GEN

2. Đột biến gen

- Thay thế nuclêôtit này bằng nuclêôtit khác dẫn đến biến đổi codon (mã bộ ba) này thành codon khác nhưng:

+ Vẫn xác định axit amin cũ (do mã thoái hóa) → đột biến đồng nghĩa.

+ Xác định axit amin khác → đột biến nhầm nghĩa

+ Tạo ra codon kết thúc → đột biến vô nghĩa

- Thêm hay bớt 1 nuclêôtit → đột biến dịch khung.

3. Đột biến nhiễm sắc thể

- Sự biến đổi số lượng NST có thể xảy ra ở một hoặc vài cặp NST tương đồng → lệch bội, hay ở tất cả các cặp NST tương đồng → đa bội.

- Cơ chế hình thành các đột biến số lượng NST: do sự không phân li các cặp NST trong quá trình phân bào (nguyên phân, giảm phân).

- Các thể tự đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh ra giao tử bình thường.

- Các thể tự tứ bội chỉ tạo ra các giao tử lưỡng bội có khả năng sống do sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.

*Thường biến

- Biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen

- Biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen

- Thường có lợi

- Không di truyền được

*Đột biến

- Biến đổi kiểu gen đưa đến biến đổi kiểu hình

- Biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen

- Mang tính cá biệt, xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng

- Thường có hại

- Di truyền được

Câu 5. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều

A. bắt đầu bằng axit amin Met

B. bắt đầu bằng axit amin foocmin metionin

C. Có Met ở vị trí đầu tiên bị cắt bởi enzim

D. Cả A và C

Câu 3. Vai trò của pôliribôxôm trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Pôliribôxôm là nhiều ribôxôm cùng tiến hành tổng hợp nhiều chuỗi pôlipeptit cùng loại trên một phân tử mARN. Pôliribôxôm có vai trò làm tăng hiệu suất của quá trình tổng hợp một loại prôtêin. Với cơ chế này một phân tử mARN có thể tổng hợp được hàng chục đến hàng trăm chuỗi pôlipeptit trong một thời gian ngắn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: