fgbhjmkn bv
I.2.1. Sự ra đời đồng Euro
Vào tháng 3-1979, các thành viên của cộng đồng Châu Âu đã thành lập và tham gia hệ
thống tiền tệ Châu Âu (EMS-European Moneytary Systems). Những điều khoản quan
trọng nhất của hiệp định như sau:
Một là, đơn vị tiền tệ Châu Âu (ECU – European Currency Unit) sẽ được dùng
như đơn vị tính toán trong một số giao dịch nhất định giữa các chính phủ của các nước
thành viên.
Hai là, mỗi chính phủ thành viên sẽ gửi 20% dự trữ ngoạI hốI vào quỹ hợp tác
của họ vào quỹ hợp tác tìên tệ Châu Âu, và nhận về một số luợng ECU tương đương.
Các quỹ này dành cho ngân hàng trung ương để can thịêp theo sự phối hợp ngắn hạn
vào các thị trường ngoại hối.
Ba là, xây dựng cơ chế tỷ giá hối đoái (ERM). Với ERM, mỗi nước thành viên cố
định tỷ gía hối đoái danh nghĩa đối với mỗi nước tham gia ERM khác, mặc dù nhóm
này cùng nhau thả nổi tỷ giá hối đoái với cac nuớc ngoài nhóm. Mỗi nuớc tham gia
vào ERM có thể cho phép tỷ giá hối đoái của mình dao động trong phạm vi ± 2.25%
của mức ngang giá mà họ đã thoả thuận bảo vệ. Khi đồng tiền đạt tới giới hạn giao
động tối đa thì tất cả các Ngân hàng trung ương trong các nước ERM buộc phải can
thiệp để cố gắng bảo vệ sự ngang giá.
Bốn là, thành lập Quỹ hợp tác tiền tệ Châu Âu (EMCF) nhằm giúp đỡ lẫn nhau
trong việc vay vốn ngắn hạn hoặc trung hạn giữa các nước thành viên.
Theo như kế hoạch của Uỷ ban Delors từ ngày 1/1/1994 đồng ECU đượcc sử dụng và
nâng cao tác dụng, tỷ lệ thả nổi được giảm dần, tỷ giá hối đoái của các nuớc tham gia
ERM cũng giảm dần để cuối cùng tỷ lệ này bằng không. Muộn nhất cho tới năm 1990
phải chuẩn bị tốt cho việc thanh lập hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu. Đến
ngày 1/1/1999 phải thủ tiêu đồng tiền của các nước thành viên EC và đồng ECU trở
thành đồng tiền thống nhất ở Châu Âu. Đến cuối năm 1996, các nước EC phải thoả
mãn 4 tiêu chuẩn về ổn định tiền t ệ:
q
-Tỷ lệ lạm phát phải hạ gần mức trung bình của 3 nước tỷ lệ lạm phát thấp
nhất hiện nay và không được cao quá mức này 1,5%.
q
Thâm hụt ngân sách quốc gia hằng năm không đựơc phép qúa 3%.
q
Toàn bộ các khoản nợ của nhà nước, không được phép vượt qúa 60% tổng sản
phẩm xã hội.
q
Hai năm trước khi gia nhập đồng tiền chung, tỷ giá của đồng tiền mỗi nứơc
không được giao động quá nhiều so với đồng tiền các nước khác.
q
Mức lãi suất ở mỗi năm phải đựơc cân bằng với nhau và không đuợc cao hơn
2% so với lãi suất trung bình của 3 nước thành viên có mức lãi suất thấp nhất.
Tiến trình để đi tới một đồng tiền chung Châu Âu đã được khẳng định. Ngày
3/5/1998, tại hội nghị cấp cao Liên hiệp Châu Âu ở Brussels, Bỉ, các bộ trưởng kinh tế
và tài chính đã thống nhất một danh sách 11/15 nước thành viên sẽ sử dụng đồng Euro
vào ngày 1/1/1999 Các nước đó là: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan, Áo,
Ailen, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Phần Lan.
Tỷ giá hối đoái của các tiền tệ chính thức của các quốc gia là thành viên của liên
minh tiền tệ được quy định vào ngày 31 tháng 12 năm 1998 dựa trên cơ sở giá trị tính
chuyển đổi của đồng ECU (European Currency Unit). Vì thế mà đồng Euro bắt đầu tồn
tại như là tiền để thanh toán trong kế toán (chưa có tiền mặt): đồng Euro về mặt hình
thức trở thành tiền tệ của các nước thành viên, các tiền tệ quốc gia có địa vị là một đơn
vị dưới Euro và có tỷ giá cố định không đổi.Tỷ giá này được quy định bao gồm có 6
con số để giữ cho các sai sót làm tròn ít đi. Một đồng Euro tương ứng với:
*
1,95583 Mark Đức
*
13,7603 Schilling Áo
*
40,3399 Franc Bỉ
*
166,386 Peseta Tây Ban Nha
*
5,94573 Markkaa Phần Lan
*
6,55957 Franc Pháp
*
0,787564 Pound Ireland
*
1936,27 Lira Ý
*
40,3399 Franc Luxembourg
*
2,20371 Gulden Hà Lan
*
200,482 Escudo Bồ Đào Nha
*
340,750 Drachma Hy Lạp
Sau khi đồng Euro được sử dụng như là tiền dùng để thanh toán trong kế toán, các
tiền tệ là thành viên chỉ được phép tính chuyển đổi với nhau thông qua đồng Euro, tức
là trước tiên phải tính chuyển từ tiền tệ khởi điểm sang Euro và sau đấy từ Euro sang
tiền tệ muốn chuyển đổi. Cho phép làm tròn số bắt đầu từ ba số sau dấu phẩy ở tiến
Euro và tiền muốn chuyển đổi. Phương pháp này là quy định bắt buộc của Ủy ban
châu Âu nhằm tránh các sai sót trong lúc làm tròn số có thể xuất hiện khi tính toán
chuyển đổi trực tiếp.
Ngày 01/01/1999 đồng Euro chính thức ra đời với đầy đủ tư cách pháp lý của
đồng tiền chung – duy nhất của khối EU.
Ngày 04/01/1999 ngày làm việc đầu tiên của năm 1999, đồng Euro đã có mặt tại
các thị trường tài chính quốc tế.
Từ ngày 01/01/1999 đến 01/01/2002 là giai đoạn chuyển đổi của đồng Euro. Ngày
01/01/2002 bắt đầu giai đoạn đổi tiền và kết thúc vào 01/07/2002 các đồng tiền bản tệ
sẽ hoàn toàn rút khỏi lưu thông và thay vào đó là duy nhất đồng Euro đại diện cho cả
11 quốc gia độc lập đầy đủ chủ quyền song đã chấp nhận gác lại quyền lực quốc gia để
cùng đoàn kết phát huy vị thế của Châu Âu trên trường quốc tế
“Làm thế nào với một tài sản nhỏ khi chơi trên thị trường chứng khoán? Bắt đầu với nhiều tiền hơn!” Đây là câu chuyện đùa thời hậu khủng hoảng, song lại đang phản ánh đúng thực tế hiện nay. Để tránh thiệt hại tài chính khi đầu tư vào một công cụ cụ thể, các thương nhân và bất kì ai cũng cần phải tích lũy kiến thức thức. Với mong muốn này, Hiệp hội các nhà doanh nghiệp VN tại LB Nga xin giới thiệu loạt bài dịch về các đồng tiền mạnh trên thế giới. Bài viết này giới thiệu về đồng Euro.
Đồng Euro là gì?
Đối với thị trường thế giới Euro là đồng tiền có giá trị hơn so với đồng đô la Mỹ. Euro không chỉ là đồng tiền đứng thứ hai thế giới về mua bán ngoại tệ mà còn là đồng tiền dự trữ đối với nhiều nước trên thế giới. Ngày 01/01/2002, đồng Euro được chính thức phát hành, cùng một lúc đã có khoảng 10 tỉ tờ tiền giấy và một lượng lớn khoảng 50 tỉ tiền xu được đưa vào lưu thông trong nhiều nước châu Âu. Sự kiện này được đánh giá là bước chuyển đổi tiền tệ lớn nhất trong lịch sử.
Đồng tiền Euro có hai loại: tiền giấy và tiền xu với các loại mệnh giá khác nhau. Đối với tiền giấy, có tất cả 7 loại mệnh giá cụ thể là: 5 Euro, 10 Euro, 20 Euro, 50 Euro, 100 Euro, 200 Euro, 500 Euro. Bảy loại mệnh giá được in với bảy loại màu sắc riêng biệt để giúp thêm cho việc nhận diện. Kích thước của các đồng tiền cũng khác nhau và tăng dần tương ứng với giá trị đồng tiền. Những đặc trưng chung cho tất cả các loại tiền giấy Euro là: tên của đồng tiền được viết theo cả hệ chữ cái latinh (Euro) và hệ chữ cái Hylạp (EYPW); những chữ cái đầu của Ngân hàng trung ương châu Âu được viết theo năm ngôn ngữ khác nhau - BCE, ECB, EZB, EKT, EKP bao gồm trong đó tất cả 11 ngôn ngữ chính thức của các quốc gia trong Cộng đồng châu Âu; ký hiệu thể hiện bản quyền đã được đăng kí; chữ kí của ông Wilem F.Duisenberg, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu và cuối cùng là cờ của Liên minh châu Âu. Đồng Euro xu được đưa vào lưu thông có 8 loại mệnh giá khác nhau: 1, 2, 5, 10, 20 và 50 cent và 1 Euro, 2 Euro. Một Euro tương đương với 100 cent.
