"Giấc mơ Mỹ"

Phần 2 là tiếp diễn hành trình cuộc đời tác giả, nhưng khác với phần 1 vì nó tập trung diễn tả tâm lí và suy nghĩ của tác giả về cuộc sống và xã hội đầy những bất công mâu thuẫn… “Giấc mơ Mỹ” là giấc mơ của tác giả về một tương lai tươi sáng, một cuốc sống ấm no hạnh phúc và hơn thế nữa là giấc mơ về một miền đất tự do mang màu sắc phương Đông..

Hàm Tử Dương và nhóm biên tập xin chúc tất cả độc giả sẽ thực hiện được giấc mơ mà mình mong ước. Còn nếu ai chưa có giấc mơ thì mong rằng khi đọc xong cuốn truyện này sẽ tìm được giấc mơ chân chính của mình, giống như giấc mơ của tác giả.

Sau đây chúng tôi xin mời độc giả theo dõi tiếp cuộc đời của tác giả trong những năm cắp sách đến trường. Đó là thời gian tác giả gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, nhưng với nghị lực vươn lên trong cuộc sống, tác giả đã vượt qua tất cả để thực hiện giấc mơ của mình.

Tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên cắp sách đến trường, đó là ngày mùa thu vàng rực nắng. Không quần áo đẹp, không sách vở mới nhưng tôi rất háo hức và phấn khởi vì bước vào môi trường mới, khác hẳn với nhiều đứa trẻ miệng còn hơi sữa vẫn khóc lóc một cách đáng thương và được bố mẹ dỗ dành, an ủi.. Trong khi lũ trẻ vẫn còn đang rụt rè thì tôi đă chạy tung tăng khắp mọi nơi để khám phá thế giới mới. Hôm đó có người mời ba con tôi chụp ảnh, ba tôi đồng ý và chụp 2 bức, một tấm là của riêng tôi và một tấm ba bế tôi lên trong sự hãnh diện, tuy nhiên ba tôi phải trả một khoản tiền kha khá cho người chụp ảnh. Sau này mỗi khi xem lại những tấm ảnh đó tôi lại thấy thật buồn cười, con người và trang phục thời đó thật lạc hậu và quê mùa, khác xa so với thời đại bây giờ, cũng dễ hiểu vì đất nước mới thoát khỏi khủng hoảng và bắt đầu bước vào thời kì tăng trưởng, hội nhập. 

Những năm đầu học tiểu học, tôi là một cô bé rất nghịch ngợm và ương bướng, có thời gian tôi bị giáo viên chủ nhiệm liệt vào danh sách những học sinh bất trị. Hồi mới đi học tôi thuận tay trái nên khi viết cũng bằng tay trái nốt, cô giáo cứ bắt tôi phải viết bằng tay phải nhưng tôi không chịu nghe, ở nhà ba mẹ cũng hay uốn nắn tập viết nhưng do chứng nào tật ấy nên chỉ được một lúc là tôi lại đổi sang viết tay chiêu. Ngay cả lúc cầm đũa ăn cơm tôi cũng dùng tay trái, người ta bảo thuận tay chiêu rất thông minh, sáng tạo nhưng với tôi những thứ đó chẳng thấy đâu chỉ thấy bướng và nghịch. Điều kì lạ là ba mẹ tôi thuận tay phải nhưng cả 3 chị em lại thuận tay trái, vì vậy ba mẹ cũng không quá ép buộc chúng tôi từ bỏ thói quen đó. 

Thế nhưng cô giáo ở trường lại khác, cô giống một bà chằn suốt ngày lải nhải rằng “tay trái sai, tay phải đúng” khiến tôi nhức hết cả đầu. Thấy tôi không nghe lời bà chằn lấy cây thước kẻ bằng gỗ dài cả mét đánh vào tay tôi, đau thấu sương buốt tận óc. Bị mấy trận đòn khiến tôi sợ và phải nghe theo lời áp đặt, nhưng tôi chỉ thực hiện kiểu chống đối, hễ thấy cô giáo ở bên cạnh là viết theo “lề phải”(1), còn cô đi chỗ khác là lại lập tức đổi sang “lề trái”(2). Nhờ vậy mà tôi viết thành thạo cả hai lề với hai kiểu chữ hoàn toàn khác nhau. Nhiều khi tôi thấy tự hào vì lối viết “lề trái” của mình, bởi đó là lề mà tôi thích, lề tôi được chọn lựa chứ không phải là kiểu ép buộc, áp đặt của giáo viên. Dù là viết theo “lề trái” hay “lề phải” thì tôi cũng tự nhủ rằng hãy viết bằng trái tim của mình, đừng để trái tim phải nhói đau khi mà tay viết lề này nhưng trái tim lại đặt lề bên cạnh. Viết theo lề nào là quyền của người cầm bút lựa chọn, đừng để người khác áp đặt mà ép buộc mình viết ra những thứ khiến lương tâm phải cắn dứt. Nhưng dù sao cũng không thể phủ nhận lợi thế của người viết được bằng hai tay, nếu chẳng may có bị tai nạn cụt mất tay phải thì tôi vẫn còn tay trái để viết, chứ những học sinh khác mà cứ viết theo “lề phải” thì chỉ có nước “tắc tịt”

Ngay từ nhỏ ba mẹ đă tự hào vì tôi nhanh nhẹn hoạt bát, ai cũng bảo tôi lớn trước tuổi. Có lẽ cũng chính vì vậy mà bản tính của tôi trở nên nghịch ngợm, cứng đầu hơn hẳn so với bạn bè cùng lứa. Trong khi mấy đứa trẻ sinh cùng tháng mới biết bi bô gọi ba mẹ thì tôi đã biết chửi thề “mẹ mày”, “con bà mày”… do học lỏm từ mấy anh chị lớn tuổi. Năm học mẫu giáo tôi được mệnh danh là “nữ quái” vì chuyên giành và cướp đồ ăn của bạn bè, thấy đứa nào có bánh, kẹo, trái cây là tôi xin, xin không được là tôi cướp, bị giành mất đồ ăn mà chúng nó chỉ biết khóc, còn đứa nào bật lại là bị tôi túm cổ đánh cho rúm ró, đáng đời, ai bảo có đồ ăn mà không biết chia sẻ cho bạn bè. 

Ở mẫu giáo tôi còn được biết với vụ án “thảm sát hoa hồng” nổi tiếng, thực ra cũng chả có gì là to tát, ở hành lang mẫu giáo có trồng một vườn hoa rất đẹp, chủ yếu là hoa hồng. Hôm đó chẳng may tay tôi cọ vào bụi hoa hồng bị gai làm xước chảy máu, chả hiểu vì bực tức hay vì ngẫu hứng mà tôi nổi máu vặt trụi cả vườn hoa, không bỏ sót bông nào, hoa to hoa nhỏ, nụ chưa nở hay mới nhú cũng vặt sạch, xong rồi vứt hết xuống đất, giờ trông vườn hoa địa đàng chẳng khác nào còn gà vặt trụi lông. Lúc cô giáo phát hiện ra thì chuyện đã rồi, mặc dù tức nổ mắt nhưng cũng ko thể cứu vãn được, thế là tôi bị cô sách tai lôi vào lớp đánh cho một trận nhừ tử, 10 ngón tay xinh xinh bị đập cho tả tơi, đúng là hoa rơi hữu ý nhưng lệ chảy vô tình. Cứ dăm ba bữa tôi lại bị cô cho ăn đòn một trận, còn dọa đuổi tôi khỏi mẫu giáo nữa nhưng nghe quen rồi, đuổi hoài mà có thấy sao đâu, cuối tuần lại còn được phát phiếu bé khỏe bé ngoan mới chết chứ.

Những năm đầu tiểu học tôi vẫn là đứa nghịch ngợm, cứng đầu khó bảo nhất lớp, nhiều thằng con trai còn phải dè chừng khi chơi với tôi. Năm học lớp 1, tôi có ngồi với một thằng con trai, chẳng hiểu nó vẩy bút kiểu gì mà mực bắn vào vở tôi, tức quá tôi liền vẩy mực vào vở thằng đó, nó thấy vở bị dính mực nhiều hơn thì vẩy thẳng vào áo trắng của tôi, lần này thì tôi điên thật, khỏi phải vẩy qua vẩy lại làm gì cho mệt, tôi dốc cả lọ mực lên áo trắng của nó, giờ trông thằng đó chẳng khác nào con mực sống. Khỏi phải nói thằng bé khóc tu tu, còn tôi bị cô giáo lấy thước gỗ vụt cho chục nhát vào tay và mông, đau đừng hỏi, thời đó giáo viên tiểu học nghê lắm, đánh học sinh một cách dã man tàn bạo, không thương hoa tiếc ngọc gì cả, đơn giản có phải con mình đâu mà xót. 

Sau vụ đó tôi bị chuyển sang bàn khác ngồi chung với một thằng mập to con nhất lớp. Tôi và thằng mập này cũng chẳng ưa nhau, thỉnh thoảng lại cãi nhau chỉ vì lý do vớ vẩn. Một lần tôi sơ ý làm rách bìa sách của nó, thế là nó nổi khùng lên xé giả làm rách mấy trang liền của tôi, tức quá tôi nhảy sổ lên định cào vào mặt nó nhưng chưa làm được gì đã bị nó đẩy cho ngã chổng vó xuống sàn. Vẫn không chịu thua, tôi cố chịu đau vùng dậy cầm ngay cây thước gỗ to khụ rồi phang thẳng mặt thằng đó. Cây thước kẻ này thực chất là một thanh gỗ lim dài, thẳng, nhẵn - không biết ba tôi tha từ đâu về, thấy đẹp tôi mang nó đến lớp làm thước kẻ, được coi là hàng độc vì tìm mỏi mắt không có cái thứ hai. Bởi thằng mập to hơn nhiều lên tôi biết không đánh lại được, với lại nghe mấy anh chị lớn hay xui dại trẻ con rằng “không đánh được cứ gạch mà tương”, mà trong lớp không có gạch lên tôi vớ ngay cây thước độc tôn của mình đập vào mặt thằng béo. 

Bị tôi phang thẳng mặt, thằng béo ôm mặt khóc rống nên như con lợn chọc tiết, nhìn thấy nó như vậy tôi hả hê lắm, ai bảo nó dám chơi lại tôi chứ. Nhưng khi bị cô giáo biết thì tôi còn thê thảm hơn cả nó, không cần biết đúng sai thế nào, cô giáo liền lấy cây thước gỗ đánh cho tôi một trận, bị đánh bởi chính cây thước của mình mới đau chứ. Sau đó tôi bị cô bắt đứng phạt ở góc lớp đến hết buổi, tê hết cả chân, còn thằng mập được cô giáo bênh cứ nằm ở bàn ăn vạ, khóc thì không ra khóc, cứ rên “Ư ử… ư ử…” nghe sốt hết cả ruột, vừa nãy tôi bị cô giáo đánh cũng có khóc nhưng chỉ một lúc là thôi, đâu như thằng mập “khóc dai như đỉa”, con trai con đứa mà hèn. 

Vụ này tôi bị thiệt hại nhiều quá, sau khi phạt đủ kiểu cô giáo tuyên bố tịch thu luôn cái thước gỗ với lý do hung khí gây án, đã bị đánh đau lại còn mất cả thước, tôi không hiểu bà ấy tịch thu xong sẽ làm gì nó, hôm sau tôi có hỏi xin lại cây thước nhưng cô bảo đem nhóm lò rồi… híc, sao bà ý ác thế không biết, cây thước yêu quý của tôi thế là toi đời rồi, ít ra cũng phải để tôi nhìn mặt nó lần cuối chứ.

Những ngày đầu mới học lớp 2, tôi phát hiện trong lớp có một tổ ong vàng to bằng miệng bát con. Sau nhiều lần ngắm nghía quan sát, tôi quyết định hạ thủ để lấy nhộng ong, món này ăn ngon phải biết. Quyết định như vậy tôi liền ra sau trường nhổ một cây dóc dài mang vào lớp, lúc đầu tôi xui dại mấy thằng con trai chọc cho tổ ong rụng xuống nhưng mấy thằng đó nhát quá, thế là tôi lại phải đích thân hành sự, cầm que dóc lên rồi : Chọc… Chọc… Chọc… và Bụp... một cái, tổ ong rơi lăn lóc xuống đất, thế là cả một lũ con trai lao vào tranh cướp, đáng lẽ ra tôi định đợi ong bay đi hết rồi mới vào lấy cho an toàn nhưng nhìn thấy mấy thằng con trai kia xông vào cướp thành quả công sức của mình thì tôi không thể đứng yên được. Thế là tôi cũng lao vào tranh giành cướp đoạt, xô đẩy giằng xé lẫn nhau nhưng chỉ giành được có một miếng to bằng cái chén, vừa nhàu vừa nát chẳng dùng được việc gì, nhưng thảm hơn là tôi bị ong nó đốt vào cổ buốt tận họng, tối về còn không ăn được cơm. 

Tổng cộng có 5 đứa bị đốt trong đó có 2 đứa vô tội, có lẽ ong muốn “giết nhầm còn hơn bỏ xót”, tôi bị đốt vào cổ là còn may chán, thằng bên cạnh bị đốt vào mí mắt xưng húp lên không nhìn thấy trời đất đâu cứ sụt xịt khóc, mặt đứa nào đứa ấy nghệt ra như bánh bao dúng nước, “Tham thì thâm” các cụ bảo chẳng sai, nhưng ở đời có ai là không tham, tuổi nhỏ đã tham sau này ắt dựng lên nghiệp lớn. Vụ chọc tổ ong này tôi là đứa đầu têu nên bị cô giáo phạt nặng nhất, hầu hết các vụ nghịch ngợm là do tôi cầm đầu hoặc dính líu đến, vì vậy nếu xảy ra tai họa gì thì tôi là đứa bị xử phạt đầu tiên để làm gương cho cả lớp.

Ở trường nổi tiếng là quậy, còn ở nhà tôi cũng nhiều trò không kém. Hồi nhỏ tôi hay sang nhà thằng hàng xóm chơi, nó là bạn chí cốt của tôi thời tiểu học. Chơi với tôi chắc thằng bé kinh ba đời vì nó toàn bị tôi xui dại và lãnh chịu hậu quả thay. Ngày bé, mỗi khi mùa hè trời nắng nóng, đứa trẻ nào chả muốn được ăn kem, nhưng vấn đề là “tiền đâu”. Tôi xin tiền ba ăn kem nhưng ba bảo kem mút bán ngoài đường bẩn lắm, rồi ba hùng hồn kể chuyện hồi ông ăn kem từ ngảy nảo ngày nao rằng khi đang ăn kem thì nhìn thấy một con đỉa nằm trong đó, một lúc sau kem tan thì con đỉa bò nguây nguẩy trên đường… rồi nó toàn múc nước cống để làm kem, bẩn lắm và khuyên tôi đừng ăn. Tôi không biết ba nói thật hay bịa ra chuyện này để không phải bỏ tiền mua kem cho tôi ăn, nhưng lúc đó tôi không quan tâm, bẩn tôi cũng ăn hết, các cụ chả bảo “ăn bẩn sống lâu” là gì. 

Không xin được tiền ba, tôi sang hỏi thằng bạn nối khố xem thế nào, nó cũng bảo không có, nhưng một lúc sau lại bảo là có rồi chỉ vào con lợn đất nằm trễm trệ trong tủ kính. Tôi cũng biết chuyện nó nuôi heo đất, chủ yếu là tiền mừng tuổi và tiền tiêu vặt, nhưng ba mẹ nó kiểm soát chặt lắm, tiền cho bao nhiêu đều bắt nó đút hết vào heo không sợ tiêu mất. Tôi còn lạ gì trò của người lớn, cho con tiền nuôi heo nhưng đến khi mổ heo ra thì lại lấy số tiền đó dùng vào việc gì đó như mua quần áo, sách vở mới cho con… nhưng nếu không nuôi heo thì nó vẫn được hưởng như vậy mà, đây gọi là cướp trên giàn mướp, cuối cùng chỉ có trẻ con là thiệt. Thế nên cứ có tiền là tôi ăn trước cái đã, tiền để lâu dễ sinh bệnh trong người lắm. 

Tôi cầm con lợn nhựa của thằng bạn lên ngắm nghía, lắc lên lắc xuống rồi nhòm qua cái lỗ bé tí tẹo xem bên trong thế nào… Bỗng nhiên tôi nảy ra ý tưởng rút tiền mà không phải mổ heo, tôi bảo thằng bạn cầm cái nhíp kẹp lông mi của mẹ nó mang ra cho tôi xử lý. Thằng bạn lập tức nghe theo và cứ trố mắt nhìn tôi rút tiền, thỉnh thoảng khuyên tôi rút ít thôi không mẹ biết, tôi chỉ ậm ừ cho qua, mẹ của nó chứ có phải mẹ tôi đâu mà sợ. Thế là từ hôm đó, cứ cách vài ngày tôi và nó lại rút tiền đi mua kem, kẹo, bánh về ăn, đời sống nâng cao hẳn lên, nhiều đứa trẻ trong xóm phải ngước nhìn. Tôi không nhớ rõ là đã rút bao nhiêu lần, nhưng thấy con heo gầy đi nhiều, sợ bị ba mẹ nó phát hiện tôi liền đút giấy vào cho đầy, giờ trông heo chẳng khác nào lúc trước, có khi còn béo tốt hơn đấy chứ.

Trước hôm khai giảng năm học mới, ba mẹ nó quyết định mổ heo lấy tiền mua sắm quần áo, sách vở cho thằng cu. Thằng bạn tôi lúc đó hí hửng lắm, tưởng trong đó vẫn còn nhiều tiền, ai ngờ đến khi mổ heo ra cả nhà nó tá hỏa, bên trong toàn giấy lộn, số tiền tiết kiệm tính ra còn không đủ mua cái cặp mới. Thế là bố mẹ nó đùng đùng nổi giận tra hỏi xem tiền đi đâu hết rồi, lúc đầu thằng bạn tôi còn chối đây đẩy nhưng thấy ba mẹ làm dữ quá nên nó khai hết, rồi đổ hết trách nhiệm lên đầu tôi mới đau chứ. Sau đó thằng bạn tôi bị đánh lên bờ xuống ruộng, còn tôi cũng không thoát, bố mẹ nó sang mách ba mẹ tôi thế là tôi cũng bị ăn chục cây roi vào mông, đúng là sướng cái mồm thì đau cái đít.

Sau vụ đó tôi và nó giận nhau nửa tháng, cả hai đều đổ lỗi cho nhau, lúc ăn thì hí ha hí hửng, còn lúc xảy ra chuyện thì chẳng ai chịu nhận. Thằng bạn chắc hận tôi lắm vì bị tôi xui dại không biết bao nhiêu lần, mỗi lần nhớ lại là cười ra nước mắt. Hôm đó thằng bạn phải ở một mình trông nhà, trông nóc nhà thì đúng hơn vì toàn bỏ đi chơi. Lúc tôi và thằng bạn đang chơi trò bắn bi thì nghe thấy tiếng kèn của chú bán kem mút ngoài đường, thế là tôi và nó bỏ chơi chạy ra xem, nhìn mấy đứa trẻ con khác mút kem khiến tôi và nó thèm chảy nước miếng. 

Hồi đó trẻ con thường hay nhặt chai lọ, nhựa, sắt vụn … đem đổi lấy những chiếc kem mút mát lạnh tuyệt hảo. Cái bệnh thèm ăn lại nổi lên, thế là tôi và nó chạy về nhà tìm xem còn thứ gì đổi được kem không, tìm mãi tìm hoài mà chẳng có gì, chợt tôi nhìn thấy cái hai cái vung nồi nằm góc sân giếng, tôi hỏi có đem đi đổi kem được không, nó lắc đầu bảo còn dùng nấu cơm và nấu canh. Đang thèm ăn cộng với sợ chú bán kem đi mất, nên đầu óc mụ mị không biết gì nữa, tôi bảo nấu cơm canh không cần vung nồi vẫn nấu được rồi giục nó quyết định nhanh lên, nó ậm ừ một lúc rồi gật đầu đồng ý, chẳng biết đầu óc nó suy nghĩ thế nào, tôi đã mụ mị vì ăn giờ lại đến lượt nó nữa. 

Khi tôi và nó mang hai cái vung nồi ra đổi kem, thằng cha bán kem liền hỏi “nồi đâu, sao chỉ có vung”, tôi chưa kịp trả lời thì thằng bạn đã toe toe nói rằng “nồi còn phải để nhà nấu cơm, chỉ đổi vung thôi”. Mẹ kiếp, thằng cha bán kem này cũng đểu thật, rõ ràng biết chúng tôi mê ăn kem nên quẫn trí đem cả vung nồi đi đổi, thế mà hắn vẫn tỉnh bơ như không có gì, rồi phát cho mỗi đứa hai que kem cho chúng mày mút thụt lưỡi thì thôi. Hiếm khi nào được ăn một lúc hai que kem liền, tôi và thằng bạn sướng rên, vừa ăn vừa cười toe toét như đười ươi giữ ống. 

Đến chiều mẹ nó nấu cơm hỏi vung nồi đâu, thằng bạn chối biến bảo không biết, mẹ nó tức lên quát trông nhà kiểu gì mà để mất cả vung nồi rồi cầm cái que đời vụt cho nó một trận… thằng cu hãi quá liền khai hết ra rồi đổ tội cho tôi. Lúc đó tôi đang chơi ở sân, nghe thấy tiếng thằng bạn kêu la thì nhòm qua tường, thấy nó bị mẹ lột trần như nhộng, vừa đánh vừa đuổi khiến thằng cu chạy khắp sân khóc lóc xin tha. Nhìn thấy kết cục thằng bạn như vậy tôi biết thế nào cũng bị vạ lây, quả đúng như vậy, xử lý thằng con xong bà ý sang mách ba mẹ tôi khiến tôi bị sút hai phát vào đít, cấm từ nay không được sang đó chơi nữa, không thì… Cấm thì tôi bị cấm từ lâu rồi, nhưng cấm mãi cấm hoài mà có cấm được đâu, mấy bữa là đâu lại vào đấy ý mà, có điều tôi không biết tối hôm đó nhà nó nấu cơm kiểu gì thôi.

Nghịch thì nghịch như vậy thôi nhưng mẹ nó cũng quý tôi lắm, có bánh kẹo là lại bảo con trai mang sang cho tôi ăn cùng, lại còn bảo sau này cho hai đứa lấy nhau, híc, không biết bà ý nghĩ thế nào lại bảo vậy, lấy về để tôi phá nát nhà nó ra à.

Hôm tôi sang nhà nó chơi, nghịch trong ngăn kéo thấy có cái bút điện, hồi ấy tôi chưa biết đó là cái bút dùng để thử điện, chỉ nhớ là có một lần nhìn thấy ông thợ điện dùng nó chọc vào ổ cắm. Thấy hay hay tôi liền đem ra áp dụng, vừa chọc bút vào ổ điện thì thấy nó phát sáng, tôi và thằng bạn khoái chí cười toe toét không biết sao lại như vậy. Tò mò, tôi hết chọc bên này rồi ngoáy sang bên nọ, thế nhưng chỉ có một bên sáng còn bên kia lại tịt, chả hiểu mô tê gì cả, cùng là hai lỗ giống nhau nhưng sao lỗ này ấy được lỗ kia lại không, đang mải mê suy tưởng thì thằng bạn ở bên cạnh cứ muốn được chọc nhưng tôi không cho, khi tôi đang chơi vui thì đố đứa nào giành được. 

Không có bút để nghịch, thằng bạn vớ được cái đinh to đùng ở bên cạnh cửa sổ, rồi cũng đòi tranh với tôi chọc vào ổ điện. Thấy cái đinh to tổ bố như vậy tôi khuyên bảo “cái đinh này to lắm, không đút vừa đâu”, nhưng nó vẫn cãi lại bảo là vừa, tôi cũng chẳng thèm tranh cãi với nó làm gì, nhường cho nó hẳn một ổ điện tự sướng. Tay nó vừa chọc vào ổ điện xong tôi liền thấy tiếng nổ bụp một cái cùng với tia lửa tóe ra, còn thằng bạn bị bắn bật tung ra đằng sau đập đầu vào thành nghế ngã sõng soài ra nền nhà, chân tay giẫy đành đạch như con trạch. Nhìn thấy cảnh tượng như vậy tôi thất kinh, mặt tái như con nhái, tôi tưởng nó ra đi ngay lần đấy nhưng phúc tổ là nó vẫn chưa chết, chỉ bị choáng một lúc, đơ toàn tập, mồm không há ra được, hai ngón tay bị cháy xém một mảng, xưng vù như con chuột chù… 

Nó bị như vậy là đáng đời lắm, ai biểu không chịu nghe lời tôi, đã bảo không vừa lại còn cứ đút vào, giờ thì sướng chửa. Từ lần đấy tôi và nó biết thế nào là sự lợi hại của điện, chừa luôn không dám bén mảng vào và rút ra một bài học đáng giá ngàn vàng “không phải cái gì cũng đút được vào, và không phải thằng nào muốn cũng cho đút”.

Sau vụ điện giật suýt chết, không hiểu sao thằng bạn học giỏi hẳn lên, trước kia nó học dốt như bò à, chắc tại điện giật đã làm đả thông kinh mạch của thằng cu, tuy vậy nó vẫn bị tôi lừa và dắt mũi suốt, không phải vì nó quá dốt chẳng qua vì tôi quá thông minh mà thôi. (cười, tự sướng)

Từ năm lớp 1 đến năm lớp 3 thì thành tích học tập của tôi không có gì là nổi bật, chỉ là học sinh khá bình thường, nhưng như vậy cũng khiến khối đứa phải ngước nhìn, chẳng qua vì thời gian đó tôi mải chơi nên chưa có ý thức về việc học hành.

Năm tôi học lớp 2 thì cũng là lúc hai đứa em bắt đầu vào lớp 1. Chúng nó chỉ sinh cách tôi hơn một năm do ba mẹ gặp sự cố “vỡ kế hoạch”. Khi tôi được 7 tháng tuổi thì mẹ tôi mới phát hiện mang thai được gần 3 tháng rồi, vì thương đứa trẻ trong bụng nên ba mẹ tôi quyết định giữ lại. Nhưng mọi chuyện đâu dễ dàng như vậy, ba mẹ tôi bị bọn “chó đàn” bên ngoài ép buộc phải phá bỏ cái thai nếu không sẽ bị xử theo luật chó rừng. Mẹ tôi lúc đó đang làm việc cho nhà máy sợi, vì không chịu từ bỏ cái thai nên bà bị đuổi việc, thất nghiệp mẹ tôi chuyển sang buôn bán lặt vặt để có tiền sống qua ngày. Tiếc rằng khi mẹ tôi mang thai hai đứa em thì bà bị cảm nặng, dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, đến tháng thứ 8 thì đẻ non, tuy vẫn cứu được 2 đứa trẻ nhưng chúng khá yếu, phải ấp lồng để chăm sóc. Sau này chỉ có em trai là phát triển bình thường, còn em gái tôi thì không nói được, có lẽ là do trong quá trình mang thai sức khỏe mẹ tôi không được tốt nên đã ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Gia đình tôi vốn đã khó khăn, giờ phải nuôi thêm hai đứa nhỏ không biết cuộc sống sẽ vất vả thế nào nữa. Thấy gia đình tôi đông con lại nghèo khó, có người ngỏ ý muốn ba mẹ tôi bán đi một đứa hoặc cả hai để chúng nó được sống ở một gia đình khá giả. Hồi đó giá một bé gái khoảng 50 Usd, còn bé trai cao hơn khoảng 90 Usd, nếu bán cả hai đứa thì giá khoảng 160 Usd, một số tiền khá lớn vào thời kỳ bấy giờ. Nhưng ba mẹ tôi không lỡ bán đứa con đứt ruột do mình đẻ ra, dù cuộc sống có khó khăn thế nào thì ba mẹ tôi vẫn quyết tâm nuôi con đến cùng.

Khi hai đứa em tôi bắt đầu học lớp 1 thì cũng là lúc chị em tôi phải đối mặt với nhiều vấn đề và rắc rối lớn. Tuy vậy được cắp sách tới trường vẫn là một may mắn lớn so với rất nhiều đứa trẻ cùng số phận khác vì ở cái chế độ khốn nạn này nếu không có cái “ấy” thì không được “ấy”; cái “ấy” ở đây chính là tờ giấy khai sinh (giấy chứng nhận làm người). Chao ôi! Một tờ giấy mỏng manh bé nhỏ nhưng lại quyết định tương lai và sự nghiệp cả đời của đứa trẻ, muốn đi đâu làm gì hợp pháp đều phải có tờ giấy đó, còn không sẽ bị coi như người từ trên trời rơi xuống. Vì cái chính sách chó chết đó mà có biết bao đứa trẻ không bao giờ được cắp sách đến trường, không được hưởng các quyền lợi chính đáng và còn hơn thế khi không được làm người theo đúng nghĩa. 

Hai đứa em học cùng một lớp để có thể dễ dàng giúp đỡ nhau khi cần thiết, đặc biệt là em gái vì nó bị câm bẩm sinh. Khi đi học em gái tôi bị bọn trẻ trong trường trêu chọc là “đồ câm” khiến cho tôi và em trai vô cùng tức giận. Em trai tôi học cùng lớp với em gái nên chứng kiến cảnh đó thường xuyên nhất, để bảo vệ em gái nó chống lại cả một lũ con trai trong lớp. Nhiều lần một mình em trai tôi đánh nhau với cả 4, 5 đứa liền, nhưng nó vẫn không sợ hãi mà lùi bước, bản chất của nó là lì lợm và cũng chính tính cách đó đã biến nó trở thành con người đầy bản lĩnh.

Tôi học trên hai đứa một lớp, nhưng nhiều khi đi học về thấy em gái bị trêu tôi cũng chửi lại, có khi còn đánh nhau với bọn nó, hồi đó tôi cũng không phải loại vừa, thấy chướng tai gai mắt là chửi hoặc động thủ tay chân, thành ra nhiều hôm đi học về trên người đầy vết xước do cào cấu.. Còn em trai thì bị nặng hơn do nó đánh nhau theo phong cách của con trai, bị sứt đầu mẻ chán, chảy máu là chuyện bình thường. Đi học về thấy em trai bị thương, ba mẹ có hỏi vì sao nhưng cả hai đứa đều lì lợm không trả lời, chỉ bảo là nô đùa bị ngã.. Nhưng cũng chỉ nói dối được vài bận là bị phát hiện ra do ba mẹ dò hỏi thông tin từ em gái. Thế là ba mẹ cấm hai chị em tôi được đánh nhau và bảo rằng cứ kệ cho bọn nó trêu, nếu không nói gì thì chúng sẽ chán không muốn trêu nữa, chứ càng chống lại thì càng làm em bị trêu nhiều hơn. Nghe ba mẹ nói vậy, hai chị em tôi dạ dạ vâng vâng như đúng rồi, nhưng đâu phải cứ người lớn nói gì là trẻ con nghe vậy, được dăm bữa nửa tháng là đâu lại vào đấy, đánh nhau là việc của chị em tôi, còn quát mắng là việc của ba mẹ.. giống như một vòng tuần hoàn luẩn quẩn, hễ ba mẹ mắng là hai chị em lảng đi chỗ khác, mà có cầm que đánh thì chạy trốn, đợi hết giận thì mới bò về, rồi lại hứa không tái phạm, sau đó lại tiếp diễn như chưa từng hứa vậy. Hồi đó chị em tôi không hề sợ ba mẹ, có lẽ do ba mẹ cưng chiều con cái từ nhỏ, cũng có thể do chúng tôi không sai vì bảo vệ em gái nên càng không sợ bị quát mắng. Sau nhiều lần nói mà không được, ba mẹ tôi cũng mặc kệ hai chị em, miễn là chúng tôi không bị sứt đầu mẻ chán là được, còn lành lặn thì không có vấn đề gì. Chúng tôi cũng tìm cách “bịt miệng” em gái, cấm nó không được để bố mẹ biết, dĩ nhiên là nó gật đầu đồng ý, nó sợ chị em tôi còn hơn sợ ba mẹ.

Trong ba chị em, tôi là người có uy quyền nhất, tôi bảo gì chúng nó đều phải nghe theo. Em gái tôi là nhỏ nhất vì nó sinh sau, tuy sinh đôi nhưng nó vẫn đẻ sau em trai, thành ra nó luôn là bé nhất, anh chị bảo gì nó đều vâng lời. Ba mẹ thường khen tôi có nụ cười đẹp, như nắng mùa thu, nhưng thực sự là em gái tôi mới là đứa có nụ cười đẹp nhất, tiếc rằng nó rất hiếm khi cười, nếu là người ngoài thì có lẽ chẳng bao giờ nhìn thấy nụ cười của nó, em gái tôi luôn mang một vẻ mặt trầm tĩnh đến lạ lùng. 

Nhìn em gái tôi thì ai cũng phải thốt lên rằng nó giống như một thiên thần vậy. Cho dù nó chỉ mặc chiếc váy áo bình thường nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp hồn nhiên trong sáng. Nhưng liệu ông trời có quá tàn ác với em tôi không khi ban cho nó một vẻ đẹp thánh thiện mà lại lấy đi tiếng nói của nó, biến nó thành một con chim không bao giờ hót. “Họa mi không biết hót”, đó là những gì mà họ nói về em tôi, nhiều người còn nói bằng giọng chua chát hơn “xinh thế mà câm, thật là phí...”, nghe thấy những lời nói đó tôi cảm thấy đau lòng và căm hận họ, tôi không cần họ phải thương hại em mình, nhưng cũng không muốn người ta nói bóng gió như vậy. Em tôi bị câm nhưng nó không điếc, nếu nó nghe được những câu nói như vậy liệu khác gì vết dao cứa vào trái tim bé bỏng còn non nớt của nó.

Chính vì vậy mà bất cứ đứa trẻ con nào dám trêu nó thì tôi và em trai đều đứng ra bảo vệ, và nhiều khi chính chị em tôi phải trả giá cho hành động thái quá đó. Năm tôi học lớp 2, khi vừa tan trường ra tôi thấy có mấy thằng đang trêu em gái, lúc đó em trai tôi đang lao vào đánh nhau với chúng nó. Thấy vậy lập tức tôi lao vào xô ngã tên cầm đầu, bị tấn công bất ngờ cộng với không phòng bị gì nên thằng đó ngã cày mặt xuống đường, khi ngẩng mặt nên thì miệng biến thành một chậu máu đỏ tươi, tôi nhìn vừa kinh vừa sợ. Nhưng bi thảm nhất là cái răng cửa của thằng bé cũng đi luôn, một chiếc ra đi mãi mãi không bao giờ trở về, còn một chiếc thì lủng lẳng nửa muốn đi cùng bạn nửa muốn ở lại cùng chủ nhân. Hậu quả của vụ đó khiến tôi thật thê thảm, ba mẹ mắng té tát, sáng mắng, trưa mắng, chiều mắng, tối cũng mắng.. ngay cả lúc ăn cơm cũng không thoát. Em trai lì thì tôi cũng đâu có kém, mặc kệ ba mẹ nói gì tôi vẫn im lặng, không cãi lại, không phản đối coi như điếc không nghe thấy gì. Im lặng là cách đối phó hiệu quả nhất mà lại không tốn tí sức nào, ba mẹ mắng chán rồi sẽ thôi chứ hơi sức đâu mà kháng chiến trường kỳ được, mà cãi lại thì còn chết nữa, có khi lại được ba mẹ tặng miễn phí cho cái bạt tai thì sướng phải biết.

Sau đó gia đình bên kia đến nhà tôi đòi đền bù thiệt hại cho con họ, mất có mỗi cái răng cửa thôi mà họ làm ầm lên như mất cả hàm răng vậy, đòi đủ thứ nào là tiền viện phí, tiền thuốc men, tiền trồng răng, tiền thẩm mĩ.. cứ như là nhà tôi là mỏ vàng để đục khoét. Gia đình tôi vốn đã khó khăn nhưng cũng cố phải xoay tiền đền bù cho họ, không muốn mọi chuyện trở nên ầm ĩ làm ảnh hưởng đến chị em tôi. Nhận tiền đền bù xong họ còn bắt tôi phải xin lỗi chứ, đúng là nực cười, tôi không cho nó gẫy cả hàm là may lắm rồi, cuối cùng tôi không xin lỗi cũng chẳng làm gì được nhau. Tính tôi vốn đã lì sẵn, đã không thích thì không bao giờ làm, có đánh tôi cũng không sợ chứ đừng nói là mắng, ba mẹ cũng hiểu rõ điều đó nên cũng không bắt ép.

Ở nhà thì bị mắng vì làm ba mẹ mất tiền oan, còn ở trường thì bị cô giáo bêu trước lớp, bị bắt làm bản kiểm điểm vì tội đánh nhau. Tôi cảm thấy ấm ức vì mình đâu có đánh nhau, chỉ xô nhẹ thằng đó mỗi cái mà nó đã ngã úp mặt xuống đất, còn việc mất cái răng cửa là do nó tiếp đất không an toàn.. đâu phải lỗi do tôi. Và cũng tại nó trêu em gái tôi nên mới bị như vậy, chứ nếu không thì đã.. - nói chung là tôi không nhận đó là lỗi do mình gây ra.

Còn cái thằng mà tôi làm cho mất răng đó phải đi bệnh viện để cố định lại cái răng cửa bị lung lay, và sau một thời gian phải làm cái răng giả lắp vào chỗ cái răng bị gẫy, nói chung là rất phức tạp và mất khối tiền cho bọn răng hàm mặt. Thế mà gia đình họ lại bảo gẫy và thay hai cái răng liền làm nhà tôi bị mắc lừa, đền thừa mất một chiếc, cứ nghĩ đến là tôi lại thấy tức, không ngờ người lớn cũng giở cái trò bịp bợm như vậy. 

Sau này thằng đó trở thành một kĩ sư phần mềm máy tính và làm việc cho một công ty giải trí nước ngoài rất nổi tiếng. Một lần nó tình cờ gặp tôi ở khách sạn lớn, nó nhận ra tôi trước, Gặp lại nhau tôi và nó đều cảm thấy ngượng, cả hai đã thay đổi rất nhiều. Nhìn nó trong bộ Comple không khác gì diễn viên Hàn Quốc, phải thừa nhận là tuy bị gẫy một cái răng cửa và thay vào cái răng giả nhưng nó vẫn cứ đẹp trai ngời ngời, đặc biệt là nụ cười mê hồn của nó giống Kim Beom đến lạ. Gặp nhau 2 đứa hàn huyên chuyện cũ cả buổi, nó xin lỗi vì hồi nhỏ không biết gì nên mới trêu em gái tôi, còn tôi cũng xin lỗi đã làm mất chiếc răng cửa của nó.. đúng là lớn rồi có khác, nó nói chuyện như một doanh nhân thành đạt, đầy nhiệt huyết và bản lĩnh kinh doanh. Nhưng điều tôi ấn tượng và khâm phục nhất chính là giấc mơ của nó, có thể nói đó chính là “Giấc mơ Mỹ”, một giấc mơ được thực hiện ngay tại trên tổ quốc mình chứ không phải là trên đất Mỹ. Giấc mơ của nó là liên kết thành lập một mạng xă hội giải trí mang thương hiệu quốc gia nhằm cạnh tranh “công bằng” với các đối thủ lớn trên thế giới. Và dĩ nhiên thần tượng của nó không ai khác chính là Mark Zuckerberg người đă sáng lập mạng xã hội và là tổng giám đốc điều hành của Facebook.

Cuối cùng hai đứa chào tạm biệt nhau, tôi chúc cho giấc mơ của nó thành hiện thực và ngược lại nó cũng chúc cho giấc mơ của tôi thành công, chỉ có điều nó không hề biết giấc mơ của tôi thực sự là gì. Tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy tự hào về nó, một con người có ý chí, khát vọng và hoài bão lớn. Mong rằng đất nước tôi sẽ sản sinh ra nhiều con người tài giỏi như vậy để một ngày nào đó vươn lên làm chủ thế giới.

Không chịu thua kém thành tích của chị, em trai tôi cũng gây ra một vụ đầy tai tiếng. Đó là năm tôi học lớp 3, còn hai đứa em lên lớp 2, hôm đó tôi đang mải chơi với mấy đứa bạn cùng lớp và bảo hai đứa em cứ đi học về trước. Lúc đi học về hai đứa em tôi bị mấy đứa cùng lớp trêu, lại là mấy trò cũ, chọc tức em gái để em trai tôi tức giận.. Nhưng lần này không có tôi lên bọn nó càng lấn lướt, khiến cho em trai tôi càng cay cú. Tính cách nó vốn lì không biết sợ ai, thế nên một mình nó lao vào đánh nhau với 3 đứa liền, dĩ nhiên em trai tôi yếu thế bị bọn nó đè cho rúm ró, trong lúc vật lộn em trai tôi quẫn trí thế nào nó lại vớ viên gạch to tướng đập 2 phát vào đầu một thằng khiến hai tay nó ôm đầu gục ngay tại chỗ. 

Hoảng quá em trai tôi không biết làm thế nào vội cầm cặp và dắt em gái chạy thẳng về nhà, không dám nói cho bố mẹ biết. Khi tôi đi chơi về mọi chuyện vẫn bình thường, nó cũng không nói cho tôi biết chuyện đó. Nhưng đến trưa thì mọi chuyện mới vỡ lẽ ra, ba nó đến tận nhà tôi làm ầm ĩ lên, cả nhà nghe xong thì choáng.. Em trai tôi lấy gạch đập vào đầu con họ khiến thằng đó phải đi cấp cứu ở bệnh viện, hình như là đang rất nguy kịch.. Đôi mắt của lão ta long lên sòng sọc như muốn ăn thịt em trai tôi vậy, ba chị em tôi sợ xanh lè mắt đứng rúm ró một chỗ.. Mọi việc trở nên rối tinh lên, em trai tôi không nói gì nhưng ai cũng hiểu là do nó gây ra. Sau đó ba tôi đi cùng ông ta đến bệnh viện xem tình hình thế nào để giải quyết. Ba chị em tôi ở nhà cùng mẹ, không khí trở nên căng thẳng. Mẹ tôi trầm ngâm im lặng không nói gì, ba chị em cũng vậy, tất cả đều mong chờ ba về xem thế nào..

Đến chiều ba tôi mới về, lúc này cả nhà mới biết tình trạng của cái thằng bị em tôi đánh vào đầu : Rạn hộp sọ, tụ máu não.. phải nằm viện theo dõi và chăm sóc. Nhìn vẻ mặt ba tôi đầy tức giận càng khiến chị em sợ hơn. Thế rồi ba tôi đùng đùng vào bếp cầm que ra đánh em trai, dạy cho nó một bài học thế nào là đánh nhau. Nếu là bình thường như mọi lần thì hễ thấy ba mẹ cầm que là chị em tôi chạy ngay, nhưng lần này thì khác, có mà chạy lên trời cũng không thoát được. Thấy tình hình không ổn, tôi tìm cách tránh đi chỗ khác, vào bếp nhặt rau nấu cơm tối. Em trai tôi không chạy đi đâu được nên bị ba tôi đánh cho tới tấp, tất cả cơn giận dữ của ba đều dồn vào thân thể bé nhỏ của nó.

Không giống như những đứa trẻ khác, khi bị đánh em trai tôi càng tỏ ra lì lợm, bản tính nó vốn như vậy mà. Cho dù ba tôi có đánh thế nào đi nữa thì nó vẫn chai lì không khóc, không chạy, thỉnh thoảng chỉ kêu “Á” một tiếng nhưng vẫn cố cắn môi chịu đựng.. Lúc đó tôi ngồi nhặt rau, nhìn em trai bị đánh mà xót hết cả ruột, đáng lẽ ra tôi phải ra bênh cho em vì cũng tại tôi mải chơi nên không trông em cẩn thận, nhưng lúc đó tôi chỉ có thể lo cho mình được thôi, không bị đánh là may mắn lắm rồi.

Nếu người ngoài nhìn vào sẽ thấy một nghịch lí đó là em trai tôi bị đánh nhưng nó lì lợm không khóc, cắn răng chịu đựng trước những đòn roi không kiêng nể của ba, thế nhưng em gái tôi thì lại lại khóc hộ anh trai cứ như chính nó bị đánh, nó cũng hiểu vì bảo vệ mình nên anh mới bị ba đánh như vậy. Những đòn roi liên tiếp quất xuống cơ thể nhỏ bé của nó, mỗi lần bị đánh trúng vì đau mà cơ thể nó co rúm lại nhưng vẫn gan lì chịu đựng, không khóc và cũng không xin ba tha cho. Nhìn thấy cảnh đó mà tôi cảm thấy khâm phục bản lĩnh em trai mình, cho dù phải chịu đòn đau nhưng quyết không chịu khuất phục, cúi đầu. Thực ra tính cách của em trai tôi như thế này cũng một phần là do ba tôi dạy dỗ, nhiều lần tôi nghe thấy ba nói với em tôi rằng làm con trai thì phải thể hiện là một nam tử hán.. dù bị đánh đau đến mấy cũng không được khóc hay kêu than.. Có lẽ chính những lời dạy dỗ của ba đã khiến nó trở thành con người lì lợm như vậy và bây giờ ba tôi chính là người trả giá cho những gì mình nói. Đúng là “con dại cái mang”, ba mẹ chắc chỉ còn biết trách mình vì đã không biết dạy dỗ con cái mà thôi.

