GDQP 3.4 - Thuốc nổ

Bài 4

THUỐC NỔ

I. THUỐC NỔ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GÂY NỔ

1. Khái niệm, tác dụng, yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ

a)    Khái niêm

Thuốc nổ là một chất, hoặc một hỗn hợp hoá học, khi bị tác động nhiệt thì có phản ứng nổ, sinh nhiệt cao, lượng khí lớn tạo thành áp lực mạnh phá huỷ các vật thể xung quanh.

b) Tác dụng của thuốc nổ

Thuốc nổ có sức phá loại lớn, có thể tiêu diệt sinh lực địch phá huỷ phương tiện chiến tranh, công sự vật cản của địch, tăng tốc độ phá đất đá…

c) Yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ

- Phải căn cứ vào nhịêm vụ cụ thể, tình hình địch, địa hình thời tiết và lượng thuốc nổ hiện có, để quyết định cách đánh cho phù hợp đạt hiệu quả cao nhất.

- Chuẩn bị chu đáo, đảm bảo nổ.

- Đánh đúng mục tiêu, đúng khối lượng, đúng lúc, đúng điểm đặt.

- Dũng cảm, bình tĩnh, hiệp đồng chặt chẽ với xung lực và hoả lực, bảo đảm an toàn.

2. Một số loại thuốc nổ thuốc thường dùng

a) Thuốc gây nổ gồm 2 loại

-  Thuốc gây nổ Fulminat  thuỷ ngân ( Sét thuỷ ngân)

+ Công thức hoá học Hg(NOC)2

+ Có tinh thể trắng, hoặc màu tro, độc, khó tan trong nước lạnh, nhưng tan trong nước sôi. Rất nhạy nổ với va đập, cọ sát, dễ hút ẩm, khi bị ẩm sức nổ kém, hoặc không nổ. Rất dễ bắt lửa và nổ ngay khi bắt lửa. Tự nổ ở 160 độ c- 170độ c loại thuốc nổ này thường được dùng để nhồi vào kíp nổ, hạt lửa của các loại đầu nổ của bom, đạn, mìn

-  Thuốc gây nổ Azôtua ( sét chì)

+ Công thức hoá học Pb(N3)2

+ Tinh thể màu trắng, hạt nhỏ, khó tan trong nước. Va đập, cọ xát khó nổ hơn  thuốc gây nổ thuỷ ngân nhưng sức gây nổ mạnh hơn; ít hút ẩm hơn, đốt khó cháy tự cháy và nổ ở 310độ c. Được sử dụng để nhồi vào các kíp nổ, hạt nổ của bom, đạn, mìn…

b) Thuốc nổ vừa ( Gồm 2 loại)

- Thuốc nổ TNT ( Tri nitrô tôluen)

+ Công thức hoá học: C6H2( N02)3CH3

+ Có dạng tinh thể cứng, màu vàng nhạt, tiếp xúc với ánh sáng ngả màu nâu, có vị đắng độc, khi đốt khói đen, lửa đỏ , mùi nhựa thông.

+ An toàn khi va đập, đạn súng trường CKC bắn xuyên qua không cháy, không nổ, thường gây nổ bằng kíp số 6 trở lên.

+ Không hút ẩm, ngâm lâu dưới nước vẫn nổ (trừ thuốc bột), đốt khó cháy, nhiệt độ cháy ở 300 độ C, nếu tăng nhiệt độ đột ngột lên 350 độ C sẽ nổ.

+ Thuốc TNT thường được ép thành bánh 75g, 200g, 400g để cấu trúc các loại lượng nổ.

+ Thường được nhồi vào bom, đạn mìn, trộn với các loại thuốc nổ mạnh làm thuốc gây nổ.

- Thuốc nổ C4

+ Thành phần bao gồm 80% thuốc nổ mạnh Hê xô ghen và 20% chất dính màu trắng đục.

+ Có dạng màu trắng đục, dẻo, mùi hắc, vị nhạt.

+ An toàn khi va đập, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ gây nổ bằng kíp số 6 trở lên.

+ Nhiệt độ cháy là 190oC, nổ là 201oC, bắt lửa nhanh cháy không có khói.

+ Có thể nhào nặn theo mọi hình dạng nên được dùng để cấu trúc các loại lượng nổ theo hình dáng phù hợp với đặc điểm chổ đặt khi phá các vật thể.

c) Thuốc nổ yếu Nitrát amôn

Thuốc nổ Nitrát amôn là tên gọi chung cho thuốc nổ có thành phần chính là Nitrát amôn trộn với phụ gia hoặc một số chất cháy khác.

  Có tinh thể màu trắng, khói không độc, an toàn khi va đập, cọ sát. Khi châm lửa đốt thì cháy, rút lửa ra thì tắt, ở nhiệt độ 169 độ C thì chảy và bị phân tích. Khó gây nổ, khi gây nổ phải có thuốc nổ mồi. Thường dùng phá đất, đào hầm, hào...

d) Thuốc nổ mạnh (có 2 loại).

-  Thuốc nổ Pentrit.

+ Có tinh thể màu trắng, không tan trong nước)

+ Nhạy nổ khi va đập cọ sát

+ Không hút ẩm, không tác dụng với kim loại.

+ Tự cháy ở nhiệt độ 140 -142 độ C cháy tập trung trên  1Kg có thể nổ.

+ Dùng làm thuốc nổ mồi để gây nổ cho các loại chất nổ khác, nhồi trong kíp để tăng sức gây nổ, trộn với TNT để làm dây nổ.

-  Thuốc nổ (Hê xô ghen).

+ Có tinh thể màu trắng, không mùi vị, không tan trong nước, không phản ứng với kim loại, khi đốt cháy mạnh, lửa màu trắng cháy tập trung trên 1 kg chuyển thành nổ.

+ Tự chảy ở nhiệt độ 201 – 203oC, cháy ở nhiệt độ 230 độ C

+ Công dụng: Như thuốc nổ mạnh Pentrit

3. Phương tiện gây nổ

Bao gồm: kíp, dây cháy chậm và nụ xòe.

a) Kíp: Dùng để gây nổ lượng nổ hoặc dây nổ, rất nhạy nổ nếu bị va đập, cọ sát, vật nặng đè lên, nhiệt độ tăng đột ngột, tia lửa nhỏ phụt vào.

- Kíp được chia ra 2 loại: Kíp thường và kíp điện (căn cứ vào cách gây nổ)

- Căn cứ vào vật liệu làm kíp có 3 loại: Kíp đồng, kíp nhôm, kíp giấy.

- Cắn cứ vào kích thước và lượng thuốc nổ nhồi bên trong, phân loại từ số 1 đến số 10, cỡ số càng to lượng thuốc nổ càng lớn.

- Cấu tạo: Vỏ kíp hình ống, bằng đồng, nhôm hoặc giấy, bên trong có thuốc nổ mạnh, trên thuốc nổ mạnh là thuốc gây nổ. Phần trên của kíp thường là rỗng để lắp dây cháy chậm, kíp điện được lắp dây tóc 2,5 vôn có dây dẫn điện ra ngoài và thuốc cháy bao quanh dây tóc.

b) Dây cháy chậm: Dùng để dẫn lửa gây nổ kíp, bảo đảm an toàn cho người gây nổ có thời gian cần thiết cơ động đến vị trí an toàn.

- Tốc độ cháy trung bính 1cm/s

- Cấu tạo của dây cháy chậm trong ruột có thuốc đen ở ngoài là vỏ bọc gồm những sợi dây cuốn, hoặc vỏ nhựa)

c)  Nụ xòe : Là dụng cụ phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, hoặc gây nổ kíp trực tiếp nhanh gọn bí mật.

- Nụ xòe giấy: Vỏ bằng giấy, tay cầm bằng tre, nối với dây dẫn bằng kim loại xoắn có quét thuốc cháy, bên trong có phểu kim loại đựng thuốc phát lửa, lổ tra dây cháy chậm để gây nổ.

- Nụ xòe nhưa: như nụ xòe giấy, chỉ khác; vỏ bằng nhựa, tay giật bằng nhựa.

- nụ xòe đồng: cơ bản như nụ xòe nhựa, chỉ khác: vỏ bằng đồng, 2 bên có lỗ trích khí thuốc đối xứng nhau, dây giật bằng sợi gai màu đen.

4. Qui tắc kiểm tra, giữ gìn, vận chuyển.

a) Kiểm tra:

- Các loại thuốc nổ và khí tài gây nổ đều phải được định kỳ kiểm tra đánh giá chất lương để có biện pháp phân loại, bảo quản và sử dụng hiệu quả.

- Biện pháp kiểm tra:

+ Nhìn giấy bọc ngoài xem có bị rách không, nhìn màu sắc của thuốc, hình dạng bên ngoài của phương tiện gây nổ xem có thay đổi không. Nếu có thay đổi, sử dụng sẽ không an toàn phải hủy ngay.

+ Dùng lửa để đốt một đoạn dây cháy chậm để kiểm tra khói, lửa, tốc độ cháy.

+ Dùng một lương nổ nhỏ để thử kíp và thử thuốc nổ, tiếng nổ đanh, giòn là thuốc nổ và kíp tốt.

+ Kiểm tra khối lượng nếu khác với khối lượng qui định là thuốc nổ bị ẩm hoặc biến chất.

b) Giữ gìn:

Phải để thuốc nổ và phương tiện gây nổ nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Các loại thuốc nổ không để lẫn với nhau, không để chung thuốc nổ với kíp và nụ xòe.

Không để lẫn thuốc nổ với axit, sơn, dầu, mỡ.

Không được bóc giấy phòng ẩm khi chưa dùng thuốc nổ và phương tiện gây nổ.

c) Vận chuyển:

Thuốc nổ và kíp vận chuyển riêng, không để một người hoặc một phương tiện mang cùng một lúc, không để chung thuốc nổ với các loại hàng hóa khí tài khác, cấm để kíp nổ vào túi quần, túi áo.

Thuốc nổ phải được đóng hòm hoặc gói buộc chắc chắn và phòng ẩm chu đáo. Khi vận chuyển phải nhẹ nhàng, hòm thuốc được lót đệm không làm va đập mạnh hoặc quăng quật.

Không dừng xe chở thuốc nổ nơi đông người, phố xá làng mạc.

II. ỨNG DỤNG THUỐC NỔ TRONG CHIẾN ĐẤU

Trong chiến đấu ngoài việc sử dụng thuốc nổ nhồi vào các loại bom, đan, mìn, lựu đạn v.v..., thuốc nổ còn được gói thành các lượng nổ khác nhau, theo nhiều hình dạng khác nhau, như hình khối, hình ống, thủ pháo v.v..., dùng uy lực của lượng nổ để sát thương sinh lực địch, phá huỷ các phương tiện chiến tranh của địch.

- Lượng nổ khối: Thường dùng để tiêu diệt sinh lực địch tập trung phá hoại các mục tiêu như hầm ngầm, kho tàng ụ súng, lô cốt, xe tăng, xe bọc thép, máy bay đang đậu trên sân.

- Lượng nổ dài : thường dùng để phá các vật cản như tường rào kẽm gai, bãi mìn của địch mở đường cho bộ đội tiến vào mục tiêu.

- Thủ pháo thường có khối lượng nhỏ dùng để ném, đút, thả vào các lô cốt, hầm ngầm, xe tăng  . .v.v .. để tiêu diệt địch.

III. SỬ DỤNG THUỐC NỔ TRONG SẢN XUẤT

Trong lĩnh vực kinh tế thuốc nổ kết hợp với sức người và phương tiện để phá đất đá đạt năng suất cao, rút ngắn thời gian thi công. Hạ giá thành công trình, nhưng phải chú ý dùng thuốc nổ cho đúng lúc, đúng kỹ thuật nếu không sẽ tốn kém, mất thời cơ, hư hại công trình và tai nạn lao động.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: