2
“Lần đầu tiên biết đến cuộc sống của nàng, chỉ thấy bi thương.
Nghe nói nàng cắt tóc tuyệt tình là ở Hàng Châu.
Đó là một thành phố dịu dàng thắm thiết, tôi đã ở đây gần 10 năm, rất ít nghe qua chuyện xưa thê lương, nghe thấy lời đồn thảm thiết. Đây là thế tục trần gian, là nơi khói lửa nhưng cũng cảnh đẹp thiên đường, khắp nơi vui vẻ.
Cho dù có bận rộn đến đâu, nếu người ta bước đến Hàng Châu thì cũng sẽ tĩnh tâm, bình thản chậm rãi. Tất cả những chuyện tình yêu thời xa xưa xảy ra ở nơi này đều mang đến loại mưa bụi dịu dàng. Ví dụ như đây là nơi gặp nhau của Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, là nơi Bạch Nương Tử và Hứa Tiên gặp gỡ ở Đoạn Kiều hay là câu chuyện “Mạch thượng hoa khai, khả hoãn hoãn quy hĩ”*
[*Nghĩa là “Hoa trên đường đã nở, nàng có thể vừa ngắm cảnh vừa thong thả quay về”. Đây là một điển cố về Ngô Việt Vương và Vương phi tình cảm mặn nồng, có lần Vương Phi về nhà mẹ thăm họ hàng, lâu quá không về, Ngô Việt Vương viết thư nói "Mạch thượng hoa khai, khả hoãn hoãn quy hĩ", viết là "Hoãn hoãn" (thong thả, từ từ) nhưng ý là ở chữ "về", tuy rằng là "Hoãn hoãn" nhưng lại dịu dàng hối thúc Vương phi trở về bên ông, diễn tả nỗi nhớ nhung của chồng đối với vợ. Nghe nói Vương phi nhận được thư, nước mắt tuôn chảy, lập tức trở về Hàng Châu]
Nhưng sao đến nàng thì lại phu thê ly tâm, cuộc đời này không muốn gặp lại nữa?
Nàng, chỉ có mang tên một dòng họ, Ô Lạp Na Lạp thị.
Không có tên, cho dù thân là Hoàng hậu, cho dù trong sách sử vẫn chỉ còn lưu lại chút phỏng đoán về cuộc đời nàng thì cũng sẽ không có ghi nhớ tên của nàng. Tôi tin rằng, trong những năm tháng nàng đang sống đó, thời điểm thanh mai vẫn chưa xuất giá, hay là lúc thầm thỉ bên tai phu quân của mình thì sẽ không có ai lạnh lùng như băng mà dùng dòng họ xưng hô với nàng.
Nàng nhất định có một cái tên.
Không biết vì sao, tôi chỉ mạo muội đặt cho nàng một cái tên, Như Ý (如懿)
Lý do mọi người đều biết, trong Hậu Hán thư có viết: “Lâm lự ý đức, phi lễ bất xử”. Ý nghĩa an tĩnh mỹ hảo, im lặng tốt đẹp.
Trăm năm sau, có một nữ tử xuất hiện làm vang chấn Đại Thanh, sinh hạ Hoàng tử, được ban phong hào chữ “Ý” (懿), trở thành Ý quý phi, sau này lại thành Thánh mẫu Hoàng Thái hậu, tức là Từ Hi. Người này cũng là Na Lạp thị, Diệp Hách Na Lạp thị.
Tất nhiên, nàng ấy và nhân vật chính của chúng ta không hề có quan hệ gì với nhau, chỉ là nhàn rỗi viết thêm một câu mà thôi.
Ô Lạp Na Lạp thị, Như Ý.
Là nhân vật chính trong quyển sách thứ 2 của tôi “Hậu cung Như Ý truyện”
Tựa hồ, rất ít người viết về nàng. Vì sao lại như vậy? Vì trong mắt mọi người, nàng là một nữ tử thất bại. Cho dù là phi tần không con, ít có ghi lại nhưng có thể tìm ra trong ít nhiều văn chương ghi lại một Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao thị có phụ thân Cao Bân, được ban thụy hào chữ “Hiền” hay là một Hoàng hậu nổi tiếng tính tiết kiệm hiền đức Hiếu Hiền Hoàng hậu, ngay cả phu quân của nàng cũng tự tay ghi chép về nàng rất nhiều, trong đó có bài Thuật bi phú nổi tiếng.
So sánh như vậy, nghĩ đến nàng thì lòng lại chua xót.
