Chú thích bên lề 2

Một số cấp bậc quan lại trung ương thời cổ đại Trung Quốc:

- Tể tướng: còn gọi là tể phụ, tướng quốc, thừa tướng; là người đứng đầu các quan trong triều, giúp đỡ vua xử lý chính sự, một triều đại nếu có hai người cùng lúc nắm giữ chức này thì sẽ chia ra tả thừa tướng và hữu thừa tướng (gọi tắt tả tướng, hữu tướng). Trong truyện thì tả tướng đứng đầu quan võ, hữu tướng đứng đầu quan văn.

- Tam Công: Thái sư (đứng đầu tam công) làm thầy chính thức dạy học cho vua (tứ thư ngũ kinh,....), Thái phó (đứng thứ hai) dạy dỗ vua (lễ nghi phép tắc....), Thái bảo (đứng thứ ba) nuôi nấng vua.

- Tam Thiếu: Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo; dưới tam Công một bậc và giúp việc cho tam Công. (có thể hiểu là gia sư của vua)

- Nội các đại học sĩ: làm cố vấn của vua bên trong nội các (phòng làm việc trong cung), chức vị cao hơn thượng thư.

- Thượng thư: đứng đầu lục bộ, tương đương với bộ trưởng ngày nay.

+ Lại bộ thượng thư: bổ nhiệm, xem xét, phong chức và bãi chức các quan lại.

+ Lễ bộ thượng thư: làm về lễ chế, lễ nghi, văn hóa trong triều đình, quản lý cống vật của công hầu và cân nhắc quà tặng để tặng ra ngoài.

+ Hộ bộ thượng thư: Quản lý ruộng đất, thuế dân, thu phát bổng lộc liên quan đến đất đai như thóc gạo..., quản lý hôn nhân, hộ khẩu. Cho phép lưu thông tiền tệ, định hướng thị trường cung cầu.

+ Binh bộ: liên quan đến quân sự, quân lính, cấm vệ quân.

+ Hình bộ: quản lý pháp luật.

+ Công bộ: phụ trách việc xây dựng, sửa sang nhà cửa cung điện, đúc đóng thuyền xe.

- Tả, hữu thị lang: giúp việc cho các thượng thư, tương đương phó bộ trưởng.

- Đại lý tự: tòa án, cơ quan xét xử tối cao. Đại Lý tự khanh đứng đầu Đại Lý tự, có quyền xét xử và đưa ra phán quyết. Đại Lý tự thiếu khanh, cấp dưới giúp đỡ chức Khanh. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top