cho thế hệ tiếp sau
Đất nước càng hội nhập, người dân càng tiếp thu nhiều luồng thông tin nhưng với khả năng sàng lọc hạn chế, những luồng thông tin ấy thay vì biến thành tấm gương đa chiều của sự thật lại thành sợi dây dắt người ta theo cái nhìn của những hệ giá trị đôi khi đi ngược lại với dân tộc. Chủ nghĩa xét lại đôi khi bóp méo lịch sử cho mục đích chính trị của phương Tây khiến giới trẻ hoài nghi về lịch sử dân tộc.
Mình tán thành quan điểm "nhìn lịch sử qua một lăng kính khác" song điều đó không đồng nghĩa với việc dùng lăng kính đó để phán xét lịch sử hay coi tri thức phương Tây là đúng hơn trong sách giáo khoa. Lịch sử chỉ có một, cách con người nhìn nó sẽ quyết định tính chất họ thấy. Và ai cũng cần biết mình cần có điểm nhìn ở đâu. Người Việt ắt nên lấy lập trường người Việt để lên tiếng.
Chỉ vài thế hệ tiếp nữa thôi, khi những nhân chứng cuối cùng của những cuộc kháng chiến nằm xuống, ai sẽ dạy người trẻ về lịch sử dân tộc?
#1
Hình ảnh này bị Facebook báo cáo vì "bạo lực". Ngày Chiến thắng, ngày càng ít bài báo phương Tây nhắc đến sự đóng góp và hi sinh to lớn của những người Liên Xô mà coi đó là chiến công của Anh, Pháp, Mỹ. Có lẽ chỉ có ở Việt Nam, các nước XHCN hay Đức, chiến thắng "lệ tràn mi" của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đó mới được nhớ đến.
#2
Ngày 30/4 năm nay, thậm chí còn có người dùng câu nói của Lincoln về Nội chiến Mỹ để lập lờ coi Kháng chiến chống Mỹ là nội chiến.
Những đoàn người tập kết ra Bắc khoảng 1954-1956, lúc tiễn họ, người thân đều giơ 2 ngón tay, hẹn 2 năm sau gặp lại, song 2 ngón tay đó hoá thành 20 năm. Việt Nam đã chiến thắng, biến cuộc chiến thành căn bệnh PTSD dai dẳng của nước Mỹ. Việt Nam có quyền được kỉ niệm ngày đó, kỉ niệm ngày mà những máu xương của hơn Mỹ và đồng minh không uổng phí, để nối liền đất nước. Đau đớn chứ, đó là chiến thắng của máu và nước mắt, chiến thắng phải trả giá bằng hơn một thế hệ ưu tú nhất, để giờ mình có thể hết mắm Cát Hải thì có mắm Phan Thiết, mắm Phú Quốc, có thể ăn bưởi Diễn rồi năm roi, da xanh, để có một tuyến đường sắt mang tên Thống Nhất.
#3
Đã có thể có một Nobel Hoà bình cho người Việt khi Lê Đức Thọ và Kissinger thắng giải. Nhưng ông từ chối.
#4
Đây là cầu Hiền Lương, con cầu biểu tượng của sự chia cắt.
Có lẽ hơi lạ nhưng mình luôn liên tưởng tới hình ảnh đội cổ vũ Nam - Bắc Triều tại Olympic mùa đông Pyeongchang. Dù ngồi cùng vị trí, chung một lá cờ song hai hình ảnh cũng cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong tư tưởng. Thật đáng buồn khi phải thừa nhận, viễn cảnh Lưỡng Triều thống nhất chỉ còn trên phim ảnh.
Liên Xô những năm đó khuyên chúng ta chấp nhận một phương án như bán đảo Triều Tiên, nhưng may mắn là chúng ta có đủ quyết tâm thống nhất.
#5
Đây là hình ảnh Chu Ân Lai và Nixon năm 1972.
Trung Quốc từ sớm đã trở mặt với Liên Xô và Việt Nam. Theo đó, Hoàng Sa bị chiếm đóng cũng là một "giao kèo" của Trung Quốc và Mỹ trên biển.
Việt Nam đổi Hoàng Sa để nhận trợ giúp từ Trung Quốc? Không bao giờ. Mỹ sẽ giúp đòi lại đảo? Chỉ có trong mơ.
#6
Long bào và rồng
Cùng xưng thần với hoàng đế Bắc triều, song Đại Việt vẫn "ngỗ nghịch" dùng màu vàng, vẫn thích vả mặt "thiên triều".
Con rồng của người Việt.
Người Việt thời Lý vốn vẽ rồng ba móng (phiên thuộc) nhưng đến Lê Sơ và Nguyễn đã nâng cấp lên rồng năm móng (ngang hàng hàng xóm, để xứng tầm Đại Nam đế quốc). Rồng Cao Ly và Nhật thì khác.
Không phải nhu nhược, mà chính sự mềm dẻo đã giúp ta luôn tồn tại được bên cạnh người láng giềng tham lam của mình.
#7
Vị Đại tướng, anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, chưa hề qua một trường lớp đào tạo về quân sự nào cả.
Ông là một ông giáo dạy Sử.
Thế mới biết việc học Sử quan trọng đến mức nào.
#8
Những người ủng hộ cho VNCH hay đem những thành tích kinh tế ra mỉa mai. Nhưng sau 6 năm đầu ổn định, nền kinh tế đó chỉ có thể dựa vào viện trợ của Mỹ với lạm phát kỉ lục, để Hoa kiều lũng đoạn thị trường.
Một câu chắc chắn, chẳng cái gì dựa vào kẻ khác mà bền vững cả.
#9
Hình ảnh có lẽ rất rất lâu nữa ta mới có thể thấy. Bộ đội Việt Nam được nhân dân nước bạn gọi với cái tên đội quân nhà Phật. Cuộc chiến tranh không ai mong muốn nhưng chúng ta chẳng có gì phải hối tiếc. Ai tưởng tượng được vài chục năm sau, Việt Nam được liệt vào top "thâm thù đại hận" trong mắt thế hệ trẻ nước bạn (cùng Thái và Trung)?
#10
Có một câu mình rất thích.
Chúng tôi tha thứ, chứ không bao giờ lãng quên.
We forgive but never forget.
P/S: "Cây trúc xinh" tại Nhật trong vở nhạc kịch Mai-nương Lệ-cốt (Manon Lescaut). Phải khen 2 diễn viên hát Tiếng Việt rất sõi, trang phục cũng dụng tâm. Lần nào nghe cũng rùng mình nổi da gà.
Quê hương kiêu hãnh của ta
Sẽ vững bền với thiên thu
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top