xét lại

viết nhân việc con bạn hỏi cám trong truyện có cố ý giết tấm không?

gần đây vì sự ra đời của mv chi pu khai thác đề tài cổ tích, cụ thể là tấm cám mà tự dưng cảm nhận mạnh được cái phong trào tạm gọi là 'xét lại' tác phẩm văn học này. thành thực mà nói, xét lại là một trào lưu tự nhiên và bản thân nó góp phần tăng sức sống, sức hấp dẫn cho một tác phẩm. vì vốn một tác phẩm sinh ra là do sự đồng sáng tạo và tự tái hiện - phản ánh hai chiều của mỗi độc giả chứ không đơn thuần một chiều là câu chữ của người viết. cũng có nhiều tác phẩm đã được 'cứu' nhờ quá trình này (tiêu biểu là truyện kiều, số đỏ, tây tiến...). song 'xét lại' trong chừng mực nào thì nên cân nhắc.

thứ nhất, mình luôn tôn trọng cái nhìn hiện đại với một tác phẩm. nếu không có cái nhìn mới thì tác phẩm đó sẽ dần 'chết'. nhưng điều đó không có nghĩa là người ta cưỡng bức tác phẩm rời khỏi thể loại và môi trường nó được sinh ra. đừng đánh giá một bài nghị luận bằng tiêu chí của thơ cũng như đừng bắt một bài nhạc nhẹ phải hay theo kiểu rap. ví dụ về bản thân tấm cám, từ tranh cãi về đoạn kết có phần 'dã man' đến đoạn kết hiện nay, mình (có lẽ không đủ nhạy cảm?) thấy mình từng giống những gì nguyễn ngọc tư viết "đoạn cuối của vụ chị tấm báo thù thì ai cũng thuộc nằm lòng, cũng hả hê nhưng bao nhiêu tuổi đời người ta mới nhận ra đó là một vụ ăn thịt người? cái không khí huyễn hoặc biến ảo thần kỳ của cổ tích làm người ta quên lửng chi tiết man rợ đó, và lớp lớp trẻ con nhẹ nhõm thản nhiên như thể cám qua đời vì đau răng còn mụ dì ghẻ chết vì sặc muối ớt."  nhưng hoàn toàn chấp nhận việc tư duy hiện đại ảnh hưởng đến cổ tích và không phản đối cái kết mới. suy cho cùng, cổ tích cũng là từ dị bản mà ra. tuy nhiên, cũng lại muốn bênh vực cho câu chuyện. tấm cám là cổ tích nên việc phân tích diễn biến tâm trạng hay nhân vật là hoàn toàn vô nghĩa - tấm cám hay dì ghẻ đều chỉ là nhân vật chức năng - con rối để 'diễn' toàn bộ cốt truyện mà không mang cá tính. vai của họ đều đã được gán sẵn chứ không có sự phát triển tâm lí nên đừng lôi truyện ra soi lỗi sạn trong tính cách. theo hệ quy chiếu của quần chúng khi sáng tạo ra nó, từ đầu đến cuối tấm hay cám cũng chỉ là 'cái bình' của thiện và ác. lẽ dĩ nhiên, cái thiện chỉ chiến thắng tuyệt đối (theo ước vọng của tác giả dân gian - cốt lõi của cổ tích) khi kết cục diễn ra như vậy. xin cứ để cổ tích hồn nhiên như cái cách nó phải vậy.

thứ hai, đừng lẫn lộn giữa 'thật' và 'giả'. quay lại mv của chi pu, điểm tốt của nó là dùng chất liệu dân gian. mình thích những tác phẩm như vậy cũng như thích người ta rút ra được bài học mới từ đó. như cái cách cô dạy văn mình nói, đọc tấm cám phải hiểu muốn hạnh phúc thì phải tự đấu tranh vì hạnh phúc hiển hiện ở kiếp này, ở hiện tại chứ chẳng phải từ một cuộc đời nào khác. mình cũng chẳng ý kiến nếu người ta cảm nhận được gì khác. nhưng khi người ta bắt đầu nhập nhằng giữa mv và truyện gốc thì mình khó chịu. chỉ mong các em đừng cảm nhận mv của chi thay vì cảm nhận tấm cám thực thụ, đừng hoang mang tự hỏi, à, thế cám có ác không nhỉ?, hay sao tự dưng tấm lại ghét cám? hay cám yêu vua đâu có lỗi lầm gì?

thứ ba, 'xét lại' nhưng đừng phủ nhận giá trị của bản gốc. cái này xin dẫn ra truyện kiều. truyện kiều đặt trong hoàn cảnh hiện đại thì khá gây tranh cãi do khác biệt trong tư tưởng. thậm chí có làn sóng ghét kiều do những lí do không muốn dẫn ở đây. song việc nhiều bạn lại có xu hướng cho rằng truyện kiều 'sai trái' hay 'overrated' thì thực sự buồn. có thể nó 'lạc nhịp' với suy nghĩ của chúng ta nhưng một lần nữa, hay nhớ đến thời đại nơi nó sinh ra, nơi những tư tưởng của nguyễn du lại quá 'tân thời', quá nhân đạo. bạn có thể không thích kiều (như cái cách chính mình cũng không thích nhân vật này) nhưng đừng vì thế mà cố tình phủ nhận việc kiều là nhân vật đáng thương, là nạn nhân của xã hội chứ không phải số phận thanh lâu 2 lần là do bản chất. cũng như đừng vì một chút chủ quan mà bỏ qua cả một kho báu tiếng việt từng là hi vọng của cả một thế hệ - truyện kiều còn, tiếng ta còn. tiếng ta còn, nước ta còn, bỏ qua bao nhiêu câu thơ rất đẹp đã lên đến độ khái quát tâm lí con người.

cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

hay

vầng trăng ai xẻ làm đôi

nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường

thực sự dông dài lại nhận ra mình chẳng đi được vào vấn đề gì. chỉ mong các bạn có thể đủ tỉnh táonhân văn khi nhìn nhận lại những tác phẩm mình được đọc, thế thôi.






















huhu sự bất lực của nghệ thuật. vạn lần xin lỗi các cô giáo dạy văn vì ngoài lảm nhảm thì em bất lực quá, cảm ơn các cô vì đã làm em hiểu tấm cám và kiều 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top