duymanhthansau1
CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRUYỀN SÓNG VÔ TUYẾN
§ 1.1 KHÁI NIỆM
1/ Môi trường truyền sóng:
Sóng điện tử
+ Kênh thông vô tuyến: TB phát TB thu
Lan truyền qua môi trường vật lý
+ Môi trường truyền sóng: Khép kín mạch cho kênh thông tin Để đảm bảo chất lượng của kênh thông tin vô tuyến cần lưu ý đến môi trường truyền sóng, lựa chọn tần số công tác và chọn phương thức truyền sóng hợp lý.
+ Tác động của môi trường truyền sóng:
- Làm suy giảm biên độ sóng
- Làm méo dạng tín hiệu tương tự
- Gây lỗi đối với tín hiệu số do nhiễu
+ Mục tiêu nghiên cứu quá trình truyền sóng:
- Xác định trường độ tại điểm thu khi biết các thông số của máy phát và điều kiện để thu được cường độ trường tối ưu.
- Nghiên cứu sự phát sinh méo dạng hoặc gây lỗi tín hiệu và tìm biện pháp khắc phục
+ Sự suy giảm cường độ trường do các nguyên nhân:
- Sự phân tán năng lượng bức xạ khi lan truyền (suy hao khoảng cách)
- Sự hấp thụ của môi trường (tốn hao nhiệt)
- Sự nhiễu xạ sóng (tán xạ )
- Sự tán sắc
1
2/ Quy ước về các dải tần số và phạm vi ứng dụng:
Dải tần Tên, ký hiệu Ứng dụng
3 - 30 kHz Very low Freq. Đạo hàng , định vị
(VLF)
30 - 300kHz Low Freq. Đạo hàng
(LF)
300 - 3000kHz Medium Freq. Phát thanh AM, hàng hải, trạm (MF) thông tin duyên hải, chỉ dẫn tìm kiếm.
3 - 30MHz High freq. Điện thoại , điện báo, phát thanh (HF) sóng ngắn, hàng hải, hàng không
30 - 300MHz Very High Freq. TV, phát thanh FM, điều khiển giao (VHF) thông, cảnh sát, taxi, đạo hàng
300 - 3000MHz Utrahigh Freq. TV, thông tin vệ tinh, do thám, (UHF) radar giám sát, đạo hàng.
3 - 30GHz Superhigh Freq. Hàng không, thông tin viba, thông tin
(SHF) di động, thông tin vệ tinh.
30 - 300GHz Extremly high Freq Radar, nghiên cứu khoa học
(EHF)
* Các băng tần (band) trong dải vi sóng:
Tần số Ký hiệu cũ Ký hiệu mới
500 - 1000 MHz VHF C
1 - 2 GHz L D
2 - 3 GHz S E
3 - 4 GHz S F
4 - 6 GHz C G
6 - 8 GHz C H
8 - 10 GHz X I
10 - 12,4 GHz X J 2
12,4 - 18 GHz Ku J
18 - 20 GHz K J
20 - 26,5 GHz K K
26,5 - 40 GHz Ka K
3/ Khái quát về truyền sóng vô tuyến:
* Dải sóng dài: - Dùng các anten đơn giản có độ lợi thấp đặt trên mặt đất
- Mode truyền sóng chủ yếu là sóng mặt, suy hao ~ R-4
- Độ ồn do nhiều công nghiệp cao
- Cần máy phát công suất lớn (50-500 kw)
- Suy hao mạnh và tăng nhanh theo tần số
- Chiều cao anten cần lựa chọn thích hợp
- Có thể có hiện tượng Fading trong thời gian hàng giây, phút, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm không khí, cần có biện pháp khắc phục Fading
* Dải sóng 30-40 MHz: - Có thể sử dụng sự phản xạ từ tầng điện ly
- Cự ly thông tin lớn, ~ hàng ngàn km thích hợp cho các dịch vụ truyền thông quốc tế - Sự phản xạ phụ thuộc mật độ diện tích được tạo ra bởi bức xạ mặt trời
- Không dùng được cho tần số > 40MHz (xuyên qua)
* Trên 40 MHz: - Phương thức truyền thẳng (TV, viba)
- Kích thước anten phải lớn gấp một số lần bước sóng
- Ở dải viba (3-30 cm) có thể dùng anten gương có độ lợi cao (40-50 dB) ↓ công suất máy phát
biên độ tín hiệu ↓
méo điều chế. ↓
- Nhiễu khí quyển giảm
* Dải sóng m m: - Suy hao do khí quyển và do mưa tăng
- Cự ly thông tin bị giới hạn
3
§1.2. TRUYỀN SÓNG LÝ TƯỞNG
- Giả thiết nguồn bức xạ là đẳng hướng
- Sóng truyền trong không gian tự do (đồng nhất, đẳng hướng,0ε, không hấp thụ)
→ Mật độ dòng công suất trên đơn vị diện tích⊥ với hướng lan truyền là không đổi trên mặt cầu bán kính r và bằng giá trị trung bình của |vector Poynting|
P = Ptb = (½)Re{E x H*} = Pr /4πr2 (W/m2)
Với Pr : Công suất bức xạ toàn phần của anten phát
- Có thể viết lại cho sóng TEM :
Ptb = Eh2 / Z0
= Eh2 / 120π
hay: Eh = (30.Pr / r2)1/2
* Nếu anten phát có hệ số định hướng D ≠1thì mật độ công suất bức xạ trên đơn vị diện tích
P = D.Ptb
Eh = (30.Pr.D / r2)1/2
Biên độ điện trường:
E0 = (2)1/2Eh = (60Pr.D / r2)1/2
* Giá trị tức thời của cường độ điện trường là:
E = (60.Pr.D / r2)1/2 cos(ωt - k0r)
hay dạng phức: E = (60.Pr.D / r2)1/2 exp[j(ωt - k0r)]
* Nếu cường độ điện trường đo bằng (mV/m); Công suất bức xạ đo bằng kW; Khoảng cách đo bằng km, thì:
Eh = 173.(Pr.D)1/2 / r
E0 = 245.(Pr.D)1/2 / r
* Nếu nguồn bức xạ (anten) đặt ngay trên mặt đất và coi mặt đất ≈vật dẫn điện lý tưởng thì mật độ dòng công suất bức xạ trên đơn vị diện tích sẽ tăng gấp đôi và cường độ trường tăng2 lần, tức là:
4
Eh = 245.(Pr.D)1/2 / r
* Với anten dipole đặt trong không gian tự do, có chiều dài l << so với khoảng cách khảo sát r thì
|E| = Z0Ilk0sinθ / 4πr
Eh = Z0Ih l sinθ / 2λr
hay Eh = 60π Ih l sinθ / λr
với θ: góc giữa hướng khảo sát và hướng trục của anten
* Với chấn tử có chiều dài hiệu dụng l << r
Eh = 60π I0 lh / λr
Với : Io : giá trị hiệu dụng của biên độ dòng điện cực đại (tại điểm bụng của sóng đứng trên chấn tử). Chiều dài hiệu dụng:
lh Eh = Voc với Voc: thế hở mạch cực đại
* Với chấn tử đặt thẳng đứng trên mặt đất thì sẽ tạo với ảnh của nó qua mặt đất một anten dipole, khi đó cường độ trường ở khoảng cách r trên mặt đất (2πθ=) là
Eh = 120π I0 hh / λr (V/m)
hay Eh = 120π I0(A) hh(m) / λ(m)r(km) (mV/m)
Với hh : chiều cao hiệu dụng (được định nghĩa như chiều dài hiệu dụng)
Lý do của hệ số 120π là do điện trở bức xạ tăng gấp đôi và cường độ dòng điện Io giảm 2 lần (với cùng công suất đặt vào anten) cường độ trường sẽ tăng2 lần so với chấn tử trong không gian tự do.