Euro là đồng tiền chính thức của 17 trong số 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Một số nước trong EU như Anh, Thụy Điển, Đan Mạch tiếp tục lưu hành và sử dụng đồng tiền riêng do lo ngại sử dụng đồng Euro sẽ làm giảm bớt chủ quyền. Bên cạnh các thành viên chính thức, một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU) như Montenegro, Andorra, Kosovo. Các thành viên không chính thức này đã từ bỏ tiền tệ riêng hay từ bỏ một trong số những tiền tệ trước đây và thay vào đó là dùng Euro, do đó các thành viên này không còn độc quyền tiền tệ nhưng lại không có ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của ECB.
Nền kinh tế EU
Khác với các đồng tiền mạnh khác của thế giới, đồng Euro không dựa trên nền kinh tế của một nước duy nhất. Nếu nói về phúc lợi kinh tế của các nước sử dụng đồng Euro thì phải nói về tình trạng của mỗi nền kinh tế trong số 17 nước. Ngoài ra, tất cả các nước này đều có chính sách thuế khác nhau. Đức có thể củng cố vị thế của mình, đồng thời Pháp có thể làm suy yếu nền kinh tế và ngược lại. Thương mại quốc tế là một trong số các nguồn thu quan trọng nhất của các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozon), nó mang lại GDP lớn hơn của Mỹ hay Nhật Bản. Ngoài ra, các nước Eurozon là những nước công nghiệp, bên cạnh đó sản xuất và dịch vụ cũng là các nguồn thu quan trọng của những nền kinh tế này. Một số nước Eurozon là nhà cung cấp nguyên liệu tự nhiên quan trọng (ví dụ như Na Uy) và giá nguyên liệu các thể tác động đáng kể đến nền kinh tế của các nước này.
Theo dõi tình trạng kinh tế của từng nước trong khu vực đồng Euro là không hề đơn giản, song trên thực tế chỉ cần the dõi tình trạng kinh tế của các nước lớn như Pháp, Đức và Italia là đủ vì các nước này chiếm 2/3 tổng GDP của EU. Ngoài ra cũng cần theo dõi cả các báo cáo của Cục thống kế Liên minh châu Âu (Eurostat), nhất là các số liệu về cán cân thương mại, GDP, lạm phát và tâm lí tiêu dùng. Ngoài ra, cũng nên theo dõi các số liệu riêng của Pháp và Đức để đánh giá về tình hình kinh tế của Liên minh châu Âu.
Điều gì tác động đến đồng Euro
Các chỉ số kinh tế quan trọng tác động đến đồng Euro là GDP, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, lạm phát, sản lượng công nghiệp, chỉ số mức độ tin cậy của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong Eurozon. Như đã đề cập ở trên, khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến đồng Euro cần phải tính đến các số liệu riêng của Đức và Pháp. Các thương nhân cũng cần ghi nhớ rằng các nước châu Âu khác có thể không tham gia khu vực này song cũng là các đối tác thương mại của các nước Eurozon. Nói cách khác, các số liệu của các nước như Anh, Thụy Sĩ và Nga cũng rất quan trọng vì chúng có ảnh hưởng đáng kể đối với đồng Euro.
ECB thực thi chính sách tiền tệ duy nhất tại tất các các nước khu vực Eurozon, trong khi đó quyền hạn của ngân hàng này đối với chính sách tài khóa không quá rộng. Hậu quả của những hạn chế này chính là các cuộc khủng hoảng kéo dài tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha - là những nước được vay tiền với lãi xuất thấp. Với tỉ lệ trợ cấp như vậy (lãi xuất thấp hơn tại chính các nước vay nợ) đã thôi thúc các nước này tăng chi phí. Trong trường hợp này, tình hình kinh tế có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi nước.
Mặc dù giá trị của đồng Euro phụ thuộc vào phúc lợi kinh tế của các nước khu vực Eurozon, song các thương nhân cũng cần ghi nhớ rằng đồng Euro được xem như là một sự thay thế cho đồng đô la Mỹ. Trước khi tại châu Âu xảy ra khủng hoảng kéo dài, đồng Euro đã thay thế cho “xanh” và duy trì vị trí này trong giai đoạn đồng đô la Mỹ bị suy yếu. Nhưng các nhà đầu tư vẫn coi đồng đô la Mỹ như một “thiên đường an toàn” trong thời kỳ bất ổn kinh tế, trong khi chủ quyền của các nước thành viên khu vực Eurozon tiếp tục phức tạp bởi tốc độ phản ứng của các nước này đối với các sự kiện kinh tế bất lợi trên thế giới.
Đồng Euro độc đáo ở điểm nào?
ECB là ngân hàng điều phối, quyết định chính sách tiền tệ đối với tất cả các nước khu vực Eurozon. Thực tế là ECB phải đưa ra quyết định giống nhau đối với tất cả các nước, mặc dù mỗi nước có điều kiện kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, khó khăn phát sinh không chỉ vì các yếu tố kinh tế mà còn vì tâm lí. Ví dụ, người Đức thường nhạy cảm hơn với lạm phát so với người Ý. Do đó, hai nước này thường xảy ra các cuộc tranh luận vì ưu tiên đối với chỉ số này: một bên muốn ổn định hơn, trong khi bên kia khẳng định chính sách có ý nghĩa hơn tăng trưởng kinh tế.
Ưu và nhược điểm
Những người sáng lập Eurozo đã không tính đến các thủ tục đặc biệt đối với các nước muốn rời khỏi khu vực đồng Euro, nhưng các cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay đã và đang đặt ra vấn đề này. Ví dụ, nước muốn rút khỏi Eurozon có thể là Hy Lạp, vì việc quay trở lại sử dụng đồng nội tệ có thể giúp nước này đánh giá lại các khoản nợ và qua đó giảm bớt gánh nặng nợ nần. Mặt khác, Đức cũng có thể nêu vấn đề liệu nước này được lợi gì khi trợ cấp cho các đối tác yếu hơn trong khu vực Eurozon? Và khi đó có thể Đức cũng sẽ rút khỏi khu vực này để bảo vệ nền kinh tế của mình.
Tin đồn về các sự kiện giả định tương tự như trên đã không ít lần khiến việc định giá đồng Euro bị chao đảo; tương lai rút khỏi (hoặc loại bỏ) khỏi khu vực Eurozon các nước yếu hơn được coi như một yếu tố tích cực (tất nhiên cũng có yếu tố tiêu cực vì có thể gây nên tình trạng hỗn loạn, bất ổn). Đồng thời, tin đồn việc việc Đức rút khỏi Eurozon cũng làm giảm đáng kể giá trị của đồng Euro. Ở mức độ thấp hơn, những tin đồn về việc kết nạp thêm các nước vào khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng làm nâng mức định giá đồng Euro. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tin đồn loại này không đáng kể bởi vì các nước nằm ngoài khu vực Eurozon không phải là các nước lớn và có tầm ảnh hưởng để có thể tạo ra những thay đổi lớn khi gia nhập Eurozon.
Có nên thay thế đồng Euro?
Khi đồng Euro mới xuất hiện, nhiều người hi vọng rằng nó sẽ thay thế đồng đô la Mỹ, chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường tiền tệ thế giới. Tất nhiên, xác xuất này đến nay vẫn còn, bởi vì khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn còn rất mạnh như một hình thái kinh tế, nhưng xác xuất này không chắc chắn và mối lo ngại về nợ công chính là điểm yếu của đồng tiền này.
Kết luận
Trong thập niên đầu thế kỉ XXI đồng Euro vẫn giữ được vị trí thống lĩnh của mình với tính chất là đồng tiền quốc tế, tuy nhiên khủng hoảng nợ công đã khiến phải đặt ra câu hỏi về việc duy trì đồng tiền này và loại bỏ một số nước đang tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu. Rõ ràng là một số nước tham gia khu vực này, đã nhận trách nhiệm khi chấp nhận các cam kết chung song không thể thực hiện được. Việc hỗ trợ cho các nước này từ các nước khác có thể tạo nên tình trạng căng thẳng cho nền kinh tế của các nước đó và làm suy yếu cơ sở của khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Mặc dù sự giảm giá đồng Euro là ít khả năng xảy ra, song các thương nhân nên tính đến sự bất ổn của đồng tiền này và tính trước khả năng một số nước có thể rút khỏi Eurozon. Nhưng nếu như Euro tiến hành một đợt “tổng vệ sinh” và khắc phục tất cả các điểm yếu của nó thì đồng Euro sẽ có cơ hội thay thế đồng đô la Mỹ với tính chất là đồng tiền dự trữ ngoại tệ
EUR/USD
EUR/USD là cặp tiền tệ được mua bán nhiều nhất trên thế giới. Vì sự nhạy cảm đặc biệt của nó với kinh tế Mỹ, cặp tiền tệ này phản ánh tốt nhất hiện trạng kinh tế Mỹ đối với toàn bộ phần còn lại của Thế giới. Dù riêng ngoại tệ này đã tăng đều so với đồng USD trong một vài năm gần đây, một sự đổi chiều có thể xảy đến rất nhanh. Đến tận khi đó, cặp tiền tệ này vẫn tạo rất nhiều cơ hội mua bán, với mức trung bình vào khoảng hơn 100 pipsi mỗi ngày.
Một số yếu tố ảnh hưởng tới mua bán cặp EUR/USD:
- Mỹ là nước tiêu thụ nhiều dầu và các loại chất đốt nhất thế giới nên bất cứ một sự thay đổi nào trong giá dầu đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá của đồng USD. Điều này ngay lập tức phản ánh trên giá trị của cặp tiền EUR/USD. Khi giá dầu tăng, Mỹ phải trả nhiều tiền hơn để mua dầu và từ đó mà giá trị của đồng USD tụt giảm so với đồng EUR.
- EUR/USD có thể trải qua xu thế tăng nhanh và tụt giảm mạnh mà sau đó cặp tiền tệ này thường di chuyển trong một cái khung trong một khoảng thời gian. Một trader (nhà kimh doanh mua bán-thương gia) tháo vát có thể kiếm được rất nhiều tiền nhờ việc trading theo khoảng đối với cặp tiền này.
- Khi FED tăng mức lãi suất tiết kiệm cao hơn mức của Châu Âu những nhà đầu tư nước ngoài bị hấp dẫn đầu tư vào Mỹ và vì thế mà kích thích giá trị của đồng USD. Khi ngân hàng trung ương Châu Âu tăng lãi suất tiết kiệm, điều ngược lại xảy ra, EUR đi lên.
- Sự thâm hụt thương mại của Mỹ ( nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu) và sự thâm hụt ngân sách (chi nhiều hơn thu) đã đẩy giá trị của đồng USD xuống thấp. Khi nhập khẩu của Châu Âu vượt quá xuất khẩu, đồng EUR suy yếu.
- Dù kinh tế vẫn luôn phát triển đều đặn, số việc làm cần có vẫn không giữ được nhịp độ của nó, dẫn đến việc rất nhiều nhà kinh tế học gọi đó là một quá trình “phục hồi không việc làm”. Vì vậy mà các báo cáo cập nhật nhất về số việc làm có ảnh hưởng đến giá trị của đồng USD. Đức, nước có nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, được các trader theo dõi rất chặt chẽ, và tỉ lệ thất nghiệp của nước này được số đông cho là thước đo của điều kiện kinh tế trong khu vực Châu Âu.
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ-KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ
1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm và phân loại
Theo cách phân loại cơ bản thì thị trường trái phiếu quốc tế gồm có thị trường trái phiếu nước ngoài (Foreign bond market), thị trường trái phiếu Châu Âu (Eurobond Market). Nói đơn giản, thị trường trái phiếu quốc tế là nơi mà các chủ thể phát hành và chủ thể đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Khi một trái phiếu do người không cư trú phát hành vào một quốc gia mà được định giá bằng bản tệ của quốc gia đó thì trái phiếu đó gọi là trái phiếu nước ngoài và tạo nên thị trường trái phiếu nước ngoài. Khi một trái phiếu được do người không cư trú phát hành vào một quốc gia mà được định giá bằng đồng tiền không phải nội tệ quốc gia đó thì gọi là trái phiếu Châu Âu và tạo ra thị trường trái phiếu Châu Âu. Global bond là loại trái phiếu được phát hành đồng thời ở nhiều quốc gia khác nhau, được định giá bằng nhiều loại tiền tệ, là nội tệ của các quốc gia được phát hành. Do đó, có tài liệu phân loại Euro Bond là một phần của Global bond.
1.1.1 Thị trường trái phiếu châu Âu (Euro-bonds)
Thị trường trái phiếu Châu Âu là thị trường mua bán trái phiếu do người không cư trú (công ty, ngân hàng, chính phủ và các tổ chức quốc tế) phát hành nằm ngoài nước phát hành đồng tiền được ghi trên trái phiếu.
Trái phiếu Châu Âu (Euro-bonds) được bán ở các quốc gia khác hơn là quốc gia hơn là quốc gia mà đồng tiền của nó được sử dụng để đo giá trị trái phiếu. Mặc dù trung tâm thị trường trái phiếu Châu Âu là ở Châu Âu, nhưng nó không có ranh giới quốc gia. Chẳng hạn, một công ty Pháp phát hành trái phiếu tính bằng đồng bảng Anh ở Thụy Sỹ, Luxembourg và Frankfurt đều gọi là trái phiếu Châu Âu. Trái phiếu Châu Âu được bán cùng một lúc ở nhiều nước khác nhau, nó đã trở nên một loại trái phiếu bao trùm để huy động vốn đồng thời từ các nền kinh tế thế giới.
Thông thường trái phiếu Châu Âu được bán cùng một lúc ở nhiều trung tâm tài chính thông qua các nhóm ngân hàng bảo lãnh đa quốc gia và được tổ chức đầu tư quốc tế mua. Các tổ chức này có tầm hoạt động vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia phát hành. Khác với trái phiếu nước ngoài, việc phát hành traí phiếu Châu Âu cho phép chọn lựa loại đồng tiền nhờ đó người chủ nợ có thể yêu cầu để được hoàn trả bằng một trong những loại đồng tiền khác nhau và như vậy giảm được rủi ro về trao đổi ngoại tệ hàm chứa trong loại trái phiếu nước ngoài được phát hành bằng một đồng tiền duy nhất. Tuy nhiên trên thực tế, lãi vay lẫn nợ gốc vẫn thường được thanh toán bằng đồng dollar Mỹ (USD).
1.1.2 Thị trường trái phiếu nước ngoài (Foreign bond)
Là thị trường mua bán trái phiếu do người không cư trú (chính phủ, các công ty nước ngoài) phát hành tại một nước ghi bằng đồng tiền nước đó để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nội địa. Ví dụ: Công ty BP (Anh) phát hành trái phiếu bằng đồng Yên ở Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, hay như Chính phủ Trung Quốc đã có 2 đợt phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán New York vào năm 1994 với tổng mức phát hành hơn 1 tỷ USD, hoặc giả như là trường hợp Đan Mạch quyết định phát hành trái phiếu bằng đồng Sterling ở thị trường chứng khoán Luân Đôn. Tất cả các loại trái phiếu trên là trái phiếu nước ngoài.
Có mười lăm thị trường trái phiếu nước ngoài trên thế giới (xem phụ lục), ví dụ như Thị trường trái phiếu Yankee của Mỹ, Samurai của Nhật, Bulldog của United Kingdom. Đó là trái phiếu trên các thị trường trái phiếu công khai của các quốc gia kể trên. Ngoài ra, còn có các thị trường không công khai, nơi mà nhà phát hành trái phiếu không cần phải đăng ký với sở giao dịch và có thể được bán trực tiếp cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, thị trường này có quy mô nhỏ và số lượng các nhà đầu tư tham gia cũng ít hơn.
1.2 Đặc điểm
1.2.1 Thị trường Trái phiếu Châu Âu
Ích lợi chính của thị trường trái phiếu Châu Âu là tương đối ít bị điều chỉnh, thu nhập từ thị trường này phần lớn không phải chịu thuế và việc phát hành chứng khoán mang tính linh hoạt hơn so với thị trường nội địa.
Về loại đồng tiền thanh toán, doanh số phát hành trái phiếu Châu Âu bằng dollar là lớn nhất (trong năm 1996, trái phiếu châu Âu ghi bằng USD chiếm 43,78% trên tổng số phát hành), tiếp theo là Bảng Anh, Mác Đức, Yên Nhật, và đơn vị tiền tệ của Châu Âu ECU (European Currency Unit).
Hầu hết các Eurobond được phát hành bởi những tổ chức có hệ số tín nhiệm cao, ví dụ hệ số AAA và AA chiếm tới gần 80% tổng số các đợt phát hành. Những nhà phát hành Eurobond tích cực nhất là các chính phủ, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng đầu tư Châu Âu và các công ty đa quốc gia. Một số nhà phát hành Eurobond ghi bằng đồng tiền không được sử dụng vào mục đích cuối cùng, mà họ chuyển đổi sang đồng tiền cần thiết khác thông qua nghiệp vụ Swap. Mức lãi suất của Eurobond phụ thuộc vào: điều kiện thị trường và hệ số tín nhiệm của nhà phát hành.
1.2.2 Thị trường trái phiếu nước ngoài
Đặc điểm của loại trái phiếu nước ngoài là nó được thanh toán bằng đồng tiền của nước nơi nó được phát hành. Tuy nhiên, cũng có những nước mà trái phiếu có thể được phát hành bằng đồng tiền khác. Trong trường hợp này, tên của trái phiếu nước ngoài sẽ khác. Chẳng hạn, ở Nhật, trái phiếu phát hành bằng Yen tên là Samurai, phát hành bằng USD tên là Shogun.
Thị trường trái phiếu nước ngoài lớn nhất là thị trường trái phiếu Mỹ và Nhật Bản. Thị trường trái phiếu Mỹ rất đa dạng. Thị trường Yankee là thịt trường công khai, cung cấp vốn trung và dài hạn cho nhà đầu tư ngoài nước. Thị trường trái phiếu Nhật Bản cũng gồm thị trường công khai là thị trường Samurai. Các nhà phát hành trên thị trường này có điều kiện tiên quyết là phải được xếp tín nhiệm từ BBB trở lên. Các trái phiếu Samurai chủ yếu được các nghiệp đoàn và các công ty Nhật Bản bảo lãnh. Còn trên thị trường không công khai của Nhật, các nhà phát hành không cần phải tuyên bố bất kỳ một tài liệu nào theo luật giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên số lượng trái phiếu này ít và cũng ít nhà đầu tư.
Trong đó, thị trường lớn nhất là Nhật và Mỹ[1], sau đó là Châu Âu và thứ ba là thị trường Kangaroo của Úc. Phần còn lại gồm các thị trường nhỏ hơn và gần đây như PRC (Panda bonds) và Taipei, China (Formosa bonds). Hai trái phiếu Panda đaa62u tiên được phát hành tháng 10 năm bởi công ty tài chính quốc tế (the International Finance Corporation) và the ADB (CNY1.1 billion of 10-year bonds at a 3.4% yield and CNY1 billion of 10-year bonds at a 3.34% yield).
Trái phiếu có kỳ hạn dài nhất được phát hành ở UK (trái phiếu Bulldog) kỳ hạn 13.1 năm, và ở EU kỳ hạn là 12.7. Trái phiếu có kỳ hạn ngắn nhất được phát hành Switzerland: 1.7 năm Hy Lạp 2.9 năm.
Người phát hành quan trọng nhất trên thị trường này là Ngân Hàng Thế Giới dành cho chương trìnhInternational Bank for Reconstruction and Development (IBRD) chiếm 15.1%, sau đó là Ngân Hàng Thụy Sỹ-The United Bank of Switzerland (UBS), 9.7% và Ngân Hàng Châu Âu(the European Bank), dành cho chương trình Reconstruction and Development (EBRD)-3.3%. Trong đó, UBS thường phát hành trái phiếu với kỳ hạn ngắn nhất, trung bình là 1,5 năm, World Bank EBRD phát hành trái phiếu với kỳ hạn dài hơn, trung bình từ 6.3 đến 9.9 năm.
Từ năm 1928 đến hết năm 2009 có tổng cộng 3132 đợt phát hành trái phiếu nước ngoài trên thế giới. Trong số đó 88.2% là có lãi suất cố định. Chỉ có một số ít là có kèm quyền chọn 8.2% là có thể mua lại; 16.4% trái phiếu chuyển đổi, 5.2% trái phiếu lưỡng tệ. 58.7% là trái phiếu vô danh. Tuy nhiên, đến 36.8% trái phiếu được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của quốc gia được phát hành hay nói cách khác là phải được đăng ký. Trong đó 14.9% được phát hành ở Australia-nước cấm chứng khoán vô danh.
Mặt khác, chỉ có 8.5% trái phiếu có bảo đảm, 1.3% có thế chấp tài sản, còn lại đều không được bảo đảm.
Nếu phân theo chủ thể phát hành, thị trường trái phiếu nước ngoài gồm ba nhóm, trái phiếu công ty, chiếm 51,1%, trái phiếu của các tổ chức quốc tế, chiếm 28.8%, trái phiếu chính phủ chiếm 20.1%. Trong đó, trái phiếu của các tổ chức quốc tế có kỳ hạn trung bình dài nhất 7 năm, sau đó là trái phiếu chính phủ trung bình 6.6 năm, trái phiếu công ty có kỳ hạn trung bình là 4.9 năm. Kỳ hạn cũng tương ứng với mức điểm tín dụng của từng chủ thể phát hành các tổ chức quốc tế là AAA, của chính phủ là AA, của công ty là A.
Đa số các trái phiếu đạt điểm AAA được phát hành ở Nhật và thị trường trái phiếu Châu Âu-76.2%, sau đó là Australia-7.5%.
1.2.3 Đặc điểm so sánh giữa thị trường trái phiếu nước ngoài và thị trường trái phiếu Châu Âu
Ở Mỹ, các đợt phát hành trái phiếu Yankee phải tuân thủ các quy tắc của Ủy ban giao dịch chứng khoán SEC (Securities and Exchange Commission). Mục đích chính của SEC là bảo vệ nhà đầu tư. Theo SEC, mỗi trái phiếu được phát hành phải bao gồm một bản cáo bạch về tình hình tài chính của công ty phát hành, và tất cả các chi tiết liên quan để đánh giá đúng mức độ rủi ro của trái phiếu. Những bản cáo bạch như vậy tốn rất nhiều chi phí. Đồng thời công ty cũng phải công bố báo cáo tài chính hằng quý ra công chúng. Những báo cáo tài chính này phải đúng chuẩn kế toán của Mỹ (GAAP). Đối với các công ty ngoài nước Mỹ thì việc điều chỉnh các báo cáo tài chính sang chuẩn của Mỹ cũng tốn rất nhiều chi phí. Ở nước nào cũng có một cơ quan hay tổ chức tương tự SEC. Cơ quan này có thể trực thuộc Bộ Tài Chính hoặc là một cơ quan độc lập như SEC.Tuy nhiên, cũng có những nước không đòi hỏi phải chuẩn bị báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn của nước mình. Ví dụ điển hình là Thụy Sỹ, nước có thị trường tài chính phát triển mạnh nhất năm 1991 do không đòi hỏi các nhà phát hành nước ngoài phải cung cấp báo cáo tài chính theo chuẩn nước mình khi phát hành trái phiếu ở Thụy Sĩ.
Việc phát hành trái phiếu ở thị trường trái phiếu Châu Âu ít khắt khe hơn. Điểm khác biệt lớn nhất giữa trái phiếu nước ngoài và trái phiếu Châu Âu là trái phiếu Châu Âu không được bán rộng rãi cho công chúng. Trái phiếu Châu Âu thường được chào bán bởi các tổ chức bảo lãnh (Underwriters) cho các nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp. Những nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp này có thể mua trái phiếu cho tài khoản của một tổ chức hoặc cho cá nhân. Do đó, các luật lệ khi phát hành hay khi mua bán trái phiếu Châu Âu trên thị trường thứ cấp chỉ ở mức tối thiểu. Các yêu cầu về công bố thống tin tùy thuộc vào từng thị trường mỗi nước. Các nhà phát hành có mức tín nhiệm cao như Exxon, Nissan Motor, Nestlé không cần phải cáo bạch thông tin gì nhiều. Các nhà phát hành dưới chuẩn cũng được phép tham gia vào thị trường này theo một quy trình cáo bạch thông tin của thị trường.
Việc phát hành trên các thị trường trái phiếu nước ngoài luôn đòi hỏi người phát hành cần được xếp hạng tín nhiệm. Còn phát hành trái phiếu Châu Âu không đòi hỏi xếp hạng tín nhiệm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những nhà phát hành nào được xếp hạng tín nhiệm sẽ dễ phát hành trái phiếu với kỳ hạn dài hơn. Do đó, xu hướng hiện nay là các nhà phát hành được xếp hạng tín nhiệm.
Các trái phiếu Châu Âu ít khi được niêm yết trên sở giao dịch ở Mỹ, nhưng ở London và Luxembourg thì bắt buộc phải được niêm yết. Nhiều định chế chỉ được mua trái phiếu được niêm yết mà thôi. Tuy nhiên, đa phần các giao dịch đều được thực hiện qua thị trường phi tập trung, yết giá trên sở giao dịch chỉ dùng để thông báo giá đóng cửa.
Trên vị thế của nhà phát hành, thị trường trái phiếu nước ngoài của Mỹ rộng và sâu, nên có thể đáp ứng các đợt phát hành trái phiếu với khối lượng lớn và kỳ hạn dài. Tuy nhiên, thị trường Mỹ lại rất quan trọng việc xếp hạng tín dụng và công bố thông tin cho công chúng. Thị trường trái phiếu Châu Âu thì có tốc độ phát hành trái phiếu nhanh hơn rất nhiều do không có nhiều thủ tục phiền hà. Chi phí dành cho các nhà bảo lãnh phát hành khá lớn, nhưng bù lại, chi phí lãi thấp hơn.
Trên vị thế của nhà đầu tư, độ sâu và rộng của thị trường trái phiếu Mỹ cũng rất hấp dẫn. Nhưng các trái phiếu phát hành ở đây phải được đăng ký, tức nhà đầu tư nắm trái phiếu định danh và phải trả thuế thu nhập. Trong khi đó, trái phiếu Châu Âu là trái phiếu vô danh, và không bị đánh thuế thu nhập.
Nói chung, so với thị trường trái phiếu Mỹ thì thị trường trái phiếu châu Âu kém thanh khoản hơn và có ít thông tin về người phát hành. Tuy nhiên thị trường trái phiếu Châu Âu có tốc độ phát hành nhanh hơn và giá cả cạnh tranh hơn, không bị quản lí bởi cơ quan nào và không cần nộp thuế thu nhập.
Tuy nhiên, để tăng sức cạnh tranh của thị trường trái phiếu nước ngoài so với thị trường trái phiếu châu Âu, Mỹ đã ban hành các chính sách như “Self registration” năm 1982, cùng với luật 415. Luật này giúp làm giảm các chi phí phát hành trái phiếu ra công chúng. Sau đó, tháng 7 năm 1984, Mỹ thay đổi luật, miễn thuế thu nhập từ lợi tức cho các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, thị trường trái phiếu công ty dành cho nhà đầu tư nước ngoài trở nên hấp dẫn hơn. Quan trọng nhất là luật 144A, ban hành vào tháng 4 năm 1990, và tạo ra thị trường luật 144a. Các nhà phát hành có thể bán chứng khoán cho một hay nhiều các định chế đầu tư đủ tiêu chuẩn (qualified institutional buyers-QIB). Chứng khoán này không cần phải đăng ký hay niêm yết, nên không cần tuân thủ các quy tắc của SEC về chuẩn mực kế toán, công bố thông tin. Sau khi luật này được ban hành, thị trường trái phiếu nước ngoài của Mỹ tăng trưởng nhanh chóng. Năm 1993 có tổng khối lượng phát hành là US$ 91, tăng lên US$ 300b, năm 1998.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top