Chương 1
Tôi đang học cấp III trong một tòa lâu đài.
Nói thế không phải vì trường tôi to như một tòa lâu đài, có kiến trúc được lấy cảm hứng từ lâu đài hay vì người ta từng dùng nó làm bối cảnh cho một bộ phim về lâu đài nào đó. Tôi nói thế vì cái nơi mà tôi đang gọi là trường này đây chính xác là một tòa lâu đài.
Thời nay thì làm gì còn lâu đài, chắc mọi người đang nói như thế. Nhưng biết sao được, trường tôi vẫn ở đó đấy thôi. Vào đại lễ 2000 năm Thăng Long – Hà Nội hơn 1000 năm trước, Văn Miếu Quốc Tử Giám và Kinh Thành Huế đã được chính thức sát nhập với nhau và đổi tên thành Học viện Quốc Gia Việt Nam. Công trình này đã gây chấn động lớn trên thế giới, chính thức đưa VN trở thành một trong ba nền kinh tế phát triển nhất địa cầu. Học viện có 12 cấp học và chỉ nhằm mục đích đào tạo những "mầm non ưu tú nhất trong xã hội" – aka những cá nhân cực kì thông minh, blue-bloods, và những đứa có bằng COCC. Tôi thì chẳng nằm đâu trong số ba nhóm đó. Nhưng làm thế nào tôi vào được đây lại là một câu chuyện dài nên chúng ta sẽ quay lại với nó vào lúc khác vậy.
Trở lại với trường tôi. Đương nhiên một ngôi trường – lâu đài thì không thể tầm thường như những ngôi trường tầm thường khác được. Bỏ qua bề dày mấy nghìn năm lịch sử và những quy tắc hàng trăm năm tuổi mà bọn học sinh chúng tôi phải tuân theo (những thứ mà ngôi trường lâu năm nào cũng có), HVQGVN là một nơi độc nhất vô nhị.
Ngôi trường thì hẳn nhiên là phải rất to rồi. Nó kéo dài xuyên suốt cả mấy con đường, choàng từ ngã tư này sang ngã tư khác, công viên này đến công viên khác, vòng xoay này đến vòng xoay khác, từ quận này đến quận khác. Di chuyển trong trường người ta phải dùng xe, đi từ đầu hành lang đến cuối hành lang phải đi bằng thang cuốn như trong sân bay (ở khu nhà mới thôi vì còn phải giữ lại nét lịch sử chứ) và mỗi sáng bọn tôi có xe đưa rước từ cổng trường tới tòa nhà của từng khối lớp (À vâng, mỗi khối lớp có riêng một tòa nhà to bằng một trường tiểu học nhỏ).
Trường tôi có 12 vị hiệu trưởng (cho mỗi khối lớp, đương nhiên), mỗi người lại có một nhóm người dưới quyền riêng mà chúng ta hay gọi là BGH. Các vị BGH này lại giám sát các nhóm những GV bộ môn, lao công, câu lạc bộ, đoàn thể của mỗi khối,... tất tần tật như một ngôi trường biệt lập vậy và mỗi cuối tuần 12 vị hiệu trường lại họp với nhau. Có thể nói trường tôi cái gì cũng gấp 12, số GV gấp 12 lần trường khác, lao công cũng gấp 12 lần trường khác, số học sinh và thậm chí là nhà vệ sinh cũng gấp 12 nốt. Tất cả đều thuộc sự quản lí của 12 vị hiệu trường, những người đã xây dựng nên một hệ thống trường học dân chủ nhất xưa nay.
Nhưng lại có thứ nằm ngoài cái hệ thống dân chủ tuyệt vời và chặt chẽ ấy:
Đoàn giám thị.
Phải, các giám thị trường tôi thuộc một "tổ chức" riêng, nằm ngoài sự quản lí của các vị hiệu trưởng. Họ có một người lãnh đạo – cô tổng giám thị. Và mỗi cuối tuần khi 12 vị hiệu trưởng cùng họp, cô tổng giám thị cũng tham dự, nhưng hoàn toàn độc lập đối với các quyết định do cuộc họp đưa ra. Cô chẳng nói gì nhiều (đó là bọn hs sau khi nghe các gv kháo nhau đã kháo lại với các đứa khác như vậy), cô chỉ ngồi đó, với cặp kính gọng tròn nhỏ tí hin có sợi dây kết cườm vàng khè lủng lẳng, mái tóc xám xoăn xù được đàn áp cẩn thận bằng một cái kẹp to đùng và cuốn sổ bự chảng trên tay, lẳng lặng lắng nghe ý kiến của 12 vị hiệu trưởng rồi ghi ghi chép chép. Nhờ cô mà lần nào buổi họp hội đồng cũng diễn ra suôn sẻ và nghiêm túc, không có lấy một nụ cười thiếu chuyên nghiệp hay tiếng thở mạnh thiếu lịch sự nào của các bên tham gia. Tất cả đều diễn ra trong sự nghiêm túc và kỉ luật tuyệt đối.
Chắc có lẽ nhờ thế mà các thầy cô mới thông cảm cho bọn học sinh chúng tôi hơn hẳn thầy cô các trường khác thông cảm cho bọn nó.
Đoàn giám thị không bị chia thành từng khối lớp như tất cả mọi thứ khác trong trường tôi. Dù các dãy nhà có rộng lớn và xa nhau tới đâu, chưa bao giờ chúng là sự thách thức đối với các giám thị. Rốt cuộc thì họ có bao nhiêu người, chỉ có cô Tổng giám thị mới biết rõ. Nhân dạng, tính tình của từng người tới bọn ngồi lê đôi mách và teachers'-pets cũng chẳng dám cam đoan. Họ thoắt ẩn thoắt hiện từ lầu này sang lầu khác, từ dãy nhà này sang dãy nhà khác, từ nhà vệ sinh này sang nhà vệ sinh khác. Thậm chí có đứa còn thề rằng thấy giám thị bay trên nóc nhà nữa cơ. Mấy đứa khác nghe xong lúc nào cũng gạt phắt đi, nhưng rồi lại len lén dỏng lỗ tai về phía lớp ngói đầy bụi. Đoàn giám thị phủ sóng toàn trường, bằng hệ thống và phương pháp nào không ai rõ. Chỉ biết rằng với số lượng người mà cần tới 12 vị hiệu trưởng để quản lí, mình họ, cũng có thể nắm chắc trong lòng bàn tay.
Đoàn giám thị hùng mạnh là thế, thậm chí còn có thể so sánh với CIA nhưng cũng chẳng thể nào kiểm soát được toàn bô lâu đài.
Vâng, toàn bô lâu đài. Thế tôi có nói dùng cả tòa kiến trúc để dạy học đâu mà các bạn ngạc nhiên? Đương nhiên là toàn bộ 12 khu nhà chính đều đầy cả học sinh rồi, nhưng công trình kiến trúc làm chấn động cả thế giới làm sao chỉ có một tá nhà được. Điều thật sự đã đưa đất nước VN lên một tầm cao mới, khiến thế giới phải ngước nhìn chính là khu rừng Vô Tận áp sát công trình chính và kéo dài ... vô tận về phía Tây của đất nước (các bạn nên quên những kiến thức địa lý mình đã học đi, kể từ đại lễ 1000 năm TL – HN thì nước ta đã khác lắm rồi). Khu rừng được mệnh danh là rừng Amazon của châu Á, chỉ có điều nó là rừng lá kim và ... To hơn Amazon rất nhiều thôi (ah, mọi người cũng nên quên luôn khí hậu VN hơn 2000 năm trước đi là vừa). Chỉnh phủ VN đã nhất quyết bảo vệ khu rừng bằng cách ... Cấm tiệt không cho du khách hay bất cứ ai không phận sự vào khu rừng (du lịch ư? Chỉ là một khoản cỏn con so với kinh tế VN. Vả lại chi phí để bảo vệ khu rừng khỏi khói xe và rác của du khách thậm chí còn tốn kém hơn số tiền mà du lịch mang đến gấp bội). Thế đấy, cộng cả khu rừng, trường học và vài khối nhà bỏ hoang lại là các bạn đã có một cái nhin toàn cảnh về cả công trình kiến trúc tuyệt vời được gọi là "trường tôi" rồi.
Đến đây thì chắc chẳng cần nói, Đoàn giám thị có ghê gớm như CIA, FBI và The Avengers cộng lại thì cũng chẳng thể nào quản lí hết được trường học và cả khu rừng Vô Tận. Trong khi đó họ chỉ bản lĩnh ... Gần bằng CIA thôi và khu rừng xem ra còn kéo dài hơn cả vô tận nữa. Thế vậy nên, khu rừng cùng với diện tích bao la và khả năng làm Đoàn giám thị bất lực đã trở thành một nơi thật huyền bí. Người ta không biết rõ nó, chưa ai thám hiểm nó (mà dù có đi nữa thì có lẽ cũng đã bị ém nhẹm rồi cũng nên) và những gì không biết rõ thì con người thường cho là nguy hiểm và đáng sợ. Cũng phải thôi, thế giới này còn quá rộng lớn và con người thì quá sợ phải chấp nhận mình sai. Thành ra họ cứ bám víu vào những gì mình "biết" và lờ phắt những thứ hiển-nhiên-khó-giải-thích khác đi. Cũng chẳng đáng lo lắm, họ vẫn là bên bị thiệt nhiều nhất thôi.
Vậy là với sự lơ là có chủ đích của Đoàn giám thị, những lời thêu dệt về khu rừng ngày càng dày thêm, đến nỗi chẳng ai lại gần dãy nhà sau và khu bỏ hoang – nơi tiếp giáp giữa trường học và khu rừng ấy nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top