giam dinh XAY DUNG hoan chinh
GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG
1)Hoạt động xây dựng bao gồm
2)Giám định xây dựng
3)Tư vấn xây dựng
4)Ý nghĩa của tư vấn và giám định xây dựng
5)Đối tượng của giám định xây dựng
6)Cơ sở(căn cứ)của giám định xây dựng
7)Mục tiêu của giám định
8)Giải thích một số thuật ngữ có liên quan hay sử dụng
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC TVXD
1)Sự hình thành và phát triển của công tác tư vấn
2)Vai trò và tầm quan trọng của các TVXD
3)Những nội dung bao quát của công tác tư vấn xây dựng
3.1)Chức năng- > nhiệm vụ
3.2)Xem xét công tác TVXD trên những góc độ khác nhau
4)Tổ chức đơn vị TV và điều kiện hoạt động
5)Những căn cứ của công tác tư vấn xây dựng
6)Cơ cấu tổ chức của các đơn vị hoạt động tư vấn
7)Nhân sự của công tác tư vấn
CHƯƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG
I Hoạt động giám sát , đánh giá đầu tư
2)Mục đích giám sát đánh giá đầu tư
3)Yêu cầu đối với giám sát đánh giá đầu tư
4)Nhiệm vụ cụ thể của giám sát đánh giá đầu tư
5)Nội dung của giám sát đánh giá đầu tư
5.1)Đánh giá tổng thể đầu tư
5.2)Giám sát , định giá đầu tư
II) Hoạt động giám định do các tổ chức KTXH thực hiện
1)Hình thức tổ chức
2)Điều kiện thành lập
3)Nhiệm vụ
4)Đặc điểm của giám định
5)Pháp quy và nguyên tắc của công tác giám định xây dựng
6)Cơ cấu tổ chức và thành phần nhân viên về giám định XH
Chương 3:Giám sát thi công CTXD
8)Xây dựng chế độ trách nhiệm trong công tác giám định
7)Nhân cách của người làm công tác giám định
BAI LAM
1)Hoạt động xây dựng bao gồm
-Quy hoạch xây dựng
-Lập DADT xây dựng công trình
-Khảo sát xây dựng
-Thiết kế xây dựng công trình
-Thi công xây dựng công trình
-Giám sát thi công xây dựng công trình
-Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
-Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
-Các hoạt động khác có liên quan hoạt động XD công trình
2)Giám định xây dựng
-Theo đn trong từ điển giám định là sự xem xét, kết luận về 1 sự vật hay hiện tượng mà cơ quan nhà nước cần phải tìm hiểu , cần phải xác định
-Giám định xây dựng hiểu theo nghĩa chung nhất là các hoạt động giám sát khống chế, đôn đốc, dẫn dắt , phân tích đánh giá, kiểm tra, thẩm định mọi sự việc diễn ra trong tiến trình hoạt động xây dựng theo các quy định có tính chất bắt buộc được thực hiện ở các tổ chức, các cá nhân có tư cách cá nhân
3)Tư vấn xây dựng
-Theo định nghĩa.Tư vấn là phát biểu ý kiến về 1 vấn đề được hỏi nhưng không có quyền quyết định
-Theo nghị định 43/CP/1996 thì tư vấn là hoạt động đáp ứng về kiến thức về kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét, quyết định , kiểm tra quá trình chuẩn bị đầu tư hay thực hiện đầu tư
-Tư vấn xây dựng được hiểu theo ĐN chung nhất là hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp thuộc các thành phần thiết kế có tư cách pháp nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vè kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện DA
4)Ý nghĩa của tư vấn và giám định xây dựng
-Giám định và tư vấn xây dựng là 1 đòi hỏi khách quan trong quản lý KT nói chung và đặc biệt là trong quản lý KT theo cơ chế thị trường
-Để nâng cao hiệu quả ĐTXD, hạn chế rủi ro và thực hiện mục tiêu của những nhà ĐT
-Các giám định và tư vấn xây dựng ngày càng được phát triển và hoàn thiện với việc kiểm soát toàn bộ hoạt động ĐTXD và trở thành bộ phận không thể thiếu trong trình tự ĐTXD
5)Đối tượng của giám định xây dựng
-Lấy các hoạt động đầu tư xây dựng công trình là đối tượng hoạt động
6)Cơ sở(căn cứ)của giám định xây dựng
-Lấy luật pháp, các quy định chính sách, các chỉ tiêu, tiêu chuẩn kĩ thuật, các văn bản hợp đồng(hệ thống văn bản pháp quy) làm căn cứ
7)Mục tiêu của giám định
-làm cho mọi hoạt động đầu tư và xây dựng phải phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước, phải phù hợp với quy định của pháp luật, chính sách quy chế quản lý hiện hành làm cho mọi hoạt động ĐT và xây dựng ngày càng có hiệu quả cao hơn
8)Giải thích một số thuật ngữ có liên quan hay sử dụng
