Phần 3
CHƯƠNG 4. HỆ TUẦN HOÀN
1. Máu
Máu thuộc loại mô liên kết . Trong máu chứa các tế bào máu, các mảnh tế bào và huyết tương. Máu lưu thông trong tim và các mạch máu. Máu chiếm khoảng 8% khối lượng cơ thể.
Chức năng của máu
(1) Chức năng Vận chuyển
- Vận chuyển khí (CO2 và O2)
- Vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất điện giải và nước từ đường tiêu hoá đến các mô bào và các chất thải từ các mô bào đến thận cho quá trình lọc nước tiểu.
- Vận chuyển vitamin D, axit lacộtic, hormon...
(2) Chức năng duy trì
- Máu động vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi, là dung dịch của các loại hormon, enzyme.
- Duy trì cân bằng chất điện giải
- Điều hoà thân nhiệt
- Hàn gắn vết thương và giúp cho quá trình phục hồi chức năng.
(3) Chức năng bảo vệ
- Máu đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch giúp chống lại các tác nhân bên ngoài như với sinh vật và chất độc. Các thành phần của Máu:
(1) Huyết tương (plasma) chứa các protein huyết tương (plasma proteins) bao gồm albumin, globulin và fibrinogen. Ngoài ra trong huyết tương còn có các ion, chất dinh dưỡng, các chất thải của quá trình trao đổi chất, khí và các thành phần lưu thông trong máu.
(2) Các thành phần hữu hình trong máu (formed elements) bao gồm:
- Hồng cầu.
- Bạch cầu gồm các bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, lâm ba cầu và bạch cầu đơn nhân.
- Tiểu cầu.
2. Tim
Tim động vai trò như một cái bơm vừa hút vừa đẩy máu lưu thông trong các mạch máu. Tim bên phải thu máu từ các cơ quan đi về theo hệ tĩnh mạch và bơm máu theo vòng tuần hoàn phổi đưa máu đến phổi ( phổi diễn ra quá trình thải CO2 và nhận O2 sau đó trở về tim qua tâm nhĩ trái).
2.1. Vị trí
Tim là một khi hình nón lộn ngược (đáy trên; đỉnh dưới) nằm trong lồng ngực, chéo từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ phải sang trái trong khoảng xương sườn từ 3-6.
2.2. Hình thái ngoài
Mặt ngoài tim có một rãnh vành tim chạy vòng quanh tim chia tim thành hai nữa, nữa trên là khối tâm nhĩ hơn. Nữa dưới là khối tâm thất.
2.2.1. Khối tâm thất :
Là phần nằm dưới rãnh vành tim. Khi này có hai mặt, hai cạnh, một đáy, một đỉnh.
- Mặt phải tròn trơn có một rãnh mạch quản đi đến đỉnh tim và song song với trục tim chứa nhánh động mạch vành phải và tĩnh mạch vành phải. Rãnh này chia mặt phải làm 2 phần: phần trước thuộc tâm thất phải, phần sau thuộc tâm thất trái.
- Mặt trái có một rãnh mạch quản đi chéo với đường trục của tim nhưng không
đi đến đỉnh tim.
- Các cạnh đều tròn trơn.
+ Cạnh trước (thuộc tâm thất phải) cong chéo về sau
+ Cạnh sau (thuộc về thất trái ) ngắn hơn, gần như động thẳng.
- Đỉnh tim tròn, mềm, cong sang trái thuộc thất trái.
- Đáy tim chính là rãnh vành tim tiếp tục với khi tâm nhĩ trên.
2.2.2. Khối tâm nhĩ
Nằm phía trên rãnh vành tim, trùm lên đáy tâm thất, ôm lấy động mạch chủ ngực. Khi tâm nhĩ gồm hai phần:
Tâm nhĩ phải phía trước, nhận tĩnh mạch chủ trước và tĩnh mạch chủ sau đi về.
Tâm nhĩ trái tiếp nhận từ 4-8 tĩnh mạch phổi đi về.
2.3. Hình thái trong
Trong tim có một vách ngăn dọc theo trục chia tim thành 2 nữa: tim phải chứa máu đỏ thẩm và tim trái chứa máu đỏ tươi. Phần ngăn cách giữa hai tâm nhĩ là vách liên nhĩ. Phần ngăn giữa hai tâm thất là vách liên thất.
* loài động vật bậc thấp trên vách liên nhĩ có lỗ botan thông giữa hai tâm nhĩ.
2.3.1. Xoang tim phải : Gồm tâm nhĩ phải trên và xoang thất phải dưới.
2.3.1.1 Tâm nhĩ phải:
Nằm trên tâm thất phải, trước tâm nhĩ trái. Thành phải tiếp nhận 2 lỗ đi về của tĩnh mạch chủ trước và tĩnh mạch chủ sau. Thành trái phía trước, trơn, không có lỗ thông. Thành dưới thông với thất phải qua lỗ nhĩ thất phải có van 3 lá. Thành sau là vách liên nhĩ có vết tích của lỗ botan.
2.3.1.1.Tâm thất phải gồm 2 thành một đáy, một đỉnh.
- Thành trước mỏng, cong lõm.
- Thành sau cong lồi, là mặt trước vách liên thất. Trên thành xoang chứa các mấu lồi cơ là chân cầu. Có 3 loại chân cầu:
+ Chân cầu loại 1 là ba cột thịt hình tháp đáy rộng, đỉnh nhô cao làm chỡ bám cho các dây gân của van tim.
+ Chân cầu loại 2 là những sợi cơ chạy ngang nối 2 thành tim với nhau có tác dụng chống giãn tim.
+ Chân cầu loại 3 là những cột thịt tròn hoặc dài khắc trạm lên thành tim
- Đáy là vách ngăn giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, có 2 lỗ quan trọng: lỗ nhĩ thất phải và lỗ động mạch phổi.
+ Lỗ nhĩ thất phải nằm phía trước, to hơn , hình vành khuyên cấu tạo bởi một vòng nhận sợi làm chỗ bám cho van nhĩ thất phải hay van 3 lá gồm 3 lá hình tam gọiác. Cạnh trên các lá bám vào vòng nhận sợi, đỉnh quay xuống dưới đính với các chân cầu loại một không cho máu chảy ngược lên tâm nhĩ khi tâm thất co lại.
+ Lỗ động mạch phổi nhỏ hơn, nằm bên trái lỗ nhĩ thất. Lỗ có van động mạch phổi gồm ba lá giống tổ chim nên còn gọi là van 3 lá tổ chim hay van bán nguyệt.
Tác dụng: không cho máu chảy ngược t động mạch phổi về tâm thất.
- Đỉnh tâm thất phải không đi đến đỉnh tim mà còn cách khoảng 2-3 cm.
2.3. 2. Xoang tim trái
2.3. 2.1. Tâm nhĩ trái:
Nằm trên tâm thất trái, sau tâm nhĩ phải. Thành trơn nhẵn, dày. Tâm nhĩ trái tiếp nhận 4-8 lỗ đi về của tĩnh mạch phổi. Thành dưới thông với thất trái qua lỗ nhĩ thất trái.
2.3.2.2.Tâm thất trái: hình nón, nằm bên trái và phía sau thất phải.
Thành dày khoảng 3-4cm. Trên thành xoang cũng có 3 loại chân cầu. Đỉnh có thành rất dày thuộc đỉnh tim. Đáy có 2 lỗ thông: lỗ nhĩ thất trái và lỗ động mạch chủ ngực.
- Lỗ nhĩ thất trái gần giống lỗ nhĩ thất phải nhưng nhỏ hơn. Lỗ này có van nhĩ thất trái gồm 2 lá (còn gọi là van 2 lá). Lá trước to hơn lá sau, ngoài ra còn có các lá phụ. Cả 2 lá có từ 6-8 dây gân bám vào đỉnh 2 chân cầu loại 1.
- Lỗ động mạch chủ ngực nằm giữa lỗ nhĩ thất phải và lỗ động mạch phổi. Có van 3 lá tổ chim như lỗ động mạch phổi.
Hoạt động của van nhĩ thất trái và van động mạch chủ ngực giống như van nhĩ thất phải và van động mạch phổi và xảy ra cùng thời điểm.
Cấu tạo một số lát căt của tim động vật
Hệ thần kinh tự động của tim
So sánh các đặc điểm chính hai nữa của tim
Xoang tim phải (tâm nhĩ phải& tâm thất phải)
Xoang tim trái
Tâm
Nhĩ
*trên tâm thất phải, trước tâm nhĩ trái, có thành xoang mỏng:
* Thành phải có 2 lỗ đi về của tĩnh mạch chủ trước và tĩnh mạch chủ sau
* Thành trái phía trước, trơn, không có lỗ thông.
*Thành dưới thông với thất phải qua lỗ nhĩ thất phải có van 3 lá.
*Thành sau là vách liên nhĩ có vết tích của lỗ botan
*trên tâm thất trái, sau tâm nhĩ phải.
*Thành trơn nhẵn, dày hơn nhĩ phải. Thành sau hình thành môt túi kín .Tâm nhĩ trái tiếp nhận 4-8 lỗ đi về của tĩnh mạch phổi
* Thành dưới thông với thất trái qua lỗ nhĩ thất trái.
Tâm
thất
*Thành trước mỏng, cong lõm.
* Thành sau (mặt trước rãnh liên thất) cong lồi . Trên thành xoang chứa các mấu lồi cơ gọi là chân cầu. Có 3 loại chân cầu:
+ Chân cầu loại 1 là ba cột thịt hình tháp đáy rộng, đỉnh nhô cao làm chỡ bám cho các dây gân của van tim;
+ Chân cầu loại 2 là những sợi cơ chạy ngang nối 2 thành tim với nhau có tác dụng chống giãn tim.
+ Chân cầu loại 3 là những cột thịt tròn hoặc dài khắc trạm lên thành tim
*Đáy là vách ngăn giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, có 2 lỗ quan trọng: lỗ nhĩ thất phải và lỗ động mạch phổi
*Lỗ nh thất phải cấu tạo bởi một vòng nhận sợi làm chỡ bám cho van nhĩ thất phải hay van 3 lá hình tam giác. Cạnh trên các lá bám vào vòng nhận sợi, đỉnh quay xuống dưới đính với các chân cầu loại một không cho máu chảy ngược lên tâm nhĩ khi tâm thất co lại.
* Lỗ động mạch phổi nh hơn, bên trái lỗ nhĩ thất có van động mạch phổi ba lá giống tổ chim én nên còn gọi là van 3 lá tổ chim hay van bán nguyệt không cho máu chảy ngược từ động mạch phổi về tâm thất.
*Đỉnh tâm thất phải không đi đến đỉnh tim mà còn cách khoảng 2-3 cm.
* Có hình nón, nằm bên trái và phía sau thất phải.
*Thành dày khoảng 3-4cm vì vậy tâm thất trái co bóp để đẩy máu đi khắp cơ thể. Trên thành xoang cũng có 3 loại chân cầu.
* Đỉnh có thành rất dày thuộc đỉnh tim.
* Đáy có 2 lỗ thông: lỗ nhĩ thất trái và lỗ động mạch chủ ngực .
* Lỗ nhĩ thất trái gần giống lỗ nhĩ thất phải nhưng nhỏ hơn, có van nhĩ thất trái gồm 2 lá (gọi là van 2 lá, lá trước to hơn lá sau, ngoài ra còn có các lá phụ, cả 2 lá có từ 6-8 dây gân bám vào đỉnh 2 chân cầu loại 1).
* Lỗ động mạch chủ ngực giữa lỗ nhĩ thất phải và lỗ động mạch phổi, có van 3 lá tổ chim như lỗ động mạch phổi. Hoạt động của van nhĩ thất trái và van động mạch chủ ngực giống như van nhĩ thất phải và van
động mạch phổi và xảy ra cùng thời điểm.
2.4. Cấu tạo tim
Tim được cấu tạo bởi cơ, màng trong và ngoài tim, mạch quản thần kinh.
2.4.1. Cơ tim: Tạo nên vách các xoang tim.
Cơ tâm thất dày, chắc. Cơ tâm nhĩ mỏng hơn. Cơ tim gồm các bó sợi hình vòng cuốn 2 đầu bám vào các vòng nhận sợi bao quanh các lỗ nhĩ thất và các lỗ động mạch tạo thành khung của cơ tim. Bó trong vòng nhận sợi tách ra các mảnh sợi tạo thành các lá van tim (van hai lá, van ba lá, van tổ chim). Tim có tính co bóp tự động bởi vì cơ tim chia làm 2 loại sợi: sợi co bóp và sợi pha thần kinh.
(1) Sợi cơ co bóp: Bao gồm các tế bào cơ tim.
- Cơ tâm nhĩ: Gồm 2 loại sợi, sợi chung và sợi riêng.
Các sợi riêng hai đầu bám vào một vòng nhận nhĩ thất tạo nên vách của mỗi tâm nhĩ và vách liên nhĩ. Sợi chung là 2 băng cơ chạy ngang, mỗi đầu sợi bám vào một đầu vòng nhận nhĩ thất. Sợi chung bao chung cả 2 tâm nhĩ.
- Cơ tâm thất: Gồm 3 lớp cơ
Lớp ngoài là các sợi chun chạy chéo, bám từ vòng nhận nhĩ thất bên này đi xuống đỉnh tim uốn thành hình số 8 rồi đi lên trên bám vào vòng nhận nhĩ thất bên kia làm thành cái túi bao chung cả hai tâm thất .
Lớp trong có các sợi riêng chạy chéo, một đầu bám vào vòng nhận nhĩ thất, đi xuống đỉnh tim quay lên bám vào phía đối diện của cùng vòng nhận ấy. Các sợi riêng áp lưng vào nhau tạo nên vách liên thất và tạo thành một cái túi riêng cho mỗi tâm thất. Lớp giữa gồm các sợi cơ chạy vòng ngược chiều với lớp ngoài tạo thành cái bao chung cho 2 túi tâm thất, trừ phần đỉnh tim.
(2) Sợi cơ pha thần kinh:
Tạo nên một mạng lưới nằm lên trong sợi cơ co bóp. Có chức năng điều hoà sự co bóp của các buồng tim . Hệ thống cơ pha thần kinh gồm các nút & các bó sợi. Nút Ket và Flac (Keith-Flack node) hay nút xoang nằm trong thành xoang tĩnh mạch ngay dưới nối tâm mạc (nơi tĩnh mạch chủ trước và sau đi về tâm nhĩ phải ). Các sợi từ nút này đi về hai tâm nhĩ và vách liên nhĩ qua lỗ Botan đến liên hệ với nút thứ hai. Nút Atchoff-Tawara hay nút nhĩ thất nằm trên vách nhĩ thất gần lá trong của van 3 lá (tim phải) và lỗ xoang tĩnh mạch vành. Nút này tập trung các kích thích, xuống động truyền từ tâm nhĩ xuống. Bó Hiis từ nút atchoff-tawara đi trong vách liên thất dưới màng nối tâm mạc, đến đỉnh tim thì chia làm 2 bó: bó phải và bó trái đi vào vách tâm thất phải và trái phân thành các sợi nhỏ kết thành mạng lưới trong các sợi cơ tâm thất gọi là mạng sợi Purkinje (Purkinje fibers). B Hiss, và sợi Purkinje dẫn truyền kích thích từ vách nhĩ thất xuống tâm thất.
2.4.2. Màng trong tim hay nội tâm mạc
Lót trong thành các xoang tim và tiếp xúc với máu đồng thời nối tiếp với lớp nội mạc của động mạch phổi, động mạch chủ ngực, lên cả các van tim.
2.4.3. Màng ngoài tim hay ngoại tâm mạc
Gồm bao sợi ngoài và bao thanh mạc trong.
(1) Bao thanh mạc: gồm lá thành và lá tạng.
- Lá tạng hay màng trên tim: Phủ mặt ngoài cơ tim. Khi đến các mạch quản thì nó gộp lại và tiếp tục bằng lá thành. Các mạch quản lên đáy tim có một phần nằm trong và một phần nằm ngoài bao thanh mạc.
- Lá thành ngoài lá tạng, áp sát vào bao sợi.
* Giữa lá thành và lá tạng tạo nên một xoang màng tim là xoang ảo. Chứa ít dịch trong, nhận làm giảm ma sát giúp tim hoạt động dễ dàng. Bao sợi là tổ chức sợi liên kết do phúc mạc giữa tạo thành, nó bao bọc ngoài bao thanh mạc. Phần kéo dài của bao sợi tạo thành các dây chằng để giữ cho tim vị trí nhất định.
2.4.4. Các động mạch nuôi tim
Hinh. Sơ đồ vòng tuần hoàn máu
Hai động mạch vành tim: động mạch vành phải và động mạch vành trái tạo nên một hệ thống riêng nuôi tim.
(1) Động mạch vành phải: Xuất phát từ phía trước ngựợc động mạch chủ ngực, đi về phía trước đến rãnh ngang của tim thì bẻ cong sang bên phải, về phía sau, đến rãnh dọc mặt phải của tim thì phân thành 2 nhánh: Nhánh thẳng động và rãnh nằm ngang.
Nhánh thẳng động đi theo rãnh dọc mặt phải tim. Trên đoạn đường đi phân các nhánh nhỏ về trước cho tim phải và về sau cho tim trái. Nhánh nằm ngang đi theo rãnh nhĩ thất rồi tiếp hợp với nhánh nằm ngang bên trái, phát ra các phân nhánh cho tâm nhĩ phải và đáy tâm thất phải.
(2) Động mạch vành trái: Xuất phát từ bên trái ngựợc động mạch chủ, luồn dưới ngực động mạch phổi ra ngoài rồi phát ra 2 nhánh thẳng đứng và nằm ngang. Nhánh thẳng đứng chạy theo rãnh dọc mặt trái, tắt dần khi đến gần đỉnh tim.
Dọc đường phát nhiều phân nhánh về phía trước cho vách tâm thất phải &nhánh phía sau cho tâm thất trái, các nhánh tiếp hợp với nhánh động động mạch phải. Nhánh nằm ngang chạy từ trước ra sau, trái sang phải trong rãnh nhĩ thất. Phát ra các nhánh lên trên cho tâm nhĩ trái, xuống dưới cho vùng đáy tâm thất trái.
* Như vậy tim được cấp máu bởi một vòng lưới động mạch vành tim: Một mạng lưới đi ra từ các nhánh nằm ngang; một mạng lưới đi ra t các nhánh thẳng động. Các nhánh của mạng lưới chỉ tiếp hợp với nhau qua hệ mao mạch nên các động mạch này không thể thay thế cho nhau được. Vì thế một trong các nhánh bị tắc nghẽn dễ dẫn đến người trễ tuần hoàn máu của quả tim.
2.4.5. Tĩnh mạch của tim
Các tĩnh mạch thu máu về đều đi vào tĩnh mạch vành lên. Tĩnh mạch vành lên chạy lên từ đỉnh tim, song song với nhánh động động mạch vành phải, quay về sau sang trái theo rãnh nhĩ thất và phình ra thành xoang vành rồi đi vào tâm nhĩ phải dưới lỗ đi về của tĩnh mạch chủ sau. Nhận máu từ tĩnh mạch chéo của tâm nhĩ trái, tĩnh mạch sau của tâm thất trái, các nhánh tĩnh mạch theo động mạch vành trái, nhánh của xoang vành, tĩnh mạch liên thất, tĩnh mạch tim bé.
2.5. So sánh tim của các loài gia súc
Nga
bò
Lợn
chó
Vị trí
trong khoảng xương sườn 3 - 6, đỉnh tim cách xương c 1-1,5 cm, cách cơ hoành 6-8 cm
trong khoảng
xương sườn 3-6, cách xương c2 cm, cách cơ hoành 2-5cm.
Trong khoảng
xương sườn 3-7
trong khoảng
sườn 3-7
Hình
thái
hình nón, đỉnh tim tù, đôi khi trong tim có mảnh sụn hình tam giác nằm bên phải động mạch chủ ngực và bị cột hoá
mặt sau của tâm thất trái có rãnh dọc phụ; mặt sau của tâm thất phải có thêm một tĩnh mạch.
