economic words

Bong bóng kinh tế (Economic bubble)

Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là "bong bóng đầu cơ", "bong bóng thị trường", "bong bóng tài chính" hay "speculative mania") là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững. Mức giá cao thái quá này của thị trường không hề phản ánh mức độ thỏa dụng hay sức mua của người tiêu dùng theo như các lý thuyết kinh tế thông thường.

Bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ sở, làm cho giá bị đẩy lên cao, do vậy càng khuyến khích hoạt động đầu cơ hơn nữa. Theo sau bong bóng kinh tế bao giờ cũng là một cú giảm giá đột ngột, được gọi là sự sụp đổ của thị trường hay "bong bóng vỡ". Cả giai đoạn bong bóng phình to và giai đoạn bong bóng nổ đều là kết quả của hiện tượng "phản ứng thuận chiều", khi đại đa số những người tham gia thị trường đều có phản ứng đồng nhất với nhau. Giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế bao giờ cũng biến động vô cùng thất thường, hỗn loạn và gần như không thể dự đoán được nếu chỉ căn cứ vào cung, cầu trên thị trường.

Cơ chế của bong bóng kinh tế thường được giải thích bằng một lý thuyết có tên là "lý thuyết về kẻ ngốc hơn". Lý thuyết này giải thích hành vi của những người tham gia vào một thị trường với sự lạc quan thái quá (anh ngốc). Những anh ngốc này sẵn sàng mua những hàng hóa được định giá quá cao, với mong đợi sẽ bán được nó cho một tay đầu cơ tham lam khác (kẻ ngốc hơn) ở một mức giá cao hơn nhiều. Bong bóng sẽ tiếp tục phình to thêm chừng nào mà anh chàng ngốc này vẫn còn tìm được một kẻ ngốc hơn mình sẵn sàng mua những hàng hóa đó. Và bong bóng kinh tế sẽ kết thúc khi anh ngốc cuối cùng trở thành "kẻ ngốc nghếch nhất", người trả giá cao nhất cho thứ hàng hóa được định giá quá cao và không tìm được người mua nào khác cho chúng, lúc đó bóng nổ.

Các nhà kinh tế học nhìn nhận bong bóng kinh tế như một hiện tượng gây tác động tiêu cực lên nền kinh tế, bởi vì các nguồn lực được phân bổ vào những mục đích không tối ưu. Thêm vào đó, khi bong bóng nổ, nó có thể gây thiệt hại một khối lượng của cải khổng lồ đồng thời kèm theo một giai đoạn bất ổn kinh tế kéo dài. Hậu quả của bong bóng kinh tế không chỉ tàn phá nền kinh tế của một quốc gia, mà ảnh hưởng của nó có khi còn lan ra ngoài biên giới.

Một đặc trưng quan trọng của bong bóng kinh tế là ảnh hưởng của nó đến thói quen tiêu dùng. Những người tham gia vào thị trường trong đó các tài sản được định giá quá cao có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, vì họ có cảm giác là họ giàu hơn. Nhiều nhà quan sát lấy thị trường bất động sản ở Anh, Úc, Tây Ban Nha và nhiều vùng của Mỹ trong thời gian gần đây làm ví dụ cho ảnh hưởng này. Ngay cả ở Việt Nam, năm 2006, khi thị trường chứng khoán nóng lên, thị trường bất động sản đang đóng băng bỗng nhiên cũng ấm trở lại. Đến một lúc nào đấy, sớm muộn rồi bong bóng cũng vỡ, những người nắm giữ những tài sản bị định giá quá cao này lại bắt đầu có cảm giác nghèo đi, đồng thời từ bỏ thói quen tiêu dùng tùy tiện của mình, gây cản trở đến tăng trưởng kinh tế, và tệ hơn, làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế. Do đó, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Ngân hàng Trung ương là phải để mắt đến sự tăng giá bất thường trên các thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán, để nhanh chóng tiến hành những biện pháp ưu tiên nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ quá mạnh đối với các tài sản tài chính.

Khi hiện tượng bong bóng kinh tế diễn ra trên thị trường chứng khoán người ta gọi đó là "bong bóng chứng khoán". Thực ra rất khó phân biệt một bong bóng chứng khoán với một thị trường theo chiều giá lên thông thường, người ta chỉ có thể làm được điều đó khi tất cả đã xảy ra rồi, nếu có sự "nổ bóng" thì đó mới đúng là bong bóng.

Điểm lại lịch sử kinh tế thế giới có thể kể ra rất nhiều bong bóng kinh điển như:

Vụ đầu cơ hoa Tulip (1637)

Vụ công ty South Sea Company (1720)

Cuộc Đại Suy Thoái (1929-1933)

Bong bóng kinh tế Nhật (thập niên 1980)

Bong bóng dotcom (1995 - 2000)

Bong bóng Poseidon (1970)

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product/GDP)

Tổng sản phẩm quốc nội thường được viết tắt ngay cả trong tiết Việt là GDP, từ cụm từ đầy đủ tiếng Anh tương đương nghĩa: Gross Domestic Product, là một con số thống kê cho biết tổng mức thu nhập của toàn nền kinh tế quốc dân và tổng mức chi tiêu trên đầu ra của hàng hóa và dịch vụ. GDP là số đo về giá trị của hoạt động kinh tế quốc gia. Nói cách khác, GDP mô tả sự vận hành trơn tru của bộ máy kinh tế một đất nước. Các quốc gia có nền kinh tế và khoa học kinh tế phát triển như Hoa Kỳ và Tây Âu thường tính GDP cho từng quý. (Ví dụ, cơ quan chuyên trách việc này của Hoa Kỳ là Bureau of Economic Analysis - Văn phòng Phân tích Kinh tế; Cơ quan trực thuộc Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, US Department of Commerce.)

Để tính GDP, người ta sử dụng rất nhiều các dữ liệu sơ cấp, được tập hợp từ các nguồn thống kê ổn định khác nhau. Mục tiêu của việc tính GDP là tập hợp các thông tin rời rạc lại thành một con số bằng thước đo tiền tệ, ví dụ Đồng Việt Nam (VNĐ) hay đô-la Mỹ (US Dollar) -- con số nói lên giá trị của tổng thể các hoạt động kinh tế của nền kinh tế trong một giai đoạn đã cho nào đó (quý, nửa năm hay một năm). Đây là các công việc vất vả và cần sự phối hợp nguồn lực xã hội lớn, dưới sự điều hành của cơ quan chuyên trách. Các số liệu GDP cũng đôi lúc không nhất quán, và trong nhiều trường hợp phải hiệu chỉnh.

Có hai cách xem xét số thống kê GDP. Một mặt, ta có thể xem GDP như là tổng mức thu nhập của tất cả mọi người dân trong một nền kinh tế. Mặt khác, ta xét GDP như tổng mức chi tiêu của nền kinh tế trên tổng đầu ra sản xuất trong năm về hàng hóa và dịch vụ. Cách nào cũng nhằm để đo hiệu suất vận hành của nền kinh tế bằng giá trị tiền tệ. Một nền kinh tế có GDP lớn cũng có nghĩa là có sản lượng đầu ra hàng hóa và dịch vụ lớn, và như vậy, nền kinh tế đó có thể thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của các hộ gia đình, công ty và chính phủ.

Để có thể hiểu rõ và đầy đủ hơn về GDP, người ta buộc phải nghiên cứu cả khái niệm hạch toán thu nhập quốc dân, là một hệ thống hạch toán được sử dụng để thống kê-đo lường GDP cũng như một số thống kê kinh tế vĩ mô quan trọng khác.

Quy tắc tính toán GDP: Dựa trên khái niệm cơ sở, để tính GDP thực tế của một nền kinh tế phức tạp, chúng ta cần một định nghĩa GDP có độ chính xác cao hơn:

"GDP là giá trị thị trường của tổng cộng tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nền kinh tế qua một giai đoạn nhất định."

Sự phức tạp của công việc tính GDP là do phải cộng tổng quá nhiều hàng hóa và dịch vụ cuối cùng sản xuất ra trong nền kinh tế. Chuối, cam, táo, xe ô-tô, dịch vụ cắt tóc, ngân hàng...

Nhưng nền kinh tế còn có cả những hàng hóa đã qua sử dụng (đồ cũ), ví dụ người sưu tầm đồng hồ Omega ở Hà Nội có thể bán một chiếc Omega cũ với giá 2000 đô-la Mỹ (hay 32 triệu VND vào cuối năm 2007), nhưng số tiền đó không được tính là một phần của GDP. GDP chỉ đo lường giá trị của hàng hóa và dịch vụ mới được sinh ra trong thời gian đó. Bán đồ cũ không được tính vào GDP.

Xử lý hàng hóa tồn kho chưa tiêu thụ ra sao? Giả sử ông chủ hàng bánh sử dụng nhân công sản xuất bánh. Ông phải trả lương, nhưng lại không bán được bánh. Giao dịch này ảnh hưởng GDP ra sao? Câu trả lời nằm ở tình trạng của lượng bánh chưa bán được. Chẳng hạn, bánh có thể bị hư hỏng. Trường hợp này, tổng mức chi tiêu bằng lương nhân công chính là lượng thua lỗ của ông chủ bánh. Nền kinh tế không nhận được thêm dù chỉ một xu GDP. Khi này giao dịch không gây tác động nào làm thay đổi GDP. Nhưng nếu giả sử bánh vẫn tốt, được đưa vào kho hàng để bán dần sau này, giao dịch được xử lý khác. Chủ công ty kinh doanh lương thực được giả định đã "mua" bánh của hàng bánh. Khi này thu nhập tăng lên, đồng thời mức chi tiêu vào kho hàng của công ty kinh doanh cũng tăng lên. Nghĩa là GDP của nền kinh tế tăng. Nếu sau này hàng bán ra? Lúc này cũng giống như trường hợp ở trên "bán hàng đã qua sử dụng." GDP không thay đổi ở giao dịch cuối này.

Hàng hóa trung gian và giá trị gia tăng. Nói chung hàng hóa có thể trải qua các giai đoạn sản xuất trung gian, tức là nguyên liệu ban đầu được sơ chế thành hàng hóa trung gian, rồi lại bán tiếp cho một công ty khác để xử lý tới thành phẩm. Nguyên tắc là GDP chỉ tính tới giá trị của hàng hóa cuối cùng. Ví dụ, bánh mỳ pâté sản xuất ra ở chợ Hàng Da, Hà Nội thì tính vào GDP, nhưng miếng pâté thì không được tính nữa, vì nó đã nằm trong cái bánh mỳ ở dạng sản phẩm cuối cùng rồi. Một cách tính GDP là lấy tổng cộng tất cả các giá trị gia tăng nằm trong các công đoạn khác nhau của sản xuất. Trong chỉnh thể một nền kinh tế, tổng cộng tất cả các phân khúc giá trị gia tăng sẽ bằng tổng giá trị các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng sản xuất ra.

Bất động sản nhà ở và giá trị quy đổi. Hầu hết hàng hóa và dịch vụ đều có thể có thị giá để tính mức đóng góp vào GDP. Nhưng một số khác thì không mấy khi được giao dịch trên thị trường. Người ta buộc phải dùng một loại giá trị quy đổi để thống kê. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bất động sản nhà ở. Một người thuê nhà trả tiền thuê, và tạo thu nhập cho người sở hữu nhà. Tiền thuê đó là một phần của GDP. Nhưng nhiều người sống trong nhà của mình. Dù người ta có thể không trả tiền thuê, nhưng vẫn có dịch vụ tự cung cấp về nhà ở, tương đương với một mức tiền thuê người khác phải trả nào đó. GDP tính cả "tiền thuê nhà" mà người sở hữu nhà "tự trả" cho mình. (Thực tế thì không có giao dịch trả tiền đó). Để thống nhất thì việc quy đổi giá trị này cũng cần nguyên tắc. Các giá trị GDP khác cũng cần quy đổi là dịch vụ công của xã hội như cảnh sát, chữa cháy, dịch vụ công của các chính khách (ví dụ ở Quốc Hội)...

Về nguyên tắc, GDP loại trừ tất cả các quy đổi về giá trị tạo ra của "nền kinh tế ngầm." Nền kinh tế ngầm là một phần của mọi nền kinh tế quốc gia, nhưng được che dấu, không khai báo, hoặc nhằm mục đích trốn thuế (ví dụ, kinh doanh bất động sản không khai báo) hoặc là hoạt động đó bị pháp luật cấm hoàn toàn (ví dụ, buôn bán ma túy).

__________________

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP (Gross National Product) )

Tổng sản phẩm quốc dân hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước).

Sản phẩm cuối cùng là hàng hóa được tiêu thụ cuối cùng bởi những người tiêu dùng chứ không phải là những sản phẩm được sử dụng như là sản phẩm trung gian trong sản xuất những sản phẩm khác. Ví dụ, một chiếc ô tô bán cho người tiêu dùng là một sản phẩm cuối cùng; các thành phần như lốp được bán cho nhà sản xuất ô tô là sản phẩm trung gian. Cũng chiếc lốp đó, nếu bán cho người tiêu dùng thì nó lại là sản phẩm cuối cùng. Chỉ có sản phẩm cuối cùng mới được tính trong thu nhập quốc gia, do việc đưa cả sản phẩm trung gian vào sẽ dẫn tới việc tính kép làm tăng ảo giá trị thực sự của thu nhập quốc gia. Ví dụ, trong trường hợp chiếc lốp được bán cho nhà sản xuất ôtô, giá trị của nó đã được tính khi nó được nhà sản xuất lốp bán cho nhà sản xuất ô tô, nếu sau đó một lần nữa được tính trong giá trị chiếc ô tô khi nhà sản xuất ô tô bán cho người tiêu dùng thì sẽ làm cho giá trị GNP tăng lên.

Thu nhập được tính như là một phần của GNP, phụ thuộc vào ai là chủ sở hữu các yếu tố sản xuất chứ không phải là việc sản xuất diễn ra ở đâu. Ví dụ, một nhà máy sản xuất ô tô do chủ sở hữu là công dân Mỹ đầu tư tại Việt Nam thì lợi nhuận sau thuế từ nhà máy sẽ được tính là một phần của GNP của Mỹ chứ không phải của Việt Nam bởi vì vốn sử dụng trong sản xuất (nhà xưởng, máy móc, v.v.) là thuộc sở hữu của người Mỹ. Lương của công nhân người Việt là một phần của GNP của Việt Nam, trong khi lương của công nhân Mỹ làm việc tại đó là một phần của GNP của Mỹ. Có nhiều cách tính tổng sản phẩm quốc dân, dưới đây là cách tính theo quan điểm chi tiêu xã hội:

GNP = C + I + G + (X - M) + NR

Trong đó:

C = Chi phí tiêu dùng cá nhân

I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội

G = Chi phí tiêu dùng của nhà nước

X = Kim ngạch xuất khẩu ròng các hàng hóa và dịch vụ

M = Kim ngạch nhập khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ

NR= Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng)

Còn một chỉ số khác hay được nhắc kèm với GNP đó là chỉ số GNI_Gross National Income, tức Tổng thu nhập quốc gia hay Tổng thu nhập quốc dân. Giá trị của nó tương đương với giá trị của GNP. Tuy nhiên, người ta phân biệt chúng, do cách thức tiếp cận vấn đề là dựa trên các cơ sở khác nhau. GNP dựa trên cơ sở sản xuất ra sản phẩm mới, còn GNI dựa trên cơ sở thu nhập của công dân. Điều này là quan trọng để tiếp cận các khái niệm NNP và NNI. Khi đó phải tính đến khấu hao và các loại thuế gián tiếp, và NNI sẽ luôn luôn nhỏ hơn NNP một lượng bằng giá trị của thuế gián tiếp.

__________________

VN-Index, Chỉ số chứng khoán Việt Nam (VN-Index)

Chỉ số chứng khoán Việt Nam ký hiệu là VN-Index. VN-Index xây dựng căn cứ vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết. Với hệ thống chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát.

VN-Index được tính theo công thức sau:

VN-Index = å [( P 1i x Q1i ) x 100 ) / P0i x Q0i )]

Trong đó:

P1i : Giá hiện hành của cổ phiếu i

Q1i: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i

P0i : Giá của cổ phiếu i thời kỳ gốc

Q0i : Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kỳ gốc

Các trường hợp điều chỉnh và cách điều chỉnh:

1. Khi trên thị trường xảy ra trường hợp niêm yết mới hay tổ chức niêm yết tiến hành tăng vốn, hệ số chia sẽ được điều chỉnh như sau:

D1 = D0 x V1 / (V1- AV )

Trong đó:

D1: Hệ số chia mới

D0: Hệ số chia cũ ( D0 = å P0i x Q0i )

V1: Tổng giá trị hiện hành của các cổ phiếu niêm yết

( V1 = å P1i x Q1i )

AV: Giá trị điều chỉnh cổ phiếu

2. Khi huỷ niêm yết hay tổ chức niêm yết tiến hành giảm vốn, hệ số chia mới sẽ được tính như sau:

D1 = D0 x V1 / ( V1+ AV)

IPO (IPO - Initial Public Offering)

IPO (chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Initial Public Offering) có nghĩa là phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu. Theo thông lệ tài chính trong kinh doanh, việc phát hành này có nghĩa là một doanh nghiệp lần đầu tiên huy động vốn từ công chúng rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông, nghĩa là cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu đúng nghĩa và người nắm giữ có quyền biểu quyết tương ứng trong các kỳ họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên hay bất thường. Một phần của IPO có thể là chuyển nhượng cổ phần của cổ đông hiện hữu.

Như vậy, IPO với mỗi doanh nghiệp chỉ có một lần duy nhất, và sau khi đã IPO thì các lần tiếp theo sẽ được gọi là phát hành cổ phiếu trên thị trường thứ cấp. IPO có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp, vì với bất kỳ doanh nghiệp nào, đây cũng là thử thách đầu tiên và quan trọng nhất đối với hàng loạt khía cạnh vận hành. Nguyên nhân của thử thách này là do doanh nghiệp trước khi được phép huy động vốn rộng rãi phải đảm bảo hàng loạt các điều kiện phát hành ngặt nghèo và qui chế báo cáo thông tin rất nghiêm khắc.

IPO hoàn toàn khác với việc một cổ đông hiện hữu bán lượng cổ phần đang nắm giữ; hành vi sau này gọi là Chào bán Cổ phần (Offer for Sale).

