Eo biển
Eo biển Bering là eo biển phân cách châu Á và Bắc Mỹ, nằm giữa mũi Dezhnev, điểm cực đông của châu Á và mũi Prince of Wales (Hoàng tử xứ Wales), điểm cực tây của châu Mỹ. Nó rộng khoảng 85 km (53 dặm), với độ sâu từ 30 đến 50 m (100-165 ft).
Eo biển này nối biển Chukchi (một phần của Bắc Băng Dương) ở phía bắc với biển Bering (một phần của Thái Bình Dương) ở phía nam. Nó được đặt tên theo Vitus Bering, một nhà thám hiểm người Nga gốc Đan Mạch, là người đã vượt qua eo biển này năm 1728.
Quần đảo Diomede (hay quần đảo Ratmanov trong tiếng Nga) nằm ở khoảng chính giữa của eo biển Bering.
Đã có những đề nghị xây dựng cầu để nối liền hai bờ eo biển Bering giữa Alaska và Siberi, được một số người phong cho là Cầu hòa bình liên lục địa, và còn có những đề nghị khác để nối liền hai bờ bằng đường hầm dưới đáy eo biển.
Eo biển Gibraltar (tiếng Ả Rập: مضيق جبل طارق; tiếng Tây Ban Nha: Estrecho de Gibraltar; tiếng Anh: Strait of Gibraltar) là eo biển phân cách 2 lục địa châu Âu và châu Phi, nối Địa Trung Hải với Đại Tây Dương.
Có chiều sâu xấp xỉ 300 m và tại nơi hẹp nhất của mình, chỉ rộng có 14 km, cho nên nó là một con đường gần nhất giữa châu Âu và châu Phi. Vì thế mà eo biển này đã trở thành một con đường được những người nhập cư bất hợp pháp của châu Phi chọn để đi vào châu Âu.
Ở phía bắc của eo biển này là Tây Ban Nha và Gibraltar, còn ở phần phía nam là Ma Rốc và Ceuta, phần lãnh thổ hải ngoại của Tây Ban Nha ở Bắc Phi.
Đường ranh giới này còn được biết đến với cái tên cổ xưa là Những cây cột của Hécquyn. Có tên gọi này là vì theo thần thoại Hy Lạp, dũng sĩ Hécquyn trên đường đi lập kỳ công thứ 10 trong số 12 kỳ công phi thường của mình đã đến đại dương mênh mông nhưng lại gặp phải quả núi khổng lồ bít kín lấy biển. Hécquyn bèn dùng sức lực ghê gớm của mình xẻ núi, thông suốt biển bên trong và bên ngoài, bên phía đông và bên phía tây. Trong khi xẻ núi, Hécquyn khuân đá xếp sang hai bên đá chồng lên nhau như hai câu cột khổng lồ.
Eo biển này có một vai trò rất quan trọng, là một con đường cực kỳ quan trọng để tàu thuyền đi từ Địa Trung Hải ra Đại Tây Dương và ngược lại. Mọi tàu thuyền đi qua nơi đây đều có thể được giám sát từ Núi Gibraltar. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, quân Anh đã dành quyền kiểm soát eo biển này từ một căn cứ quân sự gần đó. Và rất nhiều tàu chiến của quân Đức đã bị nhấn chìm khi di chuyển qua đây.
Eo biển Malacca là eo biển nằm giữa bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra, nối Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Eo biển có tọa độ là 1,43° vĩ Bắc và 102,89° kinh Đông. Eo biển này có chiều dài 805 km (500 dặm Anh) và nơi hẹp nhất chỉ rộng 1,2km.
Vai trò kinh tế của eo biển
Eo biển Malacca nằm trên tuyến giao thông cực kì quan trọng, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy từ Châu Âu, Châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á, Đông Á. Đây là nơi chiếm 1/4 lượng giao thông hàng hải thế giới hàng năm.
Mỗi năm có khoảng 50 nghìn tàu thuyền qua lại, bao gồm tàu chở dầu, tàu chở container, tàu đánh cá.
Trong năm 2003, khoảng 11 triệu thùng dầu (1.700.000 m³) được vận chuyển qua đây mỗi ngày, chủ yếu cung cấp cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Kinh tế Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào tuyến đường biển này. Một nửa số tàu chở nhiên liệu của ba nước trên đi qua đây.
Những vụ khủng bố và cướp biển
Do tầm quan trọng của nó cho nên các tàu thuyền qua lại nơi đây từ lâu đã trở thành mục tiêu của các vụ tấn công cướp biển cũng như các vụ khủng bố.
Theo thống kê, eo biển Malacca chiếm tới 1/3 các vụ cướp biển trên thế giới. Số lượng các vụ cướp tăng gấp ba lần trong ba thập kỷ qua. Trong năm 1994 xảy ra 25 vụ tấn công thì đến năm 2000 đã có 220 vụ tấn công được ghi nhận.
Những tên cướp biển chủ yếu là những người dân Indonesia bị bần cùng hoá sau khủng hoảng tài chính năm 1997, hoặc là những phiến quân của tỉnh Aceh (Indonesia), nằm ở phía Bắc eo biển. Chúng có xu hướng cướp các tàu thuyền cỡ nhỏ hay bắt giữ các thuỷ thủ đoàn để đòi tiền chuộc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top