GDH - câu 10
Câu 10: Khái niệm và đặc điểm của phương pháp dạy học. Hệ thống các phương pháp dạy học. Lựa chọn và sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy học.
1. Khái niệm phương pháp dạy học: PPDH là cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên và cách thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh, trong quan hệ đó, phương pháp dạy quyết định, điều khiển phương pháp học, phương pháp học của học sinh là cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy. Tuy nhiên kết quả học tập được quyết định trực tiếp bởi phương pháp học tập của học sinh.
2. Đặc điểm của phương pháp dạy học.
- Phương pháp dạy học mang đặc điểm của phương pháp nói chung, bao gồm cả mặt khách quan và mặt chủ quan. Về mặt khách quan, phương pháp bị chi phối bởi quy luật vận động khách quan cảu đối tượng mà chủ thể phải ý thức được. Về mặt chủ quan là những thao tác, thủ thuật của chủ thể được sử dụng trên cơ sở cái vốn có về quy luật khách quan tồn tại trong đối tượng. Trong phương pháp dạy học, mặt khách quan là những quy luật tâm lý, quy luật dạy học chi phối hoạt động nhận thức của người học mà GD phải ý thức được. Mặt chủ qun là những thao tác, những hành động mà giáo viên lựa chọn phù hợp với quy luật chi phối đối tượng.
- Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của mục đích dạy học, không có phương pháp nòa là vạn năng chung cho tất cả mọi hoạt động, muốn hoạt động thành công phải xác định được mục đích, tìm phương pháp phù hợp.
- Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của nội dung dạy học, việc sử dụng phương pháp dạy học phụ thuộc vào nội dung dạy học cụ thể.
- Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Việc nắm vững nội dung dạy học và quy luật, đặc điểm nhận thức của học sinh là tiền đề quan trọng cho việc sử dụng phương pháp dạy học nào đó. Thực tiễn dạy học cho thấy, cùng một nội dung dạy học, cùng sử dụng một phương pháp dạy học, nhưng mức độ thành công của các giáo viên là khác nhau.
- Hệ thống các phương pháp dạy học ngày càng hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của XH, giúp người học phát triển tư duy sáng tạo, khả năng tự học, khả năng thích ứng với những điều kiện luôn đổi mới của môi trường, các phương pháp dạy học thường sử dụng phối hợp để giải quyết tốt các nhiệm vụ dạy học khác nhau.
3. Hệ thống các phương pháp dạy học.
s. I. Petrovski, E. Ia. Golan phân loại theo nguồn kiến thức và đặc điểm tri giác trông tin.
- phương pháp dùng lời.
+ phương pháp thuyết trình.
+ phương pháp vấn đáp.
+ phương pháp sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập.
- phương pháp trực quan.
+ phương pháp quan sát.
+ phương pháp minh họa.
+ phương pháp biểu diễn thí nghiệm.
- phương pháp thực hành.
+ phương pháp luyện tập.
+ phương pháp thực hành thí nghiệm.
4. Lựa chọn và sử dụng có hiệu quả PPDH.
Trong thực tiễn dạy học, các phương pháp dạy học được sử dụng phối kết hợp với nhau, thể hiện sự tác động thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.
Giáo viên là người thiết kế sự phối hợp các phương pháp dạy học. Để đạt được mục tiêu dạy học, giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp. Một bài dạy có nhiều mục tiêu, do đó giáo viên sẽ lựa chọn và kết hợp nhiều phương pháp dạy học; hiệu quả của phương pháp dạy học phụ thuộc một phần quan trọng vào sự lựa chọn kết hợp đó. Để đảm bảo hiệu quả của việc lựa chọn và kết hợp các phương pháp dạy học, cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo sự phù hợp của PPDH với các nguyên tắc dạy học.
- Lựa chọn, kết hợp các PPDH cần căn cứ vào nội dung dạy học ở từng môn học, từng bài, từng mục.
- Căn cứ vào đặc điểm học sinh ở từng lứa tuổi, từng lớp cụ thể, các PPDH trực quan rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Các PPDH đòi hỏi năng lực làm việc độc lập như dự án thích hợp hơn đối với học sinh lớp cuối phổ thông trung học.
- Lựa chọn PPDh phù hợp với năng lực sư phạm của giáo viên. Hình thức thuyết trình là dễ hơn đối với giáo viên mới, những phương pháp như thảo luận, tình huống, tổ chức làm thực nghiệm... có yêu cầu cao hơn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kĩ năng ứng xử, giải quyết linh hoạt các tình huống dạy học của giáo viên.
- Căn cứ vào thời gian, thời lượng. Những PPDH yêu cầu học sinh làm việc độc lập thường cần thời gian nhiều hơn nên phải tính toán thời gian cho phép để lựa chọn PPDH.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top