EM ẤY ĐÃ RẤT CỐ GẮNG
Thế nào là phương pháp dạy học đúng đắn?
Dọc hành lang trường Z vang lên một cuộc hội thoại giữa hai nữ sinh-Catherine và Mara.
-Cậu có biết về Jane của lớp E không?_Mara mở lời
-Ý cậu là Jane Stockins chứ gì, ai mà không biết. Cậu ấy vừa học giỏi, lại rất có tài trong nhiều lĩnh vực khác. Đã thế còn là đứa con ngoan trong mắt phụ hyunh nữa chứ!
-Đúng đúng, ba mẹ mình lúc nào cũng khen ngợi cậu ấy hết. Mà nói đi thì phải nói lại, cậu ấy tốt lắm, hài hước, hòa đồng...Aaa!Janeeee!
Mara với tay gọi. Nữ sinh kia nghe tên mình liền quay đầu lại, cô chưa kịp nói gì thì hồi chuông vào lớp đã vang lên. Jane nở nụ cười nhẹ, vui vẻ: "Cùng vào lớp nhé?"
"Con về rồi đây!"
Jane vừa nói vừa xếp giày lên kệ, cô sà vào lòng mẹ, khoe với mẹ bài kiểm tra của mình. Bà khen Jane khiến cô nàng sướng rơn, mắt cười tít lại, cô ôm mẹ một cái thật chặt rồi vào phòng.
Jane cầm bài kiểm tra trong tay, sự vui vẻ hãy còn chưa tan hết. Cô ngâm nga vài câu hát, thay đồng phục ra rồi ngồi vào bàn học. Mẹ Jane liếc thấy liền an tâm, con gái bà luôn tự giác như thế. Bà và chồng đã li thân, đứa trẻ này chính là mối bận tâm duy nhất của bà. Thế nhưng con bé lại luôn học tập tốt, về tính cách, ngoài việc có hơi nhát người lạ ra thì bà cảm thấy con mình rất tốt, con bé chỉ cần độc lập thêm chút nữa thôi.
Jane năm nay học lớp 9, là một năm khá khó khăn, có thể dễ dàng nhận thấy điều đó vì cô nghiêm túc hơn những năm trước đây. Sau bài thi giữa học kì với kết quả đúng như mong đợi, Jane lại tiếp tục nhận được nhiều lời khen của mọi người về bài thi cuối kì của cô, nhất là trong môn Toán, Jane là người cao điểm nhất lớp.
Giáo viên môn Toán-Ms.Ann đã quyết định tặng quà cho những học sinh của bà. Jane là một trong những học sinh luôn đạt điểm cao nhất trong môn này, gần như ai cũng tin chắc rằng, Jane sẽ không thiếu trong danh sách nhận quà của Ms.Ann, ngay cả Jane cũng tin chắc như vậy.
Jane không phải một ngừơi kiêu ngạo, chỉ là cô sẽ không bao giờ giấu đi thành tích của mình hay khiêm tốn thái quá. Điều ấy dần hình thành trong cô nữ sinh trẻ một sự tự tin, khiến cô vô cùng chú trọng điểm số của mình. Thế nhưng một điều nằm ngoài dự đoán đã phá vữ sự tự tin của cô, Ms.Ann không hề khen thưởng Jane, dù chỉ bằng lời nói. Ngược lại, Ms.Ann khen lấy khen để Tiara, người đã từ điểm hàng 50 lên hàng 80.
"Thưa cô, tại sao em không được khen thưởng ạ?"
Câu hỏi này lặp đi lặp lại trong đầu tôi, và để giải đáp thắc mắc của mình, tôi đã đến hỏi Ms.Ann, một trong những giáo viên mà tôi cảm thấy thích và đồng thời rất kính trọng. Ms.Ann nhìn tôi, trả lời bằng một giọng như thể đó là lẽ đương nhiên:
-Chẳng phải cô đã bảo là phải có sự tiến bộ thì mới được biểu dương sao Jane? Em có thắc mắc gì à?
-Thưa cô, em cho rằng thành tích của mình rất tốt, em được 92 điểm và đó cũng là số điểm cao nhất lớp, chẳng lẽ nó không đáng để nhận được một lời khen ngợi sao cô?
-Ồ, cô đương nhiên biết em được điểm cao nhất lớp, nhưng vậy thì đã sao?
-Dạ...nhưng mà...
-Bài thi giữa kì em đã đạt 94 điểm, Jane. Chẳng phải em đã tụt 2 điểm đấy ư? Cô đã chuẩn bị tâm lý cho em 100 điểm rồi, nhưng câu hỏi cuối em đã làm cô thất vọng.
Tôi vô cùng ấm ức. Đúng vậy, câu hỏi cuối cùng ấy tôi đã trả lời sai, nhưng lại tìm được đáp án đúng khi ở nhà. Đề thi lần này cho thời gian khá ít, sự gấp gáp khiến tôi không thể suy nghĩ kĩ hơn. Nhưng sự thực là tôi chỉ sai đúng câu đó mà thôi. Tôi vừa định nói điều này thì Ms.Ann lại lên tiếng:
-Em thấy Tiara không, lần trước con bé được có năm mươi mấy điểm, lần này được tám mươi mấy, đó là một sự tiến bộ thần kỳ và điều này rất khó mà đạt được. Cô có thể biết em ấy đã rất cố gắng.
Em cũng đã rất cố gắng.
Cuộc trò chuyện đó cứ vang lên trong đầu tôi. Một suy nghĩ kỳ lạ xuất hiện trong đầu tôi, đến bây giờ tôi vẫn không nghĩ rằng mình sai, chỉ cảm thấy nó kì lạ mà thôi. Tôi cứ nghĩ đó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua, nhưng thực tế, nó đã luôn đặt cho tôi một dấu chấm hỏi.
Tại sao mọi người lại cho rằng, để một học sinh khá hoặc trung bình có sự tiến bộ trong thành tích là một điều khó khăn trong khi để một học sinh giỏi giữ vững thành tích là một điều dễ dàng?
Đó chỉ là một phần mà thôi, trên thực tế tôi đã có nhiều suy nghĩ tương tự như vậy vào sáng hôm sau, trong tiết của Mr.John.
Liệu thầy cô nên đối xử khác nhau giữa các học sinh khác nhau?
Đó là câu hỏi được đặt ra. Một lần nữa tôi cảm thấy suy nghĩ của mình thật khác người. Trong lúc cả lớp giơ bảng 'YES', một mình tôi lại là 'NO'. Ai cũng ngạc nhiên về câu trả lời của tôi, và Mr.John đã hỏi mọi người về lý do của câu trả lời, trừ tôi.
Ai đứng lên cũng nói những điều y hệt nhau: Những học sinh kém hơn luôn cần có một biện pháp giáo dục khác. Họ cần sự quan tâm, thông cảm, động viên khi mắc lỗi và vô vàn những lời tuyên dương khi có tiến bộ. Mỗi học sinh là khác nhau nên đối với mỗi người, giáo viên cần đưa ra sự quan tâm khác nhau.
Tôi chờ Mr.John gọi tên mình, trong đầu tôi đã có sẵn những lý luận, quan điểm của riêng tôi. Thế nhưng tôi chờ mãi vẫn không thấy thầy mời bản thân mình, trên bảng đã xuất hiện câu hỏi khác.Tôi đem tất cả những điều này kể với mẹ, thế nhưng mẹ nói với tôi rằng: "Con đừng hẹp hòi thế chứ?!"
Hẹp hòi? Tôi ư? Không. Tôi không nghĩ vậy. Tôi nói ra quan điểm của mình, cố gắng tìm cho mình một câu trả lời xác đáng và bị gọi là hẹp hòi?! Tôi đột nhiên nhớ lại câu hỏi của Mr.John. Lúc ấy tôi đã chuẩn bị giải tỏa mọi tâm sự cũng như những thắc mắc luôn tồn tại bấy lâu trong tôi bằng nói ra dưới dạng trả lời câu hỏi của thầy, nhưng chẳng ai quan tâm đến đáp án của tôi.
Tại sao mọi người lại cho rằng, để một học sinh khá hoặc trung bình có sự tiến bộ trong thành tích là một điều khó khăn trong khi để một học sinh giỏi giữ vững thành tích là một điều dễ dàng?
Liệu thầy cô nên đối xử khác nhau giữa các học sinh khác nhau?
