Sự biến đổi của vòng tuần hoàn thai nhi

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TUẦN HOÀN THAI NHI
- Khi thai nhi ra đời là một bước nhảy vọt, thay đổi hẳn môi trường và tiếng khóc đầu tiên của đứa trẻ chính là cơ quan hô hấp đã hoạt động, các mạch máu ở phổi được giãn ra và chứa đầy máu, tuần hoàn được chấm dứt (cắt rốn) chuyển sang tuần hoàn vĩnh viễn. Sau một thời gian, ống thông động mạch xẹp xuống và tịt lại trong 8-10 ngày, 2 động mạch rốn teo sớm hơn khoảng sau 2-3 ngày, tĩnh mạch rốn teo sau 7-8 ngày. Đồng thời máu từ các tĩnh mạch phổi đc đổ về tâm nhĩ trái làm cân bằng áp lực hai tâm nhĩ, hai vách tiên phát và thứ phát ép lại dính chặt vào nhau bịt kín hẳn lỗ thông Botal (chậm hơn so với ống thông động mạch). Khi đó hai tâm nhĩ mới đc ngăn cách nhau hoàn toàn.
• Giải thích 1 số bệnh tim bẩm sinh:
Nếu quá trình biến đổi trên diễn ra không bình thường sẽ để lại các di chứng:
- Bệnh thông liên nhĩ: khi 2 vách tiền phát và thứ phát không phát triển tới sát nhau và không dính vào nhau thì khi đứa trẻ ra đời còn môt lỗ thông giữa 2 tâm nhĩ.
- Bệnh hẹp động mạch phổi: do vách liên chủ phổi chia hành động mạch không đều. Thường động mạch phổi bị hẹp.
- Bệnh thông liên thất (bệnh Roger): do vách dưới không phát triển tới sát vách trung gian hay do vách liên chủ phổi không phát triển xuống tới tận bờ trên vách dưới, nên để lại một lỗ thông giữa 2 tâm thất (lỗ thông ở phần màng).
- Bệnh còn ống động mạch: ống Botal teo đi sau khi trẻ ra đời 8-10 ngày, nhưng vì lý do nào đó ống không teo nên để lại một ống thông giữa 2 động mạch chủ và động mạch phổi.
- Các bênh phối hợp:
+ Tam chứng Fallot: gồm thông liên thất, hẹo động mạch phổi, tâm thất phải to.
+ Tứ chứng Fallot: gồm 3 dị dạng trên cộng thêm động mạch chủ nằm ở giữa vách liên thất.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top