Gia đình và Vị thành niên.
Cùng với sự phát triển về thể chất thì các quan hệ xã hội của trẻ cũng trở nên đa dạng hơn. Từ đó dẫn tới việc trẻ VTN nhận thức về bản thân cũng khác hơn so với các giai đoạn trước. Ở giai đoạn này, trẻ vị thành niên (VTN) bắt đầu nhận ra rằng mình có khả năng làm những công việc như người lớn, nhưng trẻ chưa nhận ra rằng có nhiều công việc đòi hỏi trẻ phải trưởng thành và chín chắn hơn trong nhận thức và hành vi. Ví dụ trong việc đưa ra những quyết định lớn ảnh hưởng tới bản thân trẻ hay tới người khác. Do đó, trong lứa tuổi này, trẻ thường có xu hướng đòi quyền bình đẳng, muốn người lớn công nhận sự trưởng thành của trẻ VTN và mở rộng quyền hạn cho trẻ, hay nói cách khác là VTN muốn tăng tính độc lập. Trẻ VTN cũng cực kì nhạy cảm khi bị động chạm đến tính độc lập, quyền tự quyết, sự trưởng thành của bản thân. Những phản ứng gay gắt của trẻ trước những yêu cầu của người lớn chính là tiền đề cho những xung đột sẽ diễn ra phổ biến trong gian đoạn này.
Trên thực tế, không phải phụ huynh nào cũng đủ nhạy bén để nhận ra những dấu hiệu thay đổi của con em mình. Dẫn tới phụ huynh vẫn thường đối xử, coi VTN như trẻ nhỏ.
§ Nguyên nhân của việc người lớn vẫn đối xử với VTN như trẻ con là vì VTN còn phụ thuộc nhiều mặt ở người lớn, đặc biệt là về vật chất. Cho nên phụ huynh nghĩ rằng việc trao quyền hay tăng tính độc lập cho VTN là không cần thiết. Biểu hiện bằng hành vi là người lớn không cho VTN nêu quan điểm (thích hay không, muốn hay không?); bỏ qua những suy nghĩ, tư tưởng, sở thích của VTN.
Hạn chế: Việc người lớn đối xử với VTN như trẻ nhỏ gây nên mâu thuẫn với nhiệm vụ giáo dục, cản trợ sự phát triển về mặt xã hội của VTN. VD: Người lớn thường lảng tránh nói về những vấn đề về giới tính, tình dục vì cho rằng VTN chưa đủ trưởng thành để hiểu một cách nghiêm túc. Tuy nhiên trên thực tế, về mặt sinh học, trẻ đã bắt đầu có những dấu hiệu của tuổi trưởng thành, cụ thể là những dấu hiệu của tuổi dậy thì. Không chỉ sự phát triển về mặt sinh học, trong thời kì dậy thì trẻ VTN cũng có những biến đổi về tâm lý, đặc biệt là những suy nghĩ liên quan đến tình cảm, cảm xúc với người khác giới.
Mâu thuẫn với những kỳ vọng của thiếu niên về những quyền hạn mới.
VD: Mong muốn được độc lập trong một số hoạt động như tự đi học, tự đi về, được tự do tham gia các hoạt động với bạn bè sau khi tan học; được lựa chọn theo sở thích, được tự do kết bạn...
Diễn biến: Nếu người lớn không thay đổi thái độ với trẻ thì họ (VTN) sẽ trở thành người chủ động chuyển sang kiểu quan hệ mới.
Hậu quả: Việc không chấp nhận rằng VTN đang trưởng của người lớn vô tình tạo ra ở vị thành niên những phản ứng dữ dội như bướng bỉnh, chống đối, dẫn tới những hành vi lệch chuẩn. Như là hỗn láo, vô lễ, bỏ nhà đi bụi.
Trước những hành vi và thái độ lệch chuẩn của VTN sẽ làm cho quan hệ giữa VTN và người lớn diễn ra theo chiều hướng xấu hơn, ngày càng nhiều cuộc va chạm. Xu hướng hành động và thái độ tiêu cực của VTN sẽ vẫn tiếp tục, kéo dài cho đến khi nào người lớn chịu thay đổi cách nhìn đối với VTN. Nếu như người lớn bảo thủ không chịu thừa nhận sự trưởng thành của VTN thì những chống đối của VTN lâu dần sẽ trở nên có hệ thống và cùng với đó là tính phủ định của VTN cũng trở nên bền vững hơn. Tức là VTN sẽ phủ định hết những lợi ích tốt đẹp trong những quyết định của người lớn đối với VTN mà chỉ nhìn vào những mặt tiêu cực.
VD: Người lớn muốn đưa trẻ về để đảm bao an toàn khi tham gia giao thông. Nhưng VTN có xu hướng cho rằng người lớn đang muốn theo dõi mình, kiểm soát mối quan hệ bạn bè của mình, ngăn không cho trẻ giao lưu, tiếp cận bạn bè.
Hậu quả trực tiếp: Nếu cứ tiếp tục quan hệ "đạo đức vâng lời" như trước đây thì mâu thuẫn và xung đột giữa trẻ VTN và người lớn sẽ kéo dài hết cả giai đoạn này và xuất hiện kinh niên. Điều này gây ra hậu quả nghiêm trọng tới sự hình thành nhân cách của VTN sau này.
Biểu hiện mặt hành vi và thái độ cho thấy VTN đang chống cự thông qua những hành vi như là không phục tùng, chống đối khác nhau. Những hành vi đó những tín hiệu cho thấy chúng muốn phá vỡ quan hệ "trẻ con" trước đây với người lớn và thay vào đó là quan hệ "người lớn".
Vai trò của những xung đột và mâu thuẫn: Những quan hệ xung đột sẽ tạo điều kiện cho những hành vi thích ứng hoặc không thích ứng.
VD: Khi người lớn mua cho VTN 1 cái áo mà VTN không ưng thì sẽ có hai xu hướng phản ứng như sau. Một là, VTN vẫn sẽ đồng ý mặc chiếc áo mới mua, nhưng đồng thời yêu cầu người lớn lần sau trước khi mua quần áo nên cho VTN đi cùng để VTN tự lựa chọn theo sở thích. Đây là phản ứng khá lý tưởng, vì VTN đã bày tỏ những quan điểm và suy nghĩ một cách tích cực. Tuy nhiên trong thực tế cách phản ứng như vậy không phổ biến. Hai là, VTN cư xử vô lễ bằng cách trả lời những câu như "bố/ mẹ thích thì đi mà mặc". Tức là VTN muốn truyền tải thông điệp là họ không thích và lần sau bố mẹ nên đưa VTN đi cùng. Cách phản ứng này khá tiêu cực nhưng lại diễn ra phổ biến.
Ví dụ trên đã trình bày khái quát về biểu hiện của hành vi thích ứng và không thích ứng. Những hành vi thích ứng sẽ tập cho trẻ cách xử lý tình huống khôn khéo và được lòng người lớn. Ngược lại, những hành vi không thích ứng sẽ khiến người lớn có những nhìn nhận tiêu cực ở VTN làm cho quan hệ giữa VTN và người lớn trở nên xấu hơn. Cụ thể là trở nên xa cách, VTN sẽ cho rằng người lớn không hiểu nó.
Giải pháp: Để loại bỏ những hành vi không thích nghi thì không chỉ VTN mà cả phụ huynh cũng cẩn phải thay đổi nhận về trẻ VTN.
Cần tìm được mức độ độc lập phù hợp với những khả năng của trẻ VTN, cho phép người lớn điều khiến được trẻ, ảnh hưởng đến trẻ. Tức là xác định được loại hoạt động mà trẻ có thể tự thực hiện độc lập, sau đó cho phép trẻ tự thực hiện hoạt động đó. Nếu như người lớn cho rằng trẻ chưa sẵn sàng thì hãy rèn luyện, hướng dẫn trẻ về kiến thức và kĩ năng để trẻ có khả năng tự thực hiện.
VD: Tự đến trường. Tự mua bán (hướng dẫn VTN cách trả giá khi mua bán)...
Không phải mọi hành vi của VTN đều có ý đồ xấu, người lớn cần nhìn nhận những mặt tích cực trong hành vi của VTN.
VD: Tự đến trường để tiết kiệm thời gian cho bố mẹ.
Hỗ trợ và tạo cơ hội cho trẻ trong việc ra quyết định. Thực tế, những VTN được phụ huynh hướng dẫn việc ra quyết định thì khả năng ra những quyết định lành mạnh sẽ cao hơn. Việc tạo cơ hội cho trẻ ra quyết định sẽ rèn luyện về tính trách nhiệm, đạo đức cho VTN.
Ở giai đoạn này, chính sự giao tiếp với bạn bè, chứ không phải với phụ huynh, mới đem lại cho VTN sự thỏa mãn nhiều hơn, có ý nghĩa và cần thiết hơn, giữ vai trò chủ đạo cho sự phát triển về mặt đạo đức và nhân cách của VTN. Vì vậy người lớn cần tạo điều kiện để trẻ giao lưu tiếp xúc với bạn bè; hướng dẫn trẻ cách chọn bạn và nhận diện những người bạn chưa tốt. Đặc biệt là không can thiệp trực tiếp vào chuyện bạn bè của trẻ. Làm được như vậy sẽ dễ dàng giúp người lớn trở thành một chỗ tâm sự của VTN, giúp người lớn dễ kiểm soát VTN hơn.
Chỉ khi người lớn thừa nhận VTN đang trưởng thành và dần dần mở rộng quyền cho VTN thì VTN mới học được cách hành dộng, suy nghĩ một cách có trách nhiệm như người lớn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top