Mùa xuân của Đậu Hũ

  Sáng nay, vừa thức giấc tôi đã thấy ông ngoại đang tỉ mỉ bé lá chậu mai trước sân nhà. Mấy hôm trước, tôi thấy ông xiết nước chậu mai là biết ngay sắp đến công đoạn này. Như mọi năm, thấy nhà nhà bẻ lá mai, nhìn cây mau dần trụi lá, là thấy Tết ở ngay trước mắt rồi. Nhìn những nụ mai khá nhỏ, tôi đoán hôm nay khoảng 15 tháng chạp. Vì nếu nụ mai to, ông để đến 18 hoặc 20 mới bẻ. Mọi năm còn có bố phụ ông, năm nay bố đi công tác xa. Mà theo như cuộc điện thoại gần nhất bố bảo năm nay phải đến hai chin, ba mươi bố mới về được. Vậy là mọi công việc chuẩn bị Tết, mẹ và ông làm hết.

Ông ngừng tay, vẫy tôi.

- Hà vào pha cho ông ấm trà.

- Vâng!

Tôi nhổm dậy, chạy vào bếp, đun chút nước sôi.

Khi còn nhỏ, thấy ông bẻ lá mai là tôi đã nhẩm đếm từng ngày một đợi Tết về. Niềm háo hức, phấn khích ấy không thẻ giải thích nổi. Tôi chờ Tết về, nhưng chẳng mong chờ quần áo mới hay phong bao lì xì đỏ. Một trong những việc tôi thích nhất là xem ông bẻ lá mai, rồi chờ đợi đến ngày những búp non nở vàng chậu, rực rỡ, sáng lấp lánh cùng nắng. Có một năm, bố ra phố rồi mua vè mấy nhành mai rừng. Vào dịp này, những người dân chai thường lên rừng chặt mai về bán, kiếm thêm chút tiền. Mai rừng cành khẳng khiu, dáng không uốn lượn công phu như mai chậu, hoa chỉ năm cánh và nhỏ nhắn, nhưng hoa đã nở thì mùi thơm bay khắp nhà. Thứ mùi rất lạ của gỗ và hoa quyện vào nhau tỏa mọi ngóc ngách, đánh thức cô bé con mười bốn tuổi khỏi giấc ngủ.

Và đặc biệt, tôi yêu mồng một Tết. Sau khi được ông lì xì, tôi thường bắt trước ông ngồi uống trà và nhâm nhi mứt tết. Tôi ngồi trong lòng ông, giả vờ cẩm tách trà và xoay xoay, nhấp một chút rồi thôi, vì đắng. Sau đó là được thỏa thích ăn mứt tết: mứt dừa sữa, mứt khoai, mứt táo tàu... Tôi ăn cho đến khi phát ngán.

Nghịch lý là tuổi càng thêm thì niềm háo hức đợi Tết về lại càng vơi đi. Một sáng đến trường, ngửa tay đón mưa xuân chớm lạnh, mới hay tôi đã chẳng còn háo hức đợi Tết về. Bây giờ, đối với tôi, Tết giống như ngày chủ nhật được nhân ba. Nghĩa là ngủ, không bài vở, và được xem ti vi. Vậy thôi. Những việc phải làm như quét dọn, những địa điểm phải đi và sẽ đi... năm nào cũng lặp đi lặp lại, thành ra chẳng còn gì để trông đợi.

Năm nay tôi lại càng chẳng háo hức chờ Tết. Kết quả thi học kỳ be bét, bảng điểm chẳng như mong đợi. Ừ thì với tính cầu toàn, tôi hơi làm quá lên một chút, điểm không phải là quá tệ, nhưng những môn tôi tự tin nhất lại làm tôi thất vọng nhiều. Môn Anh văn, tôi có thể làm sai một câu điều kiện loại ba đươn giản. Chẳng biết kỳ thi đại học thế nào đây. Mà qua Tết là coi như nó lù lù trước mắt rồi còn gì.

Đang vẩn vơ, tôi nghe tiếng mẹ la lớn. Bỏ mặc ấm trà, chạy vội ra sân, tôi thấy ông ngoại bất tỉnh. Lá mai vương vãi.

***

Ông ngoại tôi phải nhập viện. Mẹ gọi điện về báo ông không sao, chỉ do choàng rồi ngất. Ngoài ra, các xét nghiệm sơ bộ cho thấy hoàn toàn bình thường. Tóm lại là không có gì nghiêm trọng, nhưng bác sĩ giữ lại mấy ngày đẻ kiểm tra tổng quát.

Mẹ vào bệnh viện chăm sóc ông. Tôi nghiễm nhiên trở thành chủ nhân cái bếp, nấu những bữa trưa, bữa tối cho mẹ mang vào bệnh viện. Tối hôm ấy, tự dung ăn cơm một mình thấy buồn, tôi mang ra trước sân ăn cùng chậu mai.

Sáng sau cái hôm ông vào viện, tôi tỉ mỉ làm nốt công việc của ông – bẻ lá mai. Tiếng lá rời cành giòn rụm. Tôi cứ chăn chú làm, chẳng chú ý gì đến xung quang cho đến khi nghe có ai đó gọi mình ngoài cổng. Là cậu bạn hàng xóm bằng tuổi học cách nhau có mấy lớp, nhưng ở trường ít khi nói chuyện nhiều.

- Có việc gì thế?

- Tớ sang mượn cái chỏi quét sơn.

- Chờ tí.

Tôi vào lục lọi một hồi, gần như lựn ngụp trong bụi bặm thì cũng thấy cái chổi. cậu ta cầm lấy, cười toe. A ha, má lúm đồng tiền vẫn còn.

Hòi nhỏ, thấy mẹ khen cái má lúm ấy xinh, tôi ghen tị kinh khủng, suýt chút là chơi dại, lấy đũa chọt vào má để cũng có má lúm. Lấy được chổi, cậu ta chẳng đi ngay mà còn tần ngần.

- Đầu cậu dính mạng nhện này.

Lâm đưa tay phủi. Tôi thấy mất tự nhiên nên tự dưng nảy ra ý định châm chọc.

- Không cảm ơn người ta à? Vì lấy cây chổi mới bẩn tóc đấy.

- Ừ, bết rồi, cảm ơn nha Đậu hũ.

Trong một yhoangs, tôi giật mình. Đó là biệt danh của tôi từ hồi còn bé. Vì tôi hay đụng trước đụng sau, té lên té xuống, nói chung là hậu đậu, nên ông ngoại gọi tôi là Đậu hũ. Lâu rồi, tôi chẳng còn nghe ai gọi thế ngoài ông ngoại.

Mãi đến khi cậu ta về đến cổng nhà mình phía bên kia đường, tôi mới hoàn hốn đáp trả.

- Nhớ mang trả đó đò Sún răng.

Tôi nghe cậu ta bật cười to. Nhưng không nói gì thêm nữa.

Lại tỉ mỉ bẻ lá mai. Cuối cùng cũng xong. 

 Mẹ phải chăm sóc ông cả ngày, lại lo lắng mất ngủ một hôm nên nhìn nét mặt mẹ lộ rõ vẻ mệt mỏi. Tôi bảo mẹ ở nhà, hôm nay để tôi vào bệnh viện trông ông ngoại. lúc tôi đến, ông đang chơi cờ vua một mình. Ông trông khỏe mạnh, tươi tỉnh hơn nhiều, nhưng bác sĩ vẫn giữ lại kiểm tra.


- Cháu mang cho ông mấy cuốn sách.

- Sách gì thế?

- Harry potter.

Nói rồi tôi nhe răng cười. Ông hóm hỉnh.

- Ừ, cũng được. Sách đó dành cho 7 đến 77 tuổi, ông mới 80 nhưng chắc cũng chưa hết hạn đọc.

Tôi đặt túi sách với trái cây lên bàn cho ông. Thật ra, tôi toàn mán sách của Mark Twain – tác giả mà ông thích đọc. Ròi tôi thay thế người bạn tưởng tượng của ông để chơi nốt ván cờ. Vừa chơi, tôi vừa báo cáo thành tích bẻ lá mai và chăm sóc nó. Thấy nụ còn nhỏ nên mỗi ngày tôi tưới hai lần, sáng một lần, chiều một lần để thúc nó đơm nụ nhanh hơn, kịp Tết còn khoe sắc. Ông có vẻ tự hào.

- Những gì ông dạy cháu vẫn còn nhớ tốt.

- Vâng. – Tôi lơ đễnh đáp, đầu óc suy tính nước đi thật hiểm hóc.

- Sau này ông không còn nữa thì cây mai cũng sẽ có người nhắc nó nở hoa mỗi dịp xuân về.

Tôi im lặng kng nói gì, cảm thấy một nỗi niềm mất mát từ đâu dâng lên rồi chầm chậm thấm dần như mạch nước. Tôi không htichs khi nghe ông nói thế, nên cố chuyển sang chuyện khác.

- Ông, cái thằng hàng xóm nhà mình nó mượn cái chổi quét sơn mấy ngày chưa trả.

- Lâm à?

- Vâng, nó đấy chứ còn ai nữa ạ.

- Thế là tôi được dịp kể xấu nó. Những chuyện từ bé xíu cũng được lôi ra. Nó đã từng giật mất cái kem tôi đang ăn ra sao. Thậm chí, tôi cho chuồn chuồn cắn rốn theo lời nó, đau quá trời nhưng đến giờ vẫn không biết bơi. Biết bap lần mẹ oánh vào mông cũng chỉ vì nó dủ đi ra ngoài thả diều... Biết bao nhiều chuyện. Kể xong, thấy thấy hồi xưa thân nhau là thế, chẳng hiểu sao giờ cứ xa dần. Kể từ hồi cậu ta bắt đầu vỡ giọng là không chơi với tôi nữa.

Ông chỉ im lặng lắn nghe. Cuối cùng ông đủng đỉnh.

- Thế mà hồi xưa cháu ông bảo lớn lên sẽ là cô dâu của nó đấy.

Tôi suýt thì xỉu tại chỗ.

- Thật ạ?

- Cháu không nhớ à? Có lần hai đứa đi xe hoa Tết, chẳng hiểu thế nào mà lạc nhau. Nhưng cuối cùng nó cũng bắt được cháu về. Cháu chả khóc sướt mướt đấy à?

Tôi chăm chú nhìn ván cờ như muốn tìm thấy kẻ hở trong nước đi vừa rồi của ông nhưng thật ra là để lục lọi trí nhớ. Chẳng nhớ, tôi đành cứng cỏi đáp.

- Con không nhớ. Mà chuyện xưa lắc xưa lơ, ai lại tính?

Ông nheo mắt nhìn tôi, nhưng không nói gì ngoài câu:

- Cháu thua rồi nhé.

Quả thật, ván đó tôi thua thảm hại.

Tối đó, tôi ở lại ngủ với ông. Đặt cái ghế bố cạnh giường ông rồi chằn chọc cả đêm, chẳng ngủ được. Vừa lạ chỗ, vừa cảm thấy bất an. Bệnh viện có mùi thật khó chịu, hèn gì ông cứ đòi về.

***

Trưa Lâm sang nhà, tự dưng tôi nhớ lại lời ông về hình ảnh chú rể - cô dâu. Cả lời ông bảo: "Bây giờ thì ông không biết, nhưng ông chắc chắn là hồi nhỏ nó thích cháu nên mới giật đồ ăn của cháu đấy." Tôi lắc đầu thật mạnh.

- San đây có việc gì đấy?

- Mang trả cây chổi.

- Mượn từ hôm nào rồi, giờ mới mang trả?

Tôi hỏi mà Lâm chẳng đáp. Cậu ta cười, lại khoe ra một bên má lúm đồng tiền, rồi chìa ra trước mặt tôi một bó mai rừng. Đó là những cành nhỏ, những ngọn của cây mai được cắt tỉa từ những cành lớn. Chúng được cắt đi để nhánh mai rừng có dáng đẹp hơn.

- Tớ mang cho Đậu hũ cái này.

Tôi hơi xúc động.

- Còn sót lại từ cây mi nhà tớ, vứt đi thì tiếc quá. Vài hôm nữa là nó cũng nở hoa. Đậu hũ mang nó để ở bàn học cho đẹp.

Cành mai nhỏ có một nụ hoa đã nở. Mùi thơm dễ chịu.

Tôi đặt chúng trên bàn học, thấy mùa xuân về tận phòng mình, dù ngay từ đầu tôi đã chẳng háo hức chờ đợi.

***

Sáng, tôi sơn lại cổng. Bạn hàng xóm má lúm đồng tiền lò dò chạy sang, nhìn ngắm một hồi rồi bình phẩm.

- Sơn kiểu gì thế không biết.

- Ngon thì sơn đi.

Cậu ta bặm môi sơn cánh cổng thiệt đẹp. Còn tôi ngồi đó nhìn người qua llaij trên phố xá. Nhiều nhất là những người chở hoa tết về nhà. Những chậu hoa cúc đại đó vàng, hồng nhung đỏ rực cũng làm cho ngày Tết tươi tắn, rạng rỡ. Đến khi sơn xong, nhìn quần áo dính vài vệt sơn, cậu ta mới ngơ ngác.

- Hình như tớ đã bị lừa, y hệt n hư trong truyện Mark Twain ấy?

Tôi nhịn không nổi, phá ra cười. Không biết cậu ta giả vờ ngây thơ hay ngây thơ thật nữa. Từ nhỏ đến giờ cứ hay bị tôi bắt nạt kiểu như thế.

- Ông cậu sao rồi?

- Khỏe rồi. Bác sĩ giữ lại kiểm tra vài hôm thôi.

- Ừ, may quá.

Cậu ta thở phào. Trong đầu tôi thì nghĩ: "Gớm, ông người ta chứ có phải ông nhà cậu đâu mà quan tâm ghê thế", nhưng trong lòng thì thấy xúc động.

Ông ở viện ba ngày thì được bác sĩ cho về. Tự dưng cả mẹ và tôi đều cảm thấy nhẹ nhõm lạ. Dù biết ông chỉ ở lại để kiểm tra nhưng tôi cứ nơm nớp lo. Bây giờ, có thể yên tâm được rồi.

***

Mới hai mươi chin tháng chạp nhưng nụ hoa trước sân đã nở những nụ hoa đầu tiên. Tôi dành sáng đó uống trà với ông. Đang chơi được nửa vans cờ vua thì Lâm sang.

- Ông ơi, con mượn Đậu hũ đi ra phố với con một lát ông nhé?

- Làm gì?

- Tớ muốn mua vài thứ. Muốn có người đi chung tư vấn giùm.

- Cậu muốn mua thứ gì thì tự đi mà mua chứ.

Ông mỉm cười.

- Đi đi cháu. Sẵn ngắm chợ hoa. Hoa xuân đâu phải năm nào cũng giống nhau. Với lại, ván cờ này cháu cũng thua rồi.

Tôi giả vờ miễn cưỡng đứng dậy. Ông điềm tĩnh nhìn Lâm.

- Nắm tay nó kẻo lạc nhé!

Câu nói ấy làm chúng tôi đỏ mặt. Mẹ tôi mang cho ông tô cháo, nghe thế cũng phì cười. Tôi còn thấy mẹ nháy mắt với mình. Mai bố về, mang theo một cành mai rừng. Và nhất định sáng mồng một, mùi thơm ngọt ngào riêng biệt của nó sẽ đánh thức tôi dậy, để đón Tết về. Thế là bỗng dưng mùa xuân trở nên thật trọn vẹn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: