Giá trị nhân đạo VCAP & VN
1. Vợ chồng A Phủ
Có ai đó đã từng nhận xét: Suy cho cùng thì ý nghĩa thực sự của văn học là góp phần nhân đạo hóa con người. Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của con người, do con người làm ra để đáp ứng nhu cầu của nó. Ví vậy, tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ con người. Với ý nghĩa đó, một tác phẩm lớn trước hết phải là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài là một tác phẩm như thế.
Thế nào là một tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo? Trả lời câu hỏi này, người ta thường căn cứ trên một số phương diện cơ bản của tác phẩm. Trước hết, một tác phẩm có giá trị nhân đạo phải là một tác phẩm tập trung tố cao, vạch trần tội ác của các thế lực đang chà đạp lên quyền sống của con người. Tác phẩm đó cũng phải là một tác phẩm nhằm tập trung biểu dương, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người. Cuối cùng, nhà văn trong tác phẩm phải thồn cảm và thấu hiểu được tâm tư tình cảm cũng như nguyện vọng và dấu tranh để giành được ước nguyện ấy. Tất cả điều đó có ý nghĩa là tác phẩm chi có giá trị nhân đạo khi giúp con người sống cho ra con người, giữ cho con người không sa xuống thành con vật mà cũng không thành những ông thánh vô bổ. Nguyên Ngọc từng nói: “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người. Cái lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo.”
Vợ chồng A Phủ, như tên gọi của thiên truyện, viết về cuộc đời của đôi vợ chồng ở cùng núi cao Tây Bắc trước và sau khi đến với cách mạng. Thiên truyện nhằm làm nổi bật lên số phận khốn khổ, túi nhục của những người dân miền núi dưới ách thống trị của lũ chúa đất và bọn thực dân, đồng thời ca ngợi cuộc đổi đời của họ nhờ các mạng. Như thế bẩn thân đề tài và chủ đề của tác phẩm đã mang nội dung nhân đạo sâu sắc. Đọc Vợ chồng A Phủ, trước hết ta cảm nhận được sự xót xa thương cảm cho cuộc đời và số phận của Mị và A Phủ trong nhà thống lí Pá Tra. Mị,một cô gái đẹp nết,đẹp người, chỉ vì gia đình nghèo mà phải đi làm con dâu gạt nợ ở nhà thống lí. Cuộc sống ở đây đã biến một cô gái hồn nhiên, tràn đầy sức sống và giàu mơ ước trở thành một con người khắc khổ, sống lầm lũi như " con rùa nuôi trong xó cửa", thậm chí nhiều lúc Mị cảm thấy mình không bằng một con vật:" bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu , mình cũng là con ngựa, chỉ biết đi làm mà thôi. Mà con trâu con ngựa làm còn có lúc,đêm nó còn đc đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái trong cái nhà này thì vùi đầu vào làm việc cả ngày cả đêm"...
Danh nghĩa là con dâu nhà quan nhưng thực chất Mị cũng chỉ là một nô lệ làm việc không công. Mị không chỉ bị bố con A sử bóc lột về sức lao động mà còn bị chúng hủy hoại cả cuộc sông tinh thần, ngăn cấm và dập tắt mọi suy nghĩ cũng như nguyện vọng dù là rất nhỏ của cô gái trẻ. Đã mấy tháng trời đêm nào Mị cũng khóc. Những ngày tết A sử đi chơi,Mị còn bị trói đứng trong buồng tối.
Bị giam hãm đầy đọa trong cái địa ngục ấy, Mị đang chết dần với năm tháng, gần như tê liệt sức sống. Mị không còn ý thức về không gian, thời gian. Ở lâu trong cái khổ Mị đã quen với cái khổ rồi. Mị hầu như mất hết ý thức về bản thân và những mong muốn đổi thay cho số phận, thậm chí Mị còn không có cả những ý nghĩ về cái chết nữa.
Số phận nô lệ, tủi nhục của người dân miền núi còn được bổ sung và hoàn chỉnh bằng cuộ đời đầy khốn khổ của nhân vật A phủ. A phủ vốn là một thanh niên tràn đầy sức sống, khỏe mạnh , gan dạ, lao động giỏi có lòng nhiệt huyết với công việc vậy mà chỉ vì một lần đánh nhau với A sử-con trai thống lí, A phủ trở thành kẻ đi ở đợ cho nhà thống lí. Cũng như Mị những ngày sống ở nhà thống lí A phủ chịu biết bao sự đầy đọa nhục hình cả về thể xác lẫn tinh thần, mãn kiếp không thể cất đầu lên để làm người nếu không có cách mạng.
Giá trị nhân đạo còn thể hiện ở chỗ nhà văn vạch trần những hành vi và việc làm bạo ngược đầy bất công ngang trái của bố con thống lí. Chỉ cần xem cách A Sử trói vợ, không cho đi chơi Tết và cuộc tra tấn hành hạ A Phủ sau cuộc xung đột với A Sử cũng đủ thấm thía điều đó. Cảnh A Sử trói Mị khiến người đọc cảm nhận sự khốn khổ, đau đớn: “A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị […] Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn tóc lên cột, không cho Mị cúi […] Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra.” Còn cảnh thống lí xử kiện A Phủ cũng mang lại cảm giác đầu phẫn uất: “A Phủ quỳ ra giữa nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu. Người thì đánh, người thì kể lể, chửi bới. Xong một trận đánh, kể, chửi, lại hút,… Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm […]” Thật khó có sự bất công tàn bạo nào hơn thế nữa.
Ở một phương diện khác, giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ còn được thể hiện trong việc nhà văn thông cảm và thấu hiểu tâm tư tình cảm của những con người khốn khổ. Bên trong con người lầm lũi khổ đau của Mị, Tô Hoài đã nhìn thấy một sức sống nội tâm hết sức mạnh mẽ và phong phú. Trong cái đêm mùa xuân bị trói ấy, thể xác bị hành hạ cầm tù nhưng tâm hồn Mị hoàn toàn tự do “Mị vẫn còn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi […] Mị muốn đi chơi”
“Anh ném quả pao, em không bắt
Em không yêu quả pao rơi rồi
Em yêu người nào, em bắt pao nào”
Cùng với việc phát hiện và miêu tả cuộc sống nội tâm phong phú của Mị, Tô Hoài cũng cho người đọc thấy những tính cách và phẩm chất tốt đẹp của A Phủ, những phẩm chất mà bọn thống trị không bao giờ có: Trung thực, ngay thằng, cần cù, chất phác,… những phẩm chất tôn hồn và tình cách khỏe khoắn mạnh mẽ đã giúp Mị và A Phủ đủ sức trỗi dậy, phá bỏ gông cùm, chạy trốn, đi tìm tụ do.
Cuối cùng, việc vợ chồng A Phủ chạy đến Phiềng Sa, được cán bộ cách mạng giác ngộ, làm lại cuộc đời, cuộc đời của những kẻ tự do, vừa phản ánh hiện thực vừa thể hiện ước mơ của đồng bào miền núi Tây Bắc, khi ánh sáng các mạng bắt đầu soi thấu cuộc đời tăm tối của họ. Đó cũng là khía cạnh mới của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam sau Cách Mạng tháng Tám: Nhà văn không chỉ giải thích hiện thực mà còn góp phần cải tạo hiện thực, chỉ ra con đường giải phóng cho nhân dân. Nếu như trước đây kết thúc câu chuyện thường chỉ có sự bế tắc với cảnh chị Dậu chạy ra ngoài trong cảnh trời tối đen như mực, cũng như cái tiền đồ của chị (Tắt đèn), hay với cảnh lão Hạc phải tự tử bằng bả chó, thì giờ đây câu chuyện mở ra với con đường giải phóng nhân đạo Cách Mạng.
Văn học Việt Nam vốn là một nền văn học giàu truyền thống nhân đạo. Nền văn học ấy như một tấm gương phản chiếu lịch sử tâm hồn con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam – một dân tộc nặng nghĩa, nặng tình, giàu lòng nhân ái. Góp phần làm giàu thêm truyền thống ấy là nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng của mỗi nhà văn chân chính – điều mà Tô Hoài đã thực hiện một cách sâu sắc trong Vợ chồng A Phủ.
2. Vợ nhặt
Có ai đó đã từng nhận xét: Suy cho cùng thì ý nghĩa thực sự của văn học là góp phần nhân đạo hóa con người. Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của con người, do con người làm ra để đáp ứng nhu cầu của nó. Ví vậy, tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ con người. Với ý nghĩa đó, một tác phẩm lớn trước hết phải là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm như thế.
Thế nào là một tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo? Trả lời câu hỏi này, người ta thường căn cứ trên một số phương diện cơ bản của tác phẩm. Trước hết, một tác phẩm có giá trị nhân đạo phải là một tác phẩm tập trung tố cao, vạch trần tội ác của các thế lực đang chà đạp lên quyền sống của con người. Tác phẩm đó cũng phải là một tác phẩm nhằm tập trung biểu dương, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người. Cuối cùng, nhà văn trong tác phẩm phải thồn cảm và thấu hiểu được tâm tư tình cảm cũng như nguyện vọng và dấu tranh để giành được ước nguyện ấy. Tất cả điều đó có ý nghĩa là tác phẩm chi có giá trị nhân đạo khi giúp con người sống cho ra con người, giữ cho con người không sa xuống thành con vật mà cũng không thành những ông thánh vô bổ. Nguyên Ngọc từng nói: “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người. Cái lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo.”
Vợ nhặt, như tên gọi của thiên truyện, viết về Tràng, một người dân nghèo ngụ cư nhặt được vợ chỉ nhờ có bốn bát bánh đúc, khiến ai cũng ngạc nhiên. Thiên truyện nhằm làm nổi bật lên số phận khốn khổ của những người dân dưới cái đói năm Ất Dậu 1945, đồng thời ca ngợi sự giàu lòng yêu thương cũng như cuộc đổi đời của họ nhờ cách mạng. Như thế bẩn thân đề tài và chủ đề của tác phẩm đã mang nội dung nhân đạo sâu sắc. Đọc Vợ nhặt, trước hết ta cảm nhận được sự xót xa thương cảm cho cuộc đời đau khổ tột cùng của dân nghèo trong trận đói. Các lều chợ đầy những người đói bồng bế , dắt díu nhau “xanh xám như những bóng ma” Nạn đói tràn đến đang gieo rắc cái chết và xóa mất sinh khí của xóm làng. Tràng thì “bước mệt mỏi, cái đầu chúi về phía trước” với bao lo lắng chật vật. Đám trẻ con “ngồi ủ rũ dưới xó đường”. Căn nhà mẹ con Tràng thì “rúm ró” trên mảnh vườn đầy cỏ dại. Và giữa lúc ấy thì Tràng nhận người đàn bà kia làm vợ. Thị không họ tên, không gia đình, không quê hương bản quán. Hình hài thị tiều tụy, xơ xác, “tả tơi như tổ đỉa.” Cái đói đã cướp đi của chị tất cả.
Xón ngụ cơ càng về chiều càng xơ xác, nhà cửa “tối om”, những khuôn mặt “hốc hác u tối.” Bữa cơm đón nàng dâu mới của bà cụ Tứ là nồi chè khoán – cháo cám. Tối tân hôn mà “tiếng khóc tỉ tê của những gia đình có người mới chết đói vọng đến thê thiết não nùng.” Với những chi tiết hiện thực rất điển hình, Kim Lân thể hiện tình cảm xót thương, lo âu cho số phận của người nghèo khổ trước hoạn nạn, trước cái đói hoành hành.
Người ta thường nói cái đói làm cho con người trở nên mất giá. Quả vậy, vì cuộc sống, vì đói khổ mà chưa bao giờ, cuộc sống người Việt Nam lại rẻ rúng đến thế. Người ta có thể nhặt được vợ như nhặt rơm nhặt rác. Cô vợ theo Tràng chỉ vì lời bông đùa và bốn bát bánh đúc. Nhưng đó không phải là tất cả. Với cách nhìn nhân đạo, nhà văn nhìn thấy khát vọng sống bức thiết của cô, cũng như sự mong muốn hạnh phúc, hướng đến hạnh phúc trong cái đói khổ, trên bờ vực cái chết của Tràng. Anh tặc lưỡi: “Kệ” và cứ đón cô ta về, rồi mua 1 chai dầu hai hào thắp dêm tân hôn với lời nói “Cơ mà thôi, chả cần.” Kim Lân tả đôi mắt và nụ cười của anh khi nhặt được vợ với một niềm hạnh phúc lâng lâng. Tràng “phởn phơ khác thường” Hắn “tủm tỉm cười”, hai mắt “sáng lên lấp lánh”. Những tình tiết ấy, tuy nhỏ bé, nhưng mang lại cho cái cảnh đau khổ u tối kia một ánh sáng bình yên, cho thấy được tình yêu có sức mạnh hơn bất kì sự khó khăn nào.
Cảnh mẹ chồng gặp nàng dâu mới thực cảm động. Bà cụ nhìn người đàn bà xa lạ, thương con và thương mình, thương người con dâu mới: “Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Tình thương của bà mênh mông, bà dịu dàng gọi nàng dâu mới là “con”. Quá đó, ta hiểu hơn về cái lẽ đời. Nhân dân lao động đứng trước tai họa, họ dựa vào nhau, san sẻ tình thương, san sẻ vật chất cho nhau để vượt qua mọi thử thách, hướng tới ngày mai với niềm tin và hi vọng.
Bữa cháo cám đón nàng dâu mới là một chi tiết nhân đạo tiêu biểu trong Vợ nhặt. Bà cụ Tứ gọi là “chè khoán”, “ngon đáo để”. Bà tự hào nói xóm ta khối nhà chả có mà ăn. Bữa ăn, bà cụ chỉ nói về những chuyện vui, chuyện sung sướng sau này. Cảnh gia đình đầm ấm hạnh phúc, ngọt ngào chứa tình thương của mẹ cho người đọc cảm nhận được cái đắng chát của cái khổ ngày xưa, cái ngọt ngào tình thương của mẹ, cái tình người cao lương mĩ vị không đâu có.
Kim Lân dành những tình cảm tốt đẹp nhất về sự đổi đời của người dân Việt Nam. Mừng cho Tràng có vợ, bọn trẻ reo lên vui vẻ, dân ngụ cư thấy “có một cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào”, bà cụ Tứ “rạng rỡ hẳn lên”, còn Tràng thì cảm thấy “êm ái lơ lửng”. Hạnh phúc đến quá bất ngờ. Sự đổi đời còn thể hiện ở cảnh vật. Ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng, ang nước đầy ắp. Chưa bao giờ trong nhà này, mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế”
Một chi tiết rất hay là cảnh bữa ăn ngày đói với người vợ nói về cảnh Việt Minh phá kho thóc của Nhật, để họ nhận thức được muốn tồn tại phải hành động và Việt Minh là cánh cửa đưa họ tới ước mơ tươi sáng ngày mai, dù hiện tại trong suy nghĩ của Tràng, Việt Minh vẫn còn xa vời và đã có lúc Tràng chạy trốn Việt Minh bởi ở Tràng vẫn còn tồn tại hố sâu ngăn cách về nhận thức.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top