DUYÊN KỲ NGỘ 6-10
CHƯƠNG 6
Rời khỏi siêu thị, Hoành Trinh cho xe lướt êm trên đường. Nắng vàng rực rỡ. Có thể nói hôm nay là một ngày đẹp trời. Hoành Trinh thầm nghĩ nếu như không tình cờ gặp mẹ con bà Tú Mỹ thì cô với Diệu Hiền còn lựa thêm được những món đồ thú vị.
Ôi, chán thật! Tưởng ngày chủ nhật được thoát khỏi những bực bội vô lý từ phía bà dì và cô em bất đắc dĩ, nào ngờ thành phố này tuy rộng nhưng số phận sao cứ dung rủi cho cô gặp họ. Nhưng vậy mà hay. Nhờ đó cô vô tình biết được những điều mà bà Tú Mỹ tính toán và mối quan hệ có gì đó không được trong sáng với ông Phi Long.
Bây giờ thì cứ mặc họ đi, cô không muốn vơ vào mình những rắc rối không đáng có. Đã nắm được cái tẩy của họ trong tay thì sớm muộn gì cô cũng lật đươc. Bộ mặt thật của họ. Cái đó tùy thuộc vào thời gian ngắn hay dài mà thôi.
Hoành Trinh lúc lắc đầu:
- Diệu Hiền! Nhỏ đang nghĩ gì vậy?
- Thì ngoài chuyện khi nãy trong siêu thị bộ mi tưởng ta còn gì để nghĩ à?
Hoành Trinh giã vờ không hiểu:
- Nhỏ muốn nói cái vụ nhỏ tông bà dì một cái trời giáng lúc nãy, làm đổ đồ của người ta, suýt bị bắt đền chứ gì? Coi vậy mà nhỏ cũng nhát quá, không như lúc ăn hiếp ta chút nào. Y như một mụ chằn lửa chín hiệu.
- Mi đừng có vờ vịt. Ta không phải nói chuyện đó, mà ta nói cái vụ gặp bà dì yêu qúi và cô em từ trên trời rơi xuống của mi kìa. Con nha đầu ma mãnh hay vờ vịt.
- Bà ấy thì mắc mớ gì đến ta?
Nghe câu hỏi tỉnh rụi của Hoành Trinh, Diệu Hiền bĩu môi:
- Sao lại không. Nhìn gương mặt nghệch ra để chăm chú lắng nghe chuyện của bọn họ thì ta đoán ra được phần nào mục đích của mi.
- Xem ra nhỏ cũng biết phân tích suy nghĩ của người khác quá.
Diệu Hiền hỉnh mũi:
- Đối với người ngoài thì ta không tin tưởng mấy. Nhưng còn với mi bằng giác quan thứ sáu khá chính xác. Ta dám chắc đến chín mươi lăm phần trăm là ta đúng.
Giọng Hoàng Trinh chế giễu:
- Sao lại chín mươi lăm mà không phải là một trăm phần trăm?
- À Còn phải chừa lại chút ít để phòng hờ cá miệng hơi xạo sự của mi chứ làm gì.
Biết không nói sự thật, Diệu Hiền sẽ không để cô yên. Cô chép miệng:
- Trong gia đình của ta thì như nhỏ đã biết. Từ lúc cha rước bà ấy về thì hầu như ta với mẹ con họ có một khoảng cách vô hình không thể tỏ ra thân mật hơn.
Thật khó chịu khi ngày ngày ra vào đụng mặt nhưng ánh mắt thì không có chút thiện cảm mà họ dành cho ta. Bà ấy luôn kiếm chuyện kéo ta vào cuộc đấu võ mồm. Nếu không lời qua tiếng lại thì cũng vài cái liếc mắt hay nguýt dài nhức cả đầu.
Hoàng Trinh tỏ vẻ chán nản:
- Cha ta đã đem đến cho họ địa vị và sự giàu sang hơn hẳn mọi người, vậy mà bà ấy còn chưa vừa lòng, chưa thoả mãn với những gì mình đang có. Bà ấy đã bắt đầu chú ý đến công ty của cha. Với tính tham lam bà sẽ bất chấp thủ đọan để đạt được mục đích. Còn bây giờ thì nhỏ đã nghe được đoạn kết, bà ta muốn gì rồi chứ.
Diệu Hiền ngạc nhiên:
- Đã biết được ý đồ của bà ấy, sao mi không nói rõ với bác trai, để bác ấy tìm cách ngăn chặn mưu mô và dập tắt lòng tham của bả. Lại khoanh tay bình thản như người bàng quang vậy?
Hoành Trinh trợn mắt:
- Sao nhỏ biết ta không lo? Nhưng chỉ vì bây giờ chưa có bằng chứng nên ta tạm thời để yên.
Cô ngập ngừng tiếp:
- Còn cha ư? Ta tin ông ấy rất sáng suốt. Con Mỹ Hằng không qua mặt ổng được đâu. Nó chỉ là con cờ để bà dì ta giật dây, không gì đáng lo. Chỉ sợ từ phía bà dì nhiều thủ đoạn mà thôi.
Diệu Hiền vẫn giữ ý mình:
- Nhưng mi cũng nên cho bác trai biết trước vẫn tốt hơn là chuyện đã xảy ra. Kẻo không sau này bác lại khó xử và trách mi không nói sớm. Để rơi vào hoành cảnh lỡ khóc lỡ cười.
- Ta cũng nghĩ như nhỏ. Định vài hôm nữa nói chuyện với cha. Nhưng dù sao cũng cám ơn nhỏ đã lo lắng chuyện của ta.
Tự nhiên Hoành Trinh tỏ ra khách sáo làm Diệu Hiền phật ý:
- Đã là bạn thân mà mi còn nói chuyện ơn nghĩa. Mi học thói nói chuyện khách sáo từ bao giờ mà ta không biết. Nè! Có gì khó khăn cứ lên tiếng, ta sẽ tìm cách giúp mi. Mi đừng có ngại gì cả.
- Bước đầu tiên, mi cũng đã giúp ta rồi còn gì.
Diệu Hiền ngạc nhiên thốt lên:
- Ta giúp mi... hồi nào?
Hoành Trinh không biết là Diệu Hiền giả vờ hay nhỏ thật sự chưa nghĩ ra. Chán thật! Chuyện thiên hạ thì nhỏ lanh chanh lắm, còn có dính đến nhỏ thì không hiểu tại sao nhỏ lại chậm lụt như vậy?
Im lặng một lúc mà không thấy Diệu Hiền trả lời, cô nói luôn:
- Thì ba của nhỏ chịu nhận ta vào công ty làm việc. Chứng tỏ nhỏ cũng phần nào có công nói h cho ta vậy.
Bấy giờ Diệu Hiền mới vỡ lẽ:
- Nhưng tại sao mi chịu nhận lời về làm chung với ta mà không là công ty của ba mi?
- Xời ơi! Thật uổng công ta khen nhỏ là thông minh. Bây giờ thì mới biết nhỏ cũng chậm chạp như rùa.
Diệu Hiền xỉ vào đầu bạn:
- Ê! Thấy ta quan tâm rồi đừng có lợi dụng mắng mỏ nghe. Ta không nhịn đâu.
- Không nhịn rồi nhỏ làm gì được nhau? Hứ! Chỉ giỏi cái miệng. Nhưng thôi, ta cũng nói thật để khỏi mất công nhỏ hỏi lung tung tốn thời gian.
Ngừng lại lấy giọng, cô tiếp:
- Ta muốn vào làm ở chỗ của ba nhỏ là có ý định không bứt dây động rừng. Mẹ con bà Tú Mỹ cứ tưởng ta không biết gì, chừng đó họ mới ra tay vì nghĩ ta đâu có ở công ty mà dòm ngó mọi hành động của họ. Thừa lúc họ không đề phòng, ta dễ dàng quan sát mọi hành vi của họ mà không sợ bị phát hiện. Nhỏ thấy ta tính vậy có được không?
Diệu Hiền la lên:
- A! Cái con nhỏ này hay thật. Bộ mi tưởng công ty ba ta là cái chợ hay sao mà muốn vào thì vào, muốn ra thì ra vậy. Còn bày đặt lấy chỗ đó làm nơi đặt văn phòng để làm thám tử. Vuốt mặt cũng phải nể mũi, mi đừng để ta tự ái à nha.
- Ta có nói là không hoàn thành trách nhiệm đâu mà nhỏ la tướng lên thế. Bộ hỏ sợ ba nhỏ trả tiền lương cho ta mà ta không làm đủ tám tiếng ư? Yên tâm đi. Ta không làm mất uy tín nhỏ đâu và cũng sẽ cố gắng không để cho công việc bị đình trễ. Tuy nhiên cũng có bữa đột xuất bận đi... kinh lý, ta cũng chừa phần nhỏ đó.
- Coi vậy mà mi cũng biết nể ta. Thôi thì có qua có lại. Ta sẽ hơi... hơi làm ngơ cho mà nhờ.
- Tự nhỏ hứa đó nha. Ta không có ép. Mai mốt bị chửi đừng đổ thừa cho ta rủ rê đó.
Diệu Hiền gật gù:
- Ô- kê! Có ta ở đó, đố mi dám bỏ bê công việc trong giờ hành chánh.
- Nhỏ đừng lên giọng bà chủ với ta nghe. Ta không sợ đâu. à, mà này! Nhỏ còn tiết mục gì không? Chả lẽ xách xe chạy lòng vòng hít bụi à?
- Ừ. Mi không nhắc ta quên tuốt luốt rồi. Hôm nay, mẹ ta bảo mi có tới thì rủ mi cùng về nhà dì Hai chơi. Mẹ và dì tổ chức nấu ăn, mi là khách mời đặc biệt đấy.
Diệu Hiền đưa tay nhìn đồng hồ, cô giật mình, hối bạn:
- Chết chưa! Đã mười giờ rồi. Nè! Mi làm ơn chạy nhanh hơn một chút đi. Ta đã hứa với dì sẽ về sớm để đi chợ và phụ giúp một tay, vậy mà bây giờ vẫn còn ở ngoài đường. không khéo lại bị mẹ ta mắng cho coi.
Hoành Trinh càu nhàu:
- Mi để đến chiều rồi hãy nhớ luôn thể. Có bao nhiêu đó mà cũng quên tới quên lui, đúng là con gái ngoan hết chỗ chê.
Chữ "ngoan" Hoàng Trinh cố ý kéo dài để ghẹp bạn. Nhưng Diệu Hiền vẫn cứ tỉnh bơ, cô tưng tửng:
- Thôi thì không giúp nhiều thì đành giúp ít vậy. Bây giờ ta và mi đến đó cũng còn kịp phụ dọn thứ căn ra bàn và từ từ thanh toán sạch các thứ mẹ và dì đã bỏ công nấu nướng. Được chứ nhỏ?
- Ta sợ ngươi thôi. Chuyện gì cũng nghĩ ra được cách giải quyết vô cùng độc đáo. Nhưng nhỏ phải để ta mua một ít trái cây làm quà chứ, chứ vác cái mặt không tới đó thì kỳ lắm.
Diệu Hiền vội lắc đầu:
- Mi khỏi mua chi cho mất công... xách nặng tay. Nhà dì ta có cả một vườn cây ăn trái đủ loại. Ta dám cá mi sẽ thích ngay khi mới bước chân vào.
Hoành Trinh lườm bạn:
- Nhỏ đừng tưởng ai cũng tham ăn như nhỏ.
Diệu Hiền nhún vai, buông gọn:
- Có tới nơi rồi mới biết. Mi đừng vội nói tốt cho mi.
- Nhưng nhỏ không chỉ đường thì ta biết đi ngã nào bây giờ.
Diệu Hiền phì cười vì tính đểnh đoảng của mình. Đã hối Hoàng Trinh mà không nói địa chỉ thì làm sao trách nhỏ được. Làm nhỏ cũng quýnh quáng cả lên.
Cô đưa tay chỉ đường và nói địa chỉ cho Hoàng Trinh. Nhà dì của cô không phải ở trong thành phố mà thuộc vùng ngoại ô. không biết nhỏ có hiểu không mà thấy gật đầu lia lịa. Rồi chiếc Max tím chở hai cô gái xinh như mộng tăng tốc bon bon chạy về hướng ngoại ô thành phố.
Với tài lái xe điệu nghệ, Hoành Trinh đã làm các chàng trai phải ngoái đầu nhìn lại xuýt xoa tiếc rẻ khi không làm quen được với hai cô gái đẹp, rất mi- nhon trên chiếc xe sang trọng.
Hoàng Trinh và Diệu Hiền biết rằng cả hai cô làm bao chàng trai ngẩn ngơ vì nhan sắc tuyệt vời của mình. Nhất là Hoàng Trinh với đôi má lún đồng tiền và cái răng khểnh duyên dáng. Từ thời còn đi học, đã có nhiều chàng tình nguyện trồng cây si, nhưng cô cương quyết cắt dứt một cách dứt khoát không khoan nhượng.
Nên từ đó bạn bè trong trường đặt cho biệt danh là "tim lạnh" vì chả ai làm rung đng được trái tim cô, dù bọn họ rất đẹp trai và học giỏi. Nhưng cô vẫn tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra.
Và mặc tình cho các cô gái ngồi sau xe mấy anh chàng giận dỗi, Hoàng Trinh và Diệu Hiền cứ liếc mắt và nở nụ cười tươi như hoa tặng các chàng, khiến các anh nào cũng vi cười làm quen, nhìn theo không chớp mắt. Đâu còn để ý đến cô bạn gái sau lưng chuẩn bị nổi cơn tam bành.
Họ đâu hề biết đó là trò đùa không ác ý nhưng khá tinh quái của hai cô nàng vừa nổi tiếng xinh đẹp và nghịch ngợm này.
Hoàng Trinh bỗng lờn:
- Mấy tên con trai đa tình cứ nhìn cho sướng mắt rồi chốc nữa về uốn lưỡi mà năn nỉ người yêu.
Diệu Hiền tiếp lời đồng tình:
- Đáng đời bọn con trai háo sắc. Đã chở người yêu mà còn lạng quạng, không đáng mặt đàn ông chút nào.
Cả hai bật cười vui vẻ khi cùng ý nghĩ giống nhau là muốn chọc phá thiên hạ một phen nhớ đời.
Xe chở hai cô gái vừa ra khỏi thành phố. Gió thổi vào hai bên mặt Hoàng Trinh mát rượi làm cô khoan khoái. Cô hít thật sâu vào lồng ngực không khí trong lành của vùng ngoại ô.
Nơi đây, nhà cửa thưa thớt chứ không như trong ni thành đầy khói xe, bụi bặm và tiếng đng cơ ồn ào không đứt. Nhà san sát vào nhau chắn cả tầm nhìn.
Còn bây giờ cô được ngắm nhìn thoả thích những triền lúa hai bên đường đang nhấp nhô như những ngọn sóng. Xa xa bên chân trời, đàn cò trắng chao liệng cô chợt thấy mình như lạc vào một miền quê êm đềm đầy hương vị bài hát mẹ ru:
"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là đêm trăng toả
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm....."
Nhìn vẻ mặt ngẩn ngơ của Hoàng Trinh, Diệu Hiền khoái chí:
- Thế nào? Phát biểu cảm tưởng đi bạn.
- Nhỏ thì chả biết sao, còn ta như rũ bỏ được tất cả ưu tư phiền muộn để hoài mình vào thiên nhiên đầy nét sinh động. Không còn những bon chen đời thường, ganh đua từng chút danh vọng, tiền bạc, địa vị.
Diệu Hiền biết Hoàng Trinh nói thật, cô cũng im lặng để bạn tự do với dòng suy nghĩ đang cuồn cun một ước mơ dù rất bình dị nhưng không thể dễ dàng nắm bắt được. Đâu phải ai ai sống trong cảnh giàu sang cũng đều hạnh phúc. Cũng như Hoàng Trinh bạn của cô đó.
Là con của một ông giám đốc vừa giàu sang lại có địa vị trong xã hội. Vậy mà có bao giờ Hoàng Trinh sống thật thoải mái, vui vẻ ngay trong chính ngôi nhà của mình. Hay ngày ngày phải đối diện với bao chuyện bực mình. Luôn tìm cách dể đối phó với bà dì ghẻ đầy thủ đoạn.
Cô thầm công nhân Hoàng Trinh rất có bản lĩnh và giỏi chịu đựng. Nếu đặt để cô vào vị trí của Hoàng Trinh, cô rùng mình. Không biết cô có xử sự được như bạn, hay buông xuôi tất cả mặc tình thói đời đưa đẩy. Cô vốn rất yếu đuối chứ không tự tin như Hoàng Trinh.
Diệu Hiền hơi chồm người tới trước.
- Ê nhỏ! Từ từ thôi, tới rồi.
Đang thả hồn di hoang nên không nghe kịp Diệu Hiền nói gì. Cô hơi nghiêng đầu.
- Nhỏ nói cái gì?
- Ta đang định gọi hồn mi về, chứ để một hồi mi chạy luôn vừa tốn thời gian vừa tốn tiền xăng lại còn bị chửi về tội tới trễ.
Hoàng Trinh giảm ga từ từ.
- Như vầy được chưa nhỏ? Với tốc đ chưa đầy ba mươi ki- lô- mét một giờ, ta nghĩ là nhỏ sẽ hài lòng và không sợ ta chạy huốt qua nhà của nhỏ.
- Nhưng cho dù mi có chạy chậm hơn xe đạp thì cũng không kịp nữa đâu.
Hoàng Trinh tròn mắt không hiểu:
- Nhỏ nói sao tao không hiểu?
- Mi không hiểu cũng phải thôi, vì nhà của dì ta ở tít phía sau. Còn hiện giờ tại ta và mi đã ở cách nhà dì khoảng một cây số tính theo đường chim bay.
Hoàng Trinh nhại lại câu nói của bạn:
- Thưa chị hai! Còn tính theo đường chim đi b thì khoảng bao xa để em vòng xe lại?
Diệu Hiền nhanh nhẹn:
- Nếu con chim của nhỏ nó đi bộ được và biết cách đi đường tắt thì còn nhanh hơn cả bay nữa đấy.
Hai cô cùng bật cười vì câu ví von ngộ nghĩnh "chim trên trời mà biết đi bộ", quả là ý hợp tâm đầu khi cả hai đều có lối nói chuyện khiến người khác phải bò lăn ra cười.
Hoàng Trinh vòng xe lại và theo hướng chỉ của Diệu Hiền. Cô cho xe chạy chậm và dừng lại trước hai cái cổng lớn màu xanh. Diệu Hiền phóng xuống xe chạy tới mở cổng. Cô hối bạn đẩy xe vào và nhanh tay đóng cửa lại.
Rồi bỏ mặc Hoàng Trinh đang ngơ ngác nhìn quanh, Diệu Hiền phóng ba bước một vào nhà không đợi Hoàng Trinh kịp có phản ứng. Vì cô biết với khung cảnh nên thơ của nhà dì, con nhỏ Hoàng Trinh sẽ không bỏ qua cơ hội ngắm nhìn cho đã mắt.
Cứ kệ nhỏ đi, đợi nhỏ chiêm ngưỡng ngán rồi ra gọi nhỏ vào cũng được. Không khéo nhỏ còn cảm ơn mình đã không khuấy động đến khoảng trời thơ mộng của nhỏ. Còn Diệu Hiền bây giờ mau vào trình diện mẹ và dì kẻo mẹ và chửi thì phải biết.
Thoắt một cái đã không thấy bóng dáng Diệu Hiền đâu cả. Hoàng Trinh đành lững thững một mình bước về phía ngôi nhà. Khi đã đứng trên chiếc cầu xi măng nhỏ bắt qua con mương nước chảy róc rách, làn nước trong xanh thấy cả những chú cá bé tẹo đang tung tăng kéo từng đàn bơi qua làm Hoàng Trinh thích mê.
Hoàng Trinh chăm chú nhìn xuống cầu. một ý tưởng lóe lên, cô với tay nhặt hòn sỏi ném xuống mương nghe đánh tủm khiến đàn cá chạy nháo nhào. Cô mỉm cười khoái trá với trò đùa mới mẻ. Làn nước trong gợn lên một tí đục rồi trở lại như lúc đầu. Chỉ tội nghiệp mấy con cá bị một phen hú vía.
Loay hoay mãi với mấy hòn sỏi và đàn cá. Cô thấy chán muốn tìm một điều gì đó thú vị hơn. Và cô phải ngây người khi bật thốt:
Và cô phải ngây người bật thốt:
- Chu choa ơi! Ở nơi này sao lại có khung cảnh nên thơ đẹp không chịu được.
Vừa xuýt xoa, Hoàng Trinh vừa tiến về phía trước. Trên triền đồi thoai thoải, ngôi nha hầu như được xâu dựng toàn bằng kiếng như rực rỡ hơn trong nắng. Với vòm mái ngói màu nâu cong cong, lối kiến trúc đốc đáo làm cho cô thật sự kinh ngạc. Ở trong thành phố tuy có rất nhiều ngôi nhà xây dựng theo kiểu vừa hiện đại vừa cổ kính rất công phu và đẹp nhưng chẳng cái nào được cô chú ý. Vậy mà khi đến nhà dì của Hiền Diệu, cô cảm thấy choáng ngp ngay từ phút đầu tiên và cô hoàn toàn bị chinh phục.
Với thảm cỏ xanh được trồng tỉa khéo léo vòng qua các chậu kiểng như một tấm thảm dài làm nổi bật màu vôi tường vàng nhạt của ngôi nhà. Còn có cả một vườn cây ăn trái sum suê bao quanh mới là điều làm cho Hoàng Trinh đặc biệt chú ý.
Những cây chôm chôm trái chín đỏ xen lẵn với từng chùm dâu vàng trĩu nặng trên cành đung đưa qua lại như mời gọi. Hoàng Trinh nuốt nước miếng mà trong đầu thằm ướt, phải chi có một chén muối ớt thì phải biết.
Cô lân la đến bên, khẽ đụng vào mấy trái chôm chôm, nhưng cô vội rụt tay về vì cô còn nghĩ dây là nhà dì của nhỏ Diệu HIền. Chưa được chủ nhà cho phép mà tự tiện hái thì thật không nên. Kẻo dì Diệu Hiền lại cho rằng con gái gì mà tự nhiên thấy phát sợ, chưa cho mà tự động như chỗ không người. Không. Cô không muốn mình trở thành kẻ bất lịch sự.
Cô tiếc rẻ định quay về chỗ cũ nơi cây cầu xi măng. Nhưng khi nhìn chùm dâu vàng mọng nước, bước chân cô ngập ngừng. Cô nhắm mắt tưởng tượng, phải chi đây là vườn nhà cô thì không phải khổ thân nhịn như thế này. Cứ tự do bẻ ăn đến no thì thôi, khỏi sợ ai dòm ngó.
Hoàng Trinh chặc lưỡi:
- Mấy trái dâu này mà chấm vào muối ớt rồi bỏ vào mồm thì còn gì bằng.
- Mà sao mình không thử một trái xem dâu nhà dì nhỏ Hiền có ngọt hay không - cô thầm nghĩ - chỉ một trái thôi chắc không sao. Cả vườn thế này dì ấy sẽ không nhận ra vài trái bị......mất tích đâu.
Nghĩ là làm, cô đảo mắt nhìn quanh và yên tâm khi chỉ có mỗi mình cô. Cô vội hái một trái dâu gần mình nhất, tách làm đôi rồi bỏ múi dâu vào miệng và nhanh tay ném vỏ xuống mương để phi tang.
Vị ngọt ngọt chua chua tan ra đầu lưỡi khi Hoàng Trinh cắn múi dâu làm cô không cưỡng lại được và cứ thế một trái, hai trái như một dây chuyền nhịp nhàng. Chỉ loáng sau cô đã "thanh toán" gần hết chùm dâu to đùng.
Sau một lúc chiến đấu với chùm dâu, Hoàng Trinh phải công nhận dâu ở đây ngon tuyệt cú mèo, chứ không như dâu mua ở ngoài chợ. Hột vừa lớn lại chua, ăn chả hấp dẫn tí nào. Chẳng bằng dâu ở nhà dì nhỏ Hiền, trái vừa to lại ngọt. Cô nghĩ, cô có thể ăn hết cả ký lô.
Tạm đã thèm với những trái dâu vừa chui tọt vào bụng, cô bắt đầu ngắm nghía đến nhánh chôm chôm có trái chín đỏ, gần sát mặt đất. Cô ngồi thụp xuống và mạnh dạn chọn quả to nhất.
- Thêm ít trái chôm chôm chắc cũng không sao.
Cô nhanh chóng tách vỏ và không cần ăn từng chút như lời Vú Năm thường nói:
- Con gái phải từ tốn, nhỏ nhẹ trong giao tiếp và phải ăn coi nồi, ngồi coi hướng. Không nên bộp chộp mà người ta đánh giá.
Nhưng ở đây rất vắng vẻ, lại không có mặt Vú Năm thì dại gì mà tự ép mình cho mất tự do. Cô cứ việc ăn theo kiểu của cô mà chả phải sợ ai nhìn thấy. Vú Năm mà biết được, bà sẽ chửi cô tắt bếp luôn.
Thế là cả trái chôm chôm được cho vào miệng. Hoàng Trinh chưa kịp thưởng thức thì phải trân mình chết điếng khi một bóng người sừng sững trước mặt. Cô lấy hết can đảm từ từ ngước lên.
Đứng trước Hoàng Trinh là một phụ nữ cỡ độ chừng năm mươi tuổi, rất đẹp và quý phái với mái tóc búi cao trên đỉnh đầu. Bà có nước da trắng trẻo và dáng dấp của một dân thành thị, vừa sang trọng đài các. Bà có nét hao hao mẹ Diệu Hiền. Cô dám cá một ăn mười, đây là bà dì của nhỏ Hiền.
Hoàng Trinh đâu biết rằng điệu bộ của cô trông rất buồn cười. Nguyên trái chôm chôm trong miệng, mắt thì trợn tròn, tay còn cầm vỏ chưa kịp ném đi. Cô đang chuẩn bị tinh thần nghe bà hỏi tội. Với tang chứng rành rành, cô còn biết làm gì hơn là im lặng khi chính bà bắt quả tang cô dám bẻ trái cây mà chưa có sự đồng ý của bà.
Hoàng Trinh len lén nhìn bà và có ý tìm nét giận dữ trên gương mặt bà. Nhưng không bà chỉ nhẹ nhàng lên tiếng:
- Con là bạn Diệu Hiền phải không?
Hoàng Trinh thở phào nhẹ nhõm. Hú hồn, bà không bắt ti mà còn hỏi thăm kìa, còn không mau nhân cơ hi tốt này mong bà xí xóa cho.
Cô vội nhả trái chôm chôm ra và cất giọng hết sức dịu dàng, đến cô còn phải ngạc nhiên sao chính mình lại có thể thùy mị đến thế.
- Dạ, đúng ạ. Dì có phải là chủ nhân ngôi nhà và là dì của Diệu Hiền?
Bà gật đầu.
- Ừ. Dì thứ hai là chị của mẹ Diệu Hiền. Mỗi lần nói chuyện với nó, nó vẫn hay nhắc đến cô bạn thân. Dì nghĩ đó là con vì Diệu Hiền thường về đây chơi nhưng chả bao giờ nó dẫn ai về ngoài thằng Quý Hải và người thứ hai là con.
Hoàng Trinh lẹ làng:
- Dạ phải. Con và Diệu Hiền chơi với nhau từ hồi còn học phổ thông. Nhưng sao con cũng thường qua nhà Diệu Hiền chơi mà không lần nào gặp dì.
- Con không gặp cũng phải. Chỉ khi nào cần đi mua sắm ít đồ dùng cần thiết, dì mới vào thành phố, ghé nhà con bé Hiền một chút rồi về. Dì không ở chơi lâu được vì còn phải coi nhà, không thôi mấy đứa nhỏ vào đây phá phách vườn cây.
Câu nói vô tình của bà làm Hoàng Trinh đỏ mặt. Cô đánh trống lảng:
- Dì sống một mình à? Các anh chị con của dì không ở đây với dì sao?
- Có chứ. Dì có hai đứa con, nhưng cũng như không thôi - Nói đến đây bà thở dài - Có đứa nào chịu ở nhà đâu. Thằng Triệu Minh thì đi công tác liên tục, hết ngày này qua tháng nọ có khi nó ở nhà được một đâu. Về đến, chưa kịp ăn ba hột cơm lại phải vội vã đi liền. Còn Ngọc khánh, em Triệu Minh nó đi làm rồi ăn ở đằng công ty luôn. Nó nói như vậy cho tiện, khỏi mất công đi về. Chỉ cuối tuần nó mới về ở với dì ngày chủ nhật rồi lại đi.
Rồi bà lắc đầu chép miệng giọng buồn buồn:
- Từ sáng giờ, dì có ý trông nhưng chẳng thấy đứa nào về. Thằng Triệu Minh bận đi công tác thì đã đành, còn con Khánh thì tới giờ cũng chả thấy tăm hơi. Tụi nó hè nhau bỏ mặc bà già này với ngôi nhà rộng lớn để đi tìm niềm vui bên ngoài.
Hoàng Trinh ngạc nhiên, bật thốt:
- Vậy dì ở đây một mình chắc là rất buồn. Dì có thấy sợ không?
Hỏi rồi Hoàng Trinh mới giật mình, đưa tay bụm miệng. Trời ơi! Cô vừa nói gì vậy? Biết bà ở một mình mà còn hỏi một câu hết sức thừa thãi. Cô đưa tay cốc vào đầu mình như để trừng trị thói bộp chộp, ăn nói chẳng ra gì. Không khéo bà lại cho cô là đồ vô duyên. Cô vội lấp liếm:
- Ý con nói là, với ngôi nhà và khu vườn rộng lớn thế này mà chỉ một mình dì quản xuyến đi ra đi vào chăm sóc mọi thứ thì quả thật dì rất phi thường.
Nét bối rối, cử chỉ và lời nói không đầu đuôi của Hoàng Trinh làm bà phì cười.
- Dì có cực chi đâu. Cứ mỗi năm, đến mùa trái chín, bạn hàng tự đến bẻ trái rồi chở đi. Mình chỉ việc tính tiền, còn chuyện săn sóc vườn thì có mấy đứa ở kế bên nhà. Gọi một tiếng tụi nó đến liền, dì chỉ việc ngó chừng thôi.
Bà vừa nói vừa hái từng chùm dâu cho vào giỏ mà từ nãy giờ vẫn cầm trên tay. Bà tiếp:
- Con Ngọc Khánh nó hay cằn nhằn dì. Nó bảo dì bán quách nơi này vào trong đó ở với nó. Làm chi cho cực, lại lớn tuổi rồi không được bao nhiêu tiền mà lại phải ra vô trông coi.
Thấy Hoàng Trinh chăm chú nghe, bà chép miệng:
- Nó đâu biết khi dì nhìn thấy thành quả từ những cây chính tay dì trồng cho trái sai oằn đã làm dì sung sướng vô cùng. Tuy thu nhập không đáng bao nhiêu, chủ yếu dì cảm thấy vui vẻ là được.
Hoàng Trinh hiểu chuyện, gật đầu đồng tình:
- Dì nói đúng. Nếu như con có được 1 ngôi nhà lý tưởng như vầy thì con sẽ không đi đâu cả. Với thiên nhiên và bầu trời không khí trong lành thì thật là thích. Không phải nơm nớp sợ tiếng ồn ào và khói bụi trong thành phố làm chết dần mòn con người.
Bà im lặng nghe cô bộc bạch tâm sự:
- Con ước sau này cũng giống như dì vậy. Được sống bình yên nơi vùng ngoại ô êm ả có vườn cây, ao cá. Không còn những bon chen tranh giành quyền lợi, rồi ra tay hại nhau đến thân bại danh liệt. Hy nhẹ hơn 1 chút thì cũng trắng tay, rồi dẫn đến cảnh gia đình tan nát.
Hoàng Trinh càng nói càng lộ rõ cho bà Hải Phượng thấy rằng hình như cô bé này đang chịu 1 áp lực nào đó. Giọng nói thì có vẻ chán chường nhưng không dễ dàng để mình buông xuôi trước dòng xoáy của cuộc tranh giành quyền lợi và hư danh vốn rất tàn nhẫn của những người trong cuộc.
Tuy mới gặp và nói chuyện lần đầu, bà Hải Phượng với kinh nghiệm từng trải bà nhận thấy cô bạn của Diệu Hiền rất có cá tính và bản lĩnh, khiến bà cảm thấy thích thú khi nói chuyện với cô.
Tự nhiên bà muốn khám phá đằng sau khuôn mặt tuyệt đẹp và cái đầu bướng bỉnh kia thật sự đang nghĩ gì. Nhưng bây giờ thì chưa phải lúc. Bà nhìn cô hài lòng:
- Con là người con gái đầu tiên coi bộ rất hợp với ta. Từ suy nghĩ đến những quan niệm về cuộc sống. Nhưng thôi, bây giờ không phải là lúc để đề cập đến vấn đề đó. Con mau vào nhà rửa mặt cho sảng khoái. Sau bữa cơm trưa chúng ta còn rất nhiều thời gian để trò chuyện.
Hoàng Trinh cảm thấy thật thú vị khi được tiếp chuyện với bà Hải Phượng, 1 người sâu sắc và hiểu biết rộng. Ở bà, cô sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu về việc đối nhân xử thế. Hoàng Trinh nghĩ mình không quá đề cao bà mà đó là sự thật.
Cô vui vẻ lên tiếng:
- Thưa dì, dì có cần con giúp chọn trái chín trên cây không ạ?
Bà Hải Phượng trêu cô:
- Dì không nhờ con cũng đã thử rồi còn gì.
Hoàng Trinh cong môi nũng nịu với bà như đã thân quen lắm rồi.
- Tại vườn cây ăn trái của dì quá hấp dẫn, con không nhịn được nên mới... bị dì nhìn thấy chứ bộ.
Câu bào chữa để chối tội vụng về của cô làm bà phì cười:
- Nếu ai cũng có cách nghĩ như con thì vườn cây nhà dì chắc trụi lủi không còn 1 trái.
Nhanh như một chú sóc, Hoàng Trinh tót lên cây chôm chôm. Bây giờ, cô tha hồ chọn những trái vừa to lại ngọt. Sự có mặt của bà Hải Phượng làm Hoàng Trinh không còn nơm nớp lo sợ có người phát hiện như lúc nãy.
Từng chùm trái chín ngon lành được Hoàng Trinh bẻ xuống. Chỉ loáng sau, cái giỏ bên và Hải Phượng đã đầy nhóc vừa dâu vừa chôm chôm. Bà nhìn lên, thấy Hoàng Trinh cứ thoăn thoắt chuyền lại trên cây. Sợ cô té, bà bèn gọi:
- Hoàng Trinh! Mau xuống thôi. Cách leo trèo của con làm ta chóng mặt đấy. Cả giỏ trái cây này con và Diệu Hiền có ăn đến chiều cũng không hết đâu.
- Dì đừng lo, ở nhà con leo cây ổi cao gấp mấy lần như thế này mà củng chả có việc gì. Cỡ mấy cây chôm chôm này đối với con mà nhằm nhò gì.
Bà chưa kịp trả lời đã nghe một tiếng bịch và Hoàng Trinh đã đứng trước mặt. Cô liến thoắng:
- Dì đưa giỏ đây con xách vào cho. Nếu biết nhà dì sớm hơn thì thật thú vị. Con rất ngưỡng mộ dì và ngôi nhà của dì đấy.
- Có thật không hay chỉ nói lấy lòng tôi đấy cô nương?
Hoàng Trinh chun mũi trả lời bà:
- Con nói thật mà. Không nói ngoa dù chỉ một tí.
Bà Hải Phượng cười cười nhìn khuôn mặt đỏ hồng nhễ nhại mồ hôi của Hoàng Trinh. Con bé đẹp quá, đôi mắt bồ câu to tròn đen láy dưới hàng mi dài cong vút. Sóng mũi cao thanh tú, hai cánh môi mọng đỏ hồng hình trái tim hơi trệ xuống nũng nịu khi cười nói. Bà tin chắc với khuôn mặt trái xoan và ngơ ngác như chú nai con kia sẽ làm rụng tim bất cứ ai, dù người đó có khó tính mấy cũng phải rung động.
- Với người lớn tuổi, con không dám nói dối - Cô hùng hồn như sợ bà không tin - Với lại dì ruột của Diệu Hiền thì cũng như dì của con, làm sao con có thái độ láo lếu chứ.
Hoàng Trinh giơ tay quẹt mồ hôi trên trán. Cô nhìn bà chăm chú như chờ đợi câu trả lời.
Bà Hải Phượng vẫn im lặng. Cô lo lắng: Thôi chết rồi! Hồi nãy mình tự ý bẻ trái cây nên bà vẫn còn giận chứ gì. Ôi! Thật là xấu hổ quá. Nếu con Diệu Hiền mà biết được chuyện này thì ê mặt với nó. Nó mà đi bêu rếu thì chỉ có nước độn thổ mất chứ mặt mũi nào dám nhìn ai.
Cô mân mê quay giỏ trái cây.
- Con nói thật đó, không phải để lấy lòng dì đâu. Con nhìn dì con lại nhớ tới mẹ của con. Phải chi mẹ con còn sống thì con sung sướng biết bao.
Hoàng Trinh xúc động khi nhắc đến me, cô rươm rướm nước mắt, tiếp:
- Con phát ghen với Diệu Hiền khi nhỏ đầy đủ cha mẹ và một người dì để mặc sức vòi vĩnh. Không như con cô đơn ngay trong ngôi nhà của mình.
Bầu không khí như trầm xuống giữa hai người sau câu nói của cô. Bà biết Hoàng Trinh hiểu lầm lời nói của bà khi nãy nên bà vội trấn an cô.
- Ta nói chơi thôi chứ không có ý gì đâu. Con đừng suy diễn lung tung rồi buồn.
Bà Hải Phượng thân mật nắm tay cô. Vén những sợi tóc loà xoà trên má Hoàng Trinh một cách yêu thương.
- Dì không tin dị đoan, nhưng có lẽ là duyên số khi dì và con gặp nhau. Dì thấy chúng ta như thân quen lắm. Nếu con không chê thì dì sẽ nhận con là con gái nuôi. Con nghĩ sao Hoàng Trinh?
Hoàng Trinh sửng sốt, lắp bắp:
- Dì nói thật chứ. Dì.........dì.........không gạt con.
Bà thấy thương quá đi thôi khuôn mặt xúc động của cô. Bà nhẹ gật đầu.
- Chuyện quan trọng như vậy, dì đâu nói đùa con làm gì.
Hoàng Trinh buông giỏ trái cây, ôm chặt lấy bà:
- Ôi! Mẹ nuôi. Từ nay con có một bà mẹ để nhõng nhẽo rồi. Không còn sợ cô đơn như lúc trước nữa. Nhỏ Diệu Hiền chắc sẽ ganh tỵ với con mất thôi. Vì con dám giành mất bà dì của nhỏ.
Nhìn đôi mắt sáng ngời niềm vui của cô nhỏ. Bà cũng vui lây:
- Hoàng Trinh! Con làm ta ngộp thở đây nè.
Hoàng Trinh vội buông bà Hải Phương ra. Cô mắc cỡ nhìn xuống đất.
- Con xin lỗi. Tại con mừng quá. Dì..... à không, mẹ có sao không?
- Bây giờ thì không, nhưng ta mà kêu lên trễ một chút chắc có lẽ xảy ra chuyện nghiêm trọng rồi.
Hoàng Trinh nũng nịu ngả đầu qua một bên. Cười vui vẻ.
- Mẹ nuôi à! Con rất là hạnh phúc khi mẹ chịu nhận con làm con gái. Từ nay con sẽ không còn sợ bị ai ăn hiếp mà không có người bênh vực nữa.
Bà Hải Phượng vờ ngạc nhiên:
- Con mà cũng bị người ta bắt nạt sao Hoàng Trinh? Mẹ nghĩ người đó chắc cũng gớm lắm.
- Ư! Mẹ lại ngạo con nữa rồi. Con gái của mẹ hiền khô hà. Mẹ nhìn con thì biết liền khỏi cần con quảng cáo chứ.
- Phải, phải. Mới nhìn vô là đã thấy con vô cùng dịu dàng thục nữ rồi. Với người khác thì được, chớ đối với mẹ con khỏi phải mất công tiếp thị.
Hoàng Trinh gật gù hỏi bà:
- Mẹ là chị của dì Linh mà cũng là dì của nhỏ Hiền - Cô vỗ tay reo lên - Hay quá! Vậy con trở thành chị Hai của nhỏ rồi, phải không mẹ? - ! Được làm chị còn gì thích bằng. Con sẽ đì nhỏ lại cho bỏ những ngày nhỏ bắt nạt con.
Thái độ của Hoàng Trinh làm bà Hải Phượng cười.
- Thôi đi cô. Đừng có mà mơ mộng. Chưa gì đòi làm chị Hai người ta. Con nên nhớ, thằng Triệu Minh con ta nó lớn hơn con rất nhiều. Xem ra con chỉ bằng hoặc nhỏ hơn Ngọc Khánh thôi.
Hoàng Trinh gãi đầu.
- Ừ hén. Mẹ không nhắc con cũng quên tuốt luốt. Vậy bây giờ mình tính sao hả mẹ?
- Còn trăng sao gì nữa, trái cây của mẹ đã bị con làm văng tùm lum kìa. Không mau giúp mẹ lượm lại rồi còn vô nhà ăn cơm. Chuyện đó, chờ đông đủ mọi người rồi tính, được chứ con gái?
Hoàng Trinh le lưỡi và nói:
- Lời của mẫu hậu ban ra, con nào dám cãi. Nhưng dứt khoát con sẽ được làm chị của nhỏ Hiền là cái chắc.
Bà Hải Phượng chỉ còn biết lắc đầu trước thái đ lém lỉnh của Hoàng Trinh. Bà tin rằng mình sẽ còn gặp nhiều chuyện rắc rối từ cô con gái nuôi lí lắc này.
Hoàng Trinh lom khom nhặt hết mớ trái cây cho vào giỏ rồi khoát tay bà Hải Phượng đi vào nhà. Bên bà, cô ríu rít như một chú chim sâu. Trả sự yên tĩnh chỉ có tiếng lá cây xào xạc của khu vườn đang mùa trái chín.
CHƯƠNG 7
1 già 1 trẻ lần lượt bước vào nhà ăn, Hoàng Trinh nhanh mắt nhận ra Diệu Hiền tay cầm cuốn chả giò. Miệng nhai nhóp nhép đứng cạnh bà Phương Linh.
À! Thì ra con bạn quỷ quái bỏ cô 1 mình ngoài vườn để chạy vào đây ăn vụng. Thật tức chết đi được. Cô muốn chạy đến cho nhỏ vài cái đấm, nhưng ngặt nỗi có mặt mẹ nuôi và bà Phương Linh nên cô đành phải giả vờ vui vẻ. Bước đến chỗ bà Phương Linh, cô nhỏ nhẹ:
- Dạ thưa dì, con mới đến.
Bà Phương Linh ngẩng lên.
- Con đến rồi, sao không vào nhà? Diệu Hiền nó nói đi cùng với con, mãi đến giờ dì mới thấy con.
Rồi bà nghĩ, chắc Hoàng Trinh ngại nên nói luôn:
- Con cứ xem ở đây như nhà của mình. Ngoài dì Hai và anh chị của con Diệu Hiền ra không có ai lạ đâu. Con tự nhiên đi, đừng ngại ngùng mà mất vui.
Hoàng Trinh chưa kịp trả lời bà, Diệu Hiền đã nhanh miệng:
- Nhỏ Trinh không có hiền đâu, mẹ đừng nhìn bề ngoài dịu dàng của nhỏ mà lầm to đấy. Núp sau khuôn mặt thánh thiện là con mèo ngoan ngổ ngáo đấy.
Bà Phương Linh rầy con:
- Diệu Hiền! Con ăn nói gì mà lạ lùng vậy? Con không sợ bạn giận hay sao? Dù gì đã đến đây thì nó cũng là khách của mẹ và dì Hai. Con không được nói lung tung nghe chưa.
Diệu Hiền bị mẹ la xịu mặt làm thinh khiến Hoàng Trinh khoái chí. Cô ấm ức mét bà:
- Dì biết không, con cực khổ chở nhỏ đến đây, vậy mà phóc 1 cái nhỏ đã biến đâu mất, bỏ con 1 mình ngoài sân, chẳng thèm đếm xỉa lấy 1 tiếng nên con không dám tự ý vào nhà.
Bà Phương Linh ngẩn người:
- Vậy ra từ nãy giờ con ở ngoài đó 1 mình à?
Kín đáo liếc tia mắt hài lòng về phía Diệu Hiền, cô đáp:
- Dạ phải. Dì xử nó để lấy lại công bằng cho con đi.
Hoàng Trinh vừa dứt tiếng, bà quay qua Diệu Hiền mắt cô:
- Diệu Hiền! Mẹ không ngờ con mất lịch sự quá. Dẫn bạn đến nhà rồi bỏ đi, không mời người ta vào nhà. Con thật là hư! Cha con nuông chiều con cho lắm thành thử con ngày càng trở nên quá quắt.
Bị mẹ mắng, Diệu Hiền nóng mũi rít nhỏ vào tai Hoàng Trinh:
- Chuyện gì cũng tại mi hết á, còn bày đặt thèo lẻo. Lúc nào cũng chậm chạp như rùi lật ngửa khiến ta bị mẹ chửi. Mi coi chừng cái miệng hay nói, ta không bỏ qua chuyện này đâu.
- Diệu Hiền! Con vừa nói gì đó?
Nghe mẹ hỏi, Diệu Hiền giật mình lấp liếm:
- Dạ, đâu có. Con chỉ nói với nhỏ Trinh rằng con quên mất đây là lần đầu tiên nhỏ đến đây. Mong nhỏ xí xóa cho con vậy mà.
Miệng trả lời nhưng ánh mắt cô nhìn Hoàng Trinh đầy đe dọa. Như ngầm gởi cho Hoàng Trinh 1 thông điệp chẳng mấy tốt đẹp nếu cô kêu rên.
chẳng mấy tốt đẹp nếu cô kêu rên. Hoàng Trinh nhìn trả lại Diệu Hiền. Không phải cô sợ nhỏ mà cô hơi bất ngờ khi mẹ của Diệu Hiền tỏ ra nghiêm khắc trong việc dạy con, nên cô chẳng dám hó hé gì thêm.
Thấy mẹ im lặng, Diệu Hiền phân bua:
- Mà không phải con mất lịch sự đâu. Chỉ tại tới trễ sợ mẹ mắng nên con mới chạy vội vào. Con cứ tưởng nhỏ theo sau, nào ngờ hôm nay nhỏ bỗng trở chứng hiền như ma- sơ.
Diệu Hiền nói dối mà trong bụng đánh lô tô. Cô không dám ngó mẹ, sợ bà phát hiện thì chết với bà.
Đến lúc này, bà Hải Phượng mới lên tiếng:
- Cháu gái ngoan à. Bỏ bạn 1 mình ngoài ngõ để chạy vào bếp ăn vụng thì tội đó phải xử thế nào đây?
Diệu Hiền đỏ mặt, chống chế:
- Dì Hai nói oan cho con rồi. Con chỉ thử qua cách món 1 tí thôi mà. Nhưng con cũng đã giúp mẹ được vài việc chứ bộ.
Hoàng Trinh tủm tỉm cười:
- Chỉ khơi khơi vài việc mà đã được ăn hả, Diệu Hiền? Vậy ta phải bắt chước nhỏ mới được.
Diệu Hiền bậm môi, trừng mắt ngó Hoàng Trinh làm cô nín bặt.
Bà Phương Linh trêu con:
- Diệu Hiền nói đúng đấy. Từ nãy giờ nó cực khổ giúp em vài chuyện quan trọng lắm.
Diệu Hiền nghe mẹ bênh vực, cô hỉnh mũi:
- Đó! Dì Hai thấy không, có mẹ làm chứng giùm con thì dì phải tin con đấy.
Cô đâu ngờ mình lọt vào bẫy của mẹ 1 cách êm ái như vậy, nên cô thản nhiên nắm cánh tay mẹ, lắc lắc.
- Mẹ! Mẹ nói cho dì Hai và nhỏ Trinh nghe mấy chuyện quan trọng mà con làm đi mẹ.
Bà Phương Linh cố nhịn cười, hỏi cô:
- Có cần lắm không con?
Diệu Hiền giật mạnh đầu, nhấn mạnh:
- Cần. Rất cần đó mẹ.
- Nhưng mẹ nói ra thì con không được xụ mặt trách mẹ nghe chưa.
Cô nôn nóng:
- Mẹ nói tốt cho con thì con còn cám ơn mẹ không hết nữa. Để dì Hai và con nhỏ Trinh thấy con gái của mẹ không phải là đồ bỏ.
Bà Hải Phượng nói với em:
- Đâu, em hãy kể vài thứ con Diệu Hiền làm xem. Nó có vẻ nôn nóng dữ lắm rồi kìa.
Diệu Hiền chăm chú ngó mẹ. Bà Phương Linh ngừng tay khuấy tô nước mắm nhìn quanh như tìm kiếm, rồi chậm chạp lên tiếng như muốn kéo dài sự hồi hp của Diệu Hiền:
- À! Đại thể là: Mẹ ơi! Món gà này ăn với món gì mà trông hấp dẫn thế? Còn món chả giò nữa, ôi ngon tuyệt vời. - ! Lại còn có cả gỏi ngót sen bóp thịt lỗ tai heo, món ruột của con. Mới nhìn bụng đã cồn cào rồi, mẹ cho con "nhón" thử 1 tí nhé. Đấy, mấy chuyện quan trọng trong bếp mà nó tận tình chiếu cố tới.
Mẹ nói đến đâu là Diệu Hiền nổi gai ốc đến đó. Trời ơi! Mẹ nỡ lòng nào bêu xấu con gái của bà chứ. Dù mấy chuyện đó có thật, mẹ cũng không nên nói ra trước mặt dì và nhỏ Trinh để cô phải ê mặt. Nhưng chính cô đã năn nỉ bà thì còn nói được gì cơ chứ.
Cô càng đỏ mặt tía tai khi giọng cười ngặt nghẽo của 2 người vang lên không dứt. Cô giậm chân thình thịch.
- Thì ra mọi người cùng về 1 phe để ăn hiếp con. Con không chịu đâu.
Hoàng Trinh thôi cười, hỏi bạn:
- Không chịu rồi Diệu Hiền định làm gì, ngồi khóc à? Nếu muốn người ta không trêu nữa thì hãy thành thật nhận ti ăn vụng đi. Trinh và mọi người sẽ bỏ qua cho.
Diệu Hiền nguýt bạn:
- Hứ! Mi đừng có tưởng mẹ và dì bênh vực rồi ép người quá đáng nha. Ta chỉ cần phone cho cha và anh Triệu Minh 1 tiếng thì cả mẹ, dì Hai và mi nữa cũng không chống đỡ nổi đâu.
Nghe Diệu Hiền hăm dọa, Hoàng Trinh le lưỡi rụt vai như sợ hãi:
- Í ẹ! Nhỏ không còn nghĩ ra điều gì mới hơn sao mà lại đem bác trai ra làm bình phong. Nhỏ nên nhớ dì Phương Linh cai quản từ... bác trai trở xuống thì dì có đủ quyền vụt vào đít mi vài roi nếu mi còn ngoan cố.
Bí quá, Diệu Hiền đáp bừa:
- Nhưng mẹ và dì cũng nên công bằng 1 chút. Con đã giúp mẹ rửa rau và rửa bát thì bù lại con được quyền thử đồ ăn mẹ nấu chứ. bộ có gì ghê gớm lắm ư?
Lại 1 tràng cười rộ lên sau câu nói của Diệu Hiền khiến cô nín bặt. Cô không hiểu sai, cô nói đúng sự thật nhưng mọi người lại chẳng chịu hiểu mà còn trêu cô nữa.
Diệu Hiền cố nghĩ ra coi mình có nói gì sai không. Nhưng tuyệt nhiên cô không tìm ra được điều gì đã làm mọi người cười nghiêng ngã.
Cô bực bội ngó Hoàng Trinh thầm nghĩ:
- Cái con bạn chết bầm kia! Hôm nay có đồng minh lớn nên nhỏ dám phản phé lại cô. Mọi ngày cô vẫn đàn áp nhỏ. Chuyện gì cũng tại nó mà ra cả. Càng nghĩ càng tức, nhỏ đáng bị đem đi câu sấu cho chừa cái tội bép xép.
Cố nuốt cục giận xuống, Diệu Hiền lầm bầm chỉ đủ mình cô nghe:
- Hoàng Trinh ơi, Hoàng Trinh! Mi cứ cười thỏa thích trên nỗi khổ của ta đi. Rồi sẽ có 1 ngày Diệu Hiền này sẽ tính sổ với mi.
Nghĩ là chọc Diệu Hiền như vậy đã quá đủ, bà Hải Phượng lên tiếng giải vây cho cô cháu đang ngồi buồn so.
- Diệu Hiền nói cũng có lý, có làm gì phải có ăn. Đàng này nó mới có "nhón" mỗi thứ 1 ít thì cũng đúng thôi. Chuyện này coi như bỏ qua.
Nghe dì mở lời bênh vực cho mình, Diệu Hiền chớp lấy thời cơ nhảy phóc lại bên bà, nịnh nọt:
- Con biết mà, chỉ có dì Hai hiểu con thôi. Dì có 1 tấm lòng khoan dung như Phật bà Quan Âm. Không như mẹ và con nhỏ Hoàng Trinh, cứ cho con là đồ vô dụng, không làm nên trò trống gì.
Bà Hải Phượng lắc đầu, xỉ trán cô.
- Mi là chúa nịnh bợ. Sao không đem ba mi và thằng Triệu Minh ra mà thị oai. Dì nói thật nhé, chiêu bài con dùng không có tác dụng gì đâu, mau đổi chiến thuật đi. Mai mốt có hù dọa người ta thì nên kiếm ai nặng nặng ký 1 chút, nghe cháu gái.
Biết đã bị hớ 1 vố quá mạng, cô cười toe, lấp liếm:
- Để rút kinh nghiệm xương máu, lần sau con sẽ chọn dì làm chỗ dựa và chắc cú nhất. Không phải sợ mẹ mắng và con nhóc Hoàng Trinh hết dám làm tàn.
- Có lần sau nữa hả Hiền? - Bà Phương Linh hỏi con - Mẹ nghĩ, chỉ cần 1 lần là quá đủ rồi. Cứ cái đà này, không ai còn dám đi chung với đứa loi choi quên trước, quên sau như con đâu.
Nghe em nói thế, bà Hải Phượng đỡ lời cho cháu:
- Xem ra, nó cũng được cái sốt sắng và rất dễ bảo. Em đừng rầy nó nữa, chỉ cần phạt nó 1 lần cho chừa là được rồi.
Diệu Hiền chưa kịp mừng vì được nói giúp, cô đã xụ mặt như bong bóng xì hơi khi bà chuẩn bị đưa ra hình phạt mà bị cáo chính là cô.
Diệu Hiền nhìn dì cầu cứu:
- Dì Hai à! Dì định hại chết con sao? Mới lúc nãy dì còn bênh vực con mà bây giờ dì lại...
Mẹ cô cũng đồng ý, bà ngắt lời con gái:
- Phải đó. Ở đây chị là người lớn nhất. Vậy chị định xử nó bằng cách nào?
Bà Hải Phượng còn đang suy nghĩ thì Hoàng Trinh reo lên:
- Con có cách này để phạt nhỏ Hiền mà vẫn có lợi ích trong nhà nè.
Cả 3 người đồng loạt hướng tia nhìn sang Hoàng Trinh với thái độ ngạc nhiên. Nhưng ở đó chỉ có duy nhất cái nhìn của Diệu Hiền là dữ dội hơn cả.
Hoàng Trinh thấy rõ những cố tình làm ngơ. Cơ hội ngàn năm có 1, tội gì phải bỏ qua. Cô quyết định tận dụng để trả đũa vì Diệu Hiền đã ngang nhiên bỏ cô 1 mình.
Hoàng Trinh thủng thỉnh giải thích:
- Con nói ra xem mọi người có đồng ý không nhé. Với Diệu Hiền, chỉ cần bắt nhỏ dọn dẹp và rửa sạch chén bát sau buổi cơm trưa nay là được rồi. 2 người đàn bà nhìn nhau, hội ý rồi cùng gật đầu:
- Đồng ý với cách giải quyết của Hoàng Trinh.
Bà Hải Phượng nhìn cháu:
- Con có ý kiến gì không? Con Trinh nó còn sợ con cực nên mới áp dụng hình phạt tương đối nhẹ cho con đó.
Diệu Hiền bĩu môi thầm rủa con bạn tinh quái đã dồn cô vào tình trạng khó xử. Nếu không chịu thì mẹ và dì lại cho cô là làm biếng. Diệu Hiền đành ngậm bồ hòn làm ngọt.
Giọng cô xìu xuống:
- Rửa chén thì rửa. bộ con sợ sao?
- Vậy thì mọi người mau vào bàn ăn - Mẹ của Diệu Hiền vừa múc nước mắm ra chén và vừa nói - Hoàng Trinh! Cháu phụ Diệu Hiền dọn bát đũa ra đi. Từ nãy giờ mãi nói chuyện chắc mọi người đã đói bụng rồi.
Hiệu lệnh bà vừa ban ra lập tức được thực hiện nhanh chóng. 2 cô gái lăng xăng dọn các thứ trên bàn và ríu rít chọc ghẹo nhau như không có chuyện gì xảy ra.
Trên bàn ăn hình hột xoài rộng lớn bày ê hề thức ăn. Chỉ có 4 người gồm, 2 già, 2 trẻ thưởng thức các món ăn và cười đùa vui vẻ khi có ai đó đưa ra 1 câu chuyện tiếu lâm.
Lâu lắm rồi Hoàng Trinh mới thấy mình thật vui khi được sống trong bầu không khí đầm ấm đầy yêu thương, không có chút giả dối nào ngoài những ánh mắt tràn ngập hạnh phúc.
Cô hào hứng luôn tay gắp thức ăn cho mọi người.
- Đây chén súp vi cá nóng hổi là phần của dì Phương Linh, người có công nhiều nhất trong bữa tiệc hôm nay.
Cô quay sang bà Hải Phượng và gắp bỏ vào chén bà miếng đùi gà thật ngon.
- Cái này là phần của mẹ nuôi.
Câu nói của Hoàng Trinh làm bà Phương Linh ngạc nhiên, ngó chị như ngầm hỏi. Phần Diệu Hiền thì xém mắc nghẹn vì cục thịt to tướng đang ngậm trong miệng. Cô há hốc mồm hết nhìn dì lại quay qua nhìn Hoàng Trinh.
Rồi không đủ kiên nhẫn lặng im như mẹ để chờ nghe giải thích, cô bỏ cục thịt xuống và trố mắt hỏi bạn:
- Mi vừa gọi dì Hai là gì? Mi lập lại một lần nữa cho mẹ và ta nghe coi.
Hoàng Trinh nhíu mày khó hiểu:
- Thì gọi là mẹ nuôi, bộ mi lạ lắm sao?
Diệu Hiền truy tới:
- Nhưng mi và dì Hai mới gặp nhau thì làm sao mi gọi dì bằng mẹ nuôi được? Chuyện lạ à nha.
Hoàng Trinh còn đang ngắn ngứ thì bà Hải Phượng xen vào:
- Hai mẹ con không biết cũng phải. Vì lúc ta nhận Hoàng Trinh làm con nuôi chỉ có ta và nó. Thôi, cứ dùng cho xong bữa rồi di ra phòng khách ta kể lại cho nghe.
Câu chuyện của dì Hai và Hoàng Trinh thật hấp dẫn. Diệu Hiền chỉ muốn được nghe liền. Nhưng dì đã nói vậy thì ráng đợi thêm tí nữa. Các món ăn vẫn còn nhiều nhưng không làm Diệu Hiền chú ý bằng chuyện sắp được nghe.
Bữa ăn rồi cũng xong. Hai cô gái lo phần dọn dẹp rồi cùng hai bà mẹ quây quần trong phòng khách.
Bà Hải Phương cầm dao tách từng trái chôm chôm xếp ra dĩa. Hoàng Trinh cũng bắt chước, cô hí hoáy mãi mà chẳng trái nào nhìn cho ra hồn.
Diệu Hiền thì cứ nhấp nhổm trên ghế xa- lông. Mấy chùm dâu vàng đương mọng nước khá ngon mà mọi lần cô rất khoái, cô cũng chẳng thèm đụng tới.
Bà Phương Linh nói với chị:
- Chôm chôm mùa này trái to và ngọt hơn năm rồi. Giá bạn hàng mua có tăng lên được chút nào không chị?
- Nghe người ta bảo nhau ghép cây theo phương pháp mới, chị cũng muốn thử. Chị đành đánh liều áp dụng cho vườn cây ở nhà. Mới đầu còn thấy mình liều lĩnh khi mọi nhà xung quanh ngập ngừng không dám. Ai ngờ kết quả rất khả quan, cây có trái to hơn và ngọt nữa nên giá cả cũng hơn hẳn người ta.
Rồi bà cười vui vẻ:
- Mấy chủ vườn gần đây thấy trái cây của chị họ rất khoái. Họ bảo kỳ thu hoạch xong mùa trái sẽ nhờ chị chỉ cách ghép chôm chôm có hiệu quả hơn.
- Bộ chị không sợ con Ngọc Khánh cằn nhằn nữa ư, mà lại ôm thêm phần ghép cây ăn trái?
- Thì họ thấy mình làm được, họ mới nhờ.
- Chị làm vậy chỉ cực thân thôi. Thu nhập chắng bao nhiêu mà công bỏ ra đâu phải ít. Chị cũng lớn tuổi rồi, em nói chị tìm mướn một người về giúp trông coi dọn dẹp nhà cửa. Để một mình chị ra vô em chẳng yên tâm.
- Em khéo lo, chị còn khoẻ lắm không bệnh hoạn gì đâu, với lại giúp được người khác chị cũng thấy vui. Tuy tiền bán trái cây chẳng đáng là bao, nhưng từ nó chị thấy mình còn làm ra được dù ít mà lại thoải mái hơn ngồi không.
Bà Phương Linh thở dài:
- Em chả hiểu chị tính sao, chứ với số tiền hiện có trong ngân hàng chị chỉ ngồi không mà hưởng cũng không hết. Thằng Triệu Minh và con Ngọc Khánh đều có công việc ổn định. Phần hùn của thằng Triệu Minh trong công ty của nhà em đâu phải nhỏ. Chị còn lo gì nữa?
Bà Hải Phượng nhìn em cười nhẹ.
- Còn chứ, mai mốt còn phải dựng vợ, gả chồng cho chúng nó. Chị để phần cho tụi nó mỗi đứa một ít làm của hồi môn. Dù sao khi lập gia đình mà có được số vốn kha khá chị nghĩ, lúc đó chúng sẽ không hục hặc
- Chị nghĩ đến tương lai chúng nó em cho la rất đáng hoan nghênh. Nhưng phần mình chị cũng nên nghĩ tới. Chị đâu còn trẻ trung gì.
- Chính vì chỗ không còn trẻ nên mới chọn nơi này để sống nửa đời còn lại. Không khí thoải mái nơi ngoại ô cùng vẻ tĩnh lặng của đồng ruộng làm chị cảm thấy không còn ngột ngạt như trong thành phố và cũng sống lâu hơn một
Biết nói thế nào bà chị cũng không bỏ ý định ở lại nơi này, bà Phương Linh dựa người ra ghế xa- lông thở dài. Dù bà có cố gắng thuyết phục cách mấy chị mình vẫn khư khư không chịu, nên bà không nói nữa.
Diệu Hiền và Hoàng Trinh ngó nhau im lặng. Nhưng được một lúc không lâu Diệu Hiền không ngồi yên được nữa, mà cô bắt đầu ngọ ngoạy trên ghế.
Cô khều tay dì.
- Chuyện đó để mai mốt anh Minh có vợ hẵng hay. Còn bây giờ, dì kể chuyện dì và nhỏ Hoàng Trinh cho con và mẹ nghe đi.
Dì Hải Phượng lườm yêu cháu.
- Mi chỉ giỏi cái nước ngóng chuyện thiên hạ. Bộ bị kiến cắn hay sao mà dì thấy con ngồi không yên vậy, Diệu Hiền?
Nghe dì hỏi móc, cô cười hì hì:
- Đâu có. Tại con nôn muốn cho mẹ biết thôi mà - Cô phụng phịu - Dì không nói cũng được. Con chỉ sợ mẹ thắc mắc, chớ phần con thì thuộc diện ăn theo thôi.
Mẹ Diệu Hiền lắc đầu trước vẻ lém lỉnh của con. Bà bĩu môi:
- Nè! Người hỏi là con, người muốn biết cũng là con. Mẹ không dính dấp, đừng lôi mẹ vào cuộc.
Rồi bà quay sang chị.
- Chị không nói thì nó sẽ không để yên cho con bé Trinh đâu. Em rành con em quá. Nó sẽ còn kiếm cách quay con Trinh đến thở không ra hơi cho mà xem. Tính tò mò của nó, chắc chị cùng không lạ gì.
Bị mẹ nói vanh vách ý đồ, Diệu Hiền đỏ mặt chống chế:
- Con có ý tốt nên mới lên tiếng để dì kể cho mẹ nghe, vậy mà cũng bị mẹ nói xấu.
Hoàng Trinh nheo mắt, nhìn bạn.
- Nhỏ Hiền là chúa tò mò đó dì Linh. Nè! Đừng gắp lửa bỏ tay người nghe Diệu Hiền, xấu lắm đó nha bạn.
Diệu Hiền trợn mắt nhìn con bạn thân. Hôm nay nhỏ ăn trúng cái gì thế nhỉ? Đã không nói giúp mà còn kê cô một câu đau điếng. Cô phải ra tay cho nhỏ tởn mới được.
Thế là cô phóng sang chỗ Hoàng Trinh, đè nghiến bạn xuống ghế xa- lông, rồi cù lét khắp người bạn khiến Hoàng Trinh trân mình chịu đựng. Đến khi hết chịu nhột được, Hoàng Trinh la chói lói:
- Diệu Hiền! Coi như ta có lỗi vì đã dại dột nói sự thật. Mi tha cho ta có được không?
Nghe Hoàng Trinh van xin thật thảm não, Diệu Hiền định buông bạn ra, nhưng khi kịp hiểu câu nói mồm mép của Hoàng Trinh cô càng nổi giận hơn.
- à! Thì ra mi vẫn cho ta là đồ tò mò. Vậy thì ta cho mi chết.
Hai cô gái không còn nhớ trước mặt mình là ai. Cứ vật lộn ầm ĩ cả lên, đến khi bà Phương Linh hét lớn, cả hai mới buông nhau ra.
- Hai đứa chúng bây có thôi không. Bộ định phá nhà dì Hai sao hả?
Bà trừng mắt với Diệu Hiền:
- Con ngồi yên giùm mẹ một chút, đừng chọc phá người khác được không, Diệu Hiền? Lớn rồi mà cứ như con nít, phải ăn thua đủ mới vừa lòng.
Diệu Hiền và Hoàng Trinh le lưỡi nhìn nhau im lặng. Cả hai cô gái đang bị chiếu cố thật kỹ dưới đôi mắt quan sát của hai bà mẹ, nên đành thúc thủ như tội phạm.
Bà Phương Linh nói với chị:
- Chị xem, hai con nha đầu này có giống con giáp nào không? Đầu tóc rối bù, mặt mày đỏ lựng như tôm luc, quần áo xộc xệch, thật chẳng ra làm sao.
Bà Hải Phượng ngừng tay tách vỏ chôm chôm, cười cười với hai cô gái tinh quái đang giả vờ lấm lét sợ hãi:
- Em la chúng nó làm gì. Cứ để chúng giỡn thoải mái. Mai mốt lấy chồng rồi sẽ không được hồn nhiên như hồi còn trẻ nữa đâu. Cũng nhu chị và em bây giờ.
Diệu Hiền nghe dì giải vây, cô bp chp xen vào:
- Đúng đó mẹ. Sau này có chồng, tụi con không còn cơ hi được giỡn như thuở còn độc thân nữa. Mẹ thông cảm cho tụi con nhờ.
- Cô đừng tưởng có dì Hai bênh vực rồi mè nheo với tôi là không được đâu.
Diệu Hiền cười nịnh với mẹ.
- Con biết mẹ chỉ nói vậy thôi, chớ nỡ lòng nào mẹ lại giận đàn con thân yêu của mình.
Hoành Trinh mới đầu còn cố kềm nhưng khi thấy cả hai bà mẹ đều tỉm cười trước câu nói nịnh của Diệu Hiền, cô bật cười thoải mái làm Diệu Hiền ngơ ngác, rồi như hiểu ra Diệu Hiền cũng cười giòn giã.
- Để đáp ứng yêu cầu của Diệu Hiền và để Hoàng Trinh được danh chánh ngôn thuận gọi ta là mẹ nuôi. Ta sẽ kể lại cho mọi người cùng nghe đầu đuôi câu chuyện.
Diệu Hiền vỗ tay lốp bốp:
- Hoan hô! Vậy mới đúng là dì Hai dễ thương của con chứ.
Bà Phương Linh nhìn cô.
- Mi có im lặng để dì Hai nói, muốn ra ngoài kia ngồi hả?
Diệu Hiền đành rụt cổ, ngồi yên. Câu chuyện đã đến hồi hấp dẫn mà cô đợi nãy giờ thì dại gì làm mẹ nổi giận để tống cô ra ngoài. Bà Hải Phượng chép miệng:
- Hai mẹ con mi coi bộ không hạp nhau hay sao mà nói ra câu nào cũng khắc khẩu hết.
Rồi bà chậm chạp thuật lại cuc gặp gỡ giữa bà và Hoàng Trinh. Diệu Hiền nhìn dì chăm chú như nuốt từng lời của bà, y như chính cô là nhân vật chính.
Bà Hải Phượng kết thúc câu chuyện:
- Những gì xảy ra ta đã kể lại hết. Bây giờ thì Hoàng Trinh có thể gọi em bằng dì và Diệu Hiền mai mốt có thêm người chị nữa để nó hết than buồn.
Bà Phương Linh gật đầu đồng ý.
- Chị và Hoàng Trinh xem ra cũng có duyên. Thôi thì chị nhân con, còn em nhận cháu. Từ nay nó sẽ là đứa con, cháu ngoan trong nhà.
Bà nhìn chị ngập ngừng:
- Nhưng về phần thằng Triệu Minh và con Ngọc Khánh, chị coi có vấn đề gì không?
- ! Em khỏi lo. Chị tin rằng tụi nó cũng nhất trí với việc chị nhận con bé Hoàng Trinh làm con nuôi.
Diệu Hiền bật thốt:
- Vậy con "bị" làm em của Nhỏ Trinh hả mẹ?
- Ừ. Vai em thì chịu làm em chớ sao cô nương.
Hoàng Trinh nhoe mắt, hếch mũi:
- Từ nay, mi còn dám ăn hiếp ta thì ta sẽ mách mẹ và dì cho xem. Còn nữa, mi phải nghe lời ta mà không được cãi, bởi vì bây giờ ta đã là chị rồi nha.
Diệu Hiền bĩu môi.
- Hách nhỉ? Chưa chi đã lên giọng chị Hai. Nhưng không được lâu đâu cưng. Đợi anh Minh về coi mi còn dám làm tàn nữa không?
Bà Hải Phượng như chợt nhớ ra, bà quay sang nói với em:
- Đợi bữa nào có ba Diệu Hiền và mấy đứa nhỏ về đông đủ, chị định làm một bữa tiệc nhỏ để con Hoàng Trinh ra mắt. Em thấy có được không?
- Chị tính sao cũng được, miễn tụi nhỏ vui vẻ thì còn gì bằng.
Để hai bà mẹ bàn bạc chuẩn bị cho bữa tiệc sắp tới. Hoàng Trinh và Diệu Hiền rút êm ra vườn. Hai cô cười đùa đuổi nhau chí choé quanh gốc cây. Cho đến khi cả hai mệt hả, ngồi bệch xuống đất thở dốc mà vẫn không thôi nhìn nhau cười nắc nẻ.
CHƯƠNG 8
Tin...... Tin...... Tin
Tiếng còi xe vang lên ngoài cổng. Ông Tư vi vàng ngừng tay, chạy ra mở cửa. Thì ra ông chủ về tới.
Ông Hoàng Lâm ra hiệu cho người ta xe đừng lai. Ông mở cửa xe bước xuống khi thấy ông Tư quản gia.
Đợi anh tài xế cho xe lướt êm vào ga- ra, ông mới hỏi:
- Hôm nay con bé Hoàng Trinh thôi không phá ông nữa à? Mỗi khi nó vẫn ra vườn cắt tỉa cây kiểng với ông. Nó đâu rồi, sao hoa viên có vẻ im lặng thế?
- À! Nó đi mua ít đồ ngày mai đi làm, nhờ vậy mà tôi mới tập trung để tỉa mấy chậu kiểng cho nó có hồn một chút. Có mặt con bé Ti Ti thì chả làm ăn gì được. Nó làm tôi vướng víu cả tay chân.
Ông Hoàng Lâm không vội vào nhà, mà đi đến bên bộ ghế đá đặt cạnh hòn non bộ, ngồi xuống.
- Ông Tư còn nhớ chuyện hai con Phượng hoàng của bà nhà tôi chứ?
Ông Tư nhíu mày, nhớ lại rồi bật cười kha kha:
- Kỳ đó tôi bị bà chủ chửi một trận nhớ đời, làm sao mà quên được.
Ông Hoàng Lâm gật đầu.
- Lúc bây giờ ông ở đâu mà lại để con bé sến mắt râu và đuôi hai con phụng làm chúng trở nên dị dạng như hai con gà trụi lông.
- Ồ! Tôi vẫn còn làm ở kế bên nó. Mãi lo ướm lại kiểu đứng cho con nai kiểng, một hồi nhìn lại thì hỡi ơi! Hai con phụng đã trở nên tơi tả. Dù tôi cố gắng sửa cách mấy cũng không trả nó về hình dáng lúc đầu. Bà chủ có vẻ rất thích hai chậu kiểng, thế là tôi bị mắng không trông coi để con bé Ti Ti làm hư.
- Hai con phụng kiểng đó là do Ông Phi Long tặng hôm gần tết. Bà nhà tôi vẫn hay khen đẹp. Vậy mà đùng một cái, tay nghề hết sức khéo léo của con bé nó đã trở nên đẹp kinh dị. Đến tôi không còn nhận ra được hình thù hai con phụng lúc trước.
Nghe ông Hoàng Lâm nói, bây giờ ông Tư mới vỡ lẽ vì sao mà bà Tú Mỹ lại làm trận làm thượng với ông và Ti Ti. Thì ra người tặng kiểng là ông Phi Long, chuyện dể hiểu quá mà ông lại chẳng nhận ra.
- Ông chủ không biết chứ, nhờ vậy mà bây giờ Ti Ti trở nên khéo tay lắm. Nó nghĩ ra nhiều cách uốn nhánh mà người nhiều năm kinh nghiệm như tôi còn phải bắt ngờ đấy. Con bé tỏ ra rất thông minh trong việc tìm tòi nét độc đáo cho từng chậu kiểng.
Ông Hoàng Lâm vội xua tay.
- Cái nào của tôi thì được, nhưng của nhà tôi thì ông đừng cho con bé động tới, kẻo không lại xảy ra chuyện. Mà tôi thì không muốn để người trong nhà xích mích với nhau.
Ông Tư quản gia ngồi xuống, tay phủi mấy la kiếng bám vào ở áo, miệng nói:
- Từ hôm gây gỗ với bà chủ, nó nói dứt khoát không thèm đụng tới bất cứ thứ gì của bà. Về chuyện này ông khỏi phải lo.
- Vậy là từ nay ông đỡ khổ với con bé rồi. Tôi nói thật với ông, người ta có lòng quý mến mới tặng hoa kiểng cho tôi. Vậy mà nó cứ cắt xén cho biến dạng đi. Mới đầu, chậu kiểng đẹp là thế để nó tạo hình chừng nữa tiếng là kể như xong. Bạn bè đến tôi không dám dẫn họ ra vườn, sợ họ chết giấc khi thấy những sản phẩm của con bé.
Ông lắc đầu, thở dài tiếp:
- Về đến nhà mà thấy nó hì hục ngoài vườn, loay hoay với mấy chậu kiểng là trong lòng tôi lại phát rầu. Vì không biết hôm nay có bao nhiêu chậu kiểng đi đời dưới tay nó.
Ông Tư quản gia chỉ cười khi nghe lời than của ông chủ. Ở công ty ông oai phong là thế, vậy mà sợ Hoàng Trinh buồn nên không dám rầy cô. Xem ra ông thật mâu thuẫn.
Ông Hoàng Lâm nhìn bao quát hoa viên rồi đứng lại ở chậ u sứ, ông kêu thảng thốt:
- Trời ơi! Ông Tư! Sao ông lại để chúng héo que thế này? Tôi nhớ là đã kêu ông để ở phòng khách, sao giờ nó lại đây? Ông có biết chậu sứ đó một người bạn thân cất công mang từ Hà Ni về tặng tôi. Nó đâu tàn tạ như vậy.
Giọng ông Tư hơi lo:
- Thì tôi đã làm theo lời ông dặn là để chậu sứ lên tủ búp- phê. Nhưng Ti Ti nó bảo ở trong nhà không có sương buổi sáng, nó không nhiều và ít đẹp. Thế là mấy bữa trước nó bế ra ngoài này bón phân cách nào ấy mà tôi thấy càng ngày chậu sứ càng héo rũ đi, không còn tươi như lúc ông mang về.
Ông Hoàng Lâm rên lên:
- Ôi! Lại là nó. Thật khổ thân tôi. Ông bạn vừa gọi điện hỏi tôi chậu sứ còn nở hoa không. Tôi nói rất đẹp và có ý mời ông ấy đến nhà chơi, xem chậu kiểng luôn thể. Vậy mà bây giờ..............
Ông bỏ lửng câu nói làm ông Tư quản gia cũng chẳng dám lên tiếng. Ông đang lo giùm Hoàng Trinh vì chậu sứ này có rất nhiều ý nghĩa đối với ông chủ.
Người tặng chậu sứ cho ông vừa là bạn thời niên thiếu vừa là chỗ làm ăn thân tín mà ông chủ rất nể. Vậy mà Hoàng Trinh đã làm cho nó héo queo.
Ông Tư đang chờ cơn thịnh nộ của ông chủ, nhưng ông Hoàng Lâm chỉ thở dài.
- Đây, ông coi xem có giận không? Bao nhiêu là cây kiểng quý hiếm đã trở thành một lũ sút càng gãy gọng nằm lù khù trong vườn. Ôi! Không biết đứa con gái nghịch ngợm này còn nghĩ ra được trò gì nữa.
- Ông chủ yên trí. Bắt đầu từ mai, nó đi làm rồi. Chắc không còn thời gian phá phách nữa đâu.
Ông Hoàng Lâm nhíu mày:
- ! Mau vậy à? Mới hôm nào nó xin tôi ra ngoài làm việc mà bây giờ đã đi rồi ư? Con bé tệ thật. Nó không thèm nói với tôi. Dù sao gởi gấm người ta một tiếng tôi thấy yên tâm hơn.
Ông Tư thầm nghĩ, thì ra ông chủ đâu có vô tình. Ông vẫn quan tâm tới từng bước chân của Hoàng Trinh đấy chứ.
Ông còn có ý gởi gấm người ta, chứng tỏ ông rất yêu quý đứa con gái này. Vậy mà Hoàng Trinh không hiểu, cứ trách cha không ngó ngàng, thờ ơ với nó.
Nhân lúc không có ai, ông Tư quản gia hỏi thẳng ông Hoàng Lâm:
- Ông không có ý giữ nó lại bên mình ư? Mà lại để nó ra ngoài làm cho người ta. Tôi thà để gần ông vẫn có lợi hơn. Ông nghĩ sao?
- Tôi cũng đâu muốn. Nhưng cái tính bướng của nó thì ông đã biết. Dù tôi có cản thế nào nó cũng không nghe, đành chiều theo nó một lần vậy.
Ông Tư ngập ngừng:
- Nhưng như vậy có ổn không?
- Ông khỏi lo nó có việc gì, vì công ty nó sắp vào làm kinh doanh về bất động sản. Ông giám đốc Đinh bộ tôi cũng có chút ít quen biết. Hôm nào rãnh, tôi qua bên ổng một chuyến để gởi con bé.
- Ông tính vậy cũng phải, mình lên tiếng thì sợ gì mà người ta không chiếu cố. Ti Ti đỡ phải vất vả hơn.
Ông Hoàng Lâm thân mật vỗ vai lão quản gia:
- Tôi rất cám ơn ông đã dành nhiều tình cảm cho Hoàng Trinh. Tôi thật sự an tâm khi có ông trông chừng nó hộ những lúc tôi đi công tác xa nhà.
- Nó như con gái của tôi nên những lúc nó vui buồn, tôi thấy mình có trách nhiệm phải quan tâm. Ông cũng đừng tham công tiếc việc quá mà cha con ngày càng xa cách, thờ ơ với nhau.
Nét mặt ông Hoàng Lâm trầm ngâm hẳn:
- Từ khi Tú Mỹ về đây, tôi biết con bé ngấm ngầm không đồng ý sự có mặt của bà ấy trong nhà, nhưng không chịu nói ra. Nhìn khuôn mặt buồn buồn của nó, tôi thấy mình có lỗi với nó. Tôi đã không làm tròn lời hứa với mẹ nó, trước lúc bả mất đã trăn trối lại.
Ông Hoàng Lâm im lặng một chút rồi nói:
- Tôi thật sự sai lầm khi chọn giải pháp tìm cho con bé một bà mẹ kế. Những tưởng nó vui vẻ hơn, nhưng đâu ngờ nó trở nên ngày càng xa cách với tôi. Đến nỗi không cần tôi tìm cho nó một công việc mà lại đi nhờ vả bạn nó.
Nghe ông Hoàng Lâm nói, ông Tư quản gia cũng thấy tội nghiệp cho ông. Vì một bên là vợ, một bên là con nên ông ấy khó xử là phải.
Mà chính ông chủ cũng đã tìm mọi cách để mối quan hệ giữa vợ và con gái khả quan hơn, nhưng dù cố công cách mấy thì đâu vẫn vào đấy. Với bà dì và cô em đanh đá, chua ngoa thì làm sao con bé Hoàng Trinh có tình cảm cho được.
Nên trong ngôi biệt thự sang trọng vẫn thường xảy ra những đợt sóng ngầm khi không có mặt ông Hoàng Lâm ở nhà.
Phần nào đã hiểu được tâm tư của ông chủ, ông Tư an ủi:
- Rồi cũng có một ngày nào đó, nó sẽ hiểu ra tình cảm ông dành cho nó. Coi vậy mà con bé rất giàu tình cảm, không vô tình đâu, ông chủ ạ.
- Tôi cũng mong những lời ông nói xảy ra càng nhanh càng tốt - Ông Hoàng Lâm có vẻ vui hơn - Chớ để khi tới ngày tôi chống gậy mà lúc đó nó mới hiểu thì khổ thân tôi.
Ông Tư quản gia cũng thấy vui với câu nói của ông chủ. Ông đùa:
- Ngày đó chắc không xa đâu, cỡ chừng nó chịu lấy chồng chứ mấy. Ông đừng nên bi quan.
Ông Hoàng Lâm cười sảng khoái:
- Con Hoàng Trinh mà chịu lấy chồng là cả một chuyện dài sử kinh thiên động địa đối với tôi đó ông Tư. Với tính tình nghịch ngợm của con bé, không biết tới chừng nào tôi và ông mới uống được ly rượu mừng chứ.
- Nếu gặp anh chàng nào cũng bướng bỉnh, cứng đầu ngang ngửa hoặc hơn nó thì lo gì mà nó không bị xỏ mũi.
- Nó mà biết tôi và ông nói xấu nó từ nãy giờ thì nó không bỏ qua đâu.
Nghe ông chủ nói thế, ông Tư cũng cảm thấy ngán nên nhìn quanh thăm chừng.
Mỗi lần nói chuyện với ai về Hoàng Trinh thì y như rằng cô đã đứng sau lưng tự bao giờ. Nên ông cảnh giác trước vẫn an tâm hơn.
Ông Tư quay qua ông chủ và nói:
- Hôm nay tôi và ông cứ yên tâm thoải mái, vì hồi sáng Ti Ti đã xách xe qua bên bạn nó rồi. Nó nhờ bà vú nói lại với ông là đến chiều nó mới về. Con bé bận đi mua đồ gì đó để ngày mai đi làm.
- Tôi vừa ký xong một hợp đồng lớn, định rủ mọi người đi nhà hàng ăn mừng vào chiều nay. Thế mà con bé lại đi mất, thôi thì để lúc khác vậy.
Vừa lúc đó, tiếng bà Tú Mỹ vang lên:
- Ông về sao không vào nhà? Đứng ngoài đó làm gì cho nắng. Ông vào ăn cơm đi rồi tôi có chuyện bàn với ông.
Ông Hoàng Lâm đứng lên thì thầm với ông Tư:
- Vụ mấy cây kiểng ông đừng kể lại cho con Trinh nghen. Nó đi làm rồi thì tôi không phải sợ cây kiểng của mình bị cụt đầu, cụt đuôi nữa. Ông nhớ đó. Thôi, tôi vào nhà đây.
Ông Tư cười khà khà. Coi vậy mà ông chủ lại sợ con bé giận dỗi nên không dám nói ra. Hoàng Trinh thật có phước khi có người cha như ông.
Ông Hoàng Lâm vừa khuất sau cánh cửa phòng khách, bà Tú Mỹ đã ra tới chỗ ông Tư.
Bà nhìn ông xoi mói, cất giọng lạnh lùng:
- Ông vừa tọc mạch gì với ông nhà tôi đấy?
Ông Tư quay lại, giọng thản nhiên:
- Ngoài chuyện cây kiểng ra, bà nghĩ tôi còn chuyện gì để nói với ông ấy sao?
Bà Tú Mỹ tức điên với câu trả lời mai mỉa của lão già. Bà hậm hực:
- Ông còn muốn ở đây thì đừng học thói bép xép. Nó không có lợi cho ông đâu.
- Bà là chủ, bà có quyền đuổi tôi lúc nào bà muốn. Đâu cần phải rào trước đón sau cho mất công.
Nghe ông Tư nói, bà giận xanh mặt, môi rung rung nhưng bà cố kềm, vì bà biết có nói nhiều thì chỉ gây rắc rối cho bà.
Bà Tú Mỹ căm giận ông thấu xương. Cái lão già ôn dịch này như con kỳ đà chặn trước mũi bà. Bà muốn đuổi ông lâu lắm rồi nhưng vì chưa tìm được cách nào ổn thỏa nên đành để ông ở lại.
Được. Đã như thế thì bà sẽ cho ông biết tay. Đừng tưởng bà nhìn rồi hùa với con nhãi ranh Hoàng Trinh làm tới. Bà sẽ không để yên nữa đâu. Nếu như ông còn có thái độ như thế khi nói chuyện với bà.
Bà bĩu môi, mai mỉa:
- Đừng tưởng ông nhà tôi đối đãi tử tế như người nhà rồi kiếm cách moi móc thêm. Không dễ đâu ông Tư ạ.
Ông Tư nhìn thẳng mặt bà, gằn giọng:
- Bà cũng cho rằng ai cũng không có lòng tự trọng như bà, chỉ biết có tiền. Những chuyện xấu xa cũng làm được thì mong chi bà có được một thứ tình cảm tốt đẹp đối với người xung quanh.
Bà trừng mắt nhìn ông.
- Ông nói vậy là có ý gì?
- Tôi chỉ nói chuyện đời chơi thôi mà. bộ bà có ý gì hay sao mà hỏi tôi?
Bà Tú Mỹ cũng hông với câu hỏi của ông. Bà nghĩ, tạm thời đừng chọc tức ông ấy. Với lão già chết tiệt này không dễ ăn thua đủ như con bé Hoàng Trinh, mà phải tìm cách khác để hất lão ra khỏi nhà.
Bà ném tia nhìn tức tối về phía ông, nhưng miệng thì cười giả lả:
- Tôi nói thế không có thì thôi, ông làm gì mà giận dữ lên vậy. Tôi vẫn biết ông rất có uy tín đối với nhà tôi thì tôi cũng coi trọng ông chút đỉnh mới phải.
Nghe bà nói mà ông lợm giọng, ông cười mai mỉa:
- Vậy sao? một người làm công như tôi mà được bà chủ nghĩ tới đó cũng là phần phước cho tôi. Tôi rất cám ơn bà.
Hừ! Tức thật. Ông ta là cái thá gì mà dám đối đáp với bà như thế chứ? Cũng tại ông Phi Long không cẩn thận để xảy ra chuyện nên bây giờ bà phải ngọt nhạt với lão già này.
Bà biết có đứng đây cũng chỉ rước thêm bực bi vào người. Càng nói, lão già càng làm cho bà tức chết, nên bà hắng giọng:
- Ông đã lớn tuổi rồi thì cũng cần tìm một nơi để nương tựa dưỡng già. Nếu cần giúp đỡ ông cứ lên tiếng, tôi không khách sáo gì mà không giúp ông. Nhưng ông đừng thấy tôi dễ dãi rồi ton hót chuyện với ông nhà tôi đấy.
Nói rồi bà giẫm mạnh chân bước đi, sau khi đã nói những câu vừa ngon ngọt vừa đe dọa ông Tư.
Thì ra bà định lấy tiền để bịt miệng ông hòng bưng bít chuyện làm xấu xa, nhưng bà đừng mong mua chuộc được ông.
Thứ đàn bà đê tiện này sao ông Hoàng Lâm lại rước về nhà cơ chứ. Thật đáng tiếc cho ông chủ. Ở công ty chuyện kinh doanh ông cứng cỏi, bản lĩnh bao nhiêu thì bây giờ lại bị bà vợ qua mặt mà không hề hay biết.
Không được. Ông không thể ngồi nhìn con hồ ly tinh này bày trơ trẽn bc trong đầu. Ông phải có trách nhiệm nói cho ông chủ rõ mọi chuyện rồi tùy ông ấy xử lý.
Nhưng ông thở dài. Với thân phận mình, khi nói ra biết ông chủ có chịu nghe hay lại cho ông là đặt điều bêu xấu bà Tú Mỹ? Ôi! Thật là đâu đâu. Nhưng dù cho có xảy ra tình huống xấu nhất cho ông, ông vẫn phải nói rõ tất cả.
CHƯƠNG 9
Ông Hoàng Lâm ngồi bên bàn ăn, thấy bà Tú Mỹ mang gương mặt giận dữ đi vào. Bà hậm hực kéo ghế, buông người xuống lầm bầm:
- Thật là bực bội khi cái lão già chết tiệt ấy cứ muốn chọc cho tôi tức chết mới thôi.
Ông Hoàng Lâm không nghe rõ vợ nói gì. Ông hỏi:
- Bà làm gì mà mặt mày nhăn nhó? bộ có ai chọc giận bà ư?
Giọng bà cau có.
- Ở trong nhà này, ngoài lão già và con Hoàng Trinh ra thì có ai dám chọc đến tôi mà ông khéo hỏi.
- Con Hoàng Trinh đã đi rồi không có ở nhà, chỉ còn lại ông Tư. Vậy ông ấy nói gì mà bà bực mình?
Bà Tú Mỹ làm sao dám thuật lại đầu đuôi cuộc đối đáp giữa ba và ông Tư. Bà đâu ngu gì mà tự khai ra chứ.
Nên bà khôn khéo đáp:
- Thì có gì ngoài mấy việc cỏn con trong vườn. Tôi kêu ông ấy làm thế này, nhưng ông ấy lại làm thế khác. Tôi không bằng lòng, bảo ông ấy làm lại cho đúng ý tôi mà ổng còn cãi lại, hỏi ông có tức không?
- Tưởng chuyện gì. Thôi, bỏ qua đi, để mai mốt tôi nói ông ấy cho.
Bà Tú Mỹ giẩy nẩy lên:
- Đó. Ông cứ như vậy hỏi sao mà ổng lại không coi tôi ra gì. Ông dễ dãi quá mai mốt họ chẳng còn nể nang ông đâu. Họ leo lên đầu mình ngồi luôn chứ chả phải chơi.
- Bà nói vậy sao được. Ông Tư và bà vú đã làm cho tôi mấy chục năm trời, từ lúc con Hoàng Trinh còn bé cho tới lớn. Nên tôi coi họ như người nhà, không đối xử giống kẻ ăn người ở. Với lại tính tình của ổng ra sao, tôi biết mà.
- Đối với ông thì không có gì. Còn với tôi, ổng coi thường ra mặt. Chắc vì ghét tôi ổng mới to nhỏ móm lời cho con Trinh chống đối tôi bất cứ chuyện lớn nhỏ đó.
Ông Hoàng Lâm lắc đầu.
- Tại bà bực mình nên mới nghĩ như thế, chứ ổng không đến nỗi như vậy đâu.
Bà Tú Mỹ bĩu môi.
- Không đến nỗi mà tôi nói gì ông cũng cãi lại. Hỏi ông, có người làm nào dám ăn nói ngang tàng như ổng không? Đã từ lâu, tôi muốn đuổi quách lão đi cho khuất mắt vậy mà ông cứ cản. Giữ lão lại chỉ tốn cơm thêm chứ làm gì.
Ông nhìn bà, nhíu mày khó hiểu:
- Không biết bà và ông Tư lại khắc khẩu nhau như thế. Xưa nay ổng hiền như đất. Ai làm gì thì làm, ổng không để ý đến. Chỉ từ khi bà về đây, ổng mới trở nên trầm lặng, ít nói hẳn đi.
- Ông nói thế là có ý ám chỉ tôi gây rắc rối để đổ lỗi cho ông ấy hử?
- Bà sao hay nghĩ méo mó. Tôi nói cốt để cho bà hiểu, đừng khó khăn với ổng quá, mất công lại gây hiểu lầm nhau, tôi thật khó xử.
Thừa cơ hi, bà Tú Mỹ huỵch toẹt luôn ý định của mình:
- Nếu ông không muốn khó xử thì sao ông cứ khăng khăng giữ lão. Cho lão một số tiền rồi kêu lão về quê cho rồi. Tôi nói hoài mà ông đâu chịu nghe.
- Bà nói mà không nghĩ. Bao nhiêu năm ông ấy ở chỗ tôi, chưa làm gì phật ý hay gian dối thì tôi lấy lý do gì đáng đuổi người ta. Bà cứ xúi tôi làm chuyện không thể được.
Đuối lý trước lời lẽ của ông, bà đành ấm ức lặng im. Nhưng trong thâm tâm bà sẽ còn nghĩ cách tống khứ lão già ẩu đi bằng được mới thôi.
Bà vội chuyển hướng câu chuyện:
- Vậy còn chuyện con Mỹ Hằng, ông nghĩ sao?
Ông Hoàng Lâm như chưa hiểu.
- Chuyện ông Tư thì có liên quan gì đến con Hằng?
- Ông sao mau quên. Thì mấy bữa trước con nó nói xin ông vào công ty làm việc. bộ ông không nhớ à?
Ông Hoàng Lâm vỗ trán:
- - ! Lu bu nhiều việc quá nên tôi quên khuấy mất. Nhưng nó định chừng nào thì đi, để tôi còn sắp xếp.
Bà không trả lời mà hỏi ngược lại:
- Chứ ông thấy bữa nào tiện cho nó? Tôi ở nhà thì làm sao mà biết được bữa nào tiện hay không.
- Thôi, như vậy đi. Bữa nay là chủ nhật, vậy để thứ tư đi. Hôm đó họp hi đồng quản trị, sẵn dịp có đầy đủ thành phần của ban giám đốc, tôi nói với họ một tiếng đã. Bà thấy có được không?
Bà Tú Mỹ gật đầu:
- Ông tính sao cũng được, miễn nó được đi làm. Nhưng ông định cho con vào khâu nào vậy?
- Để tôi liên hệ phòng nhân sự xem phòng ban nào còn thiếu. Tôi sẽ cho nó biết.
Bà nhanh nhẩu:
- Thế ý ông không cho nó làm thư ký hay trợ lý gì đó cho ông được ư? Mà phải đợi hỏi.
Ông lắc đầu:
- Chỗ đó có ông Phi Long và thằng Nhật Huy, với lại là người có năng lực mới được cât nhắc. Con nó mới vào thì để từ từ, tập cho nó quen dần với công việc đã.
Nghe ông nói có lý, với lại bà cũng sợ tính khí của đứa con gái cưng. Chỉ thích ăn diện mà làm được việc gì cho ra hồn, vì có khi nào nó chịu ở yên một chỗ.
Bà nghĩ thầm:
- Thôi, bước đầu tiên để con Mỹ Hằng đi làm cái đã. Rồi sau này lựa lời nói với ổng sau. Chứ bây giờ làm dữ quá, ổng sẽ nghi.
Ông Hoàng Lâm buông đũa:
- Tôi ra phòng khách, bà kêu con Ba, nói nó pha cho tôi bình trà. Lấy trà hôm bữa tôi mua ở Lâm Đồng pha thử coi, uống có ngon bằng trà ở đây không.
- Ừ. Ông đi đi, để tôi biểu nó làm rồi đem lên cho.
Dáng ông vừa khuất sau cửa, bà cũng thôi không ăn. Cất giọng gọi lớn:
- Con Ba đâu rồi, ra tôi nhờ chút.
Chị Ba giúp việc tất tả chạy lên:
- Thưa bà chủ, bà cần gì ạ?
- Chị coi dọn dẹp rồi pha bình trà cho ông. Nhớ lấy trà ông mới mua hôm nọ đó.
Chị Ba gật đầu:
- Dạ. Tôi sẽ làm liền. Nhưng còn cô Hằng cô có về ăn cơm không để tôi biết đặng còn hâm nóng thức ăn.
Giọng bà khó chịu:
- Thì chị cứ lo phần công việc của chị. Chừng nào nó về mà có biểu chị dọn cơm thì chị biết phải làm gì rồi. Đâu cần tôi nhắc nhở.
Rồi không cho chị bếp trả lời, bà nói luôn:
- Chốc nữa chị lên trên gom mớ quần áo của tôi và con Hằng bỏ vào máy giặt giùm. Mà nè, nhớ ủi luôn cái áo nó để trong phòng, tối nay nó đi sinh nhật bạn.
- Dạ, tôi nghe rồi, bà còn cần gì nữa không?
Bà Tú Mỹ đứng lên:
- Thôi, chị cứ lo trước bao nhiêu đó. Khi nào cần tôi sẽ gọi, nhưng nhớ ủi cái áo cẩn thận một tí. Con Hằng nó lựa suốt buổi mới có được cái vừa ý. Chị đừng lơ mơ mà làm hư áo của nó, cái áo mắc tiền lắm đấy.
Câu cuối cùng bà lên giọng thật cao như nói cho chị Ba biết, chị sẽ không có tiền đền nỗi cái áo, nếu chuyện xui rủi xảy ra. Dặn chị bếp xong, bà quay lưng đi lên phòng khách. Đến gạch cửa, bà ngoái lại:
- Chị lấy cho tôi cái dĩa trái cây rồi đem lên luôn.
Chị bếp nhanh tay dọn dẹp các thứ trên bàn. Rồi lấy ấm đi lại bên tủ lấy trà cho vào ấm.
Chị lầm bầm:
- Bà ấy ỷ có tiền rồi quay người ta như chong chóng. Ủi cái áo thôi mà, có cần dặn đi dặn lại như vậy không.
Giọng vú Năm vang lên:
- Thì người ta bỏ tiền ra trả công, họ phải sai biểu cho đáng đồng tiền chứ con.
Chị bếp giật mình quay lại:
- Từ nãy giờ vú ở đâu, làm con hết cả hồn. Cứ tưởng bà chằn lửa xuống tới kiểm tra.
- Kêu như vậy, bộ con không sợ bà chủ nghe được, bả đuổi con ư?
Chị bếp nói nhỏ với vú Năm:
- Con nghe cô Trinh gọi nên mới bắt chước. Mà lo gì vú ơi, bả có đuổi thì xin chỗ khác. Đâu phải làm tôi mọi cho mẹ con bả mới có việc làm.
Vú Năm vừa lau bàn, vừa nói:
- Con Ti Ti mà bà còn kiếm chuyện tối ngày, huống hồ chi kẻ ăn người ở như mình.
- Mà nghĩ cũng lạ hén vú. Ông chủ hiền tốt bụng, lại có bà vợ chồng không chịu được. Còn cô gái, ôi thôi, kênh kiệu, phách lối quá trời.
Chị bếp thì thầm hỏi vú Năm:
- Còn nghe nói, bà chủ lúc trước, là mẹ cô Ti Ti đó Vú, bà hiền lại đẹp nữa phải không vú?
Vú Năm nhẹ gật đầu:
- Ừ. Bà ấy đẹp. Tuy giàu có nhưng phong cách sống bình dân, luôn giúp đỡ mọi người. Bà ấy đối xử với vú và ông Tư như người nhà vậy, không bao giờ lớn tiếng với ai. Vì vậy lúc bà mất, vú đã khóc hết nước mắt, thương con Ti Ti còn nhỏ đã mất mẹ.
Giọng vú Năm nghẹn ngào khi nói đến bà chủ cũ, làm chị bếp cũng thấy xúc động.
- Cô Ti Ti chắc giống mẹ hả vú?
- Nó giống mẹ từ tính tình đến gương mặt nên ông chủ rất cưng nó. Nhưng kể từ khi ông bước thêm bước nữa, nó trở nên xa cách, không còn quấn quýt bên ông mỗi khi đi làm về.
Chị bếp xoay nhẹ ấm trà:
- Nghĩ mà thương cổ chớ. Nếu không vì tình cảm của cổ và ông chủ đối với con, thì con đã xin nghĩ từ lâu rồi.
- Khi xưa, vú có hứa với bà chủ, chăm sóc Ti Ti đến khi trưởng thành. Vú đã nhận lời gởi gấm trước lúc bà mất, nên phải đợi con bé có gia đình thì vú cũng xin ông chủ nghỉ, về quê với con cháu.
Vú Năm nhướng mày hỏi chị bếp:
- Nhưng sao con biết con Ti Ti giống mẹ?
Chị bếp cười tươi khoe với bà:
- Hôm bữa con lên phòng cổ, cổ lấy Album hình cho con coi. Công nhận bà chủ đẹp quá trời quá đất hén vú. Con nhìn mà con thấy mê nữa là.
Vú Năm bật cười trước lời khen thật thà của chị bếp. Bà chép miệng:
- Đẹp người, nhân hậu nhưng lại yểu mạng. Thật tiếc cho bà ấy.
- Mà vú nè! Con thấy cô Ti Ti còn có phần nổi trội hơn bà chủ nữa đấy. Vú có đồng ý với nhận xét của con không?
- Ừ. Đẹp thì rất đẹp, nhưng lí lắc thì không ai bằng nó cả.
Chị bếp than phiền:
- Cô là con ông chủ, nhưng rất bình dân. Còn con nhỏ Hằng, chỉ là con riêng mà phách lối khủng khiếp, cái gì cũng chê. Con sợ nhất là mỗi khi đám bạn cổ kéo lại nhà bày biện lung tung. Ăn nói như dân chơi chính hiệu vú nhỉ?
- Cứ đứng đó so sánh, ấm trà của ông chủ ngui lạnh hết trơn rồi. Còn không mau đem về.
Chị bếp kêu lên:
- Ấy chết! Mãi nói chuyện, con quên mất tiêu. Vú không nhắc, thế nào con cũng bị chửi một trận te tua cho mà xem.
Nói rồi chị lật đật bưng bình trà, đón dĩa trái cây từ tay vú Năm, hối hả đi lên phòng khách.
Chị ngoái lại, dặn vú Năm:
- Vú đi nghĩ đi. Để mớ chén bạ đó con rửa cho.
- Thôi, mau đem lên trên, rồi còn ủi áo cho con Hằng. Kẻo một lát không xong nó về. Nó lại la hét ầm ĩ. Có mấy cái để vú rửa cũng được.
Nghe vú Năm nói thế, chị bếp với quay lưng đi lên phòng khách.
Vừa đặt ấm trà và dĩa trái cây lên bàn, chị đã nghe tiếng bà Tú Mỹ đâu khó chịu:
- Chị làm cái gì ở dưới mà từ nãy giờ mới chịu đem lên? Đợi ăn miếng trái cây, uống được tách trà chị pha có lẽ tôi đã ngủ được một giấc rồi.
Chị bếp giải thích:
- Thưa bà, tại vì nước trong ấm không còn nên tôi phải đun lại cho sôi mới hơi lâu một chút.
Giọng bà vẫn cau có:
- Chị làm ăn lề mề chậm chạp như vậy thì biết bao giờ cho hết việc nhà? Mai mốt tôi có bảo gì thì chị làm ơn nhanh tay giùm một chút, đừng cà kê bắt người khác chờ đợi.
Chị bếp thầm bất mãn với thái độ không coi ai ra gì của bà. Nhưng chị chỉ im lặng, vì có phân trần gì thì bà ấy cũng tìm cách nặng nhẹ.
Với lại thân phận chị là kẻ làm công, chị biết dù mình đúng nhưng chưa chắc bà ấy chịu nghe. Thôi đành nhịn nhục chớ biết làm sao.
Ông Hoàng Lâm ngừng xem tờ báo, ông nói:
- Chuyện có gì đâu mà bà rầy la om sòm. Đợi một chút có chết ai đâu. Thôi, con Ba đi xuống dưới đi.
Chị Ba nhìn ông biết ơn, rồi quay gót. Nhưng bà Tú Mỹ vẫn chưa chịu bỏ qua. Bà nói với theo:
- Hồi nãy, tôi dặn gì chị nhớ đấy. Đừng để tôi phải nhắc lại, mỏi miệng lắm.
Chị Ba trả lời mà vẫn không quay lại:
- Thưa bà, tôi nhớ rồi.
Đợi chị khuất sau cánh cửa, bà quay sang nhằn ông:
- Ở trước mặt nó, ông nói như thế thì làm sao tôi còn sai biểu nó được gì nữa.
Ông ngạc nhiên:
- Tôi nói gì không đúng ư?
Bà nhăn nhó nhìn ông:
- Con nhỏ này nó ở dưới lo nhiều chuyện chứ làm gì. Cái ngữ ấy thì đừng mong qua mặt được tôi, vậy mà ông còn nói đỡ cho nó. Nó chỉ là kẻ ăn người ở cho mình, cần gì ông hạ mình với nó vậy hả?
Ông nhìn bà lạ lẫm:
- Cái bà này hôm nay lạ nhỉ. Hết gây với ông Tư đến con Ba, rồi lại kiếm chuyện với tôi. Chuyện chả có gì mà bà cứ phóng đại lên rồi la lối người ta. Tôi phải nói để con Ba nó đừng hiểu lầm bà mắng oan nó.
- Nhưng tôi không cần ông nói thế trước mặt nó. Tôi đối với nó như vậy là còn nhẹ đó. Mới nói một tiếng đã trả treo, nó là người ở thì tôi có quyền dạy nó. Ông sợ cái gì mà không cho tôi nói chứ. Tôi chưa đuổi cổ là còn may lắm rồi.
Ông Hoàng Lâm nhẹ lắc đầu khi thấy bà hơi quá đáng.
- Người ta đi ở cho mình chẳng qua chỉ muốn kiếm ngày hai bữa cơm. Bà làm quá coi sao được.
Bà Tú Mỹ giận dỗi:
- Tôi đã làm gì mà ông cho là quá đáng. Hừ! Ông định bắt cầu cho đám người làm leo lên đầu tôi chắc. Được rồi, mai mốt không dám nói động đến ai trong nhà đâu.
Nói rồi bà đùng đùng đứng lên, bỏ đi một mạch lên lầu về phòng đóng sầm cửa lại.
Ông Hoàng Lâm nhíu mày tắc lưỡi:
- Không biết sao hôm nay bả trở chứng khó chịu như vậy, mọi lần đâu có thế.
Ông ngã người cầm tờ báo xem tiếp cho hết bản tin tức. Ông thấy chán cái tật hay làm nư của bà, khi có điều gì mà bà ấy không vừa ý.
CHƯƠNG 10
Hoàng Trinh về đến nhà đã gần 6 giờ, cô cất xe và chạy ù xuống bếp. Miệng gọi to:
- Vú Năm ơi! Vú đâu rồi? Có gì ăn không con đói quá?
Không nghe vú trả lời, cô đến bàn ăn dở lồng bàn lên và kêu lên thích thú:
- Ồ! Canh chua cá bông lau, sườn ram, có cả khoai tây chiên kẹp thịt bò.
Toàn những món cô khoái khẩu, cô bốc một miếng khoai cho vào miệng nhai nhóp nhép.
Vừa ăn, vừa gật gù:
- Ôi! Ngon quá. Vú và chị Ba quả xứng danh là vua đầu bếp.
Mải ăn, cô đâu biết vú Năm và chị Ba đã đứng sau lưng từ lâu, đã nghe hết những lời cô nói.
Đến khi giọng vú Năm vang lên cô mới giật mình quay lại:
- Nè! Con Ba mày xem, có đứa lớn đầu mà còn ăn vụng. Xấu không chịu được.
Chị bếp tròn mắt nhìn Hoàng Trinh đùa:
- Bộ từ sáng giờ cô chưa ăn gì à? Để tôi dọn cơm cho cô nghen?
Hoàng Trinh định giải thích, nhưng cứ ú ớ vì miếng khoai cô chưa nuốt được còn nằm ở cổ.
Vú Năm ngạc nhiên hỏi:
- Con bị gì vậy Ti Ti? Sao không trả lời vú?
Thấy Hoàng trinh cứ chỉ tay lên miệng, chị Ba hiểu ý chạy đến tủ lạnh rót ly nước đem đến cho cô.
Hoàng Trinh nhìn chị biết ơn, rồi cô uống một hơi hết sạch ly nước. Cô hổn hển đáp:
- Vú làm con suýt chết vì mắc nghẹn. Không nhờ ly nước của chị Ba chắc con tiêu rồi.
Vú Năm mắng cô:
- Con nhìn mình kìa, quần áo đầy bụi. Có mau đi tắm rửa rồi xuống ăn cơm, ở đó mà tào lao hoài. Lớn đầu rồi chứ không còn nhỏ. Mai mốt có chồng, vú không theo một bên để nhắc nhở con đâu.
Hoàng Trinh trợn to mắt nói với chị Ba:
- Chị xem, vú toàn nói chuyện xa vời không hà. Ở vậy với vú và chị Ba phải sướng hơn ở với người dưng không.
- Coi vậy chứ không lâu đâu con. Chừng có chồng rồi ở miết bên nhà chồng, không còn thời gian về thăm nhà nữa là khác.
- Vú này, hễ đụng tới gì cũng chồng con, nghe chán ghê. Con không chơi với vú nữa, con nói chuyện với chị Ba vui hơn.
- à! Con chán vú thì có nghĩa là cũng chán luôn thức ăn vú làm. Được. Vậy vú dẹp mấy món vú nấu nghen. Con Ba chiều nay chỉ làm chén nước chắm. Vậy con chịu cực ăn cơm với nước chắm nghe, Ti Ti.
Nghe Vú Năm nói thế, Hoàng Trinh cười hì hì:
- Nỡ lòng nào vú để con ăn cơm với nước mắm. Hơn nữa, vú làm mà không có ai ăn thì thức ăn của vú sẽ bị ế. Vú phải cám ơn con vì con đã ăn giùm nữa kìa, hén chị Ba?
- Đồ ăn mà cũng có vụ ăn giùm nữa hả cô Trinh? Ôi! Chuyện lạ, tôi mới nghe.
Hoàng Trinh chun mũi:
- Chị Ba này chẳng hiểu ý gì hết trơn - Cô kéo tay chị thì thầm - Em nói vậy là để chọc vú đó.
Chị Ba kêu lên:
- Cô không nói sớm làm sao tôi hiểu. Mà nè! - Chị Ba nói nhỏ với cô - Rủi vú giận thiệt thì sao hả cô Trinh?
- Em bảo đảm với chị, vú không giận lâu đâu.
Rồi Hoàng Trinh nắm tay chị Ba nói to, cốt để bà vú nghe.
- Cơm không có đồ ăn, vậy em với chị đi ra quán ăn phở.
Hoàng Trinh và chị Ba dợm bước ra cửa, vú Năm vội la lên:
- Đồ ăn ở nhà ê hề ra đó, tụi bây đi ra quán chi cho tốn tiền.
Hoàng Trinh nhăn mặt:
- Tại vú đòi dọn, không cho con ăn nên con phải đi kiếm cái gì bỏ bụng chứ bộ.
Giọng vú Năm thật thà:
- Vú nói vậy thôi chứ đồ ăn làm rồi để ăn, vú giữ lại làm gì?
Cô háy mắt nói với chị Ba, tủm tỉm cười:
- Vú đã nói thế thì mình ở lại ăn cơm cho vú vui. Đừng làm phật ý người già chị Ba nhỉ. Với lại con cũng cháy túi rồi.
Cả hai cười khúc khích làm vú Năm chợt hiểu nãy giờ hai đứa lừa. Vú trợn mắt:
- Thì ra tự nãy giờ tụi bây gạt vú?
Hoàng Trinh chối biến:
- Dạ, đâu có. Vú Năm hỏi chị Ba:
- Vậy chớ Ti Ti nó thì thầm gì với con?
Sợ chị Ba khai ra, Hoàng Trinh lanh miệng trả lời:
- Con chỉ nói nhìn vú lúc nghiêm mặt y như bà Từ Hy thái hậu trong phim ấy mà.
Vú Năm dứ dứ cây chổi về phía cô:
- Chốc nữa tôi hỏi mà không phải thế là cô chết với tôi.
Hoàng Trinh le lưỡi, nháy mắt với chị Ba:
- Con dám đảm bảo với vú, lời con nói là sự thật. Không tin vú hỏi chị Ba thì biết.
Chị Ba lắc đầu chào thua:
- Thôi, cô đi tắm rồi xuống dùng cơm, tối rồi.
Trước khi đi Hoàng Trinh hôn đánh chụt vào má vú Năm.
- Tối nay con sẽ kể cho vú và chị Ba nghe một chuyện bí mật. Bảo đảm hai người sẽ rất ngạc nhiên.
Vú Năm và chị Ba cùng nhìn nhau.
- Lại bí mật, một ngày con có được bao nhiêu điều bí mật hở Ti Ti?
- Con nói thật đấy, vú và chị Ba ráng đợi con đến tối. Con sẽ bật mí cho nghe.
Nói rồi cô quay lưng nhảy chân sáo lên lầu. Miệng huýt sáo vui vẻ. Cùng lúc ấy Mỹ Hằng lao nhanh từ trên cầu thang xuống. Tưởng chừng cả hai sẽ va vào nhau.
Hoàng Trinh nhanh mắt vi xoay người né sang bên. Nhưng vì Mỹ Hằng đang trớn từ trên xuống nên người cô va vào thành cầu thang.
Làm xước màu nước sơn đỏ chót trên năm ngón tay mà cô mới làm ở tiệm về.
- Trời ơi! - Mỹ Hằng kêu lên khi nhìn bàn tay mình - Còn gì bàn tay tôi.
Vốn không ưa Hoàng Trinh, lúc phát hiện ra cô chính là người đã làm mình chúi nhủi, hư cả màu sơn trên móng tay. Chẳng nén được cơn cáu kỉnh, Mỹ Hằng sừng sờ ngay:
- Nè! Chị đi với đứng kiểu quái quỷ gì vậy? Mắt mũi chị để đâu cả rồi? Tông vào người ta đau điếng. Bộ chị tưởng là khúc cây sao ha?
Hoàng Trinh chưa kịp tỉnh hồn đã phải ngớ người trước câu mắng mỏ như tát nước vào mặt của Mỹ Hằng. Con bé đanh đá y như mẹ nó.
Cô nào muốn, bởi cả hai phải lăn lông lốc xuống chân cầu thang thì hậu quả còn hơn thế nữa.
Hoàng Trinh đã trấn tỉnh lại được, cô chưa kịp phân trần, Mỹ Hằng đã trợn mắt, tiếp:
- Chắc chị muốn tôi ngã tít từ trên cao thế này xuống đất, chị mới vừa lòng chứ gì?
Hoàng Trinh ôn tồn:
- Mỹ Hằng à! Chỉ tại không thấy nhau. Chứ ai lại muốn điều không may xảy ra.
- Không muốn? Có thật là chị không muốn hay chị đang thích thú khi tôi bị như vậy?
- Tôi nói thật, Hằng không tin thì thôi.
Mỹ Hằng bĩu dài môi:
- Chị ghét tôi lắm chứ gì? Nếu không thì chị lên đây làm gì?
Hoàng Trinh hết chịu nổi, cô cáu kỉnh:
- Bộ tôi về nhà mình, Hằng cũng thắc mắc ư?
Mỹ Hằng cứng họng nín bặt khi bị hỏi ngược lại. Cô quên mất đây là nhà của Hoàng Trinh, còn cô chỉ thuộc diện ăn theo.
Hơi quê với Hoàng Trinh nên cô cau có:
- À! Tôi quên. Chị đây mới là chủ nhân ngôi nhà. Chị có quyền chạy sòng sọc bất cứ nơi nào trong nhà, không phải sợ ai nói động tới.
Hoàng Trinh bắt đầu nổi nóng với cách ăn nói xấc xược của Mỹ Hằng. Nó là cái đinh gì mà lại nói cô như thế.
Phật trên bàn còn phải lên tiếng chứ đừng nói đến Hoàng Trinh. Cô không nhịn trước lời nói báng bổ của cô bé.
Hoàng Trinh hất mặt lên, cô quyết cho con bé một bài học.
- Chuyện có chút xíu vậy mà Hằng cũng làm ầm ĩ lên. Tôi đã xin lỗi rồi, Hằng còn muốn gì nữa?
Mỹ Hằng quơ tay trước mặt Hoàng Trinh:
- Không dám chuyện nhỏ đâu. Năm ngón tay của tôi trầy hết trơn rồi nè chị không thấy hả. Tôi còn đi đự tiệc nữa. Bây giờ thì đâu còn thời gian đi tiệm nữa. Bộ chị tưởng một câu nói xin lỗi là xong sao.
Biết không nói lý lẽ với Mỹ Hằng được, nên giọng Hoàng Trinh cũng trở nên ngang phè:
- Trầy thì đi làm lại. Trên đời đâu có ai chết vì bị tróc sơn móng tay. Hay là vầy đi. Hằng làm móng tay hết bao nhiêu tiền, tôi đền lại cho.
Cô mở ba lô định lấy tiền, nhưng Mỹ Hằng đã rít lên:
- Tôi không thèm, chị đừng tưởng mình là con ông chủ rồi khoe khoang. Tôi cóc cần chị đền, nhưng chị nên nhớ tôi cũng sẽ không thua chị đâu.
Hoàng Trinh vờ tròn mắt ngạc nhiên:
- Bộ nãy giờ tôi có nói là mình giàu sang ư?
Mỹ Hằng liếm môi một cách cay cú, buông lời lấp lừng:
- Chị đừng giả khờ. Rồi có ngày chị sẽ phải hối hận vì những lời nói của mình.
Hoàng Trinh tưng tửng nói:
- Với nhan sắc của mình, tôi tin rằng Hằng sẽ phất lên nhanh chóng nếu vớ được một ông chồng giàu sụ.
Mỹ Hằng trừng mắt nhìn cô căm tức.
- Bộ chị không được mọi người ngưỡng mộ rồi chị ganh với tôi ư?
Hoàng Trinh thầm nghĩ:
- Cô bé tội nghiệp ơi! Để đánh đổi lòng tự trọng và danh dự để được nghe những lời tâng bốc tầm thường hay cái hư danh thì tôi thà làm một người bình thường mà sướng hơn.
Nghĩ vậy, nhưng cô vẫn nói:
- Đâu có. Chỉ tại tôi ngưỡng mộ Hằng nên mới nói vậy thôi.
- Tôi biết, chị không có ý tốt với tôi. Nhưng chị cũng đừng đắc chí quá sớm. Chị chống mắt mà xem, tôi sẽ làm cho chị phải nhìn tôi với ánh mắt thèm muốn.
Hoàng Trinh thấy tức cười với giọng điệu của Mỹ Hằng. Cô chọc tức cô ta:
- Mắt tôi vốn đã to và đẹp nữa không cần phải đi thẩm mỹ viện chi cho tốn tiền. Với lại chuyện chưa thì đừng nên nói sớm mất hay.
Nói ra câu nào cũng bị Hoàng Trinh bẻ lại làm Mỹ Hằng tức muốn nổ đom đóm mắt.
Nếu như có một điều ước, Mỹ Hằng mong cho Hoàng Trinh biến mất khỏi mặt đất. Để không còn ai làm cho cô căm tức và khó chịu nữa.
Không kiếm được câu nào cay độc hơn, Mỹ Hằng đành đáp bừa:
- Miệng lưỡi của chị ghê gớm hơn tôi tưởng nhiều.
Hoàng Trinh cũng không vừa:
- à! Cái này người ta nói là đi với Phật mặc áo cà sa, còn đi với ma thì mặc áo giấy, bộ Hằng chưa từng nghe qua câu này hả?
Nói xong, Hoàng Trinh nhanh chân đi lên phòng, bỏ mặc cô nàng đang đứng ngẩn ngơ suy nghĩ.
Rồi cũng hiểu ra Hoàng Trinh định ám chỉ gì, cô nàng mắt đổ hào quang, phùng má, hét lên:
- Chị Trinh! Chị mau đứng lại. Tôi.......
Tiếng hét của cô rơi vào khoảng không vì bóng Hoàng Trinh đã biến mất tự bao giờ, khiến Mỹ Hằng vô cùng tức tối:
- Hừ! Nó dám ví mình là ma kìa. Phải mách mẹ cho nó một bài học mới được.
Bao nhiêu giận dữ cô dồn vào bước chân, trên đôi giày cao gót. Tiếng giày khua lộp cộp xuống cầu thang như gương mặt hậm hực của cô chủ.
Mỹ Hằng xăm xăm mở cửa phòng mẹ, quên cả phép lịch sự tối thiểu là phải gõ cửa. Nhưng cửa đã khoá bên trong nên cô đành quay lại ghế xa- lông. Buông mình ngồi xuống mà vẫn chưa hết cơn nóng.
Cô lẩm bẩm:
- Bà ấy lại biến đi đâu nữa rồi. Lúc cần thì chẳng thấy, còn không muốn thấy thì cứ lù lù trước mặt, chắc lại đi đậu chến chứ gì.
Tiếng còi xe tin tin vang lên từng hồi làm Mỹ Hằng giật mình. Cô vội mở xách tay soi lại gương mặt một lần nữa. Cố nở nụ cười tươi và khoác cái xách lên vai, đủng đỉnh đi ra cổng.
Bọn bạn đang đợi, cô không muốn vì gây gổ với Hoàng Trinh mà làm mất đi vẻ đẹp và nét dịu dàng trước mặt mọi người. Cô là người rất chung hình thức.
Mỹ Hằng vừa bước ra cổng, đám bạn nhao nhao:
- Ôi! Nữ hoàng ra tới kìa. Thế nào Hằng cũng nổi bật hơn cả chủ nhân buổi sinh nhật tối nay cho coi.
Mỹ Hằng lúng liếng mắt làm duyên:
- Các bạn nói quá, chứ Hằng cũng thấy thường thôi mà.
Một anh chàng đầu tóc nhuộm vàng choé, từ trên chiếc mô tô to kềng phóng xuống bên Mỹ Hằng:
- Hôm nay tôi lãnh phần chở người đẹp, tụi mình phải vui một bữa ra trò mới được.
Mỹ Hằng hếch mặt gật đầu không cần suy nghĩ:
- Ô Kê. Dự tiệc xong tối nay tôi bao hết tất cả mọi người. Ai muốn gì cứ lên tiếng.
Cả đám vỗ tay ầm ầm, lên tiếng huýt sáo vang lên.
- Hoan hô! Vậy mới đúng là nữ hoàng chứ.
Mỹ Hằng suỵt nhỏ:
- Ê! Đừng la lớn, ông bố mà biết được thì tiêu bây giờ. Nào xuất phát, các bằng hữu.
Chị Ba nãy giờ nép sau cánh cổng vi vàng kêu to:
- Cô Hằng! Chừng nào cô về để tôi còn nói lại với bà và chờ cửa cô?
Tiếng một cô gái trong nhóm vang lên:
- Chu choa ơi! Thời buổi này còn phải báo cáo giờ giấc đi về nữa hả Hằng?
Nghe bạn nói, Mỹ Hằng quay lại thị uy với chị Ba như để lấy oai với lũ bạn.
- Tôi đi đâu mặc xác tôi, trách nhiệm của chị là đợi cửa. Đừng hỏi lôi thôi mệt lắm.
Chị Ba ấp úng:
- Nhưng chốc nữa bà có hỏi, tôi biết trả lời sao.
Mỹ Hằng lừ mắt nình chị:
- Chị đừng lải nhải nữa có được không? Thật là bực bi quá đi.
Nói rồi, cô leo lên ngồi sau cạnh chàng trên chiếc mô tô. Hứng chí cô la to:
- Nào, các bạn "lét - gô".
Cả đám ồn ào nổ máy cho xe chạy ầm ầm, làm náo động cả một khúc đường vắng.
Chị Ba lẳng lặng đóng cổng và bỏ vào nhà. Chị nghĩ mà ngán ngẩm cho một lũ choai choai đang đùa giỡn với tử thần.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top