E.Durkheim
3. Những đóng góp của E.Durkheim (1858 - 1817) đối với sự phát triển của XHH.
"Khi giải thích hiện tượng xh ta cần phân biệt nguyên nhân gây ra hiện tượng đó và chức năng mà hiện tượng đó thực hiện"
a. Tiểu sử:
Ông là một nhà xhh người pháp nổi tiếng, sinh năm 1858 trong một gia đình do thái, mất năm 1917. ông là người đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa chức năng .
Ông là nhà giáo dục học, triết học, một nhà kinh tế học và là một nhà xhh.
Ông còn được coi là nhà sáng lập xhh Pháp vì ông đã có công lớn đưa xhh trở thành một lĩnh vực khoa học, một ngành nghiên cứu về giáo dục ở Pháp nên được coi là cha đẻ của xhh Pháp. Bối cảnh kinh tế xh Pháp ở cuối thế kỷ 18 đầu thể kỷ 19 ảnh hưởng lớn đến sâu sắc đến quan điểm tư tưởng của ông về xhh.Nhiều học giả trên thế giới thừa nhận .xhh này sinh ra trong bối cảnh đầy biến động của kinh tế - xh Pháp cuối TK 18 đầu TK 19. Chính Durkheim đã gọi xh Pháp thời kỳ này là một xh vô tổ chức, một chính phủ vô đạo đức. Ông cho rằng cần phải có một khoa học nghiên cứu các hiện tượng trong XH.Giải pháp xhh của ông đã được thừa nhận như vậy .Ông đã đặt ra nhiệm vụ cho xhh là phải nghiên cứu thực tại hiện tại xh để có giải pháp tổ chức lại trật tự xh .
Về mặt tư tưởng và khoa học .ông chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa thực chứng của A. Comte và nguyên lý tiến hoá xh của Spencer.
b. Tác phẩm :
- Tự tử
- Sự phân công lao động trong Xh .
- Các quy tắc của ph.pháp xhh.
- Các h.thức sơ đẳng của tôn giáo.
c. Đóng góp :
+ Quan niệm về xhh và đối tượng nghiên cứu của nó .
Ông coi xhh là khoa học về các" sự kiện xh". ông chỉ ra đối tương của xhh là các sự kiện xh.
Sự kiện xh là tất cả những cái tồn tại bên ngoài cá nhân nhưng có khả năng chi phối, điều khiển hành vi của cá nhân. Ông phân biệt 2 loại :
Sự kiện Xh vật chất và sự kiện xh phi vật chất.
Sự kiện xh vật chất là những quan hệ mà chúng ta có thể quan sát được, đo lường được thì gọi là sự kiện xh vật chất (cá nhân, nhóm Xh, tổ chức Xh, cộng đồng XH ...)
Sự kiện xh không thể quan sát được hay khó quan sát, phải dùng đến trí tưởng tượng để hình dung ra thì gọi là sự kiện xh phi vật chất. (Quan niệm xh, giá trị chuẩn mực xh, lý tưởng niềm tin xh, tình cảm xh..)
Từ quan niệm như vậy về sự kiện xh ông nêu ra 3 đặc điểm :
* Tính khách quan: Tồn tại bên ngoài các cá nhân. Nhiều sự kiện xh đã tồn tại trước khi các cá nhân xuất hiện. Nó mang tính khách quan .
* Tính phổ quát: Là cái chung cho nhiều người (Giá trị hiếu thảo là cái phổ biến đối với nhiều người) ở đâu có con người, có sự XH hoá cá nhân thì ở đó có sự kiện xh
* Sự kiện xh có sức mạnh kiểm soát, điều chỉnh và gây áp lực đối với cá nhân. Dù muốn hay ko, các cá nhân vẫn phải tuân theo các sự kiện xh.
Theo ông xhh chính là sự nghiên cứu các sự kiện xh.
+ Phương pháp nghiên cứu xhh.
Ông cho rằng xhh phải vận dụng pp thực chứng để nghiên cứu. Để sử dụng hiệu quả pp này ng/cứu xhh, ông đã chỉ ra một số quy tắc cơ bản:
- Quy tắc khách quan: Đòi hỏi nhà xhh phải xem các sự kiện xh như một sự vật tồn tại khách quan bên ngoài cá nhân con người và nó có thể quan sát được. Nó đòi hỏi phải loại bỏ yếu tố chủ quan, ấn tượng chủ quan về các hình tượng XH trong quá trình nghiên cứu .
- Quy tắc ngang cấp: Ông kịch liệt phản đối c/n tâm lý và c/n kinh tế trong khi nghiên cứu xhh. Mà phải lấy các sự kiện xh để giải thích xh .lấy nguyên nhân xh để giải thích hiện tượng xh.lấy hiện tượng này giải thích hiện tượng khác (hiện tượng tử tử, hiện tượng nghèo đói ..)
- Quy tắc phân loại : Yêu cầu nhà xhh khi nghiên cứu hiện tượng xh cần phải phân biệt được đâu là cái bình thường phổ biến, chuẩn mực và đâu là cái khác biệt , dị thường.
Mục đích phân loại là để nhận diện. Dùng cái bất thường - dị biệt để hiểu cái bình thường. Dùng cái lệch chuẩn để hiểu cái chuẩn mực. Nhà xhh phải đối xử với chúng ngang nhau vì đó đều là sự kiện xh.
- Quy tắc phân tích tương quan: Theo ông các hiện tượng, sự kiện xh luôn tồn tại trong mối quan hệ, tác động qua lại với các sự kiện, hiện tượng xh khác. Do đó khi nghiên cứu một hiện tương sự kiện xh cụ thể nào đó nhà xhh phải thiết lập được mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện xh đó với sự kiện xh khác .
Nghèo đói <-> Học vấn
<-> phong tục, tập quán
<-> k/nghiệm, kí năng sx
+ Khái niệm đoàn kết xh: 2 khái niệm quan trọng: sự kiện xh và đoàn kết xh.
Đoàn kết xh: là sự gắn bó, liên kết giữa các cá nhân các nhóm, các cộng đồng xh với nhau. Ông cho rằng nếu thiếu đoàn kết xh thì xh sẽ ko tồn tại với tư cách là một chỉnh thể
Có hai loại đoàn kết xh : Đoàn kết Cơ học và Đoàn kết hữu cơ.
* ĐK cơ học
ĐK tôn giáo, cấu kết làng xã...là một loại ĐK xh dựa trên sự giống nhau sự thuần nhất của các cá nhân về một hệ các giá trị chuẩn mực. Những phong tục tập quán hay một niềm tin vào đó (VD: hiện nay có > 1,3 tỷ tín đồ hồi giáo rải rác khắp nơi trên thê giới nhưng rất gắn kết).
* ĐK hữu cơ :
Là loại ĐK xh dựa trên sự khác biệt về vị trí chức năng của các cá nhân trong xh. Sự phân công lao động xh là nhân tố cơ bản tậo nên ĐKHC trong Xh. Khi phân công cụ thể rõ ràng thì mỗi cá nhân, nhóm tổ chức có những chức năng của mình buộc phải bổ trợ cho nhau ở cả cộng đồng .
Đây là loại ĐKxh phổ biến trong xh truyền thống còn ĐK hữu cơ là ĐKXH phổ biến trong xh hiện đại
Kết luận :
XHH của E.Durkheim phản ánh rõ các ý tưởng của H.Spencer về "cơ thể xã hội", tiến hoá xã hội, chức năng xã hội. XHH E.Durkheim chủ yếu xoay quanh vấn đề mối quan hệ giữa con người và xã hội. XHH cần phải xác định đối tượng nghiên cứu một cách khoa học. Phải coi xã hội, cơ cấu Xh, thiết chế XH, đạo đức, truyền thống, phong tục, tập quán, ý thức tập thể ... như là các sự kiện Xh, các sự vật, các bằng chứng xã hội có thể quan sát được. Cần áp dụng các pp nghiên cứu khoa học như quan sát, so sánh, thực nghiệm ... để nghiên cứu, phát hiện ra các quy luật cuả các sự vật, sự kiện Xh. Khi giải thích hiện tượng XH ta cần phân biệt nguyên nhân gây ra hiện tượng đó và chức năng mà hiện tượng đó thực hiện - Đó là tư tưởng XHH của ông.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top