Phần Không Tên 31
vì muốn đám cưới thuận lợi mọi người vui vẻ, tôi và thầy B đều không nói,cư xử bình thường
thằng Tí xum xoe với con Thỏ đúng kiểu cái gì cùng dòng sẽ hút nhau vậy,Thỏ về chỉ vài ngày nhưng tôi nhận ra con giặc rất thông minh,nói nó hiểu rất nhanh,nếu nói mặt trời chân lý chói qua tim là giác ngộ cách mạng thì con bé này nó đỉnh kout giác ngộ Tâm Linh
Đám cưới Tuấn tổ chức ở 1 khách sạn lớn của Tỉnh,ngay trung tâm thành phố,mọi người ai cũng vui vẻ chúc phúc cho 2 đứa nó,tôi cũng mừng cho chúng nó nhưng trong tôi lại đầy nỗi lo lắng vô hình, gia đình nó có thể do ăn ở tốt đám cưới dự tính 120 bàn làm dư thêm vài bàn mà vẫn thiếu,trên đó ngồi 1 bàn 8 người luôn
ngày cưới tuấn mà tôi nghĩ đến bà,tôi cảm thấy bà đã biết được chuyện gì đó,bà nói với tôi rất nhiều về việc thời gian không còn nhiều, nói không chờ được đến ngày tôi lây vợ và sẽ dạy cho tôi những thứ có thể giúp đỡ và bảo vệ tôi sau này.bà trầm ngâm hẳn so với ngày đầu tôi gặp bà
hôm cưới chụp ảnh gia đình kéo tôi ngồi ngay sát bên bà,bà không gọi ai lại chụp ảnh riêng cùng mà chỉ kéo tôi ngồi cạnh.,tôi nhớ mãi ánh mắt buồn của bà khi ấy,nụ cười hột na
xong xuôi đám cưới mọi người mệt nhoài,còn gia đình mang đồ dư về nhà ăn,thiếu cỗ phải nhường bàn gđ cho khách, " Thị Phi"đứng sẵn chờ đồ ăn như tôi hứa.xới bát cơm ít thức ăn mang ra ngoài thắp nén nhang mà hít lấy hít để,nhiều vong xung quanh đó cũng tới hưởng theo.trời ạ. chỉ chốc lát mà chén cơm lạnh y như tôi cất tủ lạnh đem ra vậy
nhân tiện tôi nhờ các vong ở đấy trông nhà trông cửa giúp,không để cho cô Lèng hay bác K vào. hoặc biết họ tới thì báo cho chúng tôi biết,và họ đồng ý chỉ với yêu cầu đơn giản ngày 1 và 15 cúng gia tiên,ngày 2 và 16 âm cúng cho họ,tôi đồng ý và nói lại với Nhung,sau này cúng vào 2 ngày đó ở ngoài sân cho họ
người Âm rất công bằng,họ hứa là họ sẽ làm,đêm ấy khi tôi đang ngủ bị giật chân mà tỉnh
- "dậy đi,thằng Tù sắp đến rồi đấy" - ý nói bác K
thầy B cũng nghe thấy người âm nhắc tôi,tỉnh dậy bốc 1 nắm muối trắng ngậm trong miệng phì ra trước cửa,các vong mất hình đi núp ngay
tôi và thầy B nhìn qua khe cửa gỗ theo dõi tình hình,bà tỉnh dậy ra ngoài nhìn tôi và biết tôi và thầy B đang nhìn gì,bà đốt ngay vài cây hương liệu làm chú che mắt người âm rồi vào giường
bác K cứ đứng ngoài sân nhìn vào nhà nhưng miệng không nói câu nào,mỗi khi không nói lại bị mổ thật đau vào người vô cùng đau đớn,
đứng 1 hồi thầy B bảo tôi đi ngủ,ngay sáng mai 6h phải nói chuyện với bà,về quê phả độ vong linh gia tiên,xám hối xin lỗi phả độ cho cả những người bị vợ chồng ông Sùng sai người giết hại
nghe thấy tôi và thầy B nói chuyện,bà ra ngoài nói chuyện luôn,quyết định đến miếu thiêng và khu vực ngày xưa Pháp khai thác và bắt giết đồng bào nô lệ
6h sáng mọi người chưa dậy tôi đã chở bà,thằng tý và thầy B vào xã
Mỗi khi nhắc đến ngôi miếu này, người dân vẫn rùng mình về ký ức kinh hoàng của những vụ thảm sát đẫm máu từ những thập niên đầu của thế kỷ XX.