8.1)Thẩm định : là sự nghiên cứu, xem xét để đánh giá , xác định hay quyết định về một sự vật, một hiện tượng hay về kết quả của một hoạt động đã được thể hiện bằng văn bản bằng hồ sơ hay đồ án thiết kế
8.2)Kiểm định là sự kiểm chứng, kiểm nghiệm một sự vật một hiện tượng đã có đang tồn tại hay mới xuất hiện.Nó được thực hiện bằng phương pháp luận, kết hợp với các phương tiện kĩ thuật
8.3)Kiểm tra là hoạt động theo dõi, đôn đốc kiểm soát sự chấp hành các quy định đối với người thực hiện xem người thực hiện có thực hiện được các quy định nêu ra hay kô
->tóm lại: hoạt động giám định và tư vấn xây dựng mang tính chất bao trùm còn thẩm định , kiểm định, kiểm tra mang tính chất cụ thể
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC TVXD
1)Sự hình thành và phát triển của công tác tư vấn
-Trước thế kỉ 18 chưa có nhu cầu về công tác TVXD người kiến trúc sẽ phải đảm nhận toàn bộ các công việc( tự thiết kế , thi công, tính toán chi phí cho công trình) nhưng sang đến cuối thế kỉ 18 thì cách mạng kĩ thuật và công nghiệp ở Châu âu Phát triển -> các ngành xây dựng phát triển-> đòi hỏi có sự tách biệt giữa thiết kế và thi công
-Sang đến thế kỉ 19 công nghiệp và đô thị phát triển nhanh đặc biệt là trong xây dựng những vấn đề về kĩ thuật, chất lượng sản phẩm hiệu quả về kinh tế đòi hỏi phải được xem xét một cách chặt chẽ dẫn đến sự tách biệt về thiết kế và thi công kiểm tra giám sát quá trình thi công và những công việc nêu ở trên mang tính chất chuyên môn sâu do vậy đòi hỏi phải có được những tổ chức thực hiện những công việc nêu ở trên mang tính chất chuyên môn như giao dịch mời thầu, lựa chọn nhà thầu nhiệm vụ giám sát nghiệm thu bàn giao công trình.Các ND này đều do các tổ chức có trình độ chuyên môn thực hiện
-Năm 1930 tại Anh ra đời tổ chức đo bóc tiên lượng đầu tiên
-Năm 1950 ở những nước phát triển( các nước Châu âu) người ta thực hiện các luận chứng kinh tế kĩ thuật cho các DADT nhằm làm rõ những căn cứ khoa học và tính khả thi của DA
-Năm 1980: sự hội nhập KT trong từng khu vực và toàn cầu hóa là một xu thế nó tác động mạnh đến từng quốc gia -> hoạt động đầu tư vào thị trường xây dựng đã vượt khỏi biên giới từng quốc gia-> do vậy công tác TVXD phải được phát triển, phải đi đến thống nhất về phương pháp, ND trình tự và trở thành thông lệ trong giao dịch và quản lý
2)Vai trò và tầm quan trọng của các TVXD
-Đối với các chủ đầu tư có thể là nhà nước, các tổ chức xã hội có thể là các tập thể cá nhân có tiền muốn đầu tư và sử dụng đồng vốn có hiệu quả hạn chế được các rủi ro thì phải tìm đến các tổ chức, cá nhân làm công tác có đủ điều kiện năng lực để giúp họ làm rõ các vấn đề trước khi quyết định đầu tư
-Công tác tư vấn phải biết cung cấp tốt nhất dịch vụ trí tuệ để làm cho quyết định đầu tư trở nên chính xác và hiệu quả trong xây dựng
3)Những nội dung bao quát của công tác tư vấn xây dựng
3.1)Chức năng- > nhiệm vụ
-Công tác tư vấn xây dựng được hiểu là những hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ trí tuệ chất xám về những nội dung chuyên môn khác nhau ở từng giai đoạn quá trình đầu tư nhằm làm tăng tối đa hiệu quả của hoạt động CDT đối với các nhà TV
-hợp đồng tư vấn xây dựng được thực hiện ở các tổ chức, các cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn tương xứng và có tư cách pháp nhân .Nó thường bao gồm một số công việc cụ thể như sau cung cấp số liệu tài liệu, VB , báo cáo nghiên cứu khả thi về một nhiệm vụ do một chủ thể đặt ra cung cấp số liệu, DA công trình có cơ sở khoa học có tính khả thi
-Đại diện CDT phải trực tiếp quản lý điều hành dự án xây dựng, giám định , thẩm định các sản phẩm chất xám hay sản phẩm hiện vât liên quan đến dự án xây dựng do các bên liên quan thực hiện theo dõi, đôn đốc chỉ dẫn kiểm tra giám sát mọi hoạt động có liên quan đến các bên tham gia
3.2)Xem xét công tác TVXD trên những góc độ khác nhau
a)Theo giai đoạn đầu tư
-Hoạch định chính sách đầu tư
-Cung cấp các sản phẩm điều tra, kiểm sát các ĐA thiết kế công trình
-Tư vấn về quản lý điều hành DA hay giám sát quá trình thực hiện DA
