dvu the, huydongvon, nợ xấu, rrls và thanhkhoan, nợ xấu
Bài thảo luận
Nhóm đề tài về dịch vụ thẻ ATM
Thành viên: Đỗ Minh Giang, Hoàng Thị Hương Giang, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Nhớ, Lê Thị Thành, Nguyễn Thị Thơ.
I.Ngập thẻ ATM “rác'"
Trong khi các ngân hàng chạy đua phát hành thẻ mới thì một lượng không nhỏ thẻ ATM đang trở thành “rác”, gây lãng phí lớn.
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng (NH) Nhà nước, đến tháng 6-2011, cả nước có gần 34 triệu thẻ thanh toán do các NH phát hành, gồm thẻ ATM, thẻ tín dụng... Trong đó, thẻ ATM chiếm hơn 93% (gần 32 triệu thẻ).Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh đúng thực tế lượng người dùng thẻ bởi một lượng không nhỏ số thẻ ATM đã trở thành thẻ “rác” do sau khi phát hành đã không còn được sử dụng.
Thẻ “chết” có thể đến 50%
Nhiều sinh viên cho biết: Không ít NH cho nhân viên về tận trường mời mở thẻ ATM miễn phí nên sinh viên nào cũng có thẻ nhưng rất ít dùng, thậm chí dùng cạn số dư theo quy định là bỏ xó…
Chuyện thẻ ATM “rác” đang ngày càng phổ biến khi các NH chạy đua phát hành thẻ. Không chỉ thẻ ATM mà nhiều loại thẻ tín dụng cũng được nhân viên các NH điện thoại chào mời khách hàng liên tục để đạt chỉ tiêu NH quy định, vì vậy chủ thẻ có nhu cầu sử dụng thật sự hay không nhiều khi không quan trọng.
Doanh số sử dụng thẻ nội địa của các NH gần 500.000 tỉ đồng, trong đó 83% là các giao dịch rút tiền mặt. Theo tính toán của một lãnh đạo Hội Thẻ Việt Nam, số lượng thẻ ATM “rác” hiện có thể lên tới 50%. NH nào có lượng phát hành thẻ cao, khách hàng sử dụng thẻ thường xuyên thì số lượng thẻ “chết” cũng phải khoảng 30%.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, nhiều NH đang xem việc phát hành thẻ như một kênh để quảng bá thương hiệu nên không chú trọng đến hiệu quả sử dụng thẻ, nhất là thẻ ATM.
Hơn nữa, đây cũng được xem là một kênh huy động vốn lãi suất thấp (lãi suất không kỳ hạn) của các NH bằng quy định số dư tối thiểu trong mỗi tài khoản là 50.000 – 100.000 đồng.
Số dư trong từng tài khoản thường là không lớn nhưng nếu tính chung hàng triệu tài khoản thẻ cộng lại thì số tiền không hề nhỏ. Chính nguồn lợi này đã đẩy các NH liên tục chạy theo số lượng, phát hành thẻ càng nhiều càng tốt, thay vì chú trọng đến chất lượng dịch vụ đi kèm.
Một chuyên gia trong lĩnh vực NH cho rằng: “NH nào có nhiều dịch vụ tiện ích qua thẻ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ giữ chân được khách hàng, còn ngược lại thì sẽ trở thành thẻ “chết”
II.Phát hiện đường dây làm thẻ ATM giả
Ngày 1-1, nguồn tin từ Công an TP.HCM cho biết Công an Q.11 đã chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tang vật và bốn đối tượng liên quan tới vụ dùng thẻ ATM giả rút tiền hàng loạt ngân hàng cho Phòng an ninh điều tra Công an TP để tiếp tục điều tra mở rộng, truy tìm các đối tượng có liên quan.
Nguồn tin cho biết những ngày cuối tháng 12-2011, nhiều ngân hàng thương mại và cả một số ngân hàng quốc tế có chi nhánh tại TP.HCM phát hiện một hiện tượng lạ: tài khoản của một số khách hàng có biến động, số tiền trong tài khoản bị rút tại nhiều trụ máy ATM nhưng thực tế các khách hàng này không hề có hoạt động giao dịch. Các giao dịch không bình thường này thường được thực hiện tại Q.11, thời điểm giao dịch khoảng 4g30-6g30 sáng.
Sau khi được báo, Công an Q.11 kiểm tra toàn bộ địa điểm tình nghi có người dùng thẻ giả để rút tiền nhưng hầu như không thu thập được những thông tin cần thiết. Camera tại các trụ máy ATM bị rút tiền bằng thẻ giả không ghi nhận rõ khuôn mặt của đối tượng tình nghi..Đó là Cổ Kim Thạch ( Trú tại Q11, TP Hồ Chí Minh).Qua xác nhận bí mật, bắt thêm các đối tượng trong đường dây này gồm 2 người đàn ông gốc Châu Á.
III:Dồn dập tăng phí ATM
Việc tăng thu phí ATM sẽ khiến người dân tăng rút tiền mặt tại các ngân hàng, đi ngược với chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt và ít nhiều ảnh hưởng đến việc phát triển thương hiệu của các nhà băng.
Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiềungân hàng lớn dồn dập tăng thu phí ATM, đối với cả ngoại mạng và nội mạng. Đơn cử, từ đầu tháng 4, Vietcombank đã chính thức thu phí chuyển khoản giao dịch nội mạng 3.300 đồng/lần giao dịch.
Sau đó một tháng, Techcombank cũng tăng phí rút tiền ngoại mạng từ 3.300 đồng lên gần 6.000 đồng/lần giao dịch. Phí đối với các giao dịch khác ngoài rút tiền, như kiểm tra số dư, chuyển khoản, in sao kê… tăng từ 1.650 đồng lên 3.300 đồng/lần. Tại hàng loạt ngân hàng lớn khác, như BIDV, Agribank, phí giao dịch nội mạng cũng chính thức được áp dụng.
Trước đó, tại một cuộc họp của Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, tất cả thành viên của hội đã đồng ý phải nâng phí rút, đặc biệt là đối với các ngân hàng lớn. Điều này là dễ hiểu, bởi hơn 40% máy ATM hiện nay thuộc về 3 ngân hàng lớn. Cụ thể, trong tổng số khoảng 14.000 máy ATM hiện nay, Agribank dẫn đầu thị trường với 15,4% thị phần, tiếp theo là VietinBank với 13,4% thị phần và Vietcombank đứng thứ ba với 12,5% thị phần.
Giám đốc trung tâm thẻ của một ngân hàng lớn khẳng định việc thu phí ATM là không thể trì hoãn, bởi số tiền mà các ngân hàng đầu tư cho hệ thống ATM là rất lớn. Suốt một thời gian dài, ngân hàng đã chịu thiệt khi miễn thu phí ATM, nhưng giờ sức chịu đựng đã cạn. Chưa kể, việc thu phí này cũng không vi phạm luật. Theo vị lãnh đạo này, trung bình ngân hàng phải tốn 50 triệu đồng/tháng để vận hành, bảo dưỡng một máy ATM, trong khi tiền lãi từ tài khoản ATM của khách hàng rất thấp.
Nhiều chuyên gia cho rằng ngân hàng không hề thiệt thòi, dù có miễn thu phí thẻ ATM. Ngoài khoản lãi thu được từ số dư trong tài khoản khách hàng, với xu hướng thương mại điện tử như hiện nay, tiềm năng lợi nhuận từ dịch vụ thanh toán qua thẻ là rất lớn.
TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận định: “Việc các ngân hàng thu phí là hợp lý. Tuy nhiên, điều này có thể khiến người dân tăng rút tiền mặt tại các ngân hàng, đi ngược với chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt. Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, ngân hàng cũng chưa nên áp thêm nhiều khoản phí”.
Ý kiến:
Ban đầu, các NH đầu tư máy ATM để thu hút khách hàng. Sau đó gia tăng thu phí. Hiện nay rất nhiều loại phí. Phí quản lý, Phí chuyển tiền, Phí tra cứu tài khoản, phí tin nhắn SMS, phí cơ quan phải trả cho ngân hàng mỗi tháng khi chuyển tiền trả lương cho nhân viên... và còn nhiều thứ phí khác nữa. Nếu thống kê đủ thì có thể khẳng định ngân hàng không bao giờ lỗ. Mà đó cũng là mục tiêu kinh doanh vì lỗ thì ai kinh doanh làm gì. Ngoài ra, số tiền tồn dư trong thẻ rất nhiều, tối thiểu cũng phải 50 nghìn, nhưng thường người dân để nhiều hơn. Lãi suất người dân được hưởng không bao nhiêu, ngân hàng được lợi đủ điều. Do vậy việc thu phí phải hợp lý. Không thể chỉ nhìn một loại phí mà bảo ngân hàng thu phí ít.
Các ngân hàng chỉ nhìn về phía họ, không nhìn về phía khách hàng cũng như chiến lực phát triển. Về phía khách hàng họ dùng thẻ nhưng không đáp ứng được sự tiện lợi. Nhiều khi rút tiền ko được, mua bằng thẻ thì nơi chấp nhận chỉ đếm trên đầu ngón tay... và các dịch vụ khác ko đáp ứng được với chủ thẻ. Nếu thu tiền chắc chắn số thẻ đang sử dụng sẽ giảm xuống rất nhiều, chỉ có bắt buộc (trả lương qua thẻ) thì người ta mới phải dùng nhưng khi đó có lương sẽ rút 1 cục ngay hoặc đến ngân hàng rút ra 1 cục. Rốt cuộc tyhu được một số tiền phí thì lâu dài sẽ mất rất nhiều khách hàng. Ví dụ như tôi: Mất thẻ Agribank, VCB tôi cũng chẳng làm lại nữa, còn cái thẻ BIDV chắc mấy hôm nữa ra rút hết tiền trong TK rồi chào luôn.
IV: Chưa thu phí giao dịch ATM nội mạng trong năm nay
Ngân hàng Nhà nước vừa có ý kiến về vấn đề thu phí giao dịch ATM của các tổ chức phát hành thẻ trong năm 2012. Theo đó, trong năm nay, khách hàng giao dịch ATM nội mạng chưa phải mất phí.
Đồng thời các khoản phí trong giao dịch ATM ngoại mạng vẫn phải giữ nguyên. Cụ thể, giao dịch ngoại mạng rút tiền tại ATM theo quy định của Ngân hàng Nhà nước vẫn là 3.300 đồng, kiểm tra thông tin tài khoản và in sao kê là 1.650 đồng.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, các công ty chuyển mạch thẻ không thay đổi bất kỳ mức phí nào đối với giao dịch ATM. Các tổ chức phát hành thẻ phải thông báo công khai biểu phí dịch vụ thẻ tại điểm giao dịch ATM để khách hàng biết.
Hội thẻ Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu để xây dựng chính sách phí ATM hợp lý. Lộ trình áp dụng phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quy định của Ngân hàng Nhà nước đưa ra sau khi một số ngân hàng rục rịch thu phí rút tiền và chuyển khoản ATM nội mạng, đồng thời tăng phí giao dịch ngoại mạng. Có ngân hàng áp dụng phí rút tiền trong cùng hệ thống là 3.300 đồng cho một lần chuyển tiền và in sao kê. Thậm chí, đối với phí giao dịch ngoại mạng, có ngân hàng còn thu tới 6.000 đồng.
V:Cảnh giác với thủ đoạn lừa tiền qua thẻ ATM
Theo thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, gần đây tại nhiều địa phương trên cả nước liên tục xảy ra các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách lừa chuyển tiền vào tài khoản ATM.
Theo đó, đối tượng giả danh cán bộ công ty xổ số kiến thiết cho số đánh lô đề, giả danh nhân viên Kho bạc Nhà nước thông báo trúng thưởng đến số điện thoại cố định vùng nông thôn.
Sau đó, yêu cầu người được thông báo trúng thưởng chuyển một khoản tiền “ứng trước” vào tài khoản thẻ ATM do chúng mở tại ngân hàng. Cơ quan công an đã xác định các đối tượng này sử dụng chứng minh nhân dân giả để mở tài khoản.
Nhiều người nhận được thông báo trúng thưởng, do thiếu hiểu biết, dễ tin và hám lợi đã chuyển tiền vào tài khoản ATM theo yêu cầu của đối tượng này và bị chiếm đoạt tiền. Vừa qua, Cơ quan cảnh sát điều tra đã tiến hành thu thập chứng cứ và khởi tố một số bị can để điều tra. Do đó, người dân nên cảnh giác để tránh bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng.
V: Dự kiến sáp nhập 2 liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam (Lê Thị Thành) (dự kiến t12/2012)
Công ty cổ phần Chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) và Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink (Smartlink) vừa thống nhất kế hoạch sáp nhập để xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. Kế hoạch này được kỳ vọng giúp các đơn vị thành viên tiết kiệm đầu tư hạ tầng kỹ thuật, tạo tiện lợi hơn cho người sử dụng. Nhiều dịch vụ tiện ích mới cũng dự kiến phát triển sau sáp nhập.
Một nguồn tin cho hay kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo thực hiện và cả hai công ty đồng ý sau khi thống nhất chủ trương mời kiểm toán độc lập xác định giá trị mỗi bên. Hiện nay, vốn điều lệ của Smartlink là 50 tỷ đồng trong khi Banknetvn lên tới gần 130 tỷ.
Theo kế hoạch, việc sáp nhập Smartlink và Banknetvn sẽ hoàn thành cơ bản trước 31/12. Công ty mới sẽ củng cố và tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các bên, tạo điều kiện cho việc sắp xếp lại và hợp lý hóa hệ thống ATM, POS trong phạm vi toàn quốc, đồng thời mở rộng kết nối hệ thống thanh toán thẻ của Việt Nam với các tổ chức thẻ quốc tế. Công ty cũng đặt mục tiêu phát triển và đa dạng hóa dịch vụ giá trị gia tăng trên nền hệ thống chuyển mạch thống nhất; tiến tới xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động giao dịch bán lẻ, tạo hạ tầng để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư.
Banknetvn và Smartlink sáp nhập, chủ thẻ sẽ thuận tiện hơn khi sử dụng dịch vụ, chẳng hạn có thể giao dịch ở ATM của nhiều ngân hàng hơn, việc thanh toán qua mạng cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên nguy cơ có thể nhìn thấy trước đó là độc quyền, khi có tới 90% thẻ và hệ thống thiết bị trên thị trường thuộc quyền quản lý và sở hữu của công ty này.
Lời mở đầu
Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động
kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp. Chúng ta cần khẳng định rằng không thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của Nhà nước, cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng nếu như không có vốn. Đối với các NHTM với tư cách là một doanh nghiệp, một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. NHTM là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn thu lãi. Nhưng để cung cấp đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trường, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ bên ngoài.Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu kinh doanh của mình.Có thể nói hoạt động huy động các nguồn khác nhau trong xã hội là lẽ sống quan trọng nhất của các NHTM.
Tại Việt Nam việc huy động vốn (khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong công chúng, hộ gia đình, của các TCKT-XH hay các TCTD khác) của NHTM còn nhiều bất hợp lý. Điều này dẫn tới chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, việc tài trợ cho các danh mục tài sản không còn phù hợp với quy mô, kết cấu từ đó làm hạn chế khả năng sinh lời, buộc ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro.v.v. Do đó, việc tăng cường huy động vốn từ bên ngoài với chi phí hợp lý và sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng.
Để tăng cường huy động vốn ta cần nghiên cứu các hình thức huy động, các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn như quy mô, cơ cấu nguồn huy động đủ lớn để tài trợ cho các danh mục tài sản và không ngừng tăng trưởng ổn định; nguồn vốn có chi phí hợp lý; huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn về mặt kỳ hạn; quản lý tốt các loại rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn. Cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn.
Kết cấu bài gồm
Chương 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 2 :THỰC TRẠNG
huy động vốn Ngân hàng thương mại
Chương 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
Toàn bộ phần trên nên rút gọn hoặc bỏ khi làm bài thi cho câu hỏi mở vì không nên bày vấn đề lý thuyết, người ta không hỏi chúng ta lý thuyết
b. Tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nớc :
Hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động nghiệp vụ nói riêng không thể thoát ly môi trờng kinh doanh, đặc biệt là môi trờng kinh tế-chính trị-xã hội.
Hệ thống ngân hàng đợc xem là “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng luôn bị các chỉ tiêu kinh tế nh tốc độ tăng trởng, thu nhập, tình trạng thất nghiệp, lạm phát…tác động trực tiếp. Khi nền kinh tế tăng trởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trờng cho việc thu hút vốn của ngân hàng thuận lợi. Ngợc lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng làm môi trờng đầu t của ngân hàng bị thu hẹp, làm cho quá trình tạo vốn của ngân hàng gặp khó khăn.
Sự ổn định về chính trị hoặc chính sách ngoại giao tác động đến quan hệ nguồn vốn của ngân hàng với quốc gia khác trên thế giới.
Nhân khẩu học cũng là một nhân tố ảnh hởng đến nguồn vốn thông qua việc phân bổ dân c, trình độ, lứa tuổi.
Nhân tố chủ quan
a. Lãi suất huy động và lãi suất cho vay
Doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng với mục đích là thanh toán, họ không bận tâm đến lãi suất mà họ quan tâm đến các dịch vụ từ ngân hàng và loại tiền gửi này gọi là tiền gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên, vốn huy động của ngân hàng còn bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm của dân c với mục đích hởng lãi, họ quan tâm đến lãi suất và nhạy cảm với lãi suất. Để tạo đợc nhiều vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình, các ngân hàng phải có lãi suất hợp lý sao cho lãi suất huy động vừa đảm bảo kích thích ngời gửi tiền, vừa phù hợp với lãi suất cho vay để tránh tình trạng vốn huy động quá cao.
b. Hình thức huy động vốn, cho vay
Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trớc hết phải đa dạng hoá hình thức huy động.Hình thức huy động càng phong phú, ngân hàng càng dễ huy động hơn. Ngân hàng có thể huy động bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động tiền gửi tiết kiệm trong đó đa ra nhiều thời hạn khác nhau.Bên cạnh đó, nếu hình thức cho vay của ngân hàng càng mở rộng sẽ buộc các ngân hàng phải lo lắng tìm kiếm nguồn vốn cho chính mình, huy động thế nào cho phù hợp, đáp ứng các nhu cầu vốn của xã hội.
Mặt khác, quá trình sử dụng vốn của ngân hàng tốt sẽ giúp ngân hàng cải thiện đợc thu nhập, làm khả năng tạo dựng vốn từ chính hoạt động kinh doanh của mình cũng đợc cải thiện.
c. Chất lượng nhân sự
Chất lợng nhân sự chính là trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, marketing của ngời cán bộ ngân hàng. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng càng cao, mọi thao tác nghiệp vụ thực hiện nhanh chóng, chính xác, có hiệu quả; Thái độ phục vụ, tác phong làm việc của cán bộ ngân hàng tốt, nhiệt tình, cởi mở, tạo thuận lợi cho khách hàng sẽ gây đợc ấn tợng tốt đối với khách hàng, thu hút đợc nhiều khách hàng. Cách thức phục vụ của cán bộ ngân hàng đối với khách hàng có ảnh hởng lớn đến huy động vốn cho ngân hàng. Vì vậy, để thu hút khách hàng gửi tiền, đi đôi với việc trau dồi kiến thức nghiệp vụ, cán bộ ngân hàng phải thờng xuyên chú ý đến thái độ phục vụ của mình sao cho vừa lòng khách hàng.
5. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của các Ngân hàng Thương mại là huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, để tiến hành cho vay nhằm thu đợc lợi nhuận.
*Giảm khối lợng tiền nhàn rỗi trong lu thông
Huy động vốn tạo điều kiện đa tiền nhàn rỗi vào lu thông, làm cho chúng sinh lời. Thực tế mà ai cũng biết là khi huy động vốn thì chắc chắn NHTM sẽ phải trả một khoản lãi suất thep quy định tơng ứng với số vốn huy động cho ngời sở hữu số vốn đó. Như vậy, nghiệp vụ huy động vốn của NHTM không những có thể đa tiền nhàn rỗi trong xã hội vào lưu thông và trong việc phục vụ sản xuất-kinh doanh mà còn góp phần làm cho đồng tiền có khả năng sinh lời và làm tăng thu nhập cho ngời sử hữu vốn.
*Giảm sức ép lạm phát, tạo cân đối tiền hàng
Với phương châm “ đi vay để cho vay” huy động vốn không chỉ có nhiệm vụ giúp NHTM hoạt động kinh doanh mà công tác huy động vốn còn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định phát triển nền kinh tế-xã hội của đất nước như :
- Huy động vốn tạo điều kiện cân bằng cung cầu tiền tệ, giảm sức ép lạm phát, nâng cao sức mua của tiền. Lạm phát là khi mà lượng tiền lưu thông vợt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, làm cho giá cả các loại hàng hoá không ngừng tăng lên.Trong khi đó nếu nghiệp vụ huy động vốn của NHTM hoạt động không hiệu quả thì lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội còn cao dẫn đến nguy cơ xảy ra lạm phát.Vì thế nghiệp vụ huy động vốn của NHTM dã góp phần làm giảm lạm phát, và ổn định nền kinh tế.
- Huy động vốn đảm bảo yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế : Đây là một vấn đề quan trọng trong sự nghiệp phát triển của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trên thế giới. Để thực hiện được điều đó thì quan trọng hơn cả là nguồn vốn đầu tư.Càng có nhiều nguồn vốn thì cơ hội để phát triển nền kinh tế càng lớn.Vì vậy, nghiệp vụ huy động vốn góp phần không nhỏ đảm bảo nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân.
*Nâng cao lợi nhuận cho NHTM
Huy động vốn còn là một hoạt động hết sức quan trọng vì nó là kênh cung cấp đầu vào trong hoạt động của NHTM.Có thể nói rằng hoạt động kinh doanh của NH có phát triển tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc huy động vốn. Ngoài ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì nghiệp vụ huy động vốn còn có một số ý nghĩa khác nh :
·
Phản ánh trình độ kinh doanh và uy tín của NHTM.
·
Tăng thêm lợi nhuận cho NHTM.
·
Huy động vốn quyết định thị phần đầu t tín dụng.
·
Góp phần ổn định lu thông tiền tệ giảm áp lực lạm phát.
·
Góp phần tăng nguồn lực tài chính của ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Chương II TH ỰC TR ẠNG huy động vốn Ngân hàng thương mại
Huy động vốn qua:
Phát hành cổ phiếu, Phát hành trái phiếu chuyển đổi, Lợi nhuận giữ lại
VCB đứng thứ 2 trong hệ thống đạt 29.189tỷ đồng.Theo sát VCB là BIDV và CTG với 26.975 tỷ đồng và 25.268 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng so với cuối năm 2010 xếp theo thứ tự là: CTG (56,5%); MSB (50,5%); TCB (38,6%); VCB (38,1%); MBB (27,4%); ACB (5,1%); BIDV (0,7%).
Từ năm 2011,EXimbank đa phát hành cổ phiếu thường từ thặng dư vốn để tăng vốn điều lệ từ 10.560.068.750.000 đồng lên 12.355.229..040.000 đồng ,việc tăng vốn này giúp cho Eximbank duy trì là một ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn trong nước .Đồng thời ,EXimbank đã nâng cao năng lực tài chính ,đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng nhà nước như tỷ lệ và hệ số an toàn ,các quy định về khả nang chi trả và nền tảng cho sự phát triển vững chắc trong năm 2012 và các năm tiếp theo.
B/Vốn tiền gửi
I/Huy động vốn qua các khoản tiền gửi:
Tiền gửi thanh toán, Tiền gửi tiết kiệm, Các hình thức huy động vốn qua tài khoản tiền gửi khácNhóm NHTM NN có sự biến động lớn nhất, tỷ lệ cho vay/huy động của nhóm có thời điểm lên tới 118,23% (30/6/2011) tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm tỷ lệ này được cải thiện xuống còn 109,33%. Huy động vốn hiệu quả cùng với tăng trưởng dư nợ nợ thấp giúp nhóm NHLD,NNg cải thiện đáng kể tình hình thanh khoản; tỷ lệ cho vay/huy động giảm từ 141,21% (2010) xuống còn 114,16% (2011).
Tuy nhiên, trên thực tế dư nợ tín dụng của hệ thống cao hơn so với số báo cáo, tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi toàn hệ thống sau khi đã bổ sung thêm các hình thức lách tín dụng như TPDN, UTĐT,…lên tới 116,89%. Đáng lưu ý, nhóm NHTM CP có sự điều chỉnh mạnh nhất, từ 88% lên mức 109,14%.
Tương tự, số liệu công bố mới nhất của Fitch Rating vào tháng 3/2012 cũng cho thấy tỷ lệ cho vay/tiền gửi của Việt Nam (103,87%) cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và chỉ đứng sau Hàn Quốc (136%) trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Tại 31/12/2011, tỷ lệ cho vay/huy động ngoại tệ toàn hệ thống ở mức 129,19%, chênh lệch lên tới 123.366 tỷ đồng.Tỷ lệ này đặc biệt cao ở nhóm NHTM NN (124,08%) và NHLD& NHNNg (147,44%).
Nhóm NHTM CP chịu áp lực lớn từ việc khách hàng rút trước hạn.
Doanh số tiền gửi rút trước kỳ hạn của nhóm chiếm gần 60% doanh số của toàn ngành, trong khi tỷ lệ cho vay/ huy động điều chỉnh của nhóm lên tới 109,14%. Doanh số tiền gửi rút trước hạn của nhóm NHTM CP 6 tháng cuối năm 2011 tăng 67% so với cùng kỳ 2010. Mất cân đối cho vay/huy động khiến một số TCTD trong nhóm này buộc phải đưa ra các biện pháp cạnh tranh thu hút vốn quyết liệt bằng lãi suất để hút tiền gửi.
II/Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá
Mặt khác, các TCTD tăng cường việc phát hành GTCG và nắm giữ chứng khoán nợ do TCTD khác phát hành làm tăng tài sản Có tính thanh khoản trong tổng tải sản.
Tính tới cuối năm 2011, các TCTD đã thu về 290.963 tỷ từ việc phát hành GTCG, tăng 7,12% so với 2010. Đặc biệt, nhóm NHTM CP chiếm 81,57% giá trị GTCG toàn ngành, tăng 13,17% so với 2010. Đồng thời, đây cũng là nhóm sở hữu nhiều chứng khoán nợ do các TCTD khác phát hành nhất (138.013 tỷ đồng), chiếm 76,05% thị phần toàn ngành. UBGSTCQG cho rằng, thực chất đây chính là các khoản vay và cho vay lẫn nhau giữa các TCTD.Điều chỉnh GTCG tính vào cho vay và huy động trên thị trường 2 thì tỷ lệ cho vay/huy động của nhóm NHTM CP lên tới 119,63%.
Tỷ lệ huy động/cho vay TT2 năm 2011
Nhóm
NHTM NN
NHTM CP
NHLD, NNg
Toàn ngànhTỷ lệ
Báo cáo74,58%
106,39%
82,57%
95,99%Điều chỉnh
79,33%119,63%
84,39%
105,18%
Nguồn: UBGSTCQG
Tại 31/12/2011 nợ quá hạn trên TT 2 lên tới 12.230 tỷ đồng, tăng 94,2% tỷ so với năm 2010
, là nguyên nhân chính dẫn đến mất thanh khoản của toàn thị trường. Nợ xấu TT1 là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến nợ quá hạn của các TCTD trên TT 2.Một số TCTD lâm vào tình trạng mất thanh khoản, không trả được nợ và mất khả năng thanh khoản. Nhiều TCTD khác buộc phải thu hẹp hoạt động tín dụng trên TT2 tập trung thu hồi nợ và kiểm soát tài sản thế chấp của các TCTD mất khả năng thanh toán.
III/Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác
Năm 2011, TT2 xuất hiện nhiều hiện tượng khác thường như (i) các TCTD thừa vốn và thiếu vốn đều phát sinh đồng thời nhu cầu đi vay – cho vay (gửi và nhận gửi); (ii) lãi suất tiền gửi, cho vay giữa các TCTD nhiều thời điểm cao hơn lãi suất cho vay TCKT và cá nhân; (iii) sự nghi ngờ và mất lòng tin giữa các TCTD với nhau diễn ra phổ biến, quan hệ vay mượn trên thị trường TT2 đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm. Nghiệp vụ vay và gửi tiền giữa các TCTD không đơn thuần là hỗ trợ thiếu hụt thanh khoản tạm thời, mà được các TCTD sử dụng tối đa để phục vụ mục đích tăng tài sản có tính thanh khoản cao nhằm cải thiện các chỉ số thanh khoản, che dấu chất lượng tài sản, và việc mất cân đối kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
Các TCTD có sự phân hóa thành 2 nhóm, nhóm thanh khoản ổn định và nhóm thiếu hụt thanh khoản.
Trong năm 2011, tính liên thông của thị trường bị ách tắc do sự thiếu minh bạch về thực trạng tài chính và mất lòng tin lẫn nhau giữa các TCTD. Cuói quý 2 và quý 3/2011, giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đột ngột giảm mạnh. Nhiều TCTD tập trung vào việc thu hồi nợ, giao dịch chỉ bắt đầu trở lại khi các TCTD cho vay kèm theo các tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao hoặc các tài sản bảo đảm có giá trị khác. Dòng vốn ách tắc trên TT 2 làm tình trạng mất thanh khoản cục bộ lan truyền từ TCTD thanh khoản không lành mạnh sang các TCTD có thanh khoản ổn định, gây rủi ro thanh khoản hệ thống.
Ngày càng có nhiều TCTD phụ thuộc vào nguồn vốn trên TT 2.
Tỷ lệ huy động TT 2/Tổng tài sản tăng từ 16% (31/12/2010) lên 21,3% (31/12/2011), có một vài TCTD tỷ lệ này chiếm tới 50% tổng tài sản (như NHTM CP Tiên Phong 57,56%, NHTM CP Đại Á 56,49% , NHTM CP Đông Nam Á 54,73%), huy động TT 2 tăng tới 56% so với cùng kỳ 2010.
Cơ cấu huy động vốn thị trường I và II so với Tổng tài sản theo báo cáo
Nhóm
Huy động TT1/TTS
Huy động TT2/TTS
2010
2011
2010
2011NHTM NN
63,28%60,03%
7,57%
11,02%
NHTM CP
49,90%
45,91%19,94%
24,98%
NHLD, NNg
31,31%
36,35%
25,05%39,19%
Cty TC, CTTC
8,20%
9,73%
31,37%
33,14%Toàn ngành
51,38%49,09%
16,06%
21,31%
Nguồn: UBGSTCQG
IV/Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng kháctừ ngân hàng nhà nước
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM.Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ thanh toán…), NHTM thường vay NHTW.Hình thức cho vay chủ yếu của NHTW là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn).Các thương phiếu đã được các NHTM chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) trở thành tài sản của họ.Khi cần tiền, ngân hàng thường mang những thương phiếu này đến tái chiết khấu tại NHTW.
NHTW điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ; tùy thuộc chính sách tiền tệ từng thời kì. Còn trong điều kiện chưa có thương phiếu, NHTW cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định.
Một điều cho thấy, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển, cho dù NHTW áp dụng mức lãi suất tái chiết khấu hoặc lãi suất phạt cao hay thấp thế nào đi nữa thì NHTW vẫn phải cho các NHTM vay khi các NHTM bị kẹt thanh toán để tránh những cơn khủng hoảng tài chính không đáng xảy ra và thực hiện tốt chức năng là “là người cho vay cuối cùng” đối với NHTM.
Trong trường hợp các NHTM đến vay giữa lúc NHTW đang thắt chặt cung ứng để chống lạm phát. Lúc đó lãi suất chiết khấu được đưa lên cao với những khoản lỗ trông thấy khi vay vốn của NHTW, các NHTM chỉ miễn cưỡng vay trong những tình huống thắt chặt ngặt nghèo, và tìm mọi cách trả nợ rất nhanh. Khi đó các khoản vay này chỉ chiếm 1 phần rất ít trong tổng tài sản nợ.
Tùy vào yêu cầu điều tiết của nền kinh tế mà NHTW có thể hạ hoặc nâng lãi suất chiết khấu.song dù sao đây cũng là nguồn cuối cùng đối với hoạt động vốn của NHTM.
Chương III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
1)
Không ngừng phát huy uy tín của ngân hàng- nâng cao chất lượng phực vụ khách hàng
Đối với hoạt động huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ công chúng thì uy tín là yếu tố quan trộng , nó là cơ sở để khách hàng tin tưởng để gửi tiền. vì thế các ngân hàng cần nâng cao uy tín của mình. Để làm tốt điều này thì các ngân hàng phải thường xuyên duy trì , cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ khách hang. Với chất lượng dịch vụ tốt thì ngân hàng sẽ có được sự trung thành của khách hàng đối với mình, ngược lại nếu chất lượng phục vụ khách hàng yếu kém thì ngân hàng dễ bị khách hàng quay lưng với mình để tìm ngân hàng khác để giao dịch.
Do đó ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ,cụ thể như
-
Khách hàng được sự đón tiếp nhiệt tình từ nhân viên ngân hàng , tránh tạo cho khách hàng sự căng thẳng ngay từ khi mới bước chân vào khu vực ngân hàng, cần phải tạo cho khách hàng một không gian giao dịch thật thoải mái
-
Nhân viên cần phải tạo cho khách hàng cảm giác mình luôn được tôn trọng sau mỗi lần giao dịch , đáp ứng những yêu cầu tìm hiểu về việc gửi tiền mà khách hàng cần biết
2)
Tiếp tục đẩy mạnh công tác maketing
Công tác maketing là một yếu tố quan trọng của bất kỳ mỗi ngần hàng. Khách hàng biết về ngân hàng ở một mức độ nào thì một phần nó sẽ phụ thuộc vào truyền thống về ngân hàng đến với công chúng. Vì vậy ngân hang cần phải đẩy mạnh công tác maketing, cụ thể:
-
Ngân hàng tăng cường quảng cáo các sản phẩm , dịch vụ của ngân hàng mình thông qua trang báo điện tử …bên cạnh đó ngân hàng còn thiết kế nhưng trang wed riêng thật đặc sắc lôi cuốn người xem để giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng mình, công bố lãi suất tiền gửi hàng ngaysfcungx như các hình thức khuyên mại…
-
Tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị các hình thức tiền gửi tiết kiệm thông qua các hình thức truyền thống như
+
Phát hành ấn phẩm định kỳ, tờ rơi, brochure về các sản phẩm tiền gửi hiện có để phát cho khách hàng khi đến ngân hàng giao dịch hay thăm quan..
+
Tăng cường sự xuất hiện thương hiệu của ngân hàng tới công chung qua truyền hình, qua đài, qua các trang báo địa phương…
-
Tổ chức hội nghị khách hàng theo định kỳ qua đó tạo môi quan hệ lâu dài vói khách hàng
3) Tích cực tìm kiếm nguồn tiền nhàn rỗi từ công chúng 4) Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cấn bộ ngân hàng: Khách hàng có thể hài lòng và sẽ trở lại giao dịch vơi ngân hang hay không là cũng do thái độ làm việc của nhân viên giao dịch vì thế có được một đội ngũ nhân viên làm việc tốt không chỉ vể chuyên môn nghiệp vụ mà còn tốt về đạo đức nghề nghiệp. vậy ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo cán bộ theo hướng” - Tổ chức cán lớp ngắn hạn, dài hạn bồi dưỡng về nghiệp vụ với sự tham gia giảng dậy của các chuyên gia giỏi trong và ngoài nước về lĩnh vực ngân hang -
KẾT LUẬN
Tóm lại, huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là hình thức huy động vốn phổ biến mang tính đặc thù riêng có của NHTM, đây là điểm khác biệt giữa NHTM với các TCTD.Nghiệp vụ huy động tiền gửi góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác.Không có hoạt động huy động tiền gửi, NHTM sẽ không đủ nguồn tài trợ cho hoạt động của mình.Mặt khác, thông qua hoạt động này các NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.Từ đó, NHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói, nghiệp vụ huy động tiền gửi góp phần giải quyết đầu vào của ngân hàng.Bên cạnh đó, nó còn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm, đầu tư và là nơi an toàn để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi.Vì vậy, việc huy động tiền gửi có vai trò rất quan trọng trong việc huy động vốn của NHTM nên các ngân hàng cần có các giải pháp để thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Nên tổng hợp lại những vấn đề căn bản để trả lời cho câu hỏi mở tử những nội dung đã trình bày ở trên
Đề tài: Tình hình nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam
Nhóm thực hiện:
- Bùi Duy Nam - Phạm Hoàng Điệp
- Trần Anh Quang - Nguyễn Thị Thu Thảo
- Lê Thùy Linh
1. Phân loại nợ: Trích điều 2 khoản 3 của thông tư số 15/2010/TT-NHNN Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. “Nợ xấu
* Trích điều 4 khoản 1:
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
+ Nguyên nhân khách quan:
- Do các cú sốc về kinh tế không thể lường trước: Khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, mặc nhiên tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp hay thu nhập của các hộ tiêu dùng cũng sẽ khủng hoảng. Vì vậy, khả năng hoàn trả các món nợ đã vay ngân hàng cũng sẽ giảm sút; dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng.
Được ví như những “hố chôn tiền”, hàng tồn kho của ngành sản xuất VLXD, BĐS...đang được coi là những nguyên nhân gây bất ổn cho nền kinh tế. Bởi, nó đang ủ một nguồn vốn quá lớn, gây mất thanh khoản trong hệ thống ngân hàng (NH), là lý do không nhỏ khiến nợ xấu không có cách giải quyết dứt điểm.
Những tháng cuối năm, mặc cho các nhà sản xuất đua nhau tung ra nhiều chiêu khuyến mại khủng nhằm kích cầu thị trường, sức mua vẫn ì ạch. Chỉ số hàng tồn kho giảm so với cùng kỳ 9/2011, nhưng lượng hàng tồn kho lại tăng dần vào những tháng cuối năm. Cụ thể, chỉ số tồn kho tính đến hết tháng 9: công nghiệp chế biến chế tạo tồn 20,4%; gia cầm và thủy sản 34%; may mặc, thuốc lá, sắt thép đều tồn kho khoảng 40%; sản phẩm từ nhựa, ximăng tồn trên 50%...
Ngành BĐS có lượng hàng tồn đọng lớn nhất, thống kê có tới hàng triệu m2, trong đó chỉ riêng tại Hà Nội và TP.HCM đã có khoảng 70.000 căn hộ đang “đắp chiếu”. Dư nợ ngân hàng của riêng ngành BĐS chiếm tới 1 triệu tỷ đồng. Doanh số bán hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại giảm 50%.
Khu vực DNNN hiện đóng góp vào 70% nợ xấu của toàn hệ thống, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu. Cụ thể, nợ xấu của DNNN ước khoảng 200 nghìn tỷ đồng; của các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty khoảng 153 nghìn tỷ đồng.
Thực tế cho thấy, tồn kho càng lớn thì nợ xấu càng tăng lên. Hiện nay, có dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đã rơi vào vòng luẩn quẩn: do áp lực lạm phát nên phải thu hẹp tổng cầu, khi CPI hạ quá nhanh, tăng trưởng chậm lại, sản xuất đình đốn, tồn kho, nợ xấu tăng cao lại có xu hướng nới lỏng để kích thích kinh tế, dẫn đến nguy cơ tái lạm phát cao.
- Doanh nghiệp sử dụng vốn vay thiếu hiệu quả:
Khách hàng vay của TCTD có tình hình tài chính suy giảm, kém lành mạnh hoặc kinh doanh thua lỗ. Sản xuất kinh doanh phải đối mặt với vấn đề chi phí cao, lãi suất ngân hàng cao, thiếu vốn, đồng thời tiêu thụ hàng hoá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng nhanh: Năm 2011 có 79.014 doanh nghiệp và tính từ đầu năm đến ngày 21/6/2012 có khoảng 25.250 doanh nghiệp, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2011 (23.358 doanh nghiệp bị phá sản trong 6 tháng đầu năm 2011).
Đặc biệt là các doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước, 8 tháng đầu năm 2011 đầu tư ngoài ngành tới 22.590 tỷ đồng. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN đứng dẫn đầu trong nhóm 6 doanh nghiệp đầu tư ra ngoài ngành với 6.690 tỷ đồng, chiếm 3,76% vốn điều lệ. Tập đoàn Công nghiệp cao su đứng vị trí thứ 2 với khoản đầu tư ra bên ngoài vào khoảng 3.700 tỷ đồng, chiếm 19,8% vốn điều lệ.
Đáng lưu ý, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng góp mặt trong danh sách những doanh nghiệp đầu tư ra ngoài ngành với 2,8% vốn điều lệ, tương đương với 2.100 tỷ đồng. Trong bản báo cáo của Đảng ủy khối Trung ương tuy không nói rõ số vốn đầu được đầu tư vào các lĩnh vực gì tuy EVN nhiều năm qua liên tục kêu lỗ để dọn đường tăng giá bán lẻ điện nhưng vẫn đầu tư ra ngoài ngành. Chưa kể, ông nhà đèn này còn đang nợ đầm đìa đối tác với số tiền lên đến nhiều triệu đôla Mỹ.
Lĩnh vực đầu tư "rủi ro" như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm vẫn được đổ nhiều vốn hơn cả. Trong đó, 13 doanh nghiệp, tập đoàn nằm trong diện kiểm tra đã dốc tới 10.700 tỷ đồng cho các danh mục kể trên. Trong đó, đứng vị trí đầu vẫn là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN với 5.636 tỷ đồng.
Cũng theo bản báo cáo kể trên có 13 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán tổng vốn là 1.300 tỷ đồng. 8 doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản, khu công nghiệp xây lắp với tổng vốn hơn 3.754 tỷ đồng. Trong đó nhiều nhất là Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN với hơn 1.500 tỷ đồng.
Tập đoàn Điện lực VN lũy kế lỗ đến ngày 30/6/2011 là 31.565 tỷ đồng. Trong đó lỗ năm 2010 là 23.647 tỷ đồng. Tổng công ty Hàng hải VN 6 tháng đầu năm 2011 lỗ 660 tỷ đồng, khoản nợ nhận từ Vinashin chuyển sang 16.000 tỷ đồng.
Tổng công ty Xăng dầu VN 7 tháng đầu năm lỗ 1.449 tỷ đồng. Còn Tập đoàn Sông Đà thiếu vốn do chưa được chủ đầu tư thanh toán tổng nợ lên đến trên 5.500 tỷ đồng.
Tất cả những điều nói trên đã nêu rõ ràng về sự yếu kém trong khả năng sử dụng vốn vay của doanh nghiệp dẫn đến không có khả năng trở nợ là nguyên nhân lớn tạo ra nợ xấu cho các NHTM.
- Các nguyên nhân xuất phát từ vấn đề đạo đức khách hàng: Với việc cung cấp các báo cáo tài chính và các văn bản pháp lý của doanh nghiệp có sự sai khác so với thực tế, vì vậy làm cho các nhận định của cán bộ tín dụng đối với tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chính xác. Quá trình này bắt đầu từ giai đoạn thẩm định hồ sơ vay vốn cho tới quá trình quản lý khoản vay, cán bộ tín dụng sẽ không phát hiện những bất thường hay là những dấu hiệu chứng tỏ khả năng không hoàn trả được món vay của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, có một số khách hàng tuy có tiền nhưng tỏ ra chây ỳ, nhằm chiếm dụng hoặc chiếm đoạt vốn.
+ Nguyên nhân chủ quan:
- Sự yếu kém trong công tác xây dựng và thực thi chiến lược quản lý nợ xấu: Có nhiều nguyên nhân khiến Habubank với tuổi đời 20 năm buộc phải sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và từ bỏ vĩnh viễn thương hiệu một thời của mình. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là khoản nợ cho đến giờ không thể trả được của Vinashin. Habubank đã cho Vinashin vay 2.745 tỉ đồng, thêm 600 tỉ đồng trái phiếu do tập đoàn phát hành mà ngân hàng mua, tổng cộng 3.345 tỉ đồng, bằng 83% vốn điều lệ (Nguồn: Đề án sáp nhập Habubank - SHB, tr. 10). Theo quy định của ngành ngân hàng, một tổ chức tín dụng không được cho vay một khách hàng quá 15% vốn tự có. Tuy nhiên, ở thời điểm 5-6 năm trước, khi Vinashin là một doanh nghiệp có bề ngoài đang lên, không ít ngân hàng đã cho tập đoàn vay những khoản tiền lớn, vượt 15% vốn tự có, không riêng gì Habubank.
Với những ngân hàng mạnh, khoản nợ Vinashin không phải dễ đòi, nhưng họ có khả năng trích dự phòng rủi ro dần từng năm để bù đắp. Họ cũng tích cực bán tài sản thế chấp nhằm thu hồi nợ. Habubank không có được ưu thế ấy. Ngân hàng cũng không nằm trong diện những tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng vốn huy động ở tốp đầu. Hậu quả là mỗi năm, chỉ nguyên bù đắp khoản chi phí huy động vốn cho khoản vay của Vinashin, Habubank mất đứt 500 tỉ đồng. Liên tục ở trong tình trạng phải có bằng được vốn huy động sau trả cho vốn huy động trước đã dùng cho Vinashin vay, Habubank năm 2011 đã không tránh khỏi trở thành ngân hàng đầu tiên báo lỗ. Theo bà Bùi Thị Mai - Tổng giám đốc Habubank, tỷ lệ nợ xấu của Habubank tính đến cuối tháng 2/2012 lên tới 16,06% (theo đánh giá của chuẩn mực kế toán Việt Nam).
Khoản nợ xấu này đã khiến HBB không thể gắng gượng nổi. Bù đắp được món nợ xấu này đồng nghĩa với việc các cổ đông phải đổ thêm vốn vào cho HBB, nhưng trong tình hình trước sức áp lực phải nâng cao năng lực tài chính, với lộ trình tăng vốn pháp định lên 5.000 tỷ đồng trong năm 2012, thì sức chịu đựng cổ đông hiện tại của HBB coi như đã hết.
Trước khi SHB vào cuộc, đã có ít nhất bốn tổ chức tín dụng “nghiên cứu” HBB theo gợi ý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và cả bốn lắc đầu. Có lẽ những ưu đãi mà NHNN đưa ra không đủ sức thuyết phục họ. Chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng đã từng “ngắm nghía” Habubank, nhận xét Habubank có bề dày thâm niên, có mạng lưới, khách hàng và đội ngũ nhân viên tương đối tốt, chỉ hiềm nỗi giải quyết khoản nợ Vinashin sẽ tốn kém thời gian. Trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, dành thời gian và công sức tháo gỡ nợ Vinashin đồng nghĩa để vuột đi cơ hội tiến về phía trước.
Cuộc “hôn nhân” Habubank - SHB được NHNN bật đèn xanh với trọng tâm xử lý nợ Vinashin. SHB sẽ được NHNN hỗ trợ các khoản vay ưu đãi lãi suất thấp. Với sự bảo lãnh của Chính phủ, Vinashin sẽ phát hành trái phiếu có trị giá bằng 30% nợ, 30% trái phiếu mà Habubank đã mua. Số trái phiếu này được giao dịch trên thị trường mở (OMO) tạo thành nguồn vốn vay giá rẻ cho SHB. Dư nợ còn lại và dư nợ trái phiếu còn lại được cầm cố để vay tái cấp vốn của NHNN. Lãi suất vay tái cấp vốn của SHB thấp hơn 3% lãi suất tái cấp vốn thông thường.
Giải pháp này giúp lợi nhuận của SHB gia tăng đáng kể. Thử tính toán: 30% dư nợ Vinashin tại Habubank tương đương 823,5 tỉ đồng; 30% trái phiếu là 180 tỉ đồng. Bằng trái phiếu mới của Vinashin, SHB coi như “đòi” được 1.003,5 tỉ đồng. Tất nhiên thời điểm “đòi” được dứt điểm còn phụ thuộc vào kỳ hạn trái phiếu dài, ngắn. Phần còn lại 2.341,5 tỉ đồng được thu hồi dần từ kinh doanh nguồn tiền vay tái cấp vốn, tốc độ thu hồi nhanh chậm tùy vào “tài” xoay xở của SHB. Nặng ký nhất là SHB xin Nhà nước cho áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 0 (không) trong ba năm 2012-2014.
- Sự yếu kém về trình độ và đạo đức của nhân viên tín dụng
Các nhân viên tín dụng là những người trực tiếp thực thi việc cho vay cũng như quản lý các món vay. Về mặt lợi ích, khi các nhân viên này với đạo đức kém và bộ phận kiểm soát không phát hiện kịp thời sẽ lợi dụng quyền hạn để có thể cho vay các khoản vay với rủi ro. Họ có thể thực hiện việc này thông qua việc làm sai lệch cách nhìn về báo cáo tài chính và triển vọng của khách hàng. Cũng như là sự sai lệch về giá trị thực của tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, không phải tất cả các lỗi này đều xuất phát từ vấn đề đạo đức mà có thể xuất phát từ vấn đề trình độ.
Trong những tháng gần đây, việc đưa một số tội phạm NH ra ánh sáng và những động thái tích cực để làm trong sạch nhằm tái cấu trúc hệ thống NH là việc làm hết sức cần thiết, được đông đảo người dân hoan nghênh và hưởng ứng. Niềm tin về sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế đang được củng cố. Bởi lẽ, phần lớn những cá nhân, tổ chức kinh tế ở Việt
Nam
chúng ta thiếu vốn nên đã, đang và sẽ trông chờ vào các khoản tài trợ vốn của các tổ chức tín dụng và các kênh huy động khác. Tuy nhiên,
các khoản tài trợ chính vẫn là NH. Nhưng trong những năm qua, nhiều cá nhân, tổ chức tín dụng, kể cả các kênh “tín dụng đen” đã thao túng, lũng đoạn thị trường vốn ở nước ta. Những phần tử xấu đã tranh thủ cơ chế lỏng lẻo, quản lý còn có phần chưa tốt của NHNN mà ra sức vắt cạn sức lực của các DN, để lại hệ lụy xấu cho nền kinh tế. Đơn cử như: lợi dụng sự khát vốn của các DN, vin vào tốc độ lạm phát để nâng lãi suất cho vay nhằm trục lợi.
3. Tác động của nợ xấu
- Đối với ngân hàng thương mại
+ Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Khi nợ xấu tăng cao, thu nhập của ngân hàng giảm, thậm chí không còn lợi nhuận do không thu hồi được nợ, lại phát sinh thêm chi phí trích lập dự phòng, chi phí quản lý, xử lý nợ xấu và các chi phí khác liên quan.
+ Nợ xấu sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ xấu quá cao, vượt quá giới hạn an toàn theo thông lệ quốc tế thì uy tín của NHTM trong nước và quốc tế giảm sút nghiêm trọng.
+ Nợ xấu làm ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh toán và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của NHTM là nhận tiền gửi và cho vay. Nếu các khoản tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp nhiều khó khăn, không thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ nợ gốc và lãi đã cho vay. Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn đối với các khoản tiền gửi. Sự mất cân đối trên ảnh hưởng rất lớn tới tính thanh khoản của ngân hàng và ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của NH
- Đối với nền kinh tế
Nợ xấu của NHTM ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Nợ xấu làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Khả năng khai thác và đáp ứng vốn, khả năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế sẽ bị hạn chế khi nợ xấu phát sinh.
Mặt khác, nợ xấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế do vốn ứ đọng, sản xuất kinh doanh bị đình trệ.
4. Các biện pháp hạn chế và xử lý nợ xấu ở Việt Nam hiện nay
Xử lý nợ xấu là những hoạt động của NH được triển khai khi nợ xấu phát sinh nhằm giảm thiểu những tổn thất do nợ xấu gây ra bằng các công cụ phổ biến như: đòi nợ, tái cấu trúc các khoản nợ, bán nợ, phong toả tài sản của người vay, thanh lý tài sản thế chấp, gán nợ, xiết nợ, yêu cấu bồi thường từ những người có trách nhiệm liên đới, sử dụng quỹ dự phòng tài chính hoặc xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng và các biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng khác.
Hướng đi cho giải quyết nợ xấu tại các NHTMCP ở Việt Nam
Qua thực tiễn các nước trên thế giới trong việc xử lý nợ xấu, một số kinh nghiệm được rút ra khi xử lý nợ xấu ở Việt Nam như sau:
- Xử lý nợ xấu là việc cấp bách, càng chậm trễ thì càng khó giải quyết và chi phí càng lớn, bởi vì tài sản thế chấp hao mòn hoặc mất giá, một số vốn lớn bị đọng để dự phòng nợ xấu của NH trong khi thanh khoản cạn kiệt, NH và DN mất lòng tin vào nhau, sản xuất suy giảm… Tuy nhiên, đây là một quá trình khó khăn, phức tạp, vì nó đụng chạm đến lợi ích của nhiều phía, nên vai trò của Nhà nước là không thể thiếu trong việc đề ra kế hoạch, tạo lập khuôn khổ pháp lý, điều phối thực hiện, cũng như cung cấp nguồn lực tài chính ban đầu.
- Việc xử lý nợ xấu NH phải gắn với xử lý nợ xấu của DN, nếu chỉ chú trọng xử lý một trong hai loại này sẽ không thể đạt hiệu quả. Tuy nhiên, cần phân biệt việc tái cấp vốn cho NH với việc mua bán nợ xấu.
- Trước khi tái cấp vốn cho các NH, cần tiến hành đánh giá tình hình từng NH (stress test) để xác định rõ số lượng và cơ cấu nợ xấu; buộc các cổ đông của NH phải chịu lỗ và xử lý tài sản bị đánh giá quá cao. Sau đó, nếu NH nào còn triển vọng phục hồi thì mới được tái cấp vốn, còn không, phải giải thể hoặc sáp nhập. Nếu làm đúng quy trình này thì số tiền của Nhà nước bỏ ra để tái cấp vốn cho các NH sẽ không bị thất thoát, mà trong nhiều trường hợp, còn đem lại lợi nhuận khi kinh tế phục hồi.
- Việc xử lý nợ xấu của DN và NH cần được thực hiện trên cơ sở chia sẻ tổn thất giữa NH và DN, bên ngoài tòa án.
- Công ty mua bán nợ xấu cần được trao quyền đủ mạnh để buộc DN xử lý nợ xấu. Trường hợp
Malaysia
cho thấy việc luật pháp giao quyền này cho Công ty Quản lý tài sản đã tạo điều kiện xử lý nợ xấu nhanh chóng và hiệu quả hơn hẳn so với Thái Lan - nơi Công ty Quản lý tài sản luôn phải thương lượng với các DN.
Tuy nhiên, để việc xử lý nợ xấu được minh bạch và không bị thao túng bởi lợi ích nhóm, cần có cơ chế đảm bảo tính độc lập và khách quan trong hoạt động của công ty mua bán nợ thông qua việc bổ nhiệm ban lãnh đạo có cơ cấu hợp lý đại diện cho cả nhà nước lẫn DN, sử dụng các tổ chức chuyên nghiệp như công ty kiểm toán, công ty định giá tài sản, công ty quản lý quỹ tham gia vào việc rà soát, định giá nợ và quản lý chứng khoán đổi nợ.Theo dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2012 của Chính phủ chuẩn bị trình ra Quốc hội kỳ họp tới, Chính phủ đề ra mục tiêu năm 2013 sẽ giảm nợ xấu NH xuống dưới 3%.
Một số hướng đi chính mà NHNN và các NHTM đang áp dụng để xử lý nợ xấu:
- Thứ nhất
, là NH và DN chung tay giải quyết, chia sẻ gánh nặng nợ xấu. NH đã hy sinh một phần với việc trích dự phòng, DN cũng phải giảm giá, chịu lỗ để cùng xử lý nợ xấu.
Tính đến cuối tháng 8/2012, các TCTD đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và chưa sử dụng đến là 72.907 tỉ đồng, tăng hơn 14.000 tỉ đồng so với cuối năm 2011. Trong 8 tháng đầu 2012, số nợ xấu đã được các TCTD xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro đạt gần 8.000 tỉ đồng. Sau khi tăng mạnh từ đầu năm nay, tốc độ tăng nợ xấu đã có chiều hướng chậm lại. Cụ thể, trong tháng 1.2012 tốc độ tăng nợ xấu là 7,29%; tháng 2 là 8,42%; tháng 3 là 9,35%; tháng 4 là 8,28%; tháng 5 là 6,59% và đến tháng 6 là 1,2%.
- Thứ hai
,
là tìm cách phá băng thị trường BĐS. Trước hết là điều chỉnh mức độ bong bóng của thị trường này, không thể để tiếp diễn tình trạng nước có thu nhập thấp mà giá quá cao như Việt Nam hiện nay. Theo tính toán, cho vay của NH thế chấp bằng BĐS chiếm tới 60% dư nợ, nếu không tháo gỡ được nút thắt này một cách bài bản sẽ khó mà xử lý được nợ xấu.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội 13/11/2012 Bộ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết giải pháp trước mắt Bộ trình Chính phủ là thực hiện chuyển đổi nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội, Nhà nước sẽ miễn thuế cho người dân mua nhà lần đầu.-Thứ ba,
Bán các khoản nợ.
Hiện nay đề xuất xử lý nợ xấu nhận được nhiều quan tâm nhất là thành lập Công ty mua bán nợ. Vốn điều lệ của các công ty này từ 100 – 150 nghìn tỷ.
Bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp, đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.
Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN (DATC) của Bộ Tài chính đang thực hiện nghiệp vụ này. Tính đến nay, DATC đã trực tiếp giúp xử lý nợ xấu cho các NHTM nhà nước, NHTMCP và các chủ nợ khác. DATC đã trở thành chủ nợ của gần 80 DN với giá trị sổ sách khoản nợ xấu đã mua trên 5.000 tỷ đồng. Việc xử lý các khoản nợ đã mua này được thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau tùy thực tế cụ thể tại DN khách nợ và đánh giá của DATC, như bán tài sản đảm bảo nợ, khai thác cho thuê tài sản, sử dụng tài sản đảm bảo để góp vốn với DN khác; thu nợ có chiết khấu hoặc bán nợ cho tổ chức kinh doanh nợ khác, xử lý tài chính để cơ cấu lại
nợ và hoạt động kinh doanh của DN…
Bản chất nợ xấu là do rất nhiều thành phần kinh tế tạo ra, để tái cơ cấu nợ xấu hay phục hồi tình trạng sản xuất cần “bên mua” là những đơn vị am hiểu lĩnh vực hoạt động của con nợ, có vốn, có năng lực xoay chuyển tình thế để tạo ra giá trị gia tăng. Đó mới chính là cách “trị bệnh từ gốc”. Rõ ràng vấn đề chưa ai bàn đến là ai sẽ mua nợ xấu?
Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản (VietinBank AMC) có thể trở thành một đơn vị “môi giới nợ xấu”. AMC hoàn toàn có thể giúp tạo ra một sân chơi bình đằng, minh bạch và lành mạnh để bên mua và bán gặp nhau. Như vậy AMC sẽ không cần một nguồn vốn khổng lồ, “phí giao dịch” sẽ là giá trị gia tăng chính tạo ra bởi AMC đồng thời có thể trang trải cho chi phí hoạt động của đơn vị này.
- Thứ tư
,
thực hiện tái cấu trúc.
Hiện có 9 NH được đưa vào diện tái cấu trúc, bao gồm: 3 NH đã thực hiện hợp nhất (Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn), Habubank (đã sát nhập vào SHB), Đại Tín, Nam Việt, Phương Tây, TienPhongBank và GPBank. Theo NHNN, đã có những đánh giá kỹ lưỡng và khách quan để xác định các NH yếu kém cần phải tái cấu trúc. Hiện đến cuối năm 2012 sẽ là thời hạn cuối cùng để các NHTM tự giải quyết những yếu kém, trong trường hợp các NH không giải quyết được, NHNN sẽ bắt buộc thực hiện tái cơ cấu.
Chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc DN, đây là hoạt động khá mới tại Việt Nam và DATC đã thực hiện thành công hoạt động này. Sau khi mua nợ từ các chủ nợ, DATC đàm phán với chủ sở hữu, cổ đông khác của DN để chuyển nợ thành vốn góp (riêng đối với DNNN thực hiện cổ phần hoá thì DATC phải tham gia đấu giá cổ phần theo quy định). Sau khi trở thành cổ đông, DATC thực hiện các giải pháp tái cấu trúc DN như xoá một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh… nhằm phục hồi từ DN kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành DN hoạt động kinh doanh có lãi, chính hiệu quả hoạt động của DN sẽ tạo nguồn trả nợ cho DATC. Các DN đã được DATC tái cấu trúc thành công đến nay đều hoạt động kinh doanh có lãi, đã trả hết nợ ngân sách, nợ bảo hiểm xã hội, trả gần hết nợ cho DATC, đặc biệt một số đơn vị đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn khoảng 30%. (VD: Sadico Cần Thơ, Mía đường Kon Tum)
Đầu quý 2/2012, NHNN đã ban hành Quyết định số 870/QĐ-NHNN, tạo khung pháp lý và cơ sở để các TCTD thực hiện cơ cấu lại nợ, mà trọng tâm là hỗ trợ cho các DN có tiềm năng, triển vọng hồi phục sản xuất kinh doanh nhưng đang gặp khó khăn tạm thời. Hướng xử lý này đã cho kết quả nhanh chóng và dự kiến NHNN sẽ sớm có báo cáo cụ thể.
- Thứ năm,
Chính phủ có các biện pháp hỗ trợ DN:
S
au loạt 5 lần liên tiếp giảm các lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động, lãi suất cho vay từng bước xuống mức thấp, giảm bớt áp lực trả nợ cho DN cũng như bớt áp lực gia tăng nợ xấu. Độ trễ tác động của giảm lãi suất đã được rút ngắn. Đặc biệt từ 15/7, với chủ trương hạ lãi suất cho các khoản nợ cũ về tối đa 15%/năm, tác động tích cực của yếu tố này sẽ tiếp tục thể hiện.
Về giải pháp tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định: Nhờ triển khai đồng bộ việc giảm lãi suất điều hành, chỉ đạo chuyển dịch, cơ cấu nợ... sau năm tháng tăng trưởng âm, tính đến 30-7-2012, tăng trưởng tín dụng của hệ thống NH tăng 1,02% so với 31-12-2011. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh với mức giảm từ 3-6%/năm so với cuối năm 2011.
Hiện NHNN đang tích cực chỉ đạo các TCTD thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, tỷ lệ an toàn vốn và giới hạn cấp tín dụng. Yêu cầu các TCTD chủ động phối hợp với KH vay để thực hiện việc đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ để có biện pháp xử lý phù hợp.
Kết quả bước đầu đã đạt được
Theo NHNN, trong thời gian vừa qua, với những nỗ lực không ngừng trong việc triển khai xử lý nợ xấu, bằng các giải pháp như cơ cấu lại các khoản nợ, hoãn nợ, xóa nợ… đến nay con số nợ xấu đã giảm đi khoảng 36.000 tỷ đồng, cùng với đó, con số trích lập thêm dự phòng rủi ro cũng đã tăng nhanh, hiện tại các TCTD cũng đã trích lập được dự phòng rủi ro lên tới 70.000 tỷ đồng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1
Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam hiện nay
Cuối tháng 10 đầu tháng 11 vừa qua một số ngân hàng đã có lãi suất huy động vượt trần.Nhưng đến thời điểm này lãi suất huy động đang có chiều hướng giảm dần. Mặt bằng lãi suất khá ổn định, lãi suất huy động 8,8 – 12%/năm (có kỳ hạn 1 tháng trở lên) và lãi suất cho vay 10 – 15%/năm, tùy theo từng lĩnh vực.Hiện nay lãi suất tiền gửi không kỳ hạn 1 – 2%/năm, kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm. Lãi suất huy động USD 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5%/năm đối với các tổ chức KT.Lãi suất cho vay USD 5 – 7% đối với ngắn hạn và 6 – 8% đối với dài hạn. Trong thực tế
Hiện nay, một số ngân hàng Quản lý TSN - TSC để bảo vệ lợi nhuận của ngân hàng tránh rủi ro lãi suất bằng biểu đồ độ lệch. Đây là phương pháp đo lường bằng biểu đồ, phương pháp này thể hiện số vốn chịu rủi ro lãi suất và số vốn theo từng thời kỳ tái định giá. Bằng cách sử dụng khe hở nhạy cảm lãi suất cùng với việc phân loại các TSN - TSC theo kỳ hạn tái định giá để lập biểu đồ độ lệch.
Ví dụ: Ta xác định các TSN – TSC theo từng kỳ hạn tái định giá như sau:
ĐVT: tỷ đồng
Nhóm
Kỳ hạn tái định giá
Giá trị của TSN
Giá trị của TSC1
Dưới 1 tuần100
110
2
1 tuần – 1 tháng
320
2403
1 tháng – 2 tháng400
470
4
2 tháng – 6 tháng
720
7005
6 tháng – 1 năm650
670
6
1 năm – 2 năm
560
6707
2 năm – 5 năm980
1200
Dựa vào biểu đồ độ lệch trên Nhà quản trị có thể có cái nhìn tổng quát về tình hình TSN – TSC của ngân hàng, có thể đánh giá được tính thanh khoản của hệ thống ứng với từng thời điểm rồi dựa vào kinh nghiệm của bản thân, diễn biến thị trường để có kết luận định tính về thu nhập của ngân hàng chứ không có một kết quả định lượng trong trường hợp lãi suất thị trường biến động. Khi có một sự thay đổi lãi suất trên thị trường, các nhà quản trị sẽ không thể tính toán được mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến lợi nhuận của ngân hàng gây khó khăn cho việc kiểm soát rủi ro lãi suất.
Ngoài ra, các n
gân hàng nhỏ chỉ quản lý TSN – TSC theo kinh nghiệm. Dựa vào kinh nghiệm và số liệu quá khứ để dự đoán mức độ thay đổi của dòng tiền vào, đặc biệt là nguồn vốn huy động. Sau đó, tùy vào từng thời kỳ để phân phối nguồn vốn này theo tỷ lệ thích hợp đối với tiền mặt tại quỹ, đầu tư chứng khoán có tính thanh khoản cao, cho vay. Thông thường, tại các ngân hàng khi dư nợ cho vay chiếm khoảng 75%-90% tổng nguồn vốn huy động sẽ hạn chế cho vay đồng thời đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp để thu hút nguồn tiền gửi.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát rủi ro lãi suất tạ
i các n
gân hàng còn tồn tại những vấn đề sau:
-
Chiến lược quản lý dòng tiền vào – ra củ
a NHTM
đều rấ
t bao quát. Các NHTM
chưa có công cụ phù hợp để lượng hóa rủi ro, báo cáo phục vụ quản lý thanh khoản chủ yếu là ngắn hạn (thường dưới 2 tuần), các báo cáo về kế hoạch giải ngân, kế hoạch thu hồi nợ trong ngắn hạn được lập nhưng số liệu báo cáo thường không theo sát thực tế; các báo cáo phân tích dài hạn để phục vụ mục tiêu huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Mặc dù cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản đã được xây dựng nhưng việc vận hành nó chưa hiệu quả. Rất ít tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch đối phó với tình trạng khủng hoảng thanh khoản, rủi ro lãi suất nếu có xây dựng thì cũng chưa được luyện tập và cập nhật thường xuyên, liên tục.
-
Các NHTM chưa xây dựng được chính sách lãi suất phù hợp với mức độ rủi ro và hoạt động của ngân hàng, chính sách lãi suất hiện nay của các ngân hàng rất dễ bị dẫn dắt bởi các yếu tố thị trường; chưa lượng hóa được rủi ro lãi suất cho cơ cấu TSN - TSC hiện tại của ngân hàng.
-
Hệ thống công nghệ thông tin quản lý chưa hỗ trợ được việc lập báo cáo phục vụ quản lý rủi ro lãi suất. Hầu hế
t các n
gân hàng đều chưa có các công cụ nhằm phân tích độ nhạy của lãi suất để xác định ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất đối với kết quả hoạt động kinh doanh khi thị trường thay đổi.
Nhiều ngân hàng vay tiền trên thị trườ
ng Liên ngân hàng không phải để bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời mà để đầu tư: Ngoại trừ một số ít ngân hàng sử dụng nguồn tiền vay Liên ngân hàng để đảm bảo thiếu hụt thanh khoản tạm thời, còn lại đa số các ngân hàng đều sử dụng nguồn vốn vay Liên ngân hàng để đầu tư, có ngân hàng sử dụng nguồn tiền này để đầu tư lên đến 47% tổng tài sản. Vì vậy mức độ rủi ro trong kinh doanh của các NHTM trong thời gian qua rất cao nếu nguồn cung tiền giảm đi, đồng thời công tác Quản trị TSN – TSC tại các NHTM không được quan tâm hoặc các nhà quản trị cho rằng nguy cơ nguồn cung tiền giảm đi là không có, bộc lộ điểm yếu kém về năng lực dự báo của những nhà quản trị ngân hàng. Nguồn vốn vay Liên ngân hàng thường có giá trị rất lớn, mỗi khoản vay trung bình trị giá khoảng 50 tỷ đồng, vì vậy khi nguồn vốn vay này bị rút về, nếu không thể vay Liên ngân hàng để trả thì việc huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư để bù đắp khoản thiếu hụt này phải mất nhiều thời gian, điều này dễ dàng đẩy các ngân hàng vào tình trạng thiếu thanh khoản.Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc thiếu thanh khoản rất nguy hiểm vì nó có thể ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Khi nguồn vố
n vay Liên ngân hàng
bị rút về trong khi các khoản đầu tư chưa đến hạn thu hồi. Nếu ngân hàng có thể huy động kịp để bù đắp nguồn vố
n Liên ngân hàng
phải trả thì ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro lãi suất rất cao sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng vì tốc độ tăng các khoản lãi thu được tăng chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng các khoản lãi phải trả.
Rấ
t ít các NHTM
sử dụng công cụ phái sinh để bảo vệ lợi nhuận ngân hàng tránh rủi ro lãi suất.các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm và đơn lẻ mặc dù chúng được sử dụng từ đầu năm 2000, một số TCTD được NHNN cho phép thực hiện các công cụ phái sinh n
hư: VCB, VIB, ACB, TCB, MB
nhưng doanh số về hoạt động này vẫn không đáng kể so với doanh số các hoạt động truyền thống.
Với những tồn taị trên các ngân hàng thương mại cần phải nâng cao hơn nữa năng lực quản lí để đối phó với những rủi ro không mong muốn trong ngân hàng.Các ngân hàng cũng phải hỗ trợ và hợp tác với nhau trong công tác quản lí TSN và TSC.Nếu một ngân hàng không thực hiện tốt công tác quản lí thì sẽ đẫn đến cuộc đua lãi suất, hậu quả c
ủa
nó có thể ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Ngoài ra các ngân hàng cần tìm kiếm một phần mền quản trị rủi ro thích hợp với đặc điểm của ngân hàng, giúp ngân hàng có thể bao quát, giảm thiểu rủi ro và đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả cho ngân hàng của mình.
2.2
Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và kinh tế - xã hội
Thứ nhất, nhiều ngân hàng đã nâng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn lên mức rất cao, thậm chí gần chạm trần lãi suất tiền gửi 14% mà không hề có bất kì ràng buộc gì với khách hàng. Tiền gửi không kỳ hạn là loại hình tiền gửi có mức độ bất ổn định rất cao, việc huy động với lãi suất gần bằng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn sẽ gây ra sự méo mó trong cơ cấu tiền gửi của hệ thống NHTM, đồng thời gây khó khăn cho công tác quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng.
Thứ hai, hiện tại lãi suất kỳ hạn ngắn và kì hạn dài không có sự chênh lệch, thậm chí lãi suất ngắn hạn còn cao hơn lãi suất dài hạn. Nguyên nhân của tình trạng này là lãi suất hiện đang rất cao nên ngân hàng muốn hạn chế nguồn vốn dài hạn vì hi vọng chi phí huy động vốn sẽ giảm xuống trong thời gian tới.
Thứ ba, tuy đã có quy định về trần lãi suất huy động nhưng do khó khăn về thanh khoản và nhu cầu huy động vốn tăng cao nên rất nhiều NHTM tìm mọi cách để huy động với lãi suất vượt trần. Nếu nhìn vào diễn biến lãi suất liên ngân hàng có thể thấy rất nhiều thời điểm lãi suất này xấp xỉ trần lãi suất 14% của NHNN. Tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn, lãi suất huy động liên tục biến động đã tạo tâm lý không ổn định cho khách hàng gửi tiền. Kết quả là lượng tiền huy động vào hệ thống ngân hàng trong nửa đầu năm chủ yếu là kì hạn ngắn và rất ngắn (1-2 tuần), điều này vừa làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh và kế hoạch thanh khoản của các ngân hàng, gây khó khăn đến công tác quản trịTSN- TSC của ngân hàng, đồng thời càng làm cuộc đua lãi suất thêm căng thẳng và rủi ro lãi suất thêm thường trực.
Tất cả những động thái này đều dẫn kết quả là đẩy lãi suất thị trường tăng cao và chứng tỏcác ngân hàng đang thực sự khát vốn, tìm mọi cách huy động vốn tại tất cả các mức giá, gây nên khó khăn trong việc đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của NHNN. Vì vậy, hầu như các ngân hàng đều có khe hở kỳ hạn dương (kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản lớn hơn kỳ hạn hoàn trả trung bình của nợ), điều này có thể làm giảm giá trị ròng của ngân hàng nếu lãi suất tăng.
Lãi suất huy động tăng cao còn làm cho thu nhập ròng của ngân hàng có nguy cơ giảm xuống. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh lãi suất cho vay đã quá cao như hiện nay, các doanh nghiệp đang hết sức khó khăn thì việc ngân hàng san sẻ khó khăn với các doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững. Thậm chí nhiều khoản vay đến hạn nhưng khách hàng vẫn trì hoãn không trả nợ, chấp nhận trả lãi suất quá hạn vì lo khó được vay tiếp hoặc vay tiếp với lãi suất mới quá cao (cao hơn cả lãi suất quá hạn). Động thái nới rộng lợi nhuận biên này chỉ càng làm cho cuộc đua lãi suất thêm trầm trọng, cũng là nguyên nhân làm tăng rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng tại các NHTM do phát sinh nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến kế hoạch quản lý TSN- TSC của các NHTM.
2.3
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất
2.3.1
Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất
Để hạn chế rủi ro lãi suất, các NHTM có thể sử dụng các nghiệp vụ phái sinh thông qua các hợp đồng:
·
Hợp đồng hoán đổi lãi suất:
Giao dịch hoán đổi lãi suất là hợp đồng trong đó mỗi bên cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định được tính trên cùng một khoản tiền danh nghĩa, trong cùng một khoảng thời gian.
Giao dich hoán đổi được tạo ra để xử lý những sự không tương xứng, tạo cho ngân hàng kiểm soát tốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình. Các ngân hàng thu được phí do làm đại diện trong các giao dịch này. Thị trường càng phát triển, ngân hàng tham gia với vai trò chủ chốt, thực hiện những bù trừ tất cả các trạng thái với các bên ngang nhau và đối nghịch.Thu nhập được tạo ra từ sự chênh lệch giữa lãi suất hoán đổi thanh toán và nhận được, hoặc phí trả trước để giàn xếp.
·
Hợp đồng tương lai lãi suất:
Trong hoạt động ngân hàng, các ngân hàng đã sử dụng nhiều nghiệp vụ này trong kinh doanh chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư để phòng chống rủi ro do biến động lãi suất trong tương lai. Để hạn chế rủi ro biến động lãi suất trong tương lai, nhìn chung đòi hỏi các ngân hàng phải giữ vị thế trên thị trường trong tương lai đối nghịch với vị thế hiện thời trên thị trường giao ngay. Bởi vậy, một ngân hàng có kế hoạch mua trái phiếu “ tạo thế trường” trên thị trường giao ngay có thể bảo vệ được giá trị của những trái phiếu này bằng việc ký hợp đồng bán trái phiếu trên thị trường tương lai tạo vị thế đoản. Nếu ngay sau đó, giá trái phiếu giảm trên thị trường giao ngay, thì sẽ có một khoản lợi nhuận được bù đắp xuất hiện từ thị trường tương lai và điều này giúp cho ngân hàng tối thiểu hoá tổn thất gây ra do biến động lãi suất.
·
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất:
Hợp đồng lãi suất kỳ hạn là thoả thuận giữa hai bên trong đó quy định khoản lãi suất phải trả của mỗi bên một lần duy nhất trên cùng một khoản tiền vay hoặc tiền gửi tại một ngày xác định trong tương lai.
·
Hợp đồng quyền chọn lãi suất:
Quyền chọn lãi suất hợp đồng trong đó bên mua quyền trả cho bên bán quyền một mức phí để đổi lấy một quyền chọn về lãi suất. Bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn đó, trong khi bên bán bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đó nếu bên mua mong muốn.
2.3.2
Đối với NHNN
Để kiểm soát rủi ro lãi suất, NHNN cần phải:
Thứ nhất là điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức tín dụng, kiểm soát lạm phát; hạn chế sử dụng biện pháp can thiệp hành chính đối với thị trường để tránh gây sốc hoặc làm gia tăng rủi ro đối với các tổ chức tín dụng.
Thứ hai, đảm bảo nắm bắt, đánh giá kịp thời các diễn biến của thị trường, trong đó, nắm bắt nhanh những diễn biến của các yếu tố như lãi suất, tỷ giá, giá vàng,… dự báo những diễn biến kinh tế có tác động tới ngân hàng nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý của NHNN.
Thứ ba, cần tập trung thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay bất động sản, cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, tín dụng tiêu dùng, kinh doanh ngoại hối, các nghiệp vụ ngân hàng mới.
Thứ tư, ngoài việc kiểm soát mức độ an toàn trong chi trả của các tổ chức tín dụng thông qua các tỷ lệ đảm bảo an toàn, NHNN còn phải kiểm soát thông qua các chỉ tiêu khác như dự trữ bắt buộc hoặc khe hở kỳ hạn để bảo vệ các tổ chức tín dụng khỏi những rủi ro có thể làm đổ vỡ hệ thống như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng,…
Thứ năm, NHNN cần tăng cường quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của các NHTM thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nước, hỗ trợ các NHTM đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ.
2.3.3 Đối với các NHTM Bên cạnh nỗ lực của NHTM trong việc kiểm soát rủi ro lãi suất, các NHTM cần phải: Thứ nhất, kiềm chế tốc độ tăng trưởng và kiểm soát chất lượng tăng trưởng tài sản có và dư nợ tín dụng để đảm bảo an toàn tăng trưởng và hiệu quả kinh tế theo quy mô. Việc mở rộng quy mô hoạt động phải gắn liền với việc cải thiện tương xứng về năng lực quản trị, kiểm soát hoạt động. Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị điều hành trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc, thông lệ quản trị ngân hàng hiện đại, quan tâm hoàn thiện các chính sách, quy trình, thủ tục phù hợp để kiểm soát có hiệu quả các rủi ro trọng yếu. Thứ ba, nhanh chóng giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng xuống mức trung bình trong khu vực vào năm 2010, tiếp tục tăng cường năng lực tài chính cho các NHTM. Thứ tư, đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cường các trang thiết bị hiện đại, tiếp tục triển khai các mô hình tổ chức và quản trị hiện đại, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, phát triển hệ thống thông tin quản trị, tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa dịch vụ. Thứ năm, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro cho cán bộ. Thứ sáu, xây dựng quy trình xét duyệt tín dụng chặt chẽ để có thể xây dựng được kế hoạch giải ngân tương đối chính xác đồng thời thiết lập tốt mối quan hệ với khách hàng để có những dự báo đúng về khả năng rút vốn, khả năng trả nợ của khách hàng nhằm phục vụ tốt công tác dự báo thanh khoản của ngân hàng. CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Cung và cầu thanh khoản 3.1.1 Cầu thanh khoản
-
Khách hàng rút tiền gửi
-
Các khoản thanh toán kỳ phiếu, trái phiếu
-
Cầu vốn tài trợ cho các khoản tín dụng có chất lượng tốt
-
Nghĩa vụ hoàn trả nợ vay đáo hạn của NHTM
-
Các chi phí phải trả
-
Nghĩa vụ thanh toán với NSNN
-
Thanh toán cổ tức cho cổ đông
3.1.2 Cung thanh khoản
Cung thanh khoản phản ánh dòng tiền NHTM thu được tại một thời điểm, bao gồm:
-
Nguồn huy động mới từ tiền gửi và các công cụ nợ
-
Các khoản tín dụng được khách hàng hoàn trả
-
Các khoản thu nhập của NHTM
-
Dòng tiền thu được từ chuyển hóa tài sản
-
Đi vay trên thị trường tiền tệ
3.1.3 Quan hệ cung – cầu thanh khoản
Những nguồn cung và cầu thanh khoản là yếu tố quan trọng quyết định trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng tại bất cứ thời điểm nào.Khi cầu thanh khoản vượt quá cung thanh khoản, nhà quản lý ngân hàng phải đối phó với tình trạng thâm hụt thanh khoản, phải quyết định ngay nguồn vốn cần thiết để đáp ứng: huy động từ nguồn nào, ở đâu và vào lúc nào
Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản, nhà quản lý phải xem xét cần đầu tư vào đâu, bao nhiêu và đến khi nào.
Rất hiếm khi cung – cầu thanh khoản của một ngân hàng cân bằng với nhau tại một thời điểm cụ thể. Các ngân hàng phải thường xuyên đối mặt và giải quyết một trong hai trạng thái thanh khoản hoặc thặng dư hoặc thâm hụt.
Thanh khoản mang ý nghĩa thời điểm rất lớn, hầu như mang tính tức thì, đòi hỏi người quản lý phải lập kế hoạch cẩn thận cho vấn đề ở đâu, khi nào và bao nhiêu cho nhu cầu thanh khoản.
3.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam hiện nay
Hiện tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang bấp bênh và rất căng thẳng. Thanh khoản thấp là nguyên nhân dẫn đến rủi ro nợ đọng vốn trong đầu tư bất động sản của cảngười mua và người bánTheo báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, tỉ lệ cho vay/huy động của các TCTD tại Việt Nam nói chung luôn ở mức trên 90%. Đặc biệt tỉ lệ cho vay/huy động ngoại tệ luôn ở mức trên 100%, có khi đạt xấp xỉ 130%.Thị trường liên NH ách tắc, một số TCTD luôn rơi vào tình trạng mất cân đối về kỳ hạn cho vay và huy động. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các TCTD đang có chiều hướng sụt giảm nhanh chóng, nghiêm trọng
Vấn đề kinh tế vĩ mô năm 2012 quan trọng nhất không có gì ngoài tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại.Nếu không khắc phục được thanh khoản của các ngân hàng thì thì không hạ được lãi suất. Lãi suất không hạ sẽ không phục hồi được thị trường chứng khoán và bất động sản, như vậy sẽ không xử lý được nợ xấu, dẫn đến nợ xấu càng cam go do nằm phần lớn ở thị trường chứng khoán và bất động sản. Nợ xấu cao thì chi phí hoạt động của các ngân hàng tăng vì vậy cho dù lạm phát có giảm thì lãi suất không thể giảm và như vậy các DN sẽ vẫn gặp khó khăn, sản xuất đình trệ.
Nếu ngân hàng Nhà nước lại đi hạ trần lãi suất xuống còn 12% dân sẽ không gửi tiền, thậm chí các ngân hàng lớn sẽ bị người gửi tiền rút vốn, rủi ro thanh khoản cao.
Hiện tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang rất căng thẳng. Các ngân hàng nhỏ gặp nhiều khó khăn khi ngân hàng lớn không tin tưởng việc cho ngân hàng nhỏ vay vốn, ngân hàng nhỏ không có vốn để tồn tại cứ huy động vốn trên thị trường với mức lãi suất huy động cao. Hiện nay lãi suất huy động đã phá trần 14% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thanh khoản thấp là nguyên nhân dẫn đến rủi ro nợ đọng vốn trong đầu tư bất động sản của cả người
mua
và người bán. Những rủi ro này ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh, gây bất ổn cho hệ thống tài chính ngân hàng, nền kinh tế vĩ mô cũng như hạn chế tiềm năng tăng trưởng của cả nền kinh tế
và trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn quá trầm lắng thì vào cuối tháng 4/2012 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đề xuất mô hình "liên kết 4 nhà" để cứu các doanh nghiệp bất động sản.
3.3 Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và kinh tế - xã hội
Thanh khoản là một vấn đề mang tính sống còn đối với một ngân hàng.Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản lý thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng.Một ngân hàng được xem là có khả năng thanh khoản tốt nếu như nó có được những khoản vốn khả dụng với chi phí thấp tại đúng thời điểm ngân hàng có nhu cầu. Điều này có nghĩa là ngân hàng có sẵn lượng ngân quỹ dự trữ trong tay hoặc có thể tăng thêm bẳng cách vay mượn hoặc bán bớt một số tài sản mà ngân hàng đang có
.
Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro ảnh hưởng lớn nhất đến ngân hàng. Rủi ro thanh khoản kém làm giảm thu nhập, uy tín, mất khả năng thanh toán của ngân hàng.
Trong ngắn hạn, có lẽ các ngân hàng sợ nhất tình trạng này, đặc biệt khi thông tin rủi ro bị lọt ra bên ngoài.
Một trong số những chỉ số phản ánh rủi ro thanh khoản là lượng vốn huy động được giảm, trong khi chỉ số tín dụng trên tổng huy động lại tăng.Khó khăn thanh khoản còn biểu hiện thông qua lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Thanh khoản kém trong hệ thống ngân hàng khiến các ngân hàng phải đi vay để tài trợ cho các khoản tín dụng, từ đó, cùng với chính sách tiền tệ được điều chỉnh theo hướng thắt chặt và mức lạm phát cao đã đẩy mặt bằng lãi suất, cả lãi suất huy động và cho vay lên rất cao. Hơn nữa trần lãi suất cho vay được thả trong khi áp đặt trần lãi suất huy động càng đẩy tỉ lệ tín dụng trên tổng huy động lên mức rủi ro hơn nữa.
Ngoài ra, thanh khoản kém còn được thể hiện ở việc các mức lãi suất trong ngắn hạn cũng bị đẩy cao và thậm chí xấp xỉ mức lãi suất tiền gửi dài hạn.Thông thường mức lãi suất trong dài hạn (12 tháng trở lên) luôn cao hơn trong ngắn hạn (một tháng, ba tháng, sáu tháng). Thanh khoản và lãi suất có mối quan hệ chặt chẽ. Mỗi khi thanh khoản hệ thống có vấn đề thì lãi suất huy động và lãi suất liên ngân hàng lại bị đẩy lên cao khiến ngân hàng gặp rủi ro về thu nhập và giá trị tài sản của ngân hàng chịu ảnh hưởng bất lợi của những biến động lãi suất. Từ đó lại dẫn đến rủi ro thanh khoản.Đây là một cái vòng luẩn quẩn, nếu không có khung quản trị rủi ro tốt thì các NH không thể thoát ra được.
3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản
3.4.1 Đối với NHNN
Ngân hàng nhà nước vẫn cần hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ.Trong bối cảnh thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát.Đối với các NHTM lớn, có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn thì việc hỗ trợ thanh khoản sẽ thông qua nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước.
Đối với các NHTM nhỏ không đủ giấy tờ có giá hoặc không có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở thì Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thông qua công cụ tái cấp vốn. Việc hỗ trợ này của Ngân hàng Nhà nước rất ngắn hạn và các NHTM được yêu cầu phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn cho phù hợp, hạn chế thấp nhất rủi ro thanh khoản.
3.4.2 Đối với NHTM
Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp.Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.
Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác).Làm như vậy để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý. Các ngân hàng cần xem xét lại cơ cấu về danh mục tài sản nợ, tài sản của mình cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mứt thấp nhất đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường I (huy động tiền gửi từ các tổ chức và dân cư); cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung, dài hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. Thực hiện việc phát hành các giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị trường I và thị trường II (thị trường liên ngân hàng); điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.
Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất khe hở lãi suất: Cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường; cần có cách giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn không chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả sẽ rất khó vay lại được tiền từ ngân hàng.Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt lãi suất quá hạn ghi trong hợp đồng vì như vậy, so ra vẫn còn thấp hơn lãi suất cho vay mới.Chính điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn: Sự không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng làm cho các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau (ví dụ như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm) cũng làm cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào của mình.
Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro: Thị trường tiền tệ phái sinh ở ViệtNam còn rất hạn chế, tuy nhiên, sau đợt biến động của thị trường tiền tệ trong thời gian qua, chắc chắn các ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn và nó sẽ giúp cho ngân hàng quản lý tốt hơn tài sản nợ, tài sản có của mình. Thị trường REPO là công cụ khá hiệu quả trong việc tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khoán nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng một cách nhanh chóng.Forward và Future cũng là những công cụ để cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường biến động. Đặc biệt SWAP là công cụ quan trọng để các ngân hàng có thể cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có trên bảng cân đối tài sản của mình, nhằm hạn chế các tác động của rủi ro lãi suất. rủi ro kỳ hạn.
Với thực trạng thị trường như hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng quản lý rủi ro thanh khoản nhằm giảm thiểu rủi ro vỡ nợ là mối quan tâm hàng đầu, là bài toán khó đặt ra không chỉ với một ngân hàng riêng lẻ mà đối với toàn hệ thống từ Ngân hàng Nhà nước cho tới các ngân hàng thương mại.
Quản lý rủi ro thanh khoản không đơn thuần chỉ là vấn đề của các dòng tiền, vấn đề cơ cấu của tài sản Nợ - Có trên bảng cân đối tài sản mà nó chính là hoạt động quản trị của một ngân hàng thương mại. Vì thế, các NHTM cần hiểu rõ tầm quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản, chủ động xây dựng chính sách khung về quản lý rủi ro thanh khoản, thiết lập các quy trình cụ thể nhằm xác định, đo lường, kiểm soát các rủi ro về thanh khoản có thể xảy ra. Các ngân hàng cần có được khả năng dự báo với độ chính xác cao các luồng tiền vào, luồng tiền ra, đặc biệt là các luồng tiền liên quan tới các cam kết ngoại bảng và các nghĩa vụ tài sản nợ để chủ động đưa ra kế hoạch hoạt động trong các tình huống bất ngờ.
Cuối cùng, các ngân hàng cũng cần hiểu rõ mối quan hệ hữu quan giữa các loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá.... với rủi ro thanh khoản để có được định hướng đúng đắn trong việc hoạch định chính sách kinh doanh của mình.
I.
Nguyên nhân của tái cấu trúc
-
Thứ nhất, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng chịu một số tác động nhất định: lạm phát tăng cao, sản xuất đình trệ, nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, …Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến ngành ngân hàng nói chung và đặc biệt là với những ngân hàng nhỏ nói riêng, bản thân đã hoạt động kém hiệu quả, nên khả năng chịu đựng, chống chọi thấp.
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có những lúc lên đến 30 - 40% và duy trì ở mức cao trong một thời gian dài. Nợ xấu thậm chí đã xuất hiện trên cả thị trường liên ngân hàng, do vậy càng làm tăng tính rủi ro và làm căng thẳng thêm tình hình thanh khoản.Vấn đề báo chí đã tốn khá nhiều giấy mực mô tả thực về nợ xấu của bất động sản (BĐS) có nguy cơ tăng lên vì thị trường BĐS vẫn tiếp tục đóng băng. Sau một, hai năm cầm cự, giờ đây các nhà đầu tư không thể cầm cự được nữa thì có thể là một quá trình gia tốc nợ xấu của khu vực ngân hàng, và nếu không được kiểm soát tốt thì quá trình này thậm chí có thể dẫn đến những vụ sụp đổ lớn
-
Thứ hai, cùng với xu hướng tái cấu trúc đầu tư công và DNNN
Đối với bất cứ quốc gia nào, hoạt động ngân hàng (NH) luôn là huyết mạch của nền kinh tế, sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng giữ vai trò trọng yếu trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế đất nước. Ngân hàng huy động tiền nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng vốn cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của xã hội.Vì vậy, để đảm bảo ổn định và lành mạnh hệ thống ngân hàng thì hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của xã hội (trong đó có chi tiêu của Chính phủ và tiêu dùng của cá nhân và doanh nghiệp) cũng phải được lành mạnh hóa.
Chính vì vậy mà cùng với tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước thì tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trở thành 1 trong 3 trụ cột tất yếu của tái cấu trúc nền kinh tế.
-
Thứ ba, số lượng ngân hàng thương mại lớn nhưng một số NH hoạt động kém hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, đặc biệt so với ngân hàng nước ngoài
Hiện nay, Việt Nam có
5 NHTM Nhà nước (mặc dù một số NH đã được Cổ phần nhưng Nhà nước chiếm giữ cổ phần chi phối), 1 NH Chính sách xã hội, 1 nh phát triển, 37 NHTMCP, 48 chi nhánh NH nước ngoài, 5 NH liên doanh, 5 NH 100% vốn nước ngoài, 48 văn phòng đại diện NH nước ngoài, 17 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, 1 QTDTW với 24 chi nhánh và hơn 1000 QTDND cơ sở. Số lượng ngân hàng thương mại hoạt động hiện nay là “quá nhiều” so với một đất nước có gần 90 triệu dân và một GDP khoảng 122 tỉ USD là chưa có sức thuyết phục cao.
Thái Lan có GDP khoảng 180 tỉ USD, dân số khoảng 65 triệu người, hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay có 34 ngân hàng (giảm gần phân nửa so với năm 1997 - từ 63 còn 34 - do khủng hoảng tài chính tiền tệ), trong đó có 16 ngân hàng nội địa và 18 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hệ thống ngân hàng thương mại Thái Lan có tổng tài sản Có trên 310 tỉ USD, trong đó 16 ngân hàng nội địa Thái có tổng tài sản Có 277 tỉ USD, gấp rưỡi GDP của Thái Lan (2004).
Không có một tỷ lệ chuẩn tối ưu nào giữa số lượng người dân và số lượng ngân hàng, nhưng các nhà phân tích kinh tế đều nhận thấy rằng một nền kinh tế có nhiều hơn số lượng ngân hàng hoạt động lành mạnh trên số dân cư sẽ có cơ may phát triển nhanh hơn.
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam chưa “phủ sóng” được toàn nền kinh tế. Một dấu hiệu rõ rệt cho thấy ở Việt Nam, mức độ “ngân hàng hóa” còn rất thấp chính là tình trạng đôla hóa và tiền mặt hóa của nền kinh tế vẫn phổ biến quá mức.
Theo báo cáo của NHNN sau khi họp với 12 ngân hàng lớn cho biết, 12 ngân hàng này chiếm 85% tổng số tín dụng ở Việt Nam. Như vậy, còn khoảng hơn 30 ngân hàng Việt Nam và gần 50 ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam chỉ chiếm có 15% tổng dư nợ trên thị trường. Do vậy, có thể thấy, hơn 30 ngân hàng trong nước của chúng ta ở quy mô rất nhỏ. => Sức cạnh tranh kém, hoạt động kém hiệu quả.
Các ngân hàng nhỏ này do không huy động được nhiều vốn trong dân, buộc phải tìm cách đẩy lãi suất huy động lên để thu hút người gửi tiền. Vì ngân hàng này không có dịch vụ đặc biệt, không có phương pháp quản lý tốt cho khách hàng, nên đem lãi suất ra để làm dụng cụ huy động vốn.
Do vậy, chính những ngân hàng nhỏ khởi động cho cuộc đua tăng lãi suất huy động.
Ngân hàng lớn do lo sợ khách hàng rút vốn để gửi sang nơi có lãi suất cao hơn nên cũng phải tăng lãi suất để giữ khách hàng.
-
Thứ tư, tình trạng công ty sân sau của các NHTM
Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã từng đưa ra một số liệu, vào tháng 6 NHNN đã bơm ra thị trường một lượng tiền rất lớn, lên tới 180.000 tỉ đồng. Trước đó trong tháng 2, NHNN cũng "bơm” 60.000 tỉ đồng cho nông nghiệp, nông thôn. Thế nhưng, tại sao doanh nghiệp vẫn luôn kêu khó tiếp cận vốn NH.Vậy, tiền của NH đang ở đâu?
1 phần này đang ở thị trường 2 - nơi mà giới NH vẫn gọi là chốn tiên chỉ để "buôn tiền” của nhau.Phần khác, chảy vào các công ty sân sau, tức là công ty người quen.Phần nhỏ còn lại ở ngoài thị trường.Các chuyên gia trong ngành đã thẳng thắn chỉ ra, cách thức làm việc của NH hiện nay khá ngược.Tức là chỉ nhìn vào sổ xanh, sổ hồng, dựa trên mối quan hệ " nhất thân nhì quen”.
Thực tế đang chỉ ra, tiền của NH đang chảy vào chỗ thân quen. Nhiều doanh nghiệp vay vốn NHTM lại chính là các công ty "sân sau” của chính thành viên hội đồng quản trị NHTM, trong đó phần nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.
"Sân sau” NH không chỉ đơn thuần nhìn nhận là các công ty có người quen thuộc NH mà còn được hiểu theo nghĩa khác: NH thành lập công ty của mình rồi dùng các nghiệp vụ để đi thâu tóm thị trường, cho vay các khoản lãi suất cao.
-
Thứ năm, việc cho các DNNN vay hoạt động kém hiệu quả, các dự án không khả thi, chậm thu hồi vốn dẫn đến nợ xấu tại các NHTM
Hậu quả của việc vay nợ khá dễ dãi, đặc biệt là vay của ngân hàng thương mại, đã dẫn tới tình trạng DNNN đầu tư ngoài ngành tràn lan, đầu tư kém hiệu quả, làm mất vốn nhà nước. DNNN sử dụng vốn tín dụng chiếm khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu.
Theo ông Đinh Tuấn Minh, nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Đại học Quốc gia Hà Nội)nếu nợ xấu của hệ thống là 10% tổng dư nợ tín dụng (như theo công bố của Ngân hàng Nhà nước), thì nợ xấu của khu vực DNNN ước khoảng 200.000 tỷ đồng và nợ xấu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty vào khoảng 153.000 tỷ đồng. Khẳng định nợ xấu tại khu vực DNNN rất khó giải quyết. Vì khu vực này khó bán tài sản hoặc cổ phần nhà nước theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
-
Thứ sáu, việc tính toán nợ xấu không đúng tiêu chuẩn (lách luật, tính sai để phân loại nợ vào nhóm 1,2 để tránh việc trích lập dự phòng) => nhiều NH báo lãi nhưng sau khi thanh tra lại là lỗ do không trích lập dự phòng đầy đủ.
Tình trạng “giấu nợ xấu, khoe lãi khủng”.Gần đây khi NHNN VN cho biết tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng lên tới 8,6% tổng dư nợ tín dụng, tương đương với hơn 240.000 tỷ đồng. Con số này khác xa con số do các ngân hàng thương mại tự công bố (thực tế là cao gấp đôi so với các báo cáo của các NHTM)
Các NHTM đã chẽ giấu tình trạng nợ xấu, làm đẹp cho bảng cân đối kế toán. Theo các chuyên gia, việc làm này có nhiều cái lợi:
Thứ nhất, họ sẽ giảm được tỷ lệ trích lập rủi ro nếu tỷ lệ nợ xấu nằm trong phạm vi cho phép của NHNN là 3% tổng dư nợ tín dụng, việc điều chỉnh tiêu chí đánh giá nợ xấu để làm giảm tỷ lệ nợ xấu nhóm 4, nhóm 5 => giảm mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Báo cáo của các NHTM cho biết tỷ lệ nợ xấu chỉ là 4,17%, còn nợ xấu nhóm 4,5 chỉ chiếm 20% trong tổng dư nợ nhưng NHNN khẳng định con số này phải là 40%.
Thứ hai, khi đưa ra ngoài bảng kế toán nhưng khoản nợ xấu, tức là những khoản khó thu hồi gốc lẫn lãi, họ vẫn hạch toán lãi “dự thu” vào bảng quyết toán tài chính, do vậy hiệu quả kinh doanh của NH vẫn cao. Khi khối nợ xấu nằm ngoài bảng cân đối tài sản thì ngày càng to lên, khả năng thu hồi ngày càng khó, nhưng những nhà quản trị ngân hàng vẫn chia lãi, hưởng lương cao, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn.
-
Thức bảy,
Do đặc trưng của khu vực ngân hàng là sở hữu chồng chéo.
Mục đích quan trọng của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là tăng cường hiệu quả.Đặc trưng nhất của khu vực ngân hàng là sở hữu chồng chéo.
Tức là, ngân hàng sở hữu tập đoàn, tập đoàn sở hữu ngân hàng, ngân hàng sở hữu công ty tài chính, công ty tài chính lại sở hữu tập đoàn.Các tập đoàn này bao gồm cả tập đoàn tư nhân và tập đoàn nhà nước.
Hiện tượng này dẫn đến việc cho vay theo mối quan hệ, cho vay theo nhóm lợi ích và cách cho vay như vậy không đảm bảo hiệu quả. Trong khi đó, hiệu quả lại là chỉ tiêu hàng đầu của quá trình tái cơ cấu này.
Vì tính chất sở hữu chồng chéo này nên việc tái cơ cấu ngân hàng là không dễ dàng. Bởi vì, khi động bất kỳ đến cái “nút” nào sẽ rùng rùng ảnh hưởng đến cả hệ thống. Do đó, nếu không có quyết tâm về mặt chính sách và không có một quy tắc mạch lạc trong việc xác định loại ngân hàng tái cơ cấu, biện pháp tái cơ cấu, các biện pháp kiểm soát đặc biệt của Nhà nước, sẽ khó thực hiện được tái cơ cấu ngân hàng.
Nếu chúng ta không làm một cách bài bản, sẽ rất dễ có trường hợp chúng ta gom các ngân hàng yếu lại với nhau, tức là gom một số vấn đề nhỏ thành vấn đề lớn hơn. Như thế chưa chắc đã giải quyết được vấn đề.
II. Thực trạng tái cấu trúc ngân hàng hiện nay Thực trạng bức tranh ngân hàng VN Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, cả nước hiện có 52 ngân hàng thương mại được cấp phép hoạt động và 50 chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài, đưa tổng số lên hơn 100 ngân hàng. Do số lượng tăng lên quá nhanh trong thời gian qua, nên tính chất và mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ngày càng trở nên gay gắt. Bên cạnh việc cạnh tranh với nhau, thì các ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh củacác định chế tài chính khác. Hiện tại, ởViệt Nam có sự hiện diện của 17 công ty tài chính;13 công ty cho thuê tài chính;105 công ty chứng khoán;78 công ty môi giới chứng khoán; 2 công ty bảo hiểm nhà nước;16 công ty cổ phần bảo hiểm; 3 công ty liên doanh bảo hiểm; 17 công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài; 1 công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia;10 công ty môi giới bảo hiểm. Các định chế tài chính này đã và đang có sự cạnh tranh khá quyết liệt với các ngân hàng thương mại trong một số lĩnh vực dịch vụ ngân hàng truyền thống như huy động vốn và cho vay. Điều đáng nói là, sự cạnh tranh chỉ hạn hẹp trong lĩnh vực truyền thống này đã mang lại hiệu ứng ngược, khi tạo ra những sản phẩm tín dụng chất lượng không cao, các ngân hàng chạy đua lãi suất huy động, dẫn đến chi phí vốn tăng cao, vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Tình trạng này thể hiện ở tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao (thường ở mức khoảng trên dưới 30%). Các tư liệu công bố gần đây cho thấy, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 125 tỷ USD, tương đương 120% GDP. Đây được xem là dư nợ cho vay quá cao, trong khi các nước đều dưới 100% (Thái Lan 100%, Hàn Quốc 80%).Dư nợ tín dụng cao trong khichất lượng tín dụng lại khá thấp. Thương vụ M&A và thực trạng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng những năm gần đây. Với các trường hợp mua bán, sáp nhập (M&A) ngân hàng vừa qua, với bản chất sở hữu chéo, các cổ đông khá dễ dàng biến NH nơi mình góp vốn thành nơi cho chính mình vay lại. Đối với hệ thống ngân hàng cổ phần (NHCP) Việt Nam, hễ nói đến vấn đề nâng cao tầm vóc, khả năng cạnh tranh, khắc phục những yếu kém thì người ta phải nhắc đến cụm từ tái cấu trúc, và nói đến tái cấu trúc các NHCP thì không thể không nhắc tới các khái niệm M&A. Trong thời kỳ những năm 1997-2004, cũng xảy những vụ sáp nhập NH mà chủ yếu là sáp nhập của NHCP nông thôn vào các NHCP đô thị như các vụ: Phương Nam - Đồng Tháp, Phương Nam - Đại Nam, Phương Nam - Cái Sắn, Đông Á - Tân Hiệp, Sacombank - Thạnh Thắng... So với các NH khác, Phương Nam trong thời kỳ đó được xem là đã sáp nhập nhiều NH nông thôn nhất. Những hệ quả sau sáp nhập khá âm thầm, ít có thông tin. Còn những nguyên do, động cơ trước sáp nhập nghe nói cũng khá tế nhị: có những trường hợp bất đắc dĩ, bị ép uổng, thậm chỉ chỉ đơn giản là... trừ nợ. Trong năm 2011- 2012: Thương vụ hợp nhất – sáp nhập giữa Ficombank – Tinnghia Bank –SCB. BIDV sẽ là đầu mối đứng ra đại diện phần vốn nhà nước và thực hiện sáp nhập 3 ngân hàng thương mại cổ phần. Ba ngân hàng này gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank). Theo Thống đốc, đây là 3 ngân hàng thương mại hoạt động không tốt trong thời gian qua, có sự lạm dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dẫn đến những khó khăn thanh khoản tạm thời. Sáp nhập Habubank vào SHB. Ngân hàng SHB sau khi sáp nhập Habubank có tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng (tương đương với quy mô của các nhà băng trong khối G12).Tổng vốn điều lệ trên 9.000 tỷ đồng. Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển (thường được biết tới với cái tên Bầu Hiển) cho biết, để có được hệ thống chi nhánh, nhân sự và mạng lưới khách hàng của HBB, SHB phải mất ít nhất 5 năm. Như vậy, với việc sáp nhập Habubank, thay vì 5 năm, SHB rút ngắn được xuống 3 tháng, tiết kiệm được chi phí và thời gian đưa SHB lên một tầm cao mới. Sau sáp nhập, tổng số nhân viên của SHB sẽ đạt gần 5.000 người, chính bằng tổng nhân viên của hai nhà băng trên gộp lại). Tính đến nay, cả hai ngân hàng SHB và Habubank có khoảng 54 chi nhánh và hơn 150 phòng giao dịch Sau một thới gian ngắn sáp nhập lãnh đạo Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Hà Nội (SHB) cho biết quyết định giáng chức xuống bộ phận thu hồi công nợ đối với bà Bùi Thị Mai có hiệu lực từ 1-11. Trước đó, trong tháng 9, SHB vừa bổ nhiệm thử thách bà Bùi Thị Mai - nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà ở Hà Nội (Habubank) - vào vị trí phó tổng giám đốc trong thời hạn 6 tháng. Giải thích về trường hợp này, đại diện của SHB cho biết, việc điều chuyển bà Mai đúng với quy chế và quy định tại ngân hàng. "Đối với những cán bộ liên quan đến nợ quá hạn, nợ khó đòi lâu ngày thì phải chuyển qua phòng thu hồi nợ để xử lý khoản nợ đó. Hơn nữa, sau khi sáp nhập, ban điều hành cũ cũng phải có trách nhiệm phối hợp với ban điều hành mới để cùng tiến hành thu hồi những khoản nợ cũ, khó đòi", Thông qua vấn đề này chúng ta thấy được về việc tái cấu trúc bộ phận nhân sự của SHB theo hướng các nhân viên phải chịu trách nhiệm trực tiếp với công việc của mình làm, giúp cho nhân viên ý thức và trách nhiệm với những quyết định của mình giúp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng Tái cấu trúc ngân hàng: Mục tiêu quan trọng của nền kinh tế Kinh tế Việt Nam được đánh giá là đã bình ổn hơn, song hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn yếu. Tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm chỉ ở mức 3,3% bị lo ngại sẽ gây trở ngại lớn cho tăng trưởng… Ngân hàng ANZ vừa tổ chức hội thảo Cập nhật tình hình kinh tế và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thực trạng mà các nền kinh tế đầu tàu thế giới đang phải trải qua, các thách thức Việt Nam đang đối mặt và những thay đổi mang tính bước ngoặt để thoát khỏi tình trạng này Theo các chuyên gia, quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu bắt đầu vào năm ngoái đã chững lại và đã không diễn ra một cách mạnh mẽ như mong đợi. Các chỉ số hoạt động kinh tế toàn cầu đang xấu đi, tuy nhiên dấu hiệu giảm đà suy thoái đã xuất hiện, thể hiện qua chỉ số quản trị mua hàng, tỷ lệ đơn đặt hàng so với hàng tồn kho, sản lượng công nghiệp thế giới bắt đầu tăng trở lại, sau khi chững lại hồi tháng 9. Tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm chỉ ở mức 3,3% bị lo ngại sẽ gây trở ngại lớn cho tăng trưởng. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam và quản lý nợ quốc gia sẽ là những mục tiêu quan trọng trong việc điều hành kinh tế thời gian tới. Theo Fitch: Tiến trình tái cấu trúc ngân hàng của Việt Nam còn mờ nhạt. Với mức tăng trưởng tín dụng từ tháng 2 đến tháng 9 mới chỉ đạt 2% thì những nỗ lực cắt giảm lãi suất của NHNN thời gian qua chưa hỗ trợ được đầu tư. Đồng thời cho rằng, tăng trưởng GDP năm nay chỉ khoảng 5%. Trong bản báo cáo "Triển vọng 2013: Ngân hàng Việt Nam" của hãng định hạng tính nhiệm quốc tế Fitch Ratings, cơ quan này cho rằng, các xếp hạng gần đây của một số ngân hàng lớn Việt Nam phản ánh điều kiện hoạt động nội địa khó khăn và một số vấn đề khác liên quan đến cấu trúc thường thấy tại các thị trường mới nổi thu nhập thấp. Fitch lưu ý, những rủi ro bị hạ xếp hạng có thể tăng nếu môi trường hoạt động tiếp tục trở nên khó khăn hơn so kỳ vọng hiện tại của hãng này và đe dọa nghiêm trọng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng, và/hoặc trường hợp xếp hạng tín nhiệm quốc gia trở nên tiêu cực. Tại bản báo cáo lần này, Fitch dự đoán tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2012 sẽ rơi vào khoảng 5% và dao động quanh mức 5,8% trong năm 2013, thấp hơn nhiều so với mức 7% trung bình của giai đoạn từ năm 2004 - 2011. Theo nhìn nhận của hãng này, những nỗ lực cắt giảm trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua không phát huy nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ đầu tư giữa lúc tăng trưởng tín dụng tháng 2 đến tháng 9 mới chỉ đạt 2%. Trong khi đó, những vấn đề về quản trị, sự bất ổn của kinh tế thế giới đang trở nên dai dẳng, đòn bẩy doanh nghiệp duy trì ơ rmức cao - hệ quả hiển nhiên tại một quốc gia có tỉ lệ tín dụng trên GDP lên tới 113% vào cuối năm 2011 - đang tiếp tục đè nặng lên kinh tế đất nước. Hệ thống ngân hàng, theo Fitch, rất dễ bị tổn thương trước những cú sốc kinh tế vĩ mô, với những áp lực sẵn có về chất lượng tài sản, lợi nhuận và vốn của các ngân hàng lớn trong nước. Fitch vẫn tiếp tục cho rằng, số liệu nợ xấu được công bố chưa phản ánh đầy đủ con số thực tế, đạt giữa bối cảnh tính minh bạch đang thấp, đồng nghĩa với việc "sức khỏe" của các ngân hàng có thể yếu hơn so báo cáo. Khoảng phân nửa vốn các nhà băng có thể gặp rủi ro khi mà con số nợ xấu toàn ngành có thể cao hơn 10% so con số công bố của Ngân hàng Nhà nước. Cơ quan này cũng nhận định rằng, những vấn đề về cấu trúc có thể đang giữ tỷ lệ cho vay trên tỉ lệ tiền gửi của hầu hết các ngân hàng lớn Việt Nam cao hơn hoặc gần bằng 100%. Tại bản báo cáo, Fitch cũng ghi nhận về những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, theo đánh giá của hãng này, những tiến bộ về cải cách cũng như củng cố lĩnh vực ngân hàng và việc thành lập một công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu các ngân hàng dường như chưa rõ ràng. Cùng với đó, theo Fitch, Chính phủ mặc dù cũng đã có đề cập đến việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và đầu tư, song tiến trình này vẫn còn mờ nhạt. III. Xu thế - Dồn dập tái cấu trúc Đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức xác nhận Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank), Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank), Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) và Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) trong diện tái cơ cấu từ nay đến hết năm 2012. NHNN cho hay, sở dĩ các ngân hàng thương mại trên lọt vào danh sách tái cơ cấu, bởi tình hình thanh khoản yếu kém. Dù theo báo cáo của các ngân hàng này, nợ xấu chỉ trên dưới 2%, song theo kiểm tra của thanh tra NHNN và kiểm toán độc lập, nợ xấu của các ngân hàng này lên tới hàng chục phần trăm, cá biệt có ngân hàng nợ xấu lên tới 60%, mất cả vốn điều lệ. Đại diện NHNN khẳng định, hiện 4 ngân hàng trên chưa đưa ra được phương án tái cấu trúc tối ưu, song sẽ phải tái cấu trúc trúc trong năm 2012. Bên cạnh đó, NHNN cũng thông báo, trình Chính phủ Đề án thành lập Công ty Mua bán nợ quốc gia vào ngày 15/11. Đây là những bước đi đồng bộ để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngân hàng. Theo thông tin của Báo Đầu tư, ngoài 4 ngân hàng trong diện tái cơ cấu trên, một thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) giữa hai ngân hàng tại khu vực phía Nam đã gần như hoàn tất, dù hai ngân hàng này không nằm trong diện tái cấu trúc. Ngoài ra, một số ngân hàng khác cũng đang tích cực tìm hiểu lẫn nhau và được NHNN khuyến khích. Như vậy, từ nay đến cuối năm, sẽ có hàng loạt thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng Đáng lưu ý là, dù NHNN công bố danh tính các ngân hàng trong diện sắp tái cấu trúc, song thị trường đón nhận một cách bình tĩnh, bởi lộ trình tái cơ cấu ngân hàng đã được NHNN đưa ra từ trước. Hơn nữa, Thống đốc NHNN đã đảm bảo không để ngân hàng nào đổ vỡ, tạo niềm tin cho người dân. - Cơ cấu lại 9 NHTM yếu kém. Theo đó, qua đánh giá, phân loại các tổ chức tín dụng, đã xác định và tập trung cơ cấu lại chín ngân hàng (NH) thương mại yếu kém. NH Nhà nước triển khai nhiều giải pháp, trong đó đã thành lập tổ giám sát, thuê công ty kiểm toán quốc tế thực hiện kiểm toán, thanh tra toàn diện các NH thương mại cổ phần yếu kém (đến nay đã kết thúc). Trong số chín NH này, có ba NH đã được hợp nhất và hai NH đã được phê duyệt phương án cơ cấu.Với bốn NH còn lại, NH Nhà nước đang khẩn trương xây dựng và hoàn thiện phương án tái cơ cấu phù hợp, trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Một trong bốn giải pháp xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đang được thực hiện là Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo NH Nhà nước cùng các bộ ngành xây dựng trình cấp thẩm quyền đề án thành lập công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu, trong đó tập trung xử lý nợ xấu có tài sản bảo đảm là bất động sản. Riêng việc tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty... đang gặp khó khăn trong việc thoái vốn đầu tư đối với các khoản đầu tư ngoài ngành. Có khả năng không bảo toàn được vốn nếu thực hiện thoái vốn trong điều kiện kinh tế, chứng khoán cũng đang gặp khó khăn... - Định hướng thực hiện cổ phần hóa NHTM Nhà nước như BIDV và Agribank. Một định hướng lớn khác trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là thực hiện cổ phần hoá ngân hàng thương mại nhà nước.Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa BIDV được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá tích cực. Theo đó, Chính phủ sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại BIDV từ 100% xuống còn 78% và sẽ tiếp tục giảm xuống mức 65% đến năm 2015. BIDV sẽ bán 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài trong năm 2012.Mức nắm giữ tối đa của các cổ đông chiến lược nước ngoài là 20%. Tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế hàng đầu Moody’s (Moody’s) mới đây đánh giá những bước đi này là điểm tích cực cho BIDV. Cụ thể, việc cổ phần hóa sẽ góp phần cải thiện nền vốn và an toàn vốn của BIDV, mang lại những thay đổi cơ cấu, cải thiện tính minh bạch về tài chính và quản trị. Đồng thời, việc tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài sẽ giúp BIDV có sự giám sát độc lập, cải thiện quản trị doanh nghiệp, cũng như những hỗ trợ trong quản trị rủi ro và phát triển sản phẩm. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) diễn ra tại Hà Nội vừa qua, các đại biểu quốc tế khẳng định nhiều ngân hàng nước ngoài đang rất quan tâm tới việc mua lại cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Lãnh đạo Ngân hàng HSBC Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam cùng đề nghị, Ngân hàng Nhà nước nên tạo nhiều cơ hội hơn cho các ngân hàng nước ngoài tham gia quá trình tái cấu trúc ngân hàng ở Việt Nam, cụ thể là nâng tỷ lệ cổ phần của các ngân hàng nước ngoài với ngân hàng trong nước. - Định hướng mục tiêu của việc tái cấu trúc Đó là xây dựng được 2 ngân hàng Việt Nam có đủ tiềm lực và khả năng cạnh tranh trong khu vực.Ngoài ra hệ thống cần khoảng 10-15 ngân hàng đủ lớn để làm trụ cột trong nền kinh tế.Có thể chấp nhận các tổ chức tín dụng khác ở quy mô nhỏ hơn nhưn phải hoạt động lành mạnh. Ngoài ra, NHNN cũng sẽ quan tâm tới việc xây dựng các tổ chức tài chính vi mô, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân đều có thể tiếp cần dịch vụ ngân hàng. - Lộ trình tái cấu trúc ngân hàng Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là chương trình có tính nền tảng để tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế. Chương trình này được chia làm 3 giai đoạn, gồm: củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng mà trọng tâm là thanh khoản một số ngân hàng có vấn đề; lành mạnh hóa tài chính của các ngân hàng thương mại mà trọng tâm là xử lý nợ xấu và minh bạch hóa tài chính; tái cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản trị hệ thống ngân hàng. Cho đến nay, giai đoạn 1 đã đạt được kết quả quan trọng, thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng đã được củng cố và ổn định, một số ngân hàng nhỏ nguy cơ mất khả năng thanh toán đã được ngăn chặn và đang hoạt động ổn định trở lại. Giai đoạn 2 là lành mạnh hóa tài chính tập trung xử lý nợ xấu đã được khởi động bằng một loạt các quy định của Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tái cơ cấu lại nợ, như giãn nợ, giảm lãi suất, đẩy mạnh thủ tục pháp lý để xử lý nợ... Ngân hàng Nhà nước cũng trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội cho phép miễn giảm một số loại thuế, phí đối với các ngân hàng được xử lý mua, bán, sát nhập. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ Đề án thành lập công ty mua bán nợ tập trung để xử lý trên quy mô lớn nợ xấu đang là “vật cản chủ yếu” đối với việc bình thường hóa quan hệ tín dụng, tạo ra dòng chảy hợp lý về vốn của nền kinh tế. Tuy nhiên, quy mô nợ xấu là khá lớn, vượt quá khả năng tự xử lý các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, vì vậy, nhất thiết phải đưa vào nguồn vốn của Nhà nước. Vốn cần nhiều hay ít lại phụ thuộc vào vòng quay của mua nợ và bán nợ nhanh hay chậm. Điều quan trọng là Ngân hàng Nhà nước và Công ty mua bán nợ phải dự kiến thành lập có đầy đủ quyền lực để xử lý nhanh các giao dịch trên thị trường mua bán nợ. Giai đoạn 3, các chương trình tái cơ cấu cũng đã được Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị, bằng việc chuẩn bị ban hành một số quy định sửa đổi quyết định 493 về phân loại tài sản, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quyết định về chỉ tiêu an toàn hệ thống, về công khai minh bạch tài chính, về chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính ... Nếu các thao tác pháp lý thuận lợi thì năm 2013 sẽ là năm trọng tâm của chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và có thể kết thúc vào năm 2015. - Một số hình thức tái cơ cấu mới Thứ nhất , các ngân hàng có cùng chủ sở hữu và có cùng các cổ đông lớn chi phối có mối quan hệ với nhau sẽ có thể hợp nhất lại với nhau trở thành một ngân hàng duy nhất như trường hợp của ba ngân hàng SCB, TNB và FCB . Trường hợp điển hình cho hình thức này là giữa ngân hàng Nam Việt và ngân hàng Phương Tây, nơi ông Đặng Thành Tâm nắm giữ lượng cổ phần khá lớn, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tập đoàn Saigoninvest. Thứ hai , các ngân hàng nhỏ có một ngân hàng lớn hoặc thành viên HĐQT của ngân hàng lớn nắm tỷ lệ chi phối. Những ngân hàng nhỏ này có thể sẽ có xu hướng hợp nhất vào ngân hàng lớn, giúp cho vấn đề về thanh khoản được giải quyết và đảm bảo tốt hơn.Chẳng hạn, hiện tại ACB là cổ đông lớn tại các ngân hàng như ngân hàng Kiên Long, ngân hàng Đại Á và ngân hàng Việt Nam Thương Tín. Thứ ba , các ngân hàng nhỏ sẽ bị các tổ chức khác ở bên ngoài mua lại để nắm cổ phần chi phối. Những tổ chức này sẽ tiến hành cải tổ hoạt động của hệ thống ngân hàng, bơm thêm vốn để những ngân hàng này để vượt qua giai đoạn khó khăn và hoạt động lành mạnh hơn. Xu hướng thứ ba này sẽ diễn ra theo hai hướng. Một là các ngân hàng tăng vốn bằng cách phát hành riêng lẻ cho cổ đông mới bên ngoài.Đây là trường hợp đã diễn ra với ngân hàng Gia Định và được đổi tên thành ngân hàng Bản Việt.Hai là các cổ đông lớn của ngân hàng trên sẽ thoái vốn và bán cho cổ đông bên ngoài khác. Điều này sẽ diễn ra mạnh trong các năm từ nay đến 2015, khi mà nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước phải thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành, đặc biệt là ngân hàng, để tập trung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi. Ví dụ về các trường hợp này là ngân hàng Xăng dầu Petrolimex, nơi Petrolimex nắm giữ 40% cổ phần; ngân hàng Đại Dương, nơi PetroVietnam nắm giữ 20% cổ phần; ngân hàng An Bình, nơi tập đoàn điện lực nắm giữ 24% cổ phần; và ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội, nơi tập đoàn Than và khoáng sản và tập đoàn Cao su đều nắm giữ 15% cổ phần. NHNN cần chủ động xây dựng kịch bản cho mọi tình huống và tác động kịp thời để các quá trình hợp nhất được diễn ra thuận lợi, ít rủi ro nhất cho bản thân các ngân hàng đó cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top