FTA

Khu vực mậu dịch tự do - Free Trade Area (FTA)

Gửi email  Bản in 

04:28' PM - Thứ hai, 10/12/2007

Khu vực mậu dịch tự do là hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong trong đó các nước thành viên thỏa thuận với nhau về việc giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng, tiến tới hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khu vực. Nói cách khác, những thành viên của FTA có thể duy trì những thuế quan riêng và những hàng rào thương mại khác đối với thế giới bên ngoài.

Một số khu vực mậu dịch tự do trên thế giới là:

NAFTA - North American Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do các nước Bắc Mỹ được thành lập theo hiệp định ký kết ngày 12/8/1992 bao gồm 3 nước Mỹ, Canada và Mehico. Năm 1993, hiệp định NAFTA được quốc hội 3 nước thông qua gồm 5 chương trình và 20 điều khoản, chủ trương dần tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa 3 nước trong vòng 15 năm, gạt bỏ mọi trở ngại trong các lĩnh vực buôn bán, dịch vụ và đầu tư, cho phép công dân các nước thành viên được tự do đi lại, mở ngân hàng, thị trường chứng khoán, công ty bảo hiểm... Khác với EU, NAFTA chỉ mở rộng cửa buôn bán giữa các nước thành viên bằng cách từ từ bãi bỏ hàng rào thuế quan chứ không tiến tới xóa bỏ biên giới quốc gia và không xây dựng một thị trường thống nhất về tiền tệ.

AFTA (viết tắt của ASEAN Free Trade Area) - Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, là một thoả thuận thương mại giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á. Quyết định thành lập AFTA được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4, tổ chức vào tháng 1/1992 tại Singapore.Sáng kiến về AFTA vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA đượcđược ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam Mục tiêu của AFTA là tự do hóa thương mại trong các nước ASEAN thông qua việc giảm đến mức tối thiểu các biểu thuế trong khu vực và xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực và khuyến khích các ngành kinh tế ASEAN có một định hướng rộng hơn và mang tính thị trường khu vực hơn cho các nền kinh tế trong lĩnh vực sản xuất và thị trường. Mục đích của AFTA là nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN với tư cách là một cơ sở sản xuất trên thế giới, đồng thời tăng cường tính hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Để hoàn thành AFTA, các nước ASEAN cùng thực hiện Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT (Common Effective Preferential Tariffs). Theo đó, trong vòng 10 năm, các nước ASEAN sẽ dần dần cắt giảm thuế quan xuống 0-5%, dỡ bỏ các rào cản thương mại và hài hòa hóa các thủ tục hải quan trong vòng 10 năm để hàng hóa được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

Phạm vi áp dụng của chương trình CEPT để thực hiện AFTA bao gồm tất cả các hàng hoá có xuất xứ ASEAN, gồm hàng hoá công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp chế biến. Riêng đối với nông sản chưa chế biến mang tính chất nhạy cảm tới nền kinh tế của các nước ASEAN, các nước đưa loại sản phẩm này vào phạm vi thực hiện Chương trình CEPT với những quy định đặc biệt riêng về thời hạn bắt đầu và kết thúc cắt giảm thuế, mức thuế suất bắt đầu và khi hoàn thành cắt giảm. Các sản phẩm được xác định là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người và động thực vật, bảo vệ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ học của các nước thành viên ASEAN sẽ không được đưa vào chương trình CEPT. Theo Hiệp định về Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực Chung (CEPT), sáu quốc gia gia nhập ASEAN trước sẽ xóa bỏ khoảng 98% tổng số dòng thuế của mình đối với các quốc gia thành viên khác vào năm 2006. Thời hạn dành cho bốn quốc gia gia nhập sau là năm 2013.

Mục tiêu của AFTA:

AFTA  đưa ra  nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế sau:

i)                        Tự do hoá thương mại  trong khu vực bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi quan thuế. Điều này sẽ khiến cho các Doanh nghiệp sản xuất của ASEAN càng phải có hiệu quả và  khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Đồng thời, người tiêu dùng  sẽ mua được những hàng hoá từ những nhà sản suất có hiệu quả và chất lượng trong ASEAN , dẫn đến sự tăng lên trong thương mại nội khối.

ii)                     Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo ra một khối thị trường thống nhất, rộng lớn hơn.

iii)                   Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là với sự phát triển của các thỏa thuận thương mại khu vực (RTA) trên thế giới.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #thanhlam