-Đánh giá kết quả và hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng
b)theo cương vị hoạt động
-Quản lý và điều hành thực hiện dự án
-Tuyển chọn các đối tác tham gia tuyển chọn đơn vị khảo sát thiết kế, nhà thầu cung ứng
-Giám sát mọi hoạt động của các bên tham gia liên quan đến việc thực hiện DA
c)Theo chuyên môn nghiệp vụ
Công tác TV được chia ra
-Tư vấn lập dự án đầu tư
ND bao gồm phần tổng mức được lập tay tùy theo loại DA
+Tổng mức bao gồm nd chú ý: địa điểm quy mô, công suất ,công nghệ, các giải pháp KTKT, nguồn vốn TMDT chủ đầu tư, hình thức QLDA , hình thức đầu tư, thời gian thực hiện DA các vấn đề phòng tránh cháy nổ, đánh giá tác động của môi trường
+Thiết kế cơ sở: phần thiết kế cơ sở được lập phải phù hợp với từng DA đầu tư gồm phần tổng mức trong thiết kế cơ sở và các bản vẽ thể hiện giải pháp kiến trúc, kích thước kết cấu chỉnh mặt cắt, mặt bằng, giải pháp kĩ thuật giải pháp xây dựng, công nghệ trang thiết bị CT, chủng loại vật liệu chủ yếu XDCT
-Tư vấn về thẩm định DADT
+Sự phù hợp của DA với quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch phát triển của ngành, quy hoạch xây dựng
+Sự phù hợp của thiết kế cơ sở về quy hoạch xây dựng , quy mô xây dựng, công nghệ, công suất thiết kế, các số liệu sử dụng trong thiết kế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.Các chỉ tiêu KTKT so với yêu cầu của dự án
+Sự hợp lý các giải pháp thiết kế trong TKCS
+Điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn năng lực hành nghề của cá nhân lập dự án, và thiết kế cơ sở theo quy định
-Tư vấn về khảo sát xây dựng
Khảo sát xây dựng gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát hiện trạng công trình và các công việc khảo sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng.Khi tư vấn KSXD phải đảm bảo các yêu cầu sau đây về nhiệm vụ KS phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc từng bước thiết kế.Đảm bảo yêu cầu khách quan phản ánh đúng thực tế khối lượng nội dung yêu cầu kĩ thuật đối với KSXD phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát với quy chuẩn tiêu chuẩn xây dựng.Kết quả sản xuất phải được đánh giá nghiệm thu theo quy định của pháp luật.Nội dung báo cáo kết quả KSXD phải nêu rõ cơ sở quy trình, phương pháp KS phân tích số liệu , đánh giá két quả khảo sát và nhưng kết luận về kết quả khảo sát, những kiến nghị
-Tư vấn về thiết kế XDCT
Phải đảm bảo các yêu cầu chung sau
+Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc phù hợp với thiết kế công nghệ
+Khi thiết kế xây dựng công trình phải đảm bảo phù hợp yêu cầu của từng bước thiết kế thỏa mãn yêu cầu vè chức năng sử dụng đảm bảo mĩ quan, giá thành hợp lý
+an toàn, tiết kiệm phù hợp tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ giữa các công trình có liên quan
Về nội dung thiết kế XDCT gồm các ND
*Phương án phản ánh công nghệ, công năng sử dụng, phản ánh kiến trúc tuổi thọ công trình, phản ánh kết cấu.Các phương án về phòng chống cháy nổ, tính toán về chi phí xây dựng cho phù hợp với từng bước thiết kế
*tư vấn về thẩm định dự toán
Khi thẩm định dự toán công trình, hạng mục công trình cần đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán.Tính đúng đắn của việc áp dụng các biện pháp KT kĩ thuật
*Đấu thầu: chỉ được thực hiện khi XD nguồn vốn thực trong xây dựng.KHông kéo dài thời gian đầu thầu để đảm bảo tiến độ thời gian.Bên trúng thầu phải có phương án công nghệ tối ưu.Chi phí hợp lý không được sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác tham gia đấu thầu, dàn xếp mua bán thầu.Dùng ảnh hưởng của mình làm sai lệch kết quả thầu
*Tư vấn về hợp đồng
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập cho lập quan hệ xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế công trình.Giám sát thi công,quản lý của dự án và các công việc khác trong hoạt động xây dựng.Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập bằng văn bản phù hợp với quy định của luật XD và cá quy định khác của pháp luật có liên quan tùy theo quy mô tính chất của công trình, loại công việc, các mối quan hệ của các bên trong hợp đồng trong hoạt động XD có thể có nhiều loại có những nội dung khác nhau
*Tư vấn quản lý dự án
Người quyết định đầu tư xây dựng công trình sẽ quyết định lựa chọn một trong các hình thức QLDA đầu tư xây dựng công trình
+thuê tổ chức tư vấn QLDA khi chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năn lực
+Trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình có đủ điều kiện về năng lực quản lý dự án
*Tư vấn kiểm tra chất lượng công trình, sự cố công trình ngoài các việc trên các tổ chức CTV có thể thực hiện các dịch vụ TV khác giúp cho CDT
4)Tổ chức đơn vị TV và điều kiện hoạt động
ĐIều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức tư vấn
-Phải có đủ điều kiện về nhân sự năng lực chuyên môn theo quy định , đủ trang bị KT phù hợp lĩnh vực hoạt động TV
-Có tư cách pháp nhân, giấy phép hành nghề theo quy định hiện hành
-Cần sự giám sát về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước
5)Những căn cứ của công tác tư vấn xây dựng
-Tư cách pháp nhân và chức năng nghiệp vụ đi kèm
-ND của các hợp đồng tư vấn được kí kết các hợp đồng có liên quan do các bên tham gia thực hiện, các quy trình, quy chuẩn các TCKT , các văn bản quản lý đầu tư xây dựng hiện hành luật phap, chính sách hiện hành liên quan -> hoạt động đầu tư xây dựng
6)Cơ cấu tổ chức của các đơn vị hoạt động tư vấn
-Cơ cấu ổn định , cơ cấu cứng: được thiết lập trên cơ sở các điều kiện sau
Căn cứ giấy phép hành nghề, chức năng nghiệp vụ cụ thể của đơn vị, năng lực tổ chức, trình độ chuyên môn phạm vi chuyên môn của đơn vị để thiết lập cơ cấu tổ chức dưới dạng thông tin và hình thành các mạng công việc theo chuyên môn như sau:Kiến trúc, dây chuyền sản xuất, lắp đặt thiết bị,kĩ thuật xây lắp,thí nghiệm, kinh tế đầu tư và xây dựng, luật pháp và quản lý hợp đồng, quản lý hành chính và mô hình thông thường áp dụng theo mô hình trực tuyến kết hợp chức năng.
-Cơ cấu biến động( cơ cấu mềm, cơ cấu tạm thời).Được thiết lập sau khi đã kí được hợp đồng với một đối tác cụ thể.Như vậy ta căn cứ vào nhiệm vụ, khối lượng côg tác tư vấn phải thực hiện, tính chất của công trình tư vấn, và các yêu cầu kềm theo.địa điểm hoạt động tư vấn, luật pháp chính sách.Môi trường xây dựng tại khu vực lập dự án->những yếu tố, là cơ sở thiết lập cơ cấu tạm thời
7)Nhân sự của công tác tư vấn
Xuất phát từ đặc điểm của hợp đồng tư vấn là lao động trí óc trong những hoàn cảnh và môi trường rất khác nhau.Tư vấn làm công tác n/c, tư vấn trong các lĩnh vực hoạt động trực tiếp trên công trường
CHƯƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG
I)Hoạt động giám sát , đánh giá đầu tư
-Giám sát đánh giá đầu tư là hoạt động theo dõi kiểm tra và xác định mức độ đạt được so với yêu cầu của quá trình đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư để đảm bảo đầu tư đạt hiệu quả cao phù hớp với mục tiêu định hướng phát triển trong phạm vi cả nước từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng, địa phương và từng dự án đầu tư
Giám sát đánh giá đầu tư gồm:
+Giám sát đánh giá tổng thể đầu tư là việc theo dõi kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư ở các cấp của các ngành, địa phương phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm thiếu sót để đảm bảo đầu tư đúng quy hoạch ,kế hoạch trong từng thời kì hay từng giai đoạn phân tích nguyên nhân, ảnh hưởng đến kết quả đầu tư cũng như đề suất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kì hay giai đoạn kế hoạch sau
+Giám sát đánh giá dự án đầu tư
Là việc theo dõi kiểm tra thường xuyên quá trình đầu tư của DA nhằm đảm bảo quá trình đầu tư đúng quy định vè quản lý đầu tư xây dựng đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của dự án
Đánh giá dự án đầu tư: la việc phân tích xác định mức độ đạt được theo từng chỉ tiêu cụ thể so với quy định đầu tư của dự án hay tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định
1)Phạm vi đối tượng của giám sát đánh giá đầu tư
