Chú thích bên lề

Chương 10 sẽ có rất nhiều từ lạ và các biến thể khác nhau về kỳ thi thời xưa nên mình sẽ giải thích trước, các bạn đọc để hiểu nhé.

- Ân Khoa (kỳ thi triều đình tổ chức), khoa cử (kỳ thi toàn quốc): đều là thi tuyển người làm quan toàn quốc ba năm một lần, gồm có thi hương, thi hội, thi đình. Các kỳ thi có 3 vòng hoặc 4 vòng: vòng 1 thi tứ thư ngũ kinh; vòng 2 thi soạn thảo văn bản hành chính như chiếu, sớ, dụ, biểu....; vòng 3 thi sáng tác thơ phú theo chủ đề yêu cầu; vòng 4 thi tự luận kinh văn (kinh dịch, lịch sử, địa lý, thiên văn.... có kiến giải mới lạ với những vấn đề xã hội). Thi hương, thi hội hay thi đình thì đều có chung quy tắc và số vòng thi như trên. Chỉ khác là đề thi sẽ khó hơn và nếu phạm quy thì tội sẽ nặng hơn. Người đi thi được gọi là sĩ tử, khảo sinh; khác với người đi học được gọi là nho sinh, học tử.

- Thi Hương, còn được gọi là hương khảo, thu vi (vì tổ chức thi vào mùa thu); là kỳ thi của của địa phương, để chọn người đủ tư cách vào thi hội. Người đỗ kỳ thi hương gọi là tú tài, trong đó đỗ thủ khoa gọi là Giải Nguyên.

- Thi Hội, còn gọi là hội khảo, xuân vi (vì tổ chức thi vào mùa xuân); kỳ thi cấp trung ương, thi ở kinh thành để chọn người đủ tư cách thi đình. Người đỗ kỳ thi hội gọi là cống sĩ, thủ khoa gọi là Hội Nguyên.

- Thi Đình, còn gọi là đình khảo; thi trong cung do vua trực tiếp chấm điểm để chọn người làm quan cho triều đình. Người đỗ kỳ thi đình gọi chung là tiến sĩ. Top 3 người điểm cao nhất gọi là giáp ba: đệ nhất giáp Trạng Nguyên, đệ nhị giáp Bảng Nhãn, đệ tam giáp Thám Hoa.

- Phân biệt các tên gọi khác nhau của thi cử: Khoa khảo=thi hội và thi hương=doing test (làm bài kiểm tra tư cách/đầu vào). Khoa cử=doing exam (làm bài thi). Tác giả dùng mấy từ này loạn cả lên, sau một hồi tra cứu thì đại khái là vậy.

Trong chương này nói về gian lận thi cử vừa đề cập Thu vi (thi Hương) vừa đề cập Hội khảo (thi Hội) nên mình không phân biệt được gian lận là của thi Hương hay thi Hội, hay cả hai. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top