo và cải thiện công tác quản lý rừng. Tài liệu tổng hợp đã: (1) đề xuất các nghiên cứu bổ sung để cung cấp thông tin còn thiếu; (2) khuyến khích việc sử dụng các phương pháp so sánh trong các nghiên cứu tiếp theo; và (3) thúc đẩy sự cộng tác chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan nhà nước có trách nhiệm và chức năng liên quan đến giảm nghèo và quản lý rừng. Cuối cùng chúng tôi gợi ý một danh sách các vấn đề cần được ưu tiên trong nghiên cứu.
ix
Chữ viết tắt
5MHRP
Dự án trồng 5 triệu ha rừng
ADB
Ngân hàng Phát triển Châu Á
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
CIFOR
Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế
CRES
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên, Môi trường ở Việt Nam
DFD
Cục Phát triển Lâm nghiệp
DFID
Phòng Phát triển Quốc tế
FAO
Tổ chức Lương Nông của Liên hiệp quốc
FBPA
Xóa đói giảm nghèo dựa vào rừng
FLA
Chương trình Giao Đất Giao Rừng
FPC
Khoán Bảo vệ Rừng (Hợp đồng Bảo vệ Rừng)
FPD
Cục Bảo vệ Rừng
GDP
Tổng Sản phẩm Quốc nội
GSO
Tổng cục Thống kê
ICDP
Dự án Bảo tồn và Phát triển Tổng hợp
MARD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
MOLISA
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
MPI
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
NEZ
Vùng Kinh tế Mới
NTFP
Lâm sản ngoài gỗ
PAM
Programme Alimentaire Mondial (Chương trình Lương thực Thế
giới)
SAM
Mô hình cơ sở dữ liệu về kinh tế xã hội
SANREM-CRSP
Chương trình Hỗ trợ Nghiên cứu Hợp tác Quản lý Tài nguyên
Thiên nhiên và Nông nghiệp Bền vững
SFDP
Chương trình Phát triển Lâm nghiệp Xã hội
SFE
Lâm trường Quốc doanh
USAID
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ
VHLSS
Điều tra Mức Sống Hộ Gia đình Việt Nam
VLSS
Điều tra Mức Sống Việt Nam
VND
Đồng Việt Nam
WWF
Qũy Quốc Tế về Bảo vệ Thiên nhiên
x
Giới thiệu
Tài liệu nghiên cứu tổng hợp này phân tích mối quan hệ giữa hai mảng vấn đề ở Việt Nam trên nền của các chương trình lớn cấp quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề này. Mảng vấn đề thứ nhất là sự kéo dài dai dẳng của tình trạng cực nghèo và các chương trình giảm nghèo được ưu tiên hàng đầu của chính phủ; Mảng vấn đề thứ hai liên quan đến nạn phá rừng và quyết tâm của chính phủ nhằm ngăn chặn nạn phá rừng và phục hồi các diện tích che phủ rừng đã bị mất trong nửa thế kỷ gần đây.
Thoạt đầu có thể thấy rằng hai chủ đề này hầu như không có liên quan gì đến nhau. Song sau khi xem xét kỹ hơn, chúng tôi nhận ra rằng không những các vấn đề này có liên quan đến nhau mà để có được những giải pháp thích hợp cho cả hai vấn đề này đòi hỏi phải có những kiến thức và hiểu biết sâu rộng về mối liên hệ tương hỗ giữa chúng. Do vậy, tài liệu nghiên cứu tổng hợp này được bắt đầu bằng việc giải thích những điểm mấu chốt của cả hai vấn đề và những nỗ lực để giải quyết chúng, đồng thời chúng tôi cũng giải thích tại sao cần phải phân tích sự liên hệ giữa hai vấn đề này.
Nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam
Việt Nam đã và đang là một trong những nước nghèo ở châu Á. Vào năm 1975, sau nhiều thập kỷ chiến tranh, chính phủ Việt Nam đã cố gắng xây dựng một tương lai tươi sáng hơn nhưng những nỗ lực ban đầu đã bị thất bại. Đến giữa những năm 1980 Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới với tốc độ âm về tăng trưởng kinh tế trên đầu người, tiết kiệm quốc nội âm, siêu lạm phát, nạn đói lan rộng và hàng trăm nghìn người dân vượt biên bằng tầu (Dollar và Litvack 1998: 1&5). Điều gì đã dẫn đến tình trạng tiêu cực này? Sản lượng nông nghiệp rất thấp (chỉ đạt 300 kg thóc trên đầu người một năm) trong khoảng đầu cho đến giữa những năm 1980. Đây được coi là mức sinh sống tồn tại tối thiểu ở Việt Nam. Vậy mà năm 1987, một vụ mất mùa còn làm giảm mức trung bình xuống dưới 280 kg trên đầu người (Dollar và Litvack 1998:3-4). Tại sao sản lượng nông nghiệp lại quá thấp như vậy? Đó chủ yếu là do kết quả của việc tập thể hóa một cách gượng ép sau chiến tranh dẫn đến siêu lạm phát và sự suy giảm mạnh trong sản lượng nông nghiệp (Irvin 1995:729).
1
2 | Giới thiệu
Tuy nhiên từ giữa những năm 1980 đến giữa những năm 1990, Việt Nam đã chuyển hướng và đạt được một thành tựu từng được gọi là "một trong những thay đổi ngoạn mục nhất trong lịch sử kinh tế" (Dollar và Litvack 1998:1) hay "một trong những sự kiện thành công lớn nhất trong phát triển kinh tế" ( ADB et al.2003:11). Trong khi vào giữa những năm 1970 bảy trong số mười người Việt Nam sống trong tình trạng đói nghèo thì mười năm sau tỷ lệ đói nghèo đã giảm đi một nửa (Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam 2000:ii). Trong giai đoạn 1993-2002, tỷ lệ đói nghèo toàn bộ ở Việt Nam đã giảm từ 58% xuống còn 29% và tỷ lệ đói nghèo lương thực giảm từ 25% xuống còn 11% (ADB et al. 2003:9)1. Trong khoảng đầu đến giữa những năm 1990, sự ổn định kinh tế vĩ mô đã được khôi phục, tăng trưởng tăng nhanh nhờ xuất khẩu, tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt tới 9% - 10% và tỷ lệ lạm phát đã giảm từ 400% xuống dưới 10% (Irvin 1995:726; Dollar và Litvack 1998:1&11).
Thành tựu kinh tế kỳ diệu này đã đạt được như thế nào? Về cơ bản thành tựu này đạt được nhờ thông qua sự chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Vào cuối năm 1986, Đại hội Đảng Lần thứ 6 đã từ bỏ mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và chuyển sang tăng trưởng theo hướng sản xuất nông nghiệp. Năm 1988, thông qua các chính sách Đổi mới, nhà nước đã bãi bỏ các chỉ tiêu, hạn ngạch bắt buộc về mua thóc lúa và cho phép buôn bán mậu dịch tự do theo giá thị trường, kết thúc nông nghiệp tập thể hóa và bắt đầu phân chia đất ruộng cho hộ cá thể (Irvin 1995:729-730; Dollar và Litvack 1998:5). Những cải tổ này còn bao gồm cả hợp pháp hóa đầu tư nước ngoài trực tiếp và giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thương mại (Glewwe et al. 2002:773). Các biện pháp cải cách còn tăng giá của gạo so với các sản phẩm nông sản khác, cấp đất và các hiểu biết về ngành nông nghiệp nhằm khích lệ mạnh mẽ người sản xuất ở nông thôn. Đến năm 1988 sản lượng lúa trên đầu người đã đạt được mức cao lịch sử (gần 375 kg), 25% trên mức tồn tại tối thiểu (Dollar và Litvack 1998:5-6, 11).
Thành tựu xóa đói giảm nghèo nhanh chóng này đã đạt được như thế nào? Sự thành công trong giai đoạn đầu có thể do chính sách phân chia đất cho các hộ nông nghiệp và tạo những thúc đẩy kinh tế để gia tăng sản lượng nông nghiệp2. Những thành tựu gần đây được lý giải bởi sự gia tăng nhân công trong khu vực tư nhân và tăng sự hội nhập của nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường (ADB et al.2003:i).
Mặc dù những thành tựu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam rất đáng khen ngợi nhưng vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Dù khái niệm nghèo được định nghĩa theo cách nào thì thực tế cho thấy rằng ở Việt Nam vẫn còn hàng triệu người nghèo–khoảng 23 triệu người nghèo toàn bộ và 9 triệu người nghèo lương thực. Và với mức Tổng thu nhập Quốc dân trên đầu người là 410 đô la vào năm 2001, Việt Nam vẫn còn được xếp trong nhóm các nước có thu nhập thấp (Ngân hàng thế giới 2003:235). Mục tiêu của chính phủ là giảm tỷ lệ nghèo đi khoảng 40% trong giai đoạn từ 2000 đến 2010 (Beard và Agrawal 2001:iv). Đói nghèo, về cơ bản là một vấn đề ở nông thôn Việt Nam, với 90% người nghèo sống ở các vùng nông thôn và tỷ lệ đói nghèo ở các vùng nông thôn (45%) cao hơn nhiều so với thành thị (10-15%) (Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam 2000:vi). Có thể dự đoán trong tương lai, nông thôn Việt Nam sẽ vẫn là những nơi chịu sự đói nghèo (ADB et al. 2003:1). Vì những lý do này, nỗ lực giảm nghèo trước mắt và trong tương lai gần cần tập trung nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, ngoài ra cũng phải chú trọng tới các hoạt động doanh nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp (Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam 2000:viii; Glewwe et al. 2002:790). Với tốc độ tăng trưởng GDP theo đầu người là 4,7% trong giai đoạn 2000-2001 (Ngân hàng
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 3
Thế giới 2003:235), chúng ta có cơ sở để lạc quan về tiến độ về giảm nghèo này. Tuy nhiên trong tương lai, giảm nghèo sẽ gặp phải những thách thức lớn hơn
nhiều so với trước đây, bởi vì (1) so với những năm 1990, hiện nay chỉ có một số ít người nằm ở ngay ranh giới nghèo và khá; (2) tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với cuối những năm 1990; (3) các nỗ lực hỗ trợ cần phải tập trung vào những người nghèo nhất trong số người nghèo (Beard và Agrawal 2001:7); (4) Người nghèo chủ yếu tập trung ở những vùng xa xôi hẻo lánh với điều kiện kiếm sống khó khăn (SRV 2002:18) và (5) công tác xóa đói giảm nghèo ở các vùng sâu vùng xa sẽ rất tốn kém (ADB et al. 2003:iii). Cư dân ở các vùng sâu vùng xa này chủ yếu là những người dân tộc thiểu số với tỷ lệ nghèo đói cao hơn nhiều so với mức trung bình quốc gia (ADB et al. 2003:iii & 9). Các vùng có tỷ lệ nghèo đói cao nhất tập trung ở vùng Miền núi phía Bắc, Cao nguyên trung bộ và Duyên hải Bắc trung bộ (Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam 2000:vi; Minot và Baulch2002:21-32; ADB et al. 2003:9).
Nạn phá rừng và việc phục hồi độ che phủ rừng
Có nhiều đánh giá rất khác nhau về sự suy giảm độ che phủ rừng ở Việt Nam trong nửa thế kỷ gần đây. Diện tích rừng ở Việt Nam ước tính đạt khoảng 181.500 km2 (chiếm 55% tổng diện tích đất đai 330.000 km2) vào cuối những năm 1960 và 56.680 km2 (17% tổng diện tích đất đai) vào cuối những năm 1980 (Collins et al. 1991:233; De Koninck 1999:3). Theo De Koninck (1999:3) Việt Nam trở thành nước có nạn phá rừng nhanh nhất trong số các nước Đông Nam Á với khoảng hai phần ba độ che phủ rừng bị mất đi trong giai đoạn này. Võ Qúy (1996 xem trong De Koninck 1999:9) cho rằng độ che phủ rừng đã giảm từ 43% vào năm 1943 xuống còn 20% vào năm 1993. Ước tính rằng trong giai đoạn 1976-1990, mỗi năm diện tích phủ rừng tự nhiên của Việt Nam giảm trung bình 185.000 ha (ADB 2000:i).
Số liệu về diện tích rừng hiện nay là một vấn đề gây nhiều tranh luận. Một đánh giá của chính phủ Việt Nam xác định diện tích rừng vào năm 2000 là 9.819.000 ha (30,2% tổng diện tích đất đai) (FAO 2003a:133); điều này cho thấy một sự gia tăng đáng kể về độ che phủ rừng từ cuối những năm 1980 (xem số liệu ở trên). Các nguồn thông tin của chính phủ cho rằng độ che phủ rừng đã được phục hồi đáng kể vào những năm 1990 nhờ hạn chế tốc độ phá rừng và do các nỗ lực trồng rừng, tuy nhiên một số nhà quan sát phát triển không đồng ý với nhận định này (ADB 2000:i-ii). Lang (2001:113) cho rằng số liệu về độ che phủ rừng ở Việt Nam rất khác nhau, tùy vào mục đích chúng được mang ra để sử dụng, hoặc là để gây sự chú ý đến nạn phá rừng nhanh, hay ngược lại để chứng minh là Việt Nam đã đạt được mục tiêu trồng rừng.
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, các nguyên nhân chính của nạn phá rừng ở Việt Nam là do sức ép dân số đã làm gia tăng nhu cầu về các sản phẩm rừng, đất nông nghiệp và do việc các Lâm trường Quốc doanh khai thác gỗ từ các diện tích rừng lớn (ADB 2000:i). De Koninck (1999:15) cho rằng nguyên nhân chủ yếu của nạn phá rừng nhanh chóng ở Việt Nam là do: "sự gia tăng dân số; tăng trưởng kinh tế và nhu cầu ngày càng gia tăng về lương thực, xuất khẩu nông nghiệp và các sản phẩm rừng–chủ yếu là gỗ cho công nghiệp giấy và bột giấy, xây dựng và nhiên liệu". Ông chỉ ra bốn "yếu tố cơ bản" gây ra nạn phá rừng của Việt Nam: (1) việc một số dân tộc thiểu số dựa quá nhiều vào du canh du cư; (2) mở rộng đất làm nông nghiệp; (3) khai thác gỗ, cả hợp pháp lẫn không hợp pháp; và (4) thu hoạch các loại sản phẩm rừng phục vụ cho nhu cầu sinh sống (De Koninck 1999:15). Ông Lang (2001:115-122) thì
4 | Giới thiệu
nhấn mạnh đến vai trò của chính phủ và các doanh nghiệp thương mại và chỉ ra các tác động chính gây ra nạn phá rừng như sau: (1) chiến tranh Đông dương lần thứ hai và việc sử dụng các xe ủi đất lớn, bom, thuốc diệt cỏ và bom napan của quân đội Mỹ3;
(2) các chương trình tái định cư của chính phủ, hiện tượng di cư và mở rộng đất đai trong giai đoạn sau chiến tranh; và (3) hoạt động khai thác gỗ của các Lâm trường Quốc doanh (SFEs). De Koninck (1991:11) và Lang(2001:118-120) đều nhận xét việc cho rằng những người dân tộc thiểu số đóng vai trò chính trong việc mất rừng ở Việt Nam là không chính xác.
Trong số các hậu quả do nạn phá rừng nhanh chóng gây ra có việc mất đất ở vùng cao, lắng bùn ở các hệ thống thủy lợi ở hạ du, lũ lụt và hạn hán ngày càng khốc liệt (ADB 2000:i) và việc mất đa dạng sinh học nghiêm trọng (Jamieson et al. 1998:3). Nạn phá rừng và thoái hóa rừng được cho là nguyên nhân gây làm tăng nạn lũ lụt và hạn hán buộc chính phủ phải có các biện pháp giải quyết mạnh mẽ.
Bắt đầu từ năm 1992, chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực làm ổn định và phục hồi độ che phủ rừng. Năm 1998, Chương trình Tái trồng 5 triệu ha rừng được triển khai với mục đích tăng độ che phủ rừng từ xấp xỉ 9 triệu ha (28% độ che phủ rừng) lên 14,3 triệu ha (43% độ che phủ rừng) vào năm 2010 (MARD 2001:1&5). Trong số 5 triệu ha rừng trồng thêm, 2 triệu ha sẽ là rừng sản xuất, 2 triệu ha sẽ là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng và 1 triệu ha sẽ là rừng cây lâu năm (ADB 2001:ii). Chương trình 5 triệu ha rừng có ba mục đích. Mục đích về môi trường nhằm bảo vệ và phục hồi các chức năng của lưu vực sông, giảm thiểu xói lở đất và tình trạng lưu lượng nước thất thường. Mục đích kinh tế của chương trình là phấn đấu để nâng cao vai trò của ngành rừng trong tăng trưởng kinh tế. Mục đích xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho các nhóm dân dễ bị tổn thương nhất trong xã hội (MARD 2001:vi).
Giảm nghèo và lâm nghiệp quan hệvới nhau như thếnào?
Mối quan hệ giữa giảm nghèo và ngành rừng ở Việt Nam là gì? Có ba quan hệchính được miêu tả ngắn gọn như sau:
1.Đó là những mối quan hệ nhân quả quan trọng giữa sự biến đổi sinh kế nông thôn và những thay đổi mạnh mẽ về độ che phủ rừng bởi hai yếu tố này xuất hiện trên cùng vị trí địa lý và cùng thời gian.
2.Đời sống của người nghèo ở các vùng sâu vùng xa ở nông thôn phụthuộc khá nhiều vào nguồn hàng hóa và dịch vụ môi trường từ các rừng tự nhiên4.
3.Mặc dù vẫn phụ thuộc vào rừng, một số người dân nông thôn vẫn có lợi ích lớn từ việc mất rừng thông qua việc chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp, khai thác và bán gỗ cũng như các sản phầm từ rừng khác lấy tiền làm vốn.
Chúng ta hãy xem xét kỹlưỡng hơn những mối quan hệnày, bắt đầu với mối quan hệthứ nhất và thứ hai. Các vùng có tỷ lệ nghèo cao (tỷ lệ người nghèo trên tổng dân số) ở Việt Nam (xem Hình 1) có khuynh hướng trùng với vị trí của các khu vực còn rừng tự nhiên (xem Hình 2). Lưu ý rằng các vùng có tỷ lệ nghèo cao tập trung ở Vùng Núi phía Bắc và Tây nguyên, cũng như các vùng còn cóđộ che phủ rừng nhất định, đều cách xa Hà Nội, các vùng thành thị và ven biển khác. (Một ngoại lệ quan trọng là ở phía tây bắc của Việt Nam, gần biên giới Trung Quốc là một trong những
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 5
vùng nghèo nhất nước nhưng độ che phủ rừng lại thấp. Đây là vùng có nạn phá rừng nhanh trong thời gian gần đây). Việc mối quan hệthứnhất vàthứhai cónhiều điểm tương đồng không phải ngẫu nhiên màdo ba nguyên nhân chính sau:
Tỷ lệ đói nghèo
(phần trăm những người
sống dưới ngưỡng nghèo)
0-10
Rừng
10-20
20-30
30-40
40-50
50-60
60-70
70-80
80-90
90-100
Hình 1. Tỷ lệ nghèo ở Việt Nam. Nguồn:
Hình 2. Các vùng rừng tự nhiên còn lại ở
Minot et al. (2003).
Việt Nam, 1996. Nguồn: Rhind & Iremonger
(1996).
Thứ nhất, rất nhiều người dân tộc thiểu số ở các vùng cao của Việt Nam đã và đang sống trong rừng nhiều thế kỷ nay. Người dân ở các vùng này thường nghèo do khótiếp cận thịtrường, cơ sở hạ tầng yếu kém, đất đai xấu và cũng do sự đối xử phân biệt do nguồn gốc dân tộc của họ. Thực tế là công cuộc hiện đại hoá của Việt Nam sẽ đến với những vùng sâu vùng xa nhất của đất nước sau cùng. Nói cách khác, những người nghèo nhất trong số người nghèo thường ở các vùng cách xa các khu vực thành thị và đường giao thông lớn; và sự tách biệt này cùng với việc thiếu những mối liên kết với các bộ phận khác của nền kinh tế có liên quan tới mức độ nghèo đói của họ5. Tương tự, các khu rừng tự nhiên còn tồn tại được chính bởi vị trí tách biệt của chúng cách xa các trung tâm đô thị và các đường giao thông lớn–những nơi đầu tiên chịu nạn phá rừng và là những nơi cótốc độphá rừng cao nhất (cho đến khi rừng giảm tới mức tối thiểu). Trừmột số ngoại lệquan trọng, các mô hình phát triển kinh tế đã có ở Việt Nam thường có khuynh hướng tập trung người nghèo vào các vùng còn rừng tự nhiên6.
6 | Giới thiệu
Thứ hai, ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác, các vùng rừng ở vùng sâu vùng xa đã và đang là mục tiêu lấn chiếm của những người dân nghèo không cónhiều cơ hội sinh sống ở các vùng đồng bằng đông đúc. Những người này không chỉ là những người dân tộc thiểu số sống ở các miền núi vùng sâu xùng xa màcòn cócảngười Kinh, dân tộc chiếm đa sốởViêt nam.
Thứ ba, người nghèo ở các vùng sâu vùng xa thường phải sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng; điều này không chỉ do mối liên kết về địa lý mà còn bởi các thuộc tính của tài nguyên rừng tự nhiên (đặc biệt là các lâm sản ngoài gỗ) làm chúng dễbịngười nghèo khai thác (Điều này sẽ được giải thích kỹ hơn ở phần sau).