-Đối tượng của giám sát đánh giá tổng thể đầu tư là hoạt động đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế trong nền KT của từng ngành lĩnh vực kinh tế, địa phương hay vùng lãnh thổ
-Đối tượng của giám sát đánh giá DADT là các dự án, các chương trình đầu tư giám sát đánh giá DADT trước hết là cần tập trung vào các dự án trong chương trình đầu tư công cộng, các dự án được tài trợ bằng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp
2)Mục đích giám sát đánh giá đầu tư
-Đảm bảo cho hoạt động đầu tư chung và từng dự án cụ thể đem lại hiệu quả KT xã hội cao phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển KTXH và tiến hành theo đúng khuôn khổ của pháp luật chính sách của nhà nước
-Giúp cơ quan quản lý đầu tư các cấp nắm được tình hình thực tế để từ đó đánh giá đúng tình hình kết quả hoạt động đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư và những tồn tại khó khăn trong quản lý đầu tư để từ đó có biện pháp điều chỉnh cho thíc hợp, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm , những tiêu cực gây thất thoát lãng phí về vốn trong quá trình thực hiện ĐT
-Giúp cơ quan hoạch định chính sách có tư liệu thực tế để nghiên cứu về cơ cấu đầu tư và chính sách thúc đẩy đầu tư cho từng thời kì
3)Yêu cầu đối với giám sát đánh giá đầu tư
Cơ quan, đơn vị thực hiện công tác giám sát đánh giá đầu tư phải đảm bảo các yêu cầu sau
+Giám sát thường xuyên quá trình đầu tư đảm bảo sự thống nhất phối hợp chặt chẽ giữa các ngành , các cấp,
+Phản ánh kịp thời trung thực khách quan các nội dung giám sát đánh giá đầu tư
+Đề xuất và kiến nghị kịp thời cụ thể và mang tính khả thi
4)Nhiệm vụ cụ thể của giám sát đánh giá đầu tư
-Theo dõi và kiểm tra thường xuyên quá trình đầu tư trên cơ sở các dữ liệu về hoạt động đầu tư và của cơ quan giám sát đầu tư, các báo cáo thường kì và cập nhật các hoạt động kiểm tra tại chỗ
-Nhiệm vụ của đánh giá đầu tư bao gồm
+Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư , đánh giá việc thực hiện mục tiêu đầu tư VD như: sự tuân thủ quy hoạch phù hợp với mục tiêu phát triển
+Đánh giá mức độ hoàn thành theo kế hoạch hay tiến độ đã được phê duyệt
+Đánh giá hiệu quả đầu tư , đánh giá quan hệ chi phí và lợi ích đầu tư
+Đánh giá các báo cáo giám sát , đánh giá tổng thể đầu tư theo ngành địa phương, đánh giá báo cáo đầu tư theo từng giai đoạn của quá trình đầu tư như giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đưa vào khai thác và vận hành
5)Nội dung của giám sát đánh giá đầu tư
5.1)Đánh giá tổng thể đầu tư
-Đánh giá tổng thể đầu tư của nền KT của ngành địa phương hay vùng lãnh thổ.Đánh giá chủ ý tổng hợp phân tích đánh giá tình hình trog đầu tư của nền KT của ngành, của địa phương theo các chỉ tiêu quy mô tiến độ, hiệu quả đầu tư
-Đánh giá mức độ đạt được so với quy hoạch được duyệt, nhiệm vụ kế hoạch hay so với mức đạt được trong kỳ trước
-Xác định các yêu tố nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình và kết quả đầu tư đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hay giai đoạn kế hoạch sau đánh giá tính khả thi của các quy hoạch, kế hoạch được duyệt
-Đánh giá tổng thể việc quản lý đầu tư nhằm đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quản lý đầu tư ở các bộ ngành và địa phươn.Phát hiện những sai phạm những vướng mắc để kịp thời chấn chỉnh các hoạt động đầu tư ở các bộ các ngành , các địa phương và sử lý kịp thời về mặt cơ chế chính sach cho phù hợp với tình hình thực tế bao gồm đánh giá các tình hình triển khai của các bộ ,địa phương trong công tác chuẩn bị đầu tư cụ thể trình tự là
+Thẩm tra, thẩm định phê duyệt DADT phù hợp với chiến lược quy hoạch , kế hoạch của nhà nước trong việc ra quyết định đầu tư
+Thực hiện các quy định trong quá trình thực hiện đầu tư như là sử dụng đất đền bù giải phóng mặt bằng huy động các nguồn vốn trình tự xây dựng cơ bản lập phê duyệt thiết kế,tổ chức đấu thầu và các quy định cụ thể khác về thực hiện DADT, phân tích các nguyên nhân thực hiện tốt chưa tốt về quy chế quản lý đầu tư ở các bộ ngành địa phương , phát hiện các vấn đề chưa phù hợp với tình hình thực tế và đề xuất các giải pháp xử lý các kiến nghị bổ sung sửa đổi, các quy định hiện hành
