Quý ngài đến từ 1930 + Trăng lung linh - Ngoại truyện: Chiếm hoa khôi

Edit: Cốt dừa.

Lý Niệm vô cùng tò mò, tám tuổi Chung Việt đã bắt đầu học nhạc, học âm nhạc dân gian trước rồi học dương cầm. Nhưng mà cậu là cô nhi, không có bất kỳ bối cảnh kinh tế gì cả, sau đó tra từ giáo sư của cậu đều là những danh sư ở Nam Kinh. Đây không phải chuyện có tiền là có thể giải quyết được, còn phải có một mạng giao thiệp phong phú.

Càng nghĩ càng thấy ly kỳ, nếu như có mạng giao thiệp như thế thì cậu cũng không đến nổi hai mươi mấy tuổi đã lưu lạc đầu đường làm ca sĩ quán bar. Nhưng nếu như không có mạng giao thiệp này cậu vốn dĩ không thể được đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp đến như thế.

Hỏi thì sợ Chung Việt đau lòng, không hỏi thì lại cảm thấy ngứa ngáy trong lòng.

Chuyện thì luôn có cơ hội mà. Mùa xuân năm nay Chung Việt tự nhận lời đến hoạt động từ thiện của cô nhi viện, Lý Niệm cố tình đi chung với cậu. Anh nói bóng nói gió hỏi thử về chuyện này.

Không ngờ Chung Việt trả lời rất thẳng thắn: "Lúc đó có người tài trợ cho em rất nhiều tiền. Thầy cũng là do ông ấy kêu người đi tìm."

"..." Trong lòng Lý Niệm thầm nghĩ đây chính là đại ân. Sao lâu như thế rồi chưa từng nghe Chung Việt nhắc tới người ân nhân này?

"Người đó tên là gì?" Anh hỏi Chung Việt: "Là người Nam Kinh à?"

"Lâu lắm rồi em chưa gặp lại ông ấy." Chung Việt lắc đầu: "Là một ông lão Hoa kiều mới về nước. Bây giờ chắc cũng mất rồi."

Ban đầu Chung Việt ở Giang Bắc, cha mẹ đều là công nhân của nhà máy hóa chất. Năm năm tuổi ấy, nhà máy hóa chất phát nổ, hai người cứu được vật liệu nhưng lại mất vì bị thương nặng. Chỉ còn lại một mình bà ngoại nhưng bà đau lòng quá, chống chịu được một năm cũng qua đời.

Không còn người thân nào khác, khi đó cậu vô cùng tự kỷ, chẳng nói một lời vì thấy người thân qua đời liên tục.

Mỗi tháng cậu nhận được ba trăm tệ tiền cứu trợ. Vào lúc đó, chuyện này cũng xem như là hết tình hết nghĩa rồi.

Chung Việt lớn lên một mình trong cô nhi viện, lúc nào cậu cũng im lặng. Cố gắng lớn nhất của các dì chính là làm cho cậu mở miệng nói chuyện, rốt cuộc phát hiện cậu biết ca hát.

Lúc ca hát thì lưu loát vô cùng, chỉ cần nghe hát một lần là thuộc ngay, êm tai giống như là âm thanh của tự nhiên vậy.

Chẳng qua có cái tật nói lắp này là không đổi.

Dì của cô nhi viện cảm thấy khá là đáng tiếc: "Nếu không xảy ra chuyện đó thì thằng bé này chính là người tài đó. Ôi, chỉ là không tốt số."

Lúc tám tuổi, cô nhi viện đón một vị khách rất đặc biệt. Nghe nói là Hoa kiều mới về nước sẽ ở Nam Kinh vài năm. Ông ấy rất rộng rãi, chi hẳn hai trăm nghìn tặng cho bên viện một tòa cao ốc tổng hợp năm tầng. Còn mua quần áo mới cho tất cả bạn nhỏ.

Bên viện vô cùng lo sợ, không hiểu tại sao vị thương nhân giàu có này lại tặng nhiều như thế. Nói muốn là lập tượng trước, sau đó lại đưa cờ thưởng sau.

Mà thái độ của đối phương rất thần bí như yêu cầu giữ bí mật về thân phận, bộ dạng hoàn toàn không cần báo đáp. Nghe chuyện tượng và cờ thưởng cũng chỉ cười nhẹ: "Không cần, chút tiền này không đáng cái gì đâu, cứ tiêu cho bọn nhỏ đi."

Hai trăm ngàn mà nói "chút tiền này"?

Bên viện càng sợ hãi hơn, vì thế làm kinh động đến chính phủ thành phố. Mọi người thảo luận cả buổi, xác nhận người này không phải đặc vụ phản động, cũng không phải băng đảng rửa tiền, trong lòng thoáng ổn định hơn. Lại mở thêm nhiều cuộc hội đàm, quyết định cuối cùng là để cho xác em nhỏ trong cô nhi viện luyện tập khẩn cấp một cái hợp xướng, mời đồng bào Hoa kiều tới xem.

Ân huệ phong phú như thế cũng không thể không cảm ơn người ta được. Sự vui vẻ của trẻ con chính là quà tặng tốt nhất.

Quả nhiên Hoa kiều già đồng ý.

Chung Việt cũng là một trong những bạn nhỏ biểu diễn trong ngày hôm đó, cho nên viện trưởng cố tình sắp xếp cho cậu đứng hàng đầu tiên. Mọi người đều được vẽ hai cái má đỏ, chân mày còn chấm vệt đỏ lớn, cầm hoa tươi hát chung với nhau. Đến giờ Chung Việt vẫn còn nhớ những ca khúc thiếu nhi cậu hát. Bài đầu tiên là 'Mây của quê nhà', bài thứ hai là 'Tiếng hát và nụ cười', bài cuối cùng là 'Tiễn biệt' của Lý Thúc Đồng.

Bài hát được chọn vô cùng tinh tế, chủ đề vốn dĩ là quan hệ ngoại giao hoặc là kêu gọi người xa quê.

Vấn đề là khó quá.

Những bạn nhỏ đứt hơi khản tiếng, tình cảnh rất là vui vẻ. Có điều âm vực tự nhiên của trẻ con cao, thanh đới cũng mềm dẻo nên tổng thể thì hát rất hay.

Mọi người đều biết người ông này là một người tốt, trong lòng đều rất cảm kích cho nên hát rất chân thành. Lúc hát đến "Đêm nay tiễn biệt, mộng sao buốt giá" rất nhiều bạn nhỏ đều khóc.

Chung Việt nhìn người này rồi nhìn người kia, cậu hơi đờ ra. Không biết nên khóc chung theo tập thể hay là giữ vững cương vị hát cho rõ lời.

Vì thế trong một đống tiếng khóc nấc chỉ có Chung Việt cố gắng hát vào micro: "Đêm nay tiễn biệt, mộng sao buốt giá."

Diễn xuất không hoàn mỹ nhưng hạ màn rất cảm động, mọi người đều đứng dậy vỗ tay. Không biết chạm tới sợi dây hứng thú nào mà ông lão Hoa Kiều kia kêu Chung Việt ra nói chuyện riêng.

"Lúc nãy những bạn nhỏ khác đều khóc mà, sao con lại không khóc hả?" Ông hỏi Chung Việt.

Đôi mắt ông cũng đỏ đỏ.

Chung Việt ngơ ngác nhìn ông, thầm nghĩ dì nói ông là người Hồng Kông nhưng ông nói chuyện khẩu âm không giống của người Hồng Kông chút nào. Ờ, người Hồng Kông nói chuyện líu ra líu ríu.

"Viện, viện trưởng nói, phải, biểu, biểu diễn thật tốt." Chung Việt lắp bắp trả lời ông: "Con, con đã đồng ý rồi. Chuyện đã đồng ý, phải làm cho tốt."

Hoa kiều thấy cậu nói chuyện rất nhọc nhằn nhưng vẫn cố gắng nói ra từng chữ, ông lão cười sảng khoái.

"Thằng bé này có hơi thú vị." Ông ấy nói.

Chiều hôm đó, phó thị trưởng không gặp ông lão, viện trưởng cũng không gặp. Dẫn dắt Chung Việt nói chuyện phiếm trong vườn hoa, hỏi tên của cậu là gì rồi hỏi cậu thích gì.

"Không, không biết." Chung Việt sợ nói sai sẽ làm cho người ta ghét, nhưng cảm thấy nên thành thật với người ta. Vì thế thản nhiên trả lời: "Ca, ca hát là được được rồi."

"Con thích ca hát à?"

"Thích."

"Vậy ông dạy con hai câu, con hát cho ông nghe nhé."

Chung Việt nhớ hai câu ông dạy rất kỳ lạ, không phải ca khúc thịnh hành mà là hí kịch. Độc thoại hí kịch còn thêm một chút làn điệu.

Người ông đó hát rất kỳ lạ, không hay một chút nào. Ông dạy rất nhiều lần Chung Việt mới hiểu ông đang hát "Gió xuân lướt qua núi hồ xanh, chừng như về lại phố thị rực rỡ".

"Con hát hai câu này cho ông nghe đi."

Chung Việt đầu óc ngu muội nghiêm túc cất tiếng. Cậu chỉ hát hai câu này, đứng dưới tán mơ tây đang nở rộ. Ông lão ngồi, hoa mơ tây rơi xuống lả tả thành một cơn mưa hoa ngay chỗ của họ.

"Hát rất hay." Ông lão nhìn bầu trời: "Âm thanh của con hình như có hơi giống."

Chung Việt không hiểu ý của ông là gì, chỉ là cố hát quá nên mặt nghẹn đỏ cả lên.

"Giống hệt hoa mơ tây mỗi năm vậy."

Ông lão cười vỗ vỗ đầu cậu.

Đến khi cậu lớn, cố tình đi tra hai câu này mới biết là danh tác 'Chiếm hoa khôi' của Côn khúc. Cậu không hiểu tại sao chiều hôm đó ông lão chỉ muốn nghe hai câu này. Cậu nghĩ có lẽ ông ấy là một người thích Côn khúc.

Bởi vì cuộc gặp gỡ bất ngờ này, Chung Việt bất ngờ lấy được tài trợ. Lúc ông lão sắp đi, một mình lại đưa cho bên viện năm mươi ngàn tệ.

"Thằng bé họ Chung kia hát rất hay." Ông ấy nói: "Tìm cho thằng bé một thầy giỏi, có vấn đề gì có thể đi tìm ông chủ Kim của phòng trà Hải Long, Kim Hải Long."

Lý Niệm nghe tới đây thì ngạc nhiên: "Kim Hải Long... Đó chẳng phải là cha của Kim Thế An à?"

"Em từng hỏi rồi." Chung Việt nói: "Nhưng mà Kim Hải Long vốn dĩ chẳng để ý tới em. Ông ta nói là ông ta không quen Hoa kiều nào cả."

Bên viện đương nhiên cũng có nói bóng nói gió, ý là ông lão thích thằng bé này như thế có muốn suy nghĩ nhận nuôi cậu hay không, cậu rất ngoan.

Ông lão xua tay: "Thôi, thôi, tôi ở cái tuổi này không có tâm trạng đâu mà chăm trẻ con nữa. Dù sao thì nghe âm thanh này cũng chỉ tổ đau lòng mà thôi." Ông ấy dặn dò cô nhi viện: "Có lẽ sau này thẳng bé sẽ có thành tựu trên âm nhạc, kêu thằng bé học thật tốt, đừng suy nghĩ tới chuyện báo ân."

Muốn cho vạn người đều biết âm thanh này dù cho cách núi cách sông.

Nghe nói sau đó ông ấy về Hồng Kông.

Quả nhiên Chung Việt không phụ lòng mong đợi của ông, thuận lợi thi vào Nam Nghệ (Đại học nghệ thuật quốc lập Đài Nam). Mấy năm giữa đường, cậu dùng trăm phương ngàn kế hỏi thăm tung tích của ân nhân, nhưng không hề có một chút tăm hơi nào. Liên lạc cuối cùng giữa hai người là Chung Việt nhờ bên viện gửi một hộp băng cát sét đi. Trong băng quay tất cả quá trình cậu chuẩn bị thi nghệ thuật. Một bài đơn ca, khúc dương cầm là chọn Heroic Polonaise của Chopin.

Bên chuyên giao băng nhạc Hồng Kông trả lời sau này đừng nên gửi nữa, ông lão đã về Mỹ rồi. Thấy thằng bé như thế thì rất vui, sau này chẳng cầu có tiếng có tăm, chỉ cần vui vẻ là được.

Đó là liên hệ cuối cùng của họ.

Chung Việt vui mừng vì trong hộp băng cát sét của mình có quay một đoạn 'Chiếm hoa khôi' ngắn. Mặc dù chỉ là học tạm, hát cũng chẳng hay nhưng cuối cùng vẫn có.

Lý Niệm nghe xong thì kinh ngạc và cảm khái: "Anh nói mà sao em có tiền học nhạc được, thì ra là như thế."

"Trên thế giới có rất nhiều người tốt." Chung Việt nhìn anh: "Anh Niệm, anh cũng thế."

Lý Niệm cười.

Trong giới giải trí, gìn giữa được một trái tim thật lòng với nghệ thuật, đó có lẽ cũng là kỳ vọng của ông lão kia.

"Cũng may là anh gặp được em. Nếu không em còn phải đi bao nhiêu đường vòng trong giới nữa." Lý Niệm nói: "Em nói xem người ta kỳ vọng to lớn như thế nhưng lúc đó em đang làm gì? Ca sĩ lang thang 1912."

Chung Việt bướng bỉnh nói: "Ông nói em hát hay nhất."

"Được được được, ông em đúng nhất." Lý Niệm cười sặc: "Mấy năm nay còn tìm người ta không?"

"Từng thử rồi nhưng mà không biết tên. Bên viện cũng chỉ có tên tiếng Anh của ông ấy là Stallone thôi, hoàn toàn không có manh mối gì cả."

Mẹ nó chứ Stallone, Lý Niệm cười sặc.

"Nghỉ phép năm nay chúng ra đi Mỹ tìm thử xem." Anh gãi gãi cằm Chung Việt: "Đi tìm chung với em. Sau này không được giữ bí mật với anh nữa hiểu không?"

Chung Việt nghiêm túc gật đầu, lại cảm thấy bị oan: "Tại anh có hỏi em đâu."

"Là tại em không nói thì có!"

Chung Việt cảm thấy anh Niệm của cậu ngày càng tsundere. Không sao, phải bắt đầu chiều tsundere thôi.

Họ không lấy được manh mối ở Mỹ nhưng lại high ở Mỹ nửa tháng. Lúc mùa xuân năm kế tiếp, Bạch Dương và Kim Thế An đi tảo mộ rồi kéo hai người đi chung.

"Lúc chôn nguyên mẫu của 'Tần Hoài mộng' thì sếp Chung Việt đang ở bệnh viện chung với sếp Lý nên không có kêu hai người tới đây." Thế An nói: "Nên cúng tế chung một lần mới được. Nếu như không có ông ấy thì không có sự phát đạt của chúng ta ngày hôm nay."

Bạch Dương tung tăng ở bên cạnh: "Xong thì chúng ta đi đánh golf nhé, tôi và anh ấy là một đội. Tiểu Chung, cậu với sếp Lý là một đội. Sếp Trịnh nói là sẽ tới đó, có thể còn dẫn chị Nùng theo."

Lý Niệm cười nói: "Cúng cái gì mà cúng, giả cả thôi. Anh sợ đón tôi phải đi đường vòng nên đưa tôi theo trước chứ gì."

Thế An cười nói: "Lúc nào anh cũng huỵch toẹt ra cả."

Nhóm người cầm rượu thuốc theo, mọi người đều hết lòng hết dạ thắp hương tảo mộ. Chẳng qua là khi Chung Việt thấy ảnh trên mộ thì đột nhiên kinh hoảng.

"Ông ấy." Cậu nhìn Lý Niệm.

Thoáng chốc Lý Niệm hiểu được ý của cậu, hai người đồng loạt quỳ trước ngôi mộ. Trong lòng lại cảm thấy kỳ diệu vô cùng, cũng cảm thấy xúc động muôn trùng. Người đây đã mất từ lâu, chẳng qua không ngờ họ sẽ gặp lại nhau bằng cách này.

Ngôi mộ đó là một mộ hợp táng, bên trái là một tấm ảnh đã được in kỹ thuật số. Nghe nói là nguyên mẫu của Thẩm Bạch Lộ, là một thanh niên xinh đẹp rất giống với Bạch Dương. Một tấm ảnh khác là ông cụ giống như là ông lão mà Chung Việt gặp năm đó vậy. Hôm nay họ mới biết thì ra ông ấy tên là Kim Cầu Nhạc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top