giai phau tu chi
Đặt văn bản tại đây...GIẢI PHẪU CHI TRƯỚC
I.xương chi trước
1.xương bả vai
nằm ở phía trên, áp sát vào các cơ.dẹt
-mặt ngoài có đường sống gọi là gai vai
-Áp sát các cơ thành ngực phía trước và phía trên
-xương dài hình tam giác, đầu trên giáp với 1 sụn hình bán nguyệt gọi là sụn trên vai. đầu dưới khớp với xương cánh tay,phía trước đầu dưới có 1 mõm nhỏ là mõm quạ
-gai vai gồm 2 phần.phần nhỏ hơn là trên gai hay trước gai. phần lớn hơn là dưới gai hay sau gai
+Bò:gai vai soắn vặn.hố sau gai bằng 3 lần hố trước gai
+Ngựa:gai vai thẳng:hố sau gai bằng 2 lần hố trước gai
2.Xương cánh tay
-là xương dài gồm 1thân và 2 đầu. đầu trên khớp với xương bả vai, đầu dưới khớp với xương cẳng tay tạo thành khớp khuỷu
-đầu trên phía ngoài có 1 gò lớn là gò ngoài.trong gò ngoài có gò nhỏ hơn là gò trong,giữa 2 gò cách nhau bởi 1 rãnh nhị đầu
-phía dưới gò ngoài có 1 u nhỏ cho cơ đen ta bám vào gọi là u đen ta.phía trong đầu trên thì có 1 lồi cầu và khớp với hồ gơlen của xương bả vai
-đầu dưới phía trước có 2 phần là ròng rọc và lồi cầu,phía dưới có hố lõm gọi là hố khuỷu
-Bò:có 2 gò hình thành 1 rãnh nhị đầu
-Ngựa:có 3 gò hình thành 2 rãnh nhị đầu
3.xương cánh tay:gồm 2 xưong:xương quay và xương trụ
-xương quay là 1 xương dài. đầu trên có mặt khớp để khớp với nhân ròng rọc và lồi cầu của xương cánh tay
-xương trụ:nằm ở mặt sau xương quay,phía trên có mõm lớn là mõm khuỷu,phía dưới mõm nhỏ hơn là mõm vẹt,dưới mõm vẹt có 1 hố lõm gọi là hố tổ chim
+Bò:xương trụ bám từ đầu trên xuống đầu dưới xương quay
+Ngựa: xương trụ bám từ đầu trên xuống ½ xương quay rồi lặn tắt.
4.xưong cổ tay
-Phía trên khớp với xương cẳng tay tạo thành khớp cườm,phía dưới khớp với xương vùng bàn tạo thành khớp bàn
-gồm 2 hàng xương:
+hang trên gồm xương đậu,tháp,bán nguyệt,thuyền
+hang dưới gồm:xương mấu,cả ,thê ,thang
-phía trên xương mấu là xương đậu
5.xương bàn tay
-Bò:gồm 2 xương bàn chính và 2 xương bàn phụ
-Ngựa:gồm 2 xương bàn chính và 1 xương bàn phụ
6.Xương vùng ngón
:bò 2 ngón,ngựa 1 ngón,mỗi ngón gồm 3 đốt, đốt trên cùng là đốt cân, đốt thứ 2 là đốt quá, đốt thứ 3 là đốt móng, đốt móng nằm trong hộp cầu.
