thiên kiến nhận thức
Thiên kiến nhận thức (cognitive bias) là cái nhìn chủ quan của mỗi cá nhân, từ đó dẫn đến quyết định, trí nhớ, lời nói và hành động của cá nhân đó. Nó có thể dễ dàng bóp méo sự thật và đưa người ta đến sai lầm. Song trên đời dù ít dù nhiều ai cũng mang thiên kiến, điều quan trọng là không để thiên kiến đó lấn át mất lí trí những thời khắc cần đưa quyết định.
Bài này là một chút về vài thiên kiến nhận thức phổ biến:
1. Thiên kiến xác nhận (Confirmation bias)
Con người chỉ nghe những điều mình muốn tin. Với thiên kiến này, con người có xu hướng chỉ tiếp nhận những thông tin xác nhận cho niềm tin trước đó của mình và bỏ qua thông tin ủng hộ luận điểm đối lập.
Giống như bạn tin crush thích mình nên đi đâu cũng thấy bằng chứng cho điều đó vậy.
Thiên kiến này dễ dẫn tới lỗi ngụy biện (fallacy) Hái anh đào (Cherry picking).
2. Thiên kiến tự kỉ (Self-serving bias)
Thiên kiến này xảy ra khi bạn thành công, bạn sẽ quy về cho nguyên nhân thuộc bản thân còn thất bại, bạn đổ lỗi cho nguyên nhân bên ngoài.
3. Lỗi quy kết cho bản chất (The Fundamental Attribution Error - FAE)
Khi nói về người khác, ta thường qui kết lý do từ các yếu tố bên trong (tính cách) mà bỏ qua các yếu tố bên ngoài.
Dễ hiểu hơn, lỗi này dẫn tới việc đổ lỗi cho nạn nhân (victim blaming).
4. Thiên kiến người thực hiện - người quan sát (Actor - Observer bias)
Ngược lại với FAE, với thiên kiến này, người ta, khi xem xét bản thân mình, thường đổ lỗi cho hoàn cảnh thay vì sai lầm cá nhân.
5. Hiệu ứng số đông (Bandwagon effect)
Như tên gọi, người ta có xu hướng tin vào đa số.
6. Hiệu ứng Ben Franklin (Ben Franklin Effect)
Hiệu ứng này chỉ ra rằng, một người giúp đỡ một người khác thì khả năng cao sẽ tiếp tục giúp người đó hơn là giúp người họ đã nhận ân huệ.
7. Hiệu ứng Dunning - Kruger (Dunning - Kruger effect)
Khi người yếu kém luôn tự đề cao bản thân còn người tài giỏi luôn kém tự tin về bản thân =)))))
Trường hợp của mấy thiên tài kêu ca vì điểm 9.5 =))))
8. Hiệu ứng Forer (Forer effect)
Bạn xem bói thấy đúng lạ kì? Hay đọc những bài kiểu Các dấu hiệu chứng tỏ bạn là abc thấy mình không trượt phát nào? Chúc mừng, đó chính là bẫy Forer effect.
Bạn sẽ có xu hướng thấy những lời mô tả mơ hồ và chung chung rất đúng với bản thân dù thực ra nó có thể áp dụng với cả tỉ người ngoài kia.
9. Hiệu ứng giả dược (Placebo effect)
Ron tự tin vào công dụng của Phúc lạc dược đến nỗi chơi một trận Quidditch xuất thần.
Hiệu ứng giả dược chính là khi bạn tin vào một "liều thuốc" đến nỗi não bộ thực sự khiến nó hiệu nghiệm.
10. Đối kháng (Reactance)
Con người luôn muốn khẳng định quyền tự do lựa chọn của mình, bằng cách đi ngược lại những gì người ta muốn. Nhưng không phải lúc nào đó cũng là một sự lựa chọn khôn ngoan.
11. Thiên kiến kẻ sống sót (Survivorship bias)
Quá tập trung vào kẻ sống sót sẽ dẫn đến quyết định sai lầm.
Ví dụ điển hình: Một doanh nhân thành công kể về thành công không có nghĩa kinh doanh là việc dễ dàng.
12. Thiên kiến duy trì hiện trạng (Status quo bias)
Bạn sẽ có xu hướng mong muốn không có sự thay đổi.
13. Có đi có lại (Reciprocity)
Nếu ai đó cho bạn cái gì, bạn có xu hướng sẽ áy náy và cố đáp lại.
14. Thiên kiến đổi mới (Pro-innovation bias)
Luôn chỉ nhìn vào mặt tích cực chứ không phải hạn chế của một thứ mới.
15. Hiệu ứng đà điểu (Ostrich effect)
Xu hướng trốn tránh thay vì đối mặt và giải quyết một tình huống khó khăn.
16. Thiên kiến thông tin (Information bias)
Càng nhiều thông tin càng tốt, nhưng thiên kiến như thế sẽ dẫn đến nhiễu loạn thông tin và mất thời gian. Quý hồ tinh bất quý hồ đa.
17. Ảo tưởng kiểm soát (Illusion of Control)
Cho rằng mình có khả năng ảnh hưởng đến kết quả của một sự kiện, tiêu biểu là nhiều bạn nghĩ mình đen nên xem bóng đá sẽ thua ấy =)))
18. Hiệu ứng dưới trung bình (Worse-than-average effect)
Tự thấy bản thân kém hơn người khác trong một lĩnh vực khó.
19. Hiệu ứng IKEA (IKEA effect)
Đánh giá cao những sản phẩm mình góp phần tạo nên hơn.
20. Hiệu ứng Google (Google effect)
Bạn cần gì phải nhớ thông tin khi nó có nhan nhản trên mạng rồi? Thế là, bạn chẳng nhớ gì nữa.
21. Lời tiên tri tự ứng nghiệm (Self-fulfilling prophecy)
Bạn có một suy nghĩ và vô thức, não bộ sẽ khiến bạn hành động theo suy nghĩ đó.
22. Hiệu ứng chim mồi (Decoy effect)
Hiệu ứng này được tận dụng nhiều trong kinh doanh. Khi khách hàng phân vân giữa A và B, người bán sẽ đưa ra lựa chọn C, mà có vẻ B tốt hơn C thì người mua sẽ chọn B.
23. Tuân theo (Conformity)
Con người sẽ có xu hướng lựa chọn theo những người khác.
24. Thiên kiến ủng hộ lựa chọn (Choice-supported bias)
Đã thích rồi thì củ ấu cũng tròn, bạn sẽ có xu hướng chỉ thấy mặt tích cực của lựa chọn.
25. Thiên kiến nội nhóm (In-group bias)
Xu hướng ưu ái với nhóm của mình. Đơn giản là khi bạn ủng hộ một đội, bạn sẽ dễ chấp nhận hành vi của đội đó và phản ứng với hành vi tương tự của đối phương.
Trên đây là 25 thiên kiến phổ biến và mình thấy thú vị, chứ nó chưa dừng lại ở đây. Không thể loại bỏ thiên kiến nhưng ý thức được những hiệu ứng tâm lí này, bạn có thể vận dụng vào marketing, khôn ngoan hơn khi tiêu tiền =)))) hoặc chỉ đơn thuần cố gắng cải thiện kĩ năng ra quyết định (decision making) và giải quyết vấn đề (problem solving) thôi chẳng hạn. Không chỉ thế, ở một mức độ nào đó, ta có thể đôi lúc giật mình vì bản thân đang tự đánh giá thấp/cao/quá tự tin hay bi quan chẳng hạn, lúc đó, chỉ có cách thoát ra và thay đổi suy nghĩ thôi. Đơn giản hơn nữa, nhiều thiên kiến cũng... vui đấy chứ?
Dù sao, mong các bạn có thể tỉnh táo, đừng ngụy biện và cũng đừng để thiên kiến dẫn đến quyết định sai lầm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top