Bò: có xương tim nằm giữa lỗ động mạch chủ ngực và lỗ động mạch phổi.
tim ngắn, to
ngang, đỉnh tim
hơi tù.
3. Các loại mạch:
Các mạch gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
Sự tuần hoàn máu trong các mạch chịu sự điều khiển của thần kinh thực vật. Trong vách mạch quản có các sợi sau hạch của thần kinh giao cảm và phó giao cảm, các cơ quan tự cảm: cơ quan thụ cảm áp lực và cơ quan nhận cảm hoá học.
3.1. Động mạch: Là những mạch dẫn máu từ tim đi tới các cơ quan mô bào. Tùy theo kích thước cấu tạo người ta chia làm 3 loại động mạch:
- Động mạch chủ có đường kính lên nhất.
- Động mạch có đường kính trung bình.
- Tiểu động mạch đường kính nhỏ là các phân nhánh của động mạch.
* Cấu tạo chung của thành động mạch gồm 3 lớp.
- Lớp trong là lớp nội mạc gồm những tế bào nội mô dẹp, bên dưới có màng liên kết sợi chun tạo thành các nếp gấp dọc.
- Lớp giữa là lớp dày nhất: có cấu tạo chủ yếu là các lá sợi chun (động mạch chun) hoặc cơ trơn ( động mạch cơ).
- Lớp ngoài mỏng.
* Các tiểu động mạch có thành mỏng cũng gồm 3 lớp: Trong cùng là nội mô; giữa là lớp cơ trơn mỏng; ngoài được bao bởi mô sợi xốp. Các động mạch xuất phát từ tim đường kính lên lên, khi phân chia nhánh thì nhỏ dần. Các mạch lên gần tim l phần lên là các động mạch chung. Các động mạch xa tim phải tự co bóp để đẩy máu đi vì thế chúng là các động mạch cơ. Tùy theo vị trí phân ra động mạch ngoài cơ quan và động mạch trong cơ quan.
Các động mạch ngoài cơ quan: đường kính to và phân nhánh thành các ĐM trong cơ quan.
3.2. Mao mạch
Là các mạch quản nhỏ nhất nằm trong các tổ chức, đường kính 5-15. Vách của mao mạch rất mỏng gồm: Lớp tế bào nội mô. Lớp màng đáy, lớp màng ngoài. Mao mạch là nơi trao đổi chất giữa máu với các mô, tế bào và nối với nhau thành hình mạng lưới.
3.3. Tĩnh mạch (veins)
Là những mạch dẫn máu từ các cơ quan về tim (ngược động mạch). Thành tĩnh mạch có cấu tạo tương tự thành động mạch, nhưng mỏng hơn, đặc bởi ít lớp cơ và các yếu tố đàn hồi kém phát triển.
- Càng xa tim đường kính các tĩnh mạch càng giảm vì vậy hình thành các tĩnh mạch lên (large veins), tĩnh mạch trung bình (medium veins) và tĩnh mạch nhỏ.
- Trong lòng tĩnh mạch có các van do lớp nội mạc và các màng sợi chun bên trong gấp nếp tạo thành. Van tĩnh mạch gần giống như van tổ chim tim nhưng dài hơn. Các van có tác dụng chỉ cho máu chạy một chiều về tim mà không chạy ngược lại. Van phát triển nhất các tĩnh mạch xa tim, đặc biệt là các tĩnh mạch chồi sau. Các tĩnh mạch nhỏ (đường kính <2mm như tĩnh mạch não hay tĩnh mạch tạng) ít khi có van. Các tĩnh mạch nhỏ nhất tiếp xúc với mao mạch có cấu tạo đơn giản là lớp nối mô và một màng liên kết mỏng. Ơ một số cơ quan, tĩnh mạch tạo nên các đoạn phình ra chứa máu gọi là xoang tĩnh mạch.
3.4. Liên hệ giữa động mạch và tĩnh mạch
- Động mạch dẫn máu đến các cơ quan, mô bào sau đó máu chảy trong mạng lưới mao mạch rồi vào các tĩnh mạch.tế bào
- Mao mạch là cầu nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
- Trong một số cơ quan, động mạch nhỏ còn liên hệ trực tiếp với tĩnh mạch qua cầu nối động tĩnh mạch: Động mạch phân làm hai nhánh, một nhánh phân thành hệ mao mạch còn một nhánh nối thẳng với tĩnh mạch.
- Một động mạch thường đi với một tĩnh mạch. Động mạch nhỏ sâu thường đi kèm với hai tĩnh mạch. dưới da, tĩnh mạch lại không có động mạch đi kèm.
- Động mạch và tĩnh mạch được nuôi dưỡng bởi các mạch nhỏ xuất phát ngay từ các mạch lên.
3.5. Sơ đồ tuần hoàn máu:
3.5.1. Tuần hoàn máu động vật trưởng thành
(1) Vòng tuần hoàn nhỏ hay vòng tuần hoàn phổi
Máu t tâm thất phải theo động mạch phổi đến phổi. Tại phổi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa các mao mạch quanh phế nang và các phế nang (máu nhận oxy và thải carbonic) Sau đó tậpp trung theo 4-6 tĩnh mạch phổi đi về tâm nhĩ trái.
(2)Vòng tuần hoàn lớn
Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ phân làm hai đường (động mạch chủ trước và động mạch chủ sau) đến các cơ quan trong cơ thể (trừ một vài nơi như lông, mỏng chân, màng cng của cầu mắt, tinh cầu...). các cơ quan diễn ra quá trình trao đổi, cung cấp chất dinh dưỡng cho mô bào qua hệ thống các mao mạch. Sau đó máu theo hệ thống các tĩnh mạch tập trung vào tĩnh mạch chủ trước và tĩnh mạch chủ sau đi về tâm nhĩ phải. Máu đến nuôi dưỡng các cơ quan thuộc hệ tiêu hoá sau khi thực hiện chức năng cung cấp dinh dưỡng, hấp thu dưỡng chất từ đường tiêu hoá tập trung đi về tĩnh mạch cữa, vào gan sau đ theo tĩnh mạch trên gan đi về tĩnh mạch chủ sau.
(3)Vòng tuần hoàn tim: Là một bộ phận của vòng tuần hoàn lớn
* Tất cả các vòng tuần hoàn đều tập trung về cơ quan trung tâm là tim.
3. Các mạch quản chính của cơ thể
3.1. Mạch quản vòng tuần hoàn nhỏ
(1) Động mạch phổi
Xuất phát từ tâm thất phải trước động mạch chủ ngực, đi lên phía trước hơi chếch sang trái, tới rốn phổi nó hơi uốn cong và chia làm 2 nhánh để phân vào 2 lá phổi:
(1) động mạch phổi phải dài và lớn hơn.
(2) động mạch phổi trái ngắn và nhỏ hơn. Trước khi phân nhánh, động mạch phổi được cột vào động mạch chủ ngực bởi dây chằng động mạch (là di tích của ng thông động mạch đã thoái hoá)
- Động mạch phổi phải nằm sau đoạn động mạch chủ ngực và tĩnh mạch chủ trước.
- Động mạch phổi trái nằm trước đoạn động mạch chủ sau.
Khi vào trong 2 lá phổi các động mạch phổi phân làm nhiều nhánh đi vào các thu phổi rồi phân thu phổi, tiểu thu phổi và các phế nang để thực hiện trao đổi không khí.
(2). Tĩnh mạch phổi (pulmonary veins)
Các mao quản phổi lên dần tập trung thành 4-8 tĩnh mạch phổi đi về 4-8 lỗ bên trái và bên phải của tâm nhĩ trái. Các tĩnh mạch phổi không có van thành mạch.
3.2. Mạch quản vòng tuần hoàn lớn
4.2.1. Động mạch
Động mạch chủ ngực: Xuất phát t tâm thất trái, đi lên trên về trước gọi là động mạch chủ lên (đoạn này rất ngắn và phát ra 2 động mạch vành tim để nuôi tim, sau đó tạo thành phình ĐM chủ).
4.2.2.Tĩnh mạch
- Tĩnh mạch chủ trước thu nhận máu vùng đầu, chi, các khí quan trong xoang nngực.
- Tĩnh mạch chủ sau: Thu nhận máu từ các tĩnh mạch vùng bụng các khí quan trong xoang bụng, sau đó đi về tâm nhĩ phải.
- Tĩnh mạch cữa thu hồi máu từ lách, tụy, ống tiêu hoá qua các tĩnh mạch lách, tĩnh mạch tụy, tĩnh mạch treo tràng trước, tĩnh mạch treo tràng sau để đi về gan (trong gan diễn ra quá trình điều chnh thành phần các chất và giải độc) sau đó máu qua tĩnh mạch trên gan đi vào tĩnh mạch chủ sau chạy rãnh trên gan.
- Tĩnh mạch vành: Tĩnh mạch vành lên thu hồi máu từ các tĩnh mạch hình thành xoang vành và đi về tâm nhĩ phải.
CHƯƠNG 5. HỆ HÔ HẤP
Mọi cơ thể sống đều hô hấp (hấp thu oxy từ môi trường và thải khí cacbonic, trừ một số vi khuẩn yếm khí sống được trong môi trường thiếu oxy). Bộ máy hô hấp đảm nhận chức năng này. Các cơ quan hô hấp bao gồm đường dẫn khí trong đó có xoang mũi, thanh quản, khí quản và cơ quan trao đổi khí là phổi.
1. Xoang mũi :
Hai xoang mũi là bộ phận ngoài cùng của đường hô hấp có nhiệm vụ lọc sạch, tẩm ướt, sưởi nóng không khí trước khi đưa vào phổi, đồng thời nó là cơ quan khứu giác.
Giới hạn xoang mũi: Phía trước là hai lỗ mũi. Phía sau thông với yết hầu và giáp tảng bên xương sàng. Phía dưới là mặt trên của vòm khẩu cái. Phía trên là xương mũi và các cơ vùng mặt. Thành trong là bức sụn ngăn giữa mũi.
1.1. Lỗ mũi: nares
Là cửa của hệ hô hấp, là nơi tiếp xúc với không khí bao gồm 2 cánh mũi trong và ngoài gấp nhau tạo thành góc lưng và góc bụng.
Cấu tạo: gồm 1 cốt sụn, lớp cơ, lớp da
- Cốt sụn ở trong cùng có hình dạng như cái neo tàu thuỷ, hai bên hình thành cánh mũi.
- Lớp cơ bao gồm một phần cơ nanh và cơ nâng riêng môi trên, cơ nở mũi trong, cơ nở mũi ngoài điều tiết hoạt động của mũi.
- Lớp da dày phủ ngoài, nhiều tuyến nhờn, không có lông, không giói hạn rõ ràng với niêm mạc mũi phía trong.
- Động mạch nuôi dưỡng: động mạch môi dưới là các nhánh của động mạch liên hàm và động mạch mặt. Tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch mặt.
- Thần kinh: TK mặt (TK VII) chi phối vận động. Nhánh hàm trên của TK V làm nhiệm vụ cảm giác.
1.2. Cấu tạo của xoang mũi
Xoang mũi gồm bộ phận nòng cốt là các xương, sụn và niêm mạc.
- Các xương hợp thành xoang mũi là xương mũi, xương hàm trên, xương liên hàm, xương sàng, xương lá mía.
- Sụn ngăn giữa mũi từ phiến thẳng đứng của xương sàng đến sụn đầu lỗ mũi, cạnh trên khớp với xương lá mía, dưới khớp với đường khớp trên của khẩu cái.
- Niêm mạc: Lót mặt trong xoang mũi và chia làm hai vùng:
+ Niêm mạc vùng hô hấp (respiratory region) ở phía trước, màu hồng, được phủ bởi lớp biểu mô phủ đơn trụ có lông rung hướng từ trong ra ngoài, xen kẽ có các tế bào hình đài tiết dịch nhày để bảo vệ, cản bụi và làm ẩm không khí.
Lớp đệm có các tuyến hình ống dẫn dịch nhầy ra xoang mũi.
Mạch quản có khả năng trương nở sưởi ấm không khí trước khi vào phổi.
+ Niêm mạc vùng khứu giác ở phía sau, màu vàng hoặc nâu. Biểu mô phủ có cơ quan thụ cảm cuả các tế bào thần kinh khứu giác. Lớp đệm ít các tuyến tiết chất nhờn.
- Mạch quản và thần kinh của xoang mũi: Nhánh của động mạch hàm và động mạch mặt.
Thần kinh cảm giác từ dây TK V. Các sợi vận động đến từ thần kinh VII. Thần kinh khứu giác (TKI) xuất phát từ niêm mạc khứu giác chui qua phiến nằm ngang xương sàng rồi về thuỳ khứu giác phía trước mặt dưới bán cầu đại não.
* Ngựa: Lỗ mũi có hình dấu hỏi; trong xoang mũi có lỗ đổ ra của ống dẫn lệ. Cánh mũi cử động linh hoạt. Không có ống cuộn sàng.
* Bò: Lỗ mũi có hình trứng và cách xa nhau; giữa hai lỗ mũi có một khoảng rộng là gương mũi môi không có lông nhưng có các tế bào sắc tố đen và các tế bào tiết chất nhờn nên gương mũi môi luôn ẩm ướt.
* Lợn: Hai lỗ mũi nhỏ, gương mũi môi rất phát triển.
* Chó: Có gương mũi, giữa gương mũi có rãnh sâu. Cánh mũi hoạt động linh hoạt. Không có ống cuộn sàng.
2. Các xoang mũi phụ hay các xoang vùng đầu mặt:
Nằm trong lòng các xương vùng sọ mặt. Hầu hết chúng đều thông với xoang mũi và đảm nhận các chức năng:
- Khi thở một phần không khí vào các xoang này làm giảm khối lượng của đầu.
- Như hệ thống cộng hưởng âm thanh.
- Niêm mạc lót trong các xoang phần lớn do niêm mạc xoang mũi kéo đến làm thành, do đó khi một xoang bị viêm dễ lan sang xoang khác và dịch viêm có thể theo xoang mũi chảy ra ngoài.
Các xoang này hợp thành một hệ thống duy nhất ở ngựa. ở loài nhai lại, lợn, chó gồm 2 hệ thống tách biệt nhau. Các xoang đầu mặt thường là xoang chẵn và đối xứng nhau qua trục dọc cơ thể gồm xoang trán, xoang hàm trên, xoang sàng, xoang bướm, xoang lệ, xoang khẩu cái.
2.1. Xoang trán (sinus frontali)
Là xoang hẹp kẹp giữa hai phiến của xương trán, bao trùm phần trước và hai bên hộp sọ (ở trâu bò kéo dài đến tận cốt sừng). Hai xoang trán được ngăn cách nhau bởi 1 vách ngăn ở giữa. Các xoang trán không thông với xoang hàm trên nhưng thông với xoang mũi qua các lỗ nhỏ ở đáy xương sàng.
2.2. Xoang hàm trên (sinus maxillari)
Là hai xoang lớn nhất nằm trong lòng xương hàm trên, xương lệ và xương gò má . Mỗi xoang chia 2 phần:
- Phần trước nhỏ thông vào xoang mũi qua các lỗ rộng dưới ống cuộn hàm.
- Phần sau lớn hơn thông với ngách thông giữa xoang mũi và thông với xoang trán qua lỗ mũi hàm. Ống răng trên chia mỗi phần thành xoang hàm trong và xoang hàm ngoài.
2.3. Xoang sàng (sinus ethmoidal)
Là khe hẹp nằm trong lòng xương sàng thông với xoang mũi qua khe hẹp ở gốc ống cuộn hàm.
2.4. Xoang khẩu cái: Nằm trong phần thẳng đứng của xương khẩu cái thông với xoang mũi qua khe hẹp ở gốc ống cuộn hàm.
2.5. Xoang bướm: Có hình tam giác nằm trong thân và phần trước xương bướm thông với xoang sàng qua lỗ bướm khẩu cái.
2.6. Xoang lệ: Nằm giữa xương lệ, xương trán và ống cuộn mũi. Hai xoang lệ tách biệt nhau và đều thông với xoang hàm và xoang mũi.
* Ngựa: gồm xoang trán, hàm trên, xoang khẩu cái, xoang bướm.
* Bò, trâu: 5 xoang đầu mặt xoang hàm, xoang lệ, xoang khẩu cái, xoang bướm.
* Lợn: Không có xoang khẩu cái
* Chó chỉ có xoang hàm trên, xoang bướm và xoang trán.
3. Thanh quản
Thanh quản là xoang ngắn hẹp nằm sau yết hầu, trước khí quản, dưới và sau xương lưỡi thực hiện chức năng dẫn khí và là cơ quan phát âm
3.1. Cấu tạo
Cốt sụn: Hệ thống các sụn tạo nên xoang thanh quản bao gồm:
- Sụn tiểu thiệt (epiglottis): có hình cánh bèo cái (hình tam giác), gốc cố định vào sụn giáp trạng, đỉnh tự do hướng vào lòng yết hầu, phủ ở mặt trước xoang thanh quản, rất dễ cử động, phối hợp yết hầu và màng khẩu cái trong động tác nuốt và thở.
- Sụn giáp trạng ( thyroid cartilage): sụn lớn nhất có hình giống quyển sách mở gồm gồm 2 mảnh nối với nhau ở thân giáp trạng tạo nên thành dưới xoang thanh quản. Cạnh trước khớp với xương lưỡi và sụn tiểu thiệt. Cạnh sau khớp với sụn nhẫn.
- Sụn nhẫn ( cricoid cartilage): giống hình cái nhẫn bao gồm:
Thân: giống mặt đá, to, hướng lên trên, ở giữa có mào giới hạn trên thanh quản. Đầu trước khớp với sụn phễu, cạnh sau nối tiếp với vòng sụn khí quản đầu tiên. Quai nhẫn: nhỏ, hướng sau và xuống dưới ôm lấy phía sau sụn giáp trạng.
- Sụn phễu ( arytenoid cartilage): gồm 2 sụn; đầu trên hai sụn ghép lại tạo hình. Vòi ấm nằm trước sụn nhẫn, trên sụn giáp trạng. Mặt trong tạo nên cửa thở. Đầu giữa nhô vào lòng thanh quản thành u tiếng làm chỗ bám cho các dây tiếng. Đầu dưới gắn cùng chỗ trên thân sụn giáp trạng. Hai sụn phễu được nối với nhau bởi. Một dây chằng nhỏ. Các cơ thanh quản gồm 2 nhóm cơ: cơ nội bộ và cơ ngoại lai. Cơ ngoại lai là các cơ bám có một đầu bám vào thanh quản, một đầu từ các cơ quan lân cận:
+ Cơ thiệt - giáp: bám từ sừng thanh quản xương lưỡi đến mặt ngoài cánh sụn giáp trạng. Khi cơ co kéo thanh quản lên trên về trước
+ Cơ thiệt - tiểu thiệt: là hai băng nhỏ bám từ mỏm lưỡi và đầu dưới sừng thanh quản của xương lưỡi đến sụn tiểu thiệt. Cơ co kéo sụn tiểu thiệt lên trên, về trước mở rộng thanh quản khi thở.
+ Cơ ức- giáp trạng bám từ mỏm khí quản xương ức đến mặt ngoài sụn giáp trạng. Cơ co kéo thanh quản xuống dưới về sau.
Cơ nội bộ liên kết giữa các sụn với nhau gồm các cơ sau:
+ Cơ nhẫn- phễu trên lớn nhất trong nhóm này, bám từ giữa mặt đá đến 2 sụn phễu tạo hình chữ V. Khi cơ co, kéo hai sụn phễu về sau làm căng dây tiếng và gây ho.
+ Cơ nhẫn-giáp từ cạnh sau giáp trạng đến mặt ngoài quai nhẫn.
+ Cơ phễu nhỏ, nằm ngay phía trên nối 2 sụn phễu với nhau. Cơ co kéo sụn mở rộng lòng thanh quản.
+ Cơ nhẫn-phễu bên là cơ nhỏ, nằm lấp bên trong sụn giáp trạng. Khi cơ co làm hẹp lòng thanh quản.
+ Cơ giáp phễu: cơ mỏng, dẹp, bị sụn giáp trạng che lấp, đi từ mặt trong cánh giáp trạng đến mặt ngoài u tiếng,
Các mặt thanh quản :
- Mặt trên có mặt đá sụn nhẫn và các cơ nhẫn phễu trên, cơ phễu.
- 2 mặt bên có 2 cánh giáp trạng, quai sụn nhẫn và các cơ nhẫn giáp.
- Mặt dưới có thân sụn giáp trạng và quai sụn nhẫn. Giữa sụn nhẫn và sụn giáp trạng có dây chằng nhẫn giáp (liên kết lỏng lẻo) là nơi phẫu thuật để lấy ngoại vật rơi vào thanh quản.
Niêm mạc : Phủ toàn bộ mặt trong thanh quản bao gồm:
+ Niêm mạc vùng trước cửa thanh quản lót mặt trong sụn tiểu thiệt và một phần sụn phễu, trước u tiếng. Niêm mạc vùng này rất nhạy cảm, khi vật lạ rơi vào thường gây nên cơn ho dữ dội.
+ Niêm mạc cửa thanh quản: Là 1 khe hẹp hình thoi đỉnh trên là 2 đầu trên sụn phễu, đỉnh dưới ở trên thân sụn giáp trạng, 2 đỉnh bên là 2 u tiếng.
- Nửa trên hình thoi (giữa 2 sụn phễu) là cửa thở
- Nửa dưới (giữa 2 dây tiếng) là cửa tiếng
- Dây tiếng gồm 2 bó đàn hồi, đầu trên bám vào 2 u tiếng sụn phễu, đầu dưới bám vào mặt trên thân sụn giáp trạng. Các cơ nội bộ co rút sẽ thay đổi độ căng của dây tiếng.
+ Niêm mạc phần sau cửa thanh quản nằm sau 2 dây tiếng đến vòng sụn khí quản đầu tiên và ít nhạy cảm. Niêm mạc thanh quản được phủ bởi lớp tế bào biểu mô dẹp, nhiều tầng có lông rung. Lớp đệm có nhiều nang kín lâm ba xen kẽ tổ chức liên kết. Lớp hạ niêm mạc có các tuyến tiết dịch nhờn ngăn cách với lớp đệm bởi 1 màng sợi đàn hồi.
Mạch quản và thần kinh:
+ Động mạch thanh quản trước cùng các nhánh của động mạch giáp trạng trước, động mạch thanh quản sau.
+ Thần kinh: Các nhánh TK đến từ dây X.
3.2. Cơ chế hoạt động và tác dụng của thanh quản:
Nhờ tổ chức sụn và các cơ nên xoang thanh quản có thể mở rộng hoặc thu hẹp tuỳ theo nhu cầu hô hấp. Thanh quản còn là cơ quan phát âm.
Sự phát âm là do các cơ nội bộ co giãn, khi cơ co, kéo 2 u tiếng về sau và sang 2 bên, do đó làm 2 dây tiếng xa nhau làm mở rộng cửa tiếng, không khí từ phổi đi ra đập vào 2 dây tiếng sẽ phát ra âm thanh. Tuỳ theo độ căng chùng của dây tiếng sẽ có âm sắc khác nhau.
4. Yết hầu: pharynx
Vị trí, cấu tạo (xem chương bộ máy tiêu hoá)
Mối quan hệ giữa nuốt và thở
+ Khi thở, màng khẩu cái hạ xuống ôm lấy sụn tiểu thiệt và đóng cửa thanh quản, ngăn không cho thức ăn từ miệng đi vào; sụn tiểu thiệt mở ra ở phía trước mở cửa thanh quản để cho không khí đi từ xoang mũi qua yết hầu xuống thanh quản, khí quản vào phổi.
+ Khi nuốt màng khẩu nâng lên về sau đậy kín lỗ mũi sau; sụn tiểu thiệt nâng lên úp lên sụn phễu bịt kín cửa thanh quản; cơ yết hầu cùng các cơ khác co rút đẩy thức ăn xuống thực quản. Sau đó màng khẩu cái và sụn tiểu thiệt trở về vị trí ban đầu. Quá trình hô hấp được tiếp tục.
5. Khí quản:trachea; windpipe
Khí quản là ống hình trụ, cong tròn ở phía trên chạy từ thanh quản đến rốn phổi có tác dụng dẫn khí. Thanh quản gồm tổ chức liên kết, cơ trơn và nhiều vòng sụn hình chữ C xếp kế tiếp nhau tạo thành. Đến rốn phổi, khí quản chia thành 2 phế quản gốc
5.1. Hình thái & đường đi : Khí quản có hình ống, chia làm 2 đoạn: đoạn cổ và đoạn ngực.
- Đoạn cổ: từ thanh quản đến cửa vào lồng ngực; phần đầu (2/3 đoạn này) nằm dưới thực quản, giữa các cơ vùng cổ, động mạch cổ và thần kinh X; trước cửa vào lồng ngực (1/3 sau) nằm song song phía bên phải thực quản.
- Đoạn ngực từ cửa vào lồng ngực đến rốn phổi; đi giữa 2 lá phế mạc, dưới thực quản , trên tĩnh mạch chủ trước, bên phải cung động mạch chủ, phía trước tim, đến khoảng xương sườn 4-6 khí quản phân làm 2 nhánh phế quản gốc phải và trái. 5.2. Cấu tạo: Gồm các sụn, tổ chức liên kết, cơ trơn , niêm mạc, mạch quản&TK.
Các sụn : Khí quản gồm khoảng 50 vòng sụn hình chữ C liên kết với nhau nhờ các dây chằng vòng.
Hai đầu các vòng sụn ở phía trên và được nối với nhau bởi mô liên kết đàn hồi và 1 băng cơ trơn vì vậy khí quản luôn phồng lên cho không khí đi qua, hoặc có thể dẹp xuống khi thực quản ở trên dãn nở cho thức ăn đi qua.
Một số loài thú thuộc bộ chân bơi (hải cẩu) các vòng sụn khí quản khép kín hình tròn.
Niêm mạc : lót mặt trong có lớp biểu mô kép trụ có lông rung. Lớp đệm có tuyến tiết dịch nhầy.
Mạch quản, thần kinh: Một nhánh của động mạch cổ nuôi đoạn cổ. Nhánh của động mạch thân khí thực quản nuôi đoạn cổ. Tĩnh mạch đi ngược chiều động mạch và đổ vào tĩnh mạch cổ. Thần kinh giao cảm đến từ hạch cổ trên và hạch sao. Thần kinh phó giao cảm là nhánh TK lùi từ TK số X.
6. Xoang ngực và xoang phế mạc:
6.1. Xoang ngực:
Giới hạn xoang ngực:
- Phía trên là các đốt sống vùng lưng (thoracic vertebrae)
- Hai bên là xương sườn, sụn sườn và các cơ liên sườn (ribs, costal cartilages, sociated muscles)
- Phía trước là cửa vào lồng ngực.
- Phía sau là cơ hoành (diaphragm)
- Dưới là xương ức và các cơ vùng ức (sternum and sternum muscles)
Xoang phế mạc(fleural cavity)
Nằm trong xoang ngực và được giới hạn giữa hai lá phế mạc
+ Lá thành: Lót mặt trong các xương và các cơ vùng ngực, khi đi vào đường trung tuyến của xoang ngực hai lá thành áp lưng vào nhau tạo thành tung cách mạc hay bức ngăn giữa (mediastrium) chia xoang ngực thành hai nửa không thông nhau.
Giữa hai lớp của tung cách mạc chứa thực quản, khí quản, động mạch chủ; phía dưới tung cách mạc mở rộng chứa tim.
+ Lá tạng: Phủ lướt bề mặt hai lá phổi.
Giữa lá thành và lá tạng tạo thành xoang ảo gọi là xoang phế mạc. Trong xoang chứa dịch phế mạc (pleural fluid) có tác dụng bôi trơn và gắn kết lá thành và lá tạng lại với nhau. áp lực trong xoang phế mạc luôn thấp hơn áp lực không khí bên ngoài gọi là áp lực âm.
7. Phổi:
Là cơ quan chủ yếu của bộ máy hô hấp nơi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu với không khí đã được dẫn vào phổi.
7.1.Vị trí: Hai lá phổi phải và trái nằm trong xoang ngực nối với nhau qua hai phế quản gốc và được ngăn cách bởi phế mạc giữa
7.2. Hình thái:
Mặt ngoài nhẵn bóng được bao bọc bởi lá phế mạc. Màu sắc phổi thay đổi theo tuổi. Trên bề mặt có nhiều chấm đen hoặc đỏ sẫm và có các đường ranh giới giữa các tiểu thuỳ. Mỗi lá phổi có 2 mặt ( mặt ngoài, mặt trong), 01 đáy và 01 đỉnh.
+ Mặt ngoài hay mặt sườn: lồi, áp sát vào thành trong lồng ngực, có các vết ấn của xương sườn.
+ Mặt trong hay trung thất (mặt giữa) cong lõm, ôm lấy tim, có một điểm gọi là rốn phổi và là nơi đi qua của thực quản, động mạch chủ sau, thần kinh và mạch bạch huyết.
+ Đáy phổi hay mặt sau (mặt hoành) lõm theo chiều cong của cơ hoành, và áp vào cơ hoành.
+ Đỉnh phổi là phần nhô về trước ở cửa vào lồng ngực giới hạn bởi đôi xương sườn 1 và mỏm khí quản xương ức.
7.3. Cấu tạo
Phổi được cấu tạo bởi hệ thống ống và các túi rỗng chứa không khí phân nhánh gọi là cây phế quản. Đi kèm theo các ống phế quản là các động mạch, tĩnh mạch phổi, các mạch lâm ba, các đám rối thần kinh nằm xen kẽ.
* Sự phân thuỳ của phổ .(mũi tên ký hiệu thay cho cụm từ tiếp tục phân thành)
Bên ngoài phổi được bao bọc bởi lá tạng phế mạc. Lá này đi vào trong phân chia phổi thành các đơn vị phổi từ to đến nhỏ: Hai lá phổi à các thuỳ phổiặ các phân thuỳ phổià tiểu thuỳ phổi à cuối cùng là các túi phế nang.
Cấu tạo phế nang
* Sự phân nhánh phế quản tạo thành cây phế quản
Mỗi phế quản gốc từ rốn phổi đi vào mỗi lá phổi à từ 2-5 nhánh phế quản thuỳ (dẫn khí vào 1 thuỳ phổi) à phế quản phân thuỳà phế quản dưới phân thuỳà phế quản trên tiểu thuỳ và trong tiểu thuỳ( dẫn khí vào tiểu thuỳ phổi)à các phế quản tận phình ra thành ống phế nangà chia thành chùm phế nangà túi phế nang.
Thành phế nang là lớp nội mạc mỏng áp sát lớp nội mạc của mao mạch, vì thế hồng cầu trong mao mạch dễ dàng thải CO2 và nhận O2 của không khí trong lòng túi phế nang.
*Cấu tạo của phế quản:
Bên ngoài là lớp màng bằng tổ chức liên kết.
Tiếp đến là lớp sụn (bao gồm các vòng sụn nối với nhau)
Bên trong các vòng sụn là lớp cơ trơn rất mỏng.
Tiếp đến lớp niêm mạc biểu mô phủ có lông rung và và tuyến nhờn.
Càng phân nhánh và đi xa, đường kính phế quản càng giảm dần. Các vòng sụn tiêu giảm dần chỉ còn là các mảnh sụn, thành mỏng dần, biểu mô từ nhiều tầng về sau chỉ có 1 tầng, các tuyến nhờn giảm, riêng lớp cơ vẫn còn. ở các phế quản tận, sụn tiêu biến chỉ còn các sợi cơ trơn và sợi chun.
* Mạch quản của phổi gồm mạch quản cơ năng, mạch quản nuôi dưỡng và mạch
bạch huyết.
Mạch quản cơ năng gồm động mạch phổi và tĩnh mạch phổi.
+ Động mạch phổi xuất phát từ tâm thất phải đi đến rốn phổi chia 2 nhánh
vào trong hai lá phổi rồi phân nhánh nhỏ dần theo cây phế quản tạo thành lưới mao mạch trong lòng túi phế nang rồi trở thành nơi xuất phát của các tĩnh mạch phổi.
+ Tĩnh mạch phổi từ lòng túi phế nang đi ra, mang máu đỏ tươi tập trung thành các tĩnh mạch quanh tiểu thùy rồi đổ về các tĩnh mạch quanh phân thùy, rồi tĩnh mạch thùy phổi , cuối cùng tạo thành 4- 8 tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.
Mạch quản nuôi dưỡng: Gồm các động mạch và tĩnh mạch phế quản.
+ Động mạch phế quản: từ động mạch thân khí thực quản đi vào rốn phổi, phân nhánh nuôi thành các mạch quản cơ năng và các phế quản sau đó tạo nên một mạng lưới mao mạch xung quanh các tiểu phế quản rồi tập hợp lại thành các tĩnh mạch phế quản đổ về tĩnh mạch lẻ và tĩnh mạch nửa lẻ đổ về tâm nhĩ phải.
- Mạch bạch huyết : Từ các mạch quanh tiểu thuỳ, lớn dần lên đổ vào các hạch bạch huyết nằm ở chỗ phân chia của các tiểu thùy rồi tạo các ống lớn hơn đổ vào các hạch nằm ở xung quanh phế quản gốc và rốn phổi.
* Thần kinh. Các sợi giao cảm sau hạch từ hạch cổ giữa hoặc hạch sao phân đến. Trước khi phân vào phổi chúng th−ờng tạo thành đám rối phổi ở trước và sau rốn phổi. Thần kinh phó giao cảm từ dây X.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top