Fantomas nguoi la ai quyen 2
Chap I - Buổi tắm của công chúa Sonia [1]
Bốn tháng trôi qua kể từ ngày ông Etienne Rambert được Toàn Đại Hình Cahors tha bổng, một sự trắng án giật gân gây bao trấn động.
Nhưng rồi dư luận công chúng cũng nhạt dần mặc dù đã theo dõi vụ án rắc rối của lâu đài Beaulieu khá sát sao và cũng hầu như đã quên hẳn vụ ám sát huân tước Beltham, một tội ác vẫn chưa được giải thích…
Chỉ có Juve là không để cho mình lãng quên trong khi phải lo toan bao công việc hàng ngày.
Juve vẫn tiếp tục giám sát những khu phố nghèo khổ đầy bí hiểm của Paris, nghiên cứu các thảm kịch xảy ra hàng ngày làm vấy máu thành phố thủ đô của nước Pháp.
Bề ngoài làm ra vẻ không hoạt động gì nhưng thực ra ông vẫn rình rập theo dõi những thủ phạm đã gây nên những vụ án mạng làm ông bối rối nhất từ trước tới nay!...
Lức này là cuối tháng sau, thời gian mà Paris từ đầu xuân đầy rẫy những khách du lịch, nay bắt đầu trở nên vắng vẻ dần.
Tại khách sạn Royal-Palace nơi tập trung đông khách tứ phương mà bề mặt mở ra đến hai trăm mét và góc của nó chính là góc của Quang trường Ngôi Sao, mọi hoạt động đang đà sôi nổi. Tất cả mọi nhân viên đều chạy tới chạy lui trong cách phòng khách ở tầng trệt, trong những gian sảnh ngay cửa ra vào...
Đây là giờ mà khách ở tại khách sạn Royal-Palace đi dự dạ hội buổi tối hoặc xem hát về vì thế cho nên trong cách tiền sảnh của khách sạn rộng lớn này xuất hiện một hàng người bất tận gồm các ông mặc đồ đen, thanh niên trẻ mặc lễ phục buổi tối và các bà lịch sự trong những chiếc áo hở cổ.
Một chiếc ô tô tuyệt đẹp đỗ dưới hàng cột.
Trưởng nhân viên khach sạn, ông Louis, trân trọng cúi chào như ông vẫn thường làm trước các khách hàng nổi tiếng:
- Dạ thưa bà công chúa đã về đấy ạ? – Ông nghiêm trang lễ phép hỏi.
Bà khách khẽ gật đầu khẳng định một cách dễ thương, thế là ông Louis lệnh ngay cho một người hầu:
- Gọi thang máy cho bà công chúa Sonia Danidoff!...
Vài phút sau, sự xuất hiện thanh lịch mà tuy chỉ thoáng qua ở tiền sảnh cũng đủ gây xáo động cho mọi người, biến mất sau cánh cửa thang máy đi lên những tầng trên.
Công chúa Sonia Danidoff là một khách hàng quan trọng của Royal-Palace, chỉ một mình nàng chiếm trọng cả một căn hộ gồm bốn phòng lớn ở tầng ba.
Sự thực thì nàng công chúa, trên cả hai cương vị của mình, đều đáng được tận hưởng một sự xa hoa như thế. Không những của cải của nàng bạt ngàn, nàng lại còn thuộc gia đình cao quý bậc nhất thế giới, bởi vì, do cuộc hôi nhân với ông hoàng Danidoff, nàng đã trở thành chị em con chú con bác ruột với hoàng đế nước Nga.
Mới khoảng ba mươi tuổi, công chúa Sonia không những xinh mà còn đẹp là khá. Đôi mắt xanh tạo nên sự tương phản đặc sắc và hấp dẫn với bộ tóc đen nhánh được tết lại thành những bím dày bao quanh khuôn mặt.
Là người thuộc giới ăn chơi thương lưu mỗi năm nàng ở Paris ít nhất sáu tháng, và bao giờ cũng ở khách sạn Royal-Palace theo mốt Mỹ, đây là khách sạn quen thuộc được nhiều người biết tới trong các phòng khách hào hoa nhất Paris.
Đức hạnh của nàng thì không chê trách vào đâu được; những kẻ noi xấu không tìm cách gì phê bình được nàng trên phương diện này đành chuyển hướng việc nàng luôn tới Paris thành mục đích chính trị; chắc hẳn nàng có vai trò bí mật nào đó... Tuy nhiên không ai xác minh được điều này.
Vào tới căn hộ, nàng lướt qua phòng khách lớn, vào ngay phòng ngủ, bật luôn hai công tắc điện làm cả văn phòng sáng trưng.
- Nadine! - Nàng gọi bằng giọng trịnh trọng.
Một cô gái đột nhiên tỉnh dậy, vọt ra từ chiếc đi -văng thấp ẩn trong góc phòng.
- Nadine! - Công chúa ra lệnh. - Bỏ áo măng-tô ra cho ta và gỡ tóc giùm ta, ta mệt lắm.
Trong khi khoác lên vai bà chủ một chiếc áo mặc trong nhà rộng thùng thình, cô hầu gái mạnh dạn nói:
- Tối nay không nóng mấy công chúa nhỉ?
Nadine là một cô bé vùng Circascie (vùng bắc Caucase), dáng mảnh dẻ, nhanh nhẹn, tóc nâu, đôi mắt sâu thẳm trong đó lấp lánh một ngọn lửa u buồn.
Công chúa sốt ruột. Nadine đang ngủ trong khi chờ bà chủ có lẽ bị đánh thức đột ngột nên tay chân cứ lóng ngóng, hai ba lần làm công chúa phải kêu lên:
- Cẩn thận chứ nào!
Lại một cử chỉ hậu đậu nữa của cô tớ gái làm bà chủ bực mình; công chúa không kịp suy nghĩ lấy bàn tay dài và khô lướt nhẹ vào má cô hầu.
Nadine đỏ mặt nhảy ra sau, hai mắt đầy phản kháng
- Con không muốn bị đánh! - Cô ta kêu lên, trong khi công chúa nạc nhiên nhìn chăm chăm vào cô ta.
- Nadine, - công chúa ra lệnh, - quỳ xuống xin lỗi ta không ta đuổi!...
Nadine vâng lời, hối lỗi quỳ xuống chân công chúa, công chúa hài lòng, nâng cô ta dậy bằng một cử chỉ thân thương:
- Thôi được rồi, ta không giận con đâu, thôi không cần con nữa, để ta một mình.
Nhưng Nadine, xấu hổ vì đã để mình đi đến hoạt động phản kháng vừa qua, nài nỉ:
- Để con cởi quần áo cho bà đã...
- Không, - công chúa nói, - lên buồng ngủ đi, muộn rồi.
Rồi bỗng thay đổi ý định, nàng đưa tay lên trán như để làm dịu bớt chứng đau dây thần kinh rồi nói tiếp:
- À thôi, có lẽ đi tắm một cái ta sẽ đỡ mệt, vào chuẩn bị cho ta...
Mười phút sau cô tớ gái ra gọi bà chủ đang đứng mơ mộng ở ban công và bằng một bộ điệu khúm núm hôn rất nhanh mấy ngón tay chủ, thì thầm:
- Xong rồi ạ, tất cả đã sẵn sàng.
Vài phút sau, công chúa Sonia Danidoff, áo quần đã cởi bỏ một nửa, chuẩn bị đi vào phóng tắm bỗng trở lại giữa phòng ngủ mà mình vừa bước ra.
- Nadine, - nàng gọi, - còn đấy không con?
Không có tiếng trả lời.
- Ta mơ rồi, - công chúa nói, - hình như ta nghe tiếng chân bước...
Công chúa soát nhanh lại một lượt căn phòng, liếc ra ngoài phòng khách sáng đèn rực rỡ, trở lại giường ngủ kiểm tra lại bảng các loại chuôn cho phép gọi các nhân viên khác nhau tỏng khách sạn cũng như các đầy tớ riêng, thấy ổn cả bèn yên tâm đi vào phóng tắm, cởi bỏ nốt quần trên người, nhấn mình vào làn nước phảng phất hương thơm...
Sonia Danidoff, phía sau được một bóng đèn mờ tỏa ảnh sáng dìu dịu chiếu tỏ, khoan khaois thấy đỡ mệt hẳn đi. Bỗng dưng một tiếng sột soạt đâu đó khiến nàng giật mình, nàng đứng dậy khỏi bồn tắm, quay mình lại nhìn không thấy gì hết.
Nàng tự nhủ:
- Ta căng thẳng thần kinh quá rồi!
Rồi nàng mở một quyển sách ra độc. Chợt bên tai nàng vang lên một giọng lạ lùng, tinh nghịch. Một người nào đó đứng sau nàng đọc to lên dòng chữ nàng vừa đọc xong.
Sonia Danidoff chưa kịp thốt một tiếng kêu, làm một cử chi, thì một bàn tay mạnh mẽ đã bịt lấy miệng nàng, một bàn tay khác nắm chặt cổ tay nàng ngăn nàng nhấn nút chuông gắn ngay trên tường phía trên bồn tắm giữa các vòi nước.
Sonia Danidoff tưởng ngất đi đến nơi, nàng đã tính đến một cơn sốc khủng khiếp, một khẩu súng lục gí vào nàng nhằm giết chết nàng. Nhưng bàn tay trên miệng nàng lỏng dần ra, cảnh tay nàng cũng đỡ bị giữ chặt, con người vô hình và bí ẩn kinh, kẻ đã làm nàng hết hồn đến thế, đi vòng quanh bồn tắm ra đứng trước mặt nàng.
Nàng công chúa khiếp vía ngắm nhân vật đáng sợ:
Đó là một người đàn ông khoảng bốn mươi tuổi ăn mặc cực kỳ lịch sự; bộ lễ phục buổi tối cắt rất khéo, chứng tỏ người khách kỳ lạ này không phải bọn bẩn thỉu trong các kha nhà lụp xụp của Paris mà Sonia Danidoff đã đọc qua mô tả trên sách báo.
Hai bàn tay người ấy trắng muốt, được chăm chút sạch sẽ; con người sang trọng mang một bộ râu đen lớn tỏa hình cánh quạt, đầu hơi hói trên vầng trán đã sẵn cao. Tuy nheien Sonia Danidoff không khỏi lấy làm lạ vì cái đầu to một cách thô thiển của người lạ mặt đồng thời nhận ra mặt hắn có nhiều vết nhăn ở hai bên thái dương...
Sonia Danidoff, không thốt nổi một lời, đôi môi run rẩy, theo bản năng nàng lại cố đứng lên định bấm vào chuông điện, nhưng bằng một cử chỉ nhanh và mạnh kẻ lạ mặt giữ lấy vài nàng ngăn nàng thực hiện ý định của mình rồi mìm một nụ cười bí hiểm.
Với vẻ hào hoa phong nhã không lấ gì làm chắc là như vậy thật, hắn thì thầm:
- Trời ơi! Bà đẹp quá!
Sonia Danidoff đỏ mặt và cảm động, lại đắm mình xuống bể tắm. Gắng nén xúc động, nàng hỏi:
- Ông là ai, ông muốn gì? Không trốn ngay đi tôi gọi người đến bây giờ...
- Tốt nhất là bà đừng kêu!... Kêu là chết. - Kẻ lạ mặt gay gắt ra lệnh. Rồi thoáng một nụ cười mỉa mai hắn bảo: - Bấm chuông thì khó lắm, bà thẹn thùng đến thế kia mà... phải đưa tấm thân ra khỏi nước tắm này... với lại tôi không cho... mặc dù ngắm bà tôi sung sướng xiết kể...
Công chúa nghiến răng lại ngắt lời:
- Nếu ông muốn lấy tiền, lấy đồ trang sức, thì lấy đi. Rồi biến!...
Người đàn ông liếc nhanh mấy chiếc vòng, nahanx công chúa để trên xích đông bên cạnh trước khi tắm.
- Mấy thứ trang sức này thì cũng được đấy, nhưng cái nhẫn mặt đá kia khá hơn kìa!
Hắn kéo bàn tay công chúa về phía mình, siết chặt nó rồi ngắm nghĩa món trang sức công chúa đeo trên ngón nhẫn của nàng.
Bàn tay công chúa run lên.
- Bà đừng lo, - hắn khuyên, - ta cùng nhau truyện trò một chút nếu bà muốn!
Rồi nghỉ một lát hắn nói thêm:
- Đồ trang sức còn gì là hấp dẫn khi mắt đi tính cách của mình, tôi muốn nói khi nó không gắn liền với người đeo nó. Ngược lại chiếc vòng đeo tay siết lấy côt tay, chiếc vòng đeo cổ ôm lấy cái cổ, cái nhẫn vừa khít vào ngón tay...
Công chúa Sonia Danidoff, trắng nhợt như một xác chết, không hiểu kẻ đến thăm bí ẩn này muốn đi đến đâu hãi hùng từ chối:
- Ấy chiếc nhẫn này không tháo ra được đâu, nó quá khít chặt vào ngón tay mất rồi...
Người đàn ông mỉm một nụ cười cay độc:
- Xin trả lời vào công chúa là tháo ra chẳng khó khăn gì, ai muốn chiếm được của bà món trang sức này chỉ có một việc đơn giản là...
Hắn thờ ơ thò tay vào túi áo gi-lê giấy một con dao cạo nhỏ, mở ra, đơn đi đưa lại trước mắt công chúa lưỡi dao sắc lấp lánh khiến nàng công chúa sợ đến rùng mình không hiểu thế nào, hai mắt như điên dại.
- Một người khéo tay, - hắn nói - tiện ngón tay đeo một vật quý giá như thế này chỉ vài giây chứ mấy, lưỡi dao sắc như thế cơ mà...
Rồi, trong khi công chúa giật nảy mình phát khiếp thì giọng hắn lại dịu ngọt:
- Đừng sợ hãi quá thế, tôi đâu phải loại trộm tầm thường ở khách sạn, hoặc trộm thượng hạng, kẻ cướp đường? Ôi, thưa công chúa, chẳng lẽ bà có ý nghĩ ấy! Bà không biết bà quá đẹp, khiến người ta có những say mê mãnh liệt đưa đến hành động bất thường nhất?
Giọng người đàn ông thực thà, đôi mắt sáng lên ánh tôn kính chân thành đến nỗi công chúa phần nào yên tâm:
- Nhưng, - nàng hỏi, - tôi có quen ông đâu?...
- Càng hay chứ sao, - người đàn ông trả lời vừa kéo một chiếc ghế thấp lại gần rồi ngồi xuống, từ lục này ra vẻ thân thuộc, tỳ tay vào thành bồn tắm, - ta vẫn có thời gian làm quen với nhau kia mà. Tôi biết bà là ai, thế là đủ!
- Thưa ông, - Sonia Danidoff ngắt lời, càng yên tâm nàng càng nổi giận, - tôi không hiểu ông nói đùa hay nói thật nhưng thái độ của ông vô cùng ghê tởm...
- Nó chỉ độc đáo thôi thưa công chúa, và tôi tin rằng nếu để người ta giới thiệu tôi với bà tại một trong số vô vàn phòng khách mà tôi và bà thường lui tới hẳn bà chẳng đoái hoài đến tôi làm gì; nhưng với kiểu nhìn tôi đăm đắm như thế này hẳn từ nay trở đi không một chi tiết nào trên khuôn mặt tôi còn xa lạ với bà nữa và tôi chắc chắn dù có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa bà sẽ nhớ mãi kỷ niệm này.
Công chúa Sonia cố mỉm miệng cười và lấy lại tự chủ, nàng tự hỏi không hiểu tên này là loại nào mà mình phải dây với đây.
Hình như người đàn ông đọc được ý nghĩ của nàng, đến lượt hắn mìm cười:
- Thưa công chúa, tôi mong bà tin cậy tôi hơn, sự việc như vậy sẽ thu xếp tốt hơn nhiều.
Và, thấy công chúa tỏ cử chỉ phủ nhận:
- Vậy là, - người đàn ông nói, - đã năm phút nay bà không cố gọi chuông nữa, đấy là một tiến bộ... Hơn nữa, xem ra chẳng hay ho gì nếu như bà công chúa Sonia Danidoff, vợ của vị đại nội đại thần, chị em họ với hoàng đế quốc Nga, lại gọi tất cả bọn kẻ hầu người hạ của khách sạn đến coi bà phô tắm thân lộ liệu trong bồn tắm trước mặt một người đàn ông mà bà không hề quen biết!...
Nàng công chúa tỏ ý phản kháng, người đàn ông nói tiếp:
- Tiếng vang của sự kiện kỳ quặc này thế nào chẳng đến tai ông hoàng Danidoff.
- Nhưng, - người đàn bà khốn khổ van nài, - ông bảo cho... làm sao ông vào được nơi đây?
- Đó không hải vấn đề, - kẻ kia đáp - vấn đề đặt ra bây giờ là làm sao tôi ra khỏi đây... bởi vì, bà biết không, tôi đâu thô lỗ muốn kéo dài cuộc gặp mặt này, chỉ vinh dự xin bà cho phép được gặp một buổi chiều nào đó trong tương lai?...
- Chà, thí dụ như...
Nhưng người đàn ông đã quay đầu và bằng cử chỉ tự nhiên nhất trên đời thò tay vào trong bồn tăm lôi ra chiếc nhiệt kế ra, đây là chiếc nhiệt kế đặt trên một miếng phao bằng li-e nổi trên làn nước tỏa hương.
- Ba mươi độ bách phân, - hắn đọc lên, - nước nguội rồi đây, phải mau ra thôi công chúa ạ...
Sonia, sững sờ, không hiể nên cười hay nên giận.
Kẻ lạ mặt muốn chinh phục nàng bằng phương pháp độc đáo này vì hắn nghĩ làm thế sẽ chắc ăn hơn?...
- Ra khỏi đây?
Người đàn ông lắc đầu.
- Xin làm ơn, - nàng càng nài nỉ, - xin hãy thương một người đàn bà lương thiện.
Hắn có vẻ suy nghĩ.
- Kể ra cũng khó nghĩ, - hắn thì thầm, - giờ ta phải quyết định nhanh cho bà khỏi bị lạnh... Ồ, đơn giản thôi công chúa ạ... Bà biết rõ chiếc áo khoác mặc trong nhà của bà treo ở chỗ nào trong phòng tắm này, tôi sẽ tắt đèn, và chắc bà sẽ mò mẫm với được nó, trong bóng tối bà khỏi phải thẹn thùng ngượng ngập gì...
Thế là hắn đến đến chỗ công tắc để tắt đèn nhưng đột ngột lại quay lại bồn tắm.
- Tôi quên mất nút chuông tai hại này, nhỡ ra bà vô ý nhấn nó rồi sau đó lại hối tiếc thì sao?
Để thể hiện suy nghĩ bằng hành động, tên lạ mặt lấy dao cạo cắt phăng hai sợ dây điện ở cách khá xa mặt đất.
- Thế là hết đường! - Hắn nói. - Nhưng còn hai sợi dây điện chạy dọc bên tường kia, chúng chạy tới đâu nhỉ? Chi bằng cẩn tắc vô áy náy... Ngộ nhỡ một dây chuông nữa thì sao?
Tên lạ mặt lại đưa lưỡi dao ra, cúi xuống cắt nốt hai dây điện ấy, nhưng lưỡi dao vừa chạm tới dây dẫn, một ngọn lửa rùng rợn lóe lên, hắn vội nhảy ra sau, vứt lưỡi dao đi.
- Mẹ kiếp, - hắn lẩm bẩm, - bà thích nhé? Tôi bị bỏng tay nặng đây này, hẳn là dây đèn rồi!
Và thấy Sonia Danidoff vẫn chăm chăm nhìn hắn một cách lo ngại, hắn tiếp:
- Yên tâm, tôi còn một tay lành, thừa sức tắt đèn.
Và hắn tiến đến chỗ công tắc...
Chap II: Quan tòa và cảnh sát.
Đứng giữa phòng làm việc ở vị trí trung tâm tòa án, ông Fuselier, quan tòa dự thẩm chải mũ một cách cực kì cẩn thận.
Lâu nay ông có thói quen nói một mình:
- Ngày hôm nay ta chẳng mất thì giờ chút nào, - ông tự tuyên bố với mình... Các cuộc thẩm cứu chẳng tiến them chút nào, nhưng có phải lỗi tại ta đâu khi mà ta đưa quá trình đúng theo các thủ tục đã định. Tất cả những khó khăn bây giờ là làm sao biết được sẽ tiến hành theo kiểu gì đây? Lại những cuộc hỏi cung mới chăng? Xì! Sẽ chẳng biết thêm được gì đâu!... Vậy thì…
Ông ngừng bặt. Có ai gõ ba tiếng kín đáo nơi cánh cửa.
- Mời vào, - ông nói.
Và cửa vừa hé mở, ông Fuselier nhận ra người khách tới thăm vội thân ái chào hỏi ngay:
- Anh!... Anh Juve thân mến! Trời ơi! Sư tình cờ nào đã đưa anh đến chỗ tôi vậy?
- Thưa ông Fuselier, - Juve nói, - ông quá biết là tôi mong gặp ông biết chừng nào để trao đỏi ý kiến ông về một số vấn đề. Quả tôi không dám chối cãi, nếu như đã lâu quá tôi chưa tới chào ông một tiếng thì chắc ông cũng hiểu mà chẳng cần suy diễn đâu là những lý do đã làm tôi vắng mặt bấy lâu nay...
- Anh bận quá chăng?
- Vô cùng bận...
- Sự thực là, - vị quan tòa nói, - lúc này vụ việc bi thảm và gây chấn động chẳng thiếu chút nào.
Juve tán thành:
- Vâng... Ông nói đúng! Nhưng tệ hại nhất là ở chỗ năm tư pháp này chẳng phải năm vẻ vang gì cho ngành cảnh sát... Nếu như biết bao vụ việc xảy ra thì cũng biets bao vụ việc đang còn bế tắc chưa giải quyết xong.
Ông Fuselier cười:
- Anh là con người lý tưởng qá Juve ạ! Anh toàn mơ tưởng những cuộc điều tra khác thường, những buộc bắt bớ không lường trước, những thành quả gây ấn tượng mạnh. Có quái gì đâu, danh tiếng anh vẫn không giảm sút kia mà.
Juve bằng cử chỉ, trả lời "Không". Ông nói:
- Tôi khong hiểu ông định ám chỉ cái gì. Nếu thí dụ như ông định nói đến vụ Beltham hay vụ de Langrune... thì những lời khen của ông khiến tôi cảm thấy không xứng đáng chút nào. Mấy vụ này tôi đã đi đến kết quả rõ ràng gì đâu...
Đến lượt ông Fuselier rơi phịch xuống ghế ngồi và hỏi;
- Thế ra anh chưa có tin gì mới về vụ ám sát bí ẩn của huân tước Beltham à?
- Không ạ. Tuyệt nhiên không!... Tôi vẫn đang lúng túng đây!
Ông Fuselier ngắt lời viên cảnh sát và khoanh tay trách yêu:
- Đừng có thế, anh Juve thân mên, anh hình như phàn nàn hay sao ấy! Thực ra có chuyện gì đâu nào!... Lúc này bản tổng kết thành tích của anh, tuy anh làm ra vè ngược lại, chính là việc làm sáng tỏ vụ Beltham cũng như cách giải quyết vụ Langrune!
- Ông tử tế quá ông Fuselier ạ, nhưng ông chẳng khôn ngoan chút nào, tội nghiệp cho tôi chẳng làm sáng tỏ được vụ Beltham một mảy may...
- Anh tìm ra vị huân tước mất tích đấy thôi?...
- Có lẽ thế, nhưng...
- Thế đã tuyệt vời rồi!... Thực tế, làm thế nào anh biết để mà mò đến phố Levert tìm tôi trong mấy chiếc hòm của tay Gurn?
- Bằng quá trình đơn giản thôi, ông Fuselier ạ... Này nhé, khi huân tước Beltham mất tích, ông còn nhớ mọi người xôn xao thế nào không?
- Biết chứ...
- Chính lúc đó Sở An ninh gọi tôi... Tất nhiên là tôi hiểu ngay phải làm sao loại được giả thiết bị tai nạn hay tự vẫn có nghĩa quy cho tội ác...
- Đúng, nhưng như vậy đâu làm sự việc tiến triển được?
- Trái lại, đấy là chìa khóa mở ra vấn đề ông ạ... Một khi chắc chắn do tội ác, mà ta lại chẳng nghi cho ai cả, có nghĩa ta nghi cho tất cả mọi người, nghĩa là tất cả những ai có quan hệ với huân tước Beltham... Biết vị đại sứ cũ có quan hệ với một tay tên là Gurn cũng là người Anh mà ông ta quen từ hồi ở Transvaal thời chiến tranh và hành tung thì vô cùng bí mật... Tôi bèn đến tìm tay này, để thu thập thông tin thôi... Ngờ đâu. Chỉ có thế ông Fuselier ạ!
Ông Fuselier gật đầu, tán thành câu chuyện kể của Juve:
- Anh khiêm tốn quá đi mất Juve ạ! Anh nói cái gì cũng đơn giản nhưng thực tế phải có óc nhạy bén và tinh ý lắm mới làm được chứ có phải không đâu...
Juve không nhận những lời khen của vị quan tòa:
- May thôi, - ông nói - ...Không có gì hơn!
- Thế chẳng lẽ, cũng là may, ông Fuselier vừa cười vừa nói tiếp, - khi mà anh đưa ra những nhận xét lỗi lạc ,thí dụ nư nhận xét nhằm để xác chết khỏi bốc mùi, người ta đã làm một kiểu ướp xác bằng cách tiêm vào tĩnh mạch dung dịch sulfat kẽm (ZnSO4)?
Juve vẫn không chịu thừa nhận:
- Chỉ cần biết cách nhìn mà thôi.
- Ta hãy cứ chấp nhận anh chưa khôn khéo tuyệt vời trong vụ Beltham, làm như vậy để anh bằng lòng đi đã, nhưng tôi nhắc lại, trong vụ Langrune anh giải thích đâu có kém?
- Ô! Giải thích mà làm gì?
- Juve, anh biết đấy, tôi biết anh đã đi dự phiên tòa Cahors...
- Thế ạ, thế thì sao ạ?
- Anh có cảm tưởng thế nào? Juve?
- Về điểm nào mới được chứ ạ?
- Thì... Trên tất cả mọi điểm ấy? Trên lời tuyên án, trên tội phạm của Etienne Rambert?
- Thưa ông Fuselier, - cuối cùng Juve nói, - đối với một người không phải là ông, tôi sẽ không trả lời hoặc trả lời qua quýt. Nhưng vì ta quen biết nhau quá lâu và ông đối với tôi quá khoan dung, do đó tôi sẽ trình bày với ông mọi suy nghĩ của tôi... Đối với tôi, vụ Langrune mới chỉ bắt đầu và chưa cái gì được xác định cả...
- Nhưng theo anh, Charles Rambert không phải tội phạm à?
- Tôi không nói thế...
- Thế anh bảo sao?... Không phải cha anh ta giết anh ta ư?
- Giả thiết này không thể đứng vững.
- Thé thì cuối cùng nó là thế nào?
Juve không đi loanh quanh nữa:
- Thế này nhé. Sự thực trong toàn bộ câu chuyện này là gì?... Tôi lúc nào cũng bận tâm vì nó. Tôi không thể quên được tội tác này, nó ám ảnh tất cả mọi ý nghĩ của tôi và càng ngày càng khiến tôi quan tâm nhiều hơn...
Ông Fuselier nhìn Juve như muốn hỏi... Juve nói tiếp:
- Ồ! Tôi có nhiều ý nghĩ khác đời lắm!...
ÔNg Fuselier im lặng mấy phút hy vọng người cảnh sát tâm sự thêm. Thấy Juve im lặng, vị quan tòa bèn lấy ngón tay trở chỉ vào ông ta:
- Juve! - Ông nói. - Tôi buộc anh đã đưa Fantomas vào vụ bà Langrune...
Viên cảnh sát cũng đùa theo giọng đó:
- Xin thú nhận, thưa quan tòa...
- Thì dĩ nhiên Fantomas là định kiến của anh, là đề tài riêng của anh, người đáng ghét nhất của anh mà lại...
- Đúng vậy...
Nhưng ông Fuselier trở nên nghiêm trang:
- Anh có muốn tôi lộ với anh chuyện này không? Anh cho phép tôi thiếu kín đáo nhé?...
- Như vậy nghĩa là tôi phải nài xin ông cho nghe...
- Thế này, Juve thân mến ạ, tại sao anh chưa tìm đến tôi hỏi về vụ trộm ở Royal-Palace nhỉ?
- Vụ trộm của công chúa Sonia Danidoff ấy ạ?
- Phải... Vụ ăn trộm của Fantomas ấy?
- Ồ! Của Fantomas!... Juve phản đối. - Để còn xem đã!...
- Trời ơi! - Ông Fuselier đập lại. - Chẳng lẽ anh không biết cái danh thiếp để lại sau đó hiện lên chữ ký của Fantomas hay sao?
Juve lấy một cái ghế và ngồi ngược lại, hay tay vòng quanh ôm lấy chỗ dựa lưng, cằm tỳ trên hai bàn tay, trả lời ông Fuselier:
- Theo tôi không có Fantomas trong vụ ấy!...
- Tại sao?
- Xì! Tôi khó hình dung Fantomas để lại một vết tích cụ thể trên đường đi của mình... Đó không phải là thói quen của hắn... Chẳng lẽ hình dung từ nay mỗi làn đi ăn cắp hay gây án mạng hắn lại đội một chiếc mũ trên có dán hàng chữ đại loại như "Công Ty Fantomas" à?
Ông Fuselier cười, sau đó nói:
- Thế anh không nghĩ Fantomas thách thức cảnh sát bằng cách để lại danh tính mà các anh sờ vào được à?
- Thưa ông Fuselier, bao giờ tôi cũng lý luận dựa trên những gì giống với thực nhất, chuyện ở Royal-Palace... Đó chỉ là một tên trộm bình thường ở khách sạn có suy nghĩ thần tình gieo mối nghi ngờ lên đầu Fantomas! Một mánh khóe thôi!
- Không, Juve, anh nhầm rồi. Một tên trộm lấy được chiếc vòng kim cương của bà nam tước Van De Rosen và tập giấy bạc một trăm hai mươi ngàn franc của công chúa Sonia Danidoff không thể là một tên trộm hạng bét ở khách sạn được. Món tiền lớn như thế có thể khiến Fantomas lưu ý... Và sự to gan lớn mật của nó đâu phải chuyện nhỏ.
- Xin ông kể lại vụ trộm cho tôi nghe vậy.
Vị quan tòa tời ngồi sau bàn giấy, lấy tư liệu từ những tờ giấy còn để lung tung trên giấy thấm, kể lại chi tiết cho Juve nghe những gì đã điều tra được trên cùng ngày hôm ấy...
- Này nhé, - Ông Fuselier nói, - điều bất thường nhất ở đây là cái cách tên tội phạm sau khi từ phòng công chùa Sonia Danidoff ra, nhảy luôn vào thang máy và chỉ một giây lột luôn bộ lễ phục buổi tối ra để mặc đồng phục hầu bàng vào và dự định tẩu thoát. Bị người gác cổng ngăn cản hắn không hề mất tỉnh táo, lại lộn lên lần nữa chính bằng cái thang máy trong đó có vứt quần áo gây tội, rồi ra mặt với ông Muller, lại tìm cách đi báo cảnh sát để thoát thân. Hắn nhảy xuống các bậc cầu thang, gạt cái điện thoại của người gác cổng ra, làm ông này phải mở cổng và trốn thoát một cách dễ dàng nhất trần đời. Người mà không hề mất bình tĩnh, tận dụng mọi cơ hội một cách tuyệt vời đến thế, kẻ ấy mà, tin tôi đi, chỉ có Fantomas thôi!...
Juve suy nghĩ rất kỹ.
- Không đâu! - Ông nói. - Chuyện đó chẳng khiến tôi ngạc nhiên chút nào... Cách ra khỏi khách như thế chẳng qua chỉ là một ngón khéo léo của tên trộm thạo nghề chứ có gì đâu... Chính cái cách làm cho bà Sonia Danidoff không kêu lên được vào lúc hắn chuồn mới là lõi đời... Cách ấy mạnh lắm đấy. Đáng lẽ đưa công chúa ra xa hắn, giam công chúa vào trong buồng chẳng hạn thì lại ép bà ta đưa hắn ra tận cửa hành lang, một nơi mà tiếng kêu nhỏ cũng có thể gây ra những thảm họa tai hại và qua sự sợ hãi của bà công chúa, biết bà này không thể thốt ra tiếng kêu ấy, thế mời là thần chứ! Tâm lý ấy thật đáng phục!
- Nhưng anh xem, trong vụ này có nhiều chi tiết đáng chú ý, - ông Fuselier bảo, - Lại còn điều này nữa, sao tên trộm ở bên công chúa Sonia Danidoff lâu như thế? Tại sao có cảnh trong buồng tắm? Tại sao đóng vai một kẻ si tình?
Juve im lặng mấy phút không nói gì.
- Đối với tôi, - ông nói. - chỉ có một cách giải thích. Ông là người đã đến tận nơi, ông làm ơn cho tôi biết theo ông thì tên trộm nấp ở đâu?
Ông Fuselier trả lời khẳng định:
- Việc này thì tôi vui lòng xác lập ngay. Anh đã biết phòng Danidoff tận cùng bằng phòng toa-lét nơi bắt đầu vụ việc bí án này chứ gì? Trong phòng toa-lét đồ đạc quan trọng là các tủ tường, bồn tắm, hệ thống hoa sen. Đây là hệ thống hoa sen của nhà Norcher, loại lớn ấy, tia nước phun ngang ra hoặc phung dọc ra đều được. Thông thường, có một tấm vải cao su căng từ trên cáo xuống trên những cái vòng nơi phun ra những tia nước theo chiều ngang... Tấm vải cao su buôn vừa vặn tới mép bồn tắm... Tôi đã tìm thấy trên lớp men sứ của mép bồn tắm những dấu chân... Không nghi ngờ gì nữa, lúc công chùa Sonia vào bồn tắm, tên trộm đang trốn trong cabin tạo thành giữa hệ thống hoa sen và tâm cao su của hệ thống này.
Juve không nghe tiếp các chi tiết nữa, nói luôn:
- Và hệ htoong hoa sen này, thưa ông Fuselier, đặt trong góc phòng tắm chứ gì? Gần cửa sổ chứ gì? Và cửa sổ này mở hé trong lúc xảy ra tội ác hay ít nhất là cho đến lúc cô đầy tớ Nadine vào chuẩn bị buồng tắm, phải không ạ?
- Đúng như thế! Vậy anh kết luận ra sao?
- Ồ! Hay thật là hay! Hay lắm! - Juve nói... - Theo tôi, chỉ có mỗi một cách giải thích vì sao tên trộm, như ông thắc mắc, lại phải chơi trò si tình. Hắn đến mục đích ăn cắp chiếc vòng kim cương của bà nam tước Van Den Rosen mà căn hộ ngay sát căn hộ công chúa Sonia Danidoff. Vì lý do nào đó hắn không ra theo lối hành lang được, hắn bèn quyết định sang căn hộ bên này bằng cách đơn giản nhất là trèo ra ngoài cửa sổ, bước qua lan can sân thượng, leo vào cửa sổ phòng toa lét của căn hộ công chúa...
- Và anh cho rằng đúng lúc ấy cô bé Nadine vào, - Ông Fuselier nói, - cho nên hắn buộc phải trốn chứ gì?
- Không, không phải! - Juve đáp - Ông đi quá nhanh, ông Fuselier ạ. Theo tôi thì vụ trộm tiếp theo này cũng không phải là tình cờ. Thủ phạm cố tình trốn trong hệ thông hoa sẽ, rõ ràng là cô ý, nhằm mục đích đợi bà công chúa...
- Nhưng, - Fuselier đập lại, - hắn cần gì bà ta? Nếu như hắn đã ở trong phòng từ trước thì hắn chỉ việc lấy cái ví và trốn đi, thế là xong!
Juve lắc đầu:
- Không đâu, ông sai rồi, ông Fuselier ạ...
Viên cảnh sát nói tiếp:
- Tôi có thể nhầm, nhưng đây là cách giải thích tôi cho là có lý. Vụ trộm này xảy ra vào một ngày cuối tháng... Tên trộm biết bà Sonia có những món phải thanh toán vào sáng ngày hôm sau... Hắn biết bà công chúa thận trọng để tiền trong két khách sạn, cuối tháng mới lấy ra chiếc ví đầy tiền nhưng hắn không biết lấy ra rồi bà ấy để vào đâu trong căn hộ... hắn chờ để hỏi bà ta... và bà ta đã nói ra...
Lần này ông Fuselier lại phản kháng nữa:
- Quái nhỉ, - ông ta nói, - anh bịa ra cái gì vậy? Bà công chúa đâu có chỉ cho hắn ngăn kéo tủ bàn giấy?
Juve đứng dậy, thân mật dựa vào bàn ông Fuselier:
- Thế mà có đấy, - Juve nói... - Này nhé, tôi cho rằng hắn muốn lấy chiếc ví nhưng không biết lấy ở đâu... Hắn trốn sau hệ thống hoa sen và đợi, hoặc đợi bà vào giường tức là dưới tay hắn hoặc bà vào tắm cũng tức là một kiểu bị phó mặc trong tay hắn. Sự việc xảy ra đúng như thế. Bà công chúa nằm trong bồn tắm, tên trộm hiểu ngay phải xử sự kiểu gì. Hắn xuất hiện, hắn dọa dẫm, hắn làm bà ta hết hồn hết vía, sau đó bắt đầu trấn an, làm ra vẻ ta là tay si tình nịnh đầm, láu cá đưa ra chuyện tắt đèn không những xoa dịu nỗi sợ hãi vì thẹn thùng của bà công chúa mà còn có thời gian lục lọi quần áo, xác định cái ví không có trong túi xách tay... Tôi đảm bảo lúc này mà hắn tìm được cái ví hắn đã chuồn ngay không chậm trễ, nhưng vì không tìm được, hắn đành đi tới tận cuối căn phòng mà hắn biết công chúa sẽ trở vào... và đúng như thế! Hắn không biết tiền để ở đâu do đó hắn theo dõi từng cử chỉ, từng ánh mắt của bà này. Và khi thấy bà ta cứ tự động đưa mắt về phía ngăn kéo hé mở trong chưa món tiền lớn ấy... Hắn hiểu ngay nỗi lo lắng của chủ nhân, quay lưng lại bà công chúa một lần thứ hai, nhét cái danh thiếp đồng thời lấy chiếc ví ra... Lúc ấy hắn chỉ còn một việc là đi ra, hắn bạo gan và khôn ngoan đến mức bắt bà ta đưa mình ra tận cửa!...
- Đúng thật, - ông Fuselier nói, - xin khen ngợi anh, Juve ạ. Suốt ngày hôm nay tôi ngồi hỏi cung bọn đầy tớ ở Royal-Palace, nghe lời khai của bà Van Den Rosen và công chúa Sonia Danidoff mà chẳng đi tới được một ý kiến nào cả...
Tôi không muốn nói nếu gặp dịp - sau đây một vụ trộm kiểu này khó lòng xảy ra ngay được - hẳn tôi sẽ phải giam giữ hai tay Muller và Louis lại, chứ còn cho đến này, trung thực mà nói tôi cứ nghĩ chẳng phải giam hai tay này lại làm gì.
- Ông làm vậy là đúng thôi ông Fuselier ạ, - Juve ngắt lời, - bởi vì còn có sự kiện quan trọng mà công chúa Sonia Danidoff cho ta biết, đó là tên trộm trong khi cắt dây đã bị bỏng nặng ở lòng bàn tay... có phải thế không ông?
- Đúng vậy, - quan tòa thừa nhận, - tuy nhiên...
- Chính thế, chính thế!... Nhưng Juve ạ, dù sao thì mới ngồi trên cái ghế này có năm phút, anh, người không tận mắt mục kích sự việc mà đã đưa ra được điều mấu chốt ...Hoan hô!... Hoan hô!... Tiếc quá anh không tin có bàn tay Fantomas nhúng vào...
Juve, không đáp lại những ời khen của vị quan tòa mà rút đồng hồ ra xem giờ:
- Có lẽ ta đã chẳng để mất thời giờ, ông Fuselier nhỉ? Xin thú thực với ông tôi đã không để tâm gì đến vụ trộm ở Royal-Palace...
Nhờ ông buộc tôi phải suy ngẫm về một số chi tiết của nó mà tôi mới đâm ra quan tâm đến vụ việc này...
Chap III: Cú đấm
Bữa ăn tối của nhân viên khách sạn Royal-Palace sắp kết thúc. Trong phòng ăn lớn của nhân viên, mọi người đang chuyện trò sôi nổi. Một trong những ông đầu bếp đang ngồi ở vị trí được ngồi bên bàn ăn, cười nói:
- Bọn tư sản chúng độc địa với nhau thật, đúng không? Thế đấy! Chẳng phải bàn nữa! Lúc nãy phục vụ bữa tám giờ tôi nghe họ nói chuyện với nhau trong khi dùng cà-phê, vợ chồng công tước de Vingelay ấy mà, các vị có biết họ trao đổi với nhau thế nào về hai vụ trộm của khách sạn ta không?
- Không, họ nói với nhau những gì? - Ai nấy tò mò hỏi.
- Thế này nhé, về vụ mất chiếc vòng kim cương của bà Van Den Rosen thì họ bảo là đáng đời! Còn vụ trộm của công chúa Sonia Danidoff, - ông đầu bếp nói tiếp, - thì kể cũng hơi khó nói, ông công tước bảo với vợ thế này chứ : "Em biết không, những bà lớn người Nga khó lòng tin được... với lại câu chuyện với cái buổi tắm đêm ấy... tôi nghĩ người ta cứ tìm thủ phạm trong số các người yêu của bà công chúa là ra ngay thôi!..."
Ở bàn bên cạnh, một loại bàn danh dự, người ta cũng nói chuyện về vụ trộm bí ẩn:
- Ông Henri Verbier ạ, - ông Muller nói với một nhân viên khoảng bốn mươi tuổi, - chỉ sợ ông có ý niệm không hay về khách sạn chúng tôi. Quả đáng tiếc ông rời chi nhánh ở Caire để về đây đúng vào lúc Royal-Palace đang bị mang tiếng thế này...
- Ồ, - Verbier nói, - tôi đâu coi mấy việc này là quan trọng... Ông biết không, tôi đã từng thấy khối vụ như thế này rồi có lấy gì làm lạ nữa đâu. Tuy nhiên, ông Muller ạ, có điều làm tôi ngạc nhiên, đó là chưa ai tìm ra một dấu hiệu nào là thế nào nhỉ?
Ông Louis nhún vai tỏ cử chỉ mệt mỏi:
- ĐI tìm tòi ghê lắm rồi đấy chứ!
- Nói gì thì nói, - Henri Verbier bảo, - cũng phiền cho tất cả moi người...
- Ồ, chừng nào chưa xảy ra sự hớ hênh nào... Hơn nữa cách đây tám ngày ở tòa án ông quan tòa dự thẩm đã thừa nhận là không tìm ra mà...
- Thế ông ấy không ngờ cho ai à?
- Không, không ngờ ai hết!
Nghe thấy thế ông Louis cười:
- Có đấy! Nếu như có một người khiến ông nghĩ thì đó chính là cô nàng duyên dáng đang ngồi cạnh ông, cô Jeanne!...
Henri Verbier quay về cô giữ két;
- Ô hay! - Ông ta nói, - quan tòa dự thẩm đưa cô ta vào vụ này ư?
- Ồ! Ông Louis trêu tôi đấy mà!...
- Thật không? Thế tại sao quan tòa dự thẩm hỏi cô nhiều thế?
- Thế này, chúng tôi bàn chuyện này nhiều buổi, ông Verbier ạ. Tóm tắt thì chỉ có thế này thôi: quan tòa lấy làm lạ có sự trùng hợp: Đúng vào buổi sáng hôm tôi trao cho công chúa Sonia Danidoff chiếc ví thì đến hôm mất trộm, chiếc ví ấy vừa mấy hôm trước được đưa cho tôi giữ theo thông lệ...
- Nhưng, - ông Henri Verbier đập lại, - theo tôi thì có phải vì thế mà quan tòa lấy làm ngạc nhiên đâu?
Ông Muller vội ngắt lời:
- Số là cô Jeanne chưa nói đến đầu đến đũa... Còn thế này nữa, ông Van Den Rosen - cái bà Do Thái bị mất cắp chiếc vòng kim cương ấy, - trước lúc xảy ra vụ mất cắp, có nhờ cô Jeanne giữ hộ chiếc vòng nhưng cô ấy từ chối không nhận...
- Chà, - ông Verbier nói với cô thủ quỹ, - kể cũng phiền cho cô thật, thảo nào quan tòa dự thẩm cho là lạ là phải...
Cô thủ quỹ kéo tay áo người ngồi bên cạnh vào nói:
- Bọn họ thật ác!... Cứ cái kiểu mà người ta kể cho ông nghe thì có gì khác tôi không nhận giữ chiếc vòng của bà Van Den Rosen là để tiếp tay cho bọn trộm, có nghĩa tôi là tòng phạm...
Ông Louis nói chen vào:
- Bảo đảm với cô, cô Jeanne ạ, quan tòa dự thẩm nghĩ thế thật đấy!
Chẳng bận tâm đến lời cắt ngang, người đàn bà trẻ giải thích cho Henri Verbier:
- Thực ra mọi việc là như thế này... Ở đây có quy luật là tôi có nhiệm vụ sẵn sàng nhận mọi thứ mà khách hàng gửi để cho vào kho hoặc hoàn lại cho họ trước chín giờ tôi, đến lúc đó thôi, không muộn hơn, sau đó tôi hết giờ làm việc. Đùa sao được, khi ở vị trí công việc của tôi? Vì thế nên khi bà Van Den Rosen đến gửi chiếc vòng lúc chín giờ rưỡi tối, tôi có quyền không nhận.
- Phải, - ông Muller nói, - cô Jeanne thân mến ạ, tuy nhiên cô chưa chiều khách.
- Dĩ nhiên, - người đàn bà trẻ đáp , - nhưng đã đề ra quy định thì phải theo chứ.
Cô Jeanne vừa lên tới buồn mình trên tầng năm, tầng áp mái, mới kịp mở cửa sổ tỳ tay lên bậu cửa sổ thì có người gõ cửa:
- Mời vào, - cô nói và quay lại.
Đó là ông Henri Verbier:
- Phòng tôi ở bên cạnh phòng cô mà, - ông này nói, - thấy cô mở rộng ô cửa sổ tôi nghĩ chắc cô chẳng từ chối một điếu thuốc lá Ai-cập. Tôi có mang ở Caire về ít điếu, thuốc này dịu lắm, thực sự là thuốc lá của phụ nữ...
- Ông tử tế quá đã nghĩ đến tôi, - cô trả lời, - tôi không hút thuốc. Tuy nhiên đôi khi cũng thử một điếu...
- Ồ, - ông Henri Verbier nói, - nếu như cô coi tôi là người tử tế, thì có một cách cảm ơn vô cùng đơn giản..
- Cách nào?
- Đó là cho phép tôi ở bên cô vài phút cùng hút thuốc với cô...
- Rất vui lòng, buổi tôi đôi khi tôi vẫn tỳ vào thành cửa sổ hít thở không khí trước khi đi ngủ... Có ông tôi đỡ buồn chán, lại được ông kể cho nghe về Caire...
Henri Verbier mỉm cười nhìn người đàn bà trẻ một cách đầy ý nghĩa:
- Cô Jeanne ạ, cô có thấy những chiều như buổi chiều nay... khi ta nhìn ra một cảnh đẹp nào đó - cũng như ta thường khi vẫn làm - ta cảm thấy mình kỳ cục, có phải không cô?
- Không! Ông muốn nói gì vậy?
- Tôi cũng không biết nữa!... Như tôi chẳng hạn, vốn là con người vô cùng tình cảm, tôi rất khổ tâm khi tấy mình đơn côi không tình thương mến... Có những giờ phút ta cần biết bao một tình yêu trong tim!...
Cô thủ quỹ nhìn ông ta với vẻ hài hước:
- Đó chỉ là những chuyện ngu ngốc mà thôi, - cô nói, - tình yêu chẳng qua là một việc dại dột, ta chỉ nên coi nó là một điều ngu ngốc.
Henri Verbier nhẹ nhàng phản đối:
- Đâu có, tình yêu không phải chuyện ngu ngốc, nhờ nó ta có được một hạnh phúc đầy đủ, trọn vẹn... Người đang yêu chính là người giàu nhất!
- Sự giàu có đôi khi đưa người ta đến chỗ chết đói.
- Cô cứ nói thế chứ! Này nhé, giả sử chúng ta yêu nhau...
Thấy cô thủ quỹ không trả lời gì hết, Henri Verbier cầm lấy tay cô:
- Như thế này chẳng hạn, không vui sao? Năm những ngón tay xinh xắn của cô trong tay tôi như thế này... âu yếm nhìn chúng... hôn chúng...
Nhưng cô tránh ra ngay:
- Để tôi yên ông Verbier, tôi là một cô gái lương thiện...
- Ấy này, - viên giám thị nói, - thì có bảo ngược lại đâu? Chẳng nhẽ vào một chiều đẹp như chiều hôm nay ta không tận hưởng một cái hôn?
Kết hợp luôn thực hành với lời nói, ông ta cúi lưng xuống cô gái tựa như sắp ôm eo và đặt môi mình lên gáy cô:
- Ấy! Không, -cô ta tuyên bố khá thô bạo, - tôi không muốn thế... Ông hiểu không?
Giọng cô ta sắc gọn đồng thời tìm cách đánh lạc hướng làm người đàn ông tự ái:
- Trời bắt đầu lạnh rồi, để tôi lấy chiếc áo choàng...
Cô Jeanne rời cửa sổ đi về cuối gian phòng nơi có mắc áo... Henri Verbier lại nói:
- Trời ơi, cô ác quá! Cô Jeanne ạ! Nếu cô lạnh thì có một cách hay hơn choàng khăn choàng áo nhiều...
- Đó là...? - Jeanne hỏi.
- Là, - Henri Verbier nói vừa giơ hai tay ra khi cô gái vừa đi ngang qua, - chỉ cầm ôm siết lấy nhau...
Vừa định thực hiện lời khuyên đưa ra thì ông ta đã năm ngay lấy cánh tay cô Jeanne. Cô này vọt ra khỏi vòng ôm như một ánh chớp và đấm ngay cho ông ta một quả vào thái dương...
Rên lên một tiếng "A!" nghẹn ngào, Henri Verbier lăn quay ra sàn, không biết gì nữa.
Jeanne hơi sững sờ một lát, không biết nên làm gì... Rồi cô ta nhanh nhẹn đến mức không ai ngờ tới, nhảy ra cửa sổ đóng cửa sổ lại:
Hai phút sau cô Jeanne tươi cười chào ông gác cổng:
- Chào ông! Tôi ra ngoài thở chút không khí đây!
Mệt nhọc ra khỏi một giấc mơ kinh hoàng, không hiểu đã có chuyện gì xảy ra với mình, Henri Verbier tỉnh lại sau khi ngất đi không lâu.
Ông từ từ đứng dậy nhìn quanh phòng, thấy cửa sổ đóng, ông ngần ngừ bảo:
- Không còn ai nữa rồi!
Và lúc đó chính nhờ mấy tiếng nói ra ấy mà ông tỉnh hẳn. Ông Henri Verbier đứng thẳng dậy chạy ra lắc lắc cửa một cách giận giữ.
- Đóng rồi! - Ông nói - Thật chó má... Ta phải gọi thôi! Từ nãy chưa ai lên... mà ta thì bị khóa trong này.
Muốn tìm người giúp, ông đi ra cửa sổ. Khi qua tấm gương treo trên mặt lò sưởi, ông thấy mình bị một vết thương trên thái dương từ đó chảy ra một dòng máu nhỏ:
Lại gần gương ông giật mình:
- Ta, Juve, mà bị một con đàn bà quật ngã!
Và bỗng nhiên ông giậm chân, nắm tay, nghiến răng nổi cơn lôi đình. Juve, bởi vì Henri Verbier, chẳng ai xa lạ chính là viên cảnh sát trứ danh Juve được hóa trang một cách cực kỳ khéo léo, nhăn nhó nguyền rủa:
- Lạy trời!... Cái cú đấm này, có khác gì cú đấm của một tay đàn ông!...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top