II.cơ chi trước
1.các cơ có tác dụng khớp vai
a.cơ duỗi:gồm 2 cơ:cơ trên gai và cơ quạ cánh tay
-cơ trên gai:+chiếm hết cả hố trên gai
+bắt đầu bám vào hố trên gai,gai vai,cạnh trước xương bả vai. đầu dưới tận cùng bám vào các gò đầu trên xương cánh tay
Tác dụng:kéo duỗi cánh tay
-cơ quạ cánh tay:là 1 cơ nằm ở khớp vai cánh tay
+bắt đầu bằng 1 gân dài,bám ở mõm quạ xương bả vai.dưới gân có 1 túi hoạt dịch
+gân này chui luồn qua đầu cuối của cơ dưới gai và cơ trên gai.cuối cùng bám vào gò nhám bên trong xương cánh tay
Tác dụng:kéo duỗi cánh tay và hơi vào trong
b.cơ gấp:cơ đen ta+cơ trong lớn+cơ tròn nhỏ
-Cơ đen ta:+là 1 cơ nằm gọn trong góc hợp bởi xưong bả vai và xương cánh tay
+đầu trên gồm 2 phần:1 phần bằng 1 gân bám dọc theo gai vai.1 phần nữa là cơ bắt đầu bám dọc phần trên cạnh sau xương bả vai,cả 2 phần đều là cơ,giáp lại thành hình tam giác, đi xuống dưới cuối cùng bám vào u đen ta của xương cánh tay
Tác dụng:gấp cánh tay và hơi ra ngoài
-cớ tròn lớn:cơ hình dẹp dài như con cá,nó nằm phía trong cơ tam đầu cánh tay
Tác dụng:kéo gấp cánh tay và hơi vào phía trong
-cơ tròn nhỏ:là 1 cơ nhỏ nằm ở mặt gấp của khớp vai,nằm ở dưói , mặt sâu của cơ đen ta,cơ này bắt dầu bằng gân,bám ở nửa cạnh sau xương bả vai,cuối cùng bám vào u đen ta
Tác dụng:cùng với cơ tròn lớn kéo gấp cánh tay
c.cơ khép và dạng: cơ dưới vai+ cơ dưới gai
-cơ dưới vai:là 1 cơ dẹp hình tam giác nằm chiếm tất cả hố dưới vai, ở trong cơ có nhiều chẽ gân và cành về phía dưới càng hẹp dần,ngoài mặt có 1 màng màu xà cừ
-cơ dưới gai:nằm chiếm phần lớn hố dưới gai và sụn trên gai.trong bụng cơ có nhiều chẽ gân đi xuống xương cánh tay rồi chia làm 2 nhánh
Tác dụng:kéo cánh tay ra ngoài
2.các cơ tác dụng khớp khuỷu
a.cơ duỗi:cơ tam đầu cánh tay+cơ khuỷu nhỏ+cơ căng cân mạc
-cơ tam dầu cánh tay:là 1 cơ to nhất ở chi trước,hình tam giác nằm trong khoảng trống giữa cạnh sau xương bả vai,xương cánh tay và mõm khuỷu gồm 3 đầu:
+đầu dài+đầu trong+đầu ngoài
-cơ khuỷu nhỏ: đậy trên hố khuỷu,cơ này hoàn toàn bị cơ khuỷu ngoài chum che,bắt đầu bám trên hố khuỷu và tận cùng bám trên mõm khuỷu
-cơ căng cân mạc cẳng tay:nằm ở mặt trong cơ khuỷu dài đồng thời dính chặt vào cơ khuỷu dài và cơ lưng to bởi 1 lớp gân.bám cạnh sau xương bả vai đến mõm khuỷu dính lẫn với cơ tam đầu cánh tay ,biến thành cân mạc
Tác dụng của nhóm cơ duỗi khi chân dơ giơ lên các cơ khuỷu kéo duỗi cẳng tay.khi chan tựa đất tsc dụng đẩy cơ thể về trước
b.cơ gấp:cơ nhị đầu cánh tay:có tác dụng như 1 dây chằng giữ cho các góc vai cánh tay khỏi gấp lại dưới sức nặng của than,cơ này bắt đầu bằng 1 gân hẹp nhưng chắc,bám trên mõm quạ xương bả vai,tận cùng bám vào u nhị đầu của xương quay.
-cơ cánh tay:cơ này bắt đầu bám trên từ mặt sau đầu trên xương cánh tay,tận cùng ở phần trên xương quay,dưới chỗ bám của cơ nhị đầu
Tác dụng:kéo gấp cẳng tay
3.cơ tác dụng khớp cườm
a.cơ duỗi:duỗi trước bàn+duỗi chéo bàn
-cơ duỗi trước bàn:bám ở mặt trước xương quay,bắt đầu bám vào lồi cầu ngoài và mào sau rãnh xoắn xương cánh tay,tận cùng đến bám vào đầu trên xương bàn
-cơ duỗi chéo bàn:bắt đầu bám trên vào đoạn giũă mặt trước cạnh ngoài xương quay,tận cùng bám vào đầu xương bàn trong.