Hai câu hỏi này đã luôn ám ảnh tôi, nếu có dịp chắc tôi sẽ tìm đến một vị giáo sư uyên bác hay một bác sĩ tâm lý nào đó để giải đáp vấn đề này. Hay nói đúng hơn, tôi cần một ai khác lắng nghe quan điểm, lâp trường của mình.
Tại sao mọi người lại cho rằng, để một học sinh khá hoặc trung bình có sự tiến bộ trong thành tích là một điều khó khăn trong khi để một học sinh giỏi giữ vững thành tích là một điều dễ dàng?
Một học sinh nếu muốn thành tích tiến bộ là rất khó, nhưng việc đảm bảo thành tích tốt cũng chẳng dễ. Cùng là những đứa trẻ sinh cùng năm, học cùng trường, cùng lớp, tiếp thu chế độ giảng dạy như nhau, tại sao lại luôn quan tâm học sinh yếu hơn? Khả năng tiếp thu của mỗi người là khác nhau, tôi công nhận điều đó, nhưng không có nghĩa rằng giáo viên được quyền xem nhẹ những học sinh giỏi.
Mọi người chung quanh luôn đặt kì vọng cao ngất vào những người giỏi, trong khi họ chẳng hề vỗ ngực nói rằng bản thân chắc chắn sẽ đáp ứng sự kì vọng đấy. Nếu thành công thì lại, "Tôi biết chắc sẽ như vậy mà" hay "Chẳng có gì bất ngờ cả". Vậy thất bại thì sao, còn gì khác ngoài câu "Tôi rất thất vọng"?
Đối với những phần tử làm không tốt thì ngược lại. Kết quả không tốt thì "Không sao đâu, sai thì sửa", "Tiến bộ đâu phải ngày một ngày hai", "Thất bại là mẹ thành công". Nếu khá hơn dù chỉ một chúng, những lời tán dương sẽ hiện hữu mọi nơi, "Thật tuyệt vời, đây là một điều kỳ diệu" hay " Bạn đã nỗ lực không ngừng, tôi nhìn thấy điều đó".
Chẳng lẽ tôi không nỗ lực sao?
Hãy lấy một ví dụ thực tế. Một người A vốn được biết là giỏi rất nhiều thứ và một người B được cho là khá tầm thường. Cả hai thử chơi đàn, người A đàn không tốt, xung quanh sẽ có những lời phán xét thế này:
-À há, rốt cục cũng có thứ bạn không biết!
-Tôi còn tưởng bạn giỏi mọi thứ?
-Thật đáng thất vọng.
Trái lại, người B đã đàn rất xuất sắc.
-Ôi chao ôi! Thật không thể tin được! Bạn làm tôi bất ngờ đấy!
-Ai cũng có sở trường của mình nhỉ?
Hiển nhiên những lời chê bai thất vọng đều đến với A. Tại sao khi B thể hiện tài năng của mình, mọi người đã quên hết sự giỏi giang lúc trước của A?
Liệu thầy cô nên đối xử khác nhau giữa các học sinh khác nhau?
Lý do khi ấy tôi trả lời không:
Đối xử đặc biệt với học sinh yếu hơn là điều mà hiện nay giáo viên nào cũng làm. Bản thân tôi cho rằng, đó là điều sai lầm. Đầu tiên, việc đối xử như vậy trong thời gian dài sẽ tạo nên một thứ gọi là thiên vị, hình thành trong học sinh yếu một loại suy nghĩ: " Mình kém hơn cậu ấy nên chỉ cần đạt mức này là đủ rồi."
Các giáo viên hiện nay cũng bắt đầu có suy nghĩ: " Em ấy yếu hơn nên mình cần để tâm em ấy hơn". Sai lầm, sai lầm! Các giáo viên có trách nhiệm đối xử ngang bằng tất cả các học sinh với nhau, nếu không sẽ tạo ra những lối nghĩ sai lệch cho cả học sinh tốt lẫn học sinh kém.
Tôi là học sinh tốt, nhưng vì vậy mà giáo viên lại không chú ý đến tôi. Tại sao tôi đã làm tốt hết sức có thể nhưng chẳng ai nhìn thấy nỗ lực của tôi, tôi cũng đã rất cố gắng. Chẳng lẽ bởi vì tôi đã làm tốt một lần nên lần tiếp theo, tôi cũng sẽ dễ dàng hoàn thành ư? Tôi đã cảm thấy khó khăn cỡ nào để thành tích không giảm, bạn thấy ư? Bởi vì lần này tôi được điểm cao, nên những lần sau đó được điểm cao chẳng đáng được xem trọng ư? Tôi cố làm tốt mọi chuyện nhưng chẳng nhận được gì, vậy tôi còn lí do gì để tiếp tục phấn đấu?
"Người học giỏi hơn nên nhường cơ hội cho người kém hơn"
Tại sao vậy? Cơ hội là dành cho tất cả mọi người, tại sao tôi phải hi sinh chính mình? Bạn không nắm bắt được cơ hội, để nó rơi vào tay tôi, là lỗi của tôi sao? Vì tôi giỏi hơn bạn, nên tôi phải nhường cơ hội tỏa sáng, lấy điểm cộng cho bạn? Tôi không có trách nhiệm đó.
Có một sự thật là hầu như tất cả giáo viên đều nghĩ như vậy. Khi giơ tay phát biểu lấy điểm cộng, họ sẽ mời những người kém hơn, ít khi giơ tay hơn. Cứ như vậy nhiều lần, đến khi tổng kết điểm cộng, họ lại nói với người giỏi hơn là: "Ô, em được ít điểm cộng hơn cô nghĩ đấy", cô cho em cơ hội sao?
"Điểm số chẳng nói lên điều gì cả."
Vậy có phải bao nhiêu năm qua, những gì tôi làm đều là vô nghĩa? Mọi người nói câu này với mong muốn khích lệ người bị điểm kém, nhưng có ai hiểu rằng đôi khi, câu nói này sẽ đả kích những người đạt điểm cao? Bạn phán một câu như vậy, khác nào đem cả quá trình của họ vứt ra sau gáy?
" Người giỏi phải giúp đỡ người yếu."
Đúng, tôi giúp bạn, nhưng không nên nói là "phải giúp" mà là "muốn giúp". Tôi giúp bạn vì tôi thích, tôi quý bạn nhưng điều đó không có nghĩa là tôi có trách nhiệm với thành tích của bạn.
Có một lần, giáo viên đã cho điểm K quá cao so với thực tế, điểm của cậu ấy ở hàng 70, trong khi của tôi ở hàng 80, tôi không chấp nhận điều đó. Ai ai cũng cho rằng tôi quan tâm đến điểm của mình nhưng thật ra thứ tôi quan tâm là khoảng cách giữa điểm của tôi và K. Điểm của chúng tôi rất gần nhau, trong khi công sức bỏ ra lại không như vậy. Trong khi tôi dậy sớm vào mỗi buổi sáng để hoàn thành bài tập, K chẳng hề động vào chúng. Điều này khiến tôi bức xúc, nhưng khó chịu hơn là khi tôi phản ánh điều này, mọi người đều nhìn tôi như thể bản thân tôi rất ích kỷ. K nói với tôi: "Mày được điểm cao nhiều môn rồi, còn tao được mỗi môn này, mày để tao yên đi".
Thì đã sao? Điểm của cậu thấp là lỗi của tôi ư? Sao cậu không thức dậy học bài mỗi ngày như tôi xem, tôi có nói gì cậu không? Ai cũng nói tôi nhỏ mọn, sao chẳng ai nghĩ rằng, tôi chỉ đang muốn có sự công nhận chính đáng so với những gì mình đã bỏ ra?
Quan tâm, thiên vị học sinh yếu hơn sẽ khiến họ nghĩ đây là lẽ đương nhiên, và khi giáo viên đối tốt với học sinh giỏi, họ sẽ nói rằng giáo viên đang thiên vị người có thành tích, trong khi chuyện chẳng hề như vậy. Nhiều người nói rằng đây là phương châm, là cách thức dạy học tân tiến. Không, nguyên bản, phương châm dạy học đó khuyên ta thay đổi cách dạy, tìm hiểu các biện pháp giáo dục khác nhau chứ không phải là đối xử với các học sinh một cách khác nhau. Đáng buồn là, người ta thường suy nghĩ theo góc nhìn cũng như xem trọng sự nỗ lực, tiến bộ của người yếu nhiều hơn là người giỏi. Điều này có công bằng không? Hãy nhớ rằng, bản thân những người đó cũng đã rất cố gắng mới đạt được như ngày hôm nay.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top