Về mặt thủ tục, tiến trình IPO thường liên quan tới một hay một số công ty tài chính đặc biệt gọi là Ngân hàng đầu tư, ở Việt Nam vẫn gọi là các Công ty chứng khoán. Những trung gian tài chính này làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ và bảo lãnh phát hành. Công ty tiến hành bán cổ phần bằng IPO được gọi là "Nhà phát hành." Những vụ bảo lãnh phát hành lớn thường do một nhóm các ngân hàng đầu tư hợp thành một xanh-đi-ca (syndicate) để phân chia công việc và rủi ro. Trong số này có một tổ chức đứng ra làm Nhà bảo lãnh chính, và chiếm hết phần lớn phí bảo lãnh phát hành. Trên thế giới, mức phí này có thể lên tới 8% của tổng số tiền cổ phần bán được và kèm theo nhiều điều khoản khác.

Cách thức bán của IPO

Việc chào bán cổ phần ra công chúng rộng rãi lần đầu tiên có nhiều cách thức tiến hành. Các dạng có thể là: (1) Đấu giá kiểu Hà-Lan; (2) Bảo lãnh cam kết; (3) Dịch vụ với trách nhiệm cao nhất; (4) Mua buôn để chào bán lại; và (5) Tự phát hành.

Do lượng thủ tục pháp lý và chế tài khá chặt chẽ và rắc rối, mỗi vụ IPO thường cần một vài công ty luật hỗ trợ. IPO có thể bao gồm một phần trong đó việc cổ đông hiện tại chuyển nhượng quyền sở hữu với số cổ phiếu hiện tại theo cách ta goi là giao dịch thứ cấp, mặc dù vai trò được nhấn mạnh chủ yếu của IPO là phát hành mới và lần đầu ra công chúng để huy động một lượng vốn góp đáng kể. Tuy nhiên, theo thông lệ thế giới cả luật pháp chứng khoán lẫn qui ước của các công ty bảo lãnh phát hành đều hạn chế chức năng chuyển nhượng lượng cổ phần hiện hành theo phương thức giao dịch thứ cấp.

IPO thường được bán cho các nhà đầu tư tổ chức, với qui mô lớn và cũng dành ra một tỷ lệ nhỏ cổ phần bán cho các khách hàng cá nhân quan trọng do công ty bảo lãnh đứng ra dàn xếp. Ở các thị trường đã phát triển, nhà phát hành thường thả lỏng một điều khoản cho phép nhà bão lãnh có thể tự ý tăng qui mô phát hành IPO lên tới 15% so với dự kiến theo kế hoạch đã thống nhất để linh hoạt phản ứng trước nhu cầu thị trường, gọi là phương án greenshoe. Greenshoe là điều khoản được nhất trí thực thi khi nhu cầu thị trường tăng quá cao, đẩy giá lên, thì việc phát hành thêm tối đa 15% giúp bình ổn giá. Đôi lúc nhà phát hành không đồng ý vì họ không có kế hoạch sử dụng số tiền do tăng thêm lượng cổ phần bán ra.

Giá cổ phần qua IPO

Nhiều nghiên cứu nghiêm túc bằng lý thuyết thực chứng trên thế giới cho thấy rằng ở phạm vi rất rộng, thường giá cổ phần bán qua IPO được định giá dưới mức thị trường. Hiệu ứng dưới giá này nhằm tạo ra sức hấp dẫn cho các cổ phiếu giao dịch thứ cấp sau IPO, tạo ra thanh khoản tốt về lâu dài cho công ty.

Dấu lặng thị trường

Sau giai đoạn IPO ồn ào, giao dịch cổ phiếu thứ cấp đi vào giai đoạn "dấu lặng." Theo qui định nhiều thị trường các công ty bảo lãnh và những người có liên quan mật thiết tới vận hành kinh doanh của doanh nghiệp bị cấm đưa ra các dự báo về doanh thu và lợi nhuận tương lai trong "giai đoạn dấu lặng." Trước kia, Ủy ban Giao dịch chứng khoán Mỹ áp dụng giai đoạn dấu lặng 25 ngày kể từ ngày IPO, nhưng tới năm 2002 đã tăng lên 40 ngày, nhằm tránh việc các đối tác có thông tin lũng đoạn và gây ảnh hưởng thiên lệch tới thị trường bằng thông tin.

Sau giai đoạn này, công ty bảo lãnh chính sẽ tiến hành công bố các nghiên cứu liên quan tới cổ phiếu của công ty IPO.

__________________

Hệ số tiêu chuẩn phản ánh hiệu quả vốn đầu tư (ICOR)[COLOR="Red"][/color]

ICOR là hệ số tiêu chuẩn phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư bằng cách đo lường để biết muốn tạo thêm được một đồng sản phẩm thì cần đưa thêm vào sử dụng bao nhiêu đồng vốn. Về mặt tính toán, công thức lý thuyết của ICOR như sau:

(1)

Tuy nhiên, do , do đó, ICOR còn có thể tính thông qua công thức tương đương:

(2)

Trong đó, Y là GDP, I là đầu tư, S là tiết kiệm, APS là hệ số mô tả xu hướng tiết kiệm bình quân và K là lượng vốn. Đó là một phần nội dung của mô hình kinh tế Harrod-Domar.

Mô hình Harrod-Domar ra đời trong thập niên 1930 và nghiên cứu kết quả hoạt động của nền kinh tế qua hàm sản xuất có dạng: và, trong đó T là yếu tố công nghệ.

Cổ phiếu OTC (Over-the-Counter Stocks)

Là loại chứng khoán không được mua bán chính thức trên các thị trường ngoại hối như NYSE, TSX, AMEX, v.v, thông thường bởi vì chúng không đạt được các yêu cầu của việc niêm yết. Đối với các chứng khoán như vậy, những nhà buôn và nhà môi giới thường thương lượng trực tiếp với nhau qua mạng máy tính hay qua điện thoại. Hoạt động của họ được giám sát bởi Hiệp hội buôn bán Chứng khoán Quốc gia (National Association of Securites Dealers). Cổ phiếu OTC thường chứa rất nhiều rủi ro bởi vì chúng không được coi là chứng khoán khoẻ và không có tính bền vững. Trên thị trường loại chứng khoán này không được giao dịch thường xuyên, và độ chênh giữa giá mua và giá bán thường lớn. Chính vì vậy việc nghiên cứu về loại chứng khoán này cũng khó mà đạt được các kết quả như mong muốn.