5.2)Giám sát , định giá đầu tư
Theo các quy định gồm
*Giám sat chuẩn bị đầu tư: là việc theo dõi kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên đối với cấp dưới về quá trình chuẩn bị và ra quyết định của dự án, giám sát đánh giá chuẩn bị đầu tư được thực hiện trong quá trình nghiên cứu khảo sát lập DA đến khi có quyết định đầu gồm những nd sau
-Kiểm tra đảm bảo các quy định về pháp luật cho việc chuẩn bị đầu tư cụ thể việc lập thẩm tra thẩm định phê duyệt dự án, kiểm tra nd của quyết định đầu tư,đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch với chương trình đầu tư cảu ngành địa phương, thẩm quyền và trình tự ra quyết định đầu tư của dự án
-Đánh giá tổng thể về tính khả thi của qd đầu tư theo yếu tố chủ thể của dự án như là : mục tiêu , quy mô, công nghệ , tiến độ, vốn nguồn vốn môi trường và hiệu quả đầu tư cần phải xem xét đánh giá về mục tiêu về quy mô và đảm bảo môi trường của dự án
*Giám sát đánh giá quá trình thực hiện DADT là việc theo dõi kiểm tra, xác định mức độ đạt được của quá trình thực hiện dự án theo quyết định đầu tư về nd giám sát đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư bao gồm: theo dõi kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện dự án như việc chấp hành các quy định về việc lập thẩm định phê duyệt dự toán công tác đấu thầu, điều kiện để công trình được phép khởi công
Xem thông tư 05 cách lập và quản lý giá công trình
Luật đấu thầu->công tác tổ chức đầu thầu
Luật xây dựng ->điều kiện để công tác được phép khởi công
+Việc bố trí kê hoạch huy động và sử dụng vốn của dự án được thanh toán trong quá trình thực hiện dự án
+Việc thực hiện tiến độ tổ chức quản lý dự án, các yêu cầu về bảo vệ môi trường, kiểm tra việc áp dụng cháp hành các chính sách chế độ của nhà nước, của ngành,của địa phương và dự án theo phương thức, thực hiện đầu tư đã lựa chọn đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu như khối lượng, tiến độ chất lượng, những vấn đề về giải ngân ảnh hưởng về môi trường và xã hội trong quá trình thực hiện đầu tư, đề xuất các giải pháp các kiến nghị những người có thẩm quyền qd đầu tư hay cơ quan liên quan để xem xét giải quyết để đảm bảo tiến độ đầu tư
*Đánh giá sau thực hiện dự án
-Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư là việc tổng hợp đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư một cách toàn diện từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thành DA đưa vào khai thác sử dụng
-Nội dung đánh giá kết thúc quá trình đầu tư bao gồm đối chiếu nội dung và kết quả thực hiện ĐT với qd ban đầu để thấy rõ những sai lệch điều chỉnh các yếu tố của DA trong quá trình thực hiện đầu tư
-Đánh giá kết thúc quá trình ĐT cần kết hợp với việc nghiệm thu CT để nắm được toàn diện các vấn đề liên quan đến DA đầu tư như đảm bảo tiêu chuẩn quy phạm kĩ thuật và chất lượng công trình, đánh giá việc thực hiện quyết toán công trình và giá trị tài sản cố định mới phát triển, xác định các nguyên nhân phát sinh khối lượng hay điều chỉnh thiết kế trong quá trình thực hiện đầu tư xem xét căn cứ pháp lý tính khả thi về mặt kĩ thuật và mức chi phí các giải pháp khắc phục những yếu tố phát sih trong quá trình thực hiện DA
-Đánh giá qus trình khai thác vận hành dự án cần phải được thực hiện vào những thời điểm thích hợp như khi DA mới đưa vào khai thác sử dụng hay khi đạt được công suất thiết kế về nội dung đánh giá đánh giá quá trình khai thác và vận hành dự án bao gồm đánh giá hiệu quả đầu tư trên cơ sở so sánh chi phí và kết quả thực tế đạt được trong quá trình khai thác và vận hành phân tích tác động đối với DA về mặt sử dụng đất đai chính sách về tài chính XH, MT năng lực quản lý chủ đầu tư, biến động của thị trường tới hiều quả của dự án
II)Hoạt động giám định do các tổ chức KTXH thực hiện
1)Hình thức tổ chức
Có thể là một công ty giám định , một phòng chuyên môn trực thuộc viện nghiên cứu, một trường đại học, công ty tư vấn thuộc lĩnh vực xây dựng
2)Điều kiện thành lập
PHải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật phải được cơ quan giám định nhà nước chấp thuận và phê duyệt phải có giấy phép hành nghề , phạm vi hoạt động, phải có giấy phép đăng kí KD đúng quy định của nhà nước, đúng quy định của pháp luật
3)Nhiệm vụ
Giám định do các tổ chức KTXH thực hiện có nhiệm vụ
-Có thể thực hiện giám sát đối với dự án (có thể là hạng mục công trình)
-Có thể giám sát đối với từng bộ phận của từng công trình
-Có thể giám định giám sát theo giai đoạn như là giai đoạn lập dự án, giai đoạn thực hiện dự án, hồ sơ, thiết kế TC
4)Đặc điểm của giám định do các tổ chức KTXH thực hiện là nhằm vào hoạt động của các tổ chức thiết kế của các đơn vị thi công thực hiện giám định ngang có tính quy mô, có tính ủy thác, có tính độc lập, công bằng, trung thực khách quan
5)Pháp quy và nguyên tắc của công tác giám định xây dựng
PHáp quy là phải căn cứ vào hệ thống văn bản pháp quy cụ thể là về pháp luật về các nghị định thông tư các tiêu chuẩn quy phạm quy trình
Nguyên tắc: xem trong luật xây dựng
Tuân theo nguyên tắc chung của hoạt động xây dựng ngoài ra có các lời khuyên
+Chấp hành đúng đắn quy định của pháp luật như quy định của nhà nước, địa phương,các tiêu chuẩn quy phạm phải công bằng trung thực khoa học và biết giữ gìn lợi ích của nhà nước
+Không cho phép có những quan hệ thuộc về quản lý, KT với chủ đầu tư đối với nhà thầu với đơn vị chế tạo thiết bị cung ứng vật liệu không được phép cùng KD với những đơn vị này
+Không được phép chuyển nhượng , không cho phép đơn vị khác giả danh giám định để hành nghề, không được vượt qua quyền hạn vượt quá quan hệ trong hợp đồng
+Nếu giám định không tốt để xảy ra sự cố hoàn toàn chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trước chủ đầu tư và pháp luật
6)Cơ cấu tổ chức và thành phần nhân viên về giám định XH
*Cơ cấu tổ chức: căn cứ vào
-Đặc điểm của từng loại CT, quy mô CT
-Đối với công trình quy mô nhỏ quản lý không phức tạp -> mô hình cơ cấu 2 cấp (hình vẽ)
-Đối với công trình quy mô lớn phức tạp -> mô hình cơ cấu 3 cấp
* thành phần nhân viên
-Nhân viên giám định các cấp 10% là người có trình độ chuyên môn cao(kĩ sư, hoặc trình độ đại học) PHải có kinh nghiệm trong công tac thiết kế và thi công, tinh thông về mặt pháp luật
-Nhân viên giám định trung cấp 60% kĩ sư có kinh nghiệm nhưng phải có năng lực giải quyết những vấn đề về kĩ thuật am hiểu pháp luật và hiểu biết quản lý hợp đồng
-Nhân viên giám định sơ cấp 20% không nhất thiết là kĩ sư nên là thợ bậc cao
-Nhân viên quản lý hành chính 10%: nghiệp vụ văn phòng, thành thạo quay phim chụp ảnh
7)Nhân cách của người làm công tác giám định
Đòi hỏi những nhân viên làm việc trong lĩnh vực này đòi hỏi có chuyên môn vững vàng có phẩm chất đạo đức
+Được đào tạo một cách có hệ thống về chuyên môn nghiệp vụ (VD như tốt nghiệp đại học)
+Được tuyển chọn theo đúng quy chế, thường xuyên sàng lọc về chuyên môn
+Thường xuyên tìm hiểu nắm vững về pháp luật phải có tính nguyên tắc khi thực hiện nhiệm vụ, phải có thái độ khoa học khi xem xét sự việc, tôn trọng khách quan phản ánh trung thực các kết quả giám định, phải biết lắng nghe ý kiến các đối tác, có thái độ hợp tác trong công việc không bị ràng buộc về kinh tế đối với các bên tham gia
8)Xây dựng chế độ trách nhiệm trong công tác giám định
*Căn cứ vào cơ cấu giám sát ( giám định)
-Đối với kĩ sư trưởng giám định
+Duy trì được mối quan hệ mật thiết vơi CDT
+là người đại diện để liên hệ với đơn vị nhà thầu
+Giúp cho chủ đầu tư và đơn vị nhầ thầu kiểm tra điều kiện để công trình được phép khởi công
+Kí xác nhận nhà thầu phụ do nhà thầu chính giao
+Là người đứng ra giàn xếp giữa các tranh chấp của CDT và nhà thầu
+Tạo điều kiện cho các đơn vị thiết kế, đơn vị nhà thầu nghiệm thu theo quy định
+Thực hiện báo cáo các kì
-Đối với kĩ sư giám định lĩnh vực
+Chấp hành nghiêm túc các văn bản giám định
+thực hiện tốt nhiệm vụ kĩ sư trường giao phó quản lý tốt nhân viên dưới quyền mình
+PHải phối hợp công tác với đơn vị nhà thầu để kiểm soát kiểm tra những công việc sau