Kế Hoàng hậu, rốt cục cũng đã từng có sống có chết, cũng có ấu tử đều chết sớm, chỉ còn lại một mình Thập Nhị a ca được nuôi lớn, hơn 20 tuổi cũng tịch mịch ốm chết.
Cho đến trung niên, phu quân trời sinh tính tình thiên tử phong lưu, cả đời gặp nhiều “hoa tươi cỏ đẹp”.Ngoài ra trong hậu cung của hắn có vô số người, được cho là nhiều nhất trong lịch sử Đại Thanh, cho đến khi hắn trở thành Thái thượng hoàng, vẫn có ít nhiều kiều nữ làm bạn bên cạnh.
Còn nàng đâu? Khi đi Nam tuần, dừng chân ở Hàng Châu, nàng cùng hắn quyết liệt, làm cho hắn nổi giận giam cầm nàng trong chốn thâm cung, cho đến khi nàng bệnh chết đi, hai người chưa từng gặp lại. Thời điểm sống tạm đó, đãi ngộ của nàng không bằng một quý nhân nho nhỏ; sau khi chết đi, nàng cũng mất đi đãi ngộ của Hoàng hậu, hành vi của phu quân nàng, người thời đó và đời sau vẫn cho là bạc đãi.
Không ai nói rõ nguyên nhân vì sao nàng cắt tóc. Cho dù có truyền thuyết xôn xao hay là phỏng đoán vô định thì sách xử cũng không hề có ghi lại, là chuyện gì làm cho nàng thất vọng đến mức như vậy. Thật kỳ quái, một Hoàng hậu, một ngày trước vẫn luôn vui vẻ mà ngày hôm sau lại bị nói là “Điên mê”. Tất nhiên, lịch sử có nhiều bí ẩn như vậy. Xảo trả lừa gạt trong chốn hậu cung xưa, nào ai có thể hiểu được? Chỉ là có thể đồn đoán, tôi cũng là như vậy mà thôi.
Lúc bắt đầu viết về chuyện xưa này, mới mở đầu thì mọi người đều biết kết cục bi kịch. Cũng có người nói, Chân Hoàn là người thắng trong câu chuyện xưa, vì sao lại viết về Như Ý – một chuyện xưa thất bại như vậy?
À, trong chốn hoàng quyền cung đình, Như Ý quả thật là thất bại nhưng mà Chân Hoàn cũng là như vậy. Một người chiếm được quyền vị, mất đi tình cảm chân thành của bạn thân, mất đi sơ tâm ban đầu, liệu có thể xem là người thắng? Quãng đời còn lại của nàng, bất quá cũng chỉ là bị nhốt trong chiếc lồng sắt hoàng kim, xem vàng ngọc trên người là gông xiềng, cơ khổ một đời.
Còn Như Ý? Cả đời này của nàng, thiếu niên trở thành Trắc phúc tấn của Bảo Thân vương, sau đó trở thành tần phi, trung niên trở thành Hoàng hậu. Nửa đời trong chốn thâm cung, đều tuân theo quy củ lễ nghi, chỉ có một khắc cắt tóc kia là thật lòng nghe theo tâm ý chính mình, thống thống khoái khoái dùng một cây kéo cắt đi.
Cắt tóc chính là đoạn tình. Chặt đứt yêu thầm cả đời, chính mình lựa chọn buông tay.
Nam nhân khi đó, nhất là Hoàng đế, dường như chưa từng thấy qua một nữ nhân như vậy? Là đại nghịch bất đạo cho nên vô cùng thê lương ác liệt.
Thê lương đến mức khi chúng tôi tuyển diễn viên, quả thật sẽ có người nói: “A, là bi kịch, tôi không diễn!” May mắn, cuối cùng là cô ấy, có thể hiểu rõ bi kịch của nữ nhân, hiểu rõ chuyện nữ nhân cũng có thể quyết định trước chuyện đoạn tuyệt tình ý.
Phải. Một nữ nhân thất bại thì ít có người có thể chấp nhận. Như Ý cũng không khác gì với những người vợ khác, cả đời một đời, nàng không chỉ yêu con cái mà lúc còn trẻ cũng yêu một nam tử “Tường đầu mã thượng diêu tương cố, nhất kiến tri quân tức đoạn trường”.
Tình yêu của nàng là lý tưởng trong con người nàng và của cả đối phương nhưng nó lại giam cầm trong cung đình, không thể dung nạp được lý tưởng tốt đẹp đó, cuối cùng cả hai người đều thay đổi. Giống như Châu Nhi trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký đã từng kêu lên: “Trương lang nào phải Trương lang”.
Càng bi kịch hơn nữa, nàng bị phu quân của chính mình chán ghét mà bạc đãi, vứt bỏ; sau khi mất đi, lại bị lấy đi đãi ngộ của thê tử và Hoàng hậu, không cho người khác lên tiếng cũng không muốn người khác nghe.
Như Ý, nàng là người nghĩ muốn rời đi trước nhưng không ai biết biết nàng vì sao phải rời đi, cũng không có người muốn nàng phải bị đối đãi như vậy. Nàng không lên tiếng cho cuộc đời sau này, cũng không nói ra đòi hỏi quyền lợi, nàng liền chết đi như vậy. Chỉ để lại lại lời phu quân nàng đã nói với nàng: “Bộ dạng điên mê” mà thôi.
Rất nhiều người giận nàng, hỏi nàng vì sao không tranh, vì sao không chịu nhẫn nại xuống? Nhẫn nại, vợ chồng sau khi ly tâm thì nàng rốt cuộc vẫn là Hoàng hậu, ngày sau có thể trở thành Hoàng Thái hậu. Nếu không thể thì cũng phải nghĩ đến đứa con. Hắn là Hoàng đế, chẳng lẽ nàng còn muốn tái giá? Đến lúc đó sẽ tốt hơn sao?
À, từ xưa đến nay, có lẽ quan điểm vẫn có nhiều nhiều điểm tương đồng trong suy nghĩ người đời.
Nữ nhân muốn rời bỏ trước thì luôn luôn có người khuyên phải chấp nhận, phải nhẫn nhịn, không có nhà ai như vậy đâu? Nếu như không thể nhẫn nhịn thì sao? Thì phải vì đứa con, đó là điều quan trọng nhất. Rời bỏ nam nhân này thì còn có thể tìm được người tốt hơn sao?
Có đôi khi rời bỏ, chính là không thể nhẫn nại, tình nguyện cả đời một mình thanh tịnh.
Như Ý, thật sự rất có ý chí phản kháng. Người như vậy, không hề để ý đại cục thời thế, tất nhiên sẽ xảy ra bi kịch.
Trong lịch sử Thanh cung, có 3 vị Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị. Hiếu Liệt Vũ Hoàng hậu A Ba Hợi của Thái tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu của Thế tông Ung Chính và Kế Hoàng hậu của Cao tông Càn Long. Từ đó về sau, Ô Lạp Na Lạp thị không còn có ai trở thành Hoàng hậu, cũng ít người trở thành tần phi.
Trong lịch sử Thanh cung, so với các nữ tử khác thì nàng thảm bại hơn nhiều. Hoàng hậu đầu tiên của Thế tổ Thuận Trị là Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị tuy rằng bị phế thành Tĩnh phi nhưng dù sao cô mẫu của nàng cũng là Hiếu Trang Thái hậu, Hoàng hậu kế nhiệm cũng là người thân thiết với nàng, đều là nữ tử của Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị, ngày sau của nàng cũng không khó khăn. Còn có Trân phi của Đức tông Quang Tự - Tha Tha Lạp thị, nghe nói nàng bị Từ Hi ném vào giếng sâu mà chết thảm, nhưng rốt cuộc nàng chiếm được tình yêu dài lâu của Quang Tự.
Cho nên Như Ý là người thê thảm nhất.
Tôi kiên trì, kiên trì cái bi kịch của Như Ý, trong mắt người đời, nàng là một người thất bại. Cho dù có rất nhiều người không muốn tiếp nhận nàng, không thể học hỏi được cái thành công từ nàng nhưng tôi chỉ muốn, cho dù đó là một nữ nhân thất bại thì cũng được dùng văn tự viết ra.
Nước sông Tây hồ khoan thai, sóng sánh ngàn năm. Nơi này có nhiều truyền kỳ, có Tô Tiểu Tiểu trong trẻo nhưng tươi đẹp lạnh lùng; có Tô Đông Pha phong lưu tiêu sái, hào ý thi tình; cũng có Đoạn Kiều, Lôi Phong tháp của Hứa Tiên Bạch Nương Tử; cũng có Trường Kiều, nơi Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài hóa bướm thành đôi.
Đêm đó nước Tây hồ lạnh thấu xương, ai còn nhớ rõ nàng với phu quân của nàng tranh chấp quyết liệt đến mức không thể vãn hồi?”
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top