Giải pháp ÔNMT

 Trước tiên nêu thực trạng hiện nay: Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách và quan trọng không chỉ của riêng 1 quốc gia mà còn của toàn nhân loại. Cuộc sống ngày càng hiện đại thì nhu cầu về vật chất của con người càng tăng. 

- Tiếp theo nêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường:

+ Việc xả các chất hoá học, khói bui vào bầu không khí dẫn đến ô nhiễm nguồn không khí

+ Ô nhiễm nước do các chất thải công nghiệp, sinh hoạt đc thải ra sông hồ mà cưa qua xử lí

+ Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại, do các hoại động khai thác của con người, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... 

- Là đoàn viên, nhiệm vụ của chúng ta là:

+ Phát động các phong trào bảo vệ, giữu gìn môi trường trong khu phố, lớp học,...

+ Chủ động giữ gìn sự xanh sạch đẹp của môi trg' xung quanh: không xả rác bừa bãi, tái chế những vật dụng có khả năng dùng lại được

+ Tham gia các hoạt động, trào lưu greenager...

Vấn đề bảo vệ môi trg' đang được toàn nhân loạ quan tâm

-Nạn phá rừng ,đốt rừng ->hậu quả nghiêm trọng : núi bị sạt lở kéo theo đất đá , lũ quét ,lũ bùn, lũ lụt,...tàn phá nhà cửa , hoa màu , cướp đi mạng sống của nhìu người, phá vỡ cân bằng sinh thái...

-Nạn đánh cá trên sông bằng những phương tiện nguy hiểm làm cho nguồn thuỷ hải sản ngày càng bị cạn kiệt .

-Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ , nhà máy ,xí nghệp , thải ra các khó độc hại , làm ô nhiễm tàng khí quyển , làm thủng tần ôzôn bảo vệ trái đất -> gây ra những xáo trộn trong thiên nhiên ( khí hậu ngày càng nóng lên,dông tố , bão lũ , hạn hán ,...liên tiếp xảy ra)

-Ở thành thị : khí thải , nc' thải ...ko dc xử lý kịp thời trở thành nguy cơ bùng phát bện dịch . Ý thức bảo vệ môi trường của ng' dân còn kém , thể hiện ở các hành vi thiếu văn hoá (xả rác ra đường ,xuống ao hồ kênh rạch , sông , phóng uế bừa bãi nơi công cộng làm mất cảnh quan đô thị...)

-Ở nông thôn sự thiếu hiểu biết về văn hoá kỹ thuật gây tác hại ko nhỏ đến cuộc sống hàng ngày . Môi trg' mất vệ sinh-> đau ốm .bệnh tật,giảm sức lao động...

-Mỗi người cần có ý thức bảo vệ môi trg' và thể hiện =hành động cụ thể : trồng cây xanh,giữ gìn vệ sinh...,tuyên truyền,vận động mọi người góp phần bảo vệ ...

1. Ô nhiễm môi trường là gì, bắt đầu do dâu, tác hại như thế nào và con người đã làm gì ?

2. Nói sâu hơn về tác hại của ô nhiễm môi trường (nó có hại gì cho sức khoẻ con nggười, có hại gì cho trái đất và sinh vật) (gợi ý: ô nhiẽm môi trưòng là một vấn đề rất nóng cua thế giới nagỳ này: đã gây ra hàng loạt các biến đổi khí hậu, tời tiết. bức xạ...ảnh hướng đến sức khoẻ các sinh vật sống trên trái đất)

. Bạn có thể neu ra các dẫn chứng, các câu chuyện của bạn mà bạn đã gặp hoặc nghe nói đến (ví dụ câu chuyện về làng ung thư...) để chứng minh ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, kèm theo các số liệu thống kê

3. Trách nhiệm của loài người

. Đề xuất giải pháp : tạo nguồn năng lương mới, hạn chế tàn phá ài nguyên, khí thải công nghiệp.v.v...

. Trê cương vị một đoàn viên bạn có ý kiến gì: quan tâm, tuyên truyền, phổ cập các kiến thức về môi trường mà chính abnr thân mình sẽ cố gắng thực hiện....

Theo ước tính của tổ chức Unicef, tại Việt Nam hiện, sự ô nhiễm asen trong nước ngầm đã ở mức cao và phổ biến ở vùng châu thổ sông Hồng. Nhiều giếng khoan bị nhiễm asen cao hơn mức giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống (10ppb).

10 triệu người có nguy cơ mắc bệnh do nhiễm Asen

Thống kê của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho thấy, trong số 10 trên 26 bệnh truyền nhiễm gây dịch được giám sát có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân, cao nhất là cúm, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, ly trực khuẩn, quai bị, lỵ amip, viêm gan virut, thủy đậu... có liên quan đến nguồn nước bị nhiễm asen và nhiều chất hữu cơ khác.

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể bị mắc bệnh ung thư, trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn đầu độc hệ tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.

Tại Hà Nam, nghiên cứu của Viện YHLĐ&VSMT (Bộ Y tế) đã phát hiện 8 ca bị nhiễm độc asen ở giai đoạn sớm sau 5 - 10 năm sử dụng nước nhiễm độc ở các xã Hòa Hậu, Bồ Đề và Vĩnh Trụ. Cũng tại đây, 94,4% giếng khoan được nghiên cứu có hàm lượng asen trong nước cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống. Năm 2003, khi tiến hành kiểm tra sức khỏe cho 400 người sống trong khu vực ô nhiễm asen nặng, Viện đã phát hiện có ít nhất 7 trường hợp mắc các chứng bệnh do ăn uống với nguồn nước nhiễm asen và 50 trường hợp có hàm lượng asen niệu cao hơn bình thường.

Ngay tại thủ đô Hà Nội, nước ngầm bị nhiễm asen đã được phát hiện từ năm 1996, đặc biệt tại một số khu vực như Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng.

Gần đây nhất, tại thôn Thống Nhất, xã Đông Lỗ (huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây), kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng asen trong nước ngầm cao gấp gần chục lần tiêu chuẩn cho phép. Tại đây, trong vòng 10 năm tại một thôn đã có 22 người ra đi vì căn bệnh ung thư quái ác. Những người này đều ở độ tuổi từ 45-55.

Xử lý asen trong nước sinh hoạt

Đây được coi là giải pháp khả thi trong điều kiện hiện nay, khi mà các nhà máy nước đều chưa có giai đoạn xử lý asen. Theo ý kiến của các thuộc Viện Hóa học công nghiệp và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội giải pháp loại trừ asen bằng than gáo dừa, qua thực nghiệm bằng cột lọc cho thấy có khả năng đáp ứng nước sinh hoạt ở quy mô hộ gia đình.

Hiện nay, với sự hỗ trợ của Unicef Hà Nội, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Nam đã lắp đặt thí điểm bể lọc xử lý asen có giàn mưa, cát vàng tuyển dày 40 - 60cm cho thấy lượng asen giảm rất lớn. Qua 90 ngày sử dụng bể lọc hàm lượng asen sau lọc có thể chấp nhận dùng cho sinh hoạt. Tỷ lệ asen sau lọc đã giảm từ 94 đến 99%.

Còn kết quả điều tra của Viện YHLĐ&VSMT (Bộ Y tế), các hộ dân đã chủ động sử dụng các biện pháp lọc nước, tuy nhiên hiệu quả xử lý asen chưa triệt để.  Một sơ đồ hệ thống lọc cát có giàn phun mưa với chi phí tiết kiệm do Viện thiết kế đã nâng hiệu quả xử lý asen lên 95,24%, với lượng nước đủ dùng hàng ngày cho gia đình 4 - 6 người. 

Theo Vietnamnet & SKĐS

Ảnh hưởng của các chất ô nhiễm tới sức khoẻ con người.  

Điều mà nhiều người bệnh hoặc người thân của người bệnh thường thắc mắc rằng tại sao mình hoặc người nhà mình lại mắc phải căn bệnh này?

Ít ai nghĩ tới mình đang ăn uống với nguồn nước như thế nào?

Dưới dây là bảng tóm tắt các chất gây ô nhiễm thường gặp trong nước và tác hại của chúng đến sức khỏe con người

Chì : Bệnh thận, thần kinh

Amoni, Nitrat, Nitrit : Bệnh xanh da, thiếu máo, gây ung thư

Asen : Bệnh dạ dày, bệnh ngoài da, hàm lượng nhiều gây tử vong

Trihalogenmethane :(sản phẩm phụ của quá trình khử trùng bằng clo, có nhiều trong nước máy)

Khả năng gây ung thư cao

Metyl tert-butyl ete (MTBE) Ọ là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa :Khả năng gây ung thư rất cao

Natri (Na):Bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch

Lưu huỳnh (S) :Bệnh về đường tiêu hoá

Kali (K) Cadimi :Bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng

Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâo, diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản, phốt pho v.v :Gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng.

Chất tẩy trắng:

· Xenon peroxide, sodium percarbonate :Gây viêm đường hô hấp

· Sodium perborrate : Nôn mửa, hại gan

· Oxalate kết hợp với calcium tạo ra alcium oxalate :Gây đau thận, sỏi mật

Vi trùng các loại ;Các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi trùng

Kim loại nặng các loại:

· Titan :Đau thần kinh, thận, hệ bài tiết

· Kẽm :Bệnh viêm xương, thiếu máo

· Sắt chì, cadimi, asen, thuỷ ngân : Khó thở, đau thần kinh, rối loạn hệ bài tiết

Các hoá chất khác: Cyanogen, Sulfate, Nitrate, Carbonate, Cyanide v.v : Dễ gây các bệnh ung thư

Gỉ sét, chất thải, cát, đất :Đau gan, dạ dày, thận, rối loạn chức năng các cơ quan nội tạng.

Ô nhiễm do chất thải rắn

VietNamNet) – Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí…

Thông điệp trên đưa ra tại “Diễn đàn Quốc gia về sức khỏe môi trường” do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội vào ngày 29/11.

Nhiều tham luận đề ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa và kiểm sóat tác động của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng.

Cục Y tế dự phòng Việt Nam đưa ra khuyến cáo, ô nhiễm môi trường tại nước ta đã gia tăng mứa độ ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngày càng có nhiều vấn đề về sức khỏe liên quan đến yếu tố môi trường bị ô nhiễm.

Chất thải đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng động, đặc biệt nghiêm trọng ở những bãi chôn lấp rác,... Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo đánh giá của chuyên gia, trong các loại chất thải nguy hại (chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế) là mối hiểm họa đặc biệt. Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng động; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động.

Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… do loại chất thải rắn gây ra.

Thống kê cho thấy, nguồn phát sinh chất thải rắn tập trung chủ yếu ở đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Tại các đô thị này, tuy chỉ chiếm tỉ lệ 24% dân số cả nước, nhưng lại phát sinh hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm, chiếm gần 50% tổng lượng chất thải sinh họat cả nước.

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đất, ngày càng kéo tỷ lệ bệnh nhân có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường ngày càng cao.

Ngoài ra, một trong những tác động lên môi trường và sức khỏe cộng động là việc lạm dụng các sản phẩm hóa học…

Bộ TN&MT đề nghị cần sớm xây dựng và phát triển hệ thống giám sát, đánh giá và thống kê ảnh hưởng xấu của các yếu tố môi trường lên sức khỏe người dân. Đặc biệt, ưu tiên xử lý các loại hóa chất độc hại, bảo vệ nguồn nước ngầm và nước uống, tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân dân sống tại vùng chịu ảnh hưởng của ô nhiễm, suy thóai môi trường.

Kiều Minh Tác hại đến sức khỏe cộng đồng

Tác hại của môi trường nước ô nhiễm lâu nay đã được nói đến rất nhiều.  Nguồn nước bị "đầu độc" đã tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của dân chúng cũng như môi trường sinh thái, ngòai ra còn gây cả thiệt hại về kinh tế. 

Ngừơi dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều lọai bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh họat.  Nhiều đọan sông bị xem là đã "chết" vì  nước đen đặc, tỏa mùi cả một vùng. Cá tôm nhiều lần chết từng lọat tại những nơi này, gây tổn thất lớn cho các hộ nuôi trồng thủy sản. 

Trời ơi! Nói chung rất là hôi thối. Hôi thối lắm! Nó sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân nhiều lắm. Cái sông ở Cầu Ông Tạ chịu không nổi luôn đó. Cái mùi thối nó xông lên ghê lắm.

Cư dân Sài Gòn

Người cư dân Sài Gòn cho hay: “Trời ơi! Nói chung rất là hôi thối. Hôi thối lắm! Nó sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân nhiều lắm. Cái sông ở Cầu Ông Tạ chịu không nổi luôn đó. Cái mùi thối nó xông lên ghê lắm.”

Sông ngòi ao rạch bị ô nhiễm vì chất thải, nước thải công nghiệp là do các cơ sở sản xuất không thiết lập hệ thống xử lý, hay hệ thống tuy được xây dựng nhưng không đủ công súât yêu cầu. 

Chỉ thị của giới chức năng Việt Nam gần đây buộc các cơ sở sản xuất phải thiết lập hệ thống xử lý nước thải-chất thải công nghiệp, xem ra vẫn chưa được tuân hành. 

Viện Trưởng Viện Nước và Công Nghệ Môi Trường TP HCM, trong một lần trả lời phỏng vấn đài Á Châu Tự Do, cho biết nguyên nhân:

“Nhà nước có cảnh báo, thậm chí đóng cửa nhiều xí nghiệp gây ô nhiễm, nhưng trình độ quản lý và cái phát triển để quản lý, để kiểm soát chặt chẽ bị thiếu, thành ra làm không xuể, thành ra họ có thể đối phó, họ xả đại xuống lòng sông, không ai kiểm soát nổi hay là họ không thường xuyên kiểm soát, không có hệ thống tự động để kiểm soát.”

Theo một nghiên cứu về ảnh hưởng kinh tế của vệ sinh môi trường giai đọan 2006-2007 được thực hiện do Ngân Hàng Thế Giới phối hợp với Viện Khoa Học-Kỹ thuật và Môi trường thuộc Đại Học Xây Dựng Hà Nội, thì mỗi năm Việt Nam thiệt hại khỏang gần 800 triệu đôla vì điều kiện vệ sinh môi truờng yếu kém.

Hôm 13 Tháng Tám mới đây Phó Thủ Tướng Hòang Trung Hải vừa yêu cầu Bộ Tài Nguyên-Môi Trường chủ trì và phối hợp với nhiều bộ ban ngành như Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn cũng như UBND các tỉnh, thành kiểm tra và xử lý nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng diễn ra ở sông Thị Vải lâu nay. 

Có thể nói rằng bảo vệ môi trường là những hoạt động mang tính chất công đồng rất cao. Để bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả nhất cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nếu như, chúng ta có ý thức trồng một cây xanh mỗi tuần, nhặt rác thải mỗi tháng và không sử dụng túi ni lông mỗi năm thì chắc chắn một điều rằng chính bản thân bạn đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường của toàn xã hội. 

Chính quyền Việt Nam trước giờ cũng nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ bên ngoài về vấn đề ô nhiễm nguồn nước.  Không ít cuộc hội thảo về môi trường đã được tổ chức hàng năm, như cuộc hội thảo chuyên đề về hiện trạng các lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn, sông Cầu, sông Nhuệ-Đáy do Cục Bảo Vệ Môi Trường, Ngân Hàng Thế Giới và Dự Án 

Mỗi người chúng ta ngày hôm nay hãy làm những việc nhỏ để góp phần vào những mục tiêu chung mà con người đang hướng tới đó là giảm đitác hại của vấn đề biến đổi khí hậu trên phạm vitoàn cầu mà nguyên nhân chính đó là ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy việc bảo vệ môi trường trong tình hình hiện nay là vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Bởi lẽ, trong thời gian gần đây những thiên tai kinh hoàngđã diễn ra mà nguyên nhân chính là do con người với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường. 

Theo ước tính của các nhà khoa học, cứ mỗi giờ trên Trái Đất lại có tới hàng trăm mét băng ở Nam Cực tan chảy ra, do đó thời gian mà nước biển ở các đại dương dâng lên ngày càng rút ngắn lại. Chính vì vậy trong một khoảng thời gian không xa 1/4 diện tích đất liền trên Trái Đất sẽ chìm ngập ở dưới đáy biển và một viễn canh khủng khiếp sẽ diễn ra. Hàng chục triệu người dân trên thế giới sẽ không có đất sinh sống, họ sẽ ồ ạt di cư đến những nơi cao ráo hơn, những trung tâm đô thị, từ đó gây rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết như sức ép dân số, tệ nạn xã hội, thiếu việc làm và nghiêm trọng hơn đó chính là vấn đề bạo lực, phân biệt chủng tộc với những người vừa mới di cư đến, một thế giới hòa bình hạnh phúc sẽ không còn nữa mà thay vào đó là một thế giới của sự tranh chấp về chỗ ở, về những nhu cầu được sống, được tồn tại.

Là một đất nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều loại thiên tai nguy hiểm, Việt Nam được xếp vào năm quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của vấn đề biến đổi khí hậu. Chính điều này đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi người dân Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường nhằm hạn chế một phần nào đó những thiệt hại hại khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúalớn nhất của nước ta có thể mất đi nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp kịp thời để khắc phục. Và còn biết bao những ảnh hưởng khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra đối với người dân, do đó là một công dân Việt Nam, chúng ta càng phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để cứu lấy cuộc sống của chính bản thân và toàn xã hội. 

Trong thời gian gần đây rất nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường của lực lượng thanh niên đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Những “Ngày chủ nhật xanh”, những hành trình xuyên Việt bằng xe đạp đã góp phần đánh thức nhận thức về việc bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam, đó là những hành động nhỏ nhưng mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với mục tiêu chung của toàn xã hội.

Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói đến phong trào “Giờ Trái Đất” – một phong trào mang một ý nghĩa vô cùng thiết thực của nhân dân toàn cầu trong việc góp phần giảm bớt tình trạng Trái Đất nóng lên. Trong chương trình “Giờ Trái Đất” năm nay với khẩu hiệu “Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu” đã góp phần giúp cho thế giới tiết kiệm được hàng ngàn tỉ đồng, riêng đối với Việt Nam chúng ta đã tiết kiệm được 500 triệu đồng. Chỉ có một giờ đồng hồ thôi nhưng ý nghĩa của nó mang lại là vô cùng to lớn, nó đã góp phần nâng cao ý thức của nhân dânThế Giớivề trách nhiệm bảo vệ môi trường và giảm bớt hiện tượng biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu. Nếu được, chúng ta có thể nhânrộng từ “Một giờ Trái Đất”, sang “ 24 giờ Vì Trái Đất”, nếu có sự nhất chí đồng lòng của toàn xã hội thì hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ ngày càng được giảm bớt, cuộc sống của con người sẽ trường tồn mãi mãi.

Là người tham gia những chương trình vì môi trường, tôi luôn nhận thức rõ ý thức và trách nhiệm của một người thanh niên trong việc bảo vệ môi trường, do đó trong các giờ hoạt động ngoại khóa tôi thường lồng vào đó những giờ sinh hoạt về những vấn đề bảo vệ môi trường sống của con người. Qua những giờ sinh hoạt ngoại khóa về môi trường, tôi nhận thấy một điều rằng các bạn, các em đã có suy nghĩ và hành động thiết thực hơn trong việc bảo vệ môi trường. Theo tôi nghĩ, nếu nhưchúng ta mở ra nhiều sân chơi cho thanh niên về việc tìm hiểu Luật Bảo Vệ Môi Trườngsẽ góp phần không nhỏ vào ý thức của thanh niên vềvấn đề chung này của toàn xã hội.

Xin mượn lời ca khúc "Colors of The Wind"của Vanessa Williams"… Anh nghĩ rằng anh sở hữu tất cả những miền đất anh đặt chân đến Trái Đất này chỉ là một thứ đã chết mà anh có thể nhận được,Nhưng tôi biết rằng mỗi hòn đá, mỗi ngọn cây và mỗi tạo vật,đều có cuộc sống, đều có linh hồn và một cái tên…". Đúng là như vậy, mỗi sự vật trên Trái Đất đều mang trong đó một nhiệm vụ góp phần tô đẹp thêm cuộc sống này, chính vì vậy chúng ta đừng vì những nhu cầu trước mắt mà vô tình giết đi cuộc sống tươiđẹp mà hàng ngàn năm con người đã tạo dựng nên. Hãy bảo vệ môi trường, hãy bảo vệ hành tinh của chúng ta mãi mãi là một màu xanh vĩnh cửu.

Môi Trường tổ chức hồi Năm 2007.

Tuy vậy hiện nay vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam vẫn chưa được giải quyết mạnh, và những dòng sông chết vì vậy tiếp tục gây những hệ lụy nghiêm trọng, mà trong đó người dân chịu ảnh hưởng nặng nhất

Có thể nói rằng bảo vệ môi trường là những hoạt động mang tính chất công đồng rất cao. Để bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả nhất cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nếu như, chúng ta có ý thức trồng một cây xanh mỗi tuần, nhặt rác thải mỗi tháng và không sử dụng túi ni lông mỗi năm thì chắc chắn một điều rằng chính bản thân bạn đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường của toàn xã hội. 

Mỗi người chúng ta ngày hôm nay hãy làm những việc nhỏ để góp phần vào những mục tiêu chung mà con người đang hướng tới đó là giảm đitác hại của vấn đề biến đổi khí hậu trên phạm vitoàn cầu mà nguyên nhân chính đó là ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy việc bảo vệ môi trường trong tình hình hiện nay là vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Bởi lẽ, trong thời gian gần đây những thiên tai kinh hoàngđã diễn ra mà nguyên nhân chính là do con người với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường. 

Theo ước tính của các nhà khoa học, cứ mỗi giờ trên Trái Đất lại có tới hàng trăm mét băng ở Nam Cực tan chảy ra, do đó thời gian mà nước biển ở các đại dương dâng lên ngày càng rút ngắn lại. Chính vì vậy trong một khoảng thời gian không xa 1/4 diện tích đất liền trên Trái Đất sẽ chìm ngập ở dưới đáy biển và một viễn canh khủng khiếp sẽ diễn ra. Hàng chục triệu người dân trên thế giới sẽ không có đất sinh sống, họ sẽ ồ ạt di cư đến những nơi cao ráo hơn, những trung tâm đô thị, từ đó gây rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết như sức ép dân số, tệ nạn xã hội, thiếu việc làm và nghiêm trọng hơn đó chính là vấn đề bạo lực, phân biệt chủng tộc với những người vừa mới di cư đến, một thế giới hòa bình hạnh phúc sẽ không còn nữa mà thay vào đó là một thế giới của sự tranh chấp về chỗ ở, về những nhu cầu được sống, được tồn tại.

Là một đất nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều loại thiên tai nguy hiểm, Việt Nam được xếp vào năm quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của vấn đề biến đổi khí hậu. Chính điều này đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi người dân Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường nhằm hạn chế một phần nào đó những thiệt hại hại khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúalớn nhất của nước ta có thể mất đi nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp kịp thời để khắc phục. Và còn biết bao những ảnh hưởng khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra đối với người dân, do đó là một công dân Việt Nam, chúng ta càng phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để cứu lấy cuộc sống của chính bản thân và toàn xã hội. 

Trong thời gian gần đây rất nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường của lực lượng thanh niên đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Những “Ngày chủ nhật xanh”, những hành trình xuyên Việt bằng xe đạp đã góp phần đánh thức nhận thức về việc bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam, đó là những hành động nhỏ nhưng mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với mục tiêu chung của toàn xã hội.

Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói đến phong trào “Giờ Trái Đất” – một phong trào mang một ý nghĩa vô cùng thiết thực của nhân dân toàn cầu trong việc góp phần giảm bớt tình trạng Trái Đất nóng lên. Trong chương trình “Giờ Trái Đất” năm nay với khẩu hiệu “Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu” đã góp phần giúp cho thế giới tiết kiệm được hàng ngàn tỉ đồng, riêng đối với Việt Nam chúng ta đã tiết kiệm được 500 triệu đồng. Chỉ có một giờ đồng hồ thôi nhưng ý nghĩa của nó mang lại là vô cùng to lớn, nó đã góp phần nâng cao ý thức của nhân dânThế Giớivề trách nhiệm bảo vệ môi trường và giảm bớt hiện tượng biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu. Nếu được, chúng ta có thể nhânrộng từ “Một giờ Trái Đất”, sang “ 24 giờ Vì Trái Đất”, nếu có sự nhất chí đồng lòng của toàn xã hội thì hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ ngày càng được giảm bớt, cuộc sống của con người sẽ trường tồn mãi mãi.

Là người tham gia những chương trình vì môi trường, tôi luôn nhận thức rõ ý thức và trách nhiệm của một người thanh niên trong việc bảo vệ môi trường, do đó trong các giờ hoạt động ngoại khóa tôi thường lồng vào đó những giờ sinh hoạt về những vấn đề bảo vệ môi trường sống của con người. Qua những giờ sinh hoạt ngoại khóa về môi trường, tôi nhận thấy một điều rằng các bạn, các em đã có suy nghĩ và hành động thiết thực hơn trong việc bảo vệ môi trường. Theo tôi nghĩ, nếu nhưchúng ta mở ra nhiều sân chơi cho thanh niên về việc tìm hiểu Luật Bảo Vệ Môi Trườngsẽ góp phần không nhỏ vào ý thức của thanh niên vềvấn đề chung này của toàn xã hội.

Xin mượn lời ca khúc "Colors of The Wind"của Vanessa Williams"… Anh nghĩ rằng anh sở hữu tất cả những miền đất anh đặt chân đến Trái Đất này chỉ là một thứ đã chết mà anh có thể nhận được,Nhưng tôi biết rằng mỗi hòn đá, mỗi ngọn cây và mỗi tạo vật,đều có cuộc sống, đều có linh hồn và một cái tên…". Đúng là như vậy, mỗi sự vật trên Trái Đất đều mang trong đó một nhiệm vụ góp phần tô đẹp thêm cuộc sống này, chính vì vậy chúng ta đừng vì những nhu cầu trước mắt mà vô tình giết đi cuộc sống tươiđẹp mà hàng ngàn năm con người đã tạo dựng nên. Hãy bảo vệ môi trường, hãy bảo vệ hành tinh của chúng ta mãi mãi là một màu xanh vĩnh cửu.

Theo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, trong 5 năm qua hàng loạt vấn đề bức xúc liên quan đến ô nhiễm môi trường đã được đề cập. Ảnh hưởng của ô nhiễm này rất lớn và liên quan trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng.

Số liệu quan trắc của Tổng cục Môi trường cho biết, môi trường nước mặt ở hầu hết các đô thị và ở nhiều lưu vực sông của nước ta đều bị ô nhiễm các chất hữu cơ và tình trạng này không ngừng gia tăng. Tại hầu hết các sông, hồ, kênh, rạch trong nội thành, nội thị, hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ đều vượt giới hạn tối đa cho phép từ 2 đến 6 lần. Điển hình là ô nhiễm tại 3 lưu vực sông gồm sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy và sông Đồng Nai đã tới mức báo động. Nghiêm trọng nhất là lưu vực sông Đồng Nai, nguồn nước thuộc đoạn sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, chất lượng nước mặt dùng cho sinh hoạt không đảm bảo. Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là do có trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này. 

