FDI & FBI

Câu 9- KTQT: Phân biệt FDI và FPI. Ý nghĩa của sự phân biệt này đối với việc hoạch định chính sách ĐTqt của Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

1. Kn

- Là loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý, điều hành cách sử dụng vốn đầu tư.

- Là loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó người sở hữu vốn không trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư.

2.Nguồn vốn hình thành ( chủ sở hữu)

- chủ yếu do các tổ chức kinh tế, công ty và cá nhân nước ngoài ( có thể cùng hoặc không cùng với các nhà đầu tư nước ngoài của nước sở tại) đưa vốn vào nước sở tại để đầu tư theo các hình thức khác nhau được quy định trong Luật đầu tư của nước sở tại.

- Chủ yếu do các tổ chức quốc tế như: WB, IMF, ADB, các Chính phủ và các NGOs..

- Vốn của các cá nhân rất nhỏ thường dưới dạng cổ phiếu, trái phiếu.

3.Đặc điểm

- Các chủ đầu tư nước ngoài có quyền trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án

- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định theo Luật FDI của nước sở tại.

- Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định.

- FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sáp nhập doanh nghiệp ở nước sở tại.

- Các chủ đầu tư không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn đầu tư.

- Nếu là vốn của các tổ chức quốc tế, Chính phủ thì thường đi kèm với các điều kiện ưu đãi và gắn chặt với thái độ của  chính phủ. Nếu là vốn của tư nhân thì thường bị hạn chế tỷ lệ góp vốn theo luật đầu tư của nước sở tại ( thông thường từ 10-25% vốn pháp định).

- Chủ đầu tư nước ngoài kiếm lời qua lãi suất cho vay hay lợi tức cổ phần.

- Độ rủi ro thấp.

4.Hình thức đầu tư

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( DN liên doanh, Dn 100% vốn nước ngoài)

- Công ty cổ phần có vốn FDI

- Hợp đồng xây dựng-kinh doanh- chuyển giao.

-     - viện trợ nước ngoài bao gồm hoàn lại và không hoàn lại

- đầu tư chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu

- Vay ưu đãi, vay thông thường

5. Tínhchất

- phụ thuộc ít vào quan hệ chính trị vì nó diễn ra theo cơ chế thị trường với mục đích lợi nhuận thuần tuý là chính.

- phụ thuộc nhiều vào quan hệ chính trị giữa các bên.

6. ưu điểm

- Tạo điều kiện khai thác được nhiều vốn đầu từ bên ngoài do không quy định mức vốn góp tối đa mà chỉ quy định mức vốn góp tối thiểu cho các chủ đầu tư nước ngoài

- Tạo điều kiện tiếp thu KH- CN và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài.

- Tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tốt nhất các lợi thế của đất nước về TNTN và vị trí đất nước.

- Tạo thêm nhiều việc làm

- Khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước, tiếp cận với thị trường nước ngoài.

- góp phần tăng thu nhập quốc dân  

- Nước tiếp nhận vốn đầu tư chủ động trong bố trí cơ cấu đầu tư và chủ động trong sử dụng vốn.

- Chủ đầu tư được phân tán rủi ro trong kinh doanh qua hình thức đầu tư chứng khoán.

- Phần lớn nguồn vốn là các khoản viện trợ nên thường được nước tiếp nhận vốn sử dụng vào xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Tạo điều kiện mở đường cho FDI

7. Nhược điểm

- Môi trường KTCT nước tiếp nhận vốn đầu tư tác động trực tiếp đến dòng vốn FDI .

- Nếu không có một quy hoạch ĐT cụ thể và khoa học dẫn đến ĐT tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên bị khai phá bừa bãi và sẽ gây ô nhiễm môi trường

- Các lĩnh vực và địa bàn đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều khi không theo ý muốn của nước tiếp nhận.

- Giảm số lượng DN đầu tư trong nước do bị cạnh tranh của các DN có vốn DTNN

- Hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vì tỷ lệ góp vốn bị hạn chế.

- Hiệu quả sử dụng vốn thường không cao do các nước tiếp nhận quản lý kém hiệu quả.

- Nước tiếp nhận vốn dễ dẫn đến tình trạng nợ nước ngoài

- Hạn chế khả năng tiếp thu KH- CN và kinh nghiệm tiên tiến của nước ngoài.

- Các quốc gia tiếp nhận vốn dễ bị các chủ nợ trói buộc vào ảnh hưởng chính trị của họ.

·        Ý nghĩa:

-         biết được những ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức đầu tư

-          thấy được mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại giữa 2 hình thức, trong chừng mực nào đó FPI sẽ tạo ra môi trưòng thuận lợi hơn để thu hút FDI

-         qua việc phân biệt 2 hình thức này để có chính sách quản lý, giám sát và có những biện pháp để tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả

=> Để tận dụng được các lợi thế từ ĐTQT, đòi hỏi chính phủ phải có chính sách đúng đắn và phù hợp với điều kiện của nước mình để khai thác tối đa ngoại lực và nhân lên sức mạnh nội lực nhằm thu thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Câu 10: Đánh giá ưu nhược điểm của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua và những giải pháp thúc đẩy việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam?

1. Khái niệm: Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là sự vận động của dòng vốn từ nước ngoài vào Việt Nam nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

2. Đánh giá

2.1. Ưu điểm:

- Khối lượng FDI vào Việt Nam khá lớn qua các năm:

+ Tính đến 12/2002, tổng số FDI vào Việt nam khoảng 3,9 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện khoảng 24 tỷ USD, (chiếm 53% tổng số vốn đăng ký) =>Việt Nam đã trở thành một thị trường đầu tư đáng kể ở Châu á và thế giới.

- Về đối tác đầu tư: Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư tại Việt Nam (hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ). Những quốc gia dẫn đầu trong đầu tư vào Việt Nam là: các quốc gia trong khu vực Châu Á-TBD (singapore, nhật, đài loan… Điều này chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam có sức hấp dẫn và đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của hoạt động đầu tư quốc tế.

- Về cơ cấu đầu tư theo ngành và theo vùng: ngày càng cân đối hơn. Trước 1993, FDI chủ yếu tập trung ở phía nam (chiếm tới 80% tổng số vốn), cho đến nay, khu vực này chiếm khoảng hơn 60% tổng vốn đăng ký.

- Về lợi ích kinh tế xã hội: Các dự án FDI đi vào hoạt động đã thu hút đước hàng chục vạn lao động. Tạo ra một khối lượng hàng hoá xuất khẩu trị giá hàng chục tỷ đồng trong mỗi năm góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Ngoài ra còn giúp Việt Nam tiếp nhận công nghệ cao, phát triển nguồn nhân lực…

2.2/ Nhược điểm

- Tỷ lệ Vốn thực hiện/ vốn đăng ký còn ở mức thấp, chiếm khoảng >53% (tính đến 12/2003). Quy mô bình quân một dự án còn nhỏ.

- Một số dự án đã bị đổ bể hoặc bị rút giấy phép hoạt động (khoảng trên 15% số dự án được cấp giấy phép) đưa đến sự thiệt hại cho cả hai bên.

- Tỷ lệ vốn góp trong nhiều dự án của nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất thấp(chỉ chiếm khoảng 20 – 30% vốn pháp định), chủ yếu là quyền sử dụng đất=>sự thiệt thòi trong phân chia lợi nhuận.

- Sự mất cân đối đáng kể về thu hút vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ.

3. Giải pháp thúc đẩy thu hút đầu tư vào việt nam và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư

3.1.Từ phía nhà nước

- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi: bảo đảm sự ổn định về chính trị - xã hội và kinh tế, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư theo hướng đồng bộ và hấp dẫn…

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư…

- Nhà nước cần mở rộng và củng cố quan hệ ngoại giao với nước ngoài

…………………….

3.2. Từ phía các doanh nghiệp

- Chủ động trong việc xúc tiến thu hút FDI

- Đổi mới máy móc, công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh

- Chủ động đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: