#7
An nhìn hai mắt đỏ hoe của Liên mà hốt hoảng:
- Ê ê ê! Liên đừng có khóc à nghen! Thôi được rồi, núp tạm trên cây nhãn kia đi, tui đi gọi tía dậy cho Liên là được chứ gì?
Con bé phụng phịu, nhưng rồi cũng ngoan ngoãn trèo lên. Từ trên cây cao dòm xuống, Liên thấy An "e hèm" mấy cái hắng giọng rồi hét toáng lên.
- Aaaaaaaaaaaaaaa!!! Bớ làng nước ơi!
Quan phủ đang ngủ say sưa, giật mình ngã oạch một phát xuống phản. Cái mặt gà chọi của lão đã đỏ nay lại còn đỏ hơn nữa:
- Đứa nào đấy? Đứa nào đấy?
Thằng hầu đứng cạnh run như cầy sấy:
-Bẩm quan, không...không phải con! Nghe đâu như tiếng cậu cả ạ!
Quan phủ vội xỏ đô guốc mộc, lộc cộc chạy ra ngoài. Lão suýt ngã ngửa khi thấy An mặt tỉnh bơ đứng ngay ngưỡng cửa:
- Giời ạ! Nghịch đến thế là cùng! Mày có sao không An? Có bị thương không?
- Dzạ hông!
- Thế mà làm tao hết hồn. Thôi tao vào nằm nghỉ cái đây.
An vội vàng níu áo lão: - Tía ơi ngoài kia có người đánh trống rầm rầm kìa, tía có thương con thì tía ra tía xử giùm họ đi!
Vâng, ông bố vốn mắc bệnh son.com bị đánh gục ngay tức khắc.
==============oO0Oo==============
- Quan phủ trấn Nam Định giá đáooooo!!!
"Huầyy ỳỳỳỳ....
Huầyy ỳỳỳỳ...."
"Cộc cộc cộc cộc cộc..."
Đám lính khố đỏ ăn mặc chỉnh tề, đứng thành hai hàng ngay ngắn bên cạnh công đường xử án, miệng hô "huầy huầy" trầm thật trầm tạo vẻ uy nghiêm, tay gõ gậy thật mạnh xuống nền "cộc cộc". Quan phủ khoan thai bước vào. Ô kìa, cái dáng mới đẹp làm sao! Hai tay lão bắt chéo sau lưng, chân khua chữ bát ra chiều trịnh thượng lắm! Mặt lão hếch lên trời, cái mũi được dịp lại khịt khịt khoái trá, môi dưới trề ra như thể cá trê. Lưng và ngực lão ưỡn ra đằng sau một cách quá đáng, tôn lên vòng bụng ba_ngấn_khủng_bố_hiếm_có_khó_tìm của các quý nhân. Chắc hẳn hai cẳng chân lão phải khỏe lắm lắm mới đỡ được đống mỡ "ngàn cân" phía trên nó.
- Ấy chết! Chúng bay gõ nhẹ nhẹ thôi, hỏng hết cả sàn công đường bây giờ! Tao lấy tiền đâu mà sửa? - Lão hấp háy cái mắt kèm nhèm, quát bọn lính tráng.
- Mời người khiếu kiện vàooooo!
Hai người đàn bà váy yếm xốc xếch, lôi kéo, xô đẩy nhau vào quan trường, đầu tóc xõa xượi, khóc lóc rưng rức: - Bẩm quan!
- Saooo? Có việc gì?
Một người tranh nói trước:
- Bẩm, con là thị Lý, ở thôn Đoài. Sáng hôm qua chợ phiên, con mang vuông vải nhà dệt này ra bán. Thế mà, quanh đi quẩn lại một lúc đã thấy mụ ta - thị chỉ thẳng vào mặt người còn lại - đang cắp nách mang đi mất!
Người kia cũng không vừa, nước mắt giàn giụa:
- Ai bảo mụ là tôi lấy? Bẩm quan, quan không biết chứ con hàng tháng vẫn đem vải bán cho quuan đấy ạ. Khúc vải lam đấy chính tay con dệt, hôm qua mới mang đi bán. Xin quan nhớn đèn trời soi xét, mụ ta đã ăn cắp lại còn la làng!
Quan phủ đập tay xuống mặt bàn cái "rầm":
- Chúng bay có thôi đi không? Khóc lóc cái giề? Có mỗi vuông vải, đáng được hai bađồng mà cũng lôi nhau đến tận quan phủ, làm ta...mất hết cả thì giờ! Thôi, cút!
Liên với An đứng nép ở buồng trong, nghĩ ngợi:
- Thế này không được rồi, thầy An sao mà quá thể, chẳng có chút trách nhiệm gì cả! Ba đồng bạc được gần cả tạ gạo đỏ chứ ít ỏi gì, đủ cho người nghèo người ta ăn mấy tháng, có khi cả năm chưa hết! Cứ thế này bao công sức của tớ với An coi như đổ sông đổ bể mất!
- Ờ ờ...Từ từ để tui còn nghĩ kế đã chứ!
Đang vò đầu bứt tai, An búng tay cái "chóc":
- Nghĩ ra rồi!
Cậu ta chạy luôn ra chỗ hai người đàn bà sắp sửa bị giải đi, quay lên bảo với quan phủ:
- Tía! Hay phiên xử này tía cho con làm chủ tọa đi tía. Con làm cho quen dzần, mốt lên thay tía cho đỡ dzất dzả!
- Ờ, cũng được. Bay muốn làm gì thì làm, ta mệt rồi. Đi nghỉ đây!
An quay sang chỗ hai người, bắt mỗi bên phải cử ra một người ít nhất cũng đã chứng kiến vải của mình bị lấy mất. Nhưng cả hai đều không tìm ra được người làm chứng, chỉ vì sự việc xảy ra lúc tờ mờ sáng, chợ còn chưa mở, lúc đó chưa có người qua lại.
An lại gọi hai người lính lệ, bảo chúng đi về tận nhà mỗi bên thử xem có phải đúng vải của họ dệt ra như lời khai hay không. Nhưng khi hai người lính trở về thuật lại thì lại càng rối, vì cả hai đều có khung cửi như nhau, khổ vải bằng nhau và chính sáng sớm ngày xảy ra câu chuyện bên nào cũng mang một tấm vải đi chợ bán.
Thật rắc rối làm sao! An vò đầu bứt tai, cố nhìn vào thần sắc từng người để dò ý tứ. Nhưng chỉ thấy vẻ đau đớn vì mất của hiện trên nét mặt của cả hai người, không có gì khác hơn.
Cuối cùng, cậu đành bảo họ:
- Cả hai mụ đều có lý dzo cả. Biết làm sao bây dzờ? Thôi ta phân xử cho thế này: dzờ đem cắt tấm dzải ra làm đôi, chia cho mỗi người một nửa. Thế là ổn chứ dzì?
Nói xong, An sai tên lính đứng gần đó đo vải xé ngay. Thấy thế, thị Lý bỗng quỵ xuống ôm mặt òa lên nức nở.
- À há!
Lập tức An sai trả cả tấm cho thị rồi thét lính trói người đàn bà kia lại, đập ba mươi trượng vì tội ăn cắp lại còn đặt điều vu khống.
Lúc An quay vào thì Liên vẫn xịu mặt xuống.
- Sao thế?
- Làm sao An biết được thị Lý là chủ tấm vải? Chứng cớ đâu? Sao cậu phân xử bậy bạ vậy?
Nghe thế, An bắt đầu nổi nóng. Cậu ta đột nhiên túm chặt lấy vạt yếm của Liên khiến con bé la oai oái:
- Làm trò gì vậy! Buông ra!
- Nè! Liên cắt ra cho tui xin một nửa nghen?
- Nghĩ gì! - Liên cốc đầu An một cái rõ đau làm cậu phải bỏ ra ngay!
- Đó! Thấy chưa? Yếm của Liên mà bị cướp là Liên tức, Liên khóc đúng hơm? Thị Lý cũng dzậy đó. Vì chỉ có chủ nhân thực sự của tấm dzải mới tiếc của mà! Xin lỗi tui đi!
- Ờ...xin lỗi...- Nhưng ngay sau đó mặt con bé lại tươi lên hơn hớn - Cơ mà sao An giỏi vậy? Mốt làm quan liêm chính đó nha?
- Dzỏi gì đâu à! Liên chỉ biết nịnh thôi!
- Phải nịnh để An còn cho bánh nữa chứ!
- Hahahaha...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top