+kiểm tra kế hoạch tiến độ thi công
+Kiểm tra về kĩ thuật máy móc thiết bị khi đưa đến hiện trường
+kí xác nhận những công tác có khối lượng đã hoàn thành theo quy chuẩn
+bảo quản các tài liệu khi thực hiện trên công trường thường xuyên báo cáo công việc mình thực hiện được đối với kĩ sư trưởng
-Đối với nhân viên giám định khác
+Đòi hỏi có nghề chuyên môn theo từng nghề thực hiện giám sát trên công trường
Nhiệm vụ là thường xuyên có mặt tại hiện trường
->Thực hiện ghi chép nhật kí
*dựa theo 3 khống chế
-khống chế về chất lượng (3 giai đoạn)
+Giai đoạn 1: chuẩn bị thi công kiểm tra chặt chẽ các nguồn lực khi đưa đến hiện trường: nhân công, vật liệu, máy móc thiết bị thi công
Kiểm tra chất lượng thiết kế TCTC (biện pháp thi công)
Kiểm tra điều kiện công trình được phép khởi công
+giai đoạn thi công (2): kiểm tra , đảm bảo chất lượng
Phát hiện kịp thời sai sót -> sửa chữa
+giai đoạn nghiệm thu ( 3)
Căn cứ vào quy phạm, tiêu chuẩn làm thước đo
Nghiệm thu theo đúng trình tự, kí xác nhận những sản phẩm đã hoàn thành
-Khống chế về tiến độ
+Xác định ngày khởi công và khởi công đúng quy định, kiểm tra đúng kế hoạch, tiến độ thi công và thực hiện đúng.Kiểm tra những công việc kéo dài và kĩ xác nhận nguyên nhân kéo dài thực hiện
+tính toán kí xác nhận theo tiêu chuẩn
+Kiểm tra những thay đổi các điều khoản thi công quy phạm trong hợp đồng
Chương 3:Giám sát thi công CTXD
1)hợp đồng kinh tế : là văn bản thỏa thuận xác định rõ môi quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các pháp nhân để thực hiện mục tiêu kinh tế nhất định.Chủ thể của hợp đồng là các pháp nhân có liên quan
1.1)phân loại: hợp đồng trong hoạt động xây dựng theo chức năng cương vị hoạt động gồm các loại sau
-Hợp đồng tư vấn, tư vấn KT, vật tư , thiết bị
-Hợp đồng kiểm định
-Hợp đồng về thẩm định
-Hợp đồng khảo sát
->theo giai đoạn các vấn đề cần thực hiện có thể chia ra
-Hợp đồng tư vấn thẩm định trong việc hoạch định quyết sách đầu tư
-Hợp đồng tư vấn lựa chọn đối tác, nhà thầu thực hiện các công việc khác nhau trong quá trình đầu tư xây dựng
-Hợp đồng quản lý dự án
-Hợp đồng tư vấn theo giai đoạn từng công việc cụ thể
-Hợp đồng theo dõi kiểm tra giám sát thực hiện hợp đồng của các bên tham gia
1.2)Ý nghĩa
+hợp đồng kinh tế là một văn bản mang tính pháp luật và thiết lập hợp đồng kinh tế là một hành vi pháp luật -> do vậy quan hệ giữa các bên tham gia trong hợp đồng thực tế là quan hệ pháp luật , thể hiện ở quan hệ giữa quyền lợi , giữa những đương sự
1.3)ND cơ bản của hợp đồng kinh tế
+thể hiện được mục tiêu + trách nhiệm + số lượng + chất lượng các ràng buộc thu chi , thời hạn hợp đồng phương thức hợp đồng, trách nhiệm + quyền lợi + nghĩa vụ
1.4)Yêu cầu có tính nguyên tăc
II)Khống chế tiến độ thi công công trình
• Trong giai đoạn mời thầu thường thực hiện các công việc sau
-Lập hồ sơ mời thầu
-Kiểm tra lại giá gói thầu
-Tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu
-Kí kết hợp đồng giữa CDT và nhà thầu
Những công việc nêu trên cần phải được sắp xếp theo đúng trình tự xác định thời gian thực hiện từng công việc tổ chức thực hiện đúng thời gian quy định
*Khống chế thời hạn thi công
-Tiến hành kiểm tra chặt chẽ kế hoạch tiến độ thi công của đơn vị nhà thầu đã đề xuất
(Hình vẽ)
Mục đích làm rõ công trình thi công đến mức độ nào để có biện pháp điều chỉnh cho kịp thời, mục đích là đạt được đúng tiến độ thời hạn mà kế hoạch thi công đã vạch ra
-Khống chế tiến độ TCCT là tuần hoàn có tính chu kì sau mỗi vòng ta lại có những điều chỉnh bổ sung và lại có kế hoạch thi công hợp lý hơn
(hình vẽ)
Khi thực hiện khống chế tiến độ thii công trên công trường
Chú ý
+Phải theo dõi từng quá trình sản xuất
+sự liên quan giữa các quá trình đó với nhau
+trình tự thực hiện
+THời gian thực hiện từng công việc
+Khi kiểm tra phải lấy cơ sở là các tiêu chuẩn quy phạm để đánh giá
+Khi phát hiện những sai lệch( do vi phạm tiêu chuẩn kĩ thuật, tính an toàn) bắt buộc ta phải có những phương án điều chỉnh bổ sung kịp thời
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top