b.cơ gấp: cơ trụ ngoài +trụ trong+gan bàn lớn
_trụ ngoài:bắt đầu bám vào lồi cầu ngoài đầu dưới xương cánh tay,than thịt hẹp,tận cùng bằng 2 nhánh
-trụ trong;cơ gấp chéo bàn,nằm ở mặt trong cạnh sau vùng cẳng tay, ở phía sau cơ duỗi trước bàn
-cơ gan bàn trước: ở phía trong cẳng tay,bẳt đầu bằng 1 gân ngắn, đầu trên bám vào u trên ròng rọc ở cạnh trong đầu dưới xương cánh tay
4.cơ tác dụng khớp ngón
a.cơ duỗi:duỗi chung ngón+duỗi bên ngón
-duỗi chung ngón: ở phía sau cơ duỗi trước bàn,bắt đầu bám từ mào sau rãnh xoắn,hố vẹt đầu dưới xương cánh tay và u ngoài đầu trên xương quay và chỗ lân cận mặt ngoài xương trụ
- duỗi bên ngón:bắt đầu từ u ngoài đầu trên xương quay và than xương trụ. ở chỗ 1/3 phía dưới xương quay thì biến thành gân
b.cơ gấp:gấp ngón nông+gấp ngón sâu
-gấp ngón nông:bắt đầu bám vào bờ trong hố khuỷu xương cánh tay,tới khớp cườm bắt đầu bởi 1 bân khoẻ
-gấp ngón sâu:phần đầu củacơ gồm 3 đầu: Đầu cánh tay+đầu trụ+đầu quay nhỏ
III.Mạch quản
-xuất phát từ ĐMC đi ra từ tâm thất͢ trái͢͢→ cung ĐM và → ĐM than cánh tay đầu thì chia ra làm 2 nhánh lớn
+nhánh 1(sơ đồ)
IV. Thần kinh
Đám rối cánh tay:là 1 bó thần kinh không lỗ, ở dưới vai,ngay sau khi ra khỏi cơ bậc thang,nó đi vào cơ dưới vai,và chia ra và phân phối cho các vùng than,vai,cánh tay,cẳng tay
1.thân
- 1 nhánh đi về thần kinh hoành mô
- 1 nhánh đi lên cơ giác vai
- 1 nhánh chjo các cơ vùng ngực
- 1 nhánh dưới da ngực
- 1 nhánh cho cơ răng cưa lớn
- 1 nhánh cho cơ lưng to
2. vai
-1 nhánh cho cơ trên vai phân phối cho các cơ trên vai
-1 nhánh cho cơ dưới vai
-1 nhánh nách vòng quanh khớp vai cánh tay phân phối cho cơ tròn nhỏ,chum cánh tay
-1 nhánh cho cơ tròn to
3. cánh tay
-thần kinh cánh tay chi trước; đi đến cơ quạ cánh tay và tận cùng trong cơ nhị đầu
-thần kinh quay: đi đến mặt ngoài xương cánh tay,chạy xuống cẳng tay phân phối cho cơ duỗi bàn và ngón,phát ra 1 nhánh đi xuống tận bàn để tạo ra thần kinh bàn lưng trong
4.cho vùng cẳng tay và bàn tay
-thần kinh trụ: đi theo ĐM cánh tay,rồi tách ra xuống vùng cẳng tay trong kẽ giữa 2 cơ trụ rồi tiếp tục bằng 2 thần kinh gan bàn ngoài+bàn lưng trong
-thần kinh giữa:luồn dưới cơ nhị đầu cánh tay, đi đến đầu cơ gan bàn lớn để tiếp tục bằng thần kinh gan bàn trong
-thần kinh bàn tay:phát từ thần kinh trụ và thần kinh giữa
5.thần kinh ngón:phát ra từ thần kinh bàn lưng ngoài,bàn lưng trong và thần kinh gan bàn ngoài,gan bàn trong phân phối như sau:
-thần kinh bàn lưng ngoài và bàn lưng trong:cả 2 đi xuống vùng ngón và trở thành thần kinh dị tâm ngón ngón (ngoài và trong).riêng thần kinh bàn lưng trong cón phát ra nhánh đi vào giữa ngón gọi là thần kinh đồng tâm ngón
-thần kinh gan bàn ngoài,gan bàn trong: đi xuống vùng ngón ở phía sau thì đổi tên thành dị tâm ngón ngoài và ngón trong.nhánh thần kinh gan bàn trong phát ra them 1 nhánh đi vào giữa gọi là thần kinh đồng tâm ngón.
GIẢI PHẪU CHI SAU
I.xương chi sau
1.xương chậu:gồm 3 xương:xương cánh chậu,xương hang,xương ngồi,khớp với xương khum tạo thành khung xoang chậu
-xương cánh chậu:nằm ở phía trước và trên gồm 3 góc:góc đầu trên hướng vào trong là góc mông,góc phía trên hướng ra ngoài là góc hông.góc tiếp vớí góc ổ cối là góc ổ cối,phía sau và phía trên thì có 1 gờ là mào trên ổ cối,phía trên của mào trên ổ cối với phần lõm là mẻ hông lớn
-xương hang:2 xương hang khớp với nhau bằng xướng bán chậu hang và vị trí nằm ở phía dưới và phía trước,tham gia hình thành nên bờ trước của lỗ bịt.phía trước của xương hang có 2 u nhỏ gọi là u lược,u lựơc kéo lên phía trên tạo thành mào lược
-xương ngồi:nằm ở phía sau và phía dưới,2 xương ngồi khớp với nhau bằng bán động ngồi.cạnh ngoài có mẻ hông nhỏ nằm trên ổ cối,phía sau có 2 u là u ngồi.Từ u ngồi bên này sang u ngồi bên kia hình thành nên vòng cung ngồi
+Bò: ổ cối nằm giữa trục chậu,u ngồi chẻ làm 3 nhánh
+Ngựa:u ngồi không phân nhánh, ổ cối nằm lệch ở phía dưới
2.Xương đùi
-là 1 xương dài,phía trên khớp với xương chậu tạo thành khớp chậu đùi,phía dưới khớp với xương vùng cẳng chân tạo thành khớp đùi chày chè. đầu trên phía ngoài có 1 gò lớn gọi là mấu động lớn.phía trong đầu trên thì có 1 chõm khớp và khớp với ổ cối của xương chậu.phía trước chõm khớp thì có 1 mấu động nhỏ
3.xương cẳng chân:gồm 3 xương:
-xương bánh chè:là phiến xương mỏng nằm ở phía trước giữa 2 xương là xương đùi và xương chè
-xương mác:là 1 xương nhỏ bám vào gò ngoài đầu trên xương chày
-xương chày:là 1 xương dài,gồm 1 thân và 2 đầu, đầu trên thì có 3 gò:gò hướng ra phía ngoài cho xương mác bám vào là gò ngoài,gò hướng vào phía trong có kích thước lớn nhất là gò trong,gò hướng ra phía trước là gò trước,phía dưới gò trước tạo thành 1 đường kéo dài xuống phía dưới gọi là mào chày
4.xương cổ chân:gồm 3 hàng xương
-hàng trên cùng gồm 2 xương:xương gót phía ngoài và xương sên phía trong
-hàng thứ 2:xương hợp ở phía ngoài,xương ghe phía trong
_hàng 3:xương chem. lớn phía ngoài,chem. nhỏ phía trong
5.xương bàn chân:giống xương chi trước nhưng dài hơn
6.xương vùng ngón;giống xương chi trước
II.cơ chi sau
1.các cơ tác dụng khớp chậu đùi
a.cơ duỗi
*Nhóm cơ mông
-cơ mông nông:nằm ở phía sau cơ căng cân mạc đùi,cơ này chủ yếu bắt đầu từ cân mạc mỏng,phần ngoài của nó bám vào góc mông xương cánh chậu,cạnh trước dính liền với cơ căng cân mạc đùi
Cơ dẹp,nằm sát ngay dưới da và ở trên cơ mông trung.cơ mông nông tận cùng bằng 1 nhánh gân bam trên mấu động 3 của xương đùi và 1 phần bám vào cơ cân mạc đùi
-cơ mông trung:là 1 cơ lớn,nằm trên mặt cơ mông của xương cánh chậu và phần lớn thành bên cuảt xương chậu,cơ này rất rộng,chum lên tới vùng hông
-cơ mông sâu:là 1 cơ ngắn nhưng khá phát triển,tất cả cơ này đều bị che phủ dưới phần sau của cơ mông trung,cơ mông sâu bắt đầu bám vào cạnh ngoài xương ngồi,trong có nhiều chẽ gân,cơ này đi xuống bám vào mặt sau mấu động lớn xương đùi
Tác dụng của 2 cơ mông trung và mông sâu:kéo duỗi xương đùi
*nhóm cơ vung sau đùi
-cơ nhị đầu đùi:là 1 cơ to khoẻ,nằm phía sau cơ mông,bắt đầu bằng 2 đầu:
+đầu khum:bám trên mõm gai các đốt xương khum 2-5 cân mạc đuôi và dây chằng khum ngồi
+đầu ngồi:bắt đầu bám vào u ngồi,cả 2 đầu này sau hợp lại thành 1 cơ to, đi vòng qua đỉnh khớp chậu đùi, đi xuống dưới lại chia thành 3 phần
_cơ bán cân:nằm ở giữa cơ nhị đầu đùi và cơ bán mạc.bắt đầu bám vào mõm ngang xương khum cuối và 2 đốt xương đuôi đầu trên,than thịt của cơ này lượn qua u ngồi đi xuống tới 1/3 phần trước vùng cẳng chân thì biến thành 1 nhánh gân,bám vào mào chày,có 1 phần dính lẫn vào cân mạc cẳng chân.
-cơ bán mạc:nằm ở phía sau cơ bán cân.phần đầu bám vào dây chằng khum ngồi và 3-4 đốt xương đuôi đầu và 1 đầu bám vào mặt dưới u ngồi
Tác dụng của 3 cơ: đẩy cơ thể về phía trước,kéo chân lên
-cơ vuông đùi:là 1 cơ nhỏ,hẹp,bị phần trên của cơ khép đùi phủ lên.cơ vuông đùi bắt đầu bám từ mặt dưới xương ngồi. ở phía trước có cơ bán mạc,sợi cơ đi về phía trước và ngoài,tận cùng bám vào mặt sau xương đùi,phía dưới mấu động nhỏ.
b.các cơ gấp
-cơ hông nhỏ;bắt đầu bám ở cạnh ngoài mặt dưới thân hai đốt sống lưng cuối cùng và 4 đốt sống hông đầu tiên và cuối cùng bám ở mào cánh lược xương chậu
-cơ cánh hông:nằm ở phía trên cơ hông nhỏ và mặt dưới xương cánh chậu,gồm 2 nhánh:cơ hông lớn+cơ cánh chậu
-cơ nắp hông:than thịt rất nhỏ ở phía trước khớp chậu đùi,bắt đầu bám trên vào phía trên ổ cối,tận cùng bằng 1 nhánh gân bám phía dưới cổ xương đùi
-cơ căng mạc đùi:hình tam giác,giới hạn giữa góc mông xương cánh chậu và khớp đầu gối
Tác dụng:bó chặt các cơ mông và đùi,hợp tác với nhau khi vật chạy hay kéo
-cơ may:nằm ở phía trước của mặt trong vùng đùi,bắt đầu từ cân mạc vùng cánh chậu nối liền với gân cơ hông nhỏ, đi xuống dưới hẹp dần
-cơ lựơc:bắt đầu bám trên vào u lược xương hang và dây chằng phụ của khớp chậu đùi,than thịt hình thoi, đi xiên vào mặt trong khớp đùi,cuối cung bám vào phía dưới mấu động nhỏ
Tac dụng:kéo gấp khớp chậu đùi,xoay ngoài chi sau
C.các cơ khép khớp chậu đùi
-cơ thẳng trong:nằm ở phía sau cơ may,bao phủ phần lớn mặt trong vùng đùi hẹp và rộng,nằm ở lớp nông.cơ thẳng trong.
