vài mẩu về tôn giáo

Vài thứ sau một năm yêu Hindu còn hơn yêu tiếng Anh.

#1

Hồi ra sức PR cho thiên hạ về Hindu, đang inbox con bạn, nó có hỏi mình là có couple nào không và ngạc nhiên có =)))))

Thần thoại Hindu là một mớ hỗn độn của hoá thân này nọ nhưng cũng là một sự hề hước to. Ở một giới hạn nào đó, Ấn Độ có thể nói là có tư duy triết học độc đáo, từ đó đã sản sinh ra một thứ tôn giáo với các triết lí sâu sắc nhất thế giới nhưng cũng chả hiểu sao buồn cười nhất hành tinh =))))

Và nếu bạn có máu ship trong người mà đọc mấy đoạn Vishnu với Shiva ấy, thề nó hơn cả một đôi bét fen =)))) Tam bộ thần Brahma, Vishnu và Shiva thì Vishnu và Shiva đúng kiểu bạn thân rồi có đoạn phim Vishnu hoá nữ để dọn dẹp trò dại của ông bạn, mặt của Shiva đần thối ra chết cười. Hoặc 2 người nhập làm 1. Đỉnh cao là đánh nhau đâm nhau chán chê rồi khóc lóc ôm nhau thắm thiết. Kiểu quan hệ tầm vũ trụ luôn =)))))) Bên Ấn làm hẳn một phim như tình huynh đệ cho đôi bạn này.

Phần hài hước của thần thoại Hindu thì có nhiều. Như việc Vishnu là thánh dễ dãi kiêm thánh tạo drama, vợ là bạch phú mĩ nhưng ổng làm vợ giận thế là xuống trần theo đuổi rồi nợ đầm đìa giờ các tín đồ vẫn phải trả hộ =))))

Phần ngôn tình thì thuộc về nhà Shiva dại vợ và Parvati bá đạo má thiên hạ. Một khi bả nổi điên lên thì có thể đạp chồng ra gặm cỏ.

Ngoài ra còn có câu chuyện vì đánh không lại quỷ vương, Krishna dụ ổng vào hang nơi hiền nhân đang ngủ, quỷ vương vào ồn làm hiền nhân dậy và bùm, bay màu. Bài học: Đừng quấy rầy giấc ngủ của người khác =))))))

Bạn nào hứng thú có thể lên page Truyện thần thoại hóng vietsub Mahabharata, có những đoạn cut Krishna hướng dương cười tủm tỉm thuyết giáo vừa sâu sắc vừa buồn cười. "Các ngươi cứ nghĩ mà xem".

#2

Phật giáo có thể chu du khắp thế gian nhưng ở quê hương Ấn Độ của nó, tôn giáo này đã lụi tàn.

Thời hoàng kim Phật giáo dừng lại ở triều Ashoka và in dấu lên quốc kì và quốc huy Ấn Độ.

Các bạn nhớ cái vòng tròn tròn chính giữa cờ Ấn Độ chứ? Đó chính là bánh xe pháp Chakra trên cột đá Ashoka. Quốc huy Ấn Độ cũng sử dụng hình cột đá này.

Bánh xe Chakra thực ra không phải sản phẩm của mình Phật giáo. Vishnu cũng có Chakra làm vũ khí, bánh xe này biểu tượng cho nhiều triết lí mà một trong số đó là luân hồi.

#3

Hindu là một tôn giáo kì lạ. Nó vừa nghiêm khắc vừa phóng túng, là tôn giáo của những thầy tu, lại cũng là tôn giáo của các kĩ nữ.

Tiêu biểu các bạn có thể tìm hiểu về đền Khajuraho.

#4

Nhiều người nghĩ những từ như luân hồi, nghiệp báo là của đạo Phật, thực ra trước đó, Bà La Môn (Hindu) đã sử dụng rồi.

Phật giáo thực ra là một trong những tôn giáo Sa Môn (Phản Bà La Môn) sinh ra để chống lại sự ngột ngạt của Bà La Môn đương thời mà thôi.

#5

Thực ra Phật giáo cũng có nhiều chỗ khá biện chứng. Bạn của hiện tại không còn là bạn của quá khứ nữa. Nôm na giống câu không ai tắm hai lần trên một dòng sông, 1 giây trước và một giây sau, bao tế bào sinh ra và chết đi, trao đổi khi và trao đổi chất tiếp diễn, rõ ràng, về chất hay lượng bạn đều "mới".

#6

Xem nhiều về tôn giáo mình mắc bệnh xem lời bài hát hay phim cũng phải suy ra giáo lí =))))

Tiêu biểu nhạc phim Tam quốc, Lịch sử đích thiên không có câu thế này:

Tụ tán nhờ có duyên

Rõ ràng là triết lí Duyên khởi của đạo Phật chứ đâu =))))

Hay Jodha Akbar (Trái tim mỹ nhân) dài loằng ngoằng chẳng phải cũng là cố gắng lí giải cho sự hoà hợp tôn giáo của giai cấp thống trị mới Mughans theo Hồi giáo Sunni và dân tộc Ấn theo Ấn giáo hay sao.

#7

Một cách lí giải khác về Tấm Cám. Trong truyện xuất hiện hình tượng đạo Phật - Bụt (Buddha). Mỗi lần Tấm chết đi - rồi sống lại tạm coi là một kiếp. Mà theo lí thuyết luân hồi đạo Phật, luân hồi trong trật tự thời gian hỗn độn thì Tấm khổ vì đã trả thù Cám hay vì Tấm khổ nên mới trả thù Cám?

#8

Giáo dục rất được chú trọng trong xã hội Hồi giáo xưa. Sau này, nhờ giao thương và dịch thuật, Ả Rập phát triển mạnh các khoa y học, số học, luật pháp, khoa học tự nhiên và xã hội, nghệ thuật, triết học và góp phần truyền bá chữ số từ Ấn Độ.

Hơn thế, có lẽ ít ai biết tới một thời kì Hoàng kim của Hồi giáo (Islamic Golden Age), khi khoa học nở rộ ở mọi lĩnh vực. Thời kì này kết thúc cùng sự thất bại trước quân Mông Nguyên.

#9

Một số hình ảnh quen thuộc tương đồng giữa các tôn giáo:

- Vị thần với sức mạnh sấm sét (Zeus, Thiên lôi, Thor, Indra...)

- Thần Mặt trời (Helios, Surya, Ra, Aten)

- Dòng sông ở địa phủ (Suối vàng, sông Niles, sông Styx...)

- Đại hồng thủy (Kinh thánh, Sự tích Hồ Ba Bể)

#10

Về vai trò của phụ nữ trong Hồi giáo, kinh Qur'an đã đặt phụ nữ ngang hàng với đàn ông, về cả quyền lợi (đặc biệt là giáo dục) và nghĩa vụ. Đặc biệt, phụ nữ có quyền tư hữu và sở hữu lợi tức, quyền thừa kế, quyền được bảo vệ nhân phẩm, quyền lựa chọn chồng, giữ lại họ của mình hay li dị.

"…Và các người vợ có quyền hạn tương đương với nghĩa vụ của họ phù hợp với lẽ phải; nhưng người đàn ông trội hơn họ một bậc. Và Allah Toàn Năng, Chí Minh."
(Qur’an 2 :228).

Trội hơn là ám chỉ sức mạnh về thể lực, từ đó người đàn ông phải chu cấp cho gia đình, bảo vệ vợ. Người chồng phải đối xử với người vợ tử tế, kính trọng và kiên nhẫn. Người vợ đóng vai trò gìn giữ gia đình.

Hồi giáo vô cùng coi trọng người mẹ. Thiên sứ Muhammad nói: "Thiên đàng nằm dưới chân của các bà mẹ."

Có lần một người đến hỏi Thiên sứ: "Hỡi Sứ giả của Thượng Đế, ai là người xứng đáng để con phục vụ và kề cận nhất?"
Thiên sứ đáp: "Mẹ của ngươi"
Người nọ hỏi tiếp : "Sau đó là ai?"
Thiên sứ đáp: "Mẹ của ngươi"
Người nọ hỏi tiếp: "Sau đó là ai ?"
Thiên sứ đáp: "Mẹ của ngươi"
Người nọ hỏi tiếp: "Sau đó là ai ?"
Thiên sứ đáp: "Cha của ngươi".

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top