Cả một khúc sông Thị Vải thuộc lưu vực sông Đồng Nai bị ô nhiễm, nổi bọt trắng xóa. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN

Cùng với vấn đề ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường ở các đô thị đang ngày càng gia tăng mức độ ô nhiễm như bụi tràn lan, úng ngập ngày càng trầm trọng, chất thải rắn chưa được thu gom và xử lý triệt để. Theo số liệu của Tổng cục Môi trường, hiện nay toàn quốc hầu như chưa có đô thị nào được công nhận là đô thị xanh, sạch. Đặc biệt là ở TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, ô nhiễm bụi trong môi trường không khí được liệt vào loại nhất nhì trên thế giới. Một nghiên cứu về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cảnh sát giao thông làm việc tại một số nút giao lộ ở TP.HCM cho thấy, nhiều người mắc đồng thời nhiều bệnh, thậm chí hơn 3 bệnh. Nổi bật trong cơ cấu bệnh của cảnh sát giao thông là bệnh về tai mũi họng. 

Vấn nạn ô nhiễm môi trường các cụm, khu công nghiệp cũng được kể đến với những cảnh báo đáng lo ngại. Thống kê cho biết, không kể trên 1.000 khu/cụm công nghiệp do UBND các tỉnh, thành phố quyết định thành lập, tính đến hết năm 2009, toàn quốc đã có tới 249 khu công nghiệp được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng chỉ có khoảng 50% các khu công nghiệp đang hoạt động là có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hiện nay có khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3 nước thải/ngày từ các khu công nghiệp xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý. Những khu vực chịu tác động nhiều nhất là các lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy và Đồng Nai. Tình trạng ô nhiễm môi trường của nhiều làng nghề diễn biến ngày càng trầm trọng hơn do chế biến lương thực, chăn nuôi, giết mổ gia súc cộng với nước thải ở các làng nghề tái chế, chế tác kim loại, dệt nhuộm còn chứa nhiều hóa chất độc hại, axít và kim loại nặng…

Nguyên nhân chính

Theo các chuyên gia về môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên có nhiều nguyên nhân, song tập trung vào một số các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Trước tiên là những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.

Tiếp theo là quyền hạn pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường.

Cùng với nó là việc các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.

Giải pháp mang tính lâu dài

Đề cập tới vấn đề giải pháp tạo cho môi trường Việt Nam trong sạch ổn định và bền vững, PGS. TS Trương Mạnh Tiến, nguyên Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường cho rằng, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi nhân lực chính là cái cốt lõi trong việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, hệ thống quan trắc của Việt Nam quá kém và cần phải được hiện đại hóa trong tương lai. Bởi khi hệ thống quan trắc được hoàn thiện, sẽ có những số liệu trung thực nhất, nâng cao chất lượng nhân lực, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường, tăng cường sự tham gia của cộng đồng... 

Bộ Tài Nguyên và Môi trường cũng cho rằng, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Nhà nước cần bổ sung một số quy định cụ thể như: Ban hành, sửa đổi, bố sung các luật liên quan về môi trường, trước mắt là Luật Bảo vệ môi trường; tăng mức chi sự nghiệp môi trường lên trên mức 2% tổng chi ngân sách hàng năm nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường trong tình hình mới; tăng cường giám sát việc thi hành các luật liên quan trong công tác bảo vệ môi trường; ưu tiên giám sát các dự án lớn của quốc gia…; tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề bức xúc nhằm ngăn chặn việc gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, đảm bảo an ninh môi trường, coi đây là nhiệm vụ bảo vệ môi trường trọng tâm trong 5 năm tới; tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt là ở các cấp xã, phường, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương; các bộ, ngành địa phương cần tập trung nhân lực, vật lực và tài lực để xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành và địa phương.

Thành Hiển - Văn Hào

http://tuoitredakrlap.net/diendan/showthread.php?676-Ch%C3%B9m-%E1%BA%A3nh-Th%E1%BA%A3m-ho%E1%BA%A1-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu-thay-%C4%91%E1%BB%95i&

http://www.vnulib.edu.vn:8000/dspace/bitstream/123456789/298/5/100000010-05.pdf

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: