giai phau 1

Câu 1: Định nghĩa và đặc điểm của giải phẩu bệnh động vật thủy sản

a. Định nghỉa

Giải phẩu bệnh là khoa học về các tổn thương, hay còn nói một cách cụ thể hơn, mổ xẻ phân tích các bệnh tật về hình thái cũng như cơ chế

Tổn thương là những biến đổi gây nên do bệnh tật, biến đổi không chỉ về hình thái mô tả được qua các cơ quan, mà cả về hóa học, men học, hiển vi điện tử học... Biểu hiện bằng những rối loạn chức năng

Hình thái là những đặc điểm phát hiện và mô tả được quan sát của các giác quan, căn bản là con mắt, nhưng cũng có thể là những giác quan khác. Khi nhìn bằng mắt thì gọi là đại thể, nhìn với kính hiển quang học vi thì gọi là vi thể, với kình hiển vi điện tử gọi là siêu vi thể.

b. Đặc điểm

Như giải phẩu thường, giải phẩu bệnh học là được coi là cơ sở của mọi chuyên khoa bệnh học, cũng được coi là cơ sở của mọi chuyên khoa lâm sang. Nói chung, có cơ chế bệnh, phải có giải phẩu bệnh học. Vì có tổn thương giải phẩu bệnh học mới có triệu chứng lâm sang. Do đó giải phẩu bệnh học có những đặc điểm sau:

- Tính cụ thể: Cơ sở "vật chất" của bệnh tật là những tổn thương mô tả rõ ràng, đầy đủ, do giải phẩu bệnh.

- Tính chính xác: Xác định được vị trí của các tổn thương, biến đổi của các tổn thương dưới kính hiển vi

- Tính khác quan: Các tổn thương được mô tả và biện luận do quan sát được

- Tính Tổng hợp: Đầy đủ khi khám nghiệm mẫu vật một các toàn diện, hoặc phân tích những tổn thương đại thể, vi thể, các thông tin khác của lâm sàng, cận lâm sàng, để đi đến một chuẩn đoán dứt khoát.

Câu 2: Những biểu hiển tổn thương cơ bản của tế bào. Cho ví dụ

- Nở to: Tế bào nở to khi thể tích của tế bào lớn hơn bình thường nhưng vẫn lành mạnh.

VD: Khi lỗ van tim bị hẹp, cơ tim làm việc quá sức, co bóp nhiều tế bào cơ tim sẽ nở to

- Toe đét: Khi thể tích giãm sút và các bào quan nhỏ lại

Nguyên nhân: Là do kết quả của sự giảm sút trao đổi chất, đặc biệt là sự đồng hóa thường gặp ở

+ Vật già nua

+ Vật bị đói kéo dài

+ Nhiễm độc

+ Rối loạn nội tiết

+ Liệt dây than kinh vận động

- Thay hình: là sự biến đổi vè hình thái và chức năng rừ một tế bào này sang một tế bào khác, có hình thái và chức năng không giống tế bào cũ

VD: Sự thay thế biểu mô trụ ở niêm mạc dạ dày bằng tế bào mô ruột và tế bào hình chén

- Không biệt hóa và không trưởng thành.

Biệt hóa là một quá trình, trong đó tế bào từ trạng thái non trở thành tế bào trưởng thành đầy đủ các chất năng sinh lý

VD: Biệt hóa thượng bì ở da: các tế bào chưa biệt hóa thường tròn co tỷ lệ N/NSC lớn, nhân kiềm tính, có hạt nhân lớn; bào tương ít và kiềm tính, các bào quan cũng ít hơn các tế bào biệt hóa. Có 3 mức độ biệt hóa

+ TB biệt hóa rõ (biệt hóa cao)

+ TB biệt hóa vừa

+ TB ko biệt hóa hoặc kém biệt hóa

- Thoái hóa: Khi bị tổn thương các TB giãm sút về cả chất và lượng làm cho nó không đảm bảo đc chức năng về sinh lý bình thường. Trường hợp thoái hóa mức độ nhẹ TB có thể phục hồi hoàn toàn về cả chức năng và hinh thái nhưng thoái hóa nặng TB có khả năng tiến tới hoại tử

VD: Viêm loét ở các mức độ

- Quá tải và xâm nhập

Quá tải khi có sự hiện diện của một chất có sẳn trong TB

Xâm nhập là sự hiện diện bất thường ko có sẵn có trong TB

Những chất quá tải và xâm nhập sẽ tích đọng trong nhân, trong bào tương hoặc cả 2 nơi

Những chất này có thể là nội sinh hoặc ngoại sinh

Sự xâm nhập quá tải gây tổn thương ở các bào quan

VD: Thận vốn không có glycogen, nay có ứ đọng nhiều glycogen thì coi là xâm nhập. Xung quanh một ổ hoại tử các tb chứa nhiều glycogen đc coi như là tb thoái hóa glycogen

- Hoại tử: Là tổn thương sâu sắc cả ở nhân và bào tương đây là tổn thương bất khả hồi dẫn đến chết tb

+ Với nhân: Đc biểu hiện dưới 3 hình thức tổn thương.

Nhân đông: Nhân co rúm thành 1 khối đặc, rất kiềm tính, ko còn thấy hình ảnh lưới của chất nhiễm sắc

Nhân vãi: Đến sau nhân đông, nhân bị vỡ ra thành nhiều mảnh, rơi vãi trong bào tương

Nhân tiêu: Đến sau nhân vãi, thành phần chủ yếu la nucleic, một hợp chất bao gồm phần protein và nucleic. Khi nhân vỡ, nucleic bị phân giải, protein và a. nucleic được giải phóng tan biến trong bào tương

+ Với bào tương: Bào quan và nguyên sinh chất đều bị tổn thương thoái hóa ở mức độ nặng. Các biểu hiên hoại tử tb:

Hoại tử nước: Đây là quá trình diễn biến dần dần từ thoái hóa nhẹ đến thoái hóa nặng dẫn đến hoại tử làm tb nở to, ranh giới mờ nhạt, nhân vỡ hoặc tiêu đi

Hoại tử đông: Q trình diễn biến nhanh chóng bào tương đông đông đặc và toan tính cùng với nhân đông và nhân vãi.

Câu 3:Các nguyên nhân gây tổn thương tb

a. Tác nhân nội sinh

- Rối loạn chuyển hóa (bẫm sinh): Thiếu men gluco-6-phosphate gây nên tích tụ glucogen quá mức trong tb gan thận....

- Rối loạn nội tiết: Cường tuyến vỏ thượng thận: hội chứng cushing gây nên phệ, cao huyết áp, mất vôi ở xương.

- Dị dạng bẫm sinh: teo ống mật gây ứ mật tb gan, cang thận, dị hình bẫm sinh

b. tác nhân ngoại sinh.

- Chất hóa học: acid, kiềm, kim loại nặng...

- Tác nhân vật lý: Phóng xạ, nhiệt...

- Sinh vật: Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng

Câu 4: Những biểu hiện tổn thương cơ bản của mô

- Quá sản: Là hiện tượng tăng sinh tế bào của mô, phản ánh trạng thái tăng trao đổi chất, tăng vận động của mô; có thể gặp trong trường hợp sinh lý, thích nghi hoặc bệnh lý

- Dị sản: Gọi là dị sản khi có sự biến đổi về hình thái và chức năng từ một mô này sang mô khác. Dị sản xảy ra do phản ứng của mô trước những kích thích sinh lý hay bệnh lý

+ Sinh lý: Sự biến đổi từ nang trứng chin nang tuyến vàng

Sự biến đổi từ lớp tb đệm của nội mạc tử cung thành lớp tb rụng khi đã thụ tinh

+ Bệnh lý: Dị sản Malpighi xuất hiện sau nhiễm virus: xuất hiện dưới tác dụng của khói thuốc lá. Dị sản làm đảo lộn chức năng sinh lý dị san Malpighi niêm mạc phế quản làm cho tb biểu mô phế quản ko còn lồn đập để đẩy bụi ra ngoài. Trong lĩnh vực ung thư, dị sản là yếu tố thuận lợi cho ung thư hóa

- Loạn sản: là sự sinh sản ra một mô bất thường, quái dị do sự rối loạn quá trình phát triển của bào thai hoặc tb mô đang trưởng thành, đang tái tạo.

Là sự quá sản và thay đổi phần nào chất lượng của tb và mô nhưng vẫn nằm trong điều chỉnh của cơ thể

+ Rối loạn đơn giản

. TB quá sản vừa phải

. Sự xếp lớp của tb nguyên vẹn

. Nhân tb đều nhau

. Biệt hóa tb rõ rang

+ Loạn sản trầm trọng:

. TB quá sản mạnh

. Nhân tb ko đều nhau

. Nhiều tb non, kiềm tính

- Hoại tử là tổn thương sâu sắc, bấc khả hồi toàn bộ đại bộ phận những tb của mô

+ Hoại tử lỏng hay nhuyễn hóa: Trước tiên mô hoại tử có màu xám đục sau đó bị nhuyễn hóa sau đó hóa lỏng.

Hiển vi quang học cho thấy cấu trúc mô củ bị tiêu biến trong đám vô cấu trúc bị kém bắt màu với phẩm nhuộm

+ Hoại tử đông: Trước tiên ổ hoại tử có màu xám đục, có ranh giới rõ với mô lành.

Hiển vi quang học cho thấy những mảnh bào tương toan tính tập trung thành cục hoặc thành mảng, tạo thành thể bắt màu

Câu 5: Hiện tượng chảy máu trên cá

- Định nghĩa: Chảy máu là hiện tượng hồng cầu thoát ra khỏi mạch do nhiều tác nhân gây ra

- Vị trí chảy máu: Máu có thể chảy ra ngoài cơ thể gọi là chảy máu ngoại, hoặc tích tụ trong cơ thể gọi là chảy máu nội

+ Chảy máu ngoại: Tùy theo những vị trí mà có những tên gọi khác nhau: Xuất huyết (chảy máu) ở các gốc vây, xuất hiện ở hậu môn, xuất huyết mắt, xương nắp mang.

+Chảy máu nội: Máu có thể nằm trong các mô kẻ hoặc trong các khoan thanh mạc hoặc các ống tự nhiên (như đường thở, đường tiêu hóa, đường tiết niệu)

- Đại thể:

+ Ở da

. Chấm huyết xuất hiện là những điểm chảy máu nhỏ trên da hoặc niêm mạc ko lan rộng

.Bầm máu: Khi máu tụ xâm lấn vào các mô dưới da ( bầm máu do ca đụng)

.Bướu máu: khi máu tụ thành khối có ranh giới rõ lồi hẳn trên mặt da

+ Phủ tạng: Có thể gặp

. Chấm máu: Khi có điểm chảy máu nhỏ nằm nông trên thanh mạc

. Chảy máu mô: Khi máu xâm nhập vào các phủ tạng làm phân tán các tb, Trường hợp nặng người ta gọi là ngập huyết ở các hố tự nhiên ( màng bụng, màng phổi, bể thận bàng quang). Khi chảy máu nhiều máu có thể đông thành cục

- Vi thể

+ Tổn thương mạch máu

. Mạch máu thường phù, dày, có thể thoái hóa hoặc hoại tử. TB nội mô phình to, lồi vào trong long mạch máu sinh ra những kẻ hở để hông cầu và huyết tương thoát ra

. Lòng mạch máu thường giãn rộng, ứ đầy hồng cầu

. Xung quanh mạch máu có nhiều nước phù, hồng cầu xuất ngoại

+ Tổn thương mô

. Khi nhẹ và mới: mô kẻ ứ nước phù, tb to và sang, có thể có thoái hóa nhiều hay ít

. Trong nhiều trường hợp chảy máu nặng, mô có thể hoại tử hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng. Trong mô có nhiều hồng cầu thoái hóa và huyết cầu tố, người ta gọi đó là hoại tử huyết

Câu 6: Viêm là gì ? Nguyên nhân gây tra hiện tượng viêm ? Hiện tượng viêm và nhiễm khuẩn khác nhau như thế nào ? Cho ví dụ

a. Khái niệm:

Chứng viêm là hiện tượng xảy ra ở tổ chức tế bào, là phản ứng phòng vệ của sinh vật khi sinh vật bị tấn công, bị kích thích bên ngoài lên cơ thể thong qua phản xạ của hệ thần kinh. Đây là quá trình cơ bản của bệnh lý.

Viêm là quá trình phản ứng tự vệ của cơ thể, tổ chức và các thành phần của dịch thể của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân xâm nhập, biểu hiện chủ yếu tại chỗ

Các hiện tượng của viêm như: Sưng do ứ đọng dịch phù viêm. Đỏ do hiện tượng xung huyết, các mạch ứ đầy máu. Đau do dịch phù và nhiều tác nhân gây viêm chèn ép mô và kích thích đầu tận cùng của các dây thần kinh

b. Nguyên nhân.

Phản ứng viên gây nên do nhiều tác nhân khác nhau nhưng điều làm thay đổi tính chất hóa lý của chất gian bào hoặc hoại tử tế bào... Có các tác nhân sau:

- Nguyên nhân nhiễm trùng: Đây là tác nhân phổ biến (vi khẩn, virus, ký sinh trùng.

- Nguyên nhân vật lý:

+ Cơ học (va đụng, dập vết thương, kể cả vết thương vô trùng)

+ Nhiệt học

+ Bức xạ hóa

- Nguyên nhân hóa học: Gồm các chất hòa tan và không hòa tan

- Nguyên nhân hoại tử tế bào: Do thiếu máu, Chứng thương

- Những thay từ những thay đổi nội sinh của chất gian bào: Gồm một số chất dạng bột, các phức hợp miễn dịch, các sản phẩm ưng thư

c. Sự khác nhau giữa hiện tượng nhiễm khuẩn và hiện tượng viêm

Nhiễm khuẩn là hiện tượng hình thành do tác nhân gây bênh (virus, vi khuân, ký sinh trung), có thể khu trú hoặc lan tỏa toàn thân. Ngược lại viêm là 1 quá trình điều chinh câu bằng nội mô. Như vậy, nhiễm khuẩn luôn kèm quá trình viêm, ngược lại viêm ko phải bao giờ cũng là hiện tượng nhiễm khuẩn

Câu 7: Trình bày các giai đoạn của phản ứng viêm

Khi có các tổn thương thì viêm diễn ra 4 giai đoạn

Giai đoạn khởi đầu : (giai đoạn sinh hóa thần kinh)

Là giai đoạn mà giữa thời điểm các tác nhân xâm nhập và những biểu hiện xung huyết và đau.

Ở giai đoạn này, các tác nhân công phá tạo ra các tổn thuơng ban đầu gây ra những biến đổi sinh hóa:

Làm cho các mạch ngoại vi co lại và tổn thương dẫn đến lượng oxy bị hạ thấp, lượng CO¬¬¬¬¬¬2 tăng cao.

Làm cho việc chuyển hóa glucose đi theo con đường kị khí và tạo ra các sản phẩm axit. Thường tạo ra axit Lactic.Các axit này vừa làm tăng tính thấm của thành mạch vừa làm cho pH ở vùng viêm bị hạ thấp từ 6.8 - 6, viêm kéo dài thì pH tiếp tục giảm và có thể giảm đến 5.3. thường pH thấp giúp tăng khả năng diệt khuẩn ở vùng viêm. Ngoài ra, khi mô tổn thương cũng làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và không chuyển hóa hết các sản phẩm axit tại vùng viêm đó.

Đồng thời, khi tế bào bị tổn thương thì các túi tiểu thể ở trong tb (lysosome) làm cho túi lyzosome này vở ra và giải phóng ra các men thủy phân và các men này có thể tiêu hóa được các thành phần protein, lipid, glucid thành các phân tử nhỏ và đặc biệt là các men trong túi lyzome phân giải protein thành các chuổi peptid và các acid hữu cơ có gây ra hiên tượng giãn mạch và tăng tính thấm của thành mạch. Các chất đó được gọi là trung gian hoạt mạch, bao gồm : các amin hoạt mạch như : Histamin và serotonin và các protein của huyết tương; các thành phần của lyzosome; các thành phần tự do của dẫn xuất lycogen; và các yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, các cytokine. Các chất này kích thích các dây thần kinh co mạch, gây co thắt các cơ co thắt ở tiểu động mạch sau đó bị tê liệt và các cơ lõm dần ra, khi cơ lõm dần ra thì các mạch máu dồn đến nhiều  có sự tập trung của các bạch cầu đa nhân và khi cơ lỏng ra thì tăng tính thấm của vùng bị tổn thương  chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn huyết quản huyết

Giai đoạn này xảy ra sớm, sau khi đã có các tiền đề

- Dưới tác dụng của các hoạt mạch thì các hệ thống mao mạch tại ổ viêm giản ra máu dồn đến nhiều ở ổ viêm gây hiện tượng xung huyết (do ứ máu tại vùng viêm làm tăng áp lực thủy tĩnh nội mạch, tăng áp lực keo làm cho nc và các thành phần khác của máu ra mô kẻ và gây ra hiện tượng phù)  đc gọi là hiện tượng phù viêm

- Trong dịch phù viêm gồm: Các thành phần hữu hình của máu, các protein huyết tương (vì ở giai đoạn khởi đầu đã chuẩn bị cho q trình này rồi)

- Dịch phù viêm có tác dụng biến chất gian từ trạng thái đặc sang trạng thái lỏng, và làm loảng tác nhân gây bệnh đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi cho viêc di chuyển các bạch cầu

- Dịch phù viêm mang nhiều protein huyết tương  mang một lượng lớn protein đến mô kẻ, các protein nay tham gia vào phản ứng viêm, đồng thời nó xuất hiện hang rào các sợi tơ huyết làm viêm không lan rộng

- Tuy nhiên, nếu dịch phù viêm quá nhiều gây:

+ Chèn ép mô xung quanh

+ Làm hạn chế hoạt động của 1 số cơ quan

+ gây hiện tượng nở to tế bào nhờ các dịch tiết trên mô kẻ của da

+ Gây viêm dính các màu

- Ở giai đoạn này các bạch cầu đa nhân chiếm vị trí quan trọng trong việc tiêu diệt các tác nhân

- Hậu quả: vùng viêm đc phục hồi hoàn toàn nếu có các vi khuẩn bị tiêu diệt và loại bỏ, các chất trở ngại bị loại thải, các huyết quản thong suốt ko còn dịch phù viêm  Đây là hiện tượng phục hồi hoàn toàn ko để lại dấu tích gì

Vd: Cá trắm cỏ nhiểm vi khuẩn có các vết xuât huyết  Có thể làm lành ổ viêm ở dưới da

Nhưng nếu không đc  Quá trình viêm vẫn tiếp diễn nếu các bạch càu đa nhân ko hoàn thành nhiệm vụ. nó tiếp tục huy động các bạch cầu đơn nhân và viêm chuyển qua giai đoạn phản ứng mô

Giai đoạn phản ứng mô

- Có sự huy đọng của 3 tb tham gia: Hệ lympho đơn bào, hệ liên kết, hệ biểu mô

- Phụ thuộc vào 3 yếu tố: sự mất chất nhiều hay ít tại ổ viêm, tác nhân gây ra viêm, đặc điểm của mô bị viêm

- Riêng với hệ lympho đơn bào có 3 chức năng: Thực bào thong tin, sản xuất khán thể và loại trừ vật lạ

- Hệ lympho đơn bào có 3 dòng tb, co nguồn gốc xuất phát từ tủy xương, bao gồm:

+ Bạch cầu đơn nhân có chức năng tham gia vào cơ chế đề kháng và loại trừ các vật lạ ra khỏi máu, ko những tiêu diệt các vật lạ mà còn phân cắt trình diện các siêu cấu trúc kháng nguyên của vật lạ để cho tb miễn dịch nhận diện và tiêu diệt

+ Dòng lympho B có chức năng: Sản xuất ra các kháng thể, dịch thể lưu hành ở trong máu

+ Dòng lympho T di chuyển theo các mạch bạch huyết đến các hạch kế cận hoặc khắp nơi và nó có vai trò là nhân diện các tb nào là của mình, và tb nào là tb của cơ thể để tham gia đáp ứng miễn dịch. Dòng này chiếm 70-80% tổng các lympho lưu thông trong máu

 3 Dòng này không hoạt động độc lập mà chúng hổ trợ lẫn nhau và có thể chuyển từ loại này sang loại khác

- Hệ liên kết gồm các tb tổ chức liên kết tại nơi bị viêm và khi mô bị viêm thì ở các vòng này hình thành các nội huyết quản. Các nội huyết quản này có chức năng cung cấp máu và các tb đến tham gia cào quá trình tạo các huyết quản và tạo thành các mô hoặc viêm, hoặc tăng sinh tại các tb sơ, tạo các vết sẹo làm bù đắp các vùng tổn thương

- Hệ biểu mô: Gồm các tb biểu mô phụ ở bề mặt da và biểu mô tuyến lót ở mặt trong các ống tuyến, trong đk bình thường thì các biểu mô này có vai trò như là hàng rào bảo vệ, tạo nên ranh giới giữa môi trường bênh ngoài với cơ thể

Vd: Ở da có các lớp biểu mô lát sừng  có thể ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật (chỉ bị xâm nhập khi bi xây xác trên da)

- Niêm mạc: có các dịch nhầy ngăn cản sự phát triển của vsv chống lại sự xâm nhập của các tác nhân chất nhầy có tác dụng như màng che chở bề mặt niêm mạc khi bị viêm

Giai đoạn sữa chữa, phục hồi hoặc hủy hoại

- Sữa chữa :

Là quá trình loại bỏ các mảnh vụ mô, các chất hoại tử, các dị vật và cả dịch phù viêm tại vùng viêm  Q trình này có thể xãy ra ở trong cơ thể qua q trình đại thực bào

Q trình này đã ăn và lọai bỏ các sản phẩm gây ra viêm

Các dịch phù viêm đc vân chuyển theo đường tỉnh mạch và mạch bạch huyết và đươc ra ngoài theo q trình đào thải, bài tiết

Ngoài cơ thể: các sản phẩn viêm có thể được thải ra ngoài qua da hoặc qua lổ dò mới hình thành

- Hũy hoại

Nếu tác nhân gây viêm ko giãm thì tb và mô sẽ bị hũy hoại, q trình viêm thì cứ tiếp diễn và chuyển dần từ cấp tính sang bán cấp tính rồi sang mãn tính

Vd: nấm Aphanomyces invadace gây ra hội chứng lỡ loét, gây bệnh nặng trên cá lóc, trê, bóng tượng, nghiêm trọng trên cá đối. Nhưng ít ảnh hưởng trên cá trắm cỏ

- Hàn gắn: Là q trình thay thế các mô bi hủy hoại thành các mô mới gồm 2 hiện tượng: Tái tạo, sữa chữa

+ Tái tạo: Dẫn đến sự phục hồi hoàn toàn của mô nguyên thủy

+ Sữa chữa: Dẫn đến kết quả xơ hóa, sợi hóa ở vùng bị tổn thương

 Q trình viêm xãy ra phụ thuộc rất nhiều yếu tố môi trường nuôi, chế độ dinh dưỡng, tuổi

Câu 8: Căn cứ để phân loại viêm

a. Phân loại theo mô bệnh học

- Viêm xuất tiêt: Do hiện tượng phù viêm xuất tiết dịch vào mô kẻ hoặc các khoang cơ thể, ví dụ như tràn dịch màng tim

- Viêm xung huyết: Do dãn mạch tạm thời biểu hiện dưới dạng ban đỏ

- Viêm chảy máu:Do hồng cầu thoát vào mô kẻ như chảy máu ở da, niêm mạc, viêm cầu thận chảy máu.

- Viêm tơ huyết: Gồm dịch xuất tiết, huyết tương và tơ huyết.

- Viêm khuyết khối: Do ổ viêm thành mạch, viêm nôi tâm mạc, viêm tắc tĩnh mạch huyết khối.

- Viêm mủ: Do ứ đọng bạch cầu đa nhân giải phóng các men phân hủy tế bào mô liên kết của vùng viêm

b. Phân loại theo lâm sang

- Viêm cấp: Quá trình viêm kéo dài trong vài ngày gồm chủ yếu gồm phản ứng huyết quán huyết và xâm nhập nhiều bạch cầu đa nhân. Viêm cấp có thể phục hồi hoàn toàn hoặc hình thành các ổ abses hoặc trở thành viêm mạn

- Viêm bán cấp: Thường kéo dài hơn vài tuân hoặc vài tháng, chủ yếu là phản ứng mô và hiện diện tổ chức hạt như viêm loét da

- Viêm mạn: Quá trình kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, bao gồm phản ứng sửa chữa và tăng tổ chức xơ

Câu 9: Những biểu hiên thường gặp trên tôm cho virus đốm trắng và đầu vàng gây ra

Bệnh đốm trắng:

- Đại thể

Tôm bị bệnh thường tăng khả năng tiêu thụ thức ăn trong và ngày, sau do dừng ăn

Tôm bệnh vào bờ, lờ đờ với dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện các đốm trắng tròn dưới lớp vỏ kitin, đặc biệt là đốm trắng tập trung ở phần giáp vỏ đầu ngực và đốt bụng cuối cùng. Tôm bệnh có thể chuyển sang màu đỏ hồng, có thể chết 100% sau 3-7 ngày

Tôm bệnh có thể chết hàng loạt nhưng không xuất hiện đốm trắng. Đây là trường hợp bệnh xảy ra ở cấp độ cao, độc lực của virus cao, có thể chết 100% sau 3-7 ngày

Có trường hợp tôm bệnh chết rải rác kèm theo dấu hiệu cụt râu, mòn các chân bơi

- Vi thể

Khi tôm bị bênh WSPV, trong mô của một số cơ quan như mang, dạ dày, biểu mô dưới vỏ kitin, cơ quan tao máu ... Có những biến dổi đặc thù. Tb bị nhiễm virus có nhân hới phình to hơn nhân tb bình thường, trong đó chứa duy nhất một thể vùi (Iclusion Body), hình cầu hoặc hính trứng bắt màu tím hồng của Hematoxylin ( mẫu mô nhuôm H&E). khi bệnh nặng các thể vùi thường chiếm hết thể tích của nhân. Tb phình to

Bệnh đầu vàng

- Đại thể

Tôm bị bệnh thường tăng khả năng tiêu thụ thức ăn trong và ngày, sau do dừng ăn

Ngày thứ 1: một số con hôn mê bơi trên tầng mặt gần bờ ao. Những con tôm nầy có phần đầu ngực màu vàng

Ngày thứ 2: số tôm bi bệnh tăng lên

Ngày thứ 3: dừng ăn hiện tượng chết băt đầu có thể chết 100% sau 7-10 ngày

- Vi thể

Kiểm tra mẩu máu ko thuốc nhộm: Tôm bị bệnh do YHV đc đặc trưng bởi tb máu có nhân bị co rút hoặc phân tán và có thể phát hiện các thể vùi ở nguyên sinh chất của tb.

Kiểm tra mẩu máu có thuốc nhuộm: Giemsa và Wight. Kết quả mẫu máu (+) với YHV khi thể hiện sự phân tán co rút tb máu và có thể vùi trong nguyên sinh chất của tb

Câu 10: trình bầy hiện tượng huyết khối và tắc mạch máu ở cá ? cho ví dụ

a. Hiện tượng huyết khối

Định nghĩa: Là sự thành cục trong lòng bộ máy tuần hoàn của 1 cơ thể sống

Huyết khối có thể sinh ra ở động mạch, tỉnh mạch, ví mạch hoặc buồng tim. Có 2 loại

- Huyết khối lấp: Khi lấp hoàn toan lòng mạch hay buồn tim

- Huyết khối thành: Khi chỉ chỉ có 1 màng huyết khối bám vào thành mạch hoặc là nội tâm mạc

Hình thái: Dựa vào thành phần cấu tạo cục huyết có thể phân biệt các loại sau đây

- Cục Huyết khối đỏ (ít gặp): thường là khối đông lớn, gồm mạng lưới tơ huyết, chứa hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

- Cục huyết khối trắng ( thường gặp hơn): kích thước nhỏ, trong mờ, nhaayd và rất dính; bao gồm nhưng đám tiểu cầu lẫn với sợi tơ huyến và 1 it bạch cầu. Các tiểu cầu tự hủy nhanh, tạo thành 1 khối dạng hạt , ưa toan

- Cục huyết khối hỗn hợp: (Rất hay gặp) Gồm 3 phần

+ Đầu : Gồm những đám tiểu cầu gắng chặc vào thành mạch

+ Thân: Thẳng góc với thành mạch nếu là huyết khối lấp, song song với thành mạch nếu là huyết khối thành. Cấu tạo của than gồm những vạch trắng và vạch đỏ xen lẫn nhau. Vạch trắng gồm những đám tiểu cầu (còn gọi là vạch zahn), vạch đỏ do tơ huyết đông đặc

- Đuôi: là cục máu đông, máu đỏ thuần nhất, mảnh dẻ, ít dính, bơi lơ lửng trong lòng mạch, dễ bong dưới áp lực của dòng máu

Cơ chế: Có 3 yếu tố gây nên huyết khối

- Tổn thương nội mô: Là yếu tố mang tính chất quyết định. Nội mạc có cấu trúc mỏng manh, dễ bị bong ra hoặc sinh ra các kẻ nứt. Có nhiều nguyên nhân gây nên tổn thương: Độc tố vi khuẩn, phức hợp kháng nguyên - kháng thể, chứng thương, phẫu thuật...Hậu quả là tiểu cầu dính vòa nội mô đã bị tổn thương, khởi đầu cho sự hình thành huyết khối.

- Tăng tính đông máu: Bình thương có sự cân băng giữa yếu tố tạo đông máu và chống đông. Tình trạng tăng đông máu có thể do hoạt động quá mức của yếu tố tạo đông máu hoặc thiếu hụt các chất chống đông. Ví dụ : Ổ hoại tử, mô ung thư điều sinh ra yếu tố tạo đông máu. Các yếu tố khác gây ra tăng đông máu như:

+ Độ quánh của máu tăng sau chảy máu nhiều hoặc mất nước, Bệnh đa hồng cầu nguyên phát.

+ Các bệnh nhiễm khuẩn nặng, các bệnh miễn dịch thường kèm theo tăng fibrin, fibrinogen, polysaccharide, globulin, ... làm tăng khả năng kết dính tế bào máu

- Rối loạn huyết động học: Khi máu chảy chậm hoặc ứ đọng thì dễ gây huyết khối do: các tb máu gần nhau nên dễ kết dính, tiểu cầu, bạch cầu chạy sát thành mạch nên dễ bị tổn thương do thiếu oxy nên dễ gây hiện tượng bám dính

Nguyên nhân chèn ép tỉnh mạch, xuy thành tĩnh mạch, xuy tim, nằm bất động quá lâu

- Tiến triển:

+ Mô hóa : Thông thường cục huyết khối đc chuyển thành mô lien kết do mô bào và tb sợi non của lớp áo trong xâm nhập vào huyết khối. Các vi mạch máu mới được tái tạo. Cục huyêt khối lúc này mới đc gắng chặc vào thành mạch chuyển thành 1 mô lien kết - huyết quản. Cục huyết khối có thể ngấm calci tạo nên sợi tĩnh mạch

+ Nhuyễn hóa dạng mủ vô khuẩn: Thường xảy ra ở các huyết khối lớn, chứa nhiều bạch cầu, khi tự hủy ní giải phóng ra nhiều men làm tiêu lỏng tơ huyết

+ Nhuyễn hóa mủ nhiễm khuẩn

+ Di chuyển: cục huyết khối có thể tách rời một phần di chuyển theo dòng tuần hoàn, dừng lại 1 nơi khác gây nên tắc mạch do huyết khối

* Tác hại: Làm tắc mạch máu  ảnh hưởng đến việc trao đổi chất, làm giãm trao đổi chất làm giãm năng lượng, dinh dưỡng, O¬¬2 ¬ đưa tới các cơ quan, các cơ quan đó lại bị ứ đọng. các chất thải và khí có hiện tượng như vây rất nguy hiểm có thê dẩn đến tử vong

b. Tắc mạch máu

Định nghĩa: là hiện tượng máu nuôi dưỡng dị đột ngột lấp kín do dị vật khác đưa tới gây nhồi máu phủ tạng

Giải phẩu bệnh: Tổn thương giải phẩu bệnh của cơ quan phủ tạn bị tắc mạch là các loại nhồi máu: nhồi máu đỏ và nhồi máu trắng. Sự hình thành các ổ nhồi máu này phụ thuộc vào tính chất của vật tắc, tính chất của mô bị tắc giầu hay nghèo huyết quản phụ

Cơ chế: 99% cục nghẻn là cặn máu, 1% còn lại là do tb ối, tb K, giọt mỡ, không khí

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: