Chương 04

Chương 4 :

Ung dung rời trấn nhỏ, Đường Cảnh Ngọc may mắn gặp được đôi vợ chồng nông dân đánh chiếc xe lừa vào thành bán giỏ trúc. Người chồng khoảng bốn mươi tuổi. Họ cho Cảnh Ngọc đi nhờ xe.

" Cháu là người từ đâu đến vậy ? nghe giọng không giống người Tô Châu lắm !" , người vợ đầu đội mũ rơm hiền từ hỏi thăm.


Đường Cảnh Ngọc ngồi bên cạnh người vợ, cười khổ : " Đại nương nghe được ạ ? con đi đến Sơn Đồng để tìm họ hàng nương tựa, trên đường đi bị cướp sạch sẽ, cha mẹ con đều đã qua đời, con đành phải đi xin cơm sống qua ngày. Ngày hôm qua có vị kia tốt bụng lắm, thấy con tội nghiệp nên mua cho con bộ quần áo mới này. Rồi hôm nay lại gặp được đại nương cho con đi nhờ xe. Tô châu quả thật có nhiều người tốt quá !"


Gương mặt Cảnh Ngọc lúc này sạch sẽ, nhìn thanh tú thêm ăn nói mạch lạc rõ ràng thêm khéo miệng nên người vợ thích lắm. Đại nương còn vỗ về Cảnh Ngọc, rồi ân cần hỏi thăm than thích họ hàng của Cảnh Ngọc hiện đang ở đâu.


Đường Cảnh NGọc trả lời I chang những lời cô từng nói với Tiền Tiến, bịa ra một câu chuyện lâm li bi đát khiến người nghe người khóc. Nói xong, cô nhỏ giọng cầu xin người vợ :" Đại nương, người xem lúc trước con chỉ toàn xin cơm ăn thôi, chưa từng đi tới thành lớn như vậy, con thật sợ quan thủ thành hỏi con thì con biết làm sao đây ..? "


" Không sao đâu, đừng lo, con cứ ngồi yên ở trên xe, nhìn vào chúng ta như một gia đình, cứ để phu quân của ta nói chuyện với họ, vùng bên này yên bình lắm, nên quan thủ thành kiểm tra không gắt gao đâu."


Đường Cảnh Ngọc hết lời cảm tạ.


Tới giữa trưa, xe lừa túc tắc cũng tới cửa thành phía Nam của huyện gia định. Trời nóng nắng vỡ đầu, mấy quan binh giữ thành đều tìm chỗ râm mát mà nghỉ. Đường Cảnh Ngọc hơi căng thẳng nhìn người chồng chạy đến chỗ quan binh trình bày nhân tiện hối lộ vài đồng tiền. Sau đó quay lại tiếp tục đánh xe lừa đi.


Vào thành, đi thêm một đoạn, Cảnh Ngọc cáo biệt với đôi vợ chồng nông dân tốt bụng.


So với những thành trấn phía Bắc, Giang Nam giàu có đông đúc, dân chúng trong thành ăn mặc đẹp đẽ sang trọng hơn nhiều. Đường Cảnh Ngọc đi lanh quanh vài vòng, cảm thấy khát nên rẽ vào quán trà ngồi nghỉ ngơi. Tiểu nhị mời cô vào trong nhưng cô biết vào trong thì phải trả thêm tiền nên chấp nhận ngồi ngoài với hai hán tử. Tính ra bình trà tốn có 2 văn tiền mà thôi.


Trà được bưng ra, Cảnh Ngọc rót đầy một chén ngửa cổ một hơi uống hết , đặt bát xuống " khà" một hơi thoả mãn.


Hán tử to cao ngồi bên cạnh cô, quay ra nhìn :" Tiểu đệ mới vào thành đúng không ? mặt ngươi phơi nắng đỏ bừng luôn rồi !"


Đường Cảnh Ngọc gật đầu, bắt chuyện :" Đúng rồi, hôm qua nóng quá, khát muốn chết đi được. Đại ca sống trong thành hả ? Sao lại ra ngoài lúc ban trưa thế này ?"


" Ta đi làm một chút chuyện lặt vặt cho chủ nhân, đã có việc  thì trời nóng cũng phải đi mà !", Lại hỏi tiếp :


" Thấy đệ còn nhỏ tuổi, chắc tính đến Tống gia tầm sư học đạo hả ?" Từ hồi đầu tháng tới giờ, vì Tống Chưởng Quỹ muốn thu nhận đồ đệ nên thiếu niên từ mười đến mười lăm tuổi biết đọc biết viết đều đến đăng kí. Ngay cả những trấn xung quanh cũng có vài hộ nông dân mang con đến.


Ôi ... lại Tống chưởng quỹ ...


Cảnh Ngọc mém sặc :" Huynh vừa nhắc đến Tống chưởng quỹ .. Tống Thù ?"


Tráng tử cười nói : " Còn ai vào đây nữa, ở Tô Châu này nếu nhắc đến Tống chưởng quỹ thì ai cũng biết là đang nói tới vị này hết đó. Ủa, chẳng lẽ không phải đệ đến bái sư sao ?"


Đường Cảnh Ngọc bóp trán , xấu hổ cười cười :" Thật tình là cha ta bảo ta đến, ông ấy cũng không biết nghe ở đâu cái tin Tống chưởng quỹ muốn nhận đồ đệ. Thấy có vẻ đây là cơ hội tốt nên bảo ta đến đây. Nhưng mà Tống chưởng quỹ làm về cái gì thì ông ấy không hề biết gì cả. Đại ca huynh nếu không vội thì ta mời huynh uống trà, huynh kể cho ta nghe chuyện về Tống chưởng quỹ đi !"


Hán tử vừa nghe có trà miễn phí thêm cũng không có việc gì gấp nên ngồi lại buôn chuyện với Cảnh Ngọc.


Đường Cảnh Ngọc vừa uống trà vừa nghe truyện, vừa nghe vừa thấy choáng váng.


Thật tình, cô chỉ biết Tống Thù là tân khoa Trạng Nguyên năm đó, cũng biết hắn là thần tư được hoàng thượng trọng dụng nhất, chuyện này ai ai cũng biết. Nếu không phải Tống Thù có vẻ ngoài đẹp trai tuấn tú thì chắc chắn cô không thể nào biết nổi hắn chính là thiên kiêu chi tử.


Nói về làm đèn lồng, phải nhắc đến Tống gia , cha truyền con nối , nổi tiếng suốt mấy trăm năm có lẻ. Dân gian có câu ba trăm sáu mươi nghề, nghề nào cũng có trạng nguyên. Dựa vào kĩ nghệ làm đèn lồng được đúc kết nhiều đời, Tống gia ở Tô Châu có thể gọi là không đối thủ. Nhất là vào tết Nguyên Tiêu, hội hoa đăng mùa Trung Thu, Tống gia luôn đạt giải cao nhất. Ngay cả Tri Phủ mới nhận chức năm trước còn phải khen ngợi lồng đèn nhà Tống gia vô cùng tỉ mỉ, tinh xảo không đâu sánh bằng. Cho nên đến Tết Nguyên tiêu năm thứ năm kể từ lúc ông ấy nhậm chức đã đem một cặp đèn lồng làm cống phẩm cho triều đình.


Hoàng thượng nghe nói có quan viên chọn đèn lồng làm cống phẩm, mới đầu thấy tò mò ngạc nhiên nhưng khi thấy đèn lồng nhà Tống Gia được làm tỉ mỉ khéo léo thì Hoàng Thương rất hài lòng . Sau đó, Hoàng Thượng hạ chỉ cho Tống Gia, mỗi khi đến dịp tết Nguyên Tiêu thì phải làm một cặp đèn lồng dâng lên.


Từ đó, danh tiếng của Tống gia ngày càng nổi, các quan to trong triều lẫn người giàu có đều quay sang đặt đèn nhà Tống gia.


Tuy nhiên, Tống gia không hề tỏ ra tự đắc kiêu ngạo, ngược lại vẫn khiêm tốn như trước sinh sống ở trấn Gia Định nhỏ bé này. Trong nhà họ cũng chỉ có bốn năm người học việc, đơn đặt hàng cũng chỉ nhận làm ba cặp lồng đèn mỗi tháng không hơn. Ai muốn đặt riêng thì phải đợi khoảng một tháng mới có.


Những học trò được Tống gia từng chỉ dạy, tay nghề cũng là giỏi giang vô cùng, họ có thể làm số lượng đèn lồng được đặt riêng trong thời gian ngắn, ngoài ra họ cũng làm thêm nhiều kiểu đèn lồng để bán sẵn.  Cho nên nhiều nhà giàu không muốn đợi chờ đèn lồng loại đặt riêng thì sẽ tới tiệm nhà Tống gia mua loại đèn lồng làm sẵn ,dù gì cũng đèn lồng của Tống gia treo trong  nhà thì cũng hãnh diện lắm rồi. Như vậy, tiệm lồng đèn nhà Tống gia tuy nhỏ nhưng làm ăn rất tốt.


Đến thế hệ Tống Thù, cha mất sớm, ông nội Tống Thù một tay nuôi lớn hai đứa cháu trai. Anh cả Tống Khải Hưng tiếp quản sản nghiệp, em trai Tống Thù thì trời sinh thông minh nên đã bái viện trưởng Nam Sơn - một nhà nho nổi tiếng ở thư viện Trang Dần làm thầy. Năm mười tám tuổi, Tống Thù liên tiếp dành được rất nhiều giải : Giải Nguyên, Hội Nguyên, Trạng Nguyên nổi tiếng một cõi sau đó lại hộ tống Hoàng Thượng ra chiến trường, đánh bại người Hồ. Nhưng khi Tống Thù khải hoàn trở về chuẩn bị nhận hoàng ân – thăng quan tiến chức thì nghe anh trai đang mắc bệnh nặng. Tống Thù đành cầu Thánh Thượng cho từ quan vì muốn về nhà thay anh trai giữ tròn đạo hiếu làm con, kế thừa sản nghiệp trăm năm của gia tộc.


Cũng chính là làm đèn lồng.


Ban đầu Hoàng Thượng luyến tiếc hiền tài, không đồng ý. Đường đường là Trạng Nguyên gia mà lại từ quan để về quê làm đèn lồng. Tống Thù đã thuyết phục Hoàng Thượng rằng nhân tài ở triều đình không thiếu người như Tống Thù, nhưng làm đèn lồng là nghề gia tuyền của Tống gia, hắn không thể nhắm mắt để cơ nghiệp trăm năm thất truyền đến đời hắn.  Lời khẩn cầu khẩn thiết hợp tình hợp lý nên Thánh Thượng đã bị cảm động bởi tấm lòng hiếu thảo của Tống Thù. Tuy nhiên Hoàng Thượng lệnh cho Tống Thù sau khi học làm lồng đèn thành tài thì hắn hãy dâng đèn lồng lên để được ban thưởng chức danh " Trạng Nguyên đăng".



Tống Thù từ quan về quê, chỉ mất một năm đã học được hết kĩ năng làm lồng đèn của tổ tiên. Đôi đèn Trạng Nguyên đầu tiên được dâng lên với một kiểu dáng vô cùng thanh nhã cao sang.


Cứ ba năm một lần, Tống gia dâng một đôi đèn lồng vào cung. Hoàng Thượng khen ngợi không tiếc lời nên danh tiếng của Tống Thù càng lúc càng vang xa. Tuy chỉ mới bước chân vào nghề nhưng với dung mạo đẹp như Phan An cộng thêm được Hoàng Thượng ưu ái , nên không ít gia đình danh giá muốn gả con gái cho hắn. Chưa kể có rất nhiều người mến mộ muốn bái hắn làm thầy.


Tuy nhiên, có lần Tống Thù đã tuyên bố rằng hắn không có ý định thành gia lập thất. Hắn chỉ muốn cả đời làm lồng đèn. Sau đó là Tống gia trên dưới khéo léo từ chối những bà mai tới đưa canh thiếp hoặc lời mời dự tiệc ra mắt của các danh môn khuê tú. Năm nay có thể tính là năm đầu tiên hắn tuyển học trò, mà người đến báo danh đông muốn đạp nát cửa tiệm. Tống Thù muốn mọi chuyện thật công bằng nên đã tổ chức tuyển chọn chặt chẽ thông qua ba vòng thi, từ đó tin tưởng sẽ chọn được học trò tài năng nhất.


Nói một hơi không nghỉ, hán tử vội ngưng uống hết một bình trà. Vỗ bả vai Đường Cảnh Ngọc nói từ biệt :


" Ta phải đi rồi, hôm nay là hạn chót để đăng kí dó. Ngươi nên đi sớm một chút đi nha. Thiệt lỡ như may mắn được Tống chưởng quỹ chọn trúng, sau này thành tài chỉ cần làm một cái lồng đèn cũng bán được hơn chục lượng bạc. Sống cũng đáng lắm đó !"


Đường Cảnh Ngọc vẫn ngơ ngác ngồi thù lù một đống.


Cô thấy đầu óc Tống Thù chắc có vấn đề. Làm lồng đèn nổi tiếng thì như thế nào ? làm sao có thể so sánh với quan to nhiều bổng lộc được chứ ? Nhưng rốt cuộc vì nghề gia truyền nên hắn liền bỏ quan trường ? Đổi thành cô thì không bao giờ có chuyện cô hồi hương làm đèn lồng như vậy đâu.


Có thật là đồ đệ của Tống Thù bán một cái lồng đèn được chục lượng bạc ? Nếu quý giá đắt đỏ như vậy thì nếu Tống Thù tự tay làm sẽ như thế nào ?


Thật sự Đường Cảnh Ngọc muốn nhìn thấy đèn lồng do Tống Thù làm quá đi mất. Tuy nhiên, vẫn còn một chỗ cô phải tới đã.


Thanh toán tiền trà, Đường  Cảnh Ngọc hỏi thăm tiểu nhị quán trà đường tới thư viện Nam Sơn.  Trái đất quả là tròn, có chuyện không ngờ tới, Tống Thù lại là đệ tử của ông cố ngoại cô.


Thật thật giả giả, cô có nói với Tiền Tiến là tìm họ hàng than  thích ở huyện Gia Định nhưng cô không phải tìm đến để nương tựa.


Khoảng hai khắc sau, Đường Cảnh Ngọc ngồi ở dưới tàng cây xanh mướt trong một khuân viên. Cô nhìn chăm chăm vào vách tường trắng của thư viện Nam Sơn mà trong lòng căng thẳng.


Ở đất Giang Nam, tài tử nhiều như mây. Tổ tiên dòng họ nhà cô có rất nhiều người tài được sinh ra, là một gia tộc lớn mạnh nổi danh của triều đình cũ. Khi triều đình cũ bị Triệu gia soán ngôi. Có một vị trong họ hàng vừa nhận chức Thái Sư của Thái Tử nhưng sau đó Thái Tử bị giết. Vị kia cự tuyệt không muốn tiếp tục làm quan cho triều đình mới nên đã xin hồi hương để mở lớp dạy học. Ông về quê cũ, mở ra thư viện Nam Sơn đồng thời đã ra tổ huấn cấm con cháu đời đời không được đi thi làm quan.


Năm đó, ông cố cô , Trang Dần học thức uyên bác, học trò khắp thiên hạ nhưng lại không có con nối dõi. Vợ của ông, Hứa Thị vào làm dâu ba năm nhưng vẫn không có thai. Trang Dần liền nạp vợ lẽ Liễu Thị , sau một năm Liễu Thị sinh một người con trai. Bỗng đến năm Hứa Thị hai mươi lăm tuổi lại hoài thai sinh ra một người con gái. Người con gái đó chính là mẹ của Cảnh Ngọc. Sau đó được gả cho một người học trò trong thư viện, sau đó theo chồng vào kinh.


Mẹ cô bị bệnh qua đời khi Cảnh Ngọc mới bảy tuổi , nhưng cô luôn nhớ rõ hình ảnh của bà, người con gái đất Giang Nam, dịu dàng đằm thắm.


Bài thơ mẹ dạy cho cô :


Mi mục như Viễn Sơn

Nét đẹp thanh nhã tựa U lan.


Mẹ hay ôm cô vào lòng, dạy đọc sách, dạy viết chữ. Lời nói của bà luôn dịu dàng ân cần. Lúc lâm chung, bà luôn nhắc đi nhắc lại dặn cô phải viết thư cho cậu hai ở Gia Định , bảo họ hãy đưa Cảnh Ngọc về lại Gia Định.


Đường Cảnh Ngọc lúc đó cũng không hiểu sao mẹ cứ dặn đi dặn lại như thế nhưng mà cô cũng không nỡ xa rời cha. Tuy nhiên cô vẫn nhớ lời mẹ dặn. Đến hôm đưa ma, bên nhà ngoại có cậu hai tới , nhưng thật ra cậu là con của bà hai Liễu Thị chứ không phải bà cả Hứa Thị - bà ngoại cô.


Lúc đó Cảnh Ngọc cũng không hiểu con bà cả bà hai khác nhau ra sao vì trong mắt cô chẳng thấy có gì khác biệt. Cô xin cậu mang mình về quê ngoại nhưng cậu cô nghiêm mặt lạnh lùng bảo không thể mang con gái nhà họ Đường đi được.  Cậu từ chối cộng thêm cô cũng không mặn mà gì lắm nên thôi, cô bỏ qua.


Sau đó cha cô cưới vợ hai rất nhanh, mẹ kế không thích cô chưa kể cha cũng càng lúc càng xa cách cô. Đường Cảnh Ngọc dần dần hiểu ra trong nhà vốn chằng ai ưa mình, cô như khúc ruột thừa không ai màng. Chính vì thế cô lén lút viết thư cho ông ngoại.


Thư đi nửa năm mà vẫn không thấy hồi âm, cô kiên trì viết thêm một lần nữa nhưng vẫn không thấy hồi âm. Đến một ngày, bỗng nhưng cha vô lý bảo cô đưa trang sức của mẹ để lại cho cháu gái bên nhà mẹ kế, cô không đồng ý nên bị cha tát một cái. Cái tát đầu tiên cô được nếm, đau đến tận tâm can.


Đường Cảnh Ngọc bỏ nhà đi.


Tự vấn lòng , cô cũng không hiểu sao bản thân mình nhất định phải đến Gia Định này. Có lẽ vì cô muốn chất vấn ông ngoại tại sao không có mặt tại đám ma tiễn người con gái duy nhất của ông đoạn đường cuối cùng ? hay hỏi tại sao ông im lặng không hồi âm cho đứa cháu ngoại này ? hay là ông thật sự không cần Cảnh Ngọc nữa ?


Bao nhiêu thứ ngổn ngang trong đầu, cho nên ngay cả vấn đề cô bị bọn buôn người bắt cũng không phải là vấn đề gì lớn lao. Lúc đó cô ranh ma lừa chúng, chạy trối chết, giả trang thành ăn mày đi về phía nam. Lúc đó cô thật sự là một tên ăn xin, cô còn đánh nhau tranh một cái bánh bao thiu với đứa ăn xin khác nữa ... Những chuyện xảy ra trong đoạn thời gian này đã cho cô một bài học lớn, dựa vào ai cũng không bằng dựa vào chính bản thân mình.


Cho nên mặc dù cô đã đứng trước của nhà nhưng cô vẫn do dự, cô không muốn van xin họ nuôi cô, cô không muốn kể khổ, cũng không muốn họ nhận cháu ngoại là cô.


Mặt khác, ngay tại lúc này cô lại nhớ đến bà ngoại, mẹ cô lúc nào cũng nhớ thương bà ngoại. Có lẽ phải đợi đến lúc cô có tiền, tự nuôi được thân mình thì quay lại thăm viếng cũng không muộn.


Là thăm viếng chứ không phải là xin ăn nhờ ở đậu.


Mặt trời lặn dần về phía tây, ráng chiều đỏ sậm một góc trời. Tiếng cười đùa giòn giã vang ra từ phía thư viện, chắc là đến giờ tan học rồi.


Đường Cảnh Ngọc phủi mông đứng lên, liếc mắt nhìn tấm biển màu đen trước cửa rồi xoay người rời đi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top