Điều quan trọng cần lưu ý là dường như mối liên kết thứ hai và thứ ba có mâu thuẫn với nhau. Mối liên kết thứ hai về cơ bản nói lên việc bảo vệ rừng và tránh nghèo là các mục tiêu tương hỗ.Mối liên kết thứ ba vềcơ bản lại cho là việc bảo vệ rừng và tránh nghèo là hai mục tiêu khác nhau. Sự mâu thuẫn vềvai trò của tài nguyên rừng này được phản ánh rõ nét trong các tài liệu về tài nguyên rừng ở Việt Nam như sẽtrình bày ởphần sau.
Các vấn đề chính được đề cập trong tài liệu này
Trên nền của mối liên kết chặt chẽ giữa mục tiêu tiếp tục công cuộc xóa đói giảm nghèo và những quan tâm của ngành lâm nghiệp ở Việt Nam, tài liệu nghiên cứu tổng hợp này chú trọng tới ba vấn đề dưới đây:
1.Trong thời gian qua tài nguyên rừng ở Việt Nam có đóng góp vào công tác xóa đói giảm nghèo không?
2.Tài nguyên rừng có thể đóng vai trò hữu ích trong việc xóa đói giảm nghèo trong tương lai ở Việt Nam không?
3.Công tác giảm nghèo dựa vào rừng có liên quan đến mục tiêu trồng rừng quy mô lớn thông qua Chương trình 5 triệu ha rừng như thế nào?
Những câu hỏi trên cần được giải đáp rõràng bởi chúng có liên quan tới khảnăng thành công của các chương trình cấp quốc gia này. Dựa vào những thông tin ít ỏi mà chúng tôi cóđược, khócóthể hình dung một chiến lược giảm nghèo mà không quan tâm đúng đắn tới tài nguyên rừng. Rất nhiều người nghèo nhất trong số người nghèo sống gần với rừng, rừng là sinh kế của họ, vì vậy các chiến lược giảm nghèo cần quan tâm thích đáng đến tài nguyên rừng. Ngược lại, không thể hình dung một chính sách nhànước chặt chẽ vềrừng mà không chú trọng đến ý nghĩa và tác động của chủ trương giảm nghèo của Việt Nam. Theo cách này hay cách khác, giảm nghèo nông thôn quy mô lớn sẽ tác động đến các kế hoạch trồng rừng quy mô lớn và việc dự đoán các tác động này sẽ như thế nào làvô cùng quan trọng.
Tài liệu nghiên cứu tổng hợp này bao gồm sáu phần liên quan đến: (1) lý thuyết về mối liên hệgiữa giảm nghèo và rừng; (2) các phương pháp nghiên cứu; (3) tổng hợp và phân tích thông tin từ các tài liệu thứ cấp liên quan đến sáu chủ đề chính; (4) bàn luận vềhai thay đổi quan trọng về chính sách liên quan đến lâm nghiệp cộng đồng và chia sẻ lợi ích; (5) thảo luận về các câu hỏi dành cho nghiên cứu và tổng hợp thông tin; (6) các ý tưởng gợi ý cho nghiên cứu trong tương lai; và (7) tóm tắt và kết luận.
Rừng và nghèo đói: Một lĩnh vực đang được quan tâm trên toàn cầu
Vào những năm 1960, các tổ chức phát triển đãtuyên bố đầy lạc quan về tiềm năng sử dụng tài nguyên rừng thúc đẩy quá trình giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Nhưng các dự đoán và hứa hẹn này phần lớn đãkhông trởthành hiện thực và trong một khoảng thời gian dài sau đó, các ảo tưởng này không còn được ưa chuộng.
Bước vào thiên niên kỷ mới, chủ đề này bắt đầu nhận lại được sự quan tâm. Trong những năm gần đây, ngày càng cónhiều tài liệu xem xét tiềm năng giảm nghèo dựa vào rừng. Một số các tài liệu đáng chúýnhất làcủa: Byron và Arnold (1999); Schmidt et al. (1999); Arnold (2001); FAO và DFID (2001); Gutnam (2001); Wunder (2001); Scherr et al. (2002); Smith và Scherr (2002); Oksanen và Mersmann (2002);Angelsen và Wunder (2003); FAO (2003b) và Oksanen et al. (2003).
Hầu hết các tài liệu nghiên cứu mới này đều nhấn mạnh sự cần thiết của các nghiên cứu bổ sung vìcòn có rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp (Angelsen và Wunder 2003:41). Quan điểm của các nhà nghiên cứu bất đồng với nhau vềviệc nên lạc quan hay bi quan vềkhả năng giảm nghèo dựa vào rừng. Scherr et al. (2002) có thể được xem như theo khuynh hướng lạc quan, trong khi Wunder (2001) thì tỏ rõ quan điểm bi quan.
Phần này tóm tắt một số lý thuyết chính mà đã được trình bày trong tài liệu của FAO (2003b). Các điểm lý thuyết dưới đây là khuôn khổ khái niệm làm nền tảng cho nghiên cứu này.
Định nghĩa nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo dựa vào rừng
Đói nghèo có thể được định nghĩa là một cuộc sống thiếu thu nhập vật chất hay tiêu dùng, trình độ giáo dục và y tế thấp, dễ bị tổn thương và rủi ro cao, không có quyền vàkhông cótiếng nói trong xãhội (Ngân hàng Thế giới 2001:15). Vì thế xóa đói giảm nghèo có thể được định nghĩa là làm giảm đi những thiếu thốn trong cuộc sống. Theo tài liệu của FAO (2003b:61), Ngân hàng Thế giới chỉ rõ hai dạng xóa đói giảm nghèo dựa vào rừng được áp dụng ở cấp hộ gia đình. Đó là:
7
8| Rừng và nghèo đói: Một lĩnh vực đang được quan tâm trên toàn cầu
•tránh hoặc giảm thiểu đói nghèo, điều này có nghĩa là khi tài nguyên rừng giúp người dân khỏi rơi vào cảnh đói nghèo hoặc không bị bị nghèo hơn nếu họ đã nghèo. Trong trường hợp này thì tài nguyên rừng cóvai trònhư một "lưới an toàn" (safety net) hoặc như một nguồn "lấp chỗ trống" (gap filler), cũng cóthểlàmột nguồn tiền mặt nhỏ;
•xóa nghèo, đó là khi tài nguyên rừng giúp các hộ gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo bằng cách đóng vai trò làm một nguồn tiết kiệm, đầu tư, tích lũy, đa dạng sinh kế và tăng thu nhập cố định và chất lượng cuộc sống.
Cần phải nhấn mạnh sự khác biệt vềbản chất giữa hai loại mô hình giảm nghèo dựa vào rừng (FBPA–Forest-Based Poverty Alleviation). Người dân trong diện "tránh hay giảm thiểu đói nghèo" vẫn còn ở dưới hay gần với ranh giới nghèo và khá, nhưng cóthểđãkháhơn so với tình trạng không có các nguồn tài nguyên rừng. Ngược lại, tình hình kinh tế xã hội của những người đã vượt nghèo, được cải thiện đáng kể và mang tính chất lâu dài. Do vậy giảm nghèo dựa vào rừng nên được hiểu theo nghĩa rộng hàm chứa nhiều ý nghĩa rất khác nhau và bao gồm cả hai loại hình được mô tảở trên. Ngoài ra, cũng cần hiểu rằng giảm nghèo dựa vào rừng (FBPA) không bao giờ là một quá trình riêng lẻ. Vai trò của rừng và cây trong giảm nghèo thường cóliên hệ với các hình thức sinh kếkhác bao gồm nông nghiệp, chăn nuôi và các hoạt động sản xuất khác (FAO 2003b:61).
Bạch đàn, cây công nghiệp (Ảnh của Neil Byron)
Cũng nên phân biệt giữa người nghèo "ởrừng" (nghĩa là những người có đời sống bị tác động bởi việc họ sống gần với rừng và sử dụng tài nguyên rừng) và người nghèo ở "hạ du" (những người có đời sống bị ảnh hưởng bởi rừng dù họ có thể sống xa rừng). Sự phân biệt này rất quan trọng ở Việt Nam bởi một trong những lýdo chính dẫn tới việc thực hiện Chương trình 5 triệu ha rừng là do việc mất độ che phủ rừng đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và người dân sống ở vùng
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 9
đồng bằng. Và mặc dù tỷ lệ người nghèo ở các vùng núi vùng sâu vùng xa cao hơn, người nghèo lại thường thường tập trung đông hơn ở các vùng hạdu và đô thị. Tuy sự phân biệt này rất quan trọng, chúng tôi tập trung chủyếu vào người nghèo "ở rừng" trong tài liệu này vìhầu như không cótài liệu vềviệc thay đổi ảnh hưởng vùng hạ lưu của rừng.
Các phương phức giảm nghèo dựa vào rừng
FAO (2003b:62-67) nhận định có sáu phương thức sử dụng nguồn rừng có tiềm năng trợ giúp cho quá trình giảm nghèo. Đó là:
1.Chuyển đổi rừng sang sản xuất nông nghiệp. Hiếm khi việc chuyển đổi rừng sang sản xuất nông nghiệp được coi là một trong những đường lối chính trong công tác giảm nghèo dựa vào rừng. Giảm hay mất toàn bộ độ che phủrừng–trên cơ sở lâu dài hay tạm thời–đều nhằm chuyển đổi đất rừng để mở rộng các họat động nông nghiệp hay chăn nuôi. Hơn nữa, việc chuyển đổi đất rừng này đồng thời cũng tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận các sản phẩm gỗ.
2.Gỗ7. Giá trị gỗ thương mại hàng năm ở các nước đang phát triển có rừng là hàng tỷ đô la8. Nhìn vào con số này, người ta sẽ tự hỏi tại sao giảm nghèo lại không được đầu tư nhiều hơn từnguồn lợi to lớn này. Những lý do ít dẫn đến thành công bao gồm việc người nghèo không đủ quyền để chống lại những thếlực chiếm tài nguyên rừng (và ngoài ra còn có những chính sách và những quy định về quyền sử dụng đất bất lợi cho người nghèo) và các đặc tính của gỗ mà không cólợi cho người nghèo (ví dụ như là để thành cống trong kinh doanh gỗ đòi hỏi phải có cơ cấu kinh tế quy mô, tiếp cận các thị trường dành riêng cho gỗ, quyền sử dụng đất được bảo đảm, thời gian chờ đợi lâu dài và khả năng chống chịu rủi ro). Tuy có một số mô hình quy mô nhỏ nhiều triển vọng như là mô hình sản xuất gỗ do địa phương quản lý, những mô hình này thường bị hạn chế bởi hệ thống hỗ trợ cho công tác tổchức còn yếu kém và các trở ngại khác.
3.Các lâm sản ngoài gỗ (NTFPs). Các sản phẩm này bao gồm: than củi, củi đốt, động vật trong rừng, hoa quả, hạt, dược thảo, cỏ cho gia súc và lá lợp mái nhà. Những người nghèo nhất trong những người nghèo thường là những người sống dựa vào các lâm sản ngoài gỗ và điều này đặt ra một câu hỏi là việc phụ thuộc vào các lâm sản ngoài gỗ là "tốt" hay "xấu". Quan điểm tích cực về vấn đề này cho rằng các lâm sản ngoài gỗ là một "lưới an toàn", có nghĩa làcác lâm sản ngoài gỗ sẽ là một nguồn tài nguyên để giúp người nghèo đối phó với những giai đoạn thiếu thốn. Trong một số trường hợp, các lâm sản ngoài gỗ có thể giúp làm giầu nếu chúng được quản lý chặt chẽ, được sản xuất trong những điều kiện đảm bảo quyền sởhữu, và tiếp thị tốt. Quan điểm tiêu cực lại cho rằng các lâm sản ngoài gỗ là một "bẫy nghèo" theo nghĩa là phụ thuộc vào chúng sẽ làm suy yếu khả năng tiết kiệm và đầu tư theo nhiều hướng khác nhau và do vậy sẽ làm hạn chế tiềm năng tăng thu nhập.
4.Dịch vụ môi trường. Rừng cung cấp nhiều hình thái dịch vụ trực tiếp về môi trường cho những người dân sống gần rừng. Các dịch vụ này bao gồm: việc khôi phục độ màu mỡ của đất trong hệ thống nông nghiệp luân canh; duy trì
10 | Rừng và nghèo đói: Một lĩnh vực đang được quan tâm trên toàn cầu
lượng nước và bảo vệ chất lượng nước; cung cấp cỏ cho chăn nuôi gia súc, thụ phấn cho thực vật, kiềm chế sâu cỏ và duy trì đa dạng sinh học bao gồm cả duy trì giống cây cho nông nghiệp. Những dịch vụ môi trường này có liên quan trực tiếp đến định nghĩa tránh/giảm thiểu đói nghèo của Phương phức xóa đói giảm nghèo dựa vào rừng (FBPA). Rừng cũng mang lại các dịch vụ môi trường gián tiếp cho người dân sống xa rừng. Người nghèo sống gần rừng có thể được hưởng lợi từ nguồn thu nhập có được do những người sống xa rừng chi trả cho việc duy trì các dịch vụ rừng này. Ví dụ các khoản chi trả này có thể dưới dạng: các dự án thu hồi và lưu giữ khí C02; các dự án lồng ghép phát triển và bảo tồn (ICDPs); các dự án bảo vệ nước; và du lịch sinh thái (rừng).
5. Việc làm. Vào cuối những năm 1990, có 17,4 triệu nhân công trên toàn thế giới làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp chính thức và tổng cộng khoảng 47 triệu bao gồm cả nhân công chính thức và không chính thức (ILO 2001:39).
6.Lợi ích gián tiếp. Hai dạng lợi ích gián tiếp từ rừng, thông qua đó công tác giảm nghèo có thể thành công, đó là: (1) hiệu quả cấp số nhân cục bộ (local multiplier efffects) và (2) hiệu quả gián tiếp (trickle-down efffects). Hiệu quả cấp số nhân cục bộ là kết quả của các hoạt động kinh tế dựa vào nguồn rừng trong việc cải thiện đời sống của những người sống gần rừng. Điều này sẽ không thể có được nếu không có những hoạt động kinh tế ngành rừng này. Ví dụ: (1) việc cho phép khai thác gỗ có thể tạo cơ hội tăng thu nhập bằng việc cung cấp lương thực, chỗ ở và các dịch vụ khác cho nhóm công nhân khai thác gỗ; (2) mở đường vào các khu khai thác gỗ có thể mở ra các thị trường mới và nhờ vậy sẽ tăng thu nhập; và (3) các đơn vị được phép khai thác gỗ đôi khi cũng đền bù cho việc gây rối loạn nền kinh tế địa phương bằng cách xây dựng trường học hay các công trình công cộng khác. Hiệu quả gián tiếp là những thu nhập phát sinh do việc phát triển ngành gỗ. Nguồn này sẽ là doanh thu cho ngân khố quốc gia và để dùng trong giao dịch với nước ngoài nhằm giữ cân bằng cho ngân sách quốc gia. Những khoản thu này cũng có thể được sử dụng cho việc đầu tư vào công tác giảm nghèo trong các cộng đồng sống gần rừng. Mặc dù người ta có thể phỏng đoán rằng các tác động gián tiếp kiểu này có thể có những ảnh hưởng sâu sắc ở các nước giàu rừng nhưng còn rất ít nghiên cứu có thể minh chứng cho điều này.
Mâu thuẫn và tương đồng giữa giảm nghèo và trạng thái rừng
Quá trình phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo tạo điều kiện hay hạn chế việc duy trì độ che phủ rừng và chất lượng rừng? Ngược lại, tiếp tục duy trì độ che phủ rừng và chất lượng rừng có phù hợp với các chương trình giảm nghèo của quốc gia hay mâu thuẫn với các chương trình này?
Các tài liệu về môi trường và phát triển phần lớn đều cho rằng nói chung, phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn môi trường là các mục tiêu tương thích. Mối quan hệ được cho là khăng khít này giữa giảm nghèo và cải thiện môi trường được tóm tắt bằng một trích dẫn dưới đây từ "Our common future" (Tương lai chung của chúng ta), một trong những tài liệu chính về phát triển bền vững:
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 11
"... nghèo đói là nguyên nhân và tác động chính của các vấn đề môi trường. Do vậy sẽ là vô ích khi cố gắng giải quyết các vấn đề môi trường mà không xem xét rộng hơn, tới những nhân tố cơ bản của tình trạng đói nghèo trên toàn thế giới và sự bất bình đẳng mang tính quốc tế" (WCED 1987:3).
Tuy vậy, ngay cả khi không có dữ liệu chứng minh trong tay, chúng tôi vẫn tin rằng một số hình thức phát triển kinh tế và giảm nghèo đạt được không đi đôi với việc cải thiện môi trường mà lại nhờ vào suy thoái môi trường. Ví dụ việc chuyển đổi vĩnh viễn đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp (mô hình FBPA 1 ở trên) chắc chắn đi đôi với sự gia tăng việc sử dụng tài nguyên và gia tăng thu nhập trên đầu người.
Việc tồn tại cả mâu thuẫn và sự tương đồng giữa phát triển kinh tế xã hội và cải thiện môi trường ngày càng rõ ràng, kể cả trong các báo cáo về Việt Nam. Ví dụ một số nhà quan sát cho rằng việc mất độ che phủ rừng là nguyên nhân cơ bản làm tăng thêm nghèo đói ở Việt Nam (Jamieson et al. 1998:4, MARD 2001:6), trong khi đó ở một thái cực khác lại có những nhà quan sát nhận xét, làm suy yếu rừng là một phần của quá trình giảm nghèo (ADB 2000:i). Trên thực tế cả hai quá trình này cùng tồn tại và cả hai cần được xác định và hiểu rõ. Khi chưa xác định được rõ ràng các hậu quả về môi trường và xã hội trong quá trình phát triển, tốt nhất là tránh những thành kiến về lý thuyết cứng nhắc và thay vào đó chúng ta có thể giả thuyết tất cả các kết quả có thể như trong hình 3 dưới đây.
Chất Lượng Của Độ Che PhủRừng
+
–
+
Được - Được
Được-Mất
Đời Sống
Con Người
Mất- Được
Mất- Mất
–
Hình 3. Mô hình tứ diện về đời sống con người và độ che phủ rừng. Nguồn: Sunderlin (2003).
Mô hình này được áp dụng cho những người sống trong rừng và gần rừng, bao gồm những khái niệm sau:
•"Được-dược" nghĩa là giảm nghèo và bảo vệ môi trường được thừa nhận là luôn đi đôi với nhau
•"Được-mất" nghĩa là thành công trong công tác giảm nghèo gây ra suy giảm rừng và đa dạng sinh học.
•"Mất-được" nghĩa là an toàn sinh kế của người dân không còn nữa vì họ không được phép sống gần rừng.
•"Mất-mất" nghĩa là cả người dân địa phương và môi trường bị thua thiệt.
12 | Rừng và nghèo đói: Một lĩnh vực đang được quan tâm trên toàn cầu
Cóthểcho rằng mô hình này đơn giản hóa mọi vấn đề đi nhiều so với thực tế. Thật ra, có thể có rất nhiều dạng mô hình này ởcùng một nơi. Ví dụ vẫn thường có "những người được" và "những người mất" trong cùng một cộng đồng, thậm chíđôi khi trong cùng một gia đình. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng đây là một lý thuyết mấu chốt làm cơ sởđểtìm hiểu những khuynh hướng rộng hơn ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với một nhận thức rõ ràng rằng vấn đề giảm nghèo và lâm nghiệp đang ngày càng trởnên quan trọng ở Việt Nam. Các quyết định về chính sách của chính phủ có liên quan đến giảm nghèo và rừng ở tất cả các cấp ở Việt Nam sẽ chủ yếu phụ thuộc vào những thông tin có giá trị và những thông tin này lại thường được đúc kết từnhững nghiên cứu. Tuy nhiên lại hầu như chưa có một nghiên cứu cụ thể và đầy đủ nào về chủ đề này. Tại thời điểm viết tài liệu này, CIFOR đang trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện nghiên cứu thực địa về vấn đề này ở Việt Nam, Campuchia và Lào.
Chúng tôi xét thấy có ba yếu tố cụ thể biện chứng cho việc cần thiết tiến hành nghiên cứu này:
1.Đã có rất nhiều tài liệu viết về giảm nghèo ở Việt Nam cũng như các tài liệu về lĩnh vực lâm nghiệp, song các tài liệu này gần như hoàn toàn không liên quan tới nhau vàcóđối tượng độc giả khác nhau mặc dùnhư chúng ta có thể thấy ở trên, rất cần phải hiểu rõ về các mối liên hệ giữa hai chủ đề này.
2.Một tài liệu nghiên cứu tổng hợp thường được thực hiện trước khi tiến hành nghiên cứu thực địa, không phải chỉ đểphục vụ cho mục đích tổng hợp và tham khảo các thông tin đã công bố hay là tìm hiểu những kiến thức mới quan trọng, mà còn đểxác định các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu phùhợp trong quá trình chuẩn bị này.
3.Nếu có thể tiến hành một nghiên cứu thực địa tập trung vào các vấn đề trên là trường hợp lý tưởng nhất. Tuy nhiên, một nghiên cứu thực địa như thế sẽ cần phải tiến hành trong nhiều năm. Trong khi chờ đợi để có một nghiên cứu thực địa như vậy, việc góp nhặt và tổng hợp những kiến thức từnhững tài liệu sẵn cócũng rất quan trọng.
Chúng tôi hiểu rằng không thể đọc và phân tích tất cả các tài liệu về nghèo đói cũng như tất cả tài liệu vềlâm nghiệp ở Việt Nam, chúng tôi đã quyết định đọc và phân tích từng mảng thông tin mà có đề cập nhiều nhất đến cả hai chủ đề. Cụ thể là chúng tôi tập trung chú ý vào những tài liệu về giảm nghèo cóliên quan đến rừng và
13
14 | Phương pháp nghiên cứu
tài nguyên thiên nhiên, và ngược lại chúng tôi cũng tham khảo những tài liệu về lâm nghiệp cóthông tin đói nghèo và cải thiện đời sống. Chúng tôi thu thập các tài liệu cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh bởi chúng tôi biết rằng cả hai loại tài liệu này đều quan trọng và hơn nữa không phải tất cả các tài liệu quan trọng đều được soạn thảo chỉ riêng bằng tiếng Việt hay là tiếng Anh. Chúng tôi không cho là chúng tôi đã tìm được tất cả các tài liệu liên quan và cóthểđãcóthểbỏsót một số tài liệu quan trọng do bị hạn chếvềthời gian.
Chúng tôi đã bắt đầu bằng việc lựa chọn và thu thập thông tin từdanh sách các tài liệu chính thức bằng cách dùng từkhóa tìm kiếm trong các cơ sở dữ liệu thư mục. Nhưng sau đó chúng tôi nhận ra là còn có nhiều "tài liệu chưa công bố" quan trọng mà chỉ có thể tìm được bằng cách đi tới các cơ quan văn phòng làm việc và tìm kiếm. Một chuyên gia của chúng tôi (BàThu Ba) đã tới làm việc với các nhà tài trợ, các cơ quan nghiên cứu, cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và thư viện của các trường đại học để tham khảo và copy các tài liệu của họ. Các chuyến thăm và làm việc được thực hiện tại Hà Nội, Đắc lắc và Thành phố Hồ Chí Minh.
Có hai vấn đề sẽ nổi trội trong khi đọc tài liệu này của chúng tôi. Thứ nhất, trong một số trường hợp, chúng tôi sử dụng các thông tin của thời kỳ đầu hoặc giữa những năm 1990 do chúng tôi không thu nhập được các thông tin mới hơn gần đây vềnhững chủđềliên quan. Một số các vấn đề được nêu ra trong cuốn sách này có thể đã được giải quyết mà chúng tôi không được biết. Thứ hai, trong khi phân tích và tổng hợp tài liệu, chúng tôi thường phải sử dụng những thông tin như đãđược trình bày trong các báo cáo vàphải chấp nhận phần nào việc trên thực tế một số tài liệu có thể không có số liệu đầy đủ để minh chứng cho lập luận của tác giả. Chúng tôi phải làm như vậy bởi chúng tôi không có điều kiện vềthời gian hay phương tiện để thẩm tra độc lập những kết luận của các tác giả đã đưa ra. Do vậy một số phân tích của chúng tôi có những tin tưởng chủ quan, và đó có thể là một nhược điểm. Tuy nhiên, chúng tôi đã rất cố gắng để nêu rõ khi có sự khác biệt giữa những ý kiến của chúng tôi và của các tác giả.
Nội dung nghiên cứu
Trong phần này, chúng tôi nhóm các tài liệu chuyên đề theo sáu mô hình FPBA đã được miêu tả ở trên, chúng tôi tin rằng đây là cách tốt nhất để giải đáp ba câu hỏi nghiên cứu một cách hệ thống và rõ ràng.
1. Chuyển đổi đất rừng sang đất sản xuất nông nghiệp
Trong nhiều thế kỷ, việc chuyển đổi đất rừng sang đất sản xuất nôngnghiệp–dùngắn hạn theo kiểu du canh du cư hay vĩnh viễn theo kiểu địnhcanh–làmột trong những nền tảng của đời sống ởnông thôn Việt Nam. Trong phần này, chúng tôi tập trung bàn vềsựsuy thoái của phương thức du canh ởkhu vực miền núi, và việc người dân dần dần chuyển sang các sinh kế khác, bao gồm định canh vàgia tăng sản lượng các cây công nghiệp. Sựchuyển đổi này đãđược thúc đẩy bởi chính sách Đổi mới vàviệc giao đất rừng tới từng hộcáthể.
Các vấn đề của du canh du cư
Vào năm 2000, dân số nông thôn của Việt Nam là 58 triệu người trong tổng dân số cả nước là 77 triệu người (EIU 2001:48). Chín triệu người dân nông thôn thuộc 50 dân tộc khác nhau ở Việt Nam sống theo phương thức du canh du cư và trong đó có ba triệu người sống chính bằng nguồn thu nhập này (Đỗ Đình Sâm 1994:5). Lúa và ngô là các cây trồng du canh chính và sắn được xem là lương thực cứu đói, tuy nhiên đôi khi sắn cũng được có giá trị ở thị trường tại những nơi gần đường giao thông (Lê Trọng Cúc 1997:56).
Mặc dù du canh du cư là một phương thức sống đã tồn tại trong một thời gian dài, hiện tượng này đã bắt đầu suy giảm trong những thập kỷ gần đây. Một số trường hợp sưh suy giảm này có thể được coi là "mất-mất", theo nghĩa là thu nhập giảm đồng thời với nguồn tài nguyên sẵn có cũng bị giảm. Jamieson et al. (1998:10) trình bày trong báo cáo phân tích "The Development Crisis in Vietnam's Mountains" (Khủng hoảng trong Công cuộc Phát triển ở Miền núi Việt Nam) rằng hàng triệu hộ gia đình ở vùng cao ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng những nhu cầu sinh sống cơ
15
16 | Nội dung nghiên cứu
Rừng bị chặt phá trên đồi (Ảnh của Philippe Guizol)
bản, bởi sản lượng của các rẫy du canh giảm mạnh chỉ còn 400 đến 600 kg thóc trên một ha so với sáu đến bảy tấn trên một ha ở Đồng bằng Sông Hồng. Trong giai đoạn từ 1994 đến 1999, sản lượng lương thực trung bình hàng năm (chỉ bao gồm lúa, sắn và ngô) ở cộng đồng người Cơ Tu giảm từ 200 kg xuống còn 170 kg trên đầu người (Nguyễn Thị Cách 1999:34). Cónhiều nhân tốkết hợp gây nên sự giảm sút này. Áp lực tăng dân số cao dẫn đến việc thời gian đất được luân canh ngắn đi và do đógây ra việc lạm dụng đất mà không để đủ thời gian để rừng có thể mọc lại trước khi tiếp tục canh tác; Điều này dẫn đến sản lượng trung bình ngày càng giảm. Áp lực tăng dân số gia tăng một mặt do gia tăng dân số tự nhiên của các nhóm dân tộc thiểu số, mặt khác cũng do việc khai hoang mở rộng đất của những nhóm dân không phải làdân tộc thiểu sốtừnhững nơi khác đến. Ở vùng núi phía bắc, dân số tăng gấp ba lần từ năm 1960 đến 1984 do hai cơ chế tăng dân số trên (Jamieson et al. 1998:10).
Về lý thuyết, có thể giảm bớt một số áp lực về dân số vàtài nguyên này thông qua việc xây dựng các sinh kế thay thế. Mặc dù đã có một số tiến bộ đạt được theo hướng này nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Một lý do kìm hãm các tiến bộ này là sự khác biệt về văn hóa rõ rệt của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Theo một báo cáo của chính phủ về tình trạng nghèo hiện nay ở Việt Nam, đa số người nghèo chọn phương thức sống tự cung tự cấp và vẫn sống dựa vào phương thức sản xuất truyền thống của họ là du canh du cư, mặc dù mô hình này chỉcho sản lượng rất thấp (NIAPP 1999:4). Một hạn chế nữa trong việc đưa ra những sinh kế thay thế là chưa có những giải pháp thích hợp.
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 17
Trong nhiều thập kỷ qua, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách định canh định cư và Vùng Kinh tế Mới nhằm mục đích chấm dứt các hoạt động du canh du cư và khuyến khích đinh canh định cư. Chương trình này được cho làsẽgiúp giảm nghèo và chấm dứt các họat đông phá rừng. Trong những năm gần đây, một số nhà quan sát đã cho rằng du canh du cư cóthểkhông phải là nguyên nhân chủyếu dẫn đến nạn phá rừng ở Việt Nam và chỉ ra rằng các hoạt động nông nghiệp của nhóm dân tộc Kinh có thể còn mang tính tàn phá nhiều hơn ( De Koninck 1999:88). Một tài liệu gần đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đồng ý với nhận xét này và nhận định rằng "... trong khuôn khổchương trình Tái trồng 5 triệu ha rừng, việc cho là các dân tộc thiểu số có trách nhiệm chính trong việc phá rừng là sai lầm" (MARD/ICD 2001:52).
Mục đích của chương trình định canh định cư là nhằm đạt được 80% trong tổng thu nhập từ định canh bằng cách tăng diện tích lúa nước ở khu vực miền núi và khuyến khích trồng rừng và cây công nghiệp (ADB 2001:14). Song, nhiều thập kỷ đã trôi qua và các chương trình định canh định cư và Vùng Kinh tế Mới không làm giảm nghèo và số lượng người canh tác du canh du cư cũng không giảm đáng kể (ADB 2001:14). Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng mặc dù du canh du cư đã hầu như chấm dứt ở nhiều làng bản thuộc khu vực miền núi, nhiều hộ gia đình vẫn tìm đất khai hoang và tiếp tục du canh, đặc biệt trong những trường hợp khẩn cấp (ví dụ thành viên trong gia đình bị ốm, thiếu lương thực, v.v.) (Trần Ngọc Thanh 2000b:18).
Gia tăng sản xuất hàng hóa nông nghiệp
Trong những năm gần đây, sự tăng trưởng mạnh mẽcủa ngành nông nghiệp thông qua việc phát triển đất rừng trồng cây lâu năm (ví dụ cà phê, chè, cao su và điều) đã làm tăng thu nhập và cải thiện đáng kể đời sống của dân số nông thôn (ADB 2001:2) Trong giai đoạn từ 1993 đến 1998, thu nhập từnông nghiệp tăng 61% và là nguyên nhân chính của sự gia tăng mạnh mẽ trong thu nhập hộ gia đình (Ngân hàng Thế giới tại Việt nam 2000:51). Xuất khẩu nông nghiệp tăng một cách ngoạn mục, gần như gấp đôi so với giai đoạn 1988 đến 1991 và chiếm hơn nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Fforde and Seneque 1995:104). Trong giai đoạn từ 1990 đến 1999, diện tích đất gieo trồng ở Việt Nam tăng 3,4% một năm và đạt tổng số là 12,3 triệu ha (EIU 2001:30). Nhưng sốliệu về diện tích che phủ rừng bịgiảm đi do việc mở rộng đất nông nghiệp còn chưa được xác định cụthể.
Trong phần này chúng tôi sẽ bàn vềcà phê và gia súc, hai loại hàng hóa có tầm quan trọng đặc biệt tới mối liên hệ giữa rừng vàthay đổi sinh kế nông thôn Việt Nam. Chúng tôi chỉcóthểđểcập rất ngắn gọn về chủ đề này vìkhông đủ tài liệu.
Trong hai thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ trong sản xuất cà phê, đặc biệt ở các tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc ở Tây Nguyên. Diện tích trồng cà phê được mở rộng gấp chín lần từ 44.700 lên tới 397.400 ha, và sản lượng tăng 40 lần từ 12.300 lên đến 486.800 tấn. Năm 2000 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới (về khối lượng) sau Braxin (EIU 2001:30). Việc ngành cà phê phát triển mạnh mẽđược xem là nguyên nhân dẫn đến việc mất độ che phủ rừng ở Tây Nguyên, nhưng số liệu về vấn đề này rất hiếm và không tập trung9. Mặc dù sự bùng nổ cà phê đã góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều người sản xuất, nhưng nó cũng có mặt trái không mong đợi. Khủng hoảng thừa cà phê trên toàn thế giới—một phần do việc tăng khối lượng xuất khẩu càphê của Việt Nam—đã làm rớt giá và làm giảm đáng kểthu nhập của người trồng cà phê (Johnston 2001). Chúng tôi không tìm thấy thông tin về
18 | Nội dung nghiên cứu
vai trò hàng hóa của sự bùng nổ cà phê trong công tác giảm nghèo nông thôn cũng như không có thông tin gì về mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thừa cà phê toàn cầu tới đời sống của người sản xuất ở Việt Nam.
Chăn nuôi gia súc đang ngày càng phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 1995 - 1999 số lượng trâu bòtăng từ 3,6 lên 4 triệu con, đàn trâu luôn ở mức 2,9 triệu con (EIU 2001:54). Ví dụ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, một trong sốcác nhân tố thúc đẩy sự gia tăng chăn nuôi gia súc là do sự gia tăng dân số và nhu cầu ngày càng lớn cho thịt bò ở các khu vực thành thị. Ngoài ra, do đất ngày càng khan hiếm, xu hướng sử dụng trâu bò như một hình thức đầu tư vốn ngày rõ nét (Chương trình SAM 2003: 2-3).
Miền núi phía bắc có được những điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi, chính vìthếvào năm 1994 hơn một nửa đàn trâu của cả nước được tập trung tại đây (Rambo 1997: 36). Chăn nuôi là một hoạt động sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, lý tưởng cho khu vực miền núi, bởi chăn nuôi có thể bổxung cho phương thức du canh du cư; cỏ cho chăn nuôi thì luôn sẵn có ở các khu rẫy cũ và rừng thứ sinh (Rambo 1997:36). Một số tỉnh miền núi nổi tiếng với các sản phẩm từtrâu bòcó giá trị cao. Ví dụ vùng núi đá vôi Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) rất nổi tiếng với sản phẩm thịt bò. Bán trâu bò mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân Hmông (Shanks 2002:4). Các vùng rừng tỉnh Tuyên Quang và Bắc Cạn có vựa cỏlớn và đất rộng đểchăn nuôi trâu. Trâu được bán không chỉ ở khắp các vùng đồng bằng mà còn được bán sang cả Lào và Thái Lan (Shanks 2002:4). Chương trình Phát triển Nông thôn Miền Núi đề xuất rằng cần giữmột số diện tích còn bỏ trống để duy trìđồng cỏ cho chăn nuôi trâu bò, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa, nơi mà thu nhập từsản xuất chăn nuôi lànguồn thu nhập chính (MRDP 2001:5-7).
Có thêm một số bằng chứng liên quan giữa sự tăng trưởng trong ngành chăn nuôi với việc mất dộ che phủ rừng ở các vùng núi phía bắc. Ví dụ, Rambo (1997:37) giải thích rằng ở tỉnh Lạng Sơn "đất trống đồi trọc" từ rất lâu đã được dùng cho mục đích duy trì các đồng cỏ dành cho chăn nuôi. Do vậy những nỗ lực trồng rừng ở các khu vực này đi ngược lại với nhu cầu của người dân trong việc duy trì diện tích đồng cỏ của mình. Các nhà nghiên cứu trong Chương trình SAM (2003), trên cơ sở phân tích nghiên cứu trường hợp ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn giải thích rằng sự gia tăng nhanh về số lượng đàn đại gia súc (trâu vàbò) làm cho việc duy trìđộ che phủ rừng trởnên khókhăn. Tuy nhiên chúng ta còn thiếu rất nhiều thông tin vềvấn đềnày. Việc mở rộng diện tích đồng cỏ cho chăn nuôi làm tổn hại đến độ che phủ rừng tự nhiên của cả nước ở mức độ nào vẫn còn chưa được biết.
Khuynh hướng giao đất rừng
Như đề cập ở phần trên, xóa bỏ tập thể hóa nông nghiệp và chia đất cho hộ cá thể là nguyên nhân chính dẫn đến sựthành công của chính sách Đổi Mới và dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và giảm nghèo nhanh chóng từ cuối những năm 1980. Luật Đất đai năm 1993 đem lại cho người nông dân quyền được thừa kế, thế chấp, chuyển nhượng, trao đổi và cho thuê đất. Đến năm 1999, khoảng 10 triệu hộ đã nhận được Giấy Chứng nhận Sử dụng Đất, hầu hết là ở các vùng đồng bằng (Huỳnh Thu Ba et al.2002:23).
Giao đất rừng là một bộphận quan trọng trong chương trình này. Đây là một sự thay đổi quan trọng vềchính sách, hướng tới việc chuyển quyền quản lý rừng từ cấp
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 19
nhà nước xuống cấp địa phương. Mục đích của việc giao đất rừng là khuyến khích công tác bảo vệ và phục hồi độ che phủ rừng ở miền núi. Lýdo hướng tới việc chuyển quyền quản lýrừng xuống cấp địa phương làngười dân sẽ quan tâm hơn tới việc bảo vệ và quản lý rừng khi họ có quyền quản lý chính thức đối với đất rừng (Sikor 2001:4- 4). Luật Đất đai quy định các loại đất đã được phân loại phải được sử dụng đúng mục đích, và các nghị định kèm theo quy định cụthểrừng tự nhiên và rừng đầu nguồn quan trọng có thể được giao cho xã, huyện và Lâm trường Quốc doanh nhưng không giao cho hộ gia đình (Sikor 2001:5). Người dân được giao đất rừng được cấp các khoản tiền mặt nhỏ để bảo vệ rừng và được trợ cấp để trồng rừng (Sikor 2001:5). Những khoản trợ cấp này chỉ được cấp cho rừng phòng hộ và rừng đặc dụng màkhông được cấp cho rừng sản xuất10. Rừng sản xuất chiếm phần lớn diện tích trong tổng đất rừng miền núi, tập trung nhiều ở các vùng núi phía Bắc hơn làởmiền trung và Tây nguyên. Ở hầu hết các tỉnh, các hộ được giao chủ yếu là đất hoang cằn cỗi và rừng trồng, còn rừng tự nhiên thìđược giao cho các cơ quan chính quyền địa phương. Các cơ quan này sau đó có thể khoán cho hộ gia đình ở địa phương bảo vệ rừng. Tỉnh Đắc lắc làđiển hình trong việc giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình và cộng đồng11.
Mặc dù có nhiều tiến bộ vượt bậc trong công tác giao đất nông nghiệp từ khi có Luật Đất đai 1993, việc giao đất rừng vẫn còn rất chậm trễ (Sikor 1998:30, Huỳnh Thu Ba et al. 2002:35). Mặc dù 61% trong số 10,8 triệu ha đất rừng đã được giao, hai phần ba trong sốđóđược giao cho các Lâm trường Quốc doanh, vàsau đólại được giao cho hộ gia đình. Chỉ có 10 phần trăm trong tổng diện tích đất rừng được giao trực tiếp cho hộ gia đình chiếm tổng số334.446 hộ, trung bình mỗi hộ 3,2 ha. Và 500.000 ha đất rừng khác đãđược giao cho 1.677 tập thể (Huỳnh Thu Ba et al. 2002:11).
Lúa nước và nông nghiệp trên sườn đồi (Ảnh của Christian Cossalter)
20 | Nội dung nghiên cứu
Cần phải hiểu rõtại sao chúng tôi xếp chương trình giao đất rừng dưới tiêu đề giảm nghèo thông qua "chuyển đổi rừng sang sản xuất nông nghiệp". Một số độc giả sẽ hỏi tại sao chúng tôi lại làm như vậy, khi màmục đích chính của việc giao đất rừng là để duy trì độ che phủ rừng tự nhiên và tạo thu nhập thông qua các hoạt động lâm nghiệp. Chính thức thì giao đất rừng nhằm những mục đích như vậy, nhưng một phần đất rừng được giao vẫn thường bị chuyển đổi sang các mục đích sử dụng cho nông nghiệp hay các mục đích sửdụng khác không liên quan đến rừng, hoặc là một cách bất hợp pháp hoặc do những sửa đổi gần đây của các quy định giao đất rừng đã cho phép chuyển đổi12. Mặc dù còn chưa rõ là các hoạt động nông nghiệp có phải là nguồn thu nhập chính đối với những người được giao đất rừng không, nhưng thu nhập từcác hoạt động này đủlớn để được xếp vào phần phân tích này. Thực tế là một số người được giao đất rừng đãduy trì và trong một số trường hợp, làm tăng độ che phủ rừng trên đất được giao và kiếm được lợi nhuận không phải từ nông nghiệp. Chúng tôi xếp chương trình giao đất rừng trong phần này đểtiện theo dõi, dùrằng chương trình này cũng có thể được xếp dưới những tiêu đề khác.
Đến nay chương trình giao đất đã đạt được thành công gì trong cải thiện đời sống của người nghèo và trong việc duy trì độ che phủ rừng ở các vùng cao tại Việt nam? Các tài liệu tham khảo mô tảmột một bức tranh không rõ nét vềvấn đềnày.
Những đánh giá tích cực về giao đất rừng và những lý do thành công
Ở một số vùng sau khi giao đất rừng, người dân địa phương cóquyền hơn trong việc sử dụng đất. Kết quả là công tác trông rừng được đẩy mạnh và mang lại lợi ích lớn cho người trồng rừng (Thanh Nhàn 1998:12). Ở các vùng đồng bằng và một số vùng trung du giao đất rừng đã thực sự tăng quyền sử dụng tài nguyên rừng cho người dân địa phương (Thanh Nhàn 1998:8). Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế phát hiện rằng độ che phủ rừng và trữ lượng rừng tăng nhanh sau mấy năm thực hiện giao đất cho nông dân để quản lý lâu dài. Các lợi ích có được nhờ tham gia quản lý rừng bao gồm nước tưới được bảo đảm, nông dân được phép xen canh, tiả cành, thu nhặt củi đốt và các sản phẩm ngoài gỗ khác (Bellamy 2000:2). Howard (1998:249) cho rằng giao rừng và đất nông nghiệp từ năm 1995 đã dẫn đến việc "hàng năm tốc độ tăng của độ che phủ rừng và diện tích rừng trồng nhiều hơn so với diện tích rừng bịmất do cháy hay do chuyển đổi dùng cho mục đích khác".
Sikor (2001:8) thừa nhận rằng độ che phủ rừng tăng trong quá trình giao đất rừng nhưng ông cũng cho rằng đóchủ yếu làkết quả do mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp và do có các công nghệ mới mà chứkhông phải do giao đất rừng. Do chu kỳ để đất hoang hóa ở các vùng du canh bị rút ngắn, hiệu suất canh tác lúa nước trởnên cao hơn canh tác lúa rẫy, sản xuất lúa nước tăng mạnh và hiện tượng du canh phárừng làm rẫy giảm13. Đồng thời do nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng ở các vùng đồng bằng, nhu cầu vềngô tăng so với sắn. Năng suất ngô tăng gấp ba màkhông sử dụng phân bón hay thuốc trừ sâu. Điều này đã tạo điều kiện cho tái sinh rừng (Sikor 2001:8-10).
Cónhiều bài học thành công ở các địa phương sau:
•Ở tỉnh Bắc Giang, sau khi nhận được đất được giao, người dân địa phương rất phấn khởi và tích cực tham gia vào công tác phân vùng lại đất đai nhằm khai thác tốt hơn đất trống đồi trọc và thúc đẩy công tác trông rừng. Ởđây,
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 21
giao đất rừng không những khuyến khích người dân cải thiện thu nhập hộ gia đình của mình mà còn khắc phục tình trạng nghèo và không có đất. Sau khi nhận đất người dân ý thức hơn về quyền sở hữu và tập trung các nguồn lực nhằm đổi mới các phương pháp sản xuất, tìm kiếm và đầu tư vào công nghệ mới và những loài cây rừng thích hợp hơn, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông lâm sản (Nguyễn Xuân Thành et al. 2000:43-46).
•Kinh nghiệm từ Chương trình Phát triển Lâm nghiệp Xã hội cho thấy giao đất rừng và ban hành Khoán Bảo vệ Rừng kết hợp với các trợ cấp từ Chương trình 327 đãcó tác động tích cực đến việc bảo vệ rừng (Apel và Phạm Văn Việt 1997:14). Khoán Bảo vệ Rừng và Chương trình 327 được giải thích chi tiết hơn trong phần sau của tài liệu này.
•Các nhà nghiên cứu ở tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận, sau khi giao đất rừng, năng suất cây trồng và trồng rừng tăng rất đáng kểtrên vùng đất trồng đồi trọc trước đây (Lê Trọng Cúc et al. 1996:67).
•Theo báo cáo của Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa hầu hết các huyện trong tỉnh đều có các hộ tăng thu nhập nhờ rừng, nhờ vậy làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong tỉnh. Cần lưu ý rằng những người thành công trong việc phát triển trang trại rừng là những người có kỹ năng quản lý, khả năng lên kế hoạch phát triển rõ ràng, và cóđủvốn (Khương Bá Tuấn 1998:39).
•Ở một số tỉnh phía bắc, cây ăn quả đãthay thế cho cây sắn trên đất rừng được giao cho nông dân. Hiện nay toàn bộ người Tày ởthôn Đông Sung đều trồng vải. Điều này giúp cho một số hộ thoát khỏi cảnh nghèo và một số hộ khá hơn thìtích lũy được một sốvốn đáng kể (hàng năm khoảng 10 triệu đồng14), làm cơ sở đểphát triển kinh tế (Nguyễn Thị Thu 1999:43; Lê Thị Ngân và Nguyễn Thị Thơ 2000:32).
•Chính sách giao đất rừng ở tỉnh Đắc Lắc làmột trong những nỗ lực tiến bộ nhất ở Việt Nam trong việc chuyển hướng sang lâm nghiệp cộng đồng. Người dân địa phương được phép thu hoạch các lâm sản ngoài gỗ và mỗi một năm tham gia quản lý rừng họ được phép hưởng 6% của tổng giá trị gỗ khai thác (Trần Ngọc Thanh 2001:23).
•Ở thôn Bu Nor, huyện Dak R'Lap, tỉnh Đắc Nông, nhóm hộ đã trồng thêm các cây bản địa như là Dầu rái - Dipterocarpus alatus, Sao - Hopea odorata,
Quế -Cinnamomum cassia và tre để lấy măng. Ngoài ra, họ còn xây dựng các vườn ươm để phục hồi các rẫy cũ. Người dân làng được phép khai thác gỗ bằng cách tỉa cành; một số hộ đãkiếm được 3,5 đến 4 triệu động từ hoạt động này (Bảo Huy 2003).
Những đánh giá tiêu cực về giao đất rừng và những lý do không thành công
Các nhận định tiêu cực về chương trình giao đất rừng có từ các nguồn thông tin khác. Kinh nghiệm từ Chương trình Phát triển Lâm nghiệp Xã hội cho thấy giao đất rừng cùng với việc khuyến khích trồng cây đã không thành công ở các khu vực miền núi Việt Nam (Phạm Ngọc Duệ 1999:5). Giao đất rừng và trồng rừng dường như không phải là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hay sinh kế của hộ gia đình. Quan sát này được minh chứng thêm qua các số liệu thống kê và kết quả của các cuộc điều tra VLSS (Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam) và của Chương trình Phát triển Lâm nghiệp Xã hội SFDP. Các số liệu này cho thấy sản xuất lâm nghiệp (ngoại
22 | Nội dung nghiên cứu
trừ các hộ chuyên trồng cây để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất dăm gỗ và bột giấy hay các hộ chuyên trồng cà phê, chè hay cao su) chỉ là một hợp phần nhỏ trong hệ thống canh tác và mang lại một phần không đáng kể trong thu nhập gia đình (ADB 2000:53). Điều đó bao hàm ngụ ý rằng các nhà lập chính sách nên nghĩ xa hơn việc giao đất rừng. Cần quan tâm theo hướng tạo ra các động cơ thúc đẩy việc quản lý rừng để làm sao có thể cải thiện đời sống người dân được tốt hơn15.
Rất nhiều tác giả đã chỉ ra nhược điểm của chương trình giao đât rừng. Những ý kiến này có thể nhóm thành 5 loại: (1) không phùhợp với các phương thức kiếm sống ởđịa phương; (2) mối liên hệ của chương trình với các Lâm trường Quốc doanh; (3) tính công bằng; (4) các vấn đề địa lý và hậu cần; và (5) những sai sót chính sách.
(1) Sự thiếu phùhợp với các phương thức kiếm sống ởđịa phương
Những người sống theo lối du canh du cư không được lợi gìnhiều khi được giao đất rừng, bởi vì khi nhận chăm sóc và quản lý một diện tích rừng nhỏ họ sẽ mất đi sự tự do vốn có, và cókhả năng làm giảm độ màu mỡ của đất nhiều hơn là duy trì nó. Họ sẽ sử dụng khoảnh đất được giao đểcanh tác nhiều lần màkhông áp dụng các biện pháp giữgìn độmàu mỡcủa đất (Nguyễn Văn Sản và Gilmour 1999:28). Một nghiên cứu trường hợp điển hình ở tỉnh Bắc Cạn cho thấy giao đất rừng cho hộ cá thể làm giảm sự tự do tiếp cận tài nguyên và gây nhiều khó khăn cho các nhóm có truyền thống di cư và sống theo phương thức du canh du cư (Castella et al. 2002:197). Một điều tra đã kết luận rằng những dân tộc thiểu số nghèo hơn thích quản lý rừng cộng đồng hơn chủ yếu vì muốn bảo đảm an toàn lương thực, trong khi đó người Kinh và người Thái thì muốn được giao đất rừng cho hộ cá thể (Trần Đức Viện 1999:45). Tessier cũng có nhận xét tương tự (2002:18). Các dân tộc thiểu số thường thu lượm nhiều loại sản phẩm rừng trên một diện tích rừng rộng lớn hơn nhiều khoảnh đất rừng16 được giao cho một hộ cá thể. Một số người không muốn nhận khoảnh đất được giao và đầu tư vào rừng vì sợ họ sẽ bị buộc phải chấm dứt phát rẫy ở ngoài địa phận xã của mình (Sikor 1998:26- 29) và bởi việc giao đất này sẽ làm họ mất bớt chứ không phải là cho họ thêm quyền lực (Sikor 2001:7). Apel (2000:5) cho rằng mô hình giao đất rừng gây bất lợi cho phát triển rừng ở miền núi bởi nó sẽ phá hoại các hệ thống quản lý tài nguyên truyền thống. Đất được chính phủ phân loại là "chưa sử dụng" trên thực tế thường là đã thuộc về một đối tượng sử dụng nào đó nhưng chính phủ hiếm khi thừa nhận điều này (Nguyễn Văn Sản và Gilmour 1999:28).
Cần lưu ý rằng những thiếu sót này sẽ được khắc phục trong tương lai nhờ những thay đổi gần đây trong Luật Đất đai cho phép giao đất rừng cho cộng đồng (Xem thêm phần lâm nghiệp cộng đồng và chia sẻ lợi ích ở phần sau).
(2) Mối tương quan của chương trình với các Lâm trường Quốc doanh
Một tài liệu về chiến lược phát triển lâm nghiệp nêu rõ rằng khoảng ba phần tư tổng số đất có dành để phân bổ trong chương trình giao đất rừng đã được giao, nhưng lại không tạo được động lực kinh tế để những người sở hữu rừng tích cực bảo vệ và phát triển rừng (MARD 2002). Trên thực tế, hầu hết đất rừng được giao thuộc về các Lâm trường Quốc doanh, những lâm trường này sau đó lại giao lại một số cho công nhân lâm trường và người nông dân địa phương nhưng không giao quyền sử dụng đất hoặc có giao những quyền rất hạn chế (ADB 2001:52). Đôi khi đất nông nghiệp và đất ở của hộ gia đình với giấy chứng nhận giao đất (thường được gọi là "Sổ Đỏ") bị tưởng nhầm là đất của lâm trường. Lý do chủ yếu dẫn đến sự nhầm lẫn này là đất rừng đôi
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 23
khi được coi là "đã giao" khi Khoán Bảo vệ Rừng (đôi khi gọi là "Sổ Xanh") đã được cấp chứ không phải là giấy chứng nhận giao đất lâu dài và bảo đảm hơn (Sổ Đỏ)17. Có thể thấy rằng trong một số trường hợp giao đất rừng đã góp phần giải quyết những mâu thuẫn giữa người dân địa phương và lâm trường quốc doanh. Tuy nhiên, ở một số nơi khác, giao đất rừng lại làm những mẫu thuẫn này càng trở nên sâu sắc hơn. Do công tác đo đạc và vẽ bản đồ kém, một số diện tích đất rừng đã giao trước đây lại được chỉ định dùng cho những mục đích khác (Huỳnh Thu Ba et al.2002:65). Các Lâm trường Quốc doanh tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong quản lý rừng và điều này có thể nhận thấy từ thực tế là rừng chỉ có thể được giao cho hộ khi các diện tích rừng này không được các lâm trường sử dụng nữa (Lang 2001:121). Quá trình giao đất rừng ở nhiều nơi bị cản trở bởi các lâm trường quốc doanh không muốn chuyển giao quyền quản lý đất rừng cho các hộ gia đình hay các tổ chức tại địa phương mặc dù các lâm trường không đủ khả năng để thực hiện tốt công việc này (Vũ Hữu Tuynh 2001:6). Quá trình giao đất rừng có thể cũng bị cản trở bởi chính quyền địa phương muốn duy trì những khoản thu từ lâm nghiệp ở địa phương.
Một quyết định về chính sách đã được đưa ra nhiều năm trước, nếu được thực hiện một cách thích hợp có thể làm dịu lại các vấn đề đề cập ở trên. Quyết định 187 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu thanh tra và cải tổ các lâm trường quốc doanh còn đang họat động nhằm mục đích thúc đẩy các lâm trường này nhượng đất rừng cho hộ gia đình và cộng đồng. Sự chậm trễ trong việc thực hiện quyết định này (chủ yếu bởi chính quyền trung ương đã giao quyền quản lý các lâm trường quốc doanh xuống cho chính quyền tỉnh) đã dẫn đến việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 28 yêu cầu đẩy nhanh quá trình này18.
(3) Tính công bằng
Sự thiếu công bằng trong quá trình giao đất thường xẩy ra khi mà phần lớn các diện tích đất lại được giao cho các tổ chức quần chúng, công nhân lâm trường và các cá nhân khá giả. Do đó đất rừng đang trở thành một cơ sở tích lũy vốn đối với các hộ gia đình có quyền lực và các mối quen biết rộng rãi (ADB 2001:12). So với các dân tộc thiểu số nghèo sống ở các vùng sâu vùng xa, những người Kinh di cư và các nhóm dân tộc lớn khác được hưởng lợi nhiều hơn nhờ việc giao đất (Phạm Đức Tuấn 1999:234-238).Thông thường người Kinh sống ở các thị trấn huyện và trung tâm xã có điều kiện trong việc hưởng lợi từ chương trình giao đất (bao gồm cả đất rừng và đất không phải là rừng) hơn là những người dân tộc thiểu số sống ở các vùng đầu nguồn xa xôi hẻo lánh. Ở tỉnh Lào Cai những người dân chưa được giao đất rừng để làm vườn rừng là những người dân tộc Hmông và Dao (Vũ Hữu Tuynh 2000:3). Một nghiên cứu ở bốn huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh nhận thấy rằng năng lực công tác kém của cán bộ lâm nghiệp và thái độ tư lợi của một bộ phận các nhà chức trách địa phương trong quá trình giao đất rừng dẫn đến sự phân chia không công bằng (Lê Thị Phi et al. 2003:66). Ở tỉnh Quảng Ngãi, những người được phỏng vấn trong một đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân cho rằng người nghèo thường đứng ngoài quá trình giao đất rừng và hiện nay họ không được sử dụng các vùng đất đã từng được coi là của chung (ADB et al. 2003:67). Quan sát của các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên, Môi trường ở Việt nam (CRES) cho thấy trong khi bảy hộ gia đình mới có dưới 0,5 ha đất, thì ba hộ khác lại được nhận 80 ha, những hộ này có thu nhập khá nhờ họ tổ chức kinh doanh trang trại tổng hợp trên mảnh đất được chia (Lê Trọng Cúc và Rambo 2001:68). Những nông dân nghèo hơn thường lại bị giao đất xấu hoặc ở xa. Diện tích đất trồng cây lâu
24 | Nội dung nghiên cứu
năm của các hộ khá gấp sáu lần của các hộ nghèo (Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, OxfamAnh và DFID 1999:8). Một tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thừa nhận rằng "... giao đất có thể ... không chú trọng đến các nhóm và cá nhân dễ bị tổn thương vì đã không quan tâm đến các phương thức sử dụng đất truyền thống, đặc biệt trong các dân tộc thiểu số ở vùng núi" (MARD/ICD 2001:52).
Một số tài liệu cho rằng giao đất rừng làm tăng mức độ phân chia giai cấp trong xã hội giữa các hộ giàu và nghèo (CRES và Ford Foundation 1999:45; Huỳnh Thu Ba 1998:30, Hobley et al. 1998:12). Những hộ có vốn và quen biết rộng hơn sẽ có quyền sử dụng những vùng đất đồi rộng trong khi những hộ không may mắn bằng thì chỉ nhận được những khoảnh nhỏ hơn nhiều hoặc không được gì cả (Lê Trọng Cúc et al. 1996:73).
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở nhiều thôn bản ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang. Sự chênh lệch giữa giàu và nghèo ngày càng tăng sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực. Những hộ nghèo thuộc nhóm dân tộc Mường ở thôn Làng Bèo thường bán đất được giao và đi làm thuê cho các hộ giàu hơn. Họ hy vọng kiếm đủ tiền để mua lại những mảnh đất này và đầu tư sử dụng đất tốt hơn. Khả năng các hộ nghèo mua lại đất như thế này rất thấp vì khoản tiền đền bù cho các cây lâu năm do người chủ mới trồng trở nên quá lớn (Carr 1998:227-247).
Tầm quan trọng của tính công bằng trong giao đất rừng được nhấn mạnh bởi những kết quả có thể đạt được trong công tác giảm nghèo, ngay cả trong điều kiện sức ép dân số ngày càng tăng. Theo Donovan et al. (1997:26), diện tích đất đồi nếu được giao một cách công bằng chủ nghĩa thì sẽ đủ cho tất cả các hộ gia đình một phần đất đai cần thiểt để phát triển cây lâu năm như chè, quế hay cây có múi hoặc để trồng rừng và mang lại những nguồn thu nhập cố định bằng tiền mặt.
(4) Các vấn đề địa lý và hậu cần
Theo các báo cáo gần đây về giao đất, một số các trở ngại xung quanh quá trình giao đất rừng ở Việt Nam bao gồm địa thế khó khăn, thiếu bản đồ sử dụng đất cập nhật mới, ranh giới không rõ ràng giữa các loại đất khác nhau và những khó khăn trong việc hòa hợp giữa luật do nhà nước ban hành và các luật tục sử dụng đất truyền thống của người dân (Trần Ngọc Thanh 2000a:13; Doan Diem 1998:4). Nói chung, giao đất rừng không cải thiện năng suất nhanh như trong nông nghiệp (Sikor 1998:30). Chính phủ luôn lo lắng tới một thực tế là bất chấp các tiến độ trong việc giao đất rừng, rừng vẫn được sử dụng tự do không được sự quản lý của người "chủ thực" (nghĩa là một cá thể hợp pháp). Đất rừng được giao cho các hộ gia đình thường là đất kém màu mỡ và thiếu các hỗ trợ kỹ thuật cũng như tài chính của chính phủ. Trong điều kiện này, người nông dân khó mà gắn bó được với sản xuất lâm nghiệp lâu dài và kiếm sống từ rừng (Doan Diem 1998:6). Ở một số thôn bản, không gia đình nào muốn nhận phần đất rừng mà đã được dành riêng ra để giao, bởi vì những phần đất này thường là quá cách xa thôn của họ và sẽ rất khó quản lý và bảo vệ (Lê Trọng Cúc 1997:51). Nông dân được giao đất rừng cách xa nhà thường cho Lâm trường Quốc doanh thuê với mức phí thấp bằng thuế sử dụng đất (Vũ Hữu Tuynh 2001:38).
(5) Những thiếu sót về chính sách
Nhiều thiếu sót về chính sách đã làm suy yếu việc thực hiện chương trình giao đất rừng. Một quyết định lớn do chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra là không cho phép quyền sở hữu chung tại cấp cộng đồng và hộ gia đình trong quá trình
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 25
giao đất rừng. Việc này dẫn đến sự hạn chế quyền của phụ nữ và làm suy yếu hệ thống sản xuất vùng cao mà luôn được dựa vào sở hữu tài sản chung (MARD/ICD 2001:53). Một vấn đề nữa cản trở phát triển lâm nghiệp hộ gia đình là việc các chính quyền địa phương thường xuyên thay đổi các mục tiêu kinh tế xã hội dẫn đến quá nhiều những thay đổi về loài cây hay mùa vụ (Huỳnh Thu Ba et al. 2002:24). Tại cấp tỉnh, các báo cáo cũng đưa ra một thực tế là kế hoạch sử dụng đất rừng thường xuyên bị thay đổi và điều này ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lại các kế hoạch của mình để đối phó với những thay đổi đột ngột của các hộ gia đình. Kết quả là đất được giao bị bỏ hoang không sử dụng hoặc được sử dụng vào các mục đích khác. Ở Việt Nam chỉ có 20 đến 30 phần trăm diện tích đất đã giao được phát triển theo kế hoạch sử dụng đất của chính phủ (Morrison và Dubois 1998:35)19. Ở một số vùng núi xa, nông dân bị phát hiện đã phát chặt diện tích rừng được giao vì những lợi nhuận trước mắt, nguyên nhân thường là họ lo ngại về quyền hưởng dụng có thể bị thay đổi do có những sự thay đổi thường xuyên về chính sách hoặc là họ thực sự không hiểu rõ các chính sách hiện hành (Nguyễn Ngọc Lung 2001:49).
Thiếu các hoạt động giáo dục cộng đồng và khuyến nông và khuyến lâm ảnh hưởng không tốt đến chương trình giao đất rừng. Ví dụ, những người khá giả hơn thường có khuynh hướng tận dụng nhanh lợi thế của giấy chứng nhận sử dụng đất được cấp (Sổ Đỏ) như một phương tiện để tiếp cận tín dụng ngân hàng đầu tư cho các hoạt động phát triển kinh tế, đến khi mà những người dân tộc thiểu số tìm hiểm ra những lợi thế này thì cơ hội được giao đất có thể đã không còn nữa (Huỳnh Thu Ba et al. 2002:29). Ở tỉnh Hà Giang và Yên Bái, có nhiều hộ đã được giao đất rừng trống trọc hoặc đất rừng đã thoái hóa mạnh mà không nhận được sự trợ giúp về khuyến nông lâm trong việc trồng cây trên những vùng đất như vậy (Hobley et al. 1998:12).
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, số liệu thống kê chính thức của huyện cho thấy sau ba năm giao đất rừng, số lượng người du canh dường như tăng lên. Sau khi nhận được giấy chứng nhận sử dụng đất, không hộ nào trong xã được điều tra đầu tư vào đất rừng được giao của mình do thiếu vốn. Thay vào đó họ sử dụng để thả cho gia súc ăn cỏ và thu lượm củi đốt. Các hộ tiếp tục dựa vào du canh và thu hoạch các lâm sản ngoài gỗ (Lê Quang Minh 1999:23).
Giao đất rừng không thôi thì sẽ không đủ để giúp người dân nông thôn thoát khỏi cảnh nghèo. Cần phải trồng rừng và đồng thời tạo việc làm, đa dạng hóa cơ cấu kinh tế trong thời gian nông dân miền núi đang chờ đợi thu nhập từ trồng rừng (Đào Thế Anh 1999:111). Giao đất có thể có tác động quan trọng trong việc củng cố và cải thiện đời sống của người dân địa phương chỉ khi những người có ít hoặc hầu như không có tiết kiệm được tiếp cận tín dụng và các hỗ trợ kỹ thuật về sản xuất nông lâm kết hợp (Vũ Long et al 1996:19). Cần tạo ra nhiều hơn nữa những động cơ khuyến khích (ví dụ qua hệ thống chia sẻ lợi nhuận) và mở rộng thị trường cho các sản phẩm rừng. Ông Trần Đức Viên (1999:169) cho là giao đất rừng chỉ có thể có tác động tích cực ở những vùng đã đảm bảo được an toàn lương thực. Nếu điều này quả thực đúng thì chương trình giao đất rừng với các chính sách giảm nghèo khác phải được lồng ghép tốt hơn nữa.
Mặc dù nghiên cứu tổng hợp thông tin về giao đất rừng đưa ra những kết luận không rõ ràng, những thay đổi đầy hứa hẹn về chính sách gần đây sẽ có thể nâng cao tiềm năng giảm nghèo qua việc giao đất rừng. Pháp lệnh mới được thông qua vào năm 2004 sẽ tạo ra nền tảng pháp lý cho lâm nghiệp cộng đồng. Không chỉ có cá nhân và hộ gia đình được giao đất mà còn thôn, xóm cộng đồng cũng sẽ được hưởng quyền lợi
26 | Nội dung nghiên cứu
này. Những thay đổi này cùng với thực hiện Nghị định số 178 về chia sẻ lợi nhuận có thể làm tăng hiệu quả của công tác giảm nghèo dựa vào rừng một cách đáng kể ở Việt Nam. Những vấn đề sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong phần sau.
2. Gỗ
Khai thác và sản xuất gỗ đã đáp ứng mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam ở mức độ nào? Ở đây chúng tôi muốn nói tới những lợi ích đối với người dân nghèo từ khai thác rừng tự nhiên và sản xuất gỗ rừng trồng với quy mô nhỏ. Trong các phần tiếp theo chúng tôi sẽ đề cập tới lợi ích của gỗ đối với lao động công nghiệp, đối với "hiệu quả cấp số nhân cục bộ" và "hiệu quả gián tiếp" từ doanh thu quốc gia.
Khai thác gỗ rừng tự nhiên với quy mô nhỏ
Có thể nói rằng có rất ít thông tin và tài liệu viết về chủ đề này. Các cơ quan chính phủ đã không ghi chép một cách có hệ thống các thu nhập từ khai thác gỗ quy mô nhỏ ở Việt Nam. Đó là bởi vì khai thác gỗ quy mô hộ gia đình được tiến hành như là một "nền kinh tế không chính thức", sản lượng và doanh thu không bao giờ được khai báo. Điều tốt nhất chúng tôi có thể làm được là mô tả một cách thủ công dựa trên những kiến thức chắp vá góp nhặt được. Khi ước đoán về những lợi ích trong tương lai của việc khai thác gỗ quy mô nhỏ chúng tôi cũng sẽ phải dùng phương pháp thủ công trên.
Hàng triệu ha gỗ đã được khai thác trong nửa thế kỷ qua tại Việt Nam. Cũng giống như ở các nước khác, phần lớn những lợi nhuận này là thuộc về ngân khố quốc gia và các nhà thầu khoán tư nhân. Người dân nông thôn nghèo sẽ không được trực tiếp tiếp cận với nguồn gỗ này bởi ba yếu tố sau đây: (1) thiếu vốn cần thiết để mua thiết bị và thuê nhân công đốn chặt và chuyên chở gỗ; (2) thiếu đường đi lại để có thể tiếp cận cây gỗ và chuyên gỗ chở tới thị trường; và (3) việc thi hành luật cấm khai thác gỗ quy mô nhỏ của chính phủ.
Người dân địa phương hầu như không liên quan đến việc khai thác gỗ theo quy mô thương mại. Nhà nước hay các doanh nghiệp khai thác gỗ thường cho rằng các cây gỗ to là tài sản của họ không phải của người dân sống trong hoặc gần rừng. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu, chính phủ Việt Nam đã cấm khai thác gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ với mục đích tích trữ nguyên vật liệu cho chiến tranh. Hầu hết các hoạt động buôn bán hay chế biến sản phẩm rừng trong thời gian này đều bị ngăn chặn. Trong hơn một thế kỷ, vùng núi là nguồn chủ yếu về nguyên liệu thô cho công nghiệp gỗ thương mại. Theo cuốn Lâm nghiệp Việt Nam 1945-2000 (Nguyễn Văn Đẳng 2001:26) nhiều dân tộc thiểu số phải chịu tổn thất nghiêm trọng từ sự ngăn cấm này.
Mặc dù đã có những trở ngại mang tính lịch sử trong khả năng tiếp cận cây gỗ của người dân nghèo như vậy, gần đây có bốn thay đổi lớn tạo cơ hội tốt cho khai thác gỗ quy mô nhỏ. Thứ nhất, thông qua những cải thiện chung về điều kiện kinh tế ở Việt Nam, thiết bị khai thác gỗ quy mô nhỏ như cưa xích đã đến được với người dân ở những tầng lớp thấp hơn trong xã hội nông thôn. Thứ hai, việc xây dựng đường ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh đã (thường là không do chủ định) tạo điều kiện cho việc chuyên chở và tiêu thụ cây gỗ mà trước đây không thể tiếp cận được. Thứ ba, nhu cầu gỗ từ các khu rừng nằm trong các vùng sâu vùng xa đang bùng nổ bởi các khu rừng dễ tiếp cận hơn đã cạn kiệt trữ lượng gỗ. Thứ tư, các đối tượng khai thác gỗ trái phép bên ngoài cần những người cộng tác địa phương và thường ký hợp đồng thuê người dân địa phương khai thác gỗ.
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 27
Xe tải chở gỗ (Ảnh của Christian Cossalter)
Do thất thoát nhanh độ che phủ rừng và nguồn cung cấp gỗ ngày càng trở nên kiệt quệ, chính phủ đã áp dụng một loạt các lệnh cấm khai thác gỗ và xuất khẩu vào năm 1990 (Lang 2001:119). Trước năm 1999, có 412 Lâm trường Quốc doanh có chỉ tiêu khai thác gỗ trên 3,5 triệu ha rừng và hàng năm thu hoạch khoảng 3,5 triệu m3 trong những năm cao điểm (Ngân hàng Thế giới 2002). Chính phủ đã giảm nhanh mức thu hoạch hàng năm xuống khoảng 0,3 triệu m3 vào năm 1998 (MARD 2001a). Bất chấp sự hạn chế quyết liệt về chỉ tiêu hạn ngạch khai thác gỗ, khối lượng gỗ khai thác bất hợp pháp vẫn nằm trong khoảng 0,5 đến 2 triệu m3 một năm (Ngân hàng Thế giới 2002). Việc đóng cửa hầu hết các chỉ tiêu khai thác của Lâm trường Quốc doanh đã làm giảm sút những động cơ khuyến khích công tác quản lý rừng và góp phần tạo ra một tình trạng khai thác gỗ trái phép để đáp ứng phần nào nhu cầu thị trường20.
Không có nguồn thông tin nào cho chúng tôi biết bao nhiêu phần của các hoạt động khai thác gỗ trái phép là ở quy mô nhỏ và mức độ khả năng đóng góp của các hoạt động khai thác gỗ quy mô nhỏ đó vào việc giảm nghèo. Số liệu do Chương trình Phát triển Lâm nghiệp Xã hội thu thập được cho thấy khoảng 30 đến 40 phần trăm hộ trong vùng điều tra ở Rừng Đầu nguồn Sông Đà (Tây Bắc Việt Nam) tham gia khai thác gỗ (SFDP 1994). Con số này phù hợp với những ước tính trong một nghiên cứu khác (ADB 2000:14). Một nghiên cứu cho rằng nói chung ở các vùng sâu vùng xa người dân địa phương thuê nhân công để thu hoạch gỗ, vận chuyển tới ven đường để bán và phần tiền công chi trả cho những nhân công này chiếm một phần đáng kể trong lợi nhuận của họ (Rambo et al. 1998:45-49).
28 | Nội dung nghiên cứu
Rất nhiều nghiên cứu khác nhau đã trình bày những hiểu biết sâu sắc về bản chất của việc khai thác gỗ quy mô nhỏ nằm trong phạm trù khai thác gỗ trái phép. Một nghiên cứu nêu ra rằng người dân khai thác gỗ vì lo rằng nếu không làm vậy thì lâm trường hoặc người ngoài sẽ vào khai thác hết (Cao Thị Lý 2001:34). Người dân bản địa ở Tây Nguyên đôi khi được các đối tương khai thác gỗ chuyên nghiệp từ bên ngoài thuê để nhận định vị trí và cây gỗ thích hợp để khai thác (Huỳnh Thu Ba 1998:67). Một số những người tham gia các hoạt động này phát đạt lên và có thể trở thành những người khai thác gỗ chuyên nghiệp (Huỳnh Thu Ba 1998:70). Tuy nhiên nhiều người khác trong vùng đệm của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pú Mát, mặc dù đã dành nhiều năm làm việc cho các thương nhân gỗ vẫn không thể kiếm đủ vốn để tự buôn bán gỗ (Đào Trọng Hùng 1998:43). Một số nhà nghiên cứu đã bày tỏ sự lo ngại rằng khoảng cách giữa những hộ khá và hộ nghèo có thể ngày càng lớn khi mà các hộ khá bắt đầu thu hoạch gỗ từ đất rừng của họ (Trần Văn Con và Nguyễn Văn Đoàn 2000:23, Sowerwine et al. 1998:85).
Sản xuất gỗ rừng trồng quy mô nhỏ
Các tài liệu tham khảo có rất ít thông tin về việc liệu cơ hội việc làm trong ngành lâm nghiệp có thể là một hướng đi có ý nghĩa trong giảm nghèo ở Việt Nam hay không. Những thông tin dưới đây, bằng cách tâp trung phân tích nhóm nông dân sản xuất gỗ rừng trồng để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy bột giấy và giấy, có thể sẽ rất hữu ích trong việc vẽ ra một bức tranh sơ bộ về các khả năng nói chung trong công tác giảm nghèo.
Chúng tôi chú trọng tới sản xuất gỗ rừng trồng quy mô nhỏ bởi vì đây là một hợp phần chính của Chương trình 5 triệu ha rừng, nhằm mang lại những cải thiện lớn trong đời sống nông thôn Việt Nam. Mục tiêu của Chương trình 5 triệu ha rừng là trồng thêm hai triệu ha rừng sản xuất, một triệu ha các cây trồng khác bao gồm cả vườn cây ăn quả (MARD/DFD 2001:7). Chính phủ đã phê duyệt giao 364.000 ha đất lâm nghiệp ở sáu tỉnh miền núi và trung du phía bắc cho sản xuất giấy (MARD 2001b:45). Một trong những lý do chính trong việc dành thêm đất rừng sản xuất là nhằm hỗ trợ cho công nghiệp giấy đang bùng nổ với 10 phần trăm tăng trưởng hàng năm trong tiêu thụ giấy. Năm 1995, tổng sản lượng giấy là 220.000 tấn và tổng lương giấy tiêu thụ hàng năm dự kiến sẽ đạt tới 1,2 triệu tấn vào năm 2010. Sẽ phải cần khoảng 6 đến 8 triệu m3 gỗ hàng năm từ những diện tích đất rừng trồng mới để đáp ứng nhu cầu này (MARD/DFD 2001:6). Dự kiến rằng việc trông thêm rừng sản xuất sẽ góp phần tạo cơ hội việc làm cho vùng nông thôn và giúp giảm nghèo. Tuy nhiên Chương trình 5 triệu ha rừng không đưa ra chỉ tiêu việc làm sẽ được tạo ra là bao nhiêu (MARD/DFD 2001:7-8). Một đánh giá xác nhận rằng doanh thu từ lao động trồng rừng lớn hơn so với nhân công trong các doanh nghiệp lớn. Nhưng số liệu này chỉ được dựa trên một nghiên cứu trường hợp và do vậy chỉ được xem là sơ bộ và để tham khảo.
Các thành tựu
Một số tài liệu đã ghi nhận nhiều thành tựu tích cực của việc trồng rừng và ngành giấy trong việc cải thiện đời sống (Lưu ý rằng một số thành tựu này đã có trước Chương trình 5 triệu ha rừng). Khoảng 450.000 ha đất rừng đã được trồng thêm trong khuôn khổ của chương trình khôi trồng rừng của PAM (Programme Alimentaire Mondial),
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 29
thực hiện từ năm 1978 đến năm 2000 tại 22 tỉnh ở Việt Nam. Mỗi hộ gia đình nhận được 500 kg gạo cho việc trồng 1 ha rừng21. Những người trồng rừng có cho quyền thu hoạch tất cả các sản phẩm từ rừng trồng và phải trả thuế sử dụng đất (4 phần trăm giá trị tổng sản phẩm thu hoạch). Theo nhận định của các nhà chức trách tỉnh, chương trình này đã tạo thu nhập cho các hộ nhờ việc bán gỗ, và góp phần giảm nghèo (Nguyễn Ngọc Bình 1998:144-154).
Trước đây chỉ có các doanh nghiệp nhà nước được phép cung cấp nguyên liệu thô cho nhà máy giấy Bãi Bằng. Trong giai đoạn 1991-1996, nhà máy bắt đầu ký các hợp đồng cung cấp gỗ với cá nhân và cả các tổ chức nhà nước và tư nhân ở các tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Những người trồng rừng dường như được hưởng lợi từ sự thay đổi theo hướng cơ chế thị trường mở (Vũ Long 1998:80).
Trong một cuộc hội thảo quốc gia về trồng rừng, ban quản lý nhà máy Giấy Vĩnh Phú xác nhận rằng bằng việc tạo công ăn việc làm và cải thiện điều kiện kinh tế xã hội ở các vùng miền núi, trồng rừng để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giấy là cách tốt nhất để giảm nghèo. Theo ban quản lý, bên cạnh gỗ, người dân địa phương còn được phép trồng các cây lương thực ngắn ngày và thu hoạch củi đốt sử dụng trong gia đình. Nhà máy cũng xác nhận rằng ngành sản xuất giấy đã tạo ra việc làm cho hàng trăm nghìn người lao động và làm tăng thu nhập của họ, đời sống của người dân ở vùng núi phía bắc đang ngày càng phát triển (Khổng Trọng Hàm 1998:154)22.
Các vấn đề tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những đánh giá tích cực về ngành công nghiệp giấy trong việc cải thiện đời sống người dân, nhiều tài liệu tham khảo cũng nêu ra các vấn đề tồn tại. Một trong những vấn đề chính là lãi suất thấp đối với người sản xuất và việc thiếu các động cơ khuyến khích người dân tham gia sản xuất gỗ. Chúng tôi xin trình bày vấn đề này dưới đây và đưa ra một số giải thích.
Các tài liệu mà chúng tôi tham khảo đặc biệt chú trọng đến một thực tế là mặc dù nhu cầu về gỗ tiếp tục tăng, giá gỗ từ rừng trồng vẫn còn thấp (ADB 2001). Theo ông Tô Đình Mai và Vũ Hữu Tuynh (2000), mặc dù gỗ rừng trồng góp phần giải quyết sự thiếu hụt củi đốt và đáp ứng nhu cầu về gỗ xây dựng của người dân địa phương trong một chừng mực nhất định nào đó, những người trồng rừng vẫn chưa được kiếm được lãi từ việc bán sản phẩm rừng. Họ cũng kết luận rằng trồng rừng chưa được xem là một công việc kinh doanh có lãi ngay cả với những người có quyền sử dụng đất chính thức và có vốn đầu tư vào trồng rừng. Tuy nhiên có thể đặt một câu hỏi cho kết luận này là tại sao một số nông dân vẫn tự nguyện trồng cây để sản xuất dăm gỗ mặc dù có rất ít hỗ trợ hay khuyến khích của chính phủ. Có thể đây chỉ là vấn đề nảy sinh từ sự khác nhau về vị trí địa lý của các khu vực được nghiên cứu. Tuy nhiên, một điều rõ ràng là hầu hết lãi suất từ rừng trồng đều thu được từ buôn bán và chế biến gỗ. Các xí nghiệp gỗ hay công ty trung gian mua và chuyên chở gỗ, thu phần lợi nhuận quá lớn. Các công ty độc quyền thu mua gỗ thường mua gỗ từ các chủ rừng nhỏ và người sản xuất với giá rất thấp và bán lại với giá cao cho các doanh nghiệp chế biến gỗ (Artemiev 2003:13).
Một vấn đề đã được các nhà nghiên cứu lưu ý là mặc dù có nhiều bên liên quan tham gia trong việc bán, mua và tiếp thị các nguyên liệu thô cho sản xuất giấy, chỉ có các cơ quan lâm nghiệp và doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào trồng rừng (Đỗ Nhuận 1998:73). Lý do giải thích cho việc lãi suất thấp và thiếu động cơ khuyến khích cho
30 | Nội dung nghiên cứu
người trồng rừng quy mô nhỏ có thể được phân loại theo bảy tiêu đề sau: (1) cung quá mức và cầu yếu; (2) quá nhiều khâu trung gian; (3) khai thác gỗ trái phép; (4) thiếu hiểu biết; (5) điều kiện sinh lý bất lợi của cây trồng; (6) các thiếu sót về chính sách; và (7) tính công bằng.
(1) Cung quá mức và cầu yếu
Nhiều nguồn thông tin đã xác nhận rằng việc thừa gỗ cung cấp cho công nghiệp giấy và bột giấy trong khi nhu cầu cho giấy và bột giấy thì yếu là một vấn đề nghiêm trọng. Đó chính là lý giải cho mức giá thấp và sự tồn tại của nhiều vấn đề bất lợi cho các nhà cung cấp nhỏ. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy sau đây vấn đề cung cấp nguyên liệu thô này còn nhiều điều chưa rõ ràng.
Báo cáo năm 2001 của ông Vũ Hữu Tuynh, kết quả chuyến công tác đánh giá ở năm tỉnh miền núi phía bắc, cho thấy rằng, ở các vùng phụ cận nhà máy giấy Bãi Bằng, sản lượng gỗ rừng toàn vùng trồng hàng năm trong độ tuổi thu hoạch đạt 420.000 tấn, tức là thừa khoảng 220.000 tấn. Việc thừa gỗ cung cấp cho ngành giấy đã làm giảm giá nghiêm trọng. Do nhu cầu cấp thiết để đáp ứng chi tiêu trong gia đình, một số người trồng rừng đã bán gỗ dưới mức giá sàn quy định (Vũ Hữu Tuynh 2001:47). Theo số liệu thống kê của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Vũ Long 1998:83), ở một số Lâm trường Quốc doanh số lượng gỗ dự trữ là 30.000 m3 trong khi tại nhà máy giấy có khoảng 50.000 đến 55.000 tấn giấy lưu kho, gấp đôi lượng bình thường. Điều này dẫn đến việc nông dân bị mắc kẹt với các khối lượng gỗ lớn, nhiều cây gỗ đã bị mục nát trước khi được chuyển đến Bãi Bằng. Do nhà máy Bãi Bằng là khách hàng tiêu thụ gỗ duy nhất trong vùng, người nông dân buộc phải giảm giá gỗ của mình. Một phân tích kinh tế cho thấy sau khi khấu trừ chi phí khai thác và chuyên chở, người trồng rừng phải chịu tổn thất về tài chính, đặc biệt những người ở vùng sâu vùng xa (Vũ Long 1998:85).
Trong báo cáo với tiêu đề "Sự lan tràn Bột giấy: Công nghiệp Giấy và Bột Giấy Quốc tế ở Khu vực sông Mê Kông" (The Pulp Invasion: The International Pulp and Paper Industry in the Mekong Region), ông Lang (2002) cho biết 18.000 tấn giấy của Công ty Giấy Quốc gia Việt Nam bị tồn kho bởi mức tiêu thụ thấp. Ông Lang cũng giải thích lý do người nông dân phải bán gỗ với giá như bán củi đốt ở chợ địa phương, thay vì bán cho các nhà máy giấy và bột giấy, là bởi vì họ thiếu điều kiện chuyên chở và vì "giá trị kinh tế thấp của các cây gỗ lâu năm này" (Lang 2002:100 trích dẫn Báo Nhân dân ngày 1 tháng 12 năm 1999). Ông Lang tiếp tục giải thích rằng "Tuy các ví dụ trên không đại diện cho bức tranh toàn cảnh, chúng cũng có thể nói lên một điều là một triệu ha rừng trồng nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy chưa chắc sẽ mang lại lợi nhuận cho công nghiệp giấy và bột giấy hay cho những người nông dân trồng rừng..." Ông cho rằng nếu các vấn đề mà công nghiệp rừng trồng đang phải đối mặt không được giải quyết thì "việc mở rộng và phát triển công nghiệp giấy và bột giấy sẽ có rất ít ý nghĩa" (Lang 2002:100-101). Ông Lang nhận định một số các vấn đề chính, mà công nghiệp rừng trồng của Việt Nam đang phải đối mặt, như sau:
•Sử dụng đất chất lượng kém để trồng rừng trong khi đất tốt hơn được sử dụng trồng các cây có giá trị kinh tế cao hơn hoặc cây lương thực.
•Tốc độ tăng trưởng của cây gỗ ở Việt Nam thấp so với Indonesia hay Malaysia
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 31
•Khan hiếm đất để trồng rừng do mật độ dân số cao
•Sự phân tán của các khoảnh rừng trồng làm tăng chi phí thu hoạch và vận chuyển
•Khí hậu đối với các cây mọc nhanh ở miền bắc không tốt như ở miền nam, song ở miền nam, hầu hết đất thích hợp cho phát triển rừng trồng đã được sử dụng
•Thất thoát lớn lượng gỗ rừng trồng do bị trộm cắp và bị động vật phá hay bị cháy
•Chi phí lao động thấp nhưng hiệu suất cũng thấp trong khi chi phí để trồng và duy trì rừng trồng cao, cũng giống như là ở các nới khác trong khu vực
•Đường giao thông kém, và
•Công suất cảng hạn chế không cho phép tàu chuyên chở dăm gỗ lớn vào.
Một bài báo trong tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam (Vietnam Economic Times)năm 1998 giải thích rằng "Trong tháng 9 năm 1998, Việt Nam có nhiều gỗ hơn công suất các máy chế biến bột giấy trên cả nước có thể tiêu thụ". Bài báo chỉ rõ năng suất trồng rừng quá cao so với công suất chế biến bột giấy. Người cung cấp phải lưu kho gỗ chờ các nhà sản xuất bột giấy mua. Trong khi đó, ngành công nghiệp giấy lại phải nhập bột giấy để giữ cho các nhà máy giấy tiếp tục vận hành do ngành bột giấy sản xuất không đủ. Bài báo chỉ rõ thêm rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang đẩy mạnh trồng cây, sản xuất gỗ và đẩy nhanh công suất của các nhà sản xuất giấy mà không tăng năng suất của ngành sản xuất bột giấy. Bài báo kết luận "Người bị thiệt thòi nhất, như thường lệ, vẫn là người nông dân, những người vừa phải lưu kho vừa phải bán gỗ của mình với giá thấp nhất" (Thời báo kinh tế Việt Nam 1998 được trích dẫn trong Lang 2002:99).
Ngay tại trong khu vực, việc cung cấp quá mức bột giấy và giấy đang là vấn đề trầm trọng. Việt Nam không thể cạnh tranh với sự tràn ngập nguyên liệu và giá cả thấp trong công nghiệp bột giấy và giấy của khu vực, đặc biệt là với Inđônêxia. Việt Nam không nhạy cảm đối với các dấu hiệu thị trường về các sản phẩm gỗ và không để ý tới các dấu hiệu khác gợi ý một định hướng chuyển đổi sang sản xuất các sản phẩm gỗ có giá trị cao và quay vòng dài hạn23.
Song ngoài những đánh giá trên về tình trạng cung quá mức này, vẫn có một số tài liệu báo cáo về sự thiếu nguyên liệu. Trong một báo cáo năm 1996, Lang (1996:3) miêu tả những thiếu hụt trầm trọng trong nguồn cung cấp nguyên liệu thô tại Bãi Bằng và những lý do của sự thiếu hụt này. Ông cho rằng những thiếu hụt gỗ tại Bãi Bằng vào cuối những năm 1990 trở nên trầm trọng hơn do việc mở cửa một nhà máy sản xuất dăm gỗ ở Hải Phòng. Nhà máy này đã trả giá cao cho người cung cấp gỗ hơn nhà máy Bãi Bằng. Sau 18 tháng nhà máy dăm gỗ này đóng cửa vì thiếu nguyên liệu thô (Lang 2002:97). Tờ Thời báo Sài gòn (Saigon Times) đưa tin vào tháng 8 năm 2001, hàng năm công nghiệp giấy thường bị thiếu 189.000 tấn bột giấy và giấy tái chế, và phải dựa vào nguồn bột giấy nhập khẩu để bù lại (Thời Báo Sài Gòn, 29 tháng 8 năm 2001 trích trong Lang 2002:99). Không rõ là các thông tin về thiếu gỗ cho công nghiệp giấy trong bài báo này miêu tả về một địa điểm hay là một sản phẩm cụ thể nào đó hay không. Và cũng không rõ là có phải những chi tiết này được đưa ra vì người viết thiếu thông tin về vấn đề thừa gỗ cho ngành giấy và bột giấy không?
Dưới đây là những chủ điểm khác có liên quan đến nguồn cung cho ngành giấy. Các chương trình khuyến khích trồng một số loài cây có giá trị kinh tế được khởi
32 | Nội dung nghiên cứu
xướng mà không được thử nghiệm trước, người dân thì ít được tham gia hoặc là tư vấn. Đôi khi việc trồng cây được triển khai ngay mà không thăm dò thị trường trước vì vậy dẫn đến cung cấp quá mức mà cầu yếu (Nguyễn Văn Tiêm 1998:90). Tuy rằng năng suất rừng tăng tương ứng với sự gia tăng sản lượng các lâm sản ngoài gỗ (NTFPs), và do vậy tăng lợi tức thu hoạch của người nông dân, trên thực tế các sản phẩm ngoài gỗ ở rừng trồng rất hạn chế và khó có thể mang lại những lợi tức lớn (Sowerwine et al. 1998:73:84).
(2) Quá nhiều khâu trung gian
Có quá nhiều khâu trung gian trong kinh doanh gỗ rừng trồng. Việc mua bán gỗ cũng bị điều khiển bởi các yếu tố độc quyền tại cấp tỉnh hoặc quốc gia. Người dân bị ép phải chấp nhận giá thấp và giảm thu nhập của họ chỉ còn ở mức không đáng kể và kết quả là cho họ không thể tích lũy được số vốn cần thiết để tiếp tục trồng rừng (Ngô Thị Minh Hằng, 1996:2).
(3) Khai thác rừng trái phép
Một thực tế là rừng trồng cung cấp nguyên liệu giấy thường bị khai thác trái phép. Vào những năm 1990, khai thác gỗ trái phép ở các rừng trồng được tiến hành trên quy mô lớn. Hầu hết các khu rừng bị khai thác trái phép là rừng chưa đến thời kỳ thu hoạch (rừng non) (Lê Duy Nguyên 1998:159). Rừng tự nhiên cũng bị khai thác trên quy mô lớn nhằm lấy gỗ phục vụ các nhà máy sản xuất giấy. Trong 10 năm kể từ khi nhà máy giấy Bãi Bằng đi vào họat động, hơn 80.000 ha rừng tự nhiên bị đốn chặt để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy (Lê Thạc Cán et al. 1993).
(4) Thiểu hiểu biết
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nhiều cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng không quen với khái niệm coi trồng rừng là một việc kinh doanh có hiệu quả (Vũ Long 1998: Ngô Thị Minh Hằng 1996:18). Dường như thị trường cho gỗ và các sản phẩm rừng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Người trồng rừng phải chịu tổn thất do thiếu thông tin và kiến thức để có thể tạo doanh thu và lợi nhuận lớn hơn từ các rừng trồng (Lê Duy Nguyên).
Tại một số nơi, người nông dân thiếu những hiểu biết cần thiết để có thể đoán trước được những ảnh hưởng hoặc là hậu quả của việc trồng rừng. Nhiều hộ gia đình, chỉ sau khi ký hợp đồng trồng rừng, mới được biết rằng các loài cây trồng được đưa vào có thể che hết ánh nắng mặt trời cho các cây lương thực của họ. Và kết quả là họ để những cây giống này chết và do vậy họ không nhận được thu nhập gì từ việc trông rừng. Các hộ khác thì tiếp tục trồng các loài cây này và phát quang đất rừng khác để trồng cây lương thực (Trần Hữu Nghị et al. 1999:12).
(5) Điều kiện sinh lý tự nhiên của cây trồng bất lợi cho người nông dân
Một trong những điểm đặc trưng bất lợi của cây gỗ cho người nghèo là người trồng rừng phải đợi trong nhiều năm mới có thể thu lãi trên khoản đầu tư của mình: những người nghèo hơn thì càng có ít khả năng chờ đợi hơn. Một điều được nhận thấy rằng tiền lãi từ cây gỗ không thể so sánh với nhiều loại cây trồng ngắn hạn khác–thậm chí còn ít hơn cả tre nứa. Các hộ sản xuất nhỏ tại Viêt Nam, đặc biệt là các hộ chưa bảo đảm được an toàn lương thực, nếu không nhận được một khoản thù lao nào đó sẽ hầu như không quan tâm đến việc sản xuất và bảo vệ rừng (ADB 2001:61).
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 33
Một số loài cây qúy hiếm chỉ có thể thu hoạch sau 70 năm trồng và chăm sóc. Hiện nay, người trồng rừng được chi trả để trồng các loài cây này nhưng không có quyền thu hoạch giá trị của các loài cây bản địa. Trong điều kiện tiền lãi thấp và thời gian chờ đợi quá dài , một số nhà nghiên cứu khuyến nghị rằng nên thay đổi chính sách nhằm cho phép người dân được thu hoạch phần giá trị lớn hơn từ các loài cây này (Vũ Hữu Tuynh 2001:36; Tô Đình Mai 2001:44).
Các điều kiện sinh lý học không thuận lợi khác có liên quan đến sự lựa chọn các loài cây trồng và sức chịu đựng của các loài này. Một số người trồng rừng đã xác nhận rằng trồng bạch đàn trong hệ thống nông lâm kết hợp làm giảm độ màu mỡ của đất, giảm mực nước và làm tăng sâu bệnh (Sowerwine et al. 1998:87). Đánh giá các chương trình trồng rừng cho thấy tỷ lệ sống sót của các loài cây bản địa thấp do chất lượng kém của một số loại đất, do gia súc thả rông không kiểm soát được và do thiếu sự chăm sóc cần thiết của người trồng rừng (Vũ Hữu Tuynh 2001:14). Trên lý thuyết, chính phủ cung cấp cây giống và trợ giúp kỹ thuật trong suốt quá trình trồng cây. Người nông dân chịu trách nhiệm chăm sóc cây và nếu cây chết, họ sẽ phải trả chi phí cho cây giống. Nông dân thường phàn nàn về chất lượng cây giống được cung cấp. Ngoài ra, việc tự sản xuất hạt và cây giống để tăng thu nhập được cho là không có tương lai ngoại trừ trường hợp một số cây thuốc có giá trị cao (FSIV 2002:24).
(6) Các vấn đề chính sách
Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu cho thấy người dân không thu được các khoản tiền đáng kể từ rừng trồng là do việc chia sẻ lợi nhuận và trách nhiệm đối với gỗ được bán ra không rõ ràng và tỷ lệ cây sống thấp (Vũ Hữu Tuynh 2001:45, Fortech 1998:3). Ở Việt Nam, việc xác định ai là "chủ rừng thực sự" và những lợi ích gắn với nó vẫn đang là chủ đề của các cuộc thảo luận ở cấp quốc gia. Các chủ đề cần được xem xét bao gồm quyền quyết định của chủ rừng về các vấn đề sản xuất, khai thác, chuyển chở và lưu thông cũng như tiêu thụ các sản phẩm rừng. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiều hộ gia đình không muốn đầu tư vào đất rừng vì những khoảnh đất này có thể bị nhà nước thu hồi lại để trồng rừng (Nguyễn Ngọc Lung 2001:49).
Một số báo cáo chỉ trích phương pháp của những người lập chính sách và lên kế hoạch cho ngành lâm nghiệp. Mặc dù công tác trồng rừng đòi hỏi một thời gian lập quy hoạch dài hơn nhiều so với trong nông nghiệp, thế mà việc lập kế hoạch cho ngành lâm nghiệp thường được thực hiện theo kiểu giống như trong nông nghiệp (Freiderichsen và Heidhues 2000, Lê Văn Viện 2000:12-13).
Chương trình 5 triệu ha rừng cho rằng "đất trống" thường thích hợp để trồng rừng nhưng trên thực tế thì điều này chưa chắc đã đúng. Ví dụ ở Vùng ven biển Trung bộ, khoảng 1,16 triệu ha đất được phân loại là đất trống, nhưng trong số đó chỉ có 180.000 ha có thể dùng được và phù hợp để trồng rừng tập trung (Jaako Poyry 2001:xi).
(7) Các vấn đề về tính công bằng
Trên thực tế, cơ hội tạo thu nhập từ lâm nghiệp bị hạn chế và chỉ mang tính bổ sung cho thu nhập từ nông nghiệp. Có một bằng chứng rõ ràng là các hộ giàu thường chiếm ưu thế trong trồng cây rừng (Lương Văn tiến 1998:181).
Thu nhập của người nông dân từ rừng trồng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giấy phụ thuộc nhiều vào tỷ giá mua gỗ, mà tỷ giá này được nhà máy giấy cố định. Giá bán gỗ được điều chỉnh để chỉ chiếm 67 đến 81 phần trăm giá mua tại nhà máy giấy. Người trồng rừng chỉ kiếm được 50 đến 55 phần trăm giá cố định. Tỷ giá cố định này
34 | Nội dung nghiên cứu
tạo nhiều điểm bất lợi cho những người trồng rừng ở vùng sâu vùng xa do họ phải trả giá chuyên chở cao hơn. Thu nhập từ trồng bạch đàn chỉ thấp bằng thu nhập từ sản xuất du canh trên những vùng đất đồi kém màu mỡ (Vũ Long 1998:14).
Những nỗ lực của Chính phủ nhằm tăng cường sản xuất gỗ rừng trồng quy mô nhỏ
Để tăng cường cộng tác với nông dân trong công tác quản lý rừng, chính phủ đã khuyến khích sự tham gia của dân và đã cung cấp nhiều loại cây trồng hơn. Mặc dù còn nhiều hạn chế về nguồn hạt giống cây rừng, chính phủ đã dành nhiều nỗ lực hơn nữa nhằm cung cấp cây giống của các loài cây bản địa cho người dân. Có thể thấy rõ rằng mặc dù những hỗ trợ cho người dân trong thời gian bắt đầu trồng rừng là rất cần thiết, các vấn đề khác cũng cần được quan tâm thích đáng như lựa chọn loài cây, tạo các khoản thu ngắn hạn cho nông dân và lồng ghép quản lý các khu đất trống vào các chiến lược đời sống và nông nghiệp lớn hơn (O'Reilly 2000).
Hứớng đi cho các nghiên cứu trong tương lai
Mặc dù nhu cầu cho gỗ và các tiềm năng to lớn về lợi ích kinh tế từ rừng đang tăng, người dân nghèo có vẻ chưa sẵn sàng tham gia trồng rừng. Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm hiểu thêm về tình thế khó khăn này. Nhiều báo cáo trình bày những thông tin về các cây ngắn ngày và cây lâu năm (có bao gồm danh sách các loài cây trồng), nhưng chỉ có một số báo cáo cung cấp những thông tin đáng tin cậy về đời sống và hệ thống canh tác của người dân. Cải thiện công tác phát triển lâm nghiệp và bảo tồn rõ ràng sẽ đòi hỏi những phương pháp nghiên cứu đa ngành. Song nhiều cơ quan lâm nghiệp của nhà nước còn thiếu trầm trọng lực lượng các nhà khoa học xã hội được đào tạo phù hợp (Nguyễn Văn Sở 2001:2).
3. Các lâm sản ngoài gỗ (NTFPs)
Các lâm sản ngoài gỗ rất quan trọng đối với sinh kế của người dân ở các vùng núi và vùng sâu vùng xa ở Việt Nam. Những người dân sống gần hoặc trong các khu vực rừng tự nhiên sử dụng củi đốt và các loại lâm sản ngoài gỗ khác làm lương thực, thức ăn nuôi súc vật, dược liệu, vật liệu xây dựng và các đồ tiêu dùng khác. Một số các lâm sản ngoài gỗ được bán để bổ sung thu nhập bằng tiền của hộ gia đình hoặc được trao đổi lấy các mặt hàng thiết yếu khác như gạo. Ước tính rằng 24 triệu người (khoảng một phần ba tổng dân số) sống trong hoặc gần rừng, và gần tám triệu người dân tộc thiểu số thu lượm các sản phẩm từ rừng, săn bắn và đánh cá (Poffenberger et al. 1998.9).
Các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường sống dựa vào các lâm sản ngoài gỗ (ADB et al. 2003:67). Do vậy họ là chuyên gia về một số sản phẩm rừng ngoài gỗ, những sản phẩm đặc biệt của vùng sinh thái mà họ đang sống. Ví dụ người Dao thu lượm các loài cây thuốc, quế, và sơn ta, người Hmông thì thu hoạch mây tre chất lượng cao, còn người Khmer ở phía Nam triết xuất dầu thơm từ các rừng tràm và các loại sản phẩm có giá trị cao khác từ rừng ngập mặn (Poffenberger et al. 1998:12-15).
Mặc dù các lâm sản ngoài gỗ rõ ràng là có tầm quan trọng lớn trong đời sống của hàng triệu người dân Việt Nam, đến nay vẫn chưa có những thông tin định lượng
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 35
cấp quốc gia đánh giá về sự đóng góp của các sản rừng ngoài gỗ vào thu nhập hộ gia đình. Cũng chưa có bất cứ đánh giá đáng tin cậy nào về vai trò lưới an toàn của các sản phẩm từ rừng này, hay là về tiềm năng của chúng trong việc giúp người dân thoát nghèo một cách bền vững. Tuy nhiên, một số (chủ yếu là nghiên cứu trường hợp) kết quả nghiên cứu có thể giúp chúng ta lắp ráp một bức tranh về vai trò của các lâm sản ngoài gỗ trong đời sống của người nghèo ở nông thôn. Trong phần này chúng tôi tóm tắt các thông tin liên quan đến chủ đề này theo bốn lĩnh vực : (1) Đóng góp vào thu nhập hộ gia đình; (2) các vấn đề liên quan đến cầu và cung; (3) thông tin về một số mặt hàng chính, và (4) những triển vọng trong tương lai.
1. Sự đóng góp trong thu nhập hộ gia đinh
Raintree et al. (1999:5) ước tính ở Xã Khang Ninh khoảng 15 phần trăm trong tổng thu nhập hộ gia đình là từ các lâm sản ngoài gỗ. Một nghiên cứu trường hợp ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình của Phan Thị Xuân Mai et al. (1999:168) ước tính rằng các lâm sản ngoài gỗ chiếm 24 phần trăm trong tổng thu nhập hộ gia đình. Tuy nhiên, có thể thu nhập từ các lâm sản ngoài gỗ không được khai báo hết đặc biệt là ở các vùng mà người dân chủ yếu dựa vào khai thác trái phép các sản phẩm rừng. Trong giai đoạn 1989 đến 1995, giá trị xuất khẩu các lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam là 40 triệu đô la (Rosenthal 1998 trích dẫn từ Howard 1998:251).
Phụ nữ bán sản phẩm rừng và các hàng hoá khác trong chợ (Ảnh của Christian Cossalter)
Các lâm sản ngoài gỗ có chức năng quan trọng như là một lưới an toàn thông qua tiêu thụ trực tiếp và thông qua việc mua bán (Trần Văn Bang 1999:34, MRDP2000:42-50). Tuy có mang lại một số lợi ích nhất định, lâm sản ngoài gỗ không phải là một hướng thoát nghèo. Ví dụ một nghiên cứu ở Huế và Quảng Nam cho thấy một
36 | Nội dung nghiên cứu
số người dân nghèo bị rơi vào vòng nợ nần luẩn quẩn và buộc phải tiếp tục săn bắn trái phép hoặc khai thác các lâm sản ngoài gỗ khác (Nguyễn Quốc Dựng và Vương Duy Quang 1999:34-38).
2. Cầu và cung
Trong hoàn cảnh lượng gỗ khai thác suy giảm do sự cạn kiệt trữ lượng của các rừng già và cũng do những lệnh cấm của chính phủ về khai thác gỗ, gần đây một số người đã chuyển hướng quan tâm nhiều tới các lâm sản ngoài gỗ (FSIV 2002:5). Rất nhiều yếu tố đã thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu đối với các lâm sản ngoài gỗ ở các vùng sâu vùng xa của Việt Nam. Thứ nhất, ở các vùng núi phía bắc, nhu cầu buôn bán qua biên giới với Trung quốc ngày càng cao và hình thức buôn bán qua biên giới này được phát triển sau những căng thẳng ở biên giới vào cuối những năm 1970. Ví dụ, giá rùa (ba ba) thị trường tăng sáu lần sau khi các hoạt động buôn bán trao đổi với Trung Quốc bắt đầu trở lại (Rambo 1997:40-45). Giá một túi mật gấu tương đương với thu nhập một năm của một hộ gia đình ở vùng cao (Jamieson et al. 1998:7). Thứ hai, giá thuốc tây tăng làm cho nhiều người dân Việt Nam chuyển sang dùng thuốc nam và làm tăng nhu cầu cho dược liệu từ rừng (Phạm Chí Thanh et al. 1999: 62-70).
Rõ ràng là nhu cầu đối với nhiều loại lâm sản ngoài gỗ gia tăng sẽ làm tăng thu nhập cho những người thu lượm và bán các sản phẩm này. Tuy điều này có thể đúng trong một số trường hợp, vẫn có những yếu tố làm suy yếu tiềm năng tạo thu nhập của các lâm sản ngoài gỗ trong tương lai. Vấn đề đó là nhu cầu cao dẫn đến khai thác quá mức và nguồn cung sẽ bị hạn chế. Đã có những tài liệu dẫn chứng về vấn đề thiếu hụt củi đốt ở các vùng miền núi phía bắc và ở vùng ven biển miền trung (McElwee 2001:8-9).Có thể thấy rằng buôn bán các động vật hoang dã đã đưa lại những lợi nhuận kinh tế cao (Hoàng Văn Lâm 2000:12). Một nghiên cứu trường hợp ở Khu Bảo tồn Tự nhiên Phong Điền đã phát hiện ra rằng các nguồn thu nhập của người dân từ việc bán hoặc sử dụng sản phẩm từ rừng đã hoàn toàn chấm dứt (WWF 2000:14). Các nghiên cứu trường hợp khác được thực hiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng phát hiện sự suy giảm của một số lâm sản ngoài gỗ và thu nhập từ nguồn này (Lê Trọng Trải et al. 2002:7). Một số nghiên cứu xác nhận rằng buôn bán trái phép trên quy mô lớn với Trung Quốc gây ra mối đe dọa nghiêm trọng tới môi trường (WWF 2000:3; Blazeby et al 1999:7). Một vấn đề khác là cuộc cạnh tranh giữa các lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao thường là cuộc chơi của những đối tượng có thế lực, giàu có không có sự tham gia của người nghèo. Ví dụ Chương trình Phát triển Lâm nghiệp Xã hội cho rằng tiềm năng tạo thu nhập từ các dược liệu từ rừng rất hạn chế bởi kiến thức về cây thuốc bị độc quyền bởi một số người và họ không muốn chia sẻ kiến thức của mình (Biện Quang Tú 2000).
3. Các mặt hàng quan trọng
Củi đốt, măng (tre) và các thực phẩm khác từ rừng, mây, động vật hoang dã và cây thuốc được xem là các mặt hàng chính trong số các lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam. Các mặt hàng này cũng như một số các lâm sản ngoài gỗ khác đóng vai trò quan trọng trong đời sống của các hộ gia đình nông thôn, đặc biệt đối với 8,5 triệu người dân tộc thiểu số sống ở miền núi (FSIV 2002a:1).
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 37
Củi đốt là lâm sản ngoài gỗ quan trọng nhất về mặt kinh tế, trung bình chiếm khoảng hai phần ba tổng thu nhập từ các lâm sản ngoài gỗ của hộ gia đình (Raintree et al. 1999:6). Nông thôn Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào củi đốt để nấu ăn và sưởi ấm. Một nghiên cứu năm 1992 của FAO cho thấy rằng nguyên liệu sinh học chiếm khoảng 60-70 phần trăm tổng tiêu thụ năng lượng cơ bản ở Việt Nam và củi đốt chiếm 30 đến 40 phần trăm trong tổng số này (McElwee 2001:7).
Măng tre là nguồn thu nhập cơ bản và là lương thực bổ sung ở các vùng đói lương thực ở miền núi phía bắc. Nguồn lương thực này đặc biệt quan trọng, giúp bù đắp những thâm hụt khẩu phần ăn trong suốt thời kỳ giáp hạt (Trần Đức Viên 1997). Các loại rau rừng là thực đơn hàng ngày của người dân sống gần rừng. Mặc dù các loại rau khác có thể trồng trong vườn nhà, một số nông dân nhận xét rằng họ có thể sống thiếu thịt thú rừng nhưng không thể thiếu rau rừng (Nguyễn Thị Cách 1999:209).
Đã từ lâu cây thuốc đã trở thành một phần của hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như là của nền kinh tế của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Ví dụ như là dân tộc Dao chuyên thu lượm, chế biến và kê đơn thuốc, hầu như toàn bộ có nguồn gốc từ rừng. Những thầy lang người Dao ở thôn Yên Sơn (tỉnh Vĩnh Phú) sử dụng hơn 200 loài thảo mộc, cây bụi và cây rừng. Gần 80 phần trăm hộ gia đình ở trong làng này làm nghề chữa bệnh theo y học cổ truyền . Một thầy lang hàng năm kiếm được 270 đến 450 đô la (Sowerwine et al. 1998:80). Mở cửa kinh tế thị trường và khả năng tiếp cận thị trường tăng đã làm sôi nổi hơn các hoạt động y học cổ truyền ở một số nơi. Một số dân tộc thiểu số mở rộng công việc chữa bệnh truyền thống của mình bằng cách thuần hóa các loài cây thuốc về trồng trong vườn của mình, chế biến, kê đơn và đi xa để khám chữa bệnh.
4. Những triển vọng trong tương lai
Có nhiều ý kiến rất khác nhau về tiềm năng của các lâm sản ngoài gỗ trong việc hỗ trợ sinh kế nông thôn ở Việt Nam trong tương lai. Một số nguồn thông tin thì cho rằng vẫn còn nhiều tiềm năng cho sinh kế bền vững thông qua việc phát triển các lâm sản ngoài gỗ một cách hệ thống (Phạm Chí Thanh et al, 1999:67; FSIV 2002:5-51). Tuy nhiên Chương trình Phát triển Lâm nghiệp Xã hội nhận định rằng tiềm năng tạo thu nhập từ các lâm sản ngoài gỗ đã được các nhà nghiên cứu đánh giá quá cao (Lecup và Biện Quang Tú: 2000). Jamieson và đồng nghiệp của ông tranh luận rằng săn bắn, thu lượm và bắt cá cung cấp những nguồn dinh dưỡng bổ sung quan trọng tuy nhiên các nguồn này không còn đủ để đáp ứng các nhu cầu ngày càng lớn do việc gia tăng dân số (Jamieson et al. 1998). Các nhà nghiên cứu khác khẳng định rằng tầm quan trọng của các lâm sản ngoài gỗ trong việc tạo thu nhập đang bị giảm sút do sự cạn kiệt của các nguồn này, hoặc là do luật bảo vệ rừng ngày càng nghiêm (Hoàng Thế Khang 2000:34; Phan Thu Huyền 1998:23-30, Nguyễn Quang Đức et al. 1996:34). Theo Rambo (1997:44), ở hầu hết các vùng miền núi phía bắc, nơi mà một thời đã rất giàu động vật hoang dã nhưng nay đã bị tàn sát bởi săn bắn quá mức và phá hủy môi trường sống, nguồn kinh tế đáng kể này sẽ không còn tồn tại lâu hơn nữa. Những nhận xét khác nhau của các chuyên gia và nhà nghiên cứu về tiềm năng của các lâm sản ngoài gỗ trong việc hỗ trợ sinh kế cho người dân, đã nhấn mạnh sự cần thiết có thêm những nghiên cứu trong tương lai.
38 | Nội dung nghiên cứu
4. Chi trả cho các dịch vụ môi trường
Rõ ràng là những khoản chi trả cho các dịch vụ môi trường có những đóng góp nhất định tới đời sống nông thôn ở Việt Nam, nhưng quy mô và mục đích của những đóng góp này chưa được nghiên cứu và hầu như không được biết đến. Do vậy bản báo cáo này không thể bàn đến một chủ đề quan trọng có liên quan tới những lợi ích trực tiếp của các dịch vụ môi trường dành cho những người dân sống gần rừng ở Việt Nam. Trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập tới các khoản chi trả cho các dịch vụ môi trường và lợi ích của các chương trình này đối với người dân nông thôn. Chúng tôi tổng hợp một số dẫn chứng từ hai chương trình: (1) Khoán Bảo vệ Rừng (Forest Protection Contracts (FPCs); và (2) Dự án lồng ghép Phát triển và Bảo tồn (ICDPs). Chúng tôi không đề cập đến du lịch sinh thái và các dự án thu hồi khí CO2 bởi những dự án này mới chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị ở Việt Nam.
Khoán Bảo vệ Rừng
Thông tin cơ bản
Chi trả cho các dịch vụ môi trường từ rừng được bắt đầu tiến hành trong khuôn khổ của Chương trình 327 (bắt đầu năm 1992), rồi Chương trình 556 (năm 1995) và sau đó là Qũy 661 trong Chương trình 5 triệu ha rừng (năm 1998 đến nay) (Xem hộp 1). Trong phạm vi ba chương trình này, thông qua Khoán Bảo vệ Rừng, người dân nông thôn được trả một khoản tiền mặt như là một khuyến khích tham gia để trồng và bảo vệ rừng. Khoán Bảo vệ Rừng trả cho bên nhận khoán 50.000 đồng trên một ha một năm (chỉ hơn 3 đô la theo tỷ giá trao đổi hiện hành) cho việc bảo vệ diện tích rừng được giao và kích thích tái sinh tự nhiên. Những người tham gia Khoán Bảo vệ Rừng được trả tiền để trồng, bảo vệ và phục hồi rừng trên các loại đất rừng khác nhau bao gồm đất đã có rừng, đất chưa có rừng và đất đã có quy hoạch để trồng và phục hồi rừng. Những loại đất này có thể làm rừng đặc dụng, rừng bảo về đầu nguồn và rừng bảo vệ ngập mặn. Những người nhận khoán được phép thu lượm các lâm sản ngoài gỗ và các sản phẩm rừng khác trong một mức độ nào đó. Các hộ, nhóm hộ gia đình và dân tộc thiểu số sống trong hoặc gần rừng là những đối tượng chủ yếu tham gia khoán bảo vệ rừng (MARD/DFD 2001:21).
Trên nguyên tắc, chính phủ khuyến khích những nhóm người nghèo nhất trong các cộng đồng người sống dựa vào rừng tham gia. Khoán Bảo vệ Rừng trở thành một trong những hình thức tham gia phổ biến nhất của người dân địa phương vào bảo vệ rừng ở Việt Nam. Hiện nay chương trình này bao gồm khoảng 1,6 triệu ha rừng với 270.000 hộ tham gia (MARD 2001b:66).
Một trong các ích lợi trong việc trả tiền cho người dân để bảo vệ rừng (so với việc trả tiền cho họ để trồng cây) là tỷ lệ nội hoàn tương đối cao. Tất nhiên điều này còn tùy thuộc vào tình trạng ban đầu của các khoảnh đất rừng được giao, hệ thống chia sẻ lợi nhuận và vào việc người nông dân tham gia có nhận được các khoản thù lao cho việc cung cấp các dịch vụ này hay không. Các chuyên gia tin rằng tái sinh rừng tự nhiên do tốn kém ít hơn, là một cách giảm thiểu rủi ro (Apel 1997:7; Phạm Văn Việt 1998:5).
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 39
Hộp 1. Ba chương trình liên quan đến giao Khoán Bảo vệ Rừng
Năm 1992, chính phủ bắt đầu Chương trình 327 nhằm mục đích "phủ xanh đất trống đồi trọc". Mục tiêu đầu tiên của chương trình là khuyến khích trồng và bảo vệ rừng, cải tạo sử dụng đất, tăng mức sống và hỗ trợ chương trình định canh định cư. Mỗi hộ trong vùng dự án được giao một diện tích đất nhất định để trồng rừng, bảo vệ, làm giàu trữ lượng rừng. Ở những nơi phù hợp, đất cũng được giao để chăn thả súc vật ăn cỏ và sản xuất cây lương thực hoặc các loại cây có giá trị kinh tế.
Năm 1995, Chương trình 556 được ban hành nhằm định hướng lại các hoạt động của Chương trình 327. Các hỗ trợ của chương trình này chủ yếu dành cho rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thông qua các họat động trồng rừng và nông lâm kết hợp, do người dân thực hiện. Chương trình 556 không tiếp tục hỗ trợ trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, các cây trồng xung quanh nhà và ruộng, và công tác tái định cư, trừ những nơi có rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Quyết định thay đổi mục tiêu của Chương trình 327 nhằm tập trung hỗ trợ cho các vùng phòng hộ và tăng sự tham gia của người dân là những thay đổi chính của chương trình 556. Quyết định này cũng hạn chế đầu tư của chính phủ vào những nơi có nhiều lợi ích đến từ ngoài vùng và có thể huy động đầu tư của nông dân.
Năm 1998, Chương trình 661 được tiến hành với mục đích tăng diện tích "rừng" trong nước lên lên 14,3 triệu ha vào năm 2010. Một nguồn tin cho rằng hầu hết những thay đổi cơ bản ở địa phương do chương trình 661 mang lại dường như chỉ là sự tiếp tục của Chương trình 327 (ADB 2001:24-26), nhưng đó cũng có thể là một số thay đổi quan trọng. Các hoạt động của Chương trình 661 có quy mô rộng hơn các hoạt động trong Chương trình 327 (bao gồm trồng rừng, trồng cây, bảo vệ rừng đầu nguồn) và chú trọng trồng rừng hơn là trồng rừng mới.
Những thành công
Một số nhà nghiên cứu đã theo dõi ở một số địa điểm cụ thể và đi đến kết luận rằng Khoán Bảo vệ Rừng đối với các rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đã góp phần giảm nghèo nhờ có phí quản lý bảo về rừng (Nguyễn Văn Thắng 2001:34; Đặng Thị Huệ 2000:13). Một nghiên cứu của Qũy Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) ở các tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam xác nhận rằng Khoán Bảo vệ Rừng ở một số vùng rõ ràng có tác động tích cực đến tình trạng rừng và nền kinh tế địa phương (Nguyễn Quốc Dũng 2002:67). Ngô Thị Phương Anh và các đồng nghiệp nhận thấy một tỷ lệ tương đối cao trong thu nhập hàng năm của dân tộc thiểu số Cờ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế là từ phí quản lý bảo vệ rừng. Người Cờ Tu ở địa phương được phép thu hoạch một số loại lâm sản ngoài gỗ nhất định từ rừng và mỗi năm toàn xã kiếm được khoảng 10 triệu đồng từ hoạt động này. Thu nhập từ tất cả các hoạt động liên quan đến rừng chiếm khoảng 24% trong tổng thu nhập hộ gia đình (Ngô Thị Phương Anh et al. 1999:148). Chính phủ cho rằng khoản tiền thu được này đủ để khuyến khích nhiều người hơn nữa tham gia bảo vệ và quản lý rừng. Trong đánh giá gần đây về đổi mới tổ chức và quản lý của các Lâm trường Quốc doanh ở tỉnh Quảng Ngãi, Vũ Hữu Tuynh nhận thấy rằng các hộ tham gia Khoán Bảo vệ Rừng mỗi năm nhận được 1,5 đến 2 triệu đồng mỗi hộ, tương đương với 1 đến 1,6 tấn gạo, khoản thu nhập này giúp cho họ bảo đảm an toàn lương thực và hạn chế du canh. Tuy nhiên, ông kết luận rằng, do số
40 | Nội dung nghiên cứu
hộ tham gia bảo vệ và quản lý rừng vẫn còn ít, Khoán Bảo vệ Rừng chưa có tác động đáng kể trong công tác giảm nghèo ở toàn tỉnh (Vũ Hữu Tuynh 2002:23).
Các vấn đề tồn tại
Bên cạnh những thành quả tương đối tích cực này, Chương trình 327 bị nhiều tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu trong nước và thậm chí của chính một số cán bộ nhà nước phê bình. Họ cho các vấn đề tồn lại bao gồm việc chương trình chưa đạt được các mục tiêu đề ra, việc sử dụng mô hình áp đặt từ trên xuống, việc khuyến khích trồng cây trên đất dành để dùng cho bảo đảm an toàn lương thực địa phương, và tỷ lệ tham gia của người dân thấp (Sikor 1998:25). Fortech (1998: 15-16) giải thích rằng:
Chính phủ cho rằng diện tích đất trong khuôn khổ của Dự án 327 là rất dồi dào, và chủ yếu là đất trống và cằn cỗi. Dân địa phương thì lại nghĩ khác. Họ nghĩ rằng đất đai rất khan hiếm. Các hộ ở liền kề với các vùng đất trống đồi trọc chiếm giữ quyền sử dụng trên diện tích đất trống này. Họ cố gắng khai thác hết khả năng của đất để trồng cây lương thực. Nếu không thể trồng cây lương thực được thì họ sẽ thử trồng cây có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, chè hay cây ăn quả. Nếu những cây này cũng không trồng được thì đất sẽ được sử dụng làm bãi cỏ chăn thả trâu bò để tăng thu nhập hàng năm. Nói chung trồng rừng là sự lựa chọn cuối cùng của người dân vì để có thu nhập tư trồng cây rừng thì họ phải đợi trong một thời gian dài...
Bình luận chỉ trích về việc thực hiện Khoán Bảo vệ Rừng có thể nhóm thành 6 chủ đề: (1) quyền kiểm soát của chính phủ và những hạn chế trong việc sử dụng rừng;
(2) lợi ích không thỏa đáng cho những người tham gia và sự ỷ lại vào chính phủ; (3) thiếu ngân sách; (4) tham nhũng và thực thi kém; (5) sự thiếu rõ ràng và phức tạp của chương trình; và (6) sự thiếu công bằng.
(1) Quyền kiểm soát và những giới hạn của chính phủ về việc sử dụng rừng
Ở một số tỉnh miền núi, những quy định quá khắc khe về khai thác nguồn rừng (như chỉ được trồng rừng hoặc không được thu hoạch để phục vụ đời sống) đã làm hợp đồng giao đất rừng mất ý nghĩa và dẫn đến sự thất bại của chương trình (Vũ Hữu Tuynh 2001:34). Ở tỉnh Phú Thọ, khai thác mây tre trong vườn rừng (nay được xem là rừng tự nhiên) cũng không được cho phép. Ở nhiều nơi, các hộ bị không được khai thác gỗ trong các vườn rừng được giao, mặc dù rừng này đã tái sinh lại thành rừng gỗ có giá trị (Vũ Hữu Tuynh 2001:77; Trần Ngọc Thanh 2000b:20). Ngoài ra, các thủ tục liên quan đến việc khai thác và sử dụng các sản phẩm rừng quá phức tạp và dài dòng. Một số nhà chuyên gia về lâm sản ngoài gỗ cho rằng các quy định khắt khe về việc khai thác các sản phẩm gỗ và sản phẩm ngoài gỗ là không cần thiết (Vũ Hữu Tuynh 2001:45).
(2) Lợi ích không thỏa đáng cho những người tham gia và sự ỷ lại vào chính phủ
Tài liệu miêu tả những nỗ lực phủ xanh vùng ven biển cho thấy chương trình này không thành công lắm trong việc tạo thu nhập bền vững cho các hộ gia đình. Chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng thừa nhận rằng chính sách của bộ trong khoán bảo vệ rừng "không khích lệ người được giao khoán tham gia bảo vệ rừng một
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 41
Vườn ươm các cây bản địa (Ảnh của Christian Cossalter)
cách hiệu quả... số tiền 50.000 đồng thu nhập từ phí quản lý bảo vệ một ha rừng trong một năm cho một hộ gia đình không đủ để họ từ bỏ việc khai thác trái phép các tài nguyên rừng (do có lợi nhuận rất cao)" (MARD/DFD 2001:36)24. Nhiều hộ gia đình ngư dân từ chối tham gia chương trình vì họ cho rằng khoản đền bù của chính phủ cho thời gian và công sức của họ là không thích đáng (Phan Thị Anh Đào và Phan Nguyên Hồng 1997:15). Một câu hỏi khác được đặt ra là trong tương lai ai sẽ là những người được hưởng lợi từ rừng trồng. Theo quy định hiện hành, 60% doanh thu sẽ thuộc về nhà nước và 40 phần trăm thuộc về hộ gia đình. Dựa trên những điều khoản quy định của Chương trình 556 được bắt đầu năm 1995, người nông dân được trồng cây với tỷ lệ 40% cây bản địa và 60% các loài cây khác (bao gồm cây công nghiệp và cây ăn quả) trong rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Tất cả các cây bản địa sẽ là tài sản của nhà nước, người nông dân được nhận hai phần ba giá trị các sản phẩm từ các cây trồng khác, hoa, quả, và tất cả các sản phẩm trồng xen dưới tán rừng. Người nông dân được hưởng lợi theo nhiều kiểu khác nhau từ Khoán Bảo vệ Rừng, không chỉ bởi chất lượng đất được giao khác nhau mà còn bởi các tỉnh hiểu và thực thi luật lâm nghiệp theo các cách rất khác nhau. Nói chung, do những khoản chi trả thấp, một số cộng đồng không quan tâm đến việc duy trì những khu đất đã được trồng (ADB 2001:15). Theo Carew-Reid et al. (1999:82).
Trồng rừng, ngay cả khi thành công, có thể mang lại một số thu nhập nhưng không thể sánh được với những khoản thu ngắn hạn từ đất nông nghiệp. Trên thực tế ở một số vùng, vấn đề có quá nhiều gỗ từ rừng trồng, ví dụ gỗ bạch đàn là nguyên nhân làm giảm giá thị trường đến mức người dân phải chịu thua lỗ, thay vì thu được những lợi nhuận như dự kiến và tính toán trong các phân tích chi phí/lợi nhuận của nhiều dự án.
42 | Nội dung nghiên cứu
Thậm chí kể cả khi số tiền thu được từ việc tham gia chương trình có giá trị, vẫn còn nhiều điều bất cập. Ở nhiều nơi, người dân thấy giá trị của các diện tích rừng được khoán bởi khoản thu nhập bằng tiền mặt thông qua Chương trình 327, chứ không phải vì các lợi ích khác (Tô Đình Mai 2001:89). Cây giống và các khoản đầu tư khác trong chương trình được xem là khoản cho không của chính phủ mà không có những trợ giúp thực sự (như là chuyển giao công nghệ và dịch vụ khuyến nông lâm) để khuyến khích xây dựng các hệ thống sản xuất bền vững. Một mặt thì dường như các khoản thu nhập từ việc bảo vệ rừng có thể góp phần giảm nghèo, song mặt khác chúng lại làm suy yếu khái niệm sở hữu tài nguyên rừng của người dân và làm tăng thêm tâm lý ỷ lại vào tiền của chính phủ trong việc bảo vệ rừng. Dựa trên các đánh giá chương trình này ở các tỉnh Hà Giang và Yên Bái, Hobley et al. (1998:8) bình luận rằng: "Nếu cứ trả 50.000 đồng trên một ha đất được giao thì sẽ không đạt được mục tiêu tăng khả năng tự lực của người dân, do vậy cần phải chấm dứt mô hình này ngay lập tức trước khi nó tạo cho người nông dân thói quen ỷ lại".
(3) Thiếu ngân sách
Nhiều nhà tài trợ và các nhà lập chính sách cho rằng Khoán Bảo vệ Rừng khó có thể thực hiện lâu dài vì hàng năm cần quá nhiều tiền đầu tư của nhà nước để bảo đảm chất lượng và hiệu quả25. Chính phủ cũng xác nhận rằng ngân sách cho Qũy 661 không đủ để bảo vệ các diện tích rừng lớn một cách hiệu quả (MARD/DFD 2001:36). Một trong những vấn đề chính của chương trình là thiếu vốn để bảo đảm khóan công bằng cho tất cả các hộ gia đình dân tộc thiểu số dẫn đến sự bất mãn trong các cộng đồng này (Đặng Thị Huệ 2000:22). Một vấn đề lớn khác là do thiếu sự giám sát và thi hành luật chặt chẽ nhằm bảo đảm đạt được các mục tiêu của chương trình, Khoán Bảo vệ Rừng được coi là những khoản tiền tiền trợ cấp xã hội chứ không phải là một động cơ khuyến khích để bảo vệ rừng26.
(4) Tham nhũng và thực thi kém
Chính phủ ước tính rằng các cơ quan tham gia thực hiện chương trình, bao gồm các cơ quan chức năng của huyện và các Lâm trường Quốc doanh đã dùng hơn 50 phần trăm trong tổng số vốn của Chương trình 327 cho các mục đích khác (Sikor 1998:56). Có trường hợp ở tỉnh Đắc Lắc, tiền khoán quản lý bảo vệ rừng của người dân được trích thẳng ra để trừ nợ thuế hoặc trả cho các khoản khác (mà hộ gia đình chưa trả được) không hề có sự thỏa thuận hay là bàn bạc trước (Huỳnh Thu Ba 1998:43).
(5) Sự thiếu rõ ràng và phức tạp của chương trình
Nhiều tài liệu phân tích Chương trình 327 đã đề cập đến sự lúng túng, thiếu hiểu biết của người tham gia vào chương trình này, gây ra bởi sự thiếu rõ ràng trong các điều khoản của 327 (Trần Văn Con và Nguyễn Văn Đoàn 2000:39; ADB 2001:13). Nói chung, người dân thiếu hiểu biết về quyền và nghĩa vụ trong các hợp đồng (MRDP 2000b:15; Huỳnh Thu Ba 2002b:45). Một việc khá phổ biến là các hộ tham gia không nhận được văn bản chính thức và không biết chắc chắn về ranh giới những khoảnh đất của mình cũng như những lợi ích trong việc quản lý và bảo vệ rừng (Vương Duy Quang 2002:51). Nghiên cứu ở các tỉnh Hà Giang và Yên Bái cho thấy rằng những người tham gia thường không biết gì về những lợi ích mà họ có thể được hưởng. Ví dụ, họ không biết liệu thù lao sẽ được trả bằng tiền mặt hay bằng hiện vật và thậm chí liệu cuối cùng họ sẽ được trả thù lao hay không. Do các hợp đồng quá ngắn gọn,
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 43
người dân có ít động cơ để tham gia lâu dài (Hobley et al. 1998:13). Việc các hộ tham gia phải phụ thuộc vào cây giống do nhà nước cung cấp, đã góp phần gây ra sự mập mờ thiếu rõ ràng về quyền sở hữu thực sự, một khi các cây đã trưởng thành. Trong khi đó, các hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ khuyến lâm thì không đầy đủ. Các hộ gia đình cũng không biết rõ về các thủ tục xin phép thu hoạch hoặc là phần lợi nhuận mà họ có thể được chia (Hansworth 1996:67). Sự mô hồ dẫn đễn những nhận thức khác nhau giữa người dân địa phương và cán bộ nhà nước, và có thể gây ra những tình trạng tiêu cực vào thời điểm thu hoạch gỗ. Rất nhiều nông dân khăng khăng khẳng định rằng cây gỗ phải thuộc về họ bất chấp những lời giải thích của cán bộ địa phương. Trên cơ sở này, đôi khi họ trồng cây rừng và cây ăn quả nhiều đến mức không còn chỗ cho các cây lương thực chính của họ. Cuối cùng những khối gỗ được thu hoạch không hoàn toàn thuộc về họ và không mang lại thu nhập như họ mong đợi. Vì thế, tình trạng này có thể đe doạ an ninh lương thực (Nguyễn Văn Thắng 1997:14). Một hộ được giao khoán bị đòi hỏi phải hoàn thành những thủ tục dài dòng và phức tạp để xin phép thu hoạch các lâm sản ngoài gỗ. Điều này làm giảm sự nhiệt tình tham gia của một số người trong việc trồng, quản lý rừng và làm giảm nguồn thu nhập đầy tiềm năng này (Vũ Hữu Tuynh 2001:67). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng thừa nhận những thiếu sót trong xây dựng Chương trình 661 và chỉ ra rằng "Chỉ xác định số lượng công ăn việc làm được tạo ra ... sẽ không giải quyết được các khía cạnh chất lượng của việc làm như sức khỏe và sự an toàn của nhân công, cũng như việc không đối xử phân biệt, cơ hội tiếp cận với các chương trình tập huấn, quyền tổ chức và thương lượng theo tập thể" (MARD/ICD 2001:13).
(6) Tính thiếu công bằng
Một trong những tác động ngoài dự kiến của chương trình phủ xanh đồi núi trọc là việc khoảng cách giữa các hộ giàu và hộ nghèo ngày càng lớn. Các hộ giàu thường được tham gia vào dự án do vị trí các khoảng đất rừng của họ (Vũ Văn Tuấn et al. 1996:17). Một điều tương đối phổ biến là các hộ được chọn để ký khoán bảo vệ rừng thường có các mối quan hệ cá nhân với nhà chức trách (Nguyễn Văn Thắng 2001:12). Theo một đánh giá về Khoán bảo vệ Rừng do Chương trình Phát triển Lâm Nghiệp Xã hội thực hiện ở huyện Yên Châu, những người tham gia thuộc các nhóm dân tộc Thái được nhận thù lao để bảo vệ rừng trong khi nhóm người Hmông thì lại không được (Apel và Phạm Văn Việt 1997:4).
Những khả năng cải thiện
Một số nhà nghiên cứu (Vũ Hoàng Minh 2002, Nguyễn Tường Văn 2002:11-15) bày tỏ lạc quan về sự ra đời của các quy định mới, tạo cơ hội cho những người tham gia chương trình có thể được chia một phần trong giá trị các sản phẩm rừng, ngoài phí bảo vệ là 50.000 đồng trên 1 ha một năm. Hy vọng rằng các quy định mới này sẽ thu hút nhiều người dân tham gia quản lý và bảo vệ rừng để nâng cao mức sống.
Các quy định về lâm nghiệp được thực hiện theo các cách khác nhau ở các tỉnh khác nhau. Một số tỉnh linh hoạt và tiến bộ hơn các tỉnh khác trong việc thử nghiệm lâm nghiệp cộng đồng, trước khi chính phủ hợp pháp hóa hình thức quản lý rừng này. Một ví dụ trong số các tỉnh này là Hà Giang, tỉnh này đã thực hiện Quyết định 2340, một công cụ quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các chính sách quốc gia về khai thác rừng và chia sẻ lợi nhuận27. Tỉnh Đắc Lắc còn táo bạo hơn nữa trong việc
44 | Nội dung nghiên cứu
giao rừng tự nhiên cho các nhóm hộ và cộng đồng thông qua các dự án thí điểm, trong khi luật quốc gia không cho phép hình thức sử dụng rừng tự nhiên kiểu này. Điều quan trọng cần chú ý là Khoán Bảo vệ Rừng được dự định chỉ là một giải pháp tạm thời để đối phó với nạn phá rừng và chỉ được áp dụng cho đến khi tìm được các giải pháp tốt hơn (Vũ Hoài Minh và Warfvinge 2002:12).
Các dự án Lồng ghép Bảo tồn và Phát triển
Ở Việt Nam, các Dự án Lồng ghép Bảo tồn và Phát triển (ICDPs) với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế bắt đầu hoạt động vào đầu những năm 1990. Các dự án ICDPs được thực hiện trên cơ sở tách người dân địa phương khỏi sự phụ thuộc vào các tài nguyên rừng và đưa ra các giải pháp thay thế. Các dự án này thường đưa ra những sinh kế thay thế như nông lâm kết hợp, dệt, nuôi ong, trồng nấm và rau nhằm giảm thiểu các tác động của người dân địa phương lên tài nguyên rừng.
Trong số các dự án thành công, mà đã là dành được sự quan tâm lớn hơn cho công tác bảo tồn, là dự án trồng rừng ngập mặn tại các tỉnh Hà Tĩnh và Trà Vinh. Người dân có được những khoản thu nhập lớn. Tại các địa điểm này, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng có một mối liên kết chặt chẽ luôn tồn tại giữa việc tăng cường an toàn lương thực và quản lý rừng (Đậu Thị Liên 1999:88-93).
Có hơn 15 dự án Phát triển và bảo tồn Tổng hợp đang được thực hiện ở Việt Nam (Nathan Sage và Nguyễn Cử 2001:6). Các họat động của các dự án này còn là một vấn đề được tranh luận nhiều. Trong cuốn sách Localized Poverty Reduction in Vietnam(Tạm dịch là Giảm Nghèo Phân vùng ở Việt Nam), các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tuy các nỗ lực bảo tồn cần được tăng cường, công tác này không trực tiếp đưa lại những lợi ích trước mắt cho người dân địa phương và cũng không phải là một phương tiện để họ thoát nghèo (Hainsworth 1999:23). Các tác giả kết luận cần phải có nghiên cứu về làm thê nào mà người dân trong vùng đệm của các rừng đặc dụng có thể duy trì sinh kế của mình song vẫn tăng hiệu quả bảo vệ rừng. Các tác giả của cuốn sách này cũng đề xuất rằng sẽ không thể đưa ra các cơ chế hỗ trợ phù hợp nếu vai trò và tầm quan trọng của lâm nghiệp trong hệ thống sinh kế nông thôn không được đánh giá một cách đúng đắn. Rõ ràng rằng sẽ rất hữu ích nếu có các thông tin này cho mỗi vùng sinh thái nông nghiệp chính của Việt nam (Hainssworth 1999).
5. Việc làm
Trong phần này chúng tôi bàn về nhân công được thuê trong ngành công nghiệp khai thác rừng (ví dụ như những người lao động trong khai thác gỗ, chuyên chở, sản xuất và chế tạo các sản phẩm gỗ) và trong ngành chế biến gỗ thủ công quy mô nhỏ (ví dụ những người sản xuất đồ đạc nội thất hay thủ công mỹ nghệ). Mục này nhằm phân tích những nhóm nhân công có thu nhập từ ngành rừng mà chưa được đề cập ở các phần khác trong tài liệu tổng hợp này. "Những người lao động công nghiệp" theo định nghĩa này không bao gồm những người khai khẩn đất rừng để sản xuất nông nghiệp, những người khai thác rừng tự nhiên trên quy mô nhỏ, những người sản xuất gỗ rừng trồng quy mô nhỏ, những người sản xuất các loại sản phẩm rừng ngoài gỗ hay những người hưởng lợi từ khoán bảo vệ rừng.
Một điều tra về các ngành công nghiệp quốc gia ở Việt Nam xác nhận rằng tổng số người làm việc trong các ngành công nghiệp có liên quan đến lâm nghiệp ở Việt
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 45
Nam năm 1998 là 512.808 người. Trong số này bao gồm 315.400 người làm việc trong ngành sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ, 150.880 người làm việc trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất và 38.528 người làm việc trong ngành sản xuất giấy và các sản phẩm giấy (GSO 1999)28.
Lực lượng lao động làm việc trong các Lâm trường Quốc doanh không hoàn toàn đồng nghĩa với những người làm trong ngành công nghiệp khai thác rừng. Tuy nhiên, cũng cần xem xét các số liệu về sự thay đổi trong lực lượng lao động làm việc tại các Lâm trường Quốc doanh qua nhiều thời điểm khác nhau. Vào đầu những năm 1990, các chính sách Đổi mới dẫn đến việc chuyển giao các Lâm trường Quốc doanh cho các cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh và những khó khăn về ngân sách dẫn đến việc giảm nhân công ồ ạt. Nhân công làm dài hạn giảm từ 220.000 xuống còn 28.000 và nhân công theo thời vụ giảm từ 180.000 xuống còn 27.000, tuy nhiên những ảnh hưởng thất nghiệp này được bù đắp bởi giao đất rừng (Artemiev 2003:3). Vào cuối những năm 1990, có 28.800 người làm việc trong các Lâm trường Quốc doanh (Ogle et al. 1999:3).
Cột tre được thả nổi theo dòng sông (Ảnh của Christian Cossalter)
Có ít tài liệu và thông tin về những triển vọng việc làm thông qua Chương trình Tái trồng 5 triệu Hecta Rừng. Một tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thừa nhận rằng Chương trình Tái trồng 5 triệu Hecta Rừng có chiều hướng chú trọng vào Khoán Bảo vệ Rừng nhằm tạo công ăn việc làm nhưng lại quan tâm quá ít tới các cơ hội việc làm trong ngành lâm nghiệp cấp hai (thu hoạch và chế biến) và cấp ba (dịch vụ) (MARD/ICD 2001:55).
Có rất ít thông tin về quy mô vượt nghèo của người dân nhờ những có cơ hội việc làm trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam bởi chủ đề này dường như chưa được nghiên
46 | Nội dung nghiên cứu
cứu. Nhưng điều này cũng không đáng ngạc nhiên bởi đây là hiện tượng ở nhiều nước trên toàn thế giới (FAO 2003b:66).
Dựa trên cơ sở thông tin không đầy đủ, chúng ta vẫn có thể đưa ra một kết luận quan trọng. Việc làm trong công nghiệp khai thác rừng khó có thể trở thành một hướng thoát nghèo chính bởi ngành này chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong tổng lực lượng lao động. Điều này cũng khó mà thay đổi, ngay cả trên những đề án lạc quan nhất về sự thành công của Chương trình Tái trồng 5 Triệu Hecta Rừng. Cần lưu ý rằng lực lượng lao động trong công nghiệp khai thác rừng về bản chất sẽ đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn và có xu hướng giảm nhân công; lực lượng này nhỏ hơn nhiều so với lực lượng lao động lâm nghiệp mang tính phi công nghiệp và không chính thức.
6. Những lợi ích gián tiếp
Tài nguyên rừng ở Việt Nam nâng cao đời sống của người dân qua việc cung cấp các lợi ích gián tiếp như thê nào? Trong phần trên chúng tôi đã chỉ rõ những lợi ích gián tiếp bao gồm local multiplier effects (hiệu quả cấp số nhân cục bộ) (nghĩa là các cơ hội công ăn việc làm và thu nhập địa phương liên quan đến việc mở các khu khai thác gỗ và mở đường vào khu khai thác gỗ, tạo cơ hội tiếp thị và đền bù cho các cộng đồng ở những vùng phụ cận khu khai thác) và trickle down (hiệu quả gián tiếp) theo nghĩa là thu nhập ngân khố quốc gia từ gỗ sau đó sẽ được sử dụng ở cấp địa phương phục vụ các mục đích phát triển.
Gánh cành cây về làm củi đun (Ảnh của Christian Cossalter)
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 47
Hiệu quả cấp số nhân cục bộ (Local multiplier effects)
Thông tin về hiệu quả cấp số nhân cục bộ cần phải dựa vào các tài liệu về các Lâm trường Quốc doanh vì các Lâm trường này giữ vai trò chủ đạo trong lịch sử khai thác gỗ ở Việt Nam. Đáng tiếc rằng chúng tôi không thể tìm thấy bất cứ tài liệu nào chỉ ra khả năng tạo ra các hiệu quả cấp số nhân cục bộ của các Lâm trường Quốc doanh tồn tại bên cạnh các cộng đồng dân cư, Chỉ có một chi tiết gián tiếp liên quan là trong khoảng thời gian 30 năm trước năm 1999, ngành lâm nghiệp đã tham gia xây dựng hơn 10.000 km đường và nâng cấp 3.500 km đường, chủ yếu ở các vùng miền núi (Nguyễn Văn San và Gilmour 1999:27). Có thể cho rằng những con đường này giúp nâng cao tình trạng kinh tế xã hội của cư dân trong vùng nhưng không có chứng cớ trực tiếp về điều này.
Hiệu quả gián tiếp (Trickle down)
Gần như hoàn toàn không có tư liệu nào về mức độ thu nhập lâm nghiệp cấp quốc gia góp phần tăng mức sống và giảm nghèo và do vậy chỉ có thể suy đoán. Ở đây chúng tôi đưa ra một giả thuyết lý giải sơ bộ dựa trên chút ít thông tin sẵn có.
Nếu thu nhập lâm nghiệp quốc gia được hiểu theo nghĩa rộng nhất có thể và bao gồm cả thu nhập từ chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp thì chắc chắn ngành lâm nghiệp đã đóng góp rất nhiều cho việc giảm nghèo theo kênh kinh tế vĩ mô. Tăng thu nhập trên đầu người ở nông thôn Việt Nam gắn chặt với sự chuyển đổi từ phụ thuộc toàn bộ vào tài nguyên rừng (săn bắn và hái lượm) sang du canh và sau đó là sản xuất nông nghiệp định canh. Bản thân quá trình này lại liên quan chặt chẽ tới việc độ che phủ rừng bị suy giảm trên diện rộng ở Việt Nam.
Nếu thu nhập lâm nghiệp quốc gia được hiểu theo nghĩa hẹp, cụ thể là thu nhập từ gỗ, thì càng khó xác định mức độ đóng góp của ngành Lâm nghiệp tới công cuộc giảm nghèo hơn. Trong nửa thế kỷ gần đây, hàng triệu hecta rừng tự nhiên đã bị khai thác và một phần gỗ đốn chặt đã được bán đi để đóng góp vào thu nhập quốc dân, trả thuế và là thu nhập của người quản lý đất. Các khoản này là bao nhiêu triệu đô la, số tiền này được chi tiêu như thế nào và có những ảnh hưởng gì tới người dân nông thôn thì hầu như không thể biết được. Tuy nhiên, những chi tiết dưới đây có thể phần nào giúp hình dung vấn đề này.
Trong giai đoạn Chiến tranh chống Pháp vào những năm 1940 và 1950, tổng thu nhập từ gỗ được chuyển về các kho bạc cấp tỉnh chứ không được đưa vào tái trồng rừng. Năm 1949, thu nhập từ gỗ và các sản phẩm rừng ngoài gỗ chiếm 70% tổng thu nhập ở tỉnh Bà Rịa, 50% trong tổng thu nhập của tỉnh Biên Hoà và 25% tổng thu nhập của tỉnh Tây Ninh (Nguyễn Văn Đẳng 2001). Khai thác gỗ được tăng mạnh ở vùng tây bắc Việt Nam vào những năm 1960 và 1970 để giúp chính phủ chi trả cho cuộc đấu tranh chống Mỹ và để phát quang đất nhằm cung cấp chỗ ở cho những người khai hoang từ vùng đồng bằng (Nguyễn Văn Đẳng 2001).
Trên "bức tranh tổng thể" thì gỗ chưa bao giờ là một nguồn thu nhập quốc gia lớn. Vào cuối những năm 1990, gỗ chiếm khoảng 1% GDP nhưng con số này có thể lên tới 4% nếu chúng ta gộp cả chế biến gỗ nội địa, tiêu thụ các sản phẩm gỗ và gỗ nhiên liệu và xuất khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ (Poffenberger et al. 1998).
Trước năm 1999, 412 Lâm trường Quốc doanh giữ chỉ tiêu khai khác gỗ trên 3,5 triệu hecta đất rừng và hàng năm thu hoạch khoảng 3,5 triệu m3 gỗ (World Bank 2002). Các Lâm trường Quốc doanh cũng thu được các khoản lợi nhuận không đáng
48 | Nội dung nghiên cứu
Một cánh rừng ở Việt Nam (Ảnh của Christian Cossalter)
kể, mỗi lâm trường hàng năm lãi trung bình 217 triệu đồng (17.000 đô la) và trả thuế hàng năm trung bình là 448 triệu đồng (34.500 đô la) (Ogle et al. 1999:3). Trên cơ sở này chúng tôi có thể ước đoán rằng thu nhập từ thuế gỗ hàng năm xấp xỉ đạt 14 triệu đô la. Việt Nam là một "thị trường thuế cao" đối với sản xuất gỗ với hầu hết lợi nhuận hàng năm thuộc về nhà nước. Điều này làm cho việc tích trữ nội bộ vốn lưu động để phát triển mở rộng của các Lâm trường Quốc doanh gặp nhiều khó khăn (Olge et al. 1999:6). Với những lệnh cấm chặt chẽ gần đây về khai thác gỗ của chính phủ, các khoản thu thuế dựa vào các hoạt động khai thác của các Lâm trường Quốc doanh giảm nhiều. Do vậy, để tiếp tục tồn tại, các Lâm trường Quốc doanh phải dựa chủ yếu vào các khoản thu từ Chương trình 327 và các chương trình kế tiếp của chương trình này.
Triển vọng tạo ra các khoản thu lớn từ thuế và trao đổi hàng với nước ngoài sau khi có lệnh cấm khai thác gỗ này là gì? Chương trình Tái trồng 5 triệu hecta rừng có
William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 49
tham vọng mang lại các khoản thu nhập đáng kể, mặc dù những khoản này không được chỉ rõ, từ sản xuất gỗ rừng trồng. Ở vùng núi phía bắc, ngành công nghiệp khai thác gỗ làm bột giấy khó có thể sinh được lợi nhuận bằng với mức của khai thác gỗ trước đây (CRES 1998:45-49). Tái trồng rừng hàng triệu hecta "đất trống đồi trọc" thành công sẽ là nền tảng tiềm năng mang đến những khoản thu đáng kể cho nhà nước. Tuy nhiên điều này còn rất phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có mức độ thành công của việc tái trồng rừng trên đất trống đồi trọc và khả năng đoán biết được cả nhu cầu nội địa cũng như nhu cầu xuất khẩu cho các sản phẩm rừng. Một dự báo cho biết trong tương lai Việt nam có lợi thế tương đối trong sản xuất gỗ dăm và xuất khẩu sang Nhật bản. Các vùng có lợi thế cung cấp gỗ dăm này nằm ở vùng ven biển miền Trung nơi có lợi thế ở gần những cảng hiện có và cảng nằm trong kế hoạch xây dựng và là vùng sẵn có diện tích "đất trống đồi trọc" đáng kể (Jaakko Poyry 2001: 64-66). (het phan 1)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top