Thuật ngữ cũng được sử dụng để chỉ các chứng khoán nợ và các công cụ tài chính khác như chứng khoán phái sinh, được mua bán thông qua mạng lưới giao dịch.

Cổ phiếu OTC còn được gọi là cổ phiếu không được niêm yết "unlisted stock".

Mặc dù Nasdaq hoạt động như 1 mạng lưới giao dịch nhưng cổ phiếu trên Nasdaq nhìn chung không bị xếp vào loại OTC vì Nasdaq được coi là một thị trường chứng khoán.

Những công cụ tài chính như Trái phiếu cũng không được giao dịch trên thị trường hối đoái chính thức vì vậy cũng được coi là chứng khoán OTC. Hầu hết các công cụ nợ được giao dịch bởi các ngân hàng đầu tư là nơi chuyên giao dịch các loại chứng khoán như thế. Nếu 1 nhà đầu tư muốn mua hoặc bán trái phiếu, anh ta phải gọi đến ngân hàng là nơi giao dịch loại trái phiếu đó và yêu cầu niêm yết giá.

__________________

Hệ số thu nhập trên đầu tư (Return on Investment (ROI))

Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI) được sử dụng như là một cách thức tiện lợi để xác định mức độ ảnh hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu và tổng tài sản. Mục đích của công thức này là so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một công ty, và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu.

Thu nhập ròng Doanh số bán Thu nhập ròng

ROI = ------------------- x ------------------ = --------------------

Doanh số bán Tổng tài sản Tổng tài sản

Theo công thức trên thì tỷ lệ "Thu nhập ròng/Doanh số bán hàng" chính là thước đo biên lợi nhuận, và đó cũng chính là chỉ số phản ánh cách thức tạo ra lợi nhuận của công ty. Còn tỷ số "Doanh số bán hàng/Tổng tài sản" thể hiện cách thức công ty khai thác nguồn lực của mình để tạo ra doanh thu. Rõ ràng nếu khả năng sử dụng tài sản của công ty là không đổi thì hệ số thu nhập trên đầu tư phụ thuộc chặt chẽ vào biên lợi nhuận: tỉ suất lợi nhuận càng cao thì ROI càng cao và ngược lại. Trường hợp mức độ sử dụng nguồn lực không đổi mà vẫn có biên lợi nhuận cao phản ánh khả năng kinh doanh khéo léo của công ty: Marketing thu hút nhiều khách hàng, nắm được cơ hội bán hàng khi thị hiếu khách hàng đang tăng... Còn khi biên lợi nhuận không đổi, doanh số bán hàng càng cao thì chứng tỏ cách khai thác tài sản của công ty càng hiệu quả, và lúc đó kéo theo ROI cao.

Viết một cách ngắn gọn thì tỷ lệ thu nhập trên đầu tư được tính bằng cách chia thu nhập ròng (lợi nhuận) cho tổng giá trị tài sản của công ty nhân với 100 để thể hiện dưới dạng phần trăm . Hệ số này thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của một công ty với một lượng tài sản nhất định trong tay, chính vì vậy nó là một công cụ để ra quyết định tài chính cho các nhà đầu tư, như mua trái phiếu, cổ phiếu... Nhưng quan trọng hơn là đối với các nhà quản lý, ROI là chỉ tiêu thông thường về mức độ lợi nhuận mà mức độ đó lại được dùng để đánh giá hiệu quả của khả năng sử dụng các nguồn lực đã được giao phó cho công ty. Việc kiểm soát ROI sẽ giúp cho nhà quản lý đánh giá hiệu quả của công tác hoạch định và các hoạt động sản suất khác.

Hệ số thu nhập trên tài sản (Return On Assets - ROA )

Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. ROA được tính bằng cách chia thu nhập hàng năm cho tổng tài sản, thể hiện bằng con số phần trăm. Công thức tính như sau:

Trong đó Net income : thu nhập ròng

Total assets : tổng tài sản

Chú ý : một số nhà đầu tư có cộng cả chi phí lãi vay vào thu nhập ròng trong công thức tính toán trên vì họ thích sử dụng doanh thu hoạt động trước lãi vay.

ROA sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.

Tài sản của một công ty thì được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Ví dụ nếu công ty A có thu nhập ròng là 1 triệu $, tổng tài sản là 5 triệu$, khi đó ROA là 20%, tuy nhiên nếu công ty B cũng thu được khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 triệu $, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy công ty A hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận. Và do đó, công việc khó khăn nhất của người quản lý là phân bổ vốn và các nguồn lực một cách khôn ngoan. Bất kì ai cũng có thể kiếm lời bằng cách quăng cả núi tiền ra để giải quyết rắc rối nào đó. Tuy nhiên chỉ có rất ít các nhà quản lý có khả năng kiếm những món lợi lớn mà chỉ cần đầu tư khoản tiền nhỏ.

Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỉ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà nó bỏ ra để chi cho các hoạt động đầu tư, đó hiển nhiên không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món hời.

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE- Return on Equity)

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông (hay trên giá trị tài sản ròng hữu hình).

ROE= Lợi nhuận ròng / Vốn cổ phần

Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng theo niên độ kế toán sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi nhưng trước khi trả cổ tức cho cổ phần thường, chia cho toàn bộ vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ phần) vào lúc đầu niên độ kế toán. Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:

ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.

ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì chúng ta phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không

__________________

Tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng (Return On Capital Employed - ROCE)

Hiểu một cách đơn giản ROCE là chỉ số thể hiện khả năng thu lợi nhuận của một công ty dựa trên lượng vốn đã sử dụng. RCOE được tính toán theo công thức:

ROCE = Profit Before Interest and Taxation

Capital Employed

Trong đó:

Profit Before Interest and Taxation: Lợi nhuận trước thuế và trả lãi

Capital employed: vốn sử dụng

Trong công thức tính toán trên, phần tử số (thu nhập) bao gồm các khoản lợi nhuận trước thuế, các khoản thu nhập bất thường và khoản trả cổ tức. Các số liệu này đều có thể thu thập trên báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. Mẫu số (lượng vốn công ty đã sử dụng) bao gồm tổng giá trị của các cổ phiếu thông thường và cổ phiếu ưu đãi, các khoản nợ, các khoản thuê tài chính và các khoản dự phòng. Các số liệu này có thể thu thập từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Đối với những nhà đầu tư mới gia nhập sân chơi thì ROCE là một chỉ số tốt để so sánh khả năng sinh lời của các công ty, tương tự như biên lợi nhuận. Thêm vào đó ROCE còn có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty.

Ví dụ: Giả sử rằng công ty A kiếm được khoản lợi nhuận là 100$ trên doanh thu 1000$, công ty B kiếm được 150$ tiền lãi trên tổng doanh thu là 1000$. Nếu xét về mức sinh lợi đơn thuần, B có biên lợi nhuận là 15%, A có biên lợi nhuận là 10%. Tuy nhiên, nếu giả sử rằng lượng vốn mà A sử dụng là 500$, B sử dụng là 1000$. Khi đó tỉ lệ ROCE của A và B tương ứng là 20% và 10%. Như vậy rõ ràng là công ty A đã sử dụng vốn hiệu quả hơn công ty B.

Các nhà đầu tư cũng nên so sánh ROCE của một công ty với chi phí vay vốn hiện tại. Nếu một nhà đầu tư gửi tiết kiệm ngân hàng 100$ với mức lãi suất là 5% một năm, như vậy thu nhập trên vốn của anh ta là 5$. Khi đầu tư 100$ này vào một doanh nghiệp, nhà đầu tư bao giờ cũng kì vọng sẽ thu về một khoản tiền lời cao hơn nhiều so với mức 5$ như trên. Nhưng để tạo ra mức lãi cao, một công ty phải huy động vốn theo một cách ít tốn kém nhất, và ROCE đo lường khả năng này của công ty. Không có một điểm quy chuẩn nào cho các doanh nghiệp, nhưng thông thường thì ROCE ít nhất phải cao gấp đôi tỉ lệ lãi suất. Công ty nào có ROCE thấp hơn thì có nghĩa là nó đang sử dụng vốn một cách không hiệu quả.

Tính nhất quán là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động của một công ty. Nói cách khác, các nhà đầu tư nên tránh việc đầu tư dựa trên số liệu ROCE trong chỉ một năm, thay vào đó hãy xem xét chỉ số này qua các năm. Nếu một doanh nghiệp có thu nhập trên mỗi đồng vốn sử dụng tăng qua các năm thì doanh nghiệp đó sẽ có giá hơn các doanh nghiệp khác. Nhưng cũng hãy cẩn thận với sự sụt giảm ROCE vì đây là dấu hiệu cho thấy công ty đang mất đi lợi thế của mình.

Vì được dùng để đo lường mức sinh lợi của một công ty so với lượng vốn mà nó sử dụng nên ROCE là chỉ số rất quan trọng đối với các công ty có mức độ tập trung vốn cao như các công ty truyền thông, năng lượng, các công ty công nghiệp nặng, và đặc biệt quan trọng đối với các công ty xăng dầu.

Tuy nhiên, ROCE cũng có thể phản ánh không chính xác hiệu quả của các doanh nghiệp có lượng tiền dự trữ lớn. Lượng tiền này được tính là một phần của số vốn mà doanh nghiệp sử dụng thậm chí ngay cả khi nó chưa được dùng tới, vì thế mà nó làm thổi phồng lượng vốn sử dụng của doanh nghiệp và làm giảm ROCE.

Ví dụ: một công ty có lợi nhuận là 15$ trên lượng vốn sử dụng là 100$, tức là ROCE = 15%. Trong 100$ tiền vốn thì có 40$ vừa được huy động và hiện vẫn chưa đầu tư sản xuất. Nếu chỉ tính lượng vốn thực sử dụng thì con số ROCE còn ngoạn mục hơn, lên tới 25%. Những người theo trường phái bảo thủ còn cho rằng các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, R&D không được tính là bộ phận cấu thành vốn sử dụng (capital employed), vì thế phải trừ các khoản này đi.

Nghiên cứu và phát triển (Research And Development - R&D )

Đây là hoạt động điều tra của một doanh nghiệp nhằm mục đích xem xét khả năng phát triển sản phẩm và quy trình mới hoặc nhằm cải tiến sản phẩm và quy trình hiện tại. Hoạt động nghiên cứu và phát triển là một phương thức trong đó các doanh nghiệp có thể xem xét đánh giá triển vọng tăng trưởng trong tương lai bằng cách phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến, hoàn thiện và mở rộng hoạt động của công ty.

Người ta thường nghĩ rằng hoạt động R&D luôn gắn liền với các công ty công nghệ cao, nắm trong tay những công nghệ mới, mũi nhọn hàng đầu. Rất nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng đã phải chi một lượng tiền lớn để cải tiến sản phẩm. Đơn cử, công ty Gillette không ngừng nỗ lực cải tiến sản phẩm dao cạo râu của mình để giữ củng cố và mở rộng thị phần, và tất nhiên nỗ lực đó đi kèm với một khoản chi không nhỏ cho hoạt động R&D. Trung bình, phần lớn các công ty chỉ chi một tỉ lệ nhỏ trong thu nhập của mình cho hoạt động R&D (khoảng 5%). Tuy nhhiên các công ty dược, phần mềm, chất bán dẫn có xu hướng chi nhiều hơn cho hoạt động này.

Hoạt động nghiên cứu phát triển đóng vai trò nền tảng cho sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. Trong giai đoạn khó khăn, các công ty thường có xu hướng cắt giảm khoản chi này, thường là các khoản chi cho khoa học, công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm mới, quy trình mới và dịch vụ mới_khoản chi này thuộc bộ phận tập có mức độ tập trung vốn cao nhất trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên các nhà đầu tư cần chú ý rằng doanh nghiệp nào cắt giảm đầu tư cho R&D quá nhiều thì doanh nghiệp đó không những sẽ gặp khó khăn trong hiện tại mà còn có thể bị ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng trong tương lai.

Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, lượng sản phẩm tung ra thị trường sẽ ít hơn do sự giảm sút trong mức cầu nên việc cắt giảm chi phí là điều hợp lý. Tuy nhiên các nhà đầu tư cũng cần nhận thức được rằng khi nền kinh tế khởi sắc trở lại thì công ty nào nhanh chân đưa ra thị trường sản phẩm mới thì công ty đó sẽ thắng thế. Thêm vào đó, ngân sách R&D lớn thường biểu hiện một nguồn tài chính mạnh. Chính vì vậy một dấu hiệu cho thấy công ty đang gặp khó khăn đó là tăng trưởng dựa trên cắt giảm ngân sách cho R&D.

__________________

Dòng tiền chiết khấu (Discounted Cash Flow - DCF )

DCF là một cách thức để đánh giá mức độ hấp dẫn của một cơ hội đầu tư. Các nhà phân tích thường dùng phương thức này để quy dòng tiền tương lai của một dự án cụ thể về giá trị hiện tại từ đó đánh giá được mức độ khả thi của một dự án đầu tư. Nếu như dòng tiền tương lai sau khi qua chiết khấu có giá trị lớn hơn chi phí đầu tư hiện tại của dự án thì đây có thể sẽ là một cơ hội đầu tư tốt.

Có rất nhiều biến số ẩn chứa trong việc phân tích dòng tiền và dòng tiền chiết khấu. Tuy việc tính toán DCF là rất phức tạp song mục đích của việc phân tích DCF chỉ nhằm đánh giá lượng tiền mà nhà đầu tư có thể thu được từ một hoạt động đầu tư và từ đó điều chỉnh giá trị của tiền tệ theo thời gian.

Việc ứng dụng DCF mang lại nhiều tiện ích, tuy nhiên nó cũng có những sai sót nhất định. DCF chỉ đơn thuần là một công cụ tính toán, vì vậy không thể tránh được những sai lệch. Một sự thay đổi nhỏ trong yếu tố đầu vào có thể dẫn tới thay đổi lớn về trị giá của một công ty. Người ta thường cố gắng điều chỉnh dòng tiền đạt được một hạn mức nhất định.

Mọi người thường không hiểu được vì sao các nhà phân tích chứng khoán lại có thể định giá một công ty tương đối giống nhau hay tại sao mà mức giá họ dự đoán lại khác nhau nhiều đến thế. Câu trả lời đơn giản nằm ở chỗ họ sử dụng phương thức DCF như thế nào? Tuy nhiên nếu bạn là nhà đầu tư bạn không nhất thiết phải dựa trên nhận định của các chuyên gia phân tích. Bằng việc so sánh đối chiếu, sử dụng đúng công cụ, chính bạn cũng có thể định giá một công ty bằng phương pháp DCF. Nói một cách đơn giản thì phương pháp DCF nhằm tìm ra giá trị hiện tại của công ty dựa trên việc phân tích lượng tiền mà công ty đó có khả năng tạo ra trong tương lai. Ví dụ nếu ai đó yêu cầu bạn lựa chọn giữa việc nhận 100USD vào ngày hôm nay và nhận đúng số tiền đó sau 1năm. Chắc bạn sẽ chọn cách thứ nhất vì bạn biết rằng bạn có thể đầu tư và kiếm được hơn 100 USD sau 1 năm. Điều đó có nghĩa là số tiền mà bạn sẽ có trong tương lai sẽ trị giá bằng 100 USD ngày hôm nay - hay nói cách khác giá trị chiết khấu dòng tiền là 100 USD. Tính toán cho toàn bộ số tiền mà bạn kì vọng công ty sẽ tạo ra trong tương lai, bạn sẽ biết được giá trị hiện tại của công ty là bao nhiêu.

Với tư cách là một nhà đầu tư, bạn sẽ rất có lợi nếu sử dụng thành thạo phân tích DCF. Đối với những nhà đầu tư mới gia nhập sân chơi đây là công cụ để kiểm tra lại mức giá trên các bản báo cáo của người môi giới chứng khoán. Các phân tích DCF yêu cầu phải tính đến các nhân tố ảnh hưởng đến công ty như tốc độ tăng doanh thu trong tương lai, lợi nhuận biên...Ngoài ra cũng cần tính toán tỉ lệ chiết khấu, nhân tố phụ thuộc nhiều vào tỉ lệ lãi suất phi rủi ro, chi phí huy động vốn, và các rủi ro đối với cổ phiếu của công ty.Tất cả các nhân tố này sẽ cho bạn những nhận định đúng đắn về các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu, và điều đó có nghĩa là bạn có thể tin tưởng răng mình đã trả đúng giá cho mỗi cổ phiếu mua về

Giá trị hiện tại thuần (NPV - Net present value)

Giá trị hiện tại thuần là hiệu số của giá trị hiện tại dòng doanh thu (cash inflow) trừ đi giá trị hiện tại dòng chi phí (cash outflow) tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn. Khái niệm giá trị hiện tại thuần đựơc sử dụng trong hoạch định ngân sách đầu tư (capital budgeting), phân tích khả năng sinh lợi của một dự án đầu tư, hay cả trong tính toán giá cổ phiếu .

NPV được tính theo công thức sau

Trong đó:

t - thời gian tính dòng tiền

n - tổng thời gian thực hiện dự án

r - tỉ lệ chiết khấu

Ct - dòng tiền thuần tại thời gian t

C0 - chi phí ban đầu để thực hiện dự án

Việc tính toán NPV rất hữu ích khi chuẩn bị ngân sách cho một dự án, bằng phép tính này nhà đầu tư có thể đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại dòng doanh thu dự kiến trong tương lai có bù đắp nổi chi phí ban đầu hay không. Với một dự án cụ thể, nếu NPV dương thì nhà đầu tư nên tiến hành dự án và ngược lại khi NPV âm. Tuy nhiên trong trường hợp có hai sự lựa chọn đầu tư loại trừ lẫn nhau trở lên thì nhà đấu tư còn phải xét đến chi phí cơ hội nữa, lúc này, dự án nào có NPV cao nhất sẽ được tiến hành.

Ví dụ: một doanh nghiệp dự định đưa ra thị trường một dòng sản phẩm mới. Chi phí ban đầu để sản xuất sản phẩm này (tiền mua sắm máy móc, thiết bị, chi phí đào tạo nhân viên...) là $100,000. Các chi phí quản lý dự kiến là $5,000/năm. Doanh thu từ sản phẩm này dự kiến là $30,000/năm. Tỉ suất hoàn vốn là 10%. Sản phẩm này dự kiến sẽ bán trong vòng 6 năm.

Theo công thức ở trên ta có thể tính toán giá trị hiện tại thuần của dự án là:

NPV = -100000 + (30000-5000)/1.11 + (30000-5000)/1.12 + (30000-5000)/1.13 + (30000-5000)/1.14 + (30000-5000)/1.15 + (30000-5000)/1.16 = $8881.52 > 0

Vậy nên tiến hành sản xuất loại sản phẩm mới này.

Việc tính toán NPV phụ thuộc rất nhiều vào tham số tỉ lệ chiết khấu r, mỗi nhà đầu tư lại có cách đánh giá r riêng của mình. Ngoài ra dòng doanh thu, dòng chi phí không đồng đều, giá trị thanh lý tài sản cố định giữa các năm cũng sẽ làm cho việc tính toán trở nên phức tạp hơn nhiều.

__________________

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserve (FED)

)

Cục dự trữ liên bang Mỹ, gọi tắt là FED, là Ngân hàng trung ương của nước Mỹ. Trong vai trò của một Ngân hàng trung ương, FED là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của Chính phủ liên bang. FED được xây dựng để đảm bảo duy trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, an toàn hơn, và ổn định hơn. Trong quá trình tồn tại và phát triển cùng với lịch sử nước Mỹ, FED ngày càng chứng mình được vai trò vô cùng quan trọng của nó trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế Mỹ.

Được thành lập ngày 23/12/1913 theo đạo luật mang tên "Federal Reserve Act" do tổng thống Woodrow Wilson kí, FED là một mạng lưới gồm 12 Ngân hàng dự trữ liên bang và một số chi nhánh khác. Về mặt quản lý, FED chia nước Mỹ làm 12 khu vực, được gọi là các "Quận" (District), mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một quận và được đặt tên theo tên thành phố mà nó đặt trụ sở, đó là Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas, San Francisco, trong đó Ngân hàng dự trữ New York có vai trò nổi bật hơn một chút so với các ngân hàng còn lại.

Lãnh đạo FED là Ban thống đốc (Board of Governors) gồm có 7 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. 7 thành viên của Ban thống đốc đóng vai trò như là đa số trong Uỷ ban thị trường mở Hoa Kì (FOMC), là cơ quan quyết định tất cả các chính sách tiền tệ của Mỹ. 5 thành viên còn lại của FOMC là chủ tịch của Ngân hàng dự trữ liên bang New York và 4 chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang khác. Nhiệm kì của mỗi thành viên Ban thống đốc kéo dài 14 năm, và các thành viên chỉ có thể được tái bổ nhiệm nếu nhiệm kì trước của ông ta không phải là một nhiệm kì trọn vẹn. Tổng thống tiếp tục bổ nhiệm Chủ tịch và phó Chủ tịch Ban thống đốc, hai người này giữ chức trong vòng 4 năm và có thể được tái bổ nhiệm không hạn chế chừng nào họ còn là thành viên của Ban thống đốc. Chủ tịch của FED hiện nay là Ben Bernanke, người đã thay thế Alan Greenspan vào ngày 01/01/2006. Alan Greenspan đã từng phục vụ ở cương vị Chủ tịch FED từ năm 1987.

FED có một số nhiệm vụ chính như:

Thực thi những chính sách tiền tệ quốc gia để duy trì mức việc làm, giá cả ổn định và lãi suất tương đối thấp.

Giám sát và quản lý các thể chế ngân hàng để đảm bảo đó là những nơi an toàn để gửi tiền và để bảo vệ quyền lợi tín dụng của người dân.

Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tín dụng, Chính phủ Mỹ và Ngân hàng trung ương các nước khác như thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, phát hành tiền...

Ngoài ra FED còn tiến hành các nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế các bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội thảo giáo dục và qua website.

Với vai trò là Ngân hàng trung ương của nền kinh tế mạnh nhất thế giới, mỗi quyết định của FED đều gián tiếp ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Người ta hay nói vui rằng "một cái hắt hơi sổ mũi của chủ tịch FED" cũng đủ làm chao đảo nền kinh tế thế giới, xét về mặt nào đó cũng không phải là không có lý. Vậy FED đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu như thế nào?

Thứ nhất các quyết định về tăng giảm lãi suất của FED tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD, qua đó ảnh hưởng mạnh đến các đối tác thương mại của Mỹ. Nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát, vô hình chung làm tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào Mỹ.

Thứ hai, FED còn trực tiếp can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng USD thông qua hoạt động mua bán USD và các ngoại tệ khác. Ví dụ, nếu Mỹ bán đồng Yen ra đồng thời mua vào USD thì giá trị của USD sẽ tăng, trong khi giá trị Yen giảm xuống, dẫn đến tỉ giá USD/Yen tăng.

Chính vì vậy những chuyên tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế không bao giờ bỏ qua những diễn biến của FED.

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index (CPI))

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo lường thay đổi chi phí của một giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định, thường gồm các lĩnh vực nhà ở, điện, thực phẩm và giao thông. CPI thường được dùng như dấu hiệu đo lường lạm phát và tính hàng tháng.

Kể từ tháng 5/2006, Chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố được tính theo phương án đã cập nhật và dùng cho giai đoạn 2006-2010. Phương án mới có một số cải tiến:

1/ Năm gốc so sánh của Chỉ số giá tiêu dùng trong giai đoạn 2006-2010 là năm 2005 (thay cho gốc so sánh 2000)

2/ Danh mục hàng hoá, dịch vụ (còn gọi là "rổ hàng hoá") điều tra giá để tính chỉ số đã được cập nhật, gồm 494 loại hàng hoá, dịch vụ phổ biến tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình trong giai đoạn hiện tại. So với "rổ hàng hoá" thời kỳ 2000-2005, số lượng các loại hàng hoá dịch vụ tăng gần 100 mặt hàng, trong đó bổ sung thêm nhiều loại hàng hoá dịch vụ cao cấp, đã được tiêu dùng nhiều như điện thoại di động, máy xay sinh tố, lò vi sóng, phí truyền hình cáp, dịch vụ du lịch nước ngoài....

3/ Quyền số để tính chỉ số đã được cập nhật trên cở sở kết quả điều tra Khảo sát mức sống dân cư 2004 và điều tra bổ sung tại 10 tỉnh, thành phố năm 2005 của Tổng cục Thống kê

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top