* Với anten chấn tử đặt thẳng đứng, cách mặt đất một nhất định (để có thể bỏ qua ảnh hưởng của mặt đất lên trở kháng bức xạ của nó) thì ở khoảng cách xa trên mặt đất sẽ có :
Eh = 346.(Pr.D)1/2 / r (mV/m)
với Pr: kW, r: km
______________________________
5
§ 1.3. CÁC DẠNG PHÂN CỰC SÓNG
1) Phân cực thẳng:
Giả sử tại một điểm nào đó trong không gian, vector cường độ điện trường của sóng điện từ lan truyền theo trục x có các thành phần:
Ey = Ey0 cos(ωt - φ1)
Ez = Ez0 cos(ωt - φ2)
Các thành phần này có thể khác nhau về pha và biên độ
Nếu =Δϕ012=−ϕϕ hoặc π± thì phương của vector trường tổng sẽ không đổi theo thời gian và gọi là phân cực thẳng Er
-chẳng hạn khi ϕϕϕ==21
⇒ tg(E,oy) = tgα = const.
Vậy : phương của Er không đổi, còn độ lớn thay đổi điều hòa theo thời gian
2/ Phân cực tròn:
Ey0 = Ez0, Δφ = ± π/2
tgα = ±tg (ωt - φ1)
3/ Phân cực ellip: Có thể chứng minh trong trườn hợp tổng quát phân cực có dạng ellip. Chọn φ1 = 0, φ2 = φ và đặt
Ey = Ey0 cosωt = Acosωt
Ez = Ez0 cos(ωt - φ) = C cosωt + Dsinωt
- Nếu quay hệ toạ độ (y,z) đi một góc ψ>0 để có hệ tọa độ () thì các thành phầncủa xy′′,zEyE′′,Er trong hệ toạ độ (zy′′,) có mối liên hệ với Ey, Ez theo công thức sau:
Ey = Ey'cosψ- Ez'sinψ = Acosωt
Ez = Ez'sinψ - Ez'cos = Ccosωt + Dsinωt
Nếu chọn gócψ sao cho có thể viết
Acosψ + Csinψ = M cosγ
Dsinψ = Nsinγ
Ccosψ - Asinψ = -Nsinγ 6
Dcosψ = Ncosγ
thì sẽ có: (E'y / M)2 + (E'z / N)2 = 1 PT ellip
Tìm góc quay ψ:
tg2ψ = 2AC/(A2 - C2 - D2)
- Khái niệm quay phải, quay trái
§ 1.4 SỰ PHẢN XẠ SÓNG TỪ MẶT ĐẤT
1/ Hệ số phản xạ của sóng phân cực đứng:
* Hệ số phản xạ của sóng phẳng trên mặt phân cách giữa 2 môi trường có các thông số 111,,σμε và 222,,σμεlà
R = (zn2 - zn1)/( zn2 + zn1) (1)
Với zn1, zn2 là các rtở kháng sóng qui đổi, xác định bởi:
zn1 = Z'01/ cosθ, zn2 = Z'02/ cosψ
ψ: góc khúc xạ, Z'01, Z'02 trở kháng sóng trong môi trường 1, 2.
* Nếu vector điện trường Er⊥ mặt phẳng tới (// mặt đất) thì gọi là sóng phân cực ngang
* Nếu Er⊂ mặt phẳng tới thì gọi là sóng phân cực đứng
* Viết lại (1) Với lưu ý:
Z'01 = (μ / ε1)1/2, Z'02 = (μ / ε2)1/2,
Với sóng phân cực đứng
Rđ = (ε11/2cosψ - ε21/2cosθ)/ (ε11/2cosψ + ε21/2cosθ)
= |Rđ| exp(-jΦđ)
* Chú ý ε1 = ε0, ε2 = ε -jσ/ω = ε0(ε' - j 60λσ)
* Tuỳ vào quan hệ tương đối giữa ε′ và 60λσ, đất có thể được coi là:
- Điện môi khi: ε′>> 60λσ
- Bán dẫn khi: ≈′ε 60λσ
- Dẫn điện khi: ε′<< 60λσ 7
* Khi đất là điện môi: - Hệ số phản xạ là đại lượng thực
- tồn tại góc khúc xạ toàn phần (Rd=0)
sinΔ0 = 1/( ε'+1)1/2
* Khi đất là bán dẫn:
- Rd: Phức
- Không tồn tại góc khúc xạ toàn phần
- Chỉ tồn tại góc ứng với dRcực tiểu
* Khi đất dẫn điện:
- Với hầu hết các gócđều có RΔd =1 (trừ khiΔquá bé). Có thể nói toàn bộ năng lượng đều được phản xạ trở lại từ mặt đất
- Khi<< có thể coi RΔd = -1: biên độ sóng phản xạ và sóng tới bằng nhau, nhưng ngược pha.
2/ Sóng phân cực ngang:
Rng = (ε11/2cosθ - ε21/2cosψ)/ (ε11/2cosθ + ε21/2cosψ)
= |Rng| exp(-jΦng)
* Khi đất là điện môi: - Rng là thực
- Rng < 0 với∀Δ
- Không có khúc xạ toàn phần
* Khi đất là bán dẫn: - Rng là phức
* Khi đất dẫn điện:
Rng = -1 với∀Δ
8
CHƯƠNG II
TRUYỀN SÓNG VỚI ẢNH HƯỞNG CỦA MẶT ĐẤT
§2.1 ANTEN ĐỊNH XỨ TRÊN MẶT ĐẤT PHẲNG
- Xét 1 anten phát tại chiều cao h1 và một anten thu ở chiều cao h2, cách nhau một khoảng d theo phương ngang (mặt đất phẳng). Gọi R1 là khoảng cách truyền thẳng từ anten phát đến anten thu và R2 là khoảng cách từ ảnh của anten phát qua mặt đất tới anten thu.
- Hiện tượng giao thoa của trường bức xạ tại anten thu phụ thuộc vào sự sai khác giữa R1 và R2
- Trường tạo theo hướng truyền thẳng sẽ tạo ra ở anten thu một điện áp tỷ lệ với số hạng sau:
Trong đó f1 và f2 là dạng cường độ trường bức xạ (còn gọi là kiểu bức xạ) của hai anten.
- Điện áp tạo bởi sóng phản xạ tỷ lệ với:
f1(θ2).f2(θ2')ρ.exp(jφ).exp(-jk0R2/4πR2)
Trongn đó ρ.exp(jφ) là hệ số phản xạ tại mặt đất.
Thông thường h1 , h2 << d và do đó θ1, θ1', θ2, θ2' rất nhỏ kiểu bức xạ của các anten có thể coi không đổi trong các khoảng góc nhỏ.
+ Trường hợp ngoại lệ: Khi dùng các anten định hướng cao và h2 lớn (trên máy bay) khi đó phần công suất bức xạ về phía mặt đất sẽ rất thấp, tức là
f1(θ2) << f1(θ1)
và nếu coi như
1/R1 ≈ 1/R2
thì điện áp nhận được tổng cộng sẽ tỷ lệ với:
|f1(θ1).f2(θ1')exp(-jk0R1/4πR1)|.F
9
Hệ số F được coi là path - gain - factor (độ lợi đường) chỉ ra sự khác biệt của trường tại anten thu so với khi không có phản xạ từ mặt đất.
+ trường hợp
f1(θ2) ≈
f1(θ1) và f2(θ2') ≈
f2(θ1')
thì: F = |1 + ρ.exp[jφ - jk0(R2 -R1)]|.
Độ lợi đường chính bằng hệ số mảng của mảng gồm anten ở chiều cao h1 và ảnh của nó dưới mặt đất với dòng kích thích khác biệt một lượng tương đối ρ.exp(jφ)
Từ tính toán hình học đơn giản => khi h1 , h2 << d:
R2 - R1 = 2h1h2/d
Khi ρ.exp(jφ) = -1 (đất dẫn điện lý tưởng):
F = 2|sin(k0h1h2/d)| (2.3)
=> ảnh hưởng của giao thoa có thể làm tăng gấp đôi cường độ trường so với khi không có giao thoa.
Gọi ψ0 là góc tính từ chân anten phát đến anten thu so với phương ngang, có thể viết lại:
F = 2|sin(k0h1tgψ0| với tgψ0 = h2/d (2.4)
- Quan hệ (2,4) thường được vẽ thành giản đồ biểu thị sự thay đổi của F theo h2 và d với h1 và λ0 cho trước dưới dạng h1/ λ0
* F sẽ đạt cựa đại khi:
tgψ0 = (1/k0h1)(π/2 + nπ)
và cực tiểu khi:
tgψ0 = (λ0/ h1)(n/2) với n = 0,1,2,... (2.5)
* Giản đồ phủ sóng (coverage diagram): Là đồ thị cường độ trường tương đối như là hàm của hướng bức xạ trong không gian từ anten phát (tương tự kiểu bức xạ của anten).
- Thông số cố định: λ0, h1
- Biến: h2 và d , tạo ra mặt phẳng (d,h2)
10
- Giản đồ phủ sóng là đồ thị của các đường cong:
F/r = const.
trong mặt phẳng (d,h2) với r là khoảng cách từ anten phát tới anten thu ≈ d.
- Các đường cong F/r khác nhau thường được chọn vẽ để thể hiện mức tín hiệu như nhau có thể thu được tại một khảng cách bội hoặc phần của khoảng tham chiếu không gian tự do, chẳng hạn:
F/r = m/rf hay F= mr/rf ≈ md/rf với m = 1, 21/2, 2 ... hay 2-1/2, 1/2...
- Mức tín hiệu giữa các đường cong kế tiếp sẽ chênh lệch 3dB và được tìm từ quan hệ (khi hệ số phản xạ = -1)
F = 2|sin(k0h1h2/d)| = md/df với ký hiệu rf = df (2.6.a)
Với mặt đất phẳng thì dùng (2.3) và (2.5) sẽ tiện hơn, khi đó:
2|sin(k0h1tgψ0| ≈ 2|sin(k0h1ψ0| = md/df (2.6.b)
Với d được coi là bán kính và ψ0 là góc cực trong hệ tọa độ cực.
+ Dạng điển hình của giản đồ phủ sóng:
- rf : Khoảng cách tự do để thu được cường độ tín hiệu cho trước => khoảng cách tối đa để thu được cùng mức tín hiệu khi có giao thoa là 2rf tương ứng với khoảng cách :
d = 2 rf cosψ0
Ví dụ: cho rf = 2 km =>
- Bất kỳ cặp giá trị (h2,d) trên đường cong mô tả búp sóng sẽ thể hiện một điểm trong không gian mà tại đó cường độ tín hiệu thu được giống với khoảng cách 2km trong không gian tự do
Ví dụ : Nếu chiều cao anten thu là 10m công suất tín hiệu thu được ở khoảng cách 3,2km sẽ giống với ở khoảng cách 2km dưới điều kiện truyền sóng tự do (không giao thoa).
- Búp sóng nhỏ hơn với rf = 1,4 biểu thị mức tín hiệu 3dB lớn hơn búp sóng to, tương ứng với m = 21/2 trong phương trình (2.6.b)
11
- Khi ψ0 nhỏ hơn rất nhiều so với cực đại đầu tiên thì từ (2.4) =>
F = 2k0h1h2/d
=> Điện áp tín hiệu thu được ~ 1/d2 và giảm vùng phủ sóng.
* Hệ số phản xạ đối với sóng TEM được cho bỡi công thức Fresnel, phụ thuộc vào dạng phân cực của sóng tới (đứng, ngang) độ dẫn điện của đất, độ điện thẩm (hằng số điện môi) tần số và góc tới. Nếu độ dẫn điện của đất là σ, hằng số điện môi ε = κ ε0
và ψ là góc giữa tia tới và đất thì sẽ có các công thức của hệ số phản xạ tại mặt đất cho các trường hợp:
+ Sóng phân cực đứng
+ Sóng phân cực ngang
Giá trị điển hình của κ là ≈ 15, σ = 10-3 3x10-2 (S/m), và 10-2 (S/m) cho đất đồng cỏ. Độ dẫn của đồi núi sẽ thấp hơn nhiều và κ ≈ 6-7 với độ dẫn thấp và tăng khi độ dẫn tăng.
Khi điểm phản xạ ở trên bề mặt gồ ghề thì trường bị tán xạ theo kiểu khuếch tán ρ giảm và xuất hiện tượng trễ pha của sóng phản xạ khi tới an ten thu.
* Ảnh hưởng của sự thay đổi chiết suất khí quyển:
- Chiết suất giảm theo chiều cao đường chuyền sóng sẽ bị bẻ cong.
- Để khảo sát, có thể chia khí quyển thành nhiều lớp với các giá trị chiết suất rời rạc cho mỗi lớp.
- Theo luật khúc xạ Snell thì đường truyền bị bẻ cong về phía nằm ngang.
- Để khảo sát hiệu ứng bẻ cong đường truyền, có thể coi sóng truyền qua mặt đất hình cầu và thay mặt đất phẳng bởi một mặt đất cầu có bán kính lớn hơn và tia truyền là thẳng trong từng lớp.
- Cần phải chọn một phân bố chiết suất chuẩn và thường được chọn sao cho sự thay đổi chiết suất tương ứng với tăng bán kính quả đất bởi hệ số 4/3
- Bán kính hiệu dụng của quả đất được chọn:
ae =5280 mi, hay 8497 km.
12
* Khoảng chân trời:
dT = (2h1ae)1/2
hoặc khi dT đo bằng mi, h đo bằng feet (ft):
dT = (2h1(ft))1/2
khoảng cách giữa 2 anten:
dM = (2h1(ft))1/2 +(2h1(ft))1/2 (mi)
§2.2 ANTEN ĐỊNH XỨ TRÊN MẶT ĐẤT HÌNH CẦU
- Xét các anten định xứ trên mặt cầu bán kính hiệu dụng ae (tính tới sự thay đổi chiết suất) khi đó hệ số F trở thành:
F = {(1 + Dρ)2 - 4 Dρsin2[(φ - k0 ΔR)/2]}1/2
Với D : Hệ số sai lệch biên độ tia
* Giản đồ phủ: Được vẽ dưới dạng đường cong với
h2 = const.
có dạng Parabol .
- Nếu hệ số phản xạ = -1 thì độ lợi đường là:
F = {(1 + Dρ)2 - 4 Dcos2[( k0 ΔR)/2]}1/2
={(1 + Dρ)2 - 4 Dcos2[(π/2)νξ]}1/2
với
ν = 4h13/2/λ0(2ae)1/2
= h13/2/1030λ0 với h1, h2 tính theo m
* Giản đồ phủ là đồ thị thị của phương trình:
F = ={(1 + Dρ)2 - 4 Dcos2[(π/2)νξ]}1/2 = md/dT
với m = dT/rf
- Khi hệ số phản xạ khác -1: D và ξ được tìm từ đồ thị các đường cong D = const.
với các trục là (h2 / h1) và d/dT và đồ thị các đường cong ξ = const.
13
- Điều kiện có thể áp dụng các công thức đơn giản của giao thoa trên mặt đất phẳng:
2k0h1h2/d - πνξ < 0,1π
Sau đó vẽ các giản đồ với
ν = const.
và chọn vùng bên trái các đường cong này
* Ứng dụng của giản đồ phủ và công thức giao thoa:
Ví dụ 1 (Hệ thống Rada): Một Radar có chiều cao anten là h1 = 15m, theo rõi máy bay đến đang ở chiều cao 300m = h2 bước sóng làm việc λ = 10cm, Rada dùng sóng phân cực ngang để có hệ số phản xạ = -1. Xác định các vùng máy bay có thể được quan sát, khi khoảng quan sát cực đại trong không gian tự do của Radar là 40km.
Giải : Dựa vào đồ thị mức tín hiệu thu tương đối, phụ thuộc d/dT.
ν = 0,564
có thể dùng giản đồ ν = 0,5 ( ứng với h1 = 13,85)
- Khoảng chân trời dT15,96 km
=> khoảng tự do cực đại 40km = 2,5dT
- Công suất sóng tới mục tiêu ~ F2, công suất từ mục tiêu về lại radar cũng ~ F2 => công suất thu ở radar ~ F4.
=> công suất tín hiệu giữa các búp sóng lân cận trên giản đồ thay đổi 6dB (nếu công suất thu ~ r4, => sự thay đổi 21/2r sẽ thay đổi 6dB mức tín hiệu).
Giả sử mức tín hiệu thu được S0 tương ứng với búp sóng có nhãn 2 trên giản đồ
Đi dọc theo đường h2/h1 = 300/15 = 20 sẽ giao với búp 2,8 tại d ≈ 4dT với mức tín hiệu 6dB thấp hơn S0 và tại d ≈ 3,6 giao búp 2 với mức thiệu S0
Khi mục tiêu tiếp lại gần búp 2,8 và 4 giao tại d = 3,3 và 3,2 dT.
Tại d = 2,85 ; 2,8 , 2,7 và 2,55 tián hiệu thay đổi từ 12dB dưới mức S0 → 6dB → S0→ 6dB > S0 khi mục tiêu qua búp giao thoa thứ hai
- Mức tín hiệu cực đại xảy ra tại 2,45dT (8dB >S)
14
Vì khoảng tự do tối đa là 2,5dT và vì S0 tương ứng với 2 dT nên mức tín hiệu tối thiểu có thể thu được là
Sm = 0,415S0
Các khoảng có thể quan sát được mục tiêu ở trên đường Sm
⇒ tồn tại các vùng mù (không quan sát được) và khi mục tiêu tiến sát đến radar, mức tín hiệu thay đổi nhanh hơn và đạt các giá trị cực đại lớn hơn.
Khi mục tiêu tiến đến khoảng cách sao cho góc tiếp đất của tia phản xạ cỡ một số độ, thì độ rộng tia hữu hạn của anten radar (có thể <50) sẽ ngăn cản tia bức xạ tới mặt đất → ảnh hưởng của giao thoa biến mất và mức tín hiệu tăng đơn điệu theo d-4 như trong không gian tự do.
* Nếu dùng công thức của mặt đất phẳng thì:
tgψ = (h2 + h1)/d
Giả thiết anten radar luôn hướng về mục tiêu và độ lợi của anten giảm 10dB với góc lệch 60 so với hướng trục (hướng bức xạ cực đại → mục tiêu) và giả thiết tia tới mặt đất có biên độ giảm 10 lần thì có thể bỏ qua ảnh hưởng giao thoa.
Giải phương trình góc sẽ cho ra d = 5,72 km = 0,36 dT → mục tiêu phải rất gần radar mới có thể bỏ qua ảnh hưởng của giao thoa.
Ví dụ 2 (FM communication link): Một trạm phát FM có anten phát ở chiều cao h2 = 80m, độ lợi anten là 5, công suất phát là 500W, anten thu ở độ cao h1 = 10m tần số hoạt động 100MHz, tìm cường độ trường theo tại khoảng cách 8,1mi từ trạm phát
Ví dụ 3 (microwave communication link): An ten phát của các trạm Viba có chiều cao 35m, λ = 10cm. Tìm khoảng cách cực đại để công suất tín hiệu không thấp hơn giá trị trong không gian tự do
Ví dụ 4 (microwave communication link with unequal tower heights): Tương tự ví dụ 3, nhưng h2 = 50m, tìm F với d = 50km.
15
§2.3 TRƯỜNG TRONG VÙNG NHIỄU XẠ :
- Theo nguyên lý quang hình thì trường bên dưới tia nhìn thẳng hay tia tiếp tuyến bằng Zero. Tuy nhiên do các hiệu ứng nhiễu xạ, trường bức xạ sẽ xuyên qua vùng tối bên dưới tia tiếp tuyến.
- Mặc dầu cường độ trường suy giảm nhanh khi điểm quan sát đi sâu vào vùng tối, tuy nhiên vẫn có thể tạo ra tín hiệu hữu ích.
- Khi điểm quan sát đi vào vùng tối đủ sâu thì sẽ có biẻu thức đơn giản để tìm độ lợi đường F, bằng cách tìm các giá trị của d/dT tương ứng với cực đại đầu tiên với:
πνξ/2 = π/2 F = 1 + D
và πνξ/2 = π/4 F = (1 + D2)1/2
rồi nối những điểm này bằng một đường cong qua nhiều giá trị F xác định với các giá trị của d/dT trong vùng nhiễu xạ (vùng tối)
§2.4 TỔN HAO DO NHIỄU XẠ KHI CÓ VẬT CẢN
- Gọi hc : Khoảng cách từ bờ vật cản đến tia nhìn thẳng (gọi là khoảng trống)
- Khi hc = 0 sẽ có tổn hao 6dB so với truyền sóng trong không gian tự do.
- Giả sử phản xạ gương đóng góp không đáng kể vào trường thu được ở an ten thu, phản xạ bờ đóng vai trò chủ yếu.
Trường nhiễu xạ: Trường đến nơi thu có thể biểu diễn dưới dạng trường bức xạ từ một mặt mở S so với khi không có bờ của vật chắn. Tỷ số gữa hai trường là tổn hao nhiễu xạ. Trường đến mặt S có dạng sóng cầu với hệ số lan truyền
exp(-jk0R1) tại điểm O.
Tại điểm Q cách O một khoảng ρ, hệ số truyền là
exp(-jk0R2)
với R2 = (R12 + ρ2)1/2
Nếu R1 >> ρ
=> R2 = R1 + ρ2/2R1
Vậy trên mặt S hệ số truyền sóng ứng với ρ là:
16
exp(-jk0R1 - jk0ρ2/2R1)
Biên độ trường ứng với ρ sẽ suy giảm theo hàm Gauss:
exp(-ρ2/α2)
Khi đó điện trường trên mặt S là:
Ei = ay(E0/R1) exp(-ρ2/α2) exp(-jk0R1 - jk0ρ2/2R1),
giả thiết sóng tới phân cực dọc theo trục y của hệ tọa độ xyz gốc ở O.
- Cường độ trường của sóng đến tại anten thu được xem như bức xạ từ mặt S. Mặt S được coi như một mặt miệng bức xạ, có cường độ trường được xác định bởi biến đổi Fourier ngược của hàm f(kx,ky)
- Tại anten thu, r gần // với trục z, do đó chỉ có các sóng có thành phần kt gần zero mới có thể tới anten thu.
=> cường độ điện trường:
E(r) = (jk0E0ay/2πzR1) exp[-jk0(z + R1)](π/a)1/2∫∞−−chaydye12 (8)
- Tỷ số tích phân theo y1 khi có mặt vật cản với trường hợp không có vật cản được gọi là tổn hao nhiễu xạ.
- Khi đó độ lợi đường do nhiễu xạ là:
Fd = (π/a)1/2|| ∫∞−−chaydye12
- Khi hc = 0,:
Fd = 21/2/2|| (10) ∫∞−π−cHujdue2
(10) là tích phân Fresnel, Hc = (2a/jπ)1/2hc
- Nếu anten phát có độ lợi sao cho bán kính chùm tia hiệu dụng α đủ lớn thì
Hc ≈ (2d/λ0d1d2)1/2hc
và tổn hao có thể bỏ qua với Hc > 0,8.
17
- Nếu độ rộng tia giữa những điểm có biên độ trường giảm 2 lần so với giá trị trên trục là θA, thì
α ≈ d1tgθA
để thỏa mãn điều kiện
1/α2 << 2d/λ0d1d2
cần phải có
d12 tg2θA >> λ0d1d2/2d
- Trong đa số các kênh thông tin d << λ0 do đó điều kiện trên được thỏa mãn và F có thể xác định từ (8).
- Đối với vật cản là đồi núi, khoảng trống hc cần chọn để đảm bảo độ an toàn chống Fading do khúc xạ.
- Ở điều kiện khí quyển bình thường, hc được xác định bằng cách vẽ đường truyền trên mặt đất có bán kính hiệu dụng bằng 4/3 bán kính thực.
- Trong một số trường hợp hệ số khúc xạ có thể tăng theo chiều cao → các tia sóng sẽ bẻ cong về phía trên và làm giảm khoảng trống hiệu dụng.
18
CHƯƠNG III TRUYỀN SÓNG MẶT
§ 3.1 Giới thiệu
- Khi các anten định xứ gần hoặc trên mặt đất, sóng không gian (Space wave) biến mất do trường phản xạ triệt tiêu tia trực tiếp trường thu được ở anten thu sẽ do trường sóng mặt (Surface wave)
- Truyền sóng theo sóng mặt là mode truyền chủ yếu ở dải tần từ vài kHz đến vài chục MHz.
- Suy hao công suất tín hiệu gần như tỷ lệ nghịch với R4.
- Anten thường có dạng tháp cao, công suất từ 10kw đến 1Mw và phạm vi truyền sóng cỡ hàng trăm dặm. Trong chương này sẽ đưa ra lời giải giải tích cho bức xạ từ các dipole đặt vuông góc trên mặt đất phẳng có tổn hao, từ đó xác định đóng góp của sóng không gian và sóng mặt .
- Hàm suy hao sóng mặt sẽ được biễu diễn dưới dạng đồ thị .
- Các ví dụ về đánh giá kênh thông tin sẽ minh họa cho bài toán thiết kế tuyến: tính toán các mức công suất, khoảng cách truyền và các mức tín hiệu.
__________________________________________
§3.2 SÓNG MẶT TỪ PHẦN TỬ DÒNG
- Xét phần tử dòng định hướng theo trục z, có cường độ đơn vị (để đơn giản cho tính toán), định xứ ở độ cao h trên mặt đất.
- Mặt đất được đặc trưng bởi hằng số điện môi phức.
κ = κ' - jκ'' = κ' - jσ / ωε0
- Có thể xem phần tử dòng là nguồn điểm, có mật độ dòng:
J = az δ(x) δ(y) δ(z - h) (1) 19
- Từ phương trình Helmholtz thành phần Az = ψ trong không khí và Az = ψ3 dưới mặt đất thỏa mãn các phương trình sau:
với z > 0 (2a) Jk0202μ−=ψ+ψ∇
với z < 0 (2b) 02032=ψκ+ψ∇k
trong đó k02 = ε0μ0
- Lời giải của hệ (2) có thể tìm nhờ biến đổi Fourier cho ψ và ψ3 theo các biến x, y tương ứng với βx, βy. Với
β2x + β2y = β2
- Biến đổi Fourier hệ (2) :
(∂2 /∂z2 + k02 - β2) ψ^(βx, βy, z) = -( μ0 /4π) δ(z - h) z > 0
(∂2 /∂z2 + k2 - β2) ψ3^(βx, βy, z) = 0 z < 0
- Từ điều kiện liên tục của các thành phần tiếp tuyến tại z = 0, (5)
có thể chọn:
ψ^ = ψ1^ = Aexp[-γ0(z - h)], với z > h (6)
ψ^ = ψ2^ = A[exp(γ0z) - Гv exp(-γ0z)] / {exp(γ0h)[1 - Гv exp(-2γ0h)]}, z < h
(6) là tổng của sóng xuống và lên với các hằng số A và hệ số phản xạ Гv cần chọn sao cho:
ψ1^ = ψ2^ tại z = h
- Với z < 0 thì Az = ψ3^ và chọn ψ3^ sao cho
ψ3^ = ψ2^ tại z = 0,
ψ3^ = A(1 - Гv) exp(γz) / exp(γ0h)[1 - Гvexp(-2γ0h)],
với γ2 = β2 - k2 (7)
- Ngoài ra còn điều kiện biên tại z = h
(∂ψ /∂z)|h-h+ = - μ0 / 4π2 (8)
- Từ (5) và (8) A và Гv (9) 20
Với z > h
ψ có dạng phổ của các sóng phẳng bức xạ trực tiếp từ nguồn cọng với các sóng phẳng phản xạ từ bề mặt (coi như xuất phát từ ảnh -h), Гv được gọi là hệ số phản xạ Fresnel.
- Với Гv = 0
ψ1 = (μ0 / 4π)exp{-jk0[(ρ2 + (z - h)2]1/2}
- Với độ dẫn điện rất lớn κ ∞
ψ1 = (μ0 / 4π)[exp(-jk0R1) / R1 + exp(-jk0R2) / R2]
trong đó R1 = [(ρ2 + (z - h)2]1/2, R2 = [(ρ2 + (z + h)2]1/2
- Có thể viết lại ψ1 dùng hàm Hankel
ψ1 = (μ0 / 4π)[exp(-jk0R1) / R1 + exp(-jk0R2) / R2 + 2κI]
trong đó I = ∫+∞-∞ [wH02(wρ)exp(-γ0(z+h)] / 2(γ+κγ0)] dw
với H0 là hàm Henkel loại 2, và w2 = β2x + β2y
- Khi γ+κγ0 = 0 thì sóng có dạng sóng mặt Zenneck
- Với khoảng chân trời ρ rất lớn và z = 0 thì:
ψs = Cexp(-jkρ(κ + 1)) / ρ1//2, với C = const.
- Trên bề mặt z = 0 R1 = R2 sóng không gian biến mất và thành phần Ez có dạng:
Ez = jwAz = (jk0Z0/4πR)[exp(-jk0R)][2(κ-1)/ κ]As (17)
với R1 = R2 = R, As = 1 - j(πΩ)1/2exp(-Ω)erfc(j Ω1/2)
Ω = -jk0R(κ-1)/2κ2
và hàm erfc(jΩ1/2) là phần bù của hàm lỗi
erfc(jΩ1/2) = (2/Ω1/2) jΩ1/2∫∞exp(-u2)du
Vậy cường độ trường khác với trong không gian tự do ở hệ số
2As(κ-1)/ κ ≈ 2As vì κ thường > 10
- Nói chung, As giảm nhanh khi tăng Ω ở trên một giá trị xác định.
- Khi R 0 thì As 1 và giữ ở giá trị 1 cho đến khi R lớn hơn vài bước sóng.
21
Thường biểu diễn:
Ω = -jk0d(κ-1)/2κ2 = pexp(-jb)
với p = |Ω| gọi là khoảng cách số, d: khoảng cách ngang
- Vì κ >> 1 nên, gần đúng:
p ≈ k0d/2|κ| = k0d/2[(κ'2 + (σωε0)2]1/2
và b ≈ tg-1(κ'ωε0/σ)
với σ/ωε0 = 1,8 x 104 σ /f(MHz)
- Các giá trị tiêu biểu của mặt đất: σ = 10-3 - 10-2 (S/m)
κ' = 10 - 15 (dẫn điện)
+ p tăng nhanh theo tần số với d cho trước, suy hao tăng nhanh theo tần số do khoảng cách số p tăng nhanh.
- Khi p = 500 suy hao là 60 dB
p = 50 suy hao là 40 dB
- Với b < 90o, hệ số suy giảm |As| có thể coi xấp xỉ:
|As| = (2 + 0,3p)/(2 + p + 0,6p2) -(p/2)1/2exp(-0,6p)sinb
* Sóng mặt suy giảm theo (17) chỉ khi mặt đất phẳng.
- Với khoảng cách 50 mi/f công thức (17)còn dùng được cho mặt cầu. ≤3/1MHz
- Ngoài khoảng cách này sóng mặt suy giảm nhanh hơn nhiều trên mặt cầu so với mặt đất phẳng.
- Khoảng cách trên sẽ giảm xuống giá trị 10 mi ở tần số 100MHz
*Ở vùng đồ thị do nhiễu mạnh nên cường độ ở anten thu phải cỡ từ 110 mV /m để bảo đảm tỷ số (S/N) .
*Với anten định xứ rất gần mặt đất, trường sóng mặt sẽ bằng 2As x trường tự do.
_________________________________________________
22
§3.3 HỆ THỐNG PHÁT THANH AM
- Xét hệ thống phát thanh AM ở tần số 1MHz. Anten thu có dạng vòng nhỏ ở mạch vào ở máy thu:
- Diện tích hiệu dụng của anten khi phối hợp trở kháng và phối hợp phân cực là:
Ae = (λ02/4π)G với G là độ lợi
- Nếu trở thuần của cuộn dây là r, điện trở bức xạ là Ra thì hiệu suất của anten là:
η = Ra /( Ra + r)
- Điện trở bức xạ cho bởi:
Ra = k04Z0N2A2/6π với A là diện tích vòng dây, N: số vòng dây.
- Độ lợi G = 1,5 η Công suất thu:
Pr = AePìnc = [k02Z0N2A2/4(r + Ra)]Pinc
với Pinc là mật độ công suất sóng đến trên đơn vị diện tích
*Giả sử: r ở nhiệt độ môi trường T0 = 300oK
Ra ở nhiệt độ nhiễu của anten TA
Công suất nhiễu: Pn = 4kTRΔf
- Nếu máy thu có đặc trưng nhiễu là F thì nhiễu vào phụ thêm tương đương nhận được bởi việc tăng nhiệt độ của r+ Ra một lượng (F-1)To .
- Khi tải phối hợp trở kháng: RL=Ra+r
thì vẽ được sơ đồ tương đương thevenin của anten.
=> Công suất nhiễu tổng cộng đặt trên tải RL
=> Tỷ số tín hiệu trên nhiễu ở máy thu
- Ví dụ: Với N = 200; A = 50 cm2; L = 200 μH; hệ số phẩm chất Q = 100;
Δf = 10 kHz, tính công suất sóng tới cần thiết để có tỷ số (S/N) = 100. Tính công suất phát cần thiết nếu giả thiết anten phát có độ lợi = 1, tần số làm việc 1 MHz, đất dẫn điện tốt và cho đồ thị của |As| theo khoảng cách số p.
23
§3.4 KÊNH THÔNG TIN TRONG DẢI DÂN DỤNG
+ Đánh giá hệ thống hoạt động ở tần số 27 MHz trong môi trường thôn quê .
+ Giả thiết cả anten phát và thu đều ở trên các xe car và phương thức truyền sóng giữa hai anten là sóng mặt với các thông số như sau
-Công suất phát =5W
-Độ lợi anten =1
-Đặc trưng nhiễu thu F=4
-Độ rộng băng thu =5kHz
-Hằng số điện môi của đất κ'=12
-Độ dẫn điện của đất δ=5 x 10-3 mS
-Nhiệt độ nhiễu trung bình của anten là 104 oK
- Từ giả thiết Khoảng cách số:
p = 0,25d/λ0
*Khoảng cách cực đại có thể dùng công thức cho mặt đất phẳng là
50/f1/3(MHz) = 16,7 mi
khi đó p = 601 m
- Do p >> 1 nên:
|As| ≈ 8.83 x 10-4
- Công suất thu là:
Prec = 1,5 x 10-14 W
*Công suất nhiễu tại đầu vào anten thu là:
Pn = 7,52 x 10-16 W
công suất nhiễu rất nhỏ hơn công suất thu (S/N) =20,2
khoảng cách thông tin 16,7 miles là hoàn toàn khả thi.
*Ngoài khoảnh cách 16,7mi, ảnh hưởng của mặt đất cầu sẽ làm công suất thu giảm rất nhanh cần dùng các anten cao hơn.
24
*Sự suy giảm của sóng mặt phân cực ngang:
- Hệ số suy hao sóng mặt phân cực ngang là:
|[1/(κ' - jσ/ωε0]2As(p)|
với khoảng cách số cho bởi:
p = (πd/λ0)1,8 x 104 σ/fMHzcosb
tgb = (κ' - 1)/ (σ/ωε0)
=> khoảng cách số với sóng phân cực ngang lớn hơn nhiều so với sóng phân cực đứng ở tần số thấp, do đó sóng phân cực ngang không sử dụng cho sóng mặt.
(với sóng phân cực đứng p=δωεokod2 )
25
CHƯƠNG IV TRUYỀN SÓNG NHỜ TẦNG ĐIỆN LY
§ 4.1 GIỚI THIỆU
* Tầng điện ly là phần khí quyển bị ion hoá (chủ yếu do bức xạ mặt trời). Ban ngày tầng điện ly tồn tại ở khoảng từ 90 1000km trên mặt đất. Mật độ diện tích từ 1010 1012 e-/m3 chia chủ yếu thành 3 lớp với mật độ e- cực trị : D, E, F.
- Vào ban ngày, lớp F chia thành 2 lớp F1, F 2
* Tầng điện ly phản xạ sóng vô tuyến có tần số 3≤ 40 MHz cho phép thiết lập kênh thông tin vô tuyến qua khoảng cách hàng ngàn miles
*Hằng số điện môi hiệu dụng phụ thuộc vào tần số và nồng độ phần tử không ổn định Fadingkhắc phục nhờ phân tập không gian hoặc phân tập tần số
______________________________________________
§ 4.2 HẰNG SỐ ĐIỆN MÔI CỦA KHÍ ION HOÁ
- Trong khí ion hoá, chỉ có chuyển động của các điện tử là quan trọng dưới tác động của điện trường cao tần (vì khối lượng ion lớn hơn 1800 lần so với điện tử)
- Phương trình chuyển động của điện tử có khối lượng m, điện tích -e với vận tốc dưới tác dụng của cường độ điện trường vrεr là
md/dt = -eE (4.1) vr
- Với sóng sin jωmv = -eE r
- Mật độ dòng điện:
J = -eN = (Nevr2/jωm)E (4.2)
- Thay vào phương trình Maxwell =>
rot H = jωε0E + J = jωε0(1 - Ne2/ mω2ε0)E (4.3)
=> hằng số điện môi hiệu dụng của khí ion hóa là:
κ = 1 - Ne2/ mω2ε0 = 1 - ωp2 /ω2
với ωp = (Ne2/ mε0)1/2 là tần số plasma
26
* Ở độ cao thấp hơn, khi tính đến va chạm với các phân tử trung hoà và các ion, phương trình (4.1) cần thêm số hạng lực hãm do va chạm : -νmvr vào vế phải, với ν là tần số va chạm.
- Khi đó hằng số điện môi có hiệu dụng κ có dạng phức:
κ = 1 - ωp2/ ω (ω - jν) (4.5)
=> sự va chạm gây hấp thụ mạnh ở tần sốn thấp hoặc ≈ ν
- Từ (4.4) =>
+ Khi ω > ωp κ < 1
+ Khi ω = ωp κ = 0
+ Khi ω < ωp κ < 0
* Các sóng phẳng lan truyền trong khí ion hoá sẽ có hằng số truyền sóng: k = ω(μ0κε0)1/2 = κ1/2k0
=> khi ω < ωp, k thuần ảo khi ν= 0 sóng phẳng sẽ suy hao theo hàm mũ với khoảng cách.
* Xét sóng phẳng đến vuông góc với tầng điện ly, do nồng độ điện tử N tăng theo chiều cao nên đến một độ cao nhất định κ = 0, sự truyền sóng sẽ dừng và sóng phản xạ trở lại mặt đất (chú ý 02/εωmNep=và lúc đầu ωp < ω)
* Khi sóng đến nghiêng một góc iψ, N tăng theo chiều cao và κ giảm tia tới bị bẻ cong và quay trở về mặt đất khi chiều cao thoả mãn điều kiện
κ = sin iψ
- Có thể giải thích hiện tượng theo mô hình phân lớp và định luật khúc xạ Snell
=> - Khi cho trước góc tới iψ điểm phản xạ sẽ cao hơn khi tần số tăng.
- Khi cho trước giá trị cực đại của nồng độ điện tử thì giá trị cực đại của iψ có thể gây ra sự quay ngược của sóng sẽ giảm khi tăng tần sốω, do đó tồn tại giới hạn trên của tần số để sóng có thể quay về.
Ntới hạn = f2cosiψ/81
- Ví dụ: nếu iψ = π/4, N = 2 x1010/m3, => fmax = 1,8 MHz
27
- Nếu N cho trước thì:
κ = 1 - 81N/f2
=> Nếu sóng tới vuông góc thì sẽ quay ngược nếu N đạt tới giá trị sao cho κ = 0.
- Khi đó tần số giới hạn cho bởi:
fc = 9Nmax1/2
- Khi đó có thể viết lại:
f = fcseciψ = 9Nmax1/2 seciψ (4.8)
- Giá trị f xác định theo (4.8) được gọi là tần số khả dụng cực đại MUF (Maximum Usable Frequency) khi seciψ có giá trị cực đại (thường≤ 40 MHz). Khi hoạt năng của mặt trời thấp thì giới hạn trên của tần số là từ 25 -30 MHz
* Virtual height: độ cao của điểm giao ngoại suy của tia tới và tia quay về của 1 lớp trong tầng điện ly.
- Lớp F2: từ 250-400 km
- Lớp F1: từ 200-250 km
- Lớp F ban đêm 300km ≈
- Lớp E 110 km ≈
* Skip distance:
d = 2(2aeh')1/2
với h' là chiều cao ảo.
- Góc tới cực đại tương ứng iψđược cho bởi:
cotgiψ =h'/(d/2) = 2h'/d
- Nếu nồng độ e- là 1012/m3 fc = 9 MHz và fmax = 32,4 MHz
nếu dùng h' = 300 km (phản xạ từ lớp F2) => dmax = 2500 mi, và dmax = 2500 mi nếu phản xạ từ lớp E.
- Để có d < dmax giảm iψ f giảm.
28
§ 4.3 CÁC THÔNG SỐ ĐƯỜNG TRUYỀN
* Để xác định các thông số của đường truyền sóng nhờ tầng điện ly cần biết quan hệ khoảng cách bước d, chiều cao ảo h′ và góc tớiiψ.
Góc tính từ tâm quả đất qua điểm phát và điểm quay về:
θ = d/2ae (4.10)
với ae = 5280 mi hay 8497 km
Theo luật sin trong tam giác =>
(1 + h'/ae - cosθ)cosecθ = cotgiψ (4.11)
Góc ngẩng = π/2 - θ - iψ (4.12)
* Ví dụ: Xác định góc bức xạ và tần số cho trạm vô tuyến sóng ngắn.
- Giả sử trạm sóng ngắn được thiết lập để phủ sóng ở khoảng cách 4200 mi
(6760 km).
- Chiều cao phản xạ cho bước đơn là: h′
h'(ft) = d2/8 = 670 km
-Vì h' > chiều cao của tầng ion, do đó cần truyền qua 2 bước, mỗi bước 2100 mi h' = 167,5 km dùng phản xạ từ lớp F1 và F2 và tia bức xạ có góc ngẩng khác 0.
- Giả thiết chiều cao ảo là 300 km
- Từ hệ (4.10) và (4.11) => iψ = 74,44o
góc ngẩng = 4,16o
anten phát cần có hướng bức xạ cực đại làm 1 góc 4.16o so với mặt đất
-Lớp F với điều kiện ban ngày có N = 5x1011/m3 tần số giới hạn fc=6,36 MHz
tần số khả dụng cực đại:
fmax = 11,06 MHz
hoạt động trong dải SW - 31m (9,2 - 9,7MHz) có thể chấp nhận được.
* Trong thực tế cần chú ý sự khác biệt về thời gian (giờ địa phương) giữa 2 điểm phản xạ và thời gian trong năm. Nói chung, căn cứ vào số liệu thống kê để thay đổi
29
tần số hoạt động theo thời gian trong ngày. Tần số khả dĩ cao nhất cần làm tối thiểu hoá suy hao và cần chọn < 15% dưới mức tần số khả dụng cực đại.
__________________________________
§ 4.4 ẢNH HƯỞNG CỦA TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
- Ảnh hưởng của từ trừờng có thể bỏ qua ở tần số trên 10 MHz, nhưng cần được tính đến khi tần số nhỏ hơn 5 MHz.
- Từ trường làm cho tầng ion trở nên bất đẳng hướng và hằng số điện môi phải được biểu diễn dưới dạng ma trận.
- Có 2 mode truyền sóng khác nhau: thường và dị thường. Sóng phẳng đến tầng ion sẽ tách thành 2 mode truyền và khi ra khỏi tầng ion chúng sẽ tái hợp trở lại thành 1 mode đơn. Tuy nhiên mặt phân cực thường bị thay đổi, gọi là hiện tượng quay Faraday.
- hiện tượng quay Faraday gây tổn hao công suất tín hiệu tại anten thu do mất phối hợp phân cực.
- Một điện tử tự do chuyển động với vận tốc v sẽ quay hay chuyển động trên 1 quỹ đạo tròn dưới tác dụng của từ trường tĩnh B0 với tần số góc:
ωc = eB0/m (1)
Từ trường trái đất ≈ 5 x 10-5 Wb/m2 ωc ≈ 8,83 x 106 và fc ≈ 1,4 MHz
- Từ lực Lorentz và quan hệ H ~ Y0E bỏ qua lực tác dụng của H so với E.
Nếu tính tới cả lực hãm do va chạm thì mật độ dòng điện tử là:
(jω + ν)J + ωcJ x az = ωp2ε0E
=> Sự có mặt của từ trường làm cho độ dẫn điện trở thành một tensor σ^. Dùng biểu diễn cặp vector đơn vị, có thể viết lại:
J = σ^E
Thay vào phương trình Maxwell II => hằng số điện môi cho plasma tầng ion hóa có dạng tensor:
κ^ = I^ + σ^/jωε0 (10)
với I^ là tổ hợp các cặp vector đơn vị 30
- Lời giải cho sóng phẳng lan truyền trong một tầng điện môi đồng nhất có thể được tìm khi dùng phương trình Maxwell và tensor hằng số điện môi.
* Quay Faraday: Xét một lớp trong tầng điện ly có chiều dày l (m), dọc theo trục z. Phân tích sóng phẳng tới thành 2 sóng phân cực tròn, quay phai và quay trái.
- Sóng đến đi vào tầng điện ly tại z = 0 và lan truyền như 2 sóng phân cực tròn với hằng số lan truyền khác nhau.
-Khi sóng thoát ra khỏi lớp l, nếu bỏ qua phản xạ tại biên của lớp thì sóng ra lại có dạng phân cực thẳng nhưng hướng phân cực quay 1 góc Φ so với trục x:
tgΦ = tg[(k2 - k1)l/2]
- Hiện tượng quay Faraday xảy ra mạnh khi ω gần ωc vì lúc đó k1 và k2 rất khác nhau.
- Ở tần số cao k1 và k2 có giá trị gần nhau nên Φ nhỏ.
31
CHƯƠNG V
TRUYỀN SÓNG DẢI MICROWAVE VÀ MLLIMETER-WAVE
§5.1 SUY HAO DO MƯA
1/Gới thiệu
-Dải tần số microwave và millimeter:
-Sóng xuyên qua tầng điệnn ly vì ω >> tần số plasma ωp.
có hiện tượng giao thoa do phản xạ từ mặt đất, nhưng ảnh hưởng không lớn như ở tần số thấp vì độ ghồ ghề của mặt đất lớn hơn nhiều so với bước sóng.
Nếu tại điểm phản xạ mặt đất là phẳng hoặc là mặt nước thì hiện tượng giao thoa có thể mạnh và tạo ra kiểu bức xạ búp với các búp sóng gần nhau (các búp sóng trời)
*Suy hao đáng kể là suy hao do mưa (với các sóng cóλcỡ vài cm hoặc nhỏ hơn)và do tuyết.
*Với các sóng có λcỡ mm, suy hao chủ yếu do sương mù, hơi nước và các khí khác trong khí quyển.
2/ Suy hao do mưa:
- Do sự hấp thụ công suất trong môi trường tổn hao điện môi
- Do sự tán xạ năng lượng ra khỏi chùm tia, thường nhỏ hơn tổn hao do hấp thụ .
* Xét hạt mưa hình cầu bán kính a <<λocủa sóng mặt:
Hằng số điện môi phức:
κ = κ' - jκ''
Điện trường sóng tới lan truyền theo trục x:
Ei = E0az exp(-jk0x)
Vector phân cực điện môi trong giọt mưa hình cầu:
P = 3(κ - 1)/(κ + 2)ε0E0az
=> Moment lưỡng cực của giọt mưa:
P0 = (4/3)πa33(κ - 1)/(κ + 2)ε0E0az
- Trường tán xạ vùng xa của giọt mưa (tương đương phần tử dòng Idl = jωP0): Es
32
=> Công suất tán xạ toàn phần:
Ps = (ω2k02Z0 /12π)|P0|2
hay: Ps = (4/3)πa2(k0a)4Y0|E0|2|(κ - 1)/(κ + 2)|2
còn gọi là công suất tán xạ tần số thấp, hay tán xạ Rayleigh
* Tiết diện tán xạ σs được định nghĩa = công suất tán xạ toàn phần / mật độ công suất sóng đến trên đơn vị diện tích
* Tiết dịên tán xạ ngược radar σBS được định nghĩa sao cho nếu tán xạ là đẳng hướng thì công suất tán xạ ngược /đvị diện tích =công suất tới. Có thể chứng minh được:
σBS = (3/2)σs
- Tiết diện hấp thụ σa: được tính từ tích phân qua thể tích hình cầu bán kính a của công suất gây bởi dòng phân cực Jp = jωP do tương tác với điện trường E: Pa
=> tiết diện hấp thụ:
= Pa / (Pinc / đvị diện tích)
= 12 πa2(k0a) |(κ - 1)/(κ + 2)|2{κ''/ [(κ' - 1)2 + κ''2]}
- Tiết diện hủy (extinction):
σe = σs + σa
- Công suất mất mát toàn bộ của sóng đến:
Ploss = σe x (Pinc / đvị diện tích)
- Khi sóng điện từ truyền qua đám mưa, cần tính tới phân bố kích thước hạt mưa vì σe phụ thuộc mạnh vào bán kính hạt mưa.
Suy hao do mưa phụ thuộc:
+ tiết diện huỷ của mổi giọt mưa
+ phân bố kích thước giọt mưa
+ tốc độ mưa R
- Quy dịnh tốc độ mưa: + Mưa phùn nhẹ R=0,25 mm/h
+ Mưa nhẹ R=1mm/h
+ Mưa vừa R=4 mm/h
33
+ Mưa nặng R=16 mm/h
- Phân bố kích thước hạt mưa phụ thuộc tốc độ mưa:
+ Mưa nặng hạt công thức marshal_palmer
+ Trong viễn thông thường sử dụng công thức đơn giản hơn:
A = aRb (dB/km)
+ Công thức Olsen - Rodgers - Hodge:
*Nhận xét:
+ Ở tần số < 10 GHz suy hao do mưa tương đối thấp
+ Suy hao do mưa tăng nhanh theo tần số
* Vìkhoảng cách thông tin point_to_point tiêu biểu là 20_30km nên tốc độ suy hao 1dB/km có thể dẫn đến suy giảm mạnh cường độ tín hiệu phải khắc phục nhờ tăng độ lợi hoặc công suất phát của anten khá tốn kém khi cần tăng 1000 lần ≥
______________________________________________
§5.2 SUY HAO DO SƯƠNG MÙ
- Tuân theo các phưong trình tương tự như suy hao do mưa
- Khác biệt chính do kích thước hạt rất nhỏ, bán kính cỡ từ 0,010,05mm
- Với tần số < 300 GHz suy hao do sương mù tỷ lệ với mật độ nước /đvị thể tích
- Giới hạn trên của mật độ nước là 1g/m3
- Mật độ 0,032 g/m3 ứng với tầm nhìn xa khoảng 2000ft
- Mật độ 0,32 g/m3 ứng với tầm nhìn xa khoảng 400ft
*Ở tần số 300GHz suy hao trong sương mù có mật độ cao xấp xỉ 1dB/km
=====================================================
34
§5.3 SUY HAO DO TUYẾT VÀ ĐÁ
- Khi nước chuyển sang dạng tuyết và đá, có sự thay đổi đáng kể trong hằng số điện môi phức κ=κ'-jκ"
- Với đá κ'gần như không đổi ≈3,17 với nhiệt độ từ 0oC 37oC, với bước sóng trong dải microwave và milliterwave .
- Phần ảo κ" rất nhỏ và gần như không phụ thuộc tần số trong dải vi sóng và millimeterwave, thay đổi từ 3,7x10-3 5,2x10-4, khi nhiệt độ từ 0oC-30oC.
- Giá trị rất nhỏ của phần ảo κ" chứng tỏ suy hao tương đối thấp.
- Do tuyết và mưa đá chứa hỗn hợp của tinh thể đá và nước, nên suy hao phụ thuộc điều kiện thời tiết.
- Suy hao của dải vi sóng trong tuyết khô nhỏ hơn 1 bậc so với suy hao trong mưa với cùng tốc độ .
-Suy hao trong tuyết ướt có thể xấp xỉ trong mưa và thậm chí có thể cao hơn dải sóng mm .
Ví dụ: suy hao 2dB/km ở tần số 35GHz cho tuyế ướt với tốc độ 5mm/h. ≈
==================================================
§5.4 SUY HAO DO CÁC KHÍ TRONG KHÍ QUYỂN
- Đồ thị suy hao (dB/km) theo tần số có các cực đại và cực tiểu khái niệm "cửa sổ" là những dải tần số trung gian giữa các cực đại có suy hao thấp .
- Ở tần số > 300GHz suy hao do oxygen có thể bỏ qua so với suy hao hơi nước.
- Hấp thụ hơi nước xảy ra mạnh tại λo = 1,35cm và 1,67mm
- Hấp thụ do O2 xảy ra mạnh tại λ=0,5và 0,25cm .
- Ở bước sóng λ=0,5cm riêng suy hao do O2 đã vượt quá 10dB/km khoảng cách thông tin rất hạn chế.
- Nếu chọn bước sóng làm việc thích hợp có thể hạn chế suy hao đáng kể, chẳng hạn tại λo=1,33mm suy hao sẽ < 0,1dB/km 35
- Tuy nhiên có thể dùng dải sóng cực ngắn cho các ứng dụng đặc biệt ở khoảng cách ngắn hoặc giữa vệ tinh với vệ tinh do có thể tạo ra các anten có độ lợi cao, bù lại suy hao.
§5.5 TÁN XẠ DO MƯA
- Đóng vai trò quan trọng trong dẫn đường và dự báo thời tiết .
- Xét giọt nước định xứ tại điểm (r,θ,ϕ) trong hệ toạ độ cầu đặt tại anten radar, θlà góc cực, ϕ là góc phương vị so với hướng nhìn của radar .
- Công suất đến/đơn vị diện tích tại vị trí giọt nước là :
Pinc = PtG(θ,ϕ)/4πr2
- Công suất tán xạ ngược tại vị trí radar là :
dPBS = PincσBS/4πr2
- Công suất thu bởi anten radar là:
dPr = (λ0/4π) G(θ,ϕ)dPBS
+ Với giả thiết bỏ qua đa tán xạ (mutitiple scattering) và trễ pha 2ko (ri - rj) phân bố ngẫu nhiên từ 02πthì công suất tổng cộng thu được bởi radar là tích phân của
G2<σBS> /r2
trong thể tích đám mưa V, với <σBS> là tiết diện tán xạ ngược trung bình trên đơn vị thể tích.
- Giả sử sườn trước của xung radar phát ra tai t=0, tín hiệu về đến radar tại t=cr2, cùng thời điểm với tín hiệu phát ở thời điểm t1 nhưng phản xạ bởi giọt mưa ở vị trí:
r - Δr = r - ct1/2
* Vậy sườn sau của xung sẽ trả về 1 tín hiệu từ giọt mưa tại vị trí r-2τc tại cùng thời điểm với sườn trước từ giọt mưa ở vị trí r.
* Chú ý: khoảng cách 2τc thường rất ngắn, chẳng hạn, với τ= 1sμ 2τc = 150 m. Do đó có thể bỏ qua suy hao của sóng đến và sóng về.
36
Ví dụ: Cho hệ radar có các thông số:
Pt = 100kW (peak)
Pulse length: τ = 1sμ
Antenna Gain: G = 30 dB
tần số f = 100MHz
Độ rộng tia nửa công suất 0,063 rad
Xác định công suất thu từ đám mưa cách 10km với tốc độ mưa 10 mm/h
----------------------------------------------------------------------------------------------------
37
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top