fleabag (2016-2019)
Trước đây tôi hay bỏ qua TV series vì chúng thường dài dòng văn tự, chỉ xem được mấy tập rồi thôi. Nhưng khi bắt gặp Fleabag, tôi chỉ xem đúng trong một buổi chiều. Đơn giản vì nó ngắn gọn, mỗi season chỉ có 6 tập, mỗi tập dài từ 22 - 25 phút. Nếu tính cả hai season thì cũng chỉ xấp xỉ bạn xem hai bộ phim lẻ mà thôi.
Thế nhưng độ dài không tỉ lệ thuận với chất lượng. TV series của Netflix, HBO khá quen thuộc với nhiều người Việt Nam rồi nhưng BBC - nơi Fleabag được chiếu thì không, vậy nên bạn có thể nghi ngờ về giá trị bộ phim. Fleabag được đánh giá 8,7/10 điểm imdb, đạt 100% trên Rotten Tomatoes cả 2 season, được Metacritic lựa chọn là series hay thứ 2 của thập kỷ, được Sight & Sound bình chọn là series hay nhất thập kỷ, trên tất cả Chernobyl, Games of Thrones, Mad Men hay Breaking Bad, mang đến 3 giải Emmy cho Phobe Waller Bridge - người kiêm creator/producer/writer & main actress. Kinh ngạc đúng không nào?
Định nghĩa của "Fleabag" là một thứ rẻ tiền, hư hỏng hoặc một kẻ đê tiện, khó chịu. Và "fleabag" của phim - ả đã miêu tả chính xác được những tính từ ấy.
Một chị gái London nghèo kiết xác, thích cà khịa, gây họa cho người khác, đôi khi làm tiểu tam và đặc biệt mê xoạc. Ta bật cười khi ả nhìn thẳng vào máy quay cười cợt, trêu trọc khán giả và phơi bày chính mình, phơi bày cả những điều ai cũng biết nhưng lại chẳng dám nói ra. Ả thích chọc ngoáy trên nỗi đau, sự tổn thương và học cách tự chữa lành tâm hồn. Một bộ phim vừa bi vừa hài, ta cười thì cười đấy nhưng đến cùng vẫn lại xót xa.
Ả nhân vật chính thích mê việc chịch xoạc và thủ dâm. Ả sẵn sàng kết giao với một tên cat caller trên xe buýt để làm friend with benefits. Ả thủ dâm ngay sau khi vừa làm tình xong, kể cả khi đang nghe Obama diễn thuyết về chủ nghĩa dân túy. Và ả chẳng ngần ngại gì phơi bày việc đó. Ả cần làm tình ngay dù chỉ mới chia tay không lâu. Và một điều ta thấy khó chịu ở ả ngay từ những phút đầu tiên chính là, ả không trân trọng tình yêu của bạn trai mình. Ả biết anh ta sẽ luôn quay lại, thậm chí ả chia tay khi thấy nhà mình không được sạch vì biết thói quen của bạn trai mình luôn là dọn dẹp thật sạch sẽ rồi đi.
Ả ta cũng có rất nhiều tật xấu. Ví dụ như ăn trộm vặt. Ả ăn trộm chiếc áo của chị gái mình từ nhiều năm trước, lấy cắp bức tượng của người khác để bán đi lấy tiền cứu cửa hàng cà phê. Ả phá hoại buổi triển lãm tranh của bà mẹ kế mình. Cố ý quyến rũ một anh chàng linh mục (well, cái này thì tôi đành phải bênh ả vì khi ấy đó là tình yêu). Ả thích giải quyết mọi thứ bằng bạo lực và báng bổ thần thánh. Lắm lúc ả cũng ăn năn nhưng trên tất thảy ả vẫn mê cu. Tôi sẽ dẫn chứng một câu nói của ả thế này: "Nhiều lúc tôi nghĩ nếu ngực tôi to bằng quả bưởi thì tôi đã không ủng hộ nữ quyền nhiều đến thế."
Nhưng nếu ta nhìn vào những câu đùa trào lộng thâm thúy của phim, ta cũng sẽ thấy một tâm hồn đau đớn đến mức nào.
[warning: spoiler]
Chúng ta nghĩ với một kẻ mê chịch xoạc như ả thì sẽ chẳng buồn bận tâm những lời lẽ trêu ghẹo nhạy cảm. Dù biết anh chồng mình ngoại tình, bị hắn ta tán tỉnh, hôn ngay giữa buổi sinh nhật của chị gái, ả cố giữ bí mật này, ả kìm nén sự tủi thân để giữ hạnh phúc cho chị mình. Thế nhưng khi Claire - chị gái ả, kẹt giữa mâu thuẫn được thăng tiến trong công việc và gia đình, ả đã phải nói sự thật về ông chồng bợm rượu và khốn nạn của chị ấy. Vậy nhưng ả lại cảm thấy thật sai trái, ả không biết mình làm vậy có đúng hay không, ả không chắc mình có làm chị mình buồn hay không. Đến cuối cùng, Claire lại chọn tin lời lão chồng thay vì lời của ả. Trong khi người chị luôn thành công, có gia đình và xinh đẹp, người bố thì hạnh phúc bên người vợ kế, thì ả luôn bị xem thường. Vậy nên ả luôn phá đám. Vì đến cuối cùng, khi ả đang khánh kiệt thì bố ả mua một căn nhà nhỏ bên Pháp để triển lãm tranh cho vợ hai, khi ả muốn giúp người thân thì lại bị gạt ra và mắng nhiếc, khi đến cùng, cả người bạn trai ả luôn đinh ninh sẽ ở đó và những người bạn tình cũng chẳng quay lại nữa. Ả biết mình nên cố gắng, nhưng gây rối bọn họ còn thích hơn việc ả phải trở nên giả tạo và cười đùa khi bị bắt nạt.
Nói thật thì cái kết của phần một khiến tôi thỏa mãn dã man. Nếu bạn xem các drama Trung Quốc hay Hàn Quốc, mẫu hình nhân vật bị coi thường trong gia đình chẳng hiếm lạ. Và thường thì trong khung cảnh bị coi thường như vậy, hoặc là nhân vật sẽ chịu đựng rồi trả thù, hoặc thì sẽ nói vài ba câu đạo lý xúc động các kiểu. Fleabag thì không, cô ả đạp đổ tất thảy, phá nát buổi triển lãm của mẹ kế và đếch còn quan tâm gì cả. Đó mới là tâm lý bình thường. Chúng ta thường khó mà chọn làm người tốt khi quá khổ đau như thế, bị coi thường và bắt nạt như thế. Đúng chứ? Vì ta là con người, chứ chẳng phải nhân vật chính của drama Korea.
Không phải cứ cần có những tổn thương to lớn hay nỗi niềm gì như tận thế trái đất, bị bạo hành hồi bé hay bóng ma tâm lý,... mới khiến con người ta tuyệt vọng. Fleabag đã vẽ cho chúng ta một hình tượng người hiện đại, có phần trào phúng, có phần phơi bày hơi quá, nhưng đang cô đơn và lẻ loi. Không một ai hiểu và quan tâm, và suy cho cùng, sex cũng chẳng còn quan trọng. Ả chỉ có duy nhất người bạn thân - Boo - nhưng đã mất.
Thật ra, đến cuối phim ta phải đặt ra câu hỏi rằng: "Liệu ả có mê chịch xoạc đến mức đó hay không. Đấy là một cách để tự bỏ ngơ thực tế cuộc sống chán nản hay là sự thỏa mãn nhu cầu?" Ả đau khổ, ả mất niềm tin, ả nghèo và không có tiền, chẳng có tình yêu, chẳng có bạn bè và gia đình cũng như cứt, tôi phải nói thật là như thế. Đấy là bi kịch, bi kịch của xã hội hiện đại, của người trưởng thành. Ả chỉ thay vì anti-social hoặc trầm cảm thì chọn chịch xoạc và sống vật vờ với chính nỗi đau âm ỉ của mình. Ở phần một, chẳng ai hiểu thật sự cô nàng này. Gã bạn trai cũ dường như chỉ là một nhân vật tạm bợ ở bên cạnh ả để giảm bớt đi sự cô đơn của chính ả. Đến phần hai, ả dường như tìm được một người hoàn hảo cho mình thì bi kịch tiếp theo đó là mục sư, không thể yêu. Ẩn ý rõ ràng nhất là khi anh chàng mục sư có thể tham gia vào "bức tường thứ tư" của ả, một người có thể thâm nhập vào thế giới nội tâm ấy, nhưng, chẳng thể ở lại. Tất cả những gì ả có thể làm là tự chữa lành cho chính mình mà thôi.
"Và đôi lúc tôi ước mình chưa bao giờ tồn tại. Và tôi biết là cơ thể mình, như bây giờ, thực sự là thứ duy nhất còn lại mà tôi có và khi nó già đi và không chịch được nữa thì có lẽ tôi đành phải kết liễu nó. Và theo một cách nào đó, chẳng còn gì có thể tồi tệ hơn là một người không muốn ngủ với tôi [...] Mọi người đều cảm thấy một chút gì đó và họ chẳng nói gì về việc đấy cả hoặc là tôi quá cô đơn."
Việc phá vỡ bức tường bốn đã đem đến thành công cho bộ phim. Đến season hai, một cú meta-break (- metacinema break) của nghệ thuật phá vỡ bức tường thứ tư đã đem đến hiệu quả kinh ngạc khi mà không chỉ nhân vật chính mà nhân vật phụ cũng có thể xen vào không gian siêu hình ấy. Ta tự hỏi thế quái nào trong 23 phút ấy Phobe có thể diễn hoàn hảo đến thế, tự độc thoại, tự đùa bỡn, và hợp tác với các diễn viên khác. Chính cô đã phá vỡ ống kính thủy tinh ấy, lại gần với người xem để đem đến một cảm giác chân thực nhất, cả hài hước lẫn bi thương. Màu phim gợi một cảm giác u buồn, một cảm giác của London - lúc nào cũng hơi tối tăm và lạnh lẽo, khiến Fleabag càng tô đậm thêm hình ảnh của các nhân vật, tô đậm cả nỗi buồn luôn hiện hữu ít nhiều từ suy nghĩ đến cuộc sống đời thường của nhân vật chính. Một điều đặc biệt ở bộ phim đó là có những nhân vật ta sẽ chẳng bao giờ biết tên cả, một ẩn dụ nghệ thuật của đạo diễn từ sự tương đồng của nhân vật bộ phim đến những hình tượng thực tế trong đời sống .
Và dù cái kết là buồn nhưng ta thấy cũng ổn, vì có lẽ dù thế nào, ả fleabag của chúng ta đã trưởng thành hơn và biết rằng bản thân xứng đáng được yêu thương thay vì những cuộc làm tình vô nghĩa.
Để kết thúc, tôi cũng không biết viết sao cho đặng nữa và tôi biết bạn chẳng đọc mấy cái nào là nghệ thuật của phim hay giải thưởng các kiểu nhưng Fleabag là một bộ phim hay, không phí thời gian của các bạn, là bộ phim mang đến nhiều khung bậc cảm xúc, tôi thề là như thế. Thay vì xem recommend của Phê phim về những bộ phim nên xem lúc cô đơn thì Fleabag đáng giá hơn nhiều.
quanh.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top