Ba tôi đánh nó một trận cho hả dạ nhưng hình như ông càng tức giận hơn, đánh mà nó cứ trơ ra. Cuối cùng ba tôi cũng đành phải bó tay, có lẽ ông đã bị đứa con trai độc nhất của mình khuất phục. Vất chiếc roi sang một bên, ba tôi hậm hực bước vào trong nhà và không quên mắng một câu “đẻ ra hai đứa bất trị”. Dĩ nhiên hai đứa bất trị ở đây là ám chỉ tôi và em trai, còn em gái tôi rất ngoan, gần như nó chẳng bao giờ bị mắng cả. Năm học lớp 2 chính tôi đă cho một thằng gẫy cái răng cửa, đền biết bao tiền, còn năm nay thì thằng em tôi lại làm phát nữa, không biết nhà tôi phải đền tiếp bao nhiêu. Ba tôi vừa đi vào nhà là tôi gọi em trai vào trong bếp, nhưng nó vẫn lì đứng dựa vào tường, có lẽ vì đau quá không đi nổi, nhìn đôi mắt nó đỏ hoe nhưng không khóc là giỏi lắm rồi. Một lúc sau em gái tôi cũng không khóc nữa, phải nói là nó cũng góp công lớn khiến ba tôi phải chùn tay. Tuy ba tôi không đánh em trai nữa nhưng lại chuyển sang chiến thuật khác, lần này thì cả ba và mẹ cùng hợp thành dàn đồng ca mắng chửi cả hai đứa, lôi đủ thứ tội ra mắng, kể cả những tội cách đây lâu lắm rồi. Em trai tôi bị mắng thì chẳng nói làm gì, đằng này tôi cũng bị vạ lây, nào là không trông em cẩn thận, nào là mải chơi, không chịu học hành… và cả cái chuyện cũ rích từ lâu lắm rồi “xô ngã thằng đó làm gẫy cái răng cửa..” cũng bị moi móc ra để mắng, đúng là người lớn hay thù dai.

Nhưng có điều chửi mắng chỉ làm ba mẹ xả cơn giận trong lòng chứ thực ra chẳng có tác dụng gì với chị em tôi. Bị ba mẹ mắng là chuyện cơm bữa, lâu rồi thành quen, da mặt ngày càng trai lì hơn và kinh nghiệm cũng hơn, có khi lâu không bị mắng còn thấy nhơ nhớ.

Đến bữa cơm tối, em trai tôi dỗi không ăn cơm, ba mẹ tôi đang bực tức lên mặc kệ nó, đã thế còn bảo không ăn thì thôi, cho nhịn đói, không phần phò gì hết.. Tuy vậy em gái vẫn gắp vào bát riêng để phần anh trai, nhìn thấy như vậy ai cũng hiểu nó rất thương anh trai, vì anh luôn là người bảo vệ nó khi bị kẻ khác bắt nạt.

Đến tối, tôi và em gái ngồi học bài, còn em trai tôi lên giường ngủ sớm với cái bụng đói meo. Tuy nói ngồi học nhưng cũng chẳng ai còn tâm trạng mà “học” với chả “hành”. Tôi chỉ tập trung lắng nghe chuyện ba mẹ nói với nhau về việc giải quyết hậu quả của thằng em trai gây ra, có vẻ như phải đền rất nhiều tiền vì vụ này lớn hơn vụ tôi gây ra cả chục lần.

Sáng hôm sau, chỉ có tôi và em gái dậy chuẩn bị đi học, còn em trai vẫn nằm trên giường mê man ngủ. Mẹ tôi vào gọi dậy nhưng nó vẫn không có phản ứng gì, mẹ tôi sờ chán thấy nóng mới biết nó sốt nặng không thể đi học được rồi bảo hai chị em cứ đi học trước, để nó ở nhà nghỉ một bữa, thế là tôi dẫn em gái đi học như không có chuyện gì xảy ra.

Đến trưa đi học về, tôi thấy nhà có một bác sĩ đến tiêm cho em, có vẻ nó bị cảm nặng. Nhìn vẻ mặt bơ phờ của em trai mà tôi thấy thương nó quá, mới hôm qua còn khỏe mạnh đánh nhau không biết trời đất là gì, thế mà hôm nay nằm bẹp dí trên giường không nói được lời nào. Không biết em trai tôi bị ốm là do bị ba đánh đau quá hay là do nhịn đói từ tối hôm qua đến giờ.. Có lẽ là do cả hai, nhìn chân tay của em trai vẫn còn hằn những vết roi của trận đòn hôm qua cũng đủ để biết ba tôi mạnh tay thế nào. Bình thường em trai tôi chẳng mấy khi ốm, nó vốn khỏe như voi, ngược lại em gái sinh đôi của nó thì rất hay bị ốm, có vẻ những cặp sinh đôi thường hay mang nghịch lý như vậy. Có điều tôi hơi ngạc nhiên là em trai ốm lúc nào không ốm lại ốm đúng lúc nước sôi lửa bỏng thế này, quả là một điều kì diệu cho chị em tôi.

Hôm qua ba mẹ tôi còn đánh mắng em tôi té tát không thương không tiếc thế mà hôm nay lại quan tâm chăm sóc cho nó như một chàng hoảng tử. Tối qua thì cho nó nhịn đói thì hôm nay làm cháo gà cho con trai ăn, thế mới hiểu dù ba mẹ có đánh mắng con cái thế nào thì ba mẹ vẫn là người yêu thương chúng tôi nhất, có điều con cái đâu hiểu được nỗi lòng ba mẹ.

Cái thằng bị em tôi đập gạch vào đầu phải nằm viện một tuần điều trị, may mà đầu óc nó vẫn bình thường nếu không nhà tôi chắc sạt nghiệp. Tuy nhiên ba mẹ tôi vẫn phải vay mượn khắp nơi mới đủ tiền bồi thường cho họ, gồm rất nhiều khoản tiền từ viện phí cho đến thuốc men.. Nhưng có điều gia đình này tử tế hơn, họ thấy nhà tôi khó khăn nên bớt cho một ít và cũng không muốn làm to tát vấn đề.

Vụ này cuối cùng cũng được giải quyết ổn thỏa, em trai tôi dĩ nhiên chẳng có vấn đề gì, nhưng cái thằng bị nó đập vào đầu thì sau này thỉnh thoảng có vấn đề về thần kinh, khá chậm chạp và ngốc, không biết có phải là do hậu quả của thằng em tôi gây ra hay không, nhưng dù sao thì cũng thấy thương cho thằng bé đó, đúng là tuổi trẻ nông nổi, chỉ một chút bốc đồng mà cả đời phải trả giá cho hành động của mình.

Sau vụ đánh nhau tai tiếng đó, hai chị em tôi trở nên khá nổi tiếng. Thành tích đáng nể của tôi và em trai vang danh khắp nơi, đến nỗi đi đến đâu chị em tôi cũng bị người ta xì xào này nọ.. nào là tí tuổi thế kia mà nghê ngớm.. nào là suốt ngày đánh nhau.. nói chung là chẳng có gì là tốt đẹp cả. Mặc kệ người ta nói, chị em tôi coi như không nghe thấy gì, tốt nhất là tránh đi chỗ khác chơi cho lành. Tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu tích cực với chị em tôi, đó là không còn đứa nào dám trêu em gái tôi nữa, có lẽ chúng sợ trở thành nạn nhân như 2 thằng trước đây, không mất răng thì cũng bể sọ. Bố mẹ chúng nó và cô giáo cũng răn đe không được trêu em tôi nữa, thế nên một thời gian dài chị em tôi được yên ổn.

Nhưng cũng chỉ được một thời gian là đâu lại vào đấy, chúng lại tiếp tục trêu em tôi nhưng có vẻ dè dặt hơn, không còn quá đáng như trước nữa, trẻ con luôn là vậy, chẳng ai có thể khuyên bảo được chúng. Chị em tôi cũng dần thay đổi, không còn mạnh bạo như trước nữa, không phải vì sợ mà là không muốn ba mẹ phải gồng lưng trả nợ vì chị em tôi.

Năm học lớp 3, một tai họa nữa lại ập xuống gia đình tôi. Lần này thì không phải do chị em tôi gây ra nhưng hậu quả của nó lại nghiêm trọng gấp nhiều lần hai vụ trước cộng lại. Hôm đó, khi ba chị em tôi đi học về thì được bác hàng xóm cho biết tin mẹ tôi bị tai nạn giao thông đang nằm viện cấp cứu, và bảo ba tôi đang ở bệnh viện để chăm sóc mẹ. Tôi được bác hàng xóm dặn sẽ chở vào bệnh viện thăm mẹ và chuẩn bị một số thứ đồ dùng mang vào viện. Lúc đó cả ba chị em đều rất lo lắng, mỗi đứa một tâm trạng khác nhau.. em gái tôi thì khóc, em trai thì mang vẻ mặt lạnh lẽo ảm đạm, còn tôi thì cũng xụt xịt sắp khóc, đôi mắt đỏ hoe vì sợ mất mẹ. Khi bác hàng xóm lấy xe máy chở tôi đi vào viện, hai đứa em nhất quyết đòi đi theo nhưng xe không thể chở được hết, thế là tôi bắt hai đứa phải ở lại và dặn em trai trông em đợi tôi về.

Đến bệnh viện, tôi gặp cô hàng xóm, cô này chính là mẹ thằng bạn nối khố mà tôi hay kể. Thấy tôi đến cô liền đưa tới gặp mẹ, lúc này mẹ tôi mới cấp cứu xong và được đưa vào một căn phòng rất rộng, nơi đây có hơn chục bệnh nhân cũng đang nằm điều trị, chủ yếu là do tai nạn giao thông. Mẹ tôi nằm ở góc trong cùng, nhìn thấy mẹ bất động trên giường, toàn thân được băng bó từ trên xuống dưới mà lòng tôi đau xót, lúc đó tôi đã khóc khi thấy mẹ trong hoàn cảnh này. Cô an ủi với tôi rằng mẹ đã ổn, không còn nguy hiểm đến tính mạng nữa và đang được bác sĩ chăm sóc đặc biệt.

Theo như những gì bác sĩ nói thì mẹ tôi bị gãy xương đùi và xương cẳng chân bên phải, gẫy bốn xương sườn, đầu bị chấn thương... nhưng may mà không bị ảnh hưởng đến não. Lúc đó cũng có một người mặc quân phục cảnh sát ở bên cạnh, có điều tôi không hiểu cảnh sát lấy thông tin về tình trạng thương tật của mẹ tôi làm gì.

Tôi cũng cảm thấy lạ vì từ lúc tới bệnh viện đến giờ nhưng lại không thấy ba xuất hiện, tôi liền hỏi cô hàng xóm xem ba ở đâu thì thấy cô có vẻ chần chừ, lưỡng lự một lúc rồi bảo rằng ba tôi đi vay tiền để đóng viện phí cho mẹ, dĩ nhiên là tôi tin điều đó nhưng sự thật lại hoàn toàn khác.

Đến gần chiều tối thì tôi mới thấy ba xuất hiện, nhìn dáng vẻ của ba có vẻ rất mệt mỏi, trên người có nhiều vết thương xây xát, thâm tím. Ông xoa đầu tôi rồi bảo “mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi”, câu nói này tôi lại hiểu theo nghĩa đơn giản rằng mọi chuyện sẽ nhanh chóng tốt đẹp trở lại nhưng thực ra tình hình đang rất phức tạp.

Tối hôm đó mẹ tôi được các bác sĩ tiến hành mổ phẫu thuật nghép nối các xương bị gãy và đóng đinh cố định lại. Tuy nhiên các bác sĩ nói rằng việc đi lại của mẹ tôi sau này sẽ gặp rất nhiều khó khăn và còn tùy vào sự hồi phục, tập luyện của bà.

Buổi tối, tôi nghe ba và mọi người kể chuyện lại mới biết mẹ tôi bị tai nạn như thế nào, đó là một tên cảnh sát biến chất uống rượu say rồi lái xe đâm vào mẹ tôi đang đi xe đạp cùng chiều, hậu quả chiếc xe cán lên người mẹ tôi khiến bà ngất xỉu tại chỗ. Sau đó mẹ tôi được người dân xung quanh gọi xe đưa đi bệnh viện cấp cứu còn tên cảnh sát bị người dân bao vây giữ lại không cho đi. Quan hệ giữa người dân và cảnh sát không được tốt đẹp cho lắm, có thể nói là rất xấu. Mâu thuẫn bùng phát mỗi khi xảy ra những vụ tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng…và đặc biệt là sự biến chất của cảnh sát ngày càng lộ rõ khiến cho nhân dân mất niềm tin. Hình ảnh cảnh sát đánh người, cư xử thô lỗ, vô lương tâm, vi phạm pháp luật trắng trợn, đánh đập đàn áp người dân một cách dã man, tàn bạo ngày càng trở lên phổ biến… đặc biệt có rất nhiều người đã bị cảnh sát đánh đập cho đến chết gây phẫn uất công chúng, nhưng cho dù có căm phẫn đến mấy thì cũng chẳng làm gì được, bọn chúng vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Vì vậy khi thấy cảnh sát say rượu đâm người càng khiến cho người dân quanh đấy phẫn nộ bao vây chống lại cảnh sát, may cho tên cảnh sát đó là được một tốp cảnh sát khác tới giải cứu mới thoát được.

Ba tôi lúc đó đang bốc vác hàng cho một ông chủ xây dựng, nghe có người báo mẹ tôi bị tai nạn thì ông lập tức bỏ việc chạy tới bệnh viện xem tình hình. Tại bệnh viện, khi biết người đâm mẹ tôi là cảnh sát, ba tôi đã nổi nóng cãi nhau xuýt dẫn đến ẩu đả. Một lúc sau tên cảnh sát đã đâm mẹ tôi hẹn ba tôi ra sau khuôn viên bệnh viện để đàm phán giải quyết tình hình, hắn muốn việc này được giải quyết nhẹ nhàng ổn thỏa không muốn gây ầm ĩ làm ảnh hưởng đến uy tín của nghành cảnh sát( thực ra là uy tín của hắn thì đúng hơn, nghe nói hắn sắp được đề bạt nên chức phó phòng cảnh sát hình sự). Nhưng cuộc thương lượng không như hắn mong đợi, ba tôi vốn đang nóng như lửa lại nghe hắn lải nhải ngứa tai không chịu được liền đấm vào mõm tên cảnh sát một phát, không dừng lại ở đó, ông liên tiếp giáng cho hắn những đòn chí mạng. Ba tôi to khỏe hơn tên cảnh sát đó rất nhiều, đơn giản vì ông là dân cửu vạn, vì vậy khi bị đánh tên cảnh sát đó chống cự rất yếu ớt, áp đảo nghiêng hẳn về phía ba tôi. Cuộc ẩu đả bị gián đoạn khi có một cảnh sát khác ở bên ngoài nhìn thấy vội chạy vào can ngăn. Kết quả ba tôi chỉ bị xây sát một chút nhưng tên cảnh sát kia thì bị thương khá nặng, mặt mũi be bét máu.. và sau đó được đưa đi sơ cứu ngay tại bệnh viện.

Khoảng một tiếng đồng hồ sau thì có một tốp cảnh sát đến bắt ba tôi ngay tại bệnh viện với lí do rất quen thuộc là chống người thi hành công vụ (với cảnh sát thì lúc nào họ cũng thi hành công vụ, uống rượu say lái xe đâm người cũng là thi hành công vụ, đánh chết người cũng là thi hành công vụ nốt.., người dân nước tôi sợ công vụ của mấy anh cảnh sát quá trời).

Lúc tôi đến bệnh viện thì ba đã bị cảnh sát đưa đi rồi, thấy tôi hỏi ba đi đâu thì cô hàng xóm đã nói dối là ba đi vay tiền đóng viện phí. Có lẽ cô không muốn tôi bị sốc lần nữa : mẹ thì đang cấp cứu, ba thì bị giam ở đồn cảnh sát, có lẽ chẳng đứa trẻ nào muốn nghe 2 thông tin đó cùng lúc.

Ba tôi bị giam ở đồn, sau đó được các chú cảnh sát nhiệt tình tẩn cho một trận, đánh phủ đầu là chiến thuật đặc biệt của cảnh sát nhằm dằn mặt đối phương, cái này thì những người trong nghành an ninh là hiểu rõ nhất. Khi cảnh sát kiểm tra hồ sơ lý lịch của ba tôi thì họ phát hiện ra ông có tiền án về tội đánh nhau, gây rối trật tự công cộng và đã từng ngồi tù… nếu cộng với vụ đánh cảnh sát lần này nữa thì tội của ba tôi khá nặng, đủ để bóc lịch đến mùa quýt năm sau. Bắt được điểm yếu đó, bên phía cảnh sát liền gây áp lực nhằm ép ba tôi thỏa thuận nhượng bộ về vụ tai nạn của mẹ tôi. Nếu ông chịu đồng ý bỏ qua vụ này, không làm ầm ĩ và kiện cáo thì họ cũng sẽ bỏ qua cho ba tôi, nếu không thì họ sẽ tạm giam và chờ xét xử. Lúc đầu ba tôi cực kỳ cứng rắn nhưng ông rắn một thì họ rắn hai, sức ép từ phía cảnh sát cộng với tâm trạng lo lắng cho mẹ tôi đang nằm ở bệnh viện khiến ông phải chùn bước. Cuối cùng ba tôi hiểu rằng không thể thắng được cảnh sát nên đành nhượng bộ chấp nhận lời đề nghị, đến chiều thì ba được tạm tha và lập tức tới bệnh viện…

Những ngày tiếp theo, hôm nào tôi cũng được đưa tới bệnh viện thăm mẹ, có hôm còn được ngủ qua đêm ở đó. Mẹ nhìn tôi một cách trìu mến và cầm tay tôi nói : “Sau này con phải cố gắng học hành thật giỏi, đừng để giống như ba mẹ, không bằng cấp, không địa vị, không tiền bạc… thì ra ngoài người ta chèn ép, bắt nạt cũng không làm gì được...” Tôi nghe mẹ nói như vậy mà mắt đỏ heo, hứa sẽ từ nay cố gắng học hành chăm chỉ không giỏi nhất thì cũng phải tốp đầu của lớp, lúc đó tôi hứa như vậy thôi chứ thực ra cũng chẳng biết có làm được không, còn học giỏi để làm gì thì càng không biết, người lớn bảo gì thì biết vậy, trẻ con thắc mắc làm chi cho mệt.

Những ngày tháng ở bệnh viện, tôi có gặp tên cảnh sát đâm mẹ tôi 2 lần, hắn đến thăm mẹ tôi chỉ lấy lệ vì mọi chuyện đã được thỏa hiệp trước rồi. Nhìn thấy tôi hắn mỉm cười bảo “cháu gái dễ thương quá”, rồi định đưa tay xoa đầu tôi nhưng bị tôi cự tuyệt lùi lại khiến tay lão hụt vào khoảng không, thấy phản ứng khó chịu của tôi cộng với ánh mắt đầy thù hận khiến lão ta không dám đến gần tôi nữa, một lúc sau không còn việc gì nữa thì lão ta bỏ về. Tôi chỉ biết hắn đến đóng tiền viện phí cho mẹ tôi, theo thỏa thuận lão ta chỉ đóng 70% còn 30% sẽ do gia đình tôi chi trả, hôm nay nộp tạm một phần, còn khi nào ra viện thì nộp nốt số còn lại.

Mẹ tôi nằm viện hơn chục ngày thì xin bác sĩ cho về nhà sớm, các bác sĩ vẫn muốn mẹ tôi nằm thêm mấy hôm nữa để điều trị theo dõi thêm nhưng phía gia đình muốn như vậy nên họ vẫn đồng ý làm thủ tục cho ra viện. Lý do ba mẹ tôi muốn về sớm vì chi phí nằm viện quá cao, tiền giường 1 ngày nằm điều trị ở viện tương đương với nằm nghỉ ở khách sạn 3, 4 sao, vì vậy người nghèo không kham nổi và chủ động ra viện sớm, bớt được đồng nào hay đồng đó. Thực tế người dân nghèo có hai lựa chọn hoàn hảo, nếu bệnh nặng mà đến bệnh viện chữa thì khi ra viện sẽ chẳng còn xu nào dính túi và phải sống tằn tiện cả đời để trả nợ, còn nếu ở nhà chờ chết thì với số tiền đó sẽ có một đám ma to nhất làng, ngồi trên bàn thờ cũng được mở mày mở mặt với thiên hạ, vậy biết chọn cái nào đây.

Ngày mẹ ra viện ba chị em tôi vui lắm, từ giờ không phải đến viện thăm mẹ nữa, ở nhà có thể chăm sóc mẹ được nhiều hơn. Mấy hôm sau khi mẹ tôi về, thằng cha cảnh sát có đến thăm và trả nốt số tiền còn lại, nhìn thấy hắn tôi đã nghét, mắt cứ lừ lừ như tàu điện, y kiểu chó dữ chực cắn người. Hồi ở bệnh viện tôi đã tỏ thái độ dữ dằn, còn hôm nay ở nhà tôi càng trở nên hung dữ hơn, chẳng biết có phải “chó cạy nhà” không nữa. 

Hôm nay hắn vẫn mặc bộ đồng phục cảnh sát đến nhà tôi, không hiểu sao bây giờ cứ nhìn thấy bộ quần áo đó là tôi lại dị ứng, thấy mà nghét. Đi cùng còn có một đồng nghiệp nữa, hình như cha này sợ đi một mình thì phải, có lẽ lão vẫn còn ám ảnh bởi trận đòn của ba tôi lần trước.

Khi nộp tiền xong thì hắn bỏ về, từ giờ đường ai người ấy đi, sẽ không còn quan hệ gì nữa. Ba tôi chỉ tiễn đến cửa, còn tôi nhiệt tình hơn đưa ra tận ngõ, mắt cứ lừ đừ theo sau, vừa ra tới nơi là tôi cắn liền, chửi nhặng xị lên, nguyền rủa cho lão ta bị xe tải cán chết tươi, bị phanh thây làm trăm mảnh… Nghe thấy tôi chửi thề lão ta cũng quay lại quát “ranh con láo toét… mày muốn chết à… bố mẹ mày không dạy được thì để tao dạy…”. Tôi đã nhịn thằng cha này từ lâu lắm rồi, chỉ muốn cắn một phát cho bõ tức, thấy lão chửi lại tôi liền cúi xuống nhặt viên gạch ném mạnh về phía hắn khíến cả hai người phải cúi xuống né tránh, tuy không trúng đầu thằng cha đó nhưng viên gạch quá đà bay đập vào cửa kính xe ô tô của hắn, tôi tưởng cửa kính xe vỡ tan nhưng ngược lại viên gạch vỡ làm mấy mảnh, còn cửa kính chẳng hề hấn gì, đúng là xe cảnh sát có khác, bền thật…

Thấy viên gạch trúng kính xe khiến hắn nổi điên lên định xông tới đập tôi một trận, nhưng tên cảnh sát bên cạnh can ngăn bỏ qua và đưa lên xe. Khi chiếc xe nổ máy chạy đi, thằng em trai ở bên cạnh cũng học đòi theo tôi lấy một viên gạch to ném mạnh vào chiếc xe đang lăn bánh, viên gạch tuy không trúng phần trên nhưng lăn vào gầm xe nghe “Cộp” một cái, sau đó chiếc xe chạy chậm lại rồi chẳng hiểu sao lại phóng vụt đi, để lại đằng sau một làn khói và bụi mù mịt.

Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy tên khốn đó, nhưng điều quan trọng hình ảnh chú cảnh sát trong mắt tôi không còn như trước nữa, một cái gì đó xấu xa, độc ác, đen tối… khiến mỗi khi nhìn thấy ai mặc bộ đồng phục cảnh sát là tôi lại dị ứng, như một cái gai trong mắt đầy khó chịu, không hẳn là tôi vơ đũa cả nắm mà đơn giản vì cả bó đũa ấy cùng một ruột với nhau.

Sau khi mẹ tôi về nhà, em gái tôi đòi nghỉ học, nó không muốn đi học nữa, cả nhà ai cũng hiểu vì sao nó lại làm như vậy. Lúc đầu ba mẹ tôi cứng rắn bắt nó phải đi học, có lần phải dùng roi để ép buộc nó đến trường, nhưng làm như vậy chỉ khiến em gái tôi lì lợm hơn, lạnh lùng, trầm lặng ngồi một mình không muốn chơi với ai… Nhìn thấy nó như vậy ai cũng đau xót, cuối cùng ba mẹ tôi phải bằng lòng cho nó nghỉ học, tiện thể để nó ở nhà chăm sóc mẹ tôi những lúc không có ai ở nhà, ba mẹ tôi định sau này cho nó học ở trung tâm trẻ em khuyết tật, có lẽ ở môi trường mới nó sẽ hòa nhập với bạn bè hơn, không bị phân biệt đối xử như ở đây.

Sau lần ở bệnh viện tôi đã hứa với mẹ là từ nay sẽ chăm chỉ học hành, không chơi bời lêu lổng nữa. Thằng bạn hàng xóm thấy tôi tự nhiên chăm chỉ hẳn lên, sang rủ tôi đi chơi nhưng bị tôi từ chối bảo “tao còn phải ở nhà học”, sau đó tôi bắn một tràng liên thanh để giải thích cho thằng cu hiểu việc học quan trọng như thế nào, đang ba hoa bốc phét thì thằng bạn phán một câu xanh rờn “Học làm chó gì…”, nghe nói như vậy tôi bực mình đuổi mẹ nó về, nó mà cứ quanh quẩn ở đây là tôi éo học hành gì được, cứ đuổi quách đi là tốt nhất.

Thằng bạn thấy tôi chăm học thì nó cũng đua đòi học theo, nhưng kết quả học tập thì còn lâu mới bằng được tôi, bài gì không hiểu tôi lại giảng cho nó, nếu giảng mãi không hiểu là tôi lấy thước kẻ cốc vào đầu cho nó khôn ra, mẹ nó nhìn thấy thằng con trai chăm chỉ học hành thì vui lắm, càng quý tôi hơn, toàn bắt con trai mang hoa quả bánh kẹo cống nạp cho tôi. Từ thời gian đó, kết quả thành tích học tập của tôi lên vù vù như diều gặp gió, chỉ sợ gió to quá mà đứt dây diều thì toi. 

Năm học lớp 4, bãi rác thải ở khu vực tôi được mở rộng và quy hoạch trở thành nơi tập trung xử lý rác của cả thành phố. Sự xuất hiện của bãi rác đã làm thay đổi căn bản cuộc sống và con người nơi đây, cho dù là một đứa trẻ như tôi cũng có thể cảm nhận được.

Việc mở rộng bãi rác khiến nhiều người dân bức xúc và phản đối mạnh mẽ do ô nhiễm môi trường, nhưng trên bảo thì dưới phải nghe, không nghe là dùi cui dí vào đít liền. Lúc đầu tôi cũng không thích xự xuất hiện của bãi rác, nhưng sau một thời gian thì tôi quay sang ủng hộ nhiệt tình vì nó đem lại rất nhiều công ăn việc làm cho những người nghèo nơi đây, và điều quan trọng nhất nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức của tôi.

Chú ý : “Vua bãi rác” là phần tiếp theo của “Giấc mơ Mỹ”, cả hai phần này đều nói về thời thơ ấu của tác giả, nhưng được nhóm biên tập tách ra làm hai phần riêng biệt, vì vậy nếu ai chưa đọc và muốn tìm hiểu thêm cuộc đời tác giả thì xin vui lòng truy cập vào Link sau để theo dõi tiếp : http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=39959

Hết chập 1 và mời độc giả đón đọc chập 2 ở kỳ tới. Đọc hay thì Vote ủng hộ nhé...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #giang#thai