Từ thị trấn Nguyên Bình, chúng tôi vượt 20km đường núi để đến được ngôi miếu hoang linh thiêng chuyên "bắt người" ở ngọn núi Phia Oắc.
Giữa thung lũng hoang vu, những ngôi biệt thự cổ từ đầu thế kỷ XIX hiện lên hoang sơ và cổ kính.
Dân làng cho hay, thực dân Pháp xây dựng những ngôi biệt thự để nhằm phục vụ cho việc khai thác quặng và giám sát công nhân. Chúng tôi giật mình khi đứng trước ngôi miếu hoang tĩnh mịch.
Ngôi miếu được xây bằng đá núi và gạch đỏ, màu rêu phong cổ kính đã bao phủ thành từng đám dày cộp, dương xỉ đã phủ kín mái. Bên trong ngôi miếu, một số vật dụng thờ cúng đã bị mục nát, hư hỏng theo thời gian.
Nhiều người dân cho rằng, "thần miếu" sẽ bắt những ai dám cả gan xâm phạm đến ngôi miếu.
Cụ trong làng kể lại: "Mặc dù đã hoang phế từ gần trăm năm nay nhưng ngôi miếu vẫn rất thiêng.
Cách đây 50 năm, bố tôi vào Phia Oắc đi mót quặng, chặt củi, khi đến ngọn núi nơi có miếu thiêng tọa lạc, do không sợ ma mãnh, quỷ thần gì nên ông đã đứng cạnh ngôi miếu đi vệ sinh.
Sau đó, ông bình thản vác bó củi ra về, không ngờ vừa bước chân ra khỏi ngôi miếu, ông bị trượt chân ngã lăn từ trên đỉnh núi xuống, ông bị gãy chân, chấn thương sọ não, cây rừng đâm trúng phổi.
Tôi đưa bố về nhà được hai hôm thì ông mất. Mọi người bảo rằng, do ông đã coi thường thần miếu nên mới bị trừng phạt đến thê thảm như vậy".
Từ đó, người dân vẫn quen gọi miếu hoang này là miếu báo oán. Thực ra chuyện ông bố cụ Thơm trượt chân ngã dẫn đến cái chết chỉ là sự ngẫu nhiên không phải chuyện thần đền trừng phạt như mọi người vẫn quen gọi.
Chuyện miếu báo oán trong rừng Phia Oắc thỉnh thoảng "bắt người" là chuyện chẳng có gì lạ lẫm.
Trước đây, khi thực dân Pháp còn khai thác quặng, chúng đã giết quá nhiều công nhân nên cũng bị "thần miếu" trừng phạt.
Năm 1939, có một tên quan Pháp giết chết hai công nhân, hắn trèo lên ngọn núi nơi miếu thiêng tọa lạc để quan sát tình hình, bị trượt chân và ngã lăn xuống chân núi. Cú ngã đã vô tình cướp cò súng, viên đạn găm từ cằm lên đến đầu tên Pháp, hắn chết ngay tại chỗ.
Người dân sống cạnh khu rừng Phia Oắc cho rằng, ngôi miếu này rất thiêng. Họ vẫn thường đồn rằng, nếu ai có hành vi xâm phạm đến miếu thì đều bị trừng phạt. Người dân trong làng không ai dám bén mảng đến gần ngôi miếu hoang này, trẻ em chăn trâu cũng chẳng dám lùa trâu qua cánh rừng này. Từ trước đến giờ, chưa ai dám chặt cây cạnh miếu.
vậy là chúng tôi phải tìm đúng địa điểm mà vợ chồng ông Sùng giết hại,còn ngôi miếu này ắt hẳn sức của mấy người chúng tôi không thể mạo phạm được rồi
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top