Tác dụng:kéo khép đùi và kéo căng cân mạc đùi
-cơ khép đùi:là 1 cơ hình nón,nằm ở mặt sâu của cơ thẳng trong và phía sau cơ lược và cơ rộng trong,cơ này bắt đầu bám trên vào mặt dưới của xương ngồi
d.nhóm cơ làm quay khớp chậu đùi
-Cơ bịt ngoài::hình tam giác,bám quanh mặt dưới lỗ bịt,các bó cơ của than thịt tập trung lại,xuống bám tận cùng vào đáy hố mấu động
-cơ bịt trong:gồm 2 phần và 1 gân chung,1 phân fbám vào mặt than trong xương cánh chậu,và ở xung quanh bờ lỗ bịt
-cơ sinh đôi chậu:do 2 bó cơ nhỏ hợp thành.2 bó cơ ấy bắt đầu bám vào bờ của mẻ hông nhỏ,than thịt bị che dưới cơ bịt trong,tận cùng bám ở đáy hố mấu động
Tac dụng:nhóm cơ này đều làm chi sau xoay ngoài và giúp cho động tác duỗi của khớp chậu đùi
2.cơ tác dụng khớp đầu gối
a.nhóm cơ duỗi
-cơ tứ đầu đùi:là 1 cơ to và khoẻ,nằm ở mặt trước,mặt ngoài và mặt trong của xương đùi,gồm 4 đầu
-đầu thẳng:hình thoi,bắt đầu bằng 2 nhánh gân,bám vào đệm sụn của màng ổ cối xương chậu
-đầu ngoài:bắt đầu từ mặt ngoài đầu trên xương đùi,tận cùng bám ở trên xương bánh chè
-đầu trong:bắt đầu ở đầu trong,mặt trên xương đùi rồi đi xuống cùng với cơ đầu ngoài bám vào mặt trước xương bánh chè
-đầu giữa:nằm ở mặt sâu cơ thẳng trước đùi và cơ đầu ngoài,cơ này bám ở mặt trước xương đùi
b.Cơ gấp
-cơ khoeo: ở mặt sau khớp đầu gối,bị che phu than thịt dưới các cơ sinh đôi cẳng và cơ gấp ngón nông
3.các cơ tác dụng khớp khoeo
a.cơ duỗi
-cơ sinh đôi cẳng:là 1 cơ ở sau hết của vùng cẳng chân,gồm 2 đầu,bắt đầu bằng 2 nhánh gân khoẻ:nhánh ngoài bám vào bờ ngoài của hố trên lồi cầu xương đùi,nahnhs trong bám vào mào trên lồi cầu xương đùi
Tác dụng:kéo duỗi bàn chân, đẩy cơ thể về trước
-cơ dép:dẹp,nhỏ,nằm ở cạnh ngoài cơ sinh đôi cẳng và nửa phần trên mặt ngoài cẳng chân,bắt đầu bám vào phần trên xương mác tới độ khoảng giữa vùng cẳng chân thì cùng bám vào gân cơ sinh đôi cẳng
b.nhóm cơ gân
-cơ chày trước:có 1 cơ ở cạnh ngoài mặt trước xương chày,cơ này bắt đầu bám vào lồi cầu ngoài và cạnh ngoài đầu trên xương chày,than thịt xuống dưới chỗ khớp khoeo thì biến thành gân. đầu cuối của gân chia thành 2 nhánh,sau khi qua lỗ của thừng đùi bàn
-thừng đùi bàn:chỉ là 1 sợi gân to khoẻ,cùng với cơ duỗi trước ngón bắt đầu bám vào vết ấn ngón tay ở giữa lồi cầu ngoài và bờ ròng rọc phía ngoài của đầu dưới xương đùi.
III.Mạch quản
Động mạch chủ vùng bụng đến đốt hông thứ 5 phát ra 2 nhánh động mạch chậu ngoài trái và phải
a. Động mạch chậu trong:phát ra 5 nhánh
-động mạch then trong
-động mạch cánh hông
-động mạch khum ngoài
-động mạch ngoài đuôi
-động mạch đuôi
b. động mạch chậu ngoài:phát ra 5 nhánh
-động mạch dịch hoàn ngoài
-động mạch đùi sâu
-động mạch vòng chậu sâu
-động mạch bụng sau
-động mạch thẹn ngoài
*tận cùng của động mạch chậu ngoài là động mạch đùi phát ra
-động mạch đùi trước
-động mạch hiển
-động mạch trên gối
-động mạch sau đùi
*động mạch chày,nhánh tiếp theo của động mạch đùi,phát ra
-động mạch chày sau
-động mạch chày trước:+ động mạch chân xuyên
+động mạch chân bàn(ngón trong và ngón ngoài)
IV.Thần kinh
từ đám rối hông khum chia thành 2 nhánh
a.nhóm trước:phát ra 2 nhánh lớn
-thần kinh đùi:phân vào các cơ tứ đầu đùi
-thần kinh bịt:phân vào các cơ vùng đùi
b.nhánh sau;phát ra những nhánh
-thần kinh mông:phân phối cho các cơ mông :nông,trung,sâu
-thần kinh hông lớn:nhánh to nhất của cơ thể,dọc đường phát ra những nhánh:
+thần kinh hông khoeo ngoài
+thần kinh sinh đôi chậu và vuông đùi
+thần kinh hiển
+nhánh cho các cơ sau đùi
c.thần kinh vùng cẳng chân
-thần kinh gan chân: đi xuống vùng bàn chân và phát ra:
+thần kinh gan chân ngoài:xuống ngón trở thành thần kinh dị tâm ngón ngoài
+thần kinh gan chân trong:vào kẽ chân phát ra 2 nhánh(thần kinh đồng tâm ngón+dị tâm ngón trong)
-thần kinh cơ da:+ đồng tâm lưng ngón
+dị tâm lưng ngón trong
-thần kinh chày trước: đi theo động mạch chân bàn ở lưng, đến quãng liên ngón thì thành thần kinh dị tâm lưng ngón ngoài
GIẢI PHẪU CÁC XOANG
I.Xoang ngực
1.giới hạn xoang ngực:giới hạn trên các đốt sống lưng,hai bên là các đốt xương sườn,phía dưới là sụn sườn và xoang ức,cửa trước là đôi sườn 1,phía sau là cơ hoành
Xoang ngực chứa tim,phổi,ngoài ra còn các mạch quản lớn,khí quản,thực quản
2.các cơ quan phân bố
a.tim:là khối cơ hình nón, đáy ở trên, đỉnh tựa lên xương ức,nằm chênh thêo chiều trên dưới,trước sau,phải trái,khoảng xương sườn 3-6.
b.phổi:có 2 lá phổi(phải và trái),chiếm phần lớn xoang ngực,cách nhau bởi bức ngăn giữa và lien hệ với nhau nhờ sự phân nhánh của khí quản,của các mạch quản và thần kinh đến phổi
c.thực quản:trong xoang ngực,thực quản chiếm phần cao nhất nằm trên khí quản,theo chiều ngang từ trước ra sau,bắt chéo ở phía phải động mạch chủ sau,giữa 2 lá của tung cánh mạc rồi bẻ cong xuống dưới chui qua cơ hoành vào xoang bụng.
d.khí quản:từ cửa vào lồng ngực,tiếp theo phần cổ,khí quản bắt chéo ở phía phải động mạch chủ sau,theo mặt dưới thực quản, đến mặt trên đáy tim thì tận cùng bằng 2 nhánh phế quản gốc để chui vào rốn phổi.
3.mạch quản
a.dộng mạch: động mạch chủ đi ra từ tâm thất trái,tạo nên 1 vòng bẻ về sau gọi là cung động mạch chủ
*cung động mạch chủ phát ra động mạch than cánh tay-đầu và 2 động mạch nách
-ĐM nách trái đi lên theo mặt bên khí quản
-ĐM nách phải lớn hơn và nằm dưới khí quản
-ở vùng ngực ĐM nách có các nhánh ngang:
+ĐM lưng đến các cơ vùng u vai
+ĐM cổ trên nuôi vùng trên cổ
+ĐM đốt sống theo các lỗ ngang các đốt cổ đến vùng gáy
+ĐM cơ dưới đến vùng dưới cổ
+ĐM ngực ngoài nuôi các cơ ngực
+ĐM ngực trong đi vào mặt trên xương ức
*ĐM phổi:từ đầu tâm thất phải đi lên về sau,tạo nên 1 đường cong ngắn, đến rốn phổi chia ra thành 2 nhánh chui qua rốn phổi,phân nhánh nhỏ dần để tận cùng bằng các lưới mao mạch.
b.tĩnh mạch
-tĩnh mạch chi trước:thu máu ở phần trước cơ thể,nằm dưới khí quản, đổ vào tâm nhĩ phải bằng 1 ống to và ngắn
-tĩnh mạch chủ sau:thu máu ở phần sau cơ thể,qua cơ hoành,rãnh giữa thuỳ phụ và thuỳ chính đổ vào tâm nhĩ phải. ở vùng ngực các tĩnh mạch lien sườn đổ vào 1 tĩnh mạch lẻ
ngựa,chó:tĩnh mạch lẻ phải
bò,lợn:tĩnh mạch lẻ trái
4.thần kinh vùng ngực
a.thần kinh tuỷ sống:phân chia giống các ĐM lien sườn,số lượng các đốt TK tuỷ lưng tương ứng với số đốt lưng(ngựa 18 đôi,bò 13 đôi).mỗi dây TK chia làm 3 nhánh:
-nhánh trên đầu vùng sống lưng vfa phần trên than
-nhánh dưới đến các cơ lien sườn,da.
b.chuỗi hạch giao cảm lưng:2 chuỗi hạch giao cảm lưngnằm bên than đốt lưng,trong rãnh đốt sống,xương sườn,ngoài phế mạc là thành.
-mỗi hạch ứng với 1 TK tủy sống,18 hạch bầu dục(ngựa),13 hạch(bò)
-hạch cổ dưới cùng của hạch lưng tạo thành hạch sao,hạch sao phát ra các sợi hạch đến tim,phổi, động mạch chủ,khí quản,thực quản...
c.thần kinh phế vị:TK này từ hành tuỷ,khi qua vùng cổ, đến cửa lồng ngực thì tách khỏi dây giao cảm
III.Xoang phúc mạc
1.giới hạn:nằm giữa 2 lá thành áp sát vào thành xoang bụng và lá tạng áp sát vào các phủ tạng.
2.phân bố các cơ quan
-dạ dày:là đoạn phình của ống tiêu hoá,vị trí tuỳ vào loại gia súc
-gan:là 1 tuyến tiêu hoá lớn nhất cơ thể,nằm sau cơ hoành và trước dạ dày
-ruột:gồm 2 phần,ruột non và ruột già
+ruột non:là phần dài nhất của ống tiêu hoá
+ruột già:là phần sau của ống tiêu hoá
-lách:là 1 khí quant ham gia vào quá trình tạ huyết,phân giải hồng cầu già và điều hoà lượng máu
3.mạch quản
A. động mạch:từ ĐM chủ sau,trên đường đi nó phát ra các nhánh để phân vào cho các khí quan trong vùng bụng
-ĐM hoành mô:phân cho cơ hoành
-ĐM than tạng:chia ra làm 3 nhánh
+ĐM dạ dày trái
+ĐM gan
+ĐM lách
-6 ĐM hông
-ĐM treo tràng trước: ĐM này chia làm 4 nhánh
-ĐM thận
-ĐM treo tràng sau
-ĐM dịch hoàn trong
b.tĩnh mạch
-tĩnh mạch chủ sau
-tĩnh mạch cửa
4.thần kinh
a.thần kinh động vật:do 2 nhánh của các đôi dây TK cổ thứ 5 và thứ 6 và 1 nhánh đến từ đám rối cánh tay hợp lại tạo thành
b.thần kinh thực vật
-thần kinh phó giao cảm:dây TK X phát ra vavs nhánh chi phối các khí quan trong xoang bụng
-thần kinh giao cảm
+các dây giao cảm phát ra các nhánh phân cho:dạ dày,gan,lách,tụy,tạng,ruột non và các mạch quản gần đó
+dây tạng bé phân vào tuyến thượng thận và thận
+từ các đốt hông I-IV phát ra các dây giao cảm phân cho ruột non và trực tràng
IV.Xoang chậu
1.giới hạn:phía trên là xương khum,2 bên là xương cánh chậu,phía dưới là xương hang và xương ngồi,phía trước và phía sau là cửa trước và sau xoang chậu
2.các cơ vùng xoang chậu
-cơ cánh hông gồm 2 nhánh
+cơ hông lớn
+cơ hông chậu
-cơ bịt gồm 2 cơ:
+bịt trong
+bịt ngoài
3.khí quan trong xoang chậu
a.gia súc cái:các khí quan được sắp xếp từ trên xuống dưới:
-trực tràng
-buồng trứng
-ống dẩn trứng
-tử cung
-âm đạo
-âm hộ
-bóng đái
b.gia súc đực
-trực tràng
-bóng đái
-niệu đạo
4.mạch quản
-ĐM treo tràng sau phân vào đầu trước trực tràng
-ĐM chậu trong phát ra nhánh ĐM thẹn trong phân vào các khí quan
+ĐM rốn phân vào bong đái và tiền liệt tuyến
+ĐM trực tràng giữa:con đực(phân bong đái,trực tràng,niệu đạo),con cái(phân âm đạo,cổ tử cung,than tử cung)
+ĐM hội âm:phân vào cơ trơn vùng hậu môn,cơ củ hổng, ở con cái phân đến thắt âm môn
+ĐM niệu đạo::con đực(phân vào đường niệu sinh dục),con cái(phân vào âm vật)
-ĐM chậu ngoài:phát ra:
+ĐM tử cung giữa
+ĐM dịch hoàn ngoài
5.thần kinh
-thần kinh giao cảm:từ đám rối hạ vị phát ra các dây phân vào cho trực tràng,bóng đái,các khí quan trong xoang chậu
-thần kinh phó giao cảm:từ trung khu ở vùng khum phân đến
<PIXTEL_MMI_EBOOK_2005>17 </PIXTEL_MMI